intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động hàng hải đến môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:123

77
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung giải quyết các vấn đề quản lý môi trường, nghiên cứu các ảnh hưởng của hoạt động hàng hải đến môi trường từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường cho khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động hàng hải đến môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020

  1. MỞ ĐẦU Ô nhiễm môi trường do các hoạt động hàng hải, công nghiệp và dân  sinh đã và đang gây ra những  ảnh hưởng  tiêu cực đến chất lượng môi  trường sống, làm suy thoái đa dạng sinh học và gây ra những tác động xấu  đến sức khỏe con người  ở nhiều nơi trên thế giới. Hàng năm, chính quyền   các thành phố  lớn hay chính phủ  nhiều nước đã phải bỏ  ra khoản chi phí  khổng lồ để khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ở Việt Nam, ô   nhiễm môi trường đang trở  thành mối quan tâm hàng đầu khi chất lượng  môi trường không khí tại các khu đô thị  đang xuống cấp từng ngày, môi  trường nước tại các hệ  thống sông ngòi, vùng biển ven bờ  cũng đang dần  dần bị ô nhiễm, chất lượng môi trường sống tại nhiều vùng nông thôn cũng  đã bị  tác động nghiêm trọng. Sự  thay đổi này đã và đang tác động sâu sắc  đến sức khỏe con người như  gia tăng nhanh các loại bệnh như  ung thư,   mắt, đường tiêu hóa, ... Hoạt động hàng hải bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó có các lĩnh vực  chính là cảng biển và luồng cảng biển, vận tải biển và đội tàu vận tải   biển, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển. Hoạt động hàng hải   đóng góp đáng kể chất ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí,   nước biển. Hoạt động hàng hải cũng đã được ghi nhận là nguồn gây ô   nhiễm môi trường lớn cần thực hiện các giải pháp giảm thiểu. Sự cố môi  trường trong hoạt động hàng hải như: sự cố tràn dầu, tràn các chất độc hại   trong quá trình vận chuyển trên biển cũng đang là nguy cơ gây suy thoái môi  trường nghiêm trọng. Ngành Hàng hải là một trong các ngành đang đóng  một vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế   ở  nước ta, đóng góp  
  2. quan trọng cho sự phát triển kinh tế ­ xã hội, bảo đảm an ninh ­ quốc phòng  của đất nước. Trải qua 47 năm hình thành và phát triển, ngành hàng hải đã   đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình   đẩy mạnh công nghiệp hoá ­ hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, ô nhiễm và   suy thoái môi trường là hậu quả  không mong muốn khi các mục tiêu phát  triển nhanh về kinh tế xã hội không song hành các mục tiêu phát triển bền  vững. Sự tăng trưởng các loại tàu biển và các hoạt động hàng hải cũng đã  làm cho chất lượng môi trường biển, ngày càng suy giảm, hàm lượng các   chất ô nhiễm ngày càng gia tăng. Việc xây mới, nâng cấp, cải tạo, mở rộng  hệ thống hạ tầng hàng hải luôn gắn liền với công tác giải phóng mặt bằng.  Điều này đã làm cho tài nguyên đất, đất ngập nước ven bờ ngày càng bị thu   hẹp và suy giảm mức độ  đa dạng sinh học trong khu vực đang thi công.  Phát triển công nghiệp hàng hải cũng tạo ra nhiều chất thải độc hại, tiêu  thụ nhiều nhiên liệu, hóa chất và cuối cùng là thải ra những chất thải khó  kiểm soát, gây suy thoái môi trường.  Khu vực cảng biển Hải Phòng là cửa ngõ thông ra biển của vùng  kinh tế trọng điểm phía Bắc. Hoạt động hàng hải tại vùng nước cảng biển  Hải Phòng diễn ra khá nhộn nhịp, sản lượng hàng hoá thông qua cảng tăng   cao qua các năm. Nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu từ:  ­ Hoạt động của tàu thuyền: bơm, xả, rò gỉ  dầu thải, tràn dầu, thải  nước dằn tàu (ballast), nước thải sinh hoạt, rửa tàu; chất thải rắn, xếp, dỡ  hàng hoá (hàng rời, thức ăn gia súc, lưu huỳnh, chuyển tải dầu,…);  ­ Đóng, sửa chữa tàu biển:  Tiếng  ồn trong sản xuất, các loại bụi  trong không khí sinh ra do quá trình vệ sinh tôn vỏ tàu, cắt, hàn kim loại…,  chất thải rắn trong sản xuất cơ khí, hoá chất trong việc sơn vỏ  tàu, nước  thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên… 2
  3. ­ Phá dỡ tàu cũ: chưa có quy hoạch đối với cơ sở phá dỡ tàu cũ, chất  thải rắn, dầu cặn, hoá chất, amiăng,… ­ Hoạt động nạo vét luồng, thuỷ diện cầu cảng, xây dựng công trình  cảng:  chưa quy hoạch vùng đổ  đất nạo vét, phá hoại sinh thái vùng cửa  sông, mất nơi sinh cư, rừng ngập mặn,… Khu vực cảng biển Hải Phòng là một trong những đầu mối trung tâm  giao thương hàng hải lớn nhất của cả nước, đang tiếp tục được đầu tư xây  dựng và mở  rộng ngày càng hiện đại. Vấn đề  bảo vệ  môi trường đối với   hoạt động hàng hải phải được xem xét, giải quyết để  đảm bảo phát triển  bền vững và hội nhập với khu vực và thế giới. Từ những vấn đề đặt ra nói  trên, việc lựa  chọn, triển khai nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng   hoạt động hàng hải đến môi trường và đề  xuất giải pháp bảo vệ  môi   trường khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020" là cần thiết. Luận  văn tập trung giải quyết các vấn đề  quản lý môi trường, nghiên cứu các  ảnh hưởng của hoạt động hàng hải đến môi trường từ đó đề xuất các giải   pháp bảo vệ môi trường cho khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020.  Các nội dung chính, trọng tâm vấn đề sẽ trình bày trong luận văn bao gồm: ­ Tổng quan tài liệu nghiên cứu ­ Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu ­ Kết quả nghiên cứu và bàn luận, cụ thể gồm: + Hiện trạng về hoạt động hàng hải khu vực cảng biển Hải Phòng + Tổng quan về  quy hoạch cảng biển, vận tải biển và công nghiệp  tàu thủy khu vực cảng biển Hải Phòng. + Thực trạng công tác quản lý môi trường đối với hoạt động hàng  hải tại khu vực cảng biển Hải Phòng. + Ảnh hưởng hoạt động hàng hải đến môi trường khu vực cảng biển   3
  4. Hải Phòng + Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường khu vực cảng biển Hải   Phòng đến năm 2020. Chương 1­ TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề  tài là đánh giá hiện trạng về hoạt động  hàng hải, quy hoạch cảng biển, vận tải biển và công nghiệp tàu thủy, thực   trạng công tác quản lý môi trường đối với hoạt động hàng hải, ảnh hưởng   hoạt động hàng hải đến môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng và từ đó  đề  xuất các giải pháp bảo vệ  môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng   đến năm 2020. 1.2. Tổng quan lịch sử và đặc điểm môi trường tự nhiên và kinh  tế xã hội khu vực cảng biển Hải Phòng  1.2.1. Tổng quan lịch sử cảng biển Hải Phòng Hải Phòng là đô thị loại một cấp quốc gia, là một đỉnh trong tam giác   trọng tâm phát triển kinh tế xã hội của miền Bắc cùng với Hà Nội và tỉnh   Quảng Ninh. Sự  phát triển kinh tế  xã hội của Hải Phòng không chỉ  có ý  nghĩa cho riêng Hải Phòng mà còn là động lực cho sự phát triển kinh tế của   nhiều tỉnh lân cận. Tận dụng những điều kiện tự  nhiên sẵn có và nguồn   4
  5. lực con người để phát triển nền kinh tế xã hội là chủ trương của Đảng bộ  và Chính quyền thành phố Hải Phòng. Cảng Hải Phòng là một thương cảng trọng điểm Quốc gia, một cảng  trung tâm hiên đại nhất khu vực miền Bắc, có lịch sử  hình thành và phát  triển gắn liền với tên tuổi và lịch sử  phát triển của thành phố  Hải Phòng.  Nằm ở vị trí cửa ngõ Đông Bắc của Tổ quốc, cảng Hải Phòng không chỉ là  động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng mà  còn giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội,   bảo vệ an ninh quốc phòng nước ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai. 5
  6. Chiếm giữ vị trí địa lý kinh tế  thuận lợi, Hải Phòng là đầu mối giao  thông quan trọng của hệ  thống đường thuỷ  nội địa vùng châu thổ  sông   Hồng, sông Thái Bình và của tuyến quốc lộ lớn là quốc lộ 5, quốc lộ 10, là   điểm cuối của tuyến đường sắt Hải Phòng ­ Hà Nội, là cửa ngõ thông ra  biển nối với các tuyến hàng hải trong nước và quốc tế. Bởi vậy trong gần   100 năm qua, tuy tuyến luồng ra vào cảng có nhiều hạn chế  nhưng cảng   biển Hải Phòng vẫn luôn là cửa ngõ thông thương quan trọng nhất trong   quan hệ trao đổi hàng hoá thương mại của các tỉnh phía Bắc Việt Nam với   các nước trong khu vực và trên thế  giới. Theo số  liệu thống kê của Cảng  vụ Hàng hải Hải Phòng năm 2008 lượng hàng khô tổng hợp thông qua cảng  khu vực Hải Phòng đạt 16,8 triệu tấn (riêng cảng Hải Phòng đạt 11,2 triệu   tấn), chiếm khoảng 85% tổng lượng hàng hoá tổng hợp thông qua các cảng  biển phía Bắc. Sự  hình thành, phát triển hàng loạt các khu kinh tế, công  nghiệp tập trung và các nhà máy với quy mô lớn dẫn đến hàng hoá xuất,   6
  7. nhập khẩu qua cảng tăng nhanh, đây thực sự  là một cơ  hội lớn đồng thời   cũng là một thách thức lớn đối với việc nâng cấp, phát triển cảng biển khu   vực Hải Phòng nói riêng và cụm cảng phía Bắc nói chung trong thời gian   tới. 1.2.2. Điều kiện tự nhiên của thành phố Hải Phòng [2][8] 1.2.2.1.Vị trí địa lý ­ địa hình Vị  trí địa lý:  Hải Phòng là thành phố  ven biển, nằm về  phía Đông  miền duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, tổng diện tích đất là   1.507,6km2. Hải Phòng là một khu vực kinh tế rất năng động và có lợi thế  phát triển kinh tế trong nhiều lĩnh vực như khai thác cảng, công nghiệp đóng  tàu, vật liệu xây dựng (xi măng, thép), chế  tạo máy, nuôi trồng và chế  biến   thuỷ sản,…Thành phố Hải Phòng có vị trí địa lý: từ 20030’39 ­ 21001’15 vĩ độ  Bắc; từ 106023’39 ­ 107008’39 kinh độ Đông. 7
  8. Ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh. Phía Tây giáp tỉnh  Hải Dương. Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình. Phía Đông giáp biển Đông. Hải  Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh ở trong nước và quốc tế  thông  qua  hệ  thống  đường  bộ,  đường  sắt,   đường   biển  và  đường  hàng  không. Địa hình, địa mạo: Hải Phòng có một quá trình phát triển địa chất lâu  dài, hiện nay quá trình ấy vẫn đang xảy ra mạnh mẽ, thể hiện qua những mối   tương tác tích cực giữa các nhân tố: khí hậu và phi khí hậu, giữa biển và lục   địa. Nằm ngoài đới bờ hiện đại là phần đáy vịnh Bắc Bộ. Dựa vào các chỉ tiêu  về độ sâu, độ dốc, độ chia cắt có thể chia đáy biển Hải Phòng thành các hình  thái gồm: vùng đồng bằng bằng phẳng ven bờ đới hiện đại. Vùng đồng bằng   dạng sóng gần đảo Bạch Long Vĩ. Vùng đồng bằng bằng phẳng trung tâm   vịnh Bắc Bộ và vùng đồng bằng dạng sóng đáy vịnh Lan Hạ, Hạ Long. Phần bắc Hải Phòng có dáng dấp của một vùng trung du với những  đồng bằng xen đồi trong khi phần phía Nam thành phố lại có địa hình thấp   và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển. Đồi núi của Hải Phòng tuy chỉ chiếm 15% diện tích chung của thành  phố  nhưng lại rải ra hơn nửa phần bắc thành phố  thành từng dải liên tục  theo hướng Tây Bắc ­ Đông Nam, có quá trình phát sinh gắn liền với hệ núi   Quảng Ninh thuộc khu Đông Bắc Bắc Bộ  về  phía Nam. Đồi núi của Hải  Phòng hiện nay là các dải đồi núi còn sót lại, di tích của nền móng uốn nếp   cổ bên dưới, nơi trước đây đã xảy ra quá trình sụt võng với cường độ nhỏ.   Cấu tạo địa chất gồm các loại đá cát kết, phiến sét và đá vôi có tuổi khác  nhau được phân bố  thành từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc ­ Đông  Nam từ đất liền ra biển.  Bờ  biển, hải đảo: Vùng biển Hải Phòng là một bộ  phận thuộc Tây  8
  9. Bắc vịnh Bắc Bộ. Các đặc điểm cấu trúc địa hình đáy biển và đặc điểm  hải văn biển Hải Phòng gắn liền với những đặc điểm chung quanh của  vịnh Bắc Bộ và biển Đông. Độ sâu của biển Hải Phòng không lớn. Đường   đẳng sâu 2m chạy quanh mũi Đồ Sơn rồi hạ xuống 5m ở cách bờ khá xa. Ở  đáy biển, nơi có các cửa sông đổ ra, do sức xâm thực của dòng chảy nên độ  sâu lớn hơn. Ra xa ngoài khơi, đáy biển hạ  thấp dần theo độ  sâu của vịnh   Bắc Bộ, chừng 30 ­ 40 m. Mặt đáy biển Hải Phòng được cấu tạo bằng   thành phần mịn, có nhiều lạch sâu vốn là những lòng sông cũ dùng làm  luồng lạch ra vào hàng ngày của tàu biển. Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km kể cả bờ biển xung quanh các  đảo khơi. Bờ biển có hướng 1 đường cong lõm của bờ vịnh Bắc Bộ, thấp   và khá bằng phẳng, cấu tạo chủ yếu là cát bùn do 5 cửa sông chính đổ  ra.   Trên đoạn chính giữa bờ  biển, mũi Đồ  Sơn nhô ra như  1 bán đảo, đây là  điểm mút của dải đồi núi chạy từ trong đất liền, có cấu tạo đá cát kết (sa  thạch) tuổi Đevon, đỉnh cao nhất đạt 125 m, độ  dài nhô ra biển 5 km theo  hướng Tây Bắc ­ Đông Nam.  Ưu thế  về  cấu trúc tự  nhiên này đã tạo cho  Đồ Sơn có một vị trí chiến lược quan trọng trên mặt biển, đồng thời cũng   là một thắng cảnh nổi tiếng. Dưới chân những đồi đá cát kết có bãi tắm, có   nơi nghỉ mát nên thơ và khu an dưỡng có giá trị. Ngoài khơi thuộc địa phận   Hải Phòng có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát  Bà, xa nhất có đảo Bạch Long Vĩ. Bờ  biển và hải đảo đã tạo nên cảnh   quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố  duyên hải. Đây cũng là một thế  mạnh tiềm năng của kinh tế   địa phương.  Vùng biển Hải Phòng có rất  nhiều đảo nằm rải rác và nối liền với vịnh Hạ  Long là một trong những   danh lam thắng cảnh của thế giới. Biển Hải Phòng có 2 đảo lớn có ý nghĩa  quan trọng về kinh tế và du lịch là đảo Cát Bà và đảo Bạch Long Vĩ. 9
  10. 1.2.2.2. Khí tượng Hải Phòng nằm trong vùng nhiệt đới gần chí tuyến Bắc nên khí hậu  mang nền tảng nhiệt đới nóng  ẩm. Khí hậu Hải Phòng phân hoá thành hai   mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng  ẩm, mưa nhiều. Khí hậu   của Hải Phòng là sự  tổng hợp của nhiều dạng thời tiết khác nhau và diễn   biến gần như kế tiếp nhau. Lượng mưa hàng năm từ  1800­2100 mm, mùa mưa có tổng lượng  mưa từ  1500­1600 mm chiếm khoảng 80­90% của lượng mưa hàng năm.  Trong năm lượng mưa cực đại vào tháng 8, cực tiểu vào tháng 12 và tháng   1. Độ   ẩm trung bình của cả  khu vực khá cao, trung bình khoảng 80­  85%, cao nhất là 100% vào những tháng 7, tháng 8, tháng 9. Trong năm chỉ  có 3 tháng 10, 11, 12 không khí khô, độ   ẩm trung bình dưới 80%. Trong  suốt năm có khoảng 1.692,4 giờ  nắng. Bức xạ  mặt đất trung bình là 117   kcal/cm2.phút. Hướng gió trong năm biến đổi và thể  hiện theo các mùa, tốc độ  gió  trung bình khoảng từ  2,8 đến 3,7 m/s. Thông thường tốc độ  nhỏ  nhất  ở  hướng Tây và tốc độ  gió lớn nhất  ở  hướng Đông­Đông Nam. Trung bình  hàng năm khu vực Hải Phòng bị   ảnh hưởng từ  2 đến 3 cơn bão vào các  tháng 7, 8, 9. Gió mùa đông bắc xuất hiện vào hầu hết các tháng trong năm.  Ở Hải Phòng thường xuất hiện các cơn dông vào mùa hạ, trong cơn dông  có xuất hiện gió xoáy với tốc độ từ 100 ­ 200m/s. Ngoài ra, còn hiện tượng   hơi nước bị  hoá băng do đoạn nhiệt mạnh gây ra mưa đá trên một số  khu  vực. 1.2.2.3. Thuỷ văn Hải Phòng là miền đất nằm sát biển, có nhiều sông ngòi. Các sông  10
  11. của Hải Phòng đều là hạ  lưu cuối của hệ  thống sông Thái Bình sau khi  chảy qua địa phận tỉnh Hải Dương. Các sông có hướng chảy chủ  yếu là  Tây Bắc ­ Đông Nam, các sông lớn nhỏ  tạo thành mạng lưới dày đặc. Hệ  thống sông chính bao gồm: sông Bạch Đằng, sông Hàn, sông Cấm, sông  Kinh Môn, sông Lạch Tray, sông Văn Úc, sông Mới, sông Thái Bình, sông   Luộc, sông Hoá. Hệ thống sông nhánh gồm các sông: sông Chung Mỹ, sông  Lịch Sỹ, sông Giá, sông Tam Bạc, sông Đa Độ, sông Kinh Đông. Do nằm  về cuối nguồn nên bề mặt các dòng chảy khá rộng, tốc độ  dòng nhỏ. Hầu   hết các dòng chảy thuộc khu vực Hải Phòng chịu ảnh hưởng trực tiếp của  thuỷ triều và bị nhiễm mặn. 1.2.2.4. Hải văn Biển là yếu tố  tự  nhiên đặc sắc nhất của Hải Phòng, là nhân tố  tác  động thường xuyên đến nhiều quá trình xảy ra trong thiên nhiên và  ảnh  hưởng quan trọng đến nhiều hoạt động của con người. Hải Phòng là thành  phố  biển, tổng diện tích chỉ  có 1.507,6km2  đất nổi, riêng hải đảo chiếm  229,1km2. Vùng nước bên ngoài bờ  biển Hải Phòng là một dải hẹp, rộng  khoảng 31 km, phần lớn không sâu quá 20 m, nơi sâu nhất không quá 40 m,  bao quanh hệ  quần đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Thương Mai, Long Châu,   Hòn Dáu. Chế  độ  thuỷ  triều vịnh Bắc Bộ  mang tính chất nhật triều là chính.  Vùng biển Hải Phòng là nơi có chế  độ  nhật triều điển hình, trong một  tháng có hơn 20 ngày xuất hiện nhật triều và 5­7 ngày xuất hiện bán nhật   triều. Mực nước triều lớn nhất đạt 4m  ở  Hòn Dáu, khi có bão có thể  đạt  tới 5­6 m. 1.2.2.5. Tài nguyên  Tài   nguyên   nước:  Nước   mặt   của   Hải   Phòng   rất   phong   phú,   Hải  11
  12. Phòng có 125km bờ biển với rất nhiều hải đảo. Diện tích nước mặt dùng  vào việc nuôi trồng thuỷ  sản là 7850 ha. Nguồn nước mặt chính phục vụ  sinh hoạt, công nghiệp của Hải Phòng bao gồm nước sông Rế, sông Giá, và  sông Đa Độ. Sông ngòi Hải Phòng đều là các chi lưu của sông Thái Bình đổ  ra vịnh Bắc Bộ. Nếu ngược dòng ta sẽ  thấy như sau: sông Cầu bắt nguồn  từ vùng núi Văn Ôn ở độ cao trên 1.170 m thuộc Bắc Cạn, về đến Phả Lại  thì hợp lưu với sông Thương và sông Lục Nam, là nguồn của sông Thái  Bình chảy vào đồng bằng trước khi đổ ra biển với độ dài 97 km và chuyển  hướng chảy theo Tây Bắc ­ Đông Nam. Từ nơi hợp lưu đó, các dòng sông   chảy trên độ dốc ngày càng nhỏ, và sông Thái Bình đã tạo ra mạng lưới chi   lưu các cấp như sông Kinh Môn, Kinh Thầy, Văn Úc, Lạch Tray, Đa Độ...  đổ ra biển bằng 5 cửa sông chính. Hải Phòng có 16 sông chính toả  rộng khắp địa bàn Thành phố  với   tổng độ dài trên 300 km, bao gồm: ­ Sông Thái Bình dài 35 km là dòng chính chảy vào địa phận Hải  Phòng từ Quí Cao và đổ ra biển qua cửa sông Thái Bình làm thành ranh giới   giữa hai huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng.  ­ Sông Lạch Tray dài 45 km là nhánh của sông Kinh Thầy từ  Kênh   Đồng ra biển bằng cửa Lạch Tray qua địa phận Kiến An, An Hải và cả nội   thành.  ­ Sông Cấm là nhánh của sông Kinh Môn dài trên 30 km chảy qua nội   thành và đổ  ra biển  ở cửa Cấm. Cảng Hải Phòng được xây dựng trên khu  vực cửa sông này từ cuối thế kỷ 19. Sông Cấm cũng là ranh giới hành chính  giữa huyện Thuỷ Nguyên và An Hải.  ­ Sông Đá Bạc ­ Bạch Đằng dài hơn 32 km cũng là nhánh của sông  Kinh Môn đổ  ra biển  ở  cửa Nam Triệu và là ranh giới phía Bắc và Đông  12
  13. Bắc của Hải Phòng với Quảng Ninh. Cửa sông ở đây rộng và sâu, hai bên  bờ là những vách núi đá vôi tráng lệ, nơi đây đã 3 lần ghi lại những chiến  công   hiển   hách   của   dân   tộc   Việt   Nam   trong   lịch   sử   chống   xâm   lược  phương Bắc ở thế kỷ thứ X và XIII.  Ngoài các sông chính còn có các sông nhánh lớn nhỏ chia cắt khắp địa  hình thành phố  như  sông Giá (Thuỷ  Nguyên), sông Đa Độ  (Kiến An ­ Đồ  Sơn), sông Tam Bạc,...  Nước ngầm: Do đặc điểm cấu tạo địa chất thuỷ  văn khu vực Hải   Phòng phức tạp, nguồn nước ngầm bị  hạn chế, dễ  bị  xáo trộn và nhiễm   mặn do bề  mặt địa hình bị  phân cách mạnh mẽ. Tổng trữ  lượng nước   ngầm của Hải Phòng khoảng 40.000m3/ngày. Tài nguyên sinh thái: Thực vật: Thảm thực vật của Hải Phòng bao gồm cả  rừng tự nhiên  và rừng ngập mặn.  ­ Rừng tự  nhiên tập trung chủ  yếu trên đảo Cát Bà và các đồi núi  thuộc thị xã Đồ Sơn, Kiến An, An Lão và Thuỷ Nguyên. ­ Rừng ngập mặn ven đảo Cát Hải, Cát Bà, các huyện Thuỷ Nguyên,  Kiến Thuỵ, Đồ  Sơn, Tiên Lãng và Vĩnh Bảo còn khoảng 6.623 ha, thuộc   loại rừng ngập mặn lớn cả nước. Về giá trị kinh tế, rừng ngập mặn ở Hải  Phòng là loại rừng phòng hộ giữ đất, ngăn sóng, bảo vệ đê ven biển. Động vật ở Hải Phòng có 28 loài thú, 37 loài chim và 20 loài bò sát,  trong đó có nhiều loài đặc biệt quý hiếm và cần được bảo vệ. Thuỷ  sản của Hải Phòng có các loài cá như  cá chép, mè, trôi và các  loài thuỷ sản khác như lươn, ếch, tôm, cua có giá trị dinh dưỡng cao. Thuỷ  sản biển ven bờ của Hải Phòng rất đa dạng và phong phú với khoảng 105  họ. Vùng biển Hải Phòng có 57 loài, 34 giống và 6 họ  thuỷ  sản. Các loài   13
  14. động vật đáy, động vật phù du ở vùng biển Hải Phòng có 312 loài với khối  lượng  trung  bình  khoảng  6,2g/m2.  San  hô  của  vùng  biển  Hải  Phòng  có  khoảng 150 loài thuộc 45 giống và 13 họ  được phát triển  ở  vùng Cát Bà,  Bạch Long Vĩ. Hệ sinh thái thực vật của vùng biển Hải Phòng chủ yếu tập trung ở  một số bộ  (rong tảo, rong câu, rong chỉ vàng...), tảo, thực vật phù du. Các   loại thực vật biển có giá trị kinh tế cao đó là các loại rong câu. Độ phủ của  rong câu chiếm tỷ lệ từ 20­50%. Hàm lượng agar của rong câu Hải Phòng  cao, đây là loài thực vật biển có giá trị kinh tế lớn. Tài nguyên khoáng sản: Do đặc điểm lịch sử địa chất Hải Phòng ít có  dấu vết của hoạt động macma nên ít có các mỏ khoáng sản lớn. Tuy nhiên,  theo kết quả  thăm dò khảo sát thì Hải Phòng có mỏ  sắt  ở  Dương Quan  (Thuỷ Nguyên), mỏ kẽm ở Cát Bà với trữ lượng nhỏ. Khoáng sản kim loại   có mỏ  sắt Dưỡng Chính (Thuỷ  Nguyên), sa khoáng ven biển (Cát Hải và   Tiên Lãng). Tài nguyên biển: là một trong những nguồn tài nguyên quí hiếm của  Hải Phòng với nhiều loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh   tế cao như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu  hài,   bào   ngư,...   là   những   hải   sản   được   thị   trường   thế   giới   ưa   chuộng.  Nguồn nước biển với độ mặn cao và ổn định ở một số vùng biển Cát Hải,  Đồ  Sơn dùng để  sản xuất muối phục vụ  cho công nghiệp hoá chất địa  phương và Trung  ương cũng như đời sống của nhân dân. Biển Hải Phòng  có nhiều bãi cá, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vĩ trữ lượng cao   và ổn định. Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở các   vùng cửa sông rộng có khả năng khai thác, vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ  sản nước mặn và nước lợ có giá trị kinh tế cao. 14
  15. Tài nguyên đất: Hải Phòng có trên 57,000 ha đất canh tác, hình thành  từ phù sa của hệ thống sông Thái Bình và nằm ven biển nên phần lớn mang   tính chất đất phèn và phèn mặn, địa hình cao thấp xen nhau và nhiều đồng  trũng. Thêm vào đó là những biến động của thời tiết có ảnh hưởng không   tốt đến đất đai, cây trồng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, nhất là   nghề trồng trọt. Tài nguyên rừng: Hải Phòng phong phú và đa dạng về  tài nguyên  rừng, có rừng nước mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây,... đặc biệt  có khu rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật đa dạng và phong phú,   trong đó có nhiều loại thảo mộc quí hiếm.  1.2.3. Phát triển kinh tế xã hội [2][8]   Thành phố  Hải Phòng có diện tích đất liền là 1.208,5km2. Dân số  khoảng 1,7 triệu người vào năm 2011, mật độ  1,154 người/km2. Trong đó  13 ­ 14% sống  ở  vùng ven biển, hải  đảo và gần 60% sống bằng nông  nghiệp, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 1,0%. Hải Phòng có 14 đơn vị  hành chính gồm 5 quận nội thành: Hồng   Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An. Có 1 thị  xã Đồ  Sơn và 8  huyện:   Vĩnh   Bảo,   Tiên   Lãng,   An   Lão,   Kiến   Thuỵ,   An   Dương,   Thuỷ  Nguyên, và hai huyện đảo: Cát Hải, Bạch Long Vĩ. Dân số  đô thị  khoảng   600.000 người chiếm 35% dân số toàn thành phố. Hải Phòng có trên 1 triệu   người trong độ  tuổi lao động, chiếm 51% tổng dân số. Năm 2011, có hơn  81 vạn lao động làm việc trong các ngành nghề  khác nhau, trong đó công  nghiệp chiếm 12,3%, xây dựng trên 5,58%, nông lâm ngư  trên 49,5% và  dịch vụ (giao thông thương mại, bưu điện, du lịch) 3,6%. Những năm gần   đây Hải Phòng đã đạt được những kết quả toàn diện trong lĩnh vực kinh tế  và văn hoá xã hội. Tốc độ  GDP tăng cao đưa nền kinh tế   ổn định và phát  15
  16. triển. Cơ cấu các thành phần kinh tế đang trên đà chuyển biến theo hướng   công nghiệp hoá, hiện đại hoá, văn hoá xã hội tiến bộ  đã tạo tiền đề  phát   triển trong những năm tới. Hải Phòng được Trung  ương xác định là thành  phố cảng, trung tâm kinh tế, thương mại du lịch của vùng duyên hải bắc bộ,  là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc và đầu mối giao thông quan trọng   của cả  nước. Hải Phòng là nơi có danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử  độc đáo, những đền chùa có kiến trúc cổ  mang đậm nét văn hoá phương   đông. Khu du lịch Đồ  Sơn có cảnh quan đẹp: các bãi tắm và rừng thông  xanh quanh năm. Đảo Cát Bà có rừng nguyên sinh quốc gia với hệ  động  thực vật quý hiếm. Vịnh Lan Hạ  với hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ  và hang  động đã là nơi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Hải Phòng là  thành phố cảng, thành phố  công nghiệp có tiềm năng phát triển kinh tế  và   du lịch rất lớn. 16
  17. Chương 2 ­ ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn, bao gồm: ­ Các hoạt động hàng hải:  + Hoạt động xây dựng và khai thác cảng biển + Hoạt động vận tải biển và đội tàu + Hoạt động đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu cũ  ­ Các ảnh hưởng hoạt động hàng hải đến tài nguyên môi trường: + Nước biển ven bờ + Không khí + Đất và trầm tích + Đa dạng sinh học ­ Các giải pháp bảo vệ môi trường. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn  ­ Phạm vi về  không gian: khu vực cảng biển Hải Phòng và xung  quanh. ­ Phạm vi về  lĩnh vực nghiên cứu bao gồm điều kiện tự  nhiên, kinh   tế xã hội, hiện trạng về hoạt động hàng hải, quy hoạch cảng biển, vận tải   biển và công nghiệp tàu thủy, thực trạng công tác quản lý môi trường đối   với hoạt động hàng hải,  ảnh hưởng hoạt động hàng hải đến môi trường   khu vực cảng biển Hải Phòng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường   khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020. ­ Phạm vi về thời gian: nghiên cứu các hoạt động hàng hải trong thời   gian từ tháng 4/2011 đến tháng 4/2012. 2.2. Phương pháp nghiên cứu:  17
  18. ­ Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: tiến hành khảo sát thực   hiện 2 đợt trong năm 2011 và kế thừa các đợt khảo sát trước đây. Trong quá  trình khảo sát thực địa đã tiến hành khảo sát tại cảng Đình Vũ, Cảng Cửa   ngõ quốc  tế  Hải   Phòng  và  xung quanh  khu vực   cảng biển  Hải Phòng.  Trong khảo sát thực địa đã thực hiện các công tác sau đây: + Quan sát sơ bộ xung quanh khu vực cảng biển Hải Phòng để  nắm  bắt hiện trạng bố trí các công trình tại cảng và hoạt động hàng hải diễn ra  tại khu vực cảng biển Hải Phòng. + Tiến hành làm việc với Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng và Ban Quản   lý dự án hàng hải II. + Thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến các hoạt động hàng hải tại  khu vực cảng biển Hải Phòng. + Tiến hành khảo sát các điểm gây ô nhiễm môi trường tại cảng. + Điều tra phỏng vấn các cán bộ  quản lý và một số  nhân viên vận   hành thiết bị, công trình cảng và một số hộ dân sống gần khu vực cảng. ­ Phương pháp thu thập tài liệu, số  liệu có liên quan đến luận văn  thực hiện tại Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Thống   kê Hải Phòng. Phương pháp này nhằm thu thập các số liệu khí tượng thủy  văn, kinh tế xã hội, hiện trạng hoạt động hàng hải, quy hoạch phát triển hệ  thống cảng biển, vận tải biển và công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu cũ  tại khu vực cảng biển Hải Phòng.  ­ Phương pháp phân tích tài liệu thu thập được từ  khảo sát thực địa   và các cơ quan liên quan: + Tiến hành phân tích các tài liệu, thông tin số  liệu về điều kiện tự  nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng môi trường nước, không khí, đất, trầm tích  và đa dạng sinh học, các tài liệu phân tích bao gồm: 18
  19. Báo cáo tình hình tác động môi trường lĩnh vực hàng hải giai đoạn  2006­2010 và Kế  hoạch giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động hàng hải giai   đoạn 2011­2020. Đề  án bảo vệ  môi trường Nghiên cứu xác định vùng thải nước dằn  tàu cho khu vực cảng biển Hải Phòng ­ Quảng Ninh, mã số MT.074006. Đề  án Quy hoạch vận tải biển Việt Nam  đến năm 2020 và định  hướng đến năm 2030. Quyết định số  2610/QĐ­TTg ngày 15/10/2009 của Thủ  tướng Chính  phủ phê duyệt quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020  và định hướng đến năm 2030. Quyết định số  2190/QĐ­TTg ngày 24/12/2009 của Thủ  tướng Chính  phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam  đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Quyết định số 855/QĐ­TTg ngày 6/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ  về  việc phê duyệt đề  án Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động  Giao thông vận tải.  Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư  xây dựng công  trình cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, 2008. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng và  kinh doanh cơ sở hạ tầng khu phi thuế quan và khu công nghiệp Nam Đình  Vũ. Báo cáo tổng kết công tác quản lý hoạt động hàng hải năm 2011 và  phương hướng, nhiệm vụ năm 2012 tại khu vực cảng biển Hải Phòng. + Phân tích nhận dạng các hoạt động hàng hải có  ảnh hưởng đến  môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng.  ­ Phương pháp thống kê: các số  liệu điều kiện tự  nhiên, kinh tế  xã  19
  20. hội cũng như các số liệu khác tại khu vực cảng biển Hải Phòng được phân  tích và tổng hợp thành báo cáo hoàn chỉnh, bảo đảm tính khoa học và thực  tiễn. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2