Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xây dựng một số bài thực hành Di truyền học phục vụ đào tạo học sinh giỏi trung học phổ thông chuyên Sinh học
lượt xem 11
download
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng hệ thống một số bài thực hành Di truyền học ở các cấp độ khác nhau từ di truyền phân tử, di truyền học tế bào đến di truyền học cơ thể và di truyền học quần thể, có nội dung phù hợp với chương trình THPT chuyên Sinh học, từng bước cập nhật với trình độ quốc tế nhằm góp phần đào tạo HS chuyên Sinh học giỏi cả về lí thuyết và thực hành.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xây dựng một số bài thực hành Di truyền học phục vụ đào tạo học sinh giỏi trung học phổ thông chuyên Sinh học
- LVThS Chuyªn ngµnh Di truyÒn häc MỞ ĐẦU Việc dạy và học thực hành Sinh học trong trường THPT đang ngày càng trở thành nhu cầu hết sức cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo môn Sinh học ở nước ta. Tuy nhiên, hiện nay việc giảng dạy thực hành Sinh học trong các trường THPT nói chung và các trường THPT chuyên nói riêng còn rất nhiều hạn chế do một số nguyên nhân sau: (1) do thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành, (2) chương trình đào tạo vẫn tập trung chủ yếu về lý thuyết, hạn chế về thời lượng dành cho phần thực hành, (3) thiếu tài liệu hướng dẫn thực hành và các tài liệu thực hành còn chưa cập nhật với trình độ thế giới (4) chưa có các cách đánh giá các kĩ năng thực hành của học sinh (HS). Ở những nơi có dạy và học thực hành thì công tác này mới chủ yếu dừng lại ở mức minh, họa chưa chú trọng vào việc rèn cho HS các kĩ năng thực hành. Trong chương trình sinh học lớp 12, Di truyền học có vai trò quan trọng, chiếm tới 48% thời lượng chương trình và được chia làm 5 chương. Tuy nhiên, chỉ có 2 bài thực hành thuộc chương 1 và chương 2 chiếm 8,7% tổng thời lượng dành cho Di truyền học. Các bài thực hành được thiết kế đơn giản, chỉ phù hợp cho đào tạo đại trà mà chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo HS chuyên [1], [15]. Kết quả các kì thi Olympic Sinh học quốc tế (IBO) cho thấy: về lý thuyết HS Việt Nam thường đạt điểm khá cao so với HS các nước trong khu vực và trên thế giới; điều này chỉ ra rằng về mặt lý thuyết, HS của chúng ta được trang bị khá tốt và có trình độ không thua kém HS quốc tế. Tuy nhiên, ở phần thực hành, HS của chúng ta thường đạt kết quả chưa cao so với HS các nước trong khu vực (Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore…) và trên thế giới dẫn đến kết quả tổng thể chưa được cao [49]. Những kết quả này phần nào chỉ ra rằng, chương trình đào tạo Sinh học cấp THPT của Việt Nam và chương trình Sinh học ở các nước tiên tiến vẫn còn là một khoảng cách khá lớn, đặc biệt là chương trình thực hành. Chủ trương của Bộ GD & ĐT trong 10 năm tới (2010-2020) là xây dựng và phát triển các trường THPT chuyên thành một hệ thống cơ sở giáo dục trung học có 1 §ç ThÞ Thanh HuyÒn K16 - KSH
- LVThS Chuyªn ngµnh Di truyÒn häc chất lượng giáo dục cao, với chất lượng ngang tầm với các trường tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Trong đó các mục tiêu cụ thể trước mắt là: tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường phương tiện, thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, chúng ta không những phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị ngang tầm, mà còn phải có hệ thống chương trình giảng dạy lý thuyết và thực hành tiên tiến với mục tiêu đủ về số lượng và nâng cao về chất lượng, đạt trình độ quốc tế. Trong khi hiện nay hệ thống trường THPT chuyên của chúng ta vẫn sử dụng chung chương trình giảng dạy đại trà, chưa có chương trình dành riêng cho hệ thống trường chuyên, đặc biệt là chương trình thực hành. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn như vậy, chúng tôi đã đề xuất và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng một số bài thực hành Di truyền học phục vụ đào tạo học sinh giỏi trung học phổ thông chuyên Sinh học”. ới mục tiêu của đề tài là: xây dựng hệ thống một số bài thực hành Di truyền học ở các cấp độ khác nhau từ di truyền ph n tử, di truyền học tế ào đến di truyền học cơ thể và di truyền học quần thể, có nội dung phù hợp với chương trình THPT chuyên Sinh học, từng ước cập nhật với trình độ quốc tế nhằm góp phần đào tạo HS chuyên Sinh học giỏi cả về lí thuyết và thực hành. 2 §ç ThÞ Thanh HuyÒn K16 - KSH
- LVThS Chuyªn ngµnh Di truyÒn häc Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Chủ trƣơng của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác phát triển các trƣờng THPT chuyên giai đoạn 2010-2020. Chủ trương của Bộ GD & ĐT về phát triển trường THPT chuyên trong 10 năm tới thể hiện rõ trong “Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010 – 2020”. Đ y là một ước đi đột phá trong mục tiêu đổi mới giáo dục Việt Nam nhằm từng ước đưa giáo dục nước ta tiến kịp nền giáo dục tiên tiến ở khu vực và trên thế giới. Mục tiêu của đề án là xây dựng và phát triển các trường THPT chuyên thành một hệ thống cơ sở giáo dục trung học có chất lượng giáo dục cao ngang tầm thế giới, nhằm trang bị cho những HSG nền tảng kiến thức vững vàng; có phương pháp tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo để trở thành những nh n tài, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế[17]. Để đạt được mục tiêu chung nêu trên thì một trong những mục tiêu cụ thể của đề án là: Tập trung đầu tư n ng cấp các trường THPT chuyên thành các trường đạt chuẩn quốc gia và có chất lượng giáo dục cao. Ưu tiên đầu tư mở rộng diện tích, xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường phương tiện, thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại. Đề án này được thực hiện với kinh phí là 2.312,758 tỉ đồng, trong đó kinh phí dành cho tăng cường cơ sở vật chất thiết bị dạy học dự kiến lên tới 1.660,722 tỉ đồng [17]. Việc phê duyệt đề án này cho thấy Đảng, Nhà nước và Bộ GD & ĐT đã rất quan tâm và chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, đầu tư cho việc n ng cao trình độ chuyên môn của giáo viên (GV) để nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu ngang tầm với khu vực và thế giới, chúng ta không những phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị ngang tầm, mà còn phải có hệ thống chương trình giảng dạy lý thuyết và thực hành tiên tiến, đạt trình độ quốc tế. Trong khi hiện nay hệ thống trường THPT chuyên của chúng ta vẫn chỉ sử dụng chung chương trình giảng dạy đại trà, chưa có chương trình dành riêng cho hệ thống trường chuyên, đặc biệt là chương trình thực hành. Do vậy, một yêu cầu hết sức cấp thiết hiện nay là cần phải xây dựng được chương trình giáo dục nâng cao dành riêng 3 §ç ThÞ Thanh HuyÒn K16 - KSH
- LVThS Chuyªn ngµnh Di truyÒn häc cho hệ thống trường THPT chuyên trong đó đặc biệt chú trọng đến chương trình thực hành tiên tiến với số lượng và chất lượng ngang tầm với thế giới. Chương trình thực hành tiên tiến này không những có thể phục vụ trực tiếp cho hệ thống trường chuyên mà còn có thể dần dần áp dụng cho cả đại trà nhằm đưa nền giáo dục đại trà của nước ta theo kịp với thế giới. 1.2. Đặc trƣng môn Sinh học và vai trò của thực hành Sinh học. 1.2.1. Đặc trƣng môn Sinh học Sinh học là môn khoa học gắn liền với đời sống con người, với sự phát triển của xã hội. Kiến thức Sinh học ở trường THPT bao gồm các thành phần về phương pháp khoa học, các hiện tượng, các khái niệm, các quá trình, các qui luật, các học thuyết khoa học và các kĩ thuật ứng dụng vào sản xuất, đời sống con người. Các kiến thức trang bị cho HS được đề cập đến ở các mức độ: phân tử, tế ào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái và sinh quyển, về các mặt cấu trúc, chức năng, cơ chế hoạt động sống như: trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, bảo vệ sức khỏe, bảo về tài nguyên môi trường… Như vậy, có thể nói rằng nội dung học tập của môn Sinh học chứa đựng cả kho tàng kiến thức phong phú, sinh động, hấp dẫn, dễ kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của HS, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành động cơ, nhu cầu, nhận thức cũng như hứng thú học tập của HS [22]. Sinh học còn là môn khoa học thực nghiệm. Kiến thức sinh học chủ yếu được hình thành bằng các phương pháp quan sát, mô tả, thực nghiệm. Vì vậy, “muốn HS tự tìm tòi phát hiện để chiếm lĩnh tri thức sinh học một cách chủ động sáng tạo thì một trong những cách tốt nhất là tổ chức cho HS học tập và vận dụng cách thức tư duy, quá trình xây dựng giả thiết và con đường mà các nhà khoa học đã phát hiện ra nó”[22]. Sinh học còn là môn khoa học đa ngành có liên quan chặt chẽ đến phần lớn các môn khoa học tự nhiên khác, đặc biệt là Vật lí, Hóa học, Toán học, xác suất thống kê. Do vậy, khi tổ chức nhận thức cho HS không thể chỉ dừng lại ở mô tả, nhận biết cấu tạo, hình thái mà phải chỉ ra mối quan hệ tương hỗ, nhiều mặt vốn có trong từng đối tượng và tổ chức sống. Cần giúp HS hiểu rõ vai trò của Sinh học đối với sản xuất và đời sống, bảo vệ môi trường, làm phong phú nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và tăng cường sức khỏe đối với bản thân và xã hội [22]. 4 §ç ThÞ Thanh HuyÒn K16 - KSH
- LVThS Chuyªn ngµnh Di truyÒn häc 1.2.2. Vai trò của thực hành Sinh học Năm 2004, Bộ GD & ĐT đã cho x y dựng lại hai bộ SGK Sinh học lớp 12 nhằm phục vụ công tác đổi mới phương pháp dạy học từ phương pháp dạy học lấy người dạy làm trung tâm, truyền thụ kiến thức thụ động một chiều từ người dạy đến người học sang phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, chuyển từ phương pháp dạy chay, học chay sang phương pháp học đi đôi với hành. Theo cách tiếp cận mới này: “Giáo dục là quá trình phát triển với nghĩa là phát triển con người, phát triển một cách tối đa tiềm năng tiềm ẩn trong mỗi con người làm cho con người có khả năng làm chủ được tình huống, đương đầu được với những thách thức mà mình gặp phải trong đời sống một cách chủ động sáng tạo”[25]. Trong xã hội tri thức hiện nay, lượng tri thức liên tục tăng nhanh đòi hỏi người học phải có phương pháp tự học, tư duy và tiếp nhận thông tin một cách chủ động và chọn lọc. Theo White (1995) “ người ta không thể học tất cả những gì mà người ta cần trong đời chỉ qua quá trình đào tạo chính khóa. Vì vậy, chương trình đào tạo phải được xây dựng làm sao để đào tạo ra những con người có thể đương đầu với những đòi hỏi của nghề nghiệp không ngừng thay đổi, với một thế giới không ngừng biến động”[25]. Học tập trong xã hội thông tin là một quá trình liên tục gồm 3 khâu: “thu thập thông tin, xử lí thông tin và lưu trữ thông tin dưới dạng tri thức từ nhà trường hay từ môi trường sống làm cho người học tự biến đổi về trí tuệ và làm phong phú thêm tri thức của mình” [19]. Để làm được điều này thì một trong những nhiệm vụ của GV là phải đào tạo HS có khả năng “tự nghiên cứu, tự thu thập thông tin, xử lí thông tin, lưu trữ thông tin và vận dụng thông tin vào giải quyết các vấn đề trong quá trình học tập và trong cuộc sống”. Như vậy, bản chất của phương pháp dạy học mới mà ngành Giáo dục đang hướng tới và sử dụng là nhằm dạy cho người học phƣơng pháp học tập chứ không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức. Do đặc thù của môn Sinh học như đã nêu ở trên, nên khi giảng dạy môn học này, ngoài việc vận dụng các nguyên lí chung của phương pháp dạy học tích cực thì GV cần phải lưu ý: 1- HS phải được trực tiếp làm việc với đối tượng học tập như: các vật thật, tranh ảnh, mô hình … ở lớp học, trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài thiên nhiên. 5 §ç ThÞ Thanh HuyÒn K16 - KSH
- LVThS Chuyªn ngµnh Di truyÒn häc 2- HS phải được tạo điều kiện để thực hành, áp dụng những kiến thức Sinh học vào thực tế đời sống như trong sản xuất để n ng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, bảo vệ sức khỏe, giữ gìn và bảo vệ môi trường sống… Để thành công trong dạy học tích cực môn Sinh học, GV cần biết sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong một tiết học như quan sát, thí nghiệm, thảo luận nhóm, trò chơi học tập, nêu và giải quyết vấn đề…[22]. “GV phải tổ chức hướng dẫn HS tập làm quen với nghiên cứu khoa học và vận dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào giải quyết vấn đề thực tiễn trong cuộc sống”. Đ y là nhiệm vụ của GV đã được qui định rất rõ trong qui chế tổ chức và hoạt động trường THPT chuyên do bộ GD & ĐT an hành [18]. Việc giảng dạy thực hành nói chung và thực hành Sinh học nói riêng không chỉ giúp HS tự kiểm định lại các kiến thức đã học mà còn giúp HS có kỹ năng vận dụng sáng tạo phương pháp học qua thực hành bằng cách giải quyết một vấn đề mới, một câu hỏi mới, sử dụng các kỹ năng cơ ản trong phần thực hành như: đặt vấn để, đặt câu hỏi, đưa ra giả thiết, thiết kế thí nghiệm, quan sát kết quả, đưa ra kết luận, và hình thành nên kiến thức mới. Với kỹ năng vận dụng sáng tạo thông qua thực hành, HS có thể tự bản th n đưa ra giả thiết cho các vần đề gặp phải trong quá trình học tập, trong cuộc sống và có thể độc lập thiết kế thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, thu kết quả và rút ra kết luận cho riêng mình. Do vậy, việc dạy thực hành, đặc biệt là dạy kỹ năng vận dụng linh hoạt sẽ giúp cho HS có thể tự mình tìm hiểu kiến thức mới, giúp HS tư duy sáng tạo không ngừng, và luôn sẵn sàng giải đáp các câu hỏi trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, giúp cho HS trở thành người luôn luôn năng động và luôn sẵn sàng tìm hiểu và giải quyết mọi vấn đề của một xã hội đang phát triển rất nhanh hiện nay [47]. 1.3. Tình hình giảng dạy thực hành Di truyền học tại các trƣờng THPT chuyên ở Việt Nam. Hiện nay các trường THPT chuyên của Việt Nam vẫn sử dụng chung bộ SGK với chương trình giảng dạy đại trà, trong đó các trường chuyên có thể tự chọn và đăng kí sử dụng một trong hai chương trình Sinh học lớp 12 là SGK cơ ản hoặc SGK nâng cao. Như vậy, HS và GV của các trường chuyên chưa có một tài liệu học tập cũng như tài liệu thực hành dành riêng, chưa có các kì thi nhằm đánh giá năng 6 §ç ThÞ Thanh HuyÒn K16 - KSH
- LVThS Chuyªn ngµnh Di truyÒn häc lực thực hành của HS, ngay kể cả trong các kì thi HSG quốc gia và kì thi chọn HSG quốc gia tham dự các kì thi IBO. Bố cục SGK lớp 12 an cơ ản gồm có 3 phần: Di truyền học, Tiến hóa và Sinh thái với tổng số bài học bao gồm cả lí thuyết, ôn tập và thực hành là 48 bài, trong đó phần Di truyền học có 23 bài chiếm 47,91%, phần Tiến hóa có 11 bài chiếm 22,92% và phần Sinh thái học có 13 bài chiếm 27,08% và 1 bài ôn tập chương trình sinh học cấp THPT chiếm 2,09%. Trên tổng số 48 bài, có 3 bài thực hành trong phòng thí nghiệm, với 2 bài thuộc phần Di truyền học và 1 bài thuộc phần Sinh thái học. Phần Di truyền học được chia làm 5 chương với 23 bài học trong đó: chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị, 7 ài; chương 2: Tính qui luật của hiện tượng di truyền, 8 ài; chương 3: Di truyền học quần thể, 2 ài; chương 4: Ứng dụng di truyền học, 3 ài; chương 5: Di truyền học người, 2 bài và 1 bài ôn tập phần di truyền học. Trong tổng số 23 bài học chỉ có 2 bài thực hành trong phòng thí nghiệm (chiếm 8,7%) thuộc chương 1 và chương 2 [1]. Hai bài thực hành tại phòng thí nghiệm là ài “Quan sát các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời” với các mục tiêu (1) quan sát được bộ NST dưới kính hiển vi, (2) xác định được một số dạng đột biến NST trên các tiêu bản cố định, (3) rèn kĩ năng làm tiêu ản NST và xác định số lượng NST dưới kính hiển vi, (4) xác định được các cặp NST tương đồng của người trên ảnh chụp và ài “ Thực hành lai giống” với các mục tiêu là (1) rèn luyện kĩ năng ố trí thí nghiệm trong nghiên cứu Di truyền học, (2) rèn luyện phương pháp nghiên cứu Di truyền học thông qua các ăng hình, ghi lại quá trình lai tạo giống, sau đó đánh giá kết quả lai được cung cấp bởi các nhà di truyền học hoặc được cung cấp bởi chính các thầy cô giáo[1]. SGK an n ng cao cũng có ố cục các phần tương tự. Tuy nhiên tổng số bài học trong sách này gồm 66 bài với 6 bài thực hành, trong đó có 3 bài thuộc phần Di truyền học, 1 bài thực hành thuộc phần Tiến hóa và 2 bài thuộc phần Sinh thái học. Ba bài thực hành phần Di truyền học gồm có 1 bài thực hành “Xem phim về cơ chế nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã” và 2 ài thực hành tại phòng thí nghiệm là bài “Quan sát các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định hay trên tiêu bản tạm thời” và ài “ Thực hành lai giống” giống như trong sách của bộ thuộc an cơ 7 §ç ThÞ Thanh HuyÒn K16 - KSH
- LVThS Chuyªn ngµnh Di truyÒn häc bản. Mặc dù có tăng thêm được 1 bài thực hành so với sách cơ bản nhưng ài thực hành đó cũng chỉ dừng lại ở việc: “Xem phim về cơ chế nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã” [15]. Như vậy, nhìn một cách tổng thể, ta thấy bố cục giữa lí thuyết và thực hành sinh học trong SGK có phần chưa c n xứng. Các bài thực hành này được thiết kế đơn giản chỉ phù hợp cho đào tạo đại trà mà chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo HS chuyên. Việc giảng dạy thực hành còn chưa được chú trọng nhiều, thời gian trên lớp và thời gian ngoài giờ học dành cho thực hành còn hạn chế ở các trường THPT đặc biệt là các trường THPT chuyên nơi mà các HS có ý thức học tập sáng tạo và đam mê tìm hiểu kiến thức mới. Bên cạnh đó, có nhiều trường THPT chuyên ở Việt Nam còn chưa có một phòng thí nghiệm “hoàn chỉnh” mang tính “hiện đại” để phục vụ công tác đào tạo HS chuyên cũng như đào tạo HSG tham dự các kì thi HSG quốc gia và IBO. Những ứng dụng hiện nay của Di truyền học đều liên quan rất nhiều đến các kĩ thuật sinh học phân tử, nhưng lại chưa có một bài thực hành nào được xây dựng về lĩnh vực này sau khi HS học xong phần Di truyền học. 1.4. Nội dung, mục tiêu và cách thức tổ chức các bài thực hành Di truyền học của một số trƣờng THPT tiên tiến trên thế giới. Nhằm xây dựng các bài thực hành Di truyền học cập nhật với trình độ thế giới, chúng tôi tiến hành tham khảo SGK và chương trình giảng dạy thực tập Di truyền học được sử dụng phổ biến ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới như ở Singapore (trường THPT chuyên Toán và Khoa học tự nhiên, đại học quốc gia Singapore [40, 41]), Mỹ [37, 38, 43]), Úc [31], Ấn Độ[47], Newzealand [42], Anh [44]…; hoặc từ các trang web cung cấp các tài liệu học tập mở [51, 52, 53, 54, 56]. Qua nghiên cứu, tìm hiểu và so sánh về mặt cấu trúc và nội dung các bài thực hành của các trường bạn chúng tôi nhận thấy rõ rằng: - Tương ứng với mỗi cấp độ trong Di truyền học (di truyền học kinh điển, di truyền học tế bào, di truyền học người, di truyền học quần thể, ứng dụng di truyền học ..) đều có ít nhất 1 bài thực hành. - Các bài thực hành của họ được xây dựng dựa trên các tiêu chí: (1) tính hiện đại và cập nhật; (2) tính trọng tâm của vấn đề nghiên cứu, (3) hàm lượng kiến 8 §ç ThÞ Thanh HuyÒn K16 - KSH
- LVThS Chuyªn ngµnh Di truyÒn häc thức trong mỗi bài thực tập; (4) tính đơn giản và dễ thực hiện; (5) tính kinh tế của thí nghiệm. - Mục tiêu trọng tâm của họ thông qua các bài thực hành này là nhằm đào tạo cho HS các kĩ năng bao gồm các kĩ năng thực hành trong phòng thí nghiệm như: kĩ năng làm tiêu ản, kĩ năng sử dụng pipet, pha hóa chất, kĩ năng sử dụng máy móc thí nghiệm (kính hiển vi, máy li t m, c n ph n tích, …), kĩ năng rửa và khử trùng dụng cụ thí nghiệm…. hoặc kĩ năng tư duy logic, kĩ năng lập luận phân tích vấn đề, kĩ năng quan sát, ph n loại, tìm kiếm mối liên hệ, tính toán, xử lí số liệu, hình thành giả thuyết khoa học, kĩ năng thiết kế thí nghiệm, thu thập số liệu và kết quả thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận, xác định mức độ chính xác của số liệu. Ngoài ra, họ còn nhằm đào tạo cho HS tính kiên trì trong nghiên cứu khoa học, sự khéo léo trong sử dụng các thiết bị thí nghiệm, đồng thời qua đó cũng nhằm khắc sâu những kiến thức cơ ản của Di truyền học, cung cấp cho HS những nguyên lí của sinh học phân tử, cho HS thấy được sự liên hệ chặt chẽ giữa di truyền cơ sở và ứng dụng của di truyền học. Cách thức tổ chức thực hành của các trường cũng rất phong phú và linh động. Tùy theo nội dung bài học, tùy theo mục đích đào tạo mà cách thức tổ chức các bài thực hành có thể là: 1- Tổ chức thực hành trên lớp dưới dạng cho HS nghiên cứu từ những cái chi tiết, cụ thể để qua đó khái quát, x y dựng nên những công thức, những đặc điểm khái quát hoặc những khái niệm về một vấn đề. 2- Thành lập các nhóm nghiên cứu nhỏ chọn đề tài nghiên cứu, thiết kế thí nghiệm, tiến hành thí nghiêm, thu kết quả, thảo luận nhóm và báo cáo kết quả nghiên cứu. 3- Tổ chức thực hành trên lớp hoặc tại các phòng chuyên dụng (ví dụ phòng máy tính) thông qua các đối tượng thực hành ảo như: thông qua các hình ảnh mô phỏng trên máy tính hoặc là những công cụ trực quan thay thế con lai… 4- Tổ chức thực hành tại phòng thí nghiệm với các nhóm nhỏ trên các đối tượng thí nghiệm thật. 9 §ç ThÞ Thanh HuyÒn K16 - KSH
- LVThS Chuyªn ngµnh Di truyÒn häc 5- Hoàn thiện các thí nghiệm dưới dạng bài tập trong các sách bài tập, hoặc những thí nghiệm nhỏ đơn giản mà HS có thể tự làm ở nhà rồi báo cáo, giải thích kết quả thu được tại lớp. Đặc biệt, cấu trúc mỗi bài học trong SGK của Singapore, ngoài kiến thức lí thuyết ra đều có 3 phần: “khái quát vấn đề -summary”, “kiểm tra nhanh - quick check” và một phần hết sức quan trọng gọi là “vùng hoạt động - activity zone” mà tại phần này chính là các “thí nghiệm - experiment” với 3 nội dung: “quan sát – observation”, “thảo luận – discussion” và đưa ra các “kết luận – conclusion” [40]. Với cách tổ chức như vậy, các nhà giáo dục ở đ y thực sự quan t m đến đào tạo kĩ năng hơn là truyền thụ kiến thức. à như vậy quá trình đào tạo “thực hành” của họ là một quá trình liên tục, diễn ra trong thời gian dài, qua nhiều năm, nhiều lớp với nhiều hiện tượng, sự kiện, nội dung khác nhau để hình thành cho HS kĩ năng thực hành thành thục nhất. 1.5. Yêu cầu về kiến thức và các kĩ năng thực hành Di truyền học trong các kì thi IBO. Trong các kì thi IBO, tỉ lệ điểm cho phần lí thuyết và thực hành là 50: 50. Với phần thi lí thuyết, các câu hỏi tập trung vào việc đánh giá sự hiểu biết ở các mức độ khác nhau cũng như đánh giá các kĩ năng và khả năng vận dụng kiến thức của thí sinh vào giải quyết vấn đề đặc biệt là việc vận dụng lí thuyết vào phần thực hành. Nội dung chương trình thi IBO ao gồm các lĩnh vực: Sinh học tế bào, Giải phẫu và sinh lí thực vật, Giải phẫu và sinh lí động vật, Di truyền và tiến hóa, Tập tính học, Sinh thái học và Hệ thống học. Trong 7 nội dung nêu trên, phần Di truyền và tiến hóa chiếm tới 20 % tổng số điểm [8]. Với phần thi thực hành: trong các kì thi IBO, phần thi thực hành thường gồm 4 phòng thí nghiệm và từ đầu những nằm 2000 trở lại đ y, trong các kì thi IBO luôn có một phòng thi thực hành liên quan đến mảng Di truyền học, nó có thể là phòng thí nghiệm Di truyền và Sinh học phân tử, hoặc phòng thí nghiệm Di truyền và Tế bào học hoặc Di truyền và Hóa sinh. Bởi lẽ Di truyền học là môn học không nằm tách biệt, nó mang lại nguyên lí hoặc bổ sung kiến thức để làm sáng tỏ các chuyên ngành khác trong Sinh học. Phần thi thực hành của IBO tập trung vào việc đánh giá năng lực giải quyết các vấn đề sinh học của các thí sinh. Để có được năng lực này, 10 §ç ThÞ Thanh HuyÒn K16 - KSH
- LVThS Chuyªn ngµnh Di truyÒn häc đặc biệt là năng lực trong việc giải quyết các bài thi liên quan đến Di truyền học thì các thí sinh cần được trang bị các kĩ năng/ phương pháp sau: Các kĩ năng khoa học: 1. quan sát, 2. phân loại hay phân nhóm, 3. tìm kiếm mối liên hệ, 4. tính toán, 5. xử lí và trình bày số liệu bao gồm vẽ đồ thị, lập các bảng biểu, biểu đồ cột, sơ đồ, ảnh, 6. đưa ra các tiên đoán, 7. hình thành nên giả thuyết khoa học, 8. thiết lập các công thức tính, 9. xác định các biến và đối chứng, 10. thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập số liệu và kết quả thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận, 11. xác định mức độ chính xác của số liệu. Các kĩ năng sinh học cơ ản: 1. quan sát các đối tượng sinh học bằng kính lúp cầm tay, 2. biết cách sử dụng kính hiển vi, 3. biết vẽ các hình ảnh quan sát được trực tiếp từ tiêu bản hiển vi. Các phương pháp tế bào học: 1. giầm và ép tiêu bản, 2. nhuộm tế bào và tiêu bản hiển vi, 3. tạo một tiêu bản tạm thời. Các phương pháp vật lí và hóa học: 1. pha loãng nồng độ, 2. sử dụng pipet, 3. đo mức độ hấp phụ ánh sáng, 4. điện di trên gel. Các phương pháp vi sinh vật: 1. chuẩn bị môi trường dinh dưỡng, 2. vô trùng dụng cụ và môi trường thí nghiệm, 3. nuôi cấy vi sinh vật. 11 §ç ThÞ Thanh HuyÒn K16 - KSH
- LVThS Chuyªn ngµnh Di truyÒn häc Các phương pháp thống kê: 1. tính xác suất, 2. tính toán và sử dụng các giá trị trung bình, tỉ lệ %, phương sai, độ lệch chuẩn, sai số chuẩn, phép thử T và phép thử Khi ình phương. Kĩ năng sử dụng các thiết bị máy móc trong thực hành [8]. 1.6. Nội dung thực hành Di truyền trong các kì thi IBO từ năm 2000 đến năm 2010. Với việc thu thập, nghiên cứu và phân tích các nội dung thực hành di truyền trong các kì thi IBO từ năm 2000 đến 2010 [2, 3, 4, 5, 6, 16] chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau: - Các kiến thức về Di truyền học luôn có mặt trong các bài thi thực hành trong các kì thi IBO. - Nội dung thực hành bao phủ hầu hết các lĩnh vực của Di truyền học, từ Di truyền phân tử đến Di truyền học tế bào, các Qui luật di truyền, Di truyền quần thể, Di truyền học người và gần đ y là các Kĩ thuật của di truyền học phân tử. - Độ khó của các bài thực hành tăng dần với sự phát triển của sinh học, những năm gần đ y trong các phòng thực hành Di truyền học, Tế bào học hoặc Hóa sinh học đều ít nhiều sử dụng đến các kĩ thuật của di truyền học phân tử như: điện di trên gel, sử dụng enzyme cắt giới hạn, tách ADN, đọc trình tự gen, PCR…. - Di truyền học Mendel và những ứng dụng từ các nguyên lí di truyền Menden luôn là một “đại diện” quan trọng của phần di truyền học kinh điển. 12 §ç ThÞ Thanh HuyÒn K16 - KSH
- LVThS Chuyªn ngµnh Di truyÒn häc Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận Phương pháp nghiên cứu lí luận là phương pháp phân tích các thông tin có sẵn trong các tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên các loại tài liệu có nội dung sau: Các quan điểm về dạy học tích cực trong nước và trên thế giới Chủ trương phát triển hệ thống giáo dục của Đảng và Nhà nước Các bài thực hành Di truyền học của một số trường THPT. Xu hướng thực hành Di truyền học của một số nước tiên tiến trên thế giới. SGK hệ THPT của một số trường THPT tiên tiến trên thế giới Nội dung thực hành di truyền học trong SGK dành cho hệ THPT ở Việt nam. Yêu cầu kiến thức và các kĩ năng thực hành di truyền học trong các kì thi IBO Nội dung thực hành di truyền trong các kì thi IBO từ năm 2000 đến năm 2010. Các tài liệu về chuyên môn Sinh học và đặc biệt là về Di truyền học. 2.2. Các tiêu chí sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng các bài thực hành Di truyền học Để xây dựng được các bài thực hành cụ thể phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài tôi tiến hành xây dựng các tiêu chí cụ thể mà các bài thực hành cần đạt được. Theo chúng tôi các bài thực hành cần xây dựng phải đạt được một số trong số các tiêu chí cụ thể sau: - Tính cập nhật thông tin với trình độ thế giới: tiêu chí này là ưu tiên hàng đầu nhằm mục tiêu xây dựng các bài thự hành Di truyền học cập nhật với trình độ thế giới. - Hàm lượng kiến thức và nội dung thực hành: (1) Hàm lượng kiến thức trong mỗi bài thực hành phải phù hợp với nội dung chương trình đào tạo HS THPT Chuyên, HS tham gia thi HSG quốc gia hoặc HS tham dự các kì thi IBO. (2) 13 §ç ThÞ Thanh HuyÒn K16 - KSH
- LVThS Chuyªn ngµnh Di truyÒn häc Tương ứng với mỗi chương trong SGK cần phải có ít nhất 1 bài thực hành. Đặc biệt cần phải chú trọng đến các bài thực hành di truyền phân tử bởi đ y là một lĩnh vực có rất nhiều ứng dụng trong thực tế trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. Bên cạnh đó cần tích hợp một số nguyên lí Toán học, một số kiến thức của Hóa học, Vật lí …vào trong Sinh học để HS thấy rõ sự liên môn trong các môn khoa học. - Trang bị và rèn luyện cho HS các kĩ năng thực hành: nhằm đào tạo HS giỏi về lí thuyết và vững về các kĩ năng ao gồm cả kĩ năng thực hành trong phòng thí nghiệm cũng như kĩ năng khái quát hóa vấn đề, kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng thông tin …. - Tính ứng dụng: có khả năng ứng dụng các kiến thức học được từ các bài thực hành vào giải quyết các vần đề của thực tiễn. - Tính trọng tâm và tính khả thi: các bài thực hành phải mang tính trọng tâm của vấn đề nghiên cứu do chúng ta bị hạn chế về thời gian cũng như chi phí chi cho phần thực hành ở các trường THPT. Và những tiêu chí này đã được tôi sử dụng như là một “nguyên lí chỉ đạo quá trình” trong quá trình xây dựng các bài thực hành cụ thể ở chương 3. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm tại phòng thí nghiệm Sau khi xây dựng được bố cục và nội dung của các bài thực hành, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trong phòng thí nghiệm với các bài thí nghiệm: Nghiên cứu di truyền học người bằng phương pháp tế bào học, Chu trình tế bào và sự biến đổi hình thái NST, Giảm phân và quá trình phát sinh giao tử, Thí nghiệm biến nạp ADN ở vi khuẩn E.coli, Tách chiết ADN plasmid từ vi khuẩn E.coli, Nguyên lí và phương pháp PCR, Phân cắt ADN bằng enzyme giới hạn và nguyên lí điên di trên gel và ài Nguyên lí và phương pháp xác định trình tự nucleotide trên ADN. Phương pháp triển khai từng bài thực hành được chúng tôi trình bày cụ thể trong phần “Qui trình thí nghiệm” của từng bài. Trong quá trình thực hiện các bài thực hành trong phòng thí nghiệm, chúng tôi cũng đã chủ động có những cải biến nhất định so với các qui trình thí nghiệm của các trường bạn để sao cho các bài thực hành có thể triển khai một cách khả thi nhất trong điều kiện cơ sở vật chất của Việt 14 §ç ThÞ Thanh HuyÒn K16 - KSH
- LVThS Chuyªn ngµnh Di truyÒn häc Nam mà vẫn có thể đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Kết quả cụ thể của từng bài thực hành này đã được chúng tôi trình bày cụ thể trong các mục từ 3.3.5 đến 3.3.12 và 3.3.14 của chương 3. 2.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm Trong số các bài thực hành được xây dựng, một số bài thực hành: Di truyền học Menden, Ph n tích và xác định cơ chế di truyền của một số tính trạng ở ruồi giấm sử dụng phần mềm StarGenetics, Nghiên cứu di truyền người bằng phương pháp phân tích phả hệ, Di truyền học quần thể và bài Thiết kế ADN tái tổ hợp đã được chúng tôi đã tiến hành giảng dạy thử nghiệm cho đội dự tuyển HSG và đội tuyển HSG môn Sinh học, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên và cho HS chuyên Sinh khóa 2009 - 2012, và các bài thực hành: Chu trình tế ào và sự iến đổi hình thái NST, Giảm ph n và quá trình phát sinh giao tử, Thí nghiệm biến nạp ADN ở vi khuẩn E.coli, Tách chiết ADN plasmid từ vi khuẩn E.coli, Nguyên lí và phương pháp điện di trên gel, Nguyên lí và phương pháp PCR cũng đã được tiến hành giảng dạy cho đội tuyển HSG Quốc gia tham dự IBO năm 2010. 15 §ç ThÞ Thanh HuyÒn K16 - KSH
- LVThS Chuyªn ngµnh Di truyÒn häc Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Các bài thực hành đƣợc lựa chọn và xây dựng Căn cứ vào nội dung chương trình SGK Sinh học lớp 12, căn cứ vào tiêu chí xây dựng các bài thực hành, đặc biệt là căn cứ vào mục tiêu của đề tài, chúng tôi đã chọn và xây dựng được 14 bài thực hành Di truyền học gồm: 1. Di truyền học Menden 2. Ph n tích và xác định cơ chế di truyền một số tính trạng của ruồi giấm sử dụng phần mềm StarGenetics 3. Nghiên cứu di truyền học người bằng phương pháp ph n tích phả hệ 4. Di truyền học quần thể 5. Nghiên cứu di truyền học người bằng phương pháp tế bào học 6. Chu trình tế bào và sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể 7. Giảm phân và quá trình phát sinh giao tử 8. Thí nghiệm biến nạp ADN ở vi khuẩn E. coli 9. Tách chiết ADN plasmid từ vi khuẩn E. coli 10. Nguyên lí và phương pháp điện di trên gel 11. Nguyên lí và phương pháp phản ứng PCR 12. Cắt ADN bằng enzyme giới hạn 13. Thiết kế ADN tái tổ hợp 14. Nguyên lí và phương pháp xác định trình tự nucleotide trên ADN. 3.2. Cách thức tổ chức và cấu trúc của các bài thực hành 3.2.1. Cách thức tổ chức các bài thực hành Việc tổ chức các bài thực hành: Di truyền Menden, Ph n tích và xác định cơ chế di truyền một số tính trạng ở ruồi giấm, Di truyền học quần thể, Di truyền học người trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài xã hội như: thực hiện các phép lai, thu 16 §ç ThÞ Thanh HuyÒn K16 - KSH
- LVThS Chuyªn ngµnh Di truyÒn häc thập các số liệu thống kê của một quần thể, hoặc thu thập thông tin để xây dựng phả hệ… thường sẽ mất nhiều thời gian, công sức và tài chính. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng nếu chương trình đào tạo của nhà trường cung cấp cho HS các nguyên lí thì các em sẽ nhanh chóng phát huy được hiệu quả làm việc trong một môi trường cụ thể mà công việc đòi hỏi sau này. Nên với các bài thực hành này chúng tôi chú trọng vào việc trang bị và rèn cho HS các kĩ năng khoa học như: kĩ năng quan sát, ph n loại, kĩ năng khái quát hóa vẫn đề, kĩ năng thu thập thông tin, xử lí thông tin, vận dụng thông tin … Do vậy, hình thức tổ chức các bài thực hành này là tổ chức trên lớp học hoặc theo các nhóm lớn vào các buổi học không chính khóa. Nhưng ngược lại, với các bài thực hành thuộc phần Di truyền học tế bào và Ứng dụng di truyền học, chúng tôi sẽ tổ chức thực hành trong phòng thí nghiệm bởi chúng tôi không những chú trọng đến việc trang bị cho HS các nguyên lí, các kĩ năng khoa học cơ ản, các phương pháp thống kê mà còn bởi những lí do sau: 1. HS được trang bị và rèn luyện rất nhiều kĩ năng: từ các kĩ năng sinh học cơ bản, các phương pháp tế ào, các phương pháp vật lí, hóa học, phương pháp vi sinh vật học cho đến các kĩ năng sử dụng các thiết bị máy móc trong phòng thí nghiệm. 2. Thời gian hoàn thành bài thực hành ngắn. 3. HS được tiếp cận với những ứng dụng trong thực tế đặc biệt là những ứng dụng của di truyền học trong y học, pháp y và trong nông nghiệp. Việc tổ chức các bài thực hành này trong phòng thí nghiệm, chia thành các nhóm nhỏ sẽ đảm bảo sao cho từng em HS được tiếp cận, được trau dồi và được rèn luyện những kĩ năng cơ ản nhất liên quan đến thực hành Di truyền học. Như vậy, các bài thực hành sẽ được triển khai theo hai hình thức cụ thể sau: 1- Tổ chức thực hành trên lớp hoặc tại các phòng chuyên dụng, gồm các bài thực hành số 1, 2, 3, 4, và 13 2- Tổ chức thực hành tại phòng thí nghiệm với các nhóm nhỏ trên các đối tượng thí nghiệm thật, gồm các bài thực hành số: 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 14. 3.2.2. Cấu trúc của các bài thực hành 17 §ç ThÞ Thanh HuyÒn K16 - KSH
- LVThS Chuyªn ngµnh Di truyÒn häc Ý tưởng chủ đạo xuyên suốt các bài thực hành được tổ chức trên lớp học (trên giảng đường hoặc các phòng chuyên dụng) là rèn cho HS khả năng tự học tập, tự nghiên cứu. Do vậy, cấu trúc của mỗi bài thực hành gồm 4 phần: 1- Các mục tiêu học tập 2- Một số thông tin cơ ản cần thiết cho bài thực hành 3- Tiến trình tổ chức bài thực hành. 4- Câu hỏi và bài tập Trong đó phần “Những thông tin cơ bản cho bài thực hành” thường là những nội dung cần thiết cung cấp dưới dạng “tài liệu học tập” để các em tự học, tự nghiên cứu (tức là góp phần rèn cho HS kĩ năng thu thập thông tin, xử lí thông tin) và sử dụng những kiến thức các em vừa thu được vào bài thực hành. Phần “Tiến trình tổ chức bài thực hành” thường là các hoạt động học tập do G đưa ra để rèn cho HS đạt được những kĩ năng mà ài thực hành đề ra. Với các bài thực hành tổ chức tại phòng thí nghiệm, cấu trúc của mỗi bài thực hành gồm 6 phần: 1- Các mục tiêu học tập 2- Một số thông tin cơ ản cần thiết cho bài thực hành 3- Mẫu vật, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm 4- Qui trình thí nghiệm 5- Kết quả thí nghiệm 6- Câu hỏi và bài tập. Nội dung trong phần câu hỏi và bài tập của cả hai dạng ài đều được xây dựng dựa trên các tiêu chí: nhớ, hiểu, vận dụng kiến thức là chủ yếu và một số câu hỏi hoặc bài tập ở mức độ phân tích và một số câu ở mức độ tổng hợp vấn đề sao cho phù hợp với chương trình THPT. 18 §ç ThÞ Thanh HuyÒn K16 - KSH
- LVThS Chuyªn ngµnh Di truyÒn häc 3.3. Nội dung chi tiết của từng bài thực hành 3.3.1. Bài thực hành số 1: DI TRUYỀN HỌC MENĐEN Đ y là một nội dung trong phần di truyền học kinh điển. Đối với phần này thay vì thực hiện các phép lai cụ thể chúng tôi sẽ mô hình hóa các phép lai và đi s u vào các ứng dụng của qui luật di truyền, hoặc sử dụng các nguyên lí mà các nhà khoa học đã tìm ra qui luật vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Bởi chúng ta đều nhận thấy rằng phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden cần rất nhiều thời gian. I. Các mục tiêu học tập 1. Mục tiêu về mặt kiến thức: Sau khi thực hành xong bài này HS phải có khả năng: - Dự đoán được kết quả của các phép lai. - Ph n tích được kết quả của F2 và suy ra được kiểu gen cũng như kiểu hình của thế hệ F1, P. - Tính được chỉ số Khi ình phương và áp dụng trong phân tích số liệu phép lai. - Vận dụng được quy luật nhân và cộng xác suất trong việc dự đoán tỉ lệ xuất hiện một kiểu hình nào đó ở đời con. 2. Mục tiêu về mặt kĩ năng: Bài thực hành này nhằm rèn cho HS: - Kĩ năng thu thập thông tin, xử lí thông tin và vận dụng thông tin vào giải quyết các vấn đề. - Tính kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong phòng thí nghiệm. - Kĩ năng thống kê sinh học, xử lí số liệu II. Một số thông tin cơ bản cần thiết cho bài thực hành Ý tưởng chủ đạo khi tổ chức bài thực hành này là rèn cho HS kĩ năng thu thập thông tin, xử lí thông tin và vận dụng thông tin vào giải quyết các vấn đề. Chính vì vậy trước khi tiến hành bài thực hành này, HS phải tự đọc, tự nghiên cứu tất cả 19 §ç ThÞ Thanh HuyÒn K16 - KSH
- LVThS Chuyªn ngµnh Di truyÒn häc các vấn đề lí thuyết ở dưới đây hoặc theo tài liệu GV cung cấp, sau đó sẽ vận dụng vào giải quyết các bài tập trong phần “tiến trình tổ chức thực hành”. 1. Nội dung của các quy luật di truyền Menden Phần này HS đã được học ở trên lớp vì vậy nhiệm vụ của các em là phải tự trang bị các kiến thức cần thiết cho bản thân mình. 2. Ứng dụng nguyên lí di truyền Menden Nếu như cơ sở di truyền của tính trạng đã được xác định là tuân theo qui luật di truyền Menden thì những nguyên lí di truyền Menden có thể được sử dụng để dự đoán kết quả của các phép lai. Có 3 phương pháp cơ ản, 2 trong số đó là lập bảng thống kê một cách có hệ thống các kiểu gen hoặc kiểu hình của đời con, phương pháp còn lại là dựa vào nguyên lí của xác suất để xác định khả năng xuất hiện của một kiểu hình nào đó. Sự tái tổ hợp giữa các alen trội và alen lặn trong các hợp tử là do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và cái và nó tuân theo nguyên lí xác suất. Vì vậy, dựa vào nguyên lí xác suất, chúng ta có thể dự đoán được khả năng xuất hiện kiểu hình nào đó ở đời con. Có 2 quy tắc xác suất quan trọng đó là qui tắc cộng và qui tắc nhân xác suất. Qui tắc cộng xác suất: xác suất (P) làm xuất hiện một trong hai sự kiện (A hoặc B) bằng tổng xác suất xuất hiện từng sự kiện trừ đi xác suất xuất hiện đồng thời cả hai sự kiện, tức là: P (A hoặc B) = P (A) + P(B) – P (A và B) Tuy nhiên trong di truyền học Menden, chúng ta thường gặp hiện tượng các sự kiện loại trừ lẫn nhau, tức là việc xuất hiện sự kiện này sẽ ngăn cản việc xuất hiện sự kiện kia trong cùng một thí nghiệm, khi đó xác suất xuất hiện cả hai sự kiện P (A và B) bằng 0. Khi đó từ qui tắc cộng xác suất ta có: “ xác suất làm xuất hiện sự kiện này hay sự kiện khác của hai sự kiện mang tính chất loại trừ nhau bằng tổng xác suất của từng sự kiện riêng lẻ” Ví dụ: khi một cặp vợ chồng sinh con ( ình thường sinh một con trên một lần sinh đẻ) thì hoặc là sinh con trai hoặc là sinh con gái. Việc sinh con trai sẽ làm ngăn cản việc sinh con gái trong một lần sinh đẻ ình thường, hay nói khác đi khi sinh đẻ ình thường thì không thể vừa sinh con trai và vừa sinh con gái trong một lần sinh đẻ, khi đó P(A và B) sẽ bằng 0. 20 §ç ThÞ Thanh HuyÒn K16 - KSH
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 413 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 343 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn