intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tiềm năng di sản địa chất, địa mạo vùng cát đỏ Phan Thiết tỉnh Bình Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày tổng quan nghiên cứu đánh giá di sản địa chất, địa mạo và các phương pháp nghiên cứu; đặc điểm địa chất, địa mạo vùng cát đỏ Phan Thiết tỉnh Bình Thuận; tiềm năng di sản địa chất, địa mạo vùng cát đỏ Phan Thiết tỉnh Bình Thuận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tiềm năng di sản địa chất, địa mạo vùng cát đỏ Phan Thiết tỉnh Bình Thuận

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ********** Lê Đức Thọ NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG DI SẢN ĐỊA CHẤT, ĐỊA MẠO VÙNG CÁT ĐỎ PHAN THIẾT TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2013
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ********** Lê Đức Thọ NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG DI SẢN ĐỊA CHẤT, ĐỊA MẠO VÙNG CÁT ĐỎ PHAN THIẾT TỈNH BÌNH THUẬN Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng Mã số: 60 85 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển Hà Nội - 2013
  3. Lời cảm ơn! Luận văn đƣợc hoàn thành với sự hƣớng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển. Qua đây, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển vì những góp ý quý báu của thầy trong suốt quá trình hoàn thành luận văn! Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô Khoa Địa lý, Phòng Sau Đại học - Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên cùng các đồng nghiệp trong Trung tâm Công nghệ Địa chất - Khoáng sản, ban Đào tạo và các phòng ban Quản lý - Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu cũng nhƣ hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết sức mình, song chắc chắn luận văn này vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của các thầy cô để có thể mở rộng và hoàn thiện đề tài này trong các nghiên cứu sau. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2013 Học viên Lê Đức Thọ
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ DI SẢN ĐỊA CHẤT, ĐỊA MẠO VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................3 1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội - nhân văn .........................3 1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................3 1.1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên ...................................................................4 1.1.3. Khí hậu, hải văn ................................................................................5 1.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội - nhân văn ................................................5 1.2. Lịch sử nghiên cứu vùng cát đỏ Phan Thiết ........................................6 1.3. Khái niệm về di sản địa chất, địa mạo và công viên địa chất...........10 1.3.1. Khái niệm ........................................................................................10 1.3.2. Cơ sở lý luận, tiêu chí khoa học phân loại, đánh giá, xếp hạng DSĐC, địa mạo và CVĐC . ......................................................................13 1.3.3. Vị trí CVĐC trong hệ thống bảo tồn thiên nhiên quốc tế và quan điểm của học viên về DSĐC, địa mạo vùng nghiên cứu. .........................20 1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu đánh giá di sản địa chất, địa mạo và công viên địa chất ...................................................................................22 1.5. Các phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................30 1.5.1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp tài liệu ........................................30 1.5.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa .......................................................30 1.5.3. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu địa chất, địa mạo ...................30 CHƢƠNG 2 - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, ĐỊA MẠO VÙNG CÁT ĐỎ PHAN THIẾT TỈNH BÌNH THUẬN ...................................................................................31 2.1. Đặc điểm và lịch sử phát triển địa chất - địa mạo .............................31 2.1.1. Đặc điểm địa mạo............................................................................31 2.1.2. Đặc điểm thạch học .........................................................................43 2.1.3. Đặc điểm địa tầng............................................................................47 2.1.4. Đặc điểm khoáng vật - khoáng sản .................................................58
  5. 2.2. Một nơi có cảnh quan địa chất - địa mạo thay đổi ............................60 CHƢƠNG 3 - TIỀM NĂNG DI SẢN ĐỊA CHẤT, ĐỊA MẠO VÙNG CÁT ĐỎ PHAN THIẾT TỈNH BÌNH THUẬN .......................................................................62 3.1. Giá trị di sản địa chất, địa mạo vùng nghiên cứu .............................62 3.1.1. Tính đa dạng địa chất, địa mạo .......................................................62 3.1.2. Một số biểu hiện DSĐC, địa mạo cụ thể.........................................63 3.2. Đề xuất quy hoạch và định hƣớng phát triển di sản địa chất, địa mạo ...............................................................................................................69 3.2.1. Một số đề xuất quy hoạch định hƣớng phát triển ...........................69 3.2.2. Phác thảo luận chứng kinh tế - kỹ thuật DSĐC, địa mạo ...............71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................79
  6. DANH MỤC CÁC ẢNH Ảnh 2.1. Khe rãnh xâm thực - trọng lực ở khu vực sân bay Phan Thiết Ảnh 2.2. Khe rãnh xâm thực - trọng lực ở vùng cát đỏ Phan Thiết Ảnh 2.3. Rãnh xâm thực do dòng chảy tạm thời phát triển trên cát đỏ ở thôn Hồng Chính, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình Ảnh 2.4. Các khe rãnh xâm thực và dạng carƣ giả phát triển trên trầm tích hệ tầng Phan Thiết Ảnh 2.5. Các khe rãnh xâm thực và dạng carƣ giả phát triển trên trầm tích hệ tầng Phan Thiết Ảnh 2.6. Các khe rãnh xâm thực và dạng carƣ giả phát triển trên trầm tích hệ tầng Phan Thiết Ảnh 2.7. Vách, sƣờn - trọng lực ở khu vực Nam Phan Thiết Ảnh 2.8. Các cồn cát đang di chuyển ở khu vực Bàu Trắng và ở khu vực Đồi Hồng, phƣờng Mũi Né Ảnh 2.9. Trầm tích cát đỏ của hệ tầng Mũi Né bị xói mòn tạo ra carƣ giả ở phƣờng Mũi Né Ảnh 2.10. Địa hình-cảnh quan độc đáo của các trầm tích hệ tầng Phan Thiết. Mũi Né, Phan Thiết, Bình Thuận Ảnh 2.11. Quá trình trƣợt lở ở Tiến Thành, Phan Thiết (trái) và sự vùi lấp của cát phong thành ở Hòn Rơm, Mũi Né, Phan Thiết làm thay đổi đặc điểm địa hình-địa mạo của các trầm tích hệ tầng Phan thiết Ảnh 2.12. Màu sắc của tầng cát đỏ trên các thực thể trầm tích có địa hình độc đáo ở Mũi Né và ở Ghềnh Son, Bình Thuận Ảnh 2.13. Các tập hợp sa khoáng (màu đen) nguyên địa và đã bị vận chuyển trong tầng cát đỏ hệ tầng Phan Thiết. Suối Tiên, Mũi Né, Phan Thiết, Bình Thuận Ảnh 3.14. Cát đỏ Phan Thiết quan sát đƣợc trên ảnh vệ tinh Ảnh 3.15. Những cảnh quan carƣ giả nhiều màu sắc khác nhau dọc theo Suối Tiên Ảnh 3.16. Những cảnh quan đồi cát màu đỏ kéo dài (tiểu sa mạc) trong vùng nghiên cứu
  7. Ảnh 3.17. Gành Son vẻ đẹp sơn thủy Ảnh 3.18. Bàu trắng - Bàu Sen nằm giữa các triền cát mênh mông tựa ốc đảo Ảnh 3.19. Khai thác titan trong tầng cát đỏ Phan Thiết DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các kiểu DSĐC, địa mạo theo phân loại GILGES của UNESCO Bảng 1.2. Phân loại Geosite của IUGS Bảng 1.3. Phân loại DSTG theo tiêu chí địa chất - địa mạo của IUCN Bảng 1.4. Phân loại CVĐC của Trung Quốc Bảng 1.5. Hệ thống đánh giá định lƣợng DSĐC, địa mạo đề nghị áp dụng ở Việt Nam Bảng 2.1. Các dạng địa hình vùng cát đỏ Phan Thiết DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ vùng nghiên cứu Hình 1.2. Xếp hạng các khu bảo tồn theo giá trị nổi bật toàn cầu của chúng Hình 1.3. Hệ thống bảo tồn di sản của UNESCO Hình 2.1. Bản đồ địa mạo bờ biển Bình Thuận Hình 3.1. Sơ đồ phân bố DSĐC, địa mạo vùng cát đỏ Phan Thiết tỉnh Bình Thuận Hình 3.2. Mặt cắt địa chất các thế hệ đê cát ven bờ vùng Phan Thiết
  8. DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TT Thuật ngữ Tiếng Việt Tiếng Anh 1 Bộ Khoa học Công nghệ Bộ KHCN MOST 2 Công viên địa chất CVĐC Geopark 3 Di sản địa chất DSĐC Geoheritage 4 Di sản thiên nhiên thế giới DSTG World Heritage 5 Di sản văn hóa DSVH 6 Du lịch địa chất DLĐC Geotourism 7 Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN 8 Hiệp hội địa chất quốc tế IUGS 9 Khu bảo tồn ngập nƣớc RAMSAR Geological Nature 10 Khu bảo tồn địa chất KBTĐC Reserve 11 Khu bảo tồn thiên nhiên KBTTN Nature Reserve 12 Khu dữ trữ sinh quyển thế giới KDTSQ Biosphere Reserve 13 Mạng lƣới công viên địa chất Châu Âu EGN Mạng lƣới di sản địa chất, địa mạo và 14 công viên địa chất khu vực Châu Á - APGGN Thái Bình Dƣơng UNESCO Việt 15 Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam UNESCO Vietnam Nam 16 Ủy ban nhân dân UBND 17 Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Viện ĐCKS VIGMR 18 Ủy ban di sản thế giới WHC 19 Vƣờn quốc gia VQG National Park (NP) 20 Vụ Khoa học Công nghệ Vụ KHCN 21 Vụ Hợp tác Quốc tế Vụ HTQT
  9. MỞ ĐẦU Khu vực ven biển tỉnh Bình Thuận có đặc điểm địa chất, địa mạo rất độc đáo, đặc biệt là có sự hiện diện của tầng trầm tích cát màu đỏ, tạo ra nhiều cảnh quan địa chất, địa mạo rất đặc biệt, với những nét kỳ thú. Các thành tạo này đƣợc xem là một loại tài nguyên thiên nhiên quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng; trong đó có sự phát triển kinh tế du lịch. Vì vậy, việc nghiên cứu và bảo tồn cảnh quan địa chất - địa mạo của vùng ven biển này là một nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt. Theo đó, việc quy hoạch bảo vệ, bảo tồn và sử dụng hợp lý di sản địa chất, địa mạo cùng với các giá trị di sản khác theo mô hình công viên địa chất (CVĐC) là một trong những hƣớng phát triển bền vững vùng lãnh thổ. Các thành tạo cát đỏ khu vực ven biển tỉnh Bình Thuận là một trong những thực thể địa chất đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà địa chất, địa mạo. Đó chẳng những là các trầm tích có màu sắc đầy ấn tƣợng, hầu nhƣ chỉ có ở ven biển Bình Thuận, cùng với các quá trình ngoại sinh đã tạo nên một di sản địa chất (DSĐC), địa mạo kỳ vĩ, ấn chứa nhiều giá trị khoa học độc đáo, mà thành phần của chúng còn hiện hữu tài nguyên sa khoáng titan, zircon, có giá trị công nghiệp. Vì vậy, sự làm sáng tỏ các luận cứ khoa học nhằm góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa bảo tồn di sản địa chất, địa mạo cho muôn đời và phát triển kinh tế trƣớc mắt là một nhu cầu khách quan và cấp thiết hƣớng tới một quy hoạch phù hợp trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng và lãnh thổ. Đề tài luận văn: “Nghiên cứu tiềm năng di sản địa chất, địa mạo vùng cát đỏ Phan Thiết tỉnh Bình Thuận” chính là hƣớng tới mục tiêu đó. Mục tiêu nghiên cứu: - Làm sáng tỏ cơ sở khoa học phục vụ việc xác định, đánh giá, phân loại, xếp hạng di sản địa chất, địa mạo vùng cát đỏ Phan Thiết; - Đánh giá tổng quan về tiềm năng di sản địa chất, địa mạo vùng cát đỏ Phan Thiết, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý;
  10. - Đề xuất cơ chế và một số biện pháp quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững di sản địa chất, địa mạo vùng cát đỏ Phan Thiết tỉnh Bình Thuận; Nội dung nghiên cứu: - Tổng hợp tài liệu hiện có trong nƣớc và quốc tế về di sản địa chất, địa mạo; cũng nhƣ các tài liệu liên quan đến thành tạo trầm tích cát đỏ vùng nghiên cứu. - Nghiên cứu, đánh giá tổng quan tiềm năng di sản địa chất, địa mạo vùng cát đỏ Phan Thiết tỉnh Bình Thuận; - Nghiên cứu chi tiết nhận dạng giá trị di sản địa chất, địa mạo vùng cát đỏ Phan Thiết ở một số khu vực có tiềm năng; Cấu trúc luận văn: Nội dung của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, sẽ đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu đánh giá di sản địa chất, địa mạo và các phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 2. Đặc điểm địa chất, địa mạo vùng cát đỏ Phan Thiết tỉnh Bình Thuận Chƣơng 3. Tiềm năng di sản địa chất, địa mạo vùng cát đỏ Phan Thiết tỉnh Bình Thuận
  11. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ DI SẢN ĐỊA CHẤT, ĐỊA MẠO VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI - NHÂN VĂN 1.1.1. Vị trí địa lý Cát đỏ rất dễ dàng nhận ra nhờ màu đỏ đặc trƣng, đã tạo nên một ấn tƣợng mạnh về mặt địa chất. Dọc ven biển Tuy Phong, Bắc Phan Thiết, Nam Phan Thiết và Hàm Tân, cát đỏ phân bố với diện lộ khác nhau và các độ cao khác nhau từ 0m đến hơn 100m. Từ các bãi triều ở bờ biển Nam Phan Thiết, Tuy Phong đến các cao nguyên trùng điệp nhƣ ở Sông Lũy, Mũi Né rồi đến các bậc thềm biển phân bậc rõ ràng, cát đỏ có sự phân bố khá đa dạng. Diện tích vùng nghiên cứu đƣợc thể hiện trên sơ đồ vùng nghiên cứu (Hình 1.1). Có thể chia vùng nghiên cứu thành 2 khu vực sau: Khu vực Tuy Phong - Bắc Phan Thiết Khu vực Tuy Phong - Bắc Phan Thiết nằm về phía đông bắc thành phố Phan Thiết, theo dải ven biển từ phƣờng Phú Hài thuộc thành phố Phan Thiết kéo dài khoảng 70 km đến thị trấn Liên Hƣơng, huyện Tuy Phong. Diện tích nghiên cứu thuộc địa phận các xã: Bình Thạnh, Chí Công, Hòa Minh, Hòa Phú, thị trấn Liên Hƣơng, Phan Rí Cửa thuộc huyện Tuy Phong; các xã: Phan Rí Thành, Hồng Thái, Lƣơng Sơn, Sông Luỹ, Bình Tân, Hồng Phong, Hòa Thắng, huyện Bắc Bình; các xã: Hồng Liêm, Hồng Sơn, Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc; các phƣờng: Phú Hải, Hàm Tiến, Mũi Né, thành phố Phan Thiết. Khu vực Nam Phan Thiết Khu vực Nam Phan Thiết nằm phía Nam - Tây Nam thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (cách trung tâm thành phố khoảng 1,5 km). Về địa giới hành chính bao gồm: xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết; các xã: Hàm Mỹ, Hàm Kiệm, Hàm Cƣờng, Hàm Minh, Thuận Quý, Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam;
  12. 1.1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên Đặc điểm địa hình: Dải ven biển từ Ninh Thuận đến bắc Bà Rịa - Vũng Tàu, với chiều dài gần 300 km có mặt các dạng địa hình: địa hình núi, địa hình đồi, địa hình đồng bằng. Địa hình núi chiếm diện tích nhỏ, thƣờng phân bố ở phía tây đới ven bờ; địa hình này có độ cao từ 500 m đến 1.000 m, thƣờng có đỉnh nhọn, sƣờn dốc, địa hình phân cắt khá mạnh. Địa hình đồi, đồi thấp phân bố rải rác ven bờ, có khi tạo thành các mũi nhô ra biển. Địa hình đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, bề mặt nghiêng thoải dần ra biển với độ cao tuyệt đối từ vài mét đến gần hai trăm mét. Mạng sông, suối, bàu nước và bờ biển Trong vùng nghiên cứu có các sông điển hình nhƣ: sông Lũy, sông La Ngà, sông Cái ... các đặc trƣng chính của các sông thể hiện theo. Vào mùa khô phần lớn các sông đều có dòng chảy yếu, nhiều chỗ có thể lội qua đƣợc. Mùa mƣa nƣớc khá lớn, có thể gây lũ lụt song chỉ mang tính tức thời. Nhìn chung, các sông không có khả năng giao thông đƣờng thủy. Trên lƣu vực các sông là mạng lƣới các suối nhỏ, phần hạ lƣu mật độ khá dày. Các suối này về mùa khô phần lớn bị cạn kiệt hoặc dòng chảy rất yếu. Các bàu nƣớc tù có trữ lƣợng lớn là nguồn cung cấp nƣớc chủ yếu cho sinh hoạt và nông nghiệp tại một số địa phƣơng nhƣ: Bàu Trắng, Bàu Me, Bàu Tàn, Bàu Thêu… Quá trình xâm thực, tích tụ và phát triển đƣờng bờ tạo ra dạng địa hình bờ đặc trƣng với các bán đảo, mũi nhô ra biển: Mũi La Gàn, Mũi Né, Mũi Kê Gà, các vũng, vịnh lõm sâu vào nội địa: vũng Trâu Nằm, vịnh Phan Thiết, vũng Tàu, vũng Ninh Chữ... các yếu tố đó làm cho địa hình đƣờng bờ thêm phức tạp, nhƣng gây nhiều ấn tƣợng. Thảm thực vật: Hầu hết đồi núi đều bị trọc hóa bởi hoạt động phát triển của con ngƣời. Hiện nay, một số núi thực vật đƣợc trồng mới hoặc tái sinh nhƣng chƣa đủ phủ xanh hoàn toàn đồi trọc. Thảm thực vật tự nhiên ở núi, đồi và các bãi cát chủ yếu là cây thân thảo, cây dây leo, cây thân mộc kém phát triển. Tuy nhiên, có một số khu vực thực vật tự nhiên đƣợc bảo tồn khá tốt nhƣ: rừng đặc dụng Tà Kou, Hàm
  13. Thuận Nam, Bình Thuận. 1.1.3. Khí hậu, hải văn Khí hậu: Ven biển Nam Trung Bộ nói chung có khí hậu mang tính chất nhiệt đới miền duyên hải, nhiệt độ trung bình hàng năm 26,40C. Khí hậu đƣợc chia làm hai mùa tƣơng đối rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 6 đến tháng 11, tổng lƣợng mƣa trung bình 1.400- 1.500mm, độ ẩm tƣơng đối 75- 85% ; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, tổng lƣợng mƣa mùa khô 110 - 130mm, các tháng ít mƣa nhất là tháng 1 đến tháng 3, độ ẩm tƣơng đối 70- 80%; Hƣớng gió cũng thay đổi theo mùa, mùa mƣa gió thịnh hành hƣớng tây bắc, tây nam; mùa khô gió thịnh hành hƣớng đông bắc, đông nam. Tốc độ gió cao nhất 3,2m/s, thấp nhất 0,8m/s. Hải văn: Ven biển Nam Trung Bộ thuỷ triều mang tính bán nhật triều và nhật triều, các ngày trong tháng một hoặc hai lần triều dâng và triều rút. 1.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội - nhân văn Giao thông: Khu vực nghiên cứu có Quốc lộ 1A chạy qua, cách bờ biển từ vài trăm mét đến vài chục kilomet. Đặc biệt, để phục vụ cho phát triển kinh tế và nhu cầu đi lại những năm gần đây các đƣờng liên huyện, liên xã đƣợc mở rộng, nâng cấp hoặc làm mới; đƣờng ven biển đƣợc trải nhựa có thể đi dọc ven biển. Hệ thống đƣờng sắt đi qua có ga chính, thuận tiện cho giao thông và vận chuyển hàng hóa. Tỉnh Bình Thuận có cảng Phan Thiết và sắp mở cảng Kê Gà phục vụ cho giao thông đƣờng thủy. Dân cư: Dân cƣ trong vùng chủ yếu là ngƣời Kinh, ngoài ra có ít ngƣời Chăm, ngƣời Hoa. Ngƣời dân tập trung với mật độ cao ở các thị trấn, thị xã và thành phố. Họ sống với các ngành nghề đa dạng: Công, nông, ngƣ nghiệp và buôn bán. Các miền quê ven biển mật độ dân thƣa thớt hơn, nghề nghiệp chủ yếu nông, ngƣ nghiệp, một bộ phận buôn bán nhỏ. Trên diện tích điều tra chủ yếu là các cồn cát, bãi cát khô hạn nên mật độ dân cƣ rất thƣa thớt. Cơ sở hạ tầng: điện, đƣờng, trƣờng, trạm…đƣợc xây mới hoặc cải tạo nâng cấp khang trang hơn. Điều kiện trƣờng học và chế độ chăm sóc y tế tƣơng đối tốt.
  14. Tuy nhiên, hiện nay một số địa phƣơng ven biển ngƣời dân có trình độ dân trí còn thấp, nạn mù chữ vẫn chƣa đƣợc xóa bỏ một cách triệt để. Tóm lại, đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội - nhân văn vùng nghiên cứu tƣơng đối thuận lợi cho hoạt động điều tra địa chất. 1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÙNG CÁT ĐỎ PHAN THIẾT Giai đoạn trước năm 1975 Trƣớc ngày miền Nam giải phóng (năm 1975), các tài liệu nghiên cứu địa chất và khoáng sản nói chung và sa khoáng ven biển nói riêng ở các tỉnh phía Nam còn mang tính sơ lƣợc. - Từ năm 1922 đến 1952, có sự nghiên cứu đáng kể của các nhà địa chất Pháp: E.Saurin, Fromaget, Hoffet, Shepard thể hiện qua việc lập các bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 tờ Nha Trang, bản đồ địa chất tỷ lệ 1:2.000.000 toàn Đông Dƣơng, bản đồ địa chất đáy biển tây Thái Bình Dƣơng. - Từ năm 1954 đến năm 1975 có các công trình nghiên cứu liên quan đến sa khoáng ven biển của các nhà địa chất: Plarala, Nguyễn Hữu Khổ, Nông Văn Bé, Noskes, Fontaine, Nguyễn Tấn Thi, Phạm Tuyết Nhung. Tuy nhiên, các công trình này hoặc mang tính dàn trải hoặc cục bộ, không đƣợc ứng dụng thực tiễn. Giai đoạn sau năm 1975 Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, các công trình nghiên cứu địa chất và khoáng sản đƣợc xúc tiến khá toàn diện và có hệ thống. - Năm 1975 - 1979, Nguyễn Xuân Bao, Trần Đức Lƣơng và nnk đã thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 toàn lãnh thổ Miền Nam. - Năm 1980 - 1982, chuyên gia Liên Xô (cũ) cùng các nhà địa chất của Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tiến hành đề tài nghiên cứu ilmenit ven biển Việt Nam. - Năm 1983, Đào Thanh Bình - Phạm Văn Hát đã tiến hành tìm kiếm tỉ mỉ ilmenit Chùm Găng, Hàm Tân, Thuận Hải. Phạm vi nghiên cứu thuộc địa phận 3
  15. xã: xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam; xã Tân Hải, Tân Bình, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Trong công trình này, các tác giả đã xác định tích tụ cát vàng có nguồn gốc gió vQ23 ven biển Hàm Tân (từ sông Dinh đến mũi Kê Gà) có triển vọng về sa khoáng ilmenit, zircon. Hàm lƣợng ilmenit từ 20 - 80 kg/m3, zircon từ 8 đến 20 kg/m3. Trữ lƣợng 1.954.454 tấn ilmenit; 420.542 tấn zircon. Riêng khu mỏ Chùm Găng các tác giả đã tính trữ lƣợng cấp C2 cho ilmenit là 374.093,37 tấn; 68.377,29 tấn zircon. - Năm 1984, Nguyễn Viết Thắm và nnk hoàn thành “Báo cáo kết quả tìm kiếm đánh giá triển vọng cát trắng và sa khoáng dọc biển từ Hòn Gốm đến Vũng Tàu”. Trong báo cáo này các tác giả đã đề cập đến các điểm tụ khoáng tạo ra các thân quặng ilmenit có giá trị công nghiệp: Hòn Gốm, Thiện Ái, Mũi Né, Hàm Tân. Tuy nhiên, chỉ nhắc đến một cách sơ lƣợc. - Năm 1985 - 1988, Đào Thanh Bình tiến hành thăm dò sơ bộ mỏ sa khoáng ilmenit - zircon Hàm Tân, Thuận Hải. Tác giả tính tổng trữ lƣợng khoáng vật quặng (ilmenit, zircon, rutin, leucoxen, anatas) cấp C1 + C2 trong cân đối cho toàn khu mỏ Hàm Tân 569.377 tấn; ngoài cân đối là 586.042 tấn. - Năm 1985 - 1989, Nguyễn Thị Kim Hoàn và nnk nghiên cứu về triển vọng sa khoáng titan ven biển Việt Nam đã đề cập tƣơng đối hệ thống về đặc điểm, điều kiện địa chất thành tạo các mỏ sa khoáng titan ven biển Việt Nam. Trong đó, các tác giả có sự cảnh báo về triển vọng sa khoáng trong cát đỏ. - Năm 1988, Nguyễn Đức Thắng và nnk đã hoàn thành công trình đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Bến Khế - Đồng Nai, tỷ lệ 1:200.000. Công trình này đã xếp các thành tạo bở rời ven biển Nam Trung Bộ thuộc trầm tích Đệ Tứ và đã sơ bộ phân chia theo nguồn gốc trầm tích và phân chia đến bậc. Trong tờ Phan Thiết, tác giả đã mô tả hệ tầng Phan Thiết chứa khoáng vật nặng: ilmenit 2 - 5 kg/m3, rutil 0,06 - 0,15 kg/m3, zircon 0,2 - 0,5 kg/m3. - Năm 1989, Nguyễn Hữu Nghê trong “Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng Phan Rang - Tháp Chàm, 1989” đã nhận định: trầm tích biển tƣớng bar cát hệ
  16. tầng Phan Thiết (mbQ12- 3 pt) rất giàu khoáng vật quặng. Hàm lƣợng ilmenit từ 2 đến 3 kg/m3 đến 1% trong cát; rutin 65- 150 g/m3; zircon từ 230 đến 250 g/m3. - Năm 1991 - 1994, Nguyễn Biểu và nnk đã điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản sa khoáng ven bờ (0 - 30 m nƣớc) Miền Trung (Nga Sơn - Vũng Tàu). Công trình này đã nhắc đến các điểm sa khoáng Mũi Né, Bình Nhơn, Hàm Tân, La Gi, Hòn Gốm, Ba ngòi - Cam Ranh... đây là tài liệu, có tính định hƣớng cho công tác tìm kiếm sa khoáng tiếp theo. - Năm 1998, Hoàng Phƣơng và nnk đã hoàn thành công trình đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Phan Thiết, tỷ lệ 1:50.000. Các điểm sa khoáng ven biển đƣợc đề cập: Mũi Né, Thiện Ái, Bình Nhơn và các phân vị trầm tích Đệ tứ có dấu hiệu chứa ilmenit có giá trị. - Năm 1997 - 2001, Nguyễn Văn Cƣờng và nnk tiến hành đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Hàm Tân - Côn Đảo, tỷ lệ 1:50.000. Trong công trình này, ngoài các loại khoáng sản: thiếc, đồng, vàng, sắt... nƣớc khoáng, vật liệu xây dựng, cát thuỷ tinh; các tác giả đã đề cập đến khu mỏ ilmenit, zircon Hàm Tân. Tổng hợp kết quả một số lỗ khoan máy, các tác giả đã lƣu ý cần tìm kiếm các thân quặng ilmenit bị chôn vùi trong tích tụ cát đỏ hệ tầng Phan Thiết. - Năm 2005, Đào Mạnh Tiến và nnk trong “Báo cáo điều tra địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất vùng biển Nam Trung Bộ từ 0 - 30 m nước ở tỷ lệ 1:100.000 và một số vùng ở tỷ lệ 1:50.000” đã nhận định: sa khoáng titan - zircon phân bố chủ yếu trong trầm tích Holocen (nguồn gốc biển, gió) và trong cát đỏ hệ tầng Phan Thiết. - Tháng 8/2007, Nguyễn Văn Thuấn, Võ Quang Bình; sau khi nghiên cứu kết quả các lỗ khoan tay trong Đề án: “Điều tra, đánh giá triển vọng sa khoáng ven biển từ Khánh Hòa đến Bà Rịa - Vũng Tàu”, đã nhận định trong tầng cát đỏ thuộc hệ tầng Phan Thiết có khả năng chứa sa khoáng titan - zircon công nghiệp. Từ nhận định này, Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ đã thi công 18 lỗ khoan máy trong tầng cát đỏ thuộc hệ tầng Phan Thiết ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận. Các lỗ
  17. khoan có chiều sâu từ 25,5 m đến 103,5 m. Căn cứ kết quả khoan máy, các tác giả kết luận: tầng cát đỏ thuộc hệ tầng Phan Thiết chứa sa khoáng titan - zircon có triển vọng công nghiệp với tài nguyên dự báo hàng trăm triệu tấn. Các tác giả đề nghị: cần tổ chức điều tra, đánh giá và thăm dò sa khoáng titan - zircon trong tầng cát đỏ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa - Vũng Tàu. - Năm 2004 - 2008, Trần Văn Thảo và nnk Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ thi công đề án “Điều tra, đánh giá triển vọng sa khoáng ven biển từ Khánh Hòa đến Bà Rịa - Vũng Tàu” trên diện tích 785,5 km2 thuộc tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu. Các tác giả đã khoanh định các diện tích có triển vọng sa khoáng với tổng tài nguyên dự tính và dự báo cấp 333 + 334a là 61.988.848 tấn khoáng vật nặng có ích, trong đó cấp 333 là 2.605.012 tấn. - Năm 2002, Uông Đình Khanh, Viện Địa lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Địa lý. “Đặc điểm địa mạo vùng đồi và đồng bằng ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận”. Tác giả đƣa ra một số điểm mới nhƣ: Nghiên cứu, xác định các quá trình địa mạo và các dạng địa hình đặc trƣng đối với vùng khí hậu khô hạn và bán khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận; - Năm 2009, Vũ Văn Phái và nnk trƣờng đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu địa mạo đới bờ biển tỉnh Bình Thuận phục vụ quy hoạch và quản lý lãnh thổ”. Tập thể tác giải đã đƣa ra các một số định hƣớng quy hoạch phát triển bờ biển Bình Thuận nói chung, vùng cát đỏ Phan Thiết nói riêng; - Năm 2010 - 2012, Nguyễn Thanh Tùng và nnk Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản thực hiện đề tài KHCN “Nghiên cứu nguồn gốc, dự báo tiềm năng titan trong tầng cát đỏ ở Việt Nam” Tập thể tác giả đã đƣa ra quan điểm về quá trình thành tạo trầm tích cát màu đỏ và nguồn gốc cung cấp sa khoáng ilmenit; - Năm 2012, Nguyễn Quang Lộc trƣờng đại học Khoa học Tự Nhiên Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu địa tầng và trầm tích của cát đỏ khu vực Phan Thiết và đánh giá tiềm năng khoáng sản liên quan”. Tác giả cùng thầy hƣớng dẫn đã đƣa ra quan điểm về quá trình thành tạo sa khoáng ilmenit, quá trình thành tạo màu trầm
  18. tích vùng nghiên cứu; - Năm 2012, Đinh Xuân Thành (Thƣ viện Quốc gia Hà Nội), Luận án Tiến sỹ Địa chất. “Tiến hóa trầm tích Pliocen - Đệ tứ vùng thềm lục địa từ Quảng Nam đến Bình Thuận”. Tác giả đƣa ra một số điểm mới nhƣ: Tiến hóa trầm tích Pliocen - Đệ tứ vùng thềm lục địa từ Quảng Nam đến Bình Thuận đƣợc phân chia thành 8 tập tƣơng ứng với 8 chu kỳ trầm tích; Tóm lại, vùng cát đỏ Phan Thiết tỉnh Bình Thuận có một lịch sử nghiên cứu lâu dài, là một điều kiện thuận lợi cho tác giả tổng hợp và thu thập tài liệu để hoàn thành luận văn này. 1.3. KHÁI NIỆM VỀ DI SẢN ĐỊA CHẤT, ĐỊA MẠO VÀ CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT 1.3.1. Khái niệm a. Di sản địa chất, địa mạo DSĐC, địa mạo là dạng di sản quan trọng hàng đầu trong số các Di sản thiên nhiên. Đó là phần tài nguyên địa chất, địa mạo có giá trị nổi bật về khoa học, giáo dục, thẩm mỹ và kinh tế, bao gồm các cảnh quan địa mạo, các di chỉ cổ sinh, hoá đá, các miệng núi lửa đã tắt hoặc đang hoạt động, các hang động, hẻm vực sông, hồ tự nhiên, thác nƣớc, các diện lộ tự nhiên hay nhân tạo của đá và quặng, các thành tạo, cảnh quan còn ghi lại những biến cố, bối cảnh địa chất đặc biệt, các địa điểm mà tại đó có thể quan sát đƣợc các quá trình địa chất - địa mạo đã và đang diễn ra, thậm chí cả các khu mỏ đã ngừng khai thác v.v. (Wolfgang Eder, 2004). Cũng nhƣ các Di sản khác, DSĐC, địa mạo là tài nguyên không tái tạo nên cần đƣợc bảo tồn, khai thác và sử dụng bền vững. DSĐC, địa mạo gắn liền với một số khái niệm liên quan nhƣ đa dạng địa chất (Geodiversity); Bảo tồn địa chất - địa mạo (Geoconservation); Các địa điểm, vị trí địa chất - địa mạo độc đáo (Geosite, geotope) v.v. Bảo tồn DSĐC, địa mạo là một xu hƣớng rất mới của khoa học Địa chất - Địa mạo, đã trở thành vấn đề khoa học đƣợc nhiều quốc gia và tổ chức khoa học
  19. trên thế giới quan tâm, ngày càng trở thành đề tài đƣợc thảo luận rộng rãi tại các Hội nghị quốc tế và khu vực về địa chất cũng nhƣ về chủ đề bảo tồn và phát huy di sản, và đang đƣợc UNESCO và Hiệp hội Địa chất Quốc tế (IUGS) quan tâm và tích cực triển khai trong khoảng thời gian khoảng hơn chục năm trở lại đây. Bảo tồn DSĐC, địa mạo đƣợc hiểu là việc nghiên cứu, phân loại những phần tiêu biểu của tài nguyên địa chất - địa mạo, đƣa chúng phục vụ lợi ích của con ngƣời, qua đó nâng cao kiến thức về thiên nhiên, tình cảm và trách nhiệm công dân của mọi ngƣời đối với việc khai thác bền vững nguồn tài nguyên địa chất (Wolfgang Eder, 2004). Những năm đầu, ngƣời ta xác định các DSĐC, địa mạo riêng lẻ và tìm cách bảo tồn chúng một cách nghiêm ngặt, tƣơng tự nhƣ cách làm truyền thống đối với các loài động, thực vật quý hiếm hoặc có nguy cơ tuyệt chủng (Ibrahim Komoo, 2004). Năm 1996 Hiệp hội Địa chất Quốc tế (IUGS) đã triển khai một chƣơng trình kiểm kê toàn cầu các vị trí có giá trị khoa học cao về địa chất, địa mạo (IUGS GeoSite) nhằm hỗ trợ các sáng kiến quốc tế và quốc gia trong việc bảo tồn các tài nguyên địa chất phục vụ cho nghiên cứu và giáo dục. Chƣơng trình đã đƣa ra một số tiêu chuẩn để đánh giá một địa điểm “ứng cử viên”, nhƣ: 1). Tính đại diện; 2). Tính duy nhất; 3). Tính tƣơng hợp; 4). Mức độ phức tạp và đa dạng địa chất (dùng để lựa chọn vị trí khi tính đại diện của chúng ngang nhau) v.v. (W.A.P. Wimbledon et al., 1999). Nhƣng cũng từ đây xuất hiện một loạt vấn đề: Bảo tồn nhƣ thế nào đây một khi chính những địa điểm, khu vực đó có thể lại là nơi sinh sống, sản xuất, thậm chí là nơi khai thác tài nguyên của cộng đồng địa phƣơng? Bảo tồn nghiêm ngặt nhƣ vậy liệu có loại trừ các hoạt động phát triển khác? Liệu các phƣơng thức khai thác, sử dụng truyền thống ở những địa điểm, khu vực nêu trên có đồng thời đạt đƣợc mục tiêu bảo tồn hay không? Và khai thác, sử dụng các DSĐC, địa mạo nhƣ thế nào thì đƣợc coi là hợp lý, bền vững? v.v. b. Công viên địa chất Kinh nghiệm bảo tồn DSĐC, địa mạo ngần ấy năm trên thế giới cho thấy
  20. rằng một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để bảo tồn và khai thác, sử dụng bền vững các DSĐC, địa mạo chính là thành lập các KBTĐC và CVĐC và cùng với chúng, phát triển “Du lịch Địa chất” (Geotourism) (Wolfgang Eder and Margarete Patzak, 2004; Wolfgang Eder, 2004). Khái niệm KBTĐC ra đời trƣớc (ở Trung Quốc từ khoảng những năm 1985) và đƣợc hiểu là các KBTTN trong đó các đặc điểm và giá trị cần đƣợc bảo tồn chính là các đặc điểm về giá trị địa chất - địa mạo. Tuy nhiên sau đó khái niệm này đã phát triển lên thành CVĐC. CVĐC trƣớc hết là một KBTĐC tập trung một vài hay nhiều loại DSĐC, địa mạo, có ranh giới địa lý - hành chính rõ ràng. Nhƣng bên cạnh các giá trị địa chất- địa mạo, trong phạm vi của khu bảo tồn còn hội tụ đƣợc các giá trị khác về cảnh quan, đa dạng sinh học, văn hóa, lịch sử, khảo cổ, kinh tế v.v. và đặc biệt, khác với một KBTTN thông thƣờng, tất cả các giá trị đó cùng đƣợc nghiên cứu, đánh giá, bảo tồn và khai thác, sử dụng một cách bền vững. Xây dựng CVĐC hƣớng tới 3 mục tiêu cụ thể là: - Bảo tồn các DSĐC, địa mạo - Góp phần quảng bá, nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò và giá trị của các khoa học Trái Đất, khuyến khích học tập và nghiên cứu địa chất - địa mạo và giáo dục lòng yêu thiên nhiên và trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và khai thác bền vững các DSĐC, địa mạo, góp phần vào chiến lƣợc nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và văn hóa của địa phƣơng và đất nƣớc. - Thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh tế bền vững, hài hòa với bảo tồn nhƣ tham quan, du lịch (du lịch sinh thái, du lịch địa chất) và các hoạt động kinh tế phụ trợ khác, tạo nguồn thu nhập bổ sung cho các cộng đồng địa phƣơng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2