Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh
lượt xem 5
download
Đề tài nghiên cứu đặc điểm cái Tôi trữ tình ở thơ Bùi Kim Anh nhằm mục đích chỉ ra những đặc điểm riêng, những sáng tạo và những đóng góp riêng của nhà thơ Bùi Kim Anh đối với thơ nữ Việt Nam thời kỳ hiện đại. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ LOAN CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BÙI KIM ANH Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN, 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ LOAN CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BÙI KIM ANH Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Việt Trung THÁI NGUYÊN, 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 7 3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 7 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 8 5. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 8 5. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 8 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THƠ NỮ VIỆT NAM THỜI KỲ HIỆN ĐẠI VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ THƠ BÙI KIM ANH ...... 9 1.1. Khái quát về thơ nữ Việt Nam thời kỳ hiện đại ......................................... 9 1.1.1. Về đội ngũ ............................................................................................... 9 1.1.2. Nét đặc sắc của thơ nữ Việt Nam.......................................................... 12 1.2. Khái quát về quá trình sáng tác của nhà thơ Bùi Kim Anh ..................... 14 CHƢƠNG 2 : NỘI DUNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH THƠ BÙI KIM ANH ...........24 2.1. Khái niệm cái tôi trữ tình trong thơ ......................................................... 24 2.2. Đặc điểm cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh .................................... 30 2.2.1. Cái tôi kín đáo, dịu dàng, sâu sắc, đầy nỗi niềm và lòng trắc ẩn .......... 30 2.2.2. Cái tôi - mạnh mẽ, bản lĩnh đối mặt với nỗi buồn, nỗi bất hạnh trong cuộc đời ........................................................................................................... 48 CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BÙI KIM ANH ........................................................................................................57 3.1. Về thể thơ ................................................................................................. 58 3.1.1. Thơ Bùi Kim Anh thật đắc địa với lục bát (Nguyễn Trọng Tạo) ......... 58 3.1.2. Thơ Bùi Kim Anh - phù hợp với thể thơ tự do ..................................... 68 3.2. Một số hình ảnh mang tính biểu tượng đặc trưng trong thơ Bùi Kim Anh........ 75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3.2.1. Hình ảnh "chiều", "đêm", "mưa" - hình ảnh gợi nỗi buồn, sự cô đơn ........ 75 3.2.2. Hình ảnh hoa và cỏ dại - hình ảnh mang tính biểu tượng về thân phận người phụ nữ ................................................................................................... 87 3.3. Ngôn ngữ thơ............................................................................................ 92 3.3.1. Thứ ngôn ngữ vừa giản dị, tự nhiên, đậm chất dân gian, vừa trí tuệ sâu sắc .................................................................................................................... 93 3.3.2. Một số cách tổ chức ngôn ngữ .............................................................. 95 3.4. Giọng điệu ................................................................................................ 99 3.4.1. Giọng điệu khắc khoải, lo âu nhưng cũng đầy mạnh mẽ ...................... 99 3.4.2. Giọng thơ xót xa, oán trách nhưng tế nhị, sâu sắc .............................. 101 KẾT LUẬN .................................................................................................. 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 106 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Bùi Kim Anh là một nhà thơ nữ khá nổi bật trong đội ngũ các nhà thơ nữ Việt Nam từ những năm 90 thế kỷ trước trở lại đây. Chị là một cây bút có sức sáng tạo khá dồi dào – trong khoảng 15 năm (1995 – 2011) chị đã cho ra đời 7 tập thơ (chưa kể tập thứ 8 sắp sửa in). Thơ chị có một giọng điệu riêng biệt so với các nhà thơ nữ khác cùng thời - bởi sự kín đáo, thâm trầm, u ẩn và đầy tâm trạng của một người phụ nữ trí thức - luôn có ý thức sâu sắc về mình và về số phận của những người phụ nữ thời kỳ hiện đại với bao nỗi niềm trước cuộc đời vốn rất phức tạp, đầy niềm vui, hạnh phúc nhưng cũng đầy nỗi buồn, khổ đau và bất hạnh. Hay nói một cách khác, cái Tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh đã đem đến cho người đọc một tình cảm thẩm mỹ đặc biệt trước vẻ đẹp của một tâm hồn phụ nữ đầy dịu dàng mà mãnh liệt , đầy yêu thương, nhân hậu nhưng cũng đầy sự xót xa, đắng đót, đôi khi khiến người đọc quặn lòng! Chính vì vậy, cái Tôi trữ tình có màu sắc riêng biệt ấy đã góp phần làm nên “bản sắc” và sự phong phú cho thơ nữ Việt Nam thời kỳ hiện đại. - Nhà thơ Bùi Kim Anh là người con của quê hương Thái Bình– vì vậy, nghiên cứu, tìm hiểu để ghi nhận những đóng góp của nhàthơ – nhằm giới thiệu với đông đảo người đọ,cđặc biệt là những người đọc tỉ nh Thái Bì nh – là động lực để chúng tôi thực hiện luận văn này. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ là một tài liệu tham khảo bổ í ch cho phần văn ho c̣ đị a phương Thái Bì nh của chúng tôi . - Do đó, nghiên cứu thơ Bùi Kim Anh cũng chính là nghiên cứu một trong những nét “bản sắc riêng biệt” của thơ nữ Việt Nam, nghiên cứu một cáiTôi trữ tình trong thơ nữ thời kỳ hiện đại mà chưa được nhiều người quan tâm. Qua đó, góp phần vào việc làm rõ hơn những đặc điểm và giá trị của thơ nữ Việt Nam trong đời sống văn học hiện nay.
- 2 2. Lịch sử vấn đề Trước hết, có thể khẳng định rằng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về thơ của Bùi Kim Anh. Người đọc có thể gặp đây đó các bài giới thiệu, phê bình thơ Bùi Kim Anh rải rác trên các báo viết, báo điện tử. Ngoài ra, ta còn gặp các cuộc phỏng vấn tác giả mà ở đó Bùi Kim Anh đã ít nhiều “bật mí” cho người đọc những suy nghĩ và nỗi niềm của chính mình trong quá trình sáng tác. Trong khoảng hơn chục năm nay thơ Bùi Kim Anh được đông đảo bạn đọc đón nhận và yêu mến, điều đó được minh chứng qua các bài viết, những nhận xét, đánh giá, bình luận của độc giả được đăng trên các báo viết và báo điện tử. Nhìn chung, bạn đọc đã chú ý nhận xét, đánh giá đến thơ của chị trên cả hai phương diện: nội dung và hình thức. Về phƣơng diện nội dung: Một số tác giả đã đề cập đến nội dung phản ánh trong thơ của Bùi Kim Anh như: Phan Thị Thanh Nhàn, Phạm Thanh Cải, Lâm Xuân Vi… Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn nhận xét “Bùi Kim Anh là một người đàn bà cam chịu, vị tha”, và thơ của bà “là nỗi niềm của một người bị nhiều điều phụ bạc mà không oán hận, chỉ tự trách mình. Đó chính là tâm hồn thật là trong trẻo, thật là cao đẹp, bao dung”. Theo Phan Thị Thanh Nhàn thì ở nhà thơ Bùi Kim Anh “có một tình yêu thiết tha” của “một người vợ tận tụy và đầy lo toan”. Cũng có khi thơ bà có những phút “giận dỗi và nghi ngại” của một tâm hồn yếu đuối, thiếu tự tin". Còn tác giả Phạm Thanh Cải khi đọc bài thơ Bia vẫn trắng của Bùi Kim Anh cũng đã đặt ra một câu hỏi như một lời khẳng định: “phải chăng… bà là một nhà thơ mang đậm nữ tính và trái tim rất nhạy cảm với nỗi đau của cuộc đời”… Khi đọc bài thơ Trên đường Giảng Võ, tác giả Lâm Xuân Vi đã đánh giá bài thơ như là “một bức thông điệp giàu ý tưởng” đến với người đọc - bằng “ngòi bút nhân hậu” khi nhà thơ “nghiêng về chia sẻ, nâng đỡ, cảm thông, tôn
- 3 trọng với những thân phận thiệt thòi trong xã hội”. Và có lẽ - đối với một nhà thơ thì đây là sự biểu đạt trách nhiệm công dân cao nhất của mình! Trên Báo Thể thao văn hóa cuối tuần số 36 ngày 5- 11/9/2008, tác giả Phạm Xuân Nguyên nhận xét: “Những câu thơ của chị (Bùi Kim Anh) thường lắng sâu một nỗi niềm thân phận, thương cho phận mình, thương cho phận người, ngay cả khi cuộc sống thanh bình và khi cuộc đời bỗng rẽ ngoặt một biến cố, thơ chị có thêm cung bậc thế thái nhân tình để càng xoáy sâu hơn vào thân phận con người vốn luôn là mong manh và trắc ẩn trong trái tim nhà thơ. Thơ Bùi Kim Anh luôn là viết cho mình, viết từ mình. Chị biết đặt mình giữa chợ người để thấu hiểu mình và đồng cảm với nhân sinh. Điệu lục bát vì thế đến với chị như một tiếng thở dài, một lời tự than, một khúc ru mình”. Tác giả Linh Quang cũng nhận thấy rằng: “qua các tập thơ từ tập thơ Viết cho mình, đến tập Cỏ dại khờ, Lối mưa, Bán không cho gió, Lời buồn trên đá và tập Lục bát cuối chiều đều thấm đẫm niềm khát khao tình yêu hạnh phúc, sự dịu dàng, vị tha, vượt lên số phận mình của Bùi Kim Anh”. Và mặc dù cuộc sống của chị có quá nhiều bất hạnh nhưng “chị vẫn vượt lên hoàn cảnh, vượt lên số phận để sáng tác, để đạp qua mọi khó khăn, thử thách trong đời thường”. Nhân vật “Tôi”- nhân vật trữ tình đi suốt 6 tập thơ của chị đã khiến bạn đọc thương cảm và mến phục. Tác giả Lê Thiếu Nhơn trong mục Diễn đàn văn nghệ trên báo điện tử đã đánh giá Bùi Kim Anh là “một người phụ nữ từng ngồi lặng trong đau khổ để viết những câu thơ xót xa” và cũng thật may mắn cho người phụ nữ này vì dù gì chị cũng còn có thơ! Biết đâu thơ sẽ vỗ về chị, sẽ nâng đỡ chị bước qua năm tháng trắc trở không ngờ! Lê Thiếu Nhơn đã cho rằng: “thơ đã dìu chị qua gập ghềnh khi không còn nước mắt để khóc”. Khi đọc tập thơ Bắc lên ngọn gió mà cân của Bùi Kim Anh (gồm 54 bài thơ vần điệu hoặc thơ tự do) tác giả Chân Phương thấy "toát lên từ sáng
- 4 tác này tính cách nhân hậu của một phụ nữ Á Đông thời đại, không chỉ làm tốt bổn phận người con, người mẹ, người bà, còn ôm ấp thêm những ưu tư xã hội – văn hóa giữa thế sự đất nước ngổn ngang như một sân khấu lớn trên đó Ông Thiện, Ông Ác là cặp đạo diễn của từng số phận Việt Nam…" Tác giả Đào Nam Sơn khi đọc “Lục bát cuối chiều” của Bùi Kim Anh đã viết: “đây là tập tinh tuyển những bài thơ lục bát đã trình làng trong các tập thơ trước và thêm một đôi bài chị mới làm”. Tác giả đã đánh giá đây là “một sự cố gắng không mệt mỏi” của nhà thơ. Và cho dù hầu hết thơ Bùi Kim Anh là những bài buồn, những lời than thở, nhưng các bài thơ này vẫn không hề bị rơi vào thể “đơn điệu”. Ý thơ, hoàn cảnh của mỗi bài thơ ít khi bị lặp lại. Tác giả Song Nguyễn khi đọc “Lời buồn trên đá” cho rằng 59 bài trong tập thơ là “59 nỗi buồn của một phần đời đã qua đi và bây giờ được nhà thơ kể lại”. Song Nguyễn nhận xét: Những câu thơ biết dính nỗi buồn vô tình “tạm trú” trong con người nhà thơ đã trở thành “thường trú” trong sự tồn tại của tâm hồn. Bùi Kim Anh đã hoán vị sự tồn tại đó từ nơi cất giấu mơ hồ không nhìn thấy đến rõ ràng cụ thể “trên đá”. Bà đã “tự làm mới những câu thơ khỏi cách nghĩ, cách diễn đạt thông thường” và đem đến cho người đọc “một cái gì đó” đáng để suy ngẫm"… Qua những ý kiến nhận xét và đánh giá trên, chúng tôi thấy hầu hết các tác giả đều khẳng định: Bùi Kim Anh đã viết thơ theo nhu cầu tự thân để nói về những niềm vui, nỗi buồn, những được, mất của chính mình một cách chân thành, cảm động. Bên cạnh đó, người phụ nữ trí thức ấy còn rất quan tâm viết về những vấn đề thế sự, viết về số phận của những con người bất hạnh khác trong xã hội thời kỳ hiện đại - vốn rất phong phú và phức tạp hôm nay. Qua đó, ta thấy rất rõ bức chân dung của một người phụ nữ trí thức: nhỏ bé, dịu dàng, tình cảm, nhưng cũng rất sâu sắc, thâm trầm và nhân hậu!
- 5 Về phƣơng diện nghệ thuật: Trong các bài nghiên cứu, những lời nhận xét về thơ Bùi Kim Anh của mình - hầu hết các tác giả cũng đã chú ý đến việc chỉ ra một số đặc điểm nghệ thuật trong thơ chị, cụ thể như: Về thể thơ, các tác giả này đều chung một ý kiến đánh giá rằng: thơ Bùi Kim Anh đắc địa với thể thơ lục bát. Nguyễn Trọng Tạo đã rất tinh tường khi nhận xét rằng “Bùi Kim Anh thật đắc địa với lục bát. Những câu thơ lục bát của chị đi giữa lằn ranh của quê kiểng và thị thành, giữa dân gian và hàn lâm, giữa cổ xưa và hiện đại. Chính cái lằn ranh ấy khiến thơ lục bát của chị không phá cách quá, nhưng cũng không bị “cũ” nên dễ nhập vào đương thời”. Lục bát là một thể thơ truyền thống mà hiện nay các nhà thơ hiện đại thường ít dùng, nhất là các nhà thơ nữ, thế nhưng Bùi Kim Anh vẫn sử dụng và sử dụng một cách nhuần nhụy đầy sáng tạo, có tính hiện đại, gây xúc động cho người đọc. Chị hay viết thể thơ lục bát, trong đó có khá nhiều bài hay, để lại ấn tượng cho người đọc. Lâm Xuân Vi khi đọc bài thơ Trên đường Giảng Võ của Bùi Kim Anh đã nhận xét rằng: “Lục bát của Bùi Kim Anh có một sức sống riêng biệt, chị thường dùng thủ pháp phá cách ở câu sáu “vạ vật tê cả bước đi”, hay sử dụng điệp ngữ làm cho câu thơ được dồn nén trùng điệp về ý tứ, hối hả về nhịp điệu mà vẫn nhuyễn, lấp lánh hấp dẫn người đọc. Đó là những đóng góp đáng kể để lục bát vẫn mới, vẫn hiện đại mang hơi thở thời đại”. Tác giả Phạm Thanh Cải cũng có những ấn tượng riêng về việc phá cách thể thơ lục bát của Bùi Kim Anh - khi đọc bài thơ Bia vẫn trắng của chị. Trong bài thơ lục bát Bia vẫn trắng được mở đầu và kết thúc bằng câu lục: “Ai biết mộ anh ở đâu?”. "Câu này, tác giả đã sử dụng thủ pháp phá cách, chữ thứ tư lẽ ra phải dùng thanh trắc, nhưng trong câu thơ này tác giả sử dụng thanh bằng. Tác giả đã có ý tạo ra cho câu thơ có một tiếng nấc nghẹn, một nhịp điệu khác với câu lục thông thường".
- 6 Ở thơ lục bát của Bùi Kim Anh - người đọc thấy ở “ câu lục” có những câu không “êm xuôi” như thơ lục bát truyền thống. Còn ở “câu bát” là những câu viết rất khéo bởi bà đã có sáng tạo trong cách dùng từ và lựa chọn hình ảnh. Đào Nam Sơn viết “có thể nói Bùi Kim Anh đã hình thành một giọng thơ riêng không thể trộn lẫn với các nhà thơ nữ cùng thời với chị”. Quả thực như vậy, trong 7 tập thơ của mình, chị đã có riêng một tập thơ viết bằng thể lục bát. Trong 6 tập còn lại của chị cũng có khá nhiều bài thơ sáng tác theo thể lục bát. Bên cạnh thể thơ lục bát chị thường viết theo thể thơ tự do. Thể thơ tự do trong thơ của Bùi Kim Anh được thể hiện một cách rất linh hoạt - từ những câu chỉ có 1, 2… đến 7, 8 và đến 40, 50 từ - giúp mở rộng biên độ của thơ, qua đó chuyển tải các ý nghĩ phức tạp và những cảm xúc tràn đầy làm cho bài thơ tuôn trào như một dòng chảy tâm trạng không ngưng nghỉ. Cũng như thể thơ lục bát, thể thơ tự do của chị cũng mang một nét riêng biệt, nó thể hiện rõ cái Tôi trữ tình trong thơ của chị. Nhận xét về việc sử dụng thể thơ tự do trong sáng tác của Bùi Kim Anh - tác giả Song Nguyễn viết: “bỗng thấy khả năng kỳ diệu của con chữ cũng “co duỗi nhịp nhàng” theo tâm trạng của người tiếp nhận thơ. Những câu thơ văn xuôi không cố định chữ, không có dấu câu và chỉ được “ngắt” bằng các chữ viết hoa. Bùi Kim Anh không cần tạo vần cho những bài thơ văn xuôi và tự do này nhưng lại đem vào trong câu chữ đó những “năng lượng” đặc biệt để giai điệu ngân lên”. Như vậy có thể khẳng định rằng: những câu chữ trong thể thơ tự do của Bùi Kim Anh đã góp phần “tự làm mới những câu thơ khỏi cách nghĩ, cách diễn đạt thông thường và đem đến cho người đọc “một cái gì đó” đáng để suy ngẫm. Đây là hành trình đi tìm cái mới của một cây bút không còn trẻ” Bùi Kim Anh. (Song Nguyễn)
- 7 Không chỉ có những sáng tạo trong việc sử dụng các thể thơ truyền thống đến hiện đại, Bùi Kim Anh còn đặc biệt chú ý đến việc tìm tòi, chọn lọc những từ ngữ có giá trị biểu cảm và mang tính hình tượng cao. Chính từ những hình ảnh, những từ ngữ trong thơ - vừa chân thực lại sống động ấy đã góp phần tạo nên được những rung động sâu sa trong lòng người đọc. Khi đọc bài thơ Bia vẫn trắng của Bùi Kim Anh - tác giả Nguyễn Bá Phiếu đã nhận xét rằng: “một bài thơ có sức ám ảnh, bút lực mạnh mẽ, nghe da diết, sâu lắng, xúc động và đầy chất nhân văn”. Chính tác giả này cũng đã khẳng định: Góp phần làm nên thành công cho bài thơ chính một phần là nhờ vào việc sử dụng những hình ảnh và từ ngữ có tính chọn lọc của chính nhà thơ… Như vậy, qua quá trình khảo sát chúng tôi thấy rằng: thơ Bùi Kim Anh cũng đã thu hút được sự chú ý của một số cây bút nghiên cứu, phê bình và người đọc đương thời! Tuy nhiên, tất cả những ý kiến nhận xét đánh giá trên mới chỉ dừng lại ở dạng là những nhận xét, đánh giá các tập thơ, hoặc qua từng bài thơ chứ chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện thơ Bùi Kim Anh nói chung cũng như nghiên cứu về “Cái Tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh” nói riêng. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề này để tiếp cận thơ của nữ tác giả khá đặc biệt này. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm cái Tôi trữ tình ở thơ Bùi Kim Anh nhằm mục đí ch: chỉ ra những đặc điểm riêng , những sáng tạo và những đóng góp riêng của nhà thơ Bùi Kim Anh đối với thơ nữ Việt Nam thời kỳ hiện đại. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm của cái Tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh ở cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật.
- 8 3.3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu toàn bộ sáng tác của Bùi Kim Anh, bao gồm 7 tập thơ đã in: Viết cho mình (1995), Cỏ dại khờ (1996), Lối mưa (1999), Bán không cho gió (2005), Lời buồn trên đá (2007), Lục bát cuối chiều (2008), Bắc lên ngọn gió mà cân (2010). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp khảo sát, thống kê - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp 5. Đóng góp của luận văn Tác giả luận văn cố gắng làm nổi bật đặc điểm của cái Tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh - trong cái nhìn toàn diện về cả nội dung và nghệ thuật. Luận văn ít nhiều góp phần gợi mở hướng tiếp cận nghiên cứu về một hiện tượng văn học cụ thể trong đời sống thơ ca Việt Nam hiện đại. Kết quả của luận văn sẽ góp phần chỉ rõ hơn sự phong phú và nét đặc sắc của thơ nữ Việt Nam thời kỳ hiện đại và là tài liệu tham khảo có ích cho việc giảng dạy văn học địa phương của tỉnh Thái Bình. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận và phần tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong ba chương: Chương 1: Khái quát về thơ nữ Việt Nam thời kỳ hiện đại và quá trình sáng tác của nhà thơ Bùi Kim Anh Chương 2: Nội dung cái Tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh Chương 3: Nghệ thuật thể hiện cái Tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh
- 9 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THƠ NỮ VIỆT NAM THỜI KỲ HIỆN ĐẠI VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ THƠ BÙI KIM ANH 1.1. Khái quát về thơ nữ Việt Nam thời kỳ hiện đại Thơ Việt Nam thời kỳ hiện đại được tính từ khi có phong trào Thơ Mới (1932 - 1945) 1.1.1. Vài nét về đặc điểm đội ngũ 1.1.1.1. Thời kỳ trước năm 1945 Trước phong trào Thơ Mới (1932 - 1945) trong lịch sử văn học dân tộc, tiếng nói của người phụ nữ đã để lại một dấu ấn đáng tự hào. Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XV trong đời sống văn học nước nhà đã có các nhà thơ nữ như: Lý Ngọc Kiều, Lê Ỷ Lan, Ngô Chi Lan... Đặc biệt, từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX đã có khá nhiều nhà thơ nữ xuất hiện như: Trịnh Thị Ngọc Thuỳ, Đặng Tiểu Thư, Trịnh Thị Ngọc Trúc, Đoàn Thị Điểm, Lê Ngọc Hân, Hồ Xuân Hương, bà Huyện Thanh Quan...Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX xuất hiện các nhà thơ nữ ở giai đoạn chuyển giao giữa thời kỳ Trung đại và Hiện đại gồm các tên tuổi như: Mai Am, Cao Thị Ngọc Anh, Sương Nguyệt Anh, Trần Ngọc Lầu, Trần Kim Phụng, Phan Thị Bạch Vân, Đạm Phương, Tương Phố, Sầm Phố... Những năm 1930 - 1945 là khoảng thời gian nền văn học Việt Nam hoàn tất quá trình hiện đại hóa. Ở giai đoạn này, hàng loạt các nhà thơ nữ của phong trào Thơ Mới ra đời. Mở đầu là Nguyễn Thị Manh Manh, sau đó là: Vân Đài, Anh Thơ, Hằng Phương, Mộng Tuyết, Ngân Giang, Thu Hồng, Cẩm Lai... Những đóng góp của các nhà thơ nữ trong những thời kỳ khác nhau của lịch sử văn học dân tộc đã làm phong phú thêm gương mặt thơ ca nước nhà.
- 10 Thơ nữ Việt Nam thời kỳ trước 1945 góp phần quan trọng làm nên cuộc cách mạng trong thơ ca dân tộc. Tuy về số lượng - so với các nhà thơ khác giới thì số lượng các tác giả thơ nữ thời kỳ này còn ở một mức độ rất khiêm tốn, tiếng nói của họ còn yếu ớt, các tên tuổi nổi tiếng còn đếm trên đầu ngón tay. Tuy vậy, sự phong phú, sự đa dạng và sự thành công của đội ngũ các nhà thơ nữ trong thời kỳ Thơ Mới Việt Nam đã góp phần làm nên một nền thơ ca mới của dân tộc Việt Nam. 1.1.1.2. Thời kỳ từ năm 1945 đến nay Cách mạng tháng Tám thành công mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc, kỷ nguyên độc lập tự do và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong cuộc sống mới đó - mọi người dân thực sự được làm chủ xã hội, làm chủ vận mệnh của mình. Nhu cầu về đời sống tinh thần cũng như vật chất, đặc biệt là quyền bình đẳng của phụ nữ đã được xã hội quan tâm. Chị em phụ nữ đã được tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Đội ngũ các nhà thơ nữ ngày càng đông đảo hơn, họ đã dần khẳng định được tài năng và vị thế của mình trong đời sống văn học nước nhà. Thơ của các chị góp phần không nhỏ vào sự nghiệp văn học của dân tộc, vào công cuộc đấu tranh chống xâm lược và xây dựng đất nước. Các thế hệ nhà thơ nữ Việt Nam nối tiếp nhau liên tục phát triển đã khẳng định được tiếng nói của mình trên thi đàn dân tộc. Từ thế hệ các nhà thơ nữ hiện đại đầu tiên như: Nguyễn Thị Manh Manh (Nguyễn Thị Kiêm), Mộng Tuyết, Anh Thơ, Vân Đài, Hằng Phương, Ngân Giang, Cẩm Lai, Thu Hồng…; đến các nhà thơ thế hệ sau như: Lý Phương Liên, Thúy Bắc, Phan Thị Thanh Nhàn, Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ...; rồi tiếp theo là: Đoàn Thị Lan Luyến, Trần Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Mai, Lê Thị Mây, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Nông Thị Ngọc Hoà, Bùi Kim Anh, Trần Thị Vân Trung... ; và gần đây nhất là các nhà thơ nữ trẻ như: Vi Thuỳ Linh, Ly Hoàng
- 11 Ly, Phan Huyền Thư, Bình Nguyên Trang, Dạ Phương Thảo, Đường Hải Yến, Nguyễn Thuý Hằng...Số lượng các nhà thơ nữ Việt Nam ngày càng đông đảo. Hàng năm họ cho ra đời hàng trăm tập thơ và hàng ngàn bài thơ in đăng trên các loại báo chí. Tiếng nói của họ trên thi đàn dân tộc ngày càng mạnh mẽ hơn, có màu sắc riêng biệt và có sức hấp dẫn - hơn bởi "Thiên tính nữ" luôn được thể hiện một cách rõ nét với đặc sắc riêng của mình. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu của một số nhà thơ nữ có tên tuổi nổi bật như: "Theo cánh chim câu" (1964) "Hoa Dứa trắng" (1967), "Mùa xuân màu xanh" (1974) của nữ sĩ Anh Thơ, "Dòng máu trẻ" (1947), "Tơ tằm" (1963), "Màu xanh"(1972) của nữ sĩ Cẩm Lai; "Một mùa hoa" (1960) "Mùa gặt" (1961), "Chim én bay xa" (1962), "Hương Đất Nước" (1974" của thi sĩ Hằng Phương; "Mùa hái quả" của thi sĩ Vân đài... Tiếp đến là "Tiếng trầm" (1967) "Nỗi đau không lành" (1990) của Thuý Bắc; "Hương thầm" (1973" "Chân dung người chiến thắng" (1977) của Phan Thị Thanh Nhàn; "Hoa dọc chiến hào" (1974) "Tự hát" (1984), "Thơ xuân Quỳnh" (1982 - 1994) của Xuân Quỳnh; Tặng riêng một người" (1990), "Thơ Lê Thị Mây" (2003) của Lê Thị Mây; "Đề tặng một giấc mơ" (1999), "Hồn đầy hoa cúc dại" (2007), "Thơ tình Lâm Thị Mỹ Dạ" (2008) của Lâm Thị Mỹ Dạ; "Sóng thời gian" (2000), "Quà tặng" (2004), "Hoa trên gai" (2007) của Phi Tuyết Ba; "Em đi ngang chiều gió" (2001), "Người gánh vô hình" (2005), "Đứt dải yếm" (2007) của Nguyễn Thị Ngọc Hà; "Một mình khâu những lặng im" (2005), "Vệt trăng và cánh cửa" (2008) của Hoàng Việt Hằng; "Lối nhỏ" (1988), "Du nữ ngâm" (2006) của Dư Thị Hoài; "Ngôi nhà sau cơn bão" (1992), "Thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát" (2003), "Gió thổi tràn qua mặt" (2006) của Nguyễn Thị Hồng Ngát; "Cô gái và cầu vồng" (1995), "Nửa vòng bông gạo" (2001) của Đoàn Thị Ký; "Khát" (1999), "Đồng tử" (2005) của Vi Thuỳ Linh; "Chồng chị chồng em" (1991), "Thơ trữ tình" (2003), "Thơ với tuổi
- 12 thơ" (2005) của Đoàn Thị Lam Luyến; "Đẹp và buồn trong suốt như gương" (2005), "Giấc mơ hái từ cơn giông" (2008) của Lê Khánh Mai; "Một khúc sông trăng" (2001), "Tảo tần gót khuya" (2005) của Nguyễn Thị Mai; "Người đàn bà ngồi đan" (1985), "Mưa tuyết" (1991), "Ý Nhi Thơ" (2000) của Ý Nhi; "Khoảng cách cuối cùng" (1999), "Hoa bất tử" (2011) của Trần Thị Vân Trung; "Giá mà em từ chối" (2002), "Mưa mùa đông" (2004) của Nguyễn Thuý Quỳnh; "Lục bát cuối chiều" (2008), "Bắc lên ngọn gió mà cân" (2010) của Bùi Kim Anh… Tất cả hàng trăm tập thơ, hàng ngàn bài thơ của các nhà thơ nữ Việt Nam thuộc các thế hệ khác nhau đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của nền thơ ca dân tộc thời kỳ hiện đại. 1.1.2. Nét đặc sắc của thơ nữ Việt Nam Có thể thấy, nét đặc sắc chung của các nhà thơ nữ Việt Nam là: giàu nữ tính, tràn đầy yêu thương và lòng vị tha cùng đức hi sinh cao cả. Các nhà thơ nữ luôn có ý thức gắn những nỗi niềm tâm sự của cá nhân (thân phận cá nhân) với vận mệnh dân tộc bằng một giọng thơ dịu dàng, tình cảm, tràn đầy cảm xúc, đầy chất nhân văn. Nội dung chính của thơ nữ Việt Nam ở thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX là: lên án xã hội phong kiến bất công, chà đạp số phận con người nói chung và người phụ nữ nói riêng; thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình. Đặc biệt, những vấn đề về cuộc sống cá nhân của phụ nữ đã được chính những phụ nữ phản ánh, chính họ đã nói lên bằng những nỗi niềm và cuộc đời mình, bằng tấm lòng mình và trái tim mình. Vì thế, đã làm nên những tác phẩm văn học nổi tiếng rất đáng tự hào trong đời sống văn học nước nhà. Đa số các nhà thơ nữ thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (thời kì hiện đại hoá văn học) đã tham gia các hoạt động văn học nghệ thuật một cách khá sôi
- 13 nổi. Họ hăng hái làm thơ, viết văn, viết báo... ; họ tích cực góp tiếng nói của mình vào quá trình hiện đại hoá nền văn học nước nhà. Nội dung thơ, văn của họ đã thể hiện nỗi xót xa, đau đớn trước tình cảnh đất nước bị nô lệ, và gửi gắm nỗi niềm tâm sự cá nhân về tình yêu đôi lứa, về khát vọng tự do trong tình yêu và trong cuộc sống đời thường. Đặc điểm nổi bật trong sáng tác của nhà thơ nữ Việt Nam trong phong trào Thơ Mới (1932 - 1945) là bước đầu đã thể hiện được "cái Tôi cá nhân" với khát vọng được tự do, được bình đẳng và được khẳng định mình của người phụ nữ; và bộc lộ tiếng nói sâu sắc của mình với quê hương, đất nước, con người - với những tình cảm thiết tha, nồng nàn, đậm chất nhân văn, đầy nữ tính. Giai đoạn đầu thế kỉ XX đến năm 1945, xã hội Việt Nam có nhiều biến động lớn. Sự xâm lược và thống trị của thực dân Pháp đã làm nên những thay đổi căn bản của xã hội Việt Nam thời bấy giờ: từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội nửa thực dân phong kiến. Sự xuất hiện của "cái Tôi cá nhân" kết hợp với một không khí khá dân chủ trong văn chương đã tạo nên một nền văn học mới với sự đổi mới toàn diện về nội dung cũng như của nền văn học nước nhà. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện đội ngũ các nhà thơ nữ Việt Nam trong đời sống văn học lúc bấy giờ. Thơ nữ trong phong trào Thơ Mới đã được khẳng định với sự có mặt của 5 nhà thơ nữ được Hoài Thanh, Hoài Chân tuyển chọn và giới thiệu vào trong cuốn sách nổi tiếng: "Thi nhân Việt Nam" họ được xếp ngang hàng với các nam thi sĩ. Đó là một điều hết sức vinh dự cho các nữ sĩ trong phong trào Thơ Mới nói riêng và cho các tác giả thơ nữ Việt Nam nói chung thời hiện đại. Từ sau 1945, thơ nữ Việt Nam thực sự có những bước phát triển mới, mạnh mẽ hơn và sâu sắc hơn với những giọng điệu riêng, phong phú. Thơ của các chị đều có chung một đặc điểm: "thể hiện những điều tâm tình nhiều khi nhỏ nhặt nhưng góp phần nói lên đầy đủ cái phong phú đáng yêu của cuộc
- 14 sống mới này..." (Lê Mai (1997), "Cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa với các nhà thơ nữ" Tạp chí văn học (số 2), tr51-64). Thơ nữ Việt Nam hiện đại cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI tiếp tục khai thác hướng đề tài truyền thống, nói về thân phận người phụ nữ, về tình yêu, lòng thuỷ chung son sắt, tình mẹ con, bầu bạn... đồng thời, họ đi sâu khám phá những đề tài mới trong cuộc sống đầy biến động, với những va đập những thách thức mới, với niềm khát khao mãnh liệt hướng tới cái mới. Thơ nữ trẻ thế hệ 8x, 9x cố gắng khẳng định cái "Tôi" trẻ trung, góc cạnh, cái "Tôi" đầy tính cá thể trước mọi biến động của đời sống xã hội. Thơ họ nói lên tiếng nói cá nhân và bộc lộ những tư tưởng, những ý niệm của mình về cuộc đời, về xã hội, về thời đại. Có thể thấy thơ nữ là sự phản ánh tâm hồn, thế giới nội tâm của người phụ nữ, là cách nhìn đời thường qua lăng kính và trái tim của người phụ nữ. Chính vì thế thiên tính nữ với những số phận cụ thể, những khát vọng về hạnh phúc, tình yêu cũng như những vấn đề muôn thuở của nhân sinh và kiếp người phụ nữ... chính là những chiều sâu của các giá trị tiêu biểu của thơ nữ Việt Nam qua các thời kì. 1.2. Khái quát về quá trình sáng tác của nhà thơ Bùi Kim Anh Bùi Kim Anh sinh năm 1948 (quê Thái Bình) nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội trong một gia đình công chức. Bà học trường Đại học Sư phạm ngành Ngữ văn và dạy văn từ năm 1968 tại Hà Nội. Bà là một nhà giáo (một trí thức) yêu thơ và viết thơ, rồi dần trở thành một nhà thơ nữ có giọng điệu riêng biệt. Hiện bà đang là hội viên Hội nhà văn Việt Nam và đã từng công tác trong Ban Nhà văn nữ của Hội nhà văn Việt Nam. Bùi Kim Anh là người yêu văn chương từ nhỏ. Bà tập làm thơ khi mới học lớp 5. Thơ của bà được in trên báo từ năm 1980 và xuất bản cuốn thơ đầu tiên "Viết cho mình" (1995) tiếp theo là tập "Cỏ dại khờ" (1996), "Lối mưa"
- 15 (1999), "Bán không cho gió" (2005), "Lời buồn trên đá" (2007), "Lục bát cuối chiều" (2008), "Bắc lên gió mà cân" (2010) và sắp xuất bản tập thơ thứ 8. Với tập thơ đầu tay "Viết cho mình" ra đời, Bùi Kim Anh đã được nhận giải thưởng của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội. Bà cũng đã được nhận giải của cuộc thi thơ lục bát của Báo Giáo dục và thời đại, ngoài ra bà còn được một số giải của báo Văn nghệ, báo Hà Nội… Bùi Kim Anh đã làm thơ như một nhu cầu tự thân nhằm giải tỏa mọi ẩn ức và gửi gắm mọi nỗi niềm (đặc biệt là nỗi buồn), mọi nỗi suy tư cũng như những mối quan ngại sâu sắc về cuộc đời, về thế sự, về con người, cuộc sống… thời kỳ hiện đại. Qua thơ chị, người đọc thấy rõ một cái Tôi Cá Nhân, cái tôi của một người phụ nữ trí thức luôn đau đáu yêu thương, luôn khát vọng về một hạnh phúc (tưởng chừng như có thật), luôn đắng đót, xót xa nhưng đầy sự cảm thương, chia sẻ đối với những con người - đặc biệt là những con người có số phận bất hạnh, vất vả, khổ đau. Qua thơ chị, người đọc thấy rõ chân dung một người phụ nữ trí thức thời kỳ hiện đại: dịu dàng, nhân ái, luôn có ý thức sâu sắc về cái Tôi Cá Nhân của mình với tất cả niềm vui, nỗi đau, hy vọng và tuyệt vọng… trước cuộc đời đầy sống gió. Tuy vậy "cái Tôi" đó không bao giờ tách rời và đơn độc mà luôn muốn có một sự đồng cảm, sự sẻ chia chân thành, tha thiết với mọi người xung quanh, với cuộc sống vốn rất phong phú, phức tạp thời kì hiện đại này. Như đã nói ở trên, Bùi Kim Anh hay viết thơ lục bát, nhưng có những điểm khác với thơ lục bát truyền thống. Thơ lục bát của chị là một thứ thơ lục bát nhuần nhụy, nhưng không cũ, mang hơi thở cuộc sống, chứa đầy ưu tư và cảm xúc của con người thời kỳ hiện đại. Bên cạnh đó, chị cũng thường sáng tác theo thể thơ tự do một thể thơ rất phù hợp trong việc thể hiện sự tuôn trào của cảm xúc và những suy tư, trăn trở, đớn đau… không giới hạn trước số phận cá nhân, cũng như trước cuộc đời.
- 16 Có thể thấy, Bùi Kim Anh trong quá trình sáng tác của mình đã tạo nên được một giọng điệu thơ khá độc đáo, có màu sắc riêng biệt, thể hiện một cách rõ nét, sinh động cái Tôi trữ tình trong đời sống thơ ca nữ Việt Nam thời kì hiện đại. Tác giả Hiền Nguyễn cho rằng: Bùi Kim Anh làm thơ để tìm giá trị hạnh phúc, và chính nhà thơ Bùi Kim Anh cũng khẳng định: Tôi làm thơ cho chính mình. Cảm xúc của tôi được lấy từ chính cuộc sống thường ngày của mình và "chỉ khi nào có cảm hứng thì tôi mới viết. Có những ngày tôi làm một mạch được vài bài..." (Báo Điện tử Tổ quốc - Chuyên mục ý kiến - đối thoại 1/6/2009). Trong khoảng thời gian từ 1995 đến năm 2010, nhà thơ Bùi Kim Anh có khoảng hơn 400 bài thơ với 7 tập thơ: "Viết cho mình" (1995); "Cỏ dại khờ" (1996); "Lối mưa" (1999); "Bán không cho gió" (2005); "Lời buồn trên đá" (2007); "Lục bát cuối chiều" (2008); "Bắc lên ngọn gió mà cân" (2010). Và chị vẫn tiếp tục sáng tác và sắp cho ra đời tập thơ với cái tên dự định "Nhốt thời gian". Có thể chia các tác phẩm thơ của Bùi Kim Anh làm hai giai đoạn: Giai đoạn đầu: đầy sự trong trẻo, tin yêu, băn khoăn, day dứt, bao dung, hồn hậu... của một người phụ nữ - một cô giáo yêu người, yêu thơ và làm thơ; Giai đoạn sau: đau đớn, xót xa, quằn quại, hoài nghi, chua chát, cay đắng, đôi khi là tuyệt vọng nhưng vẫn toát lên chất vàng mười của lòng nhân hậu, sự hi sinh của lòng tự trọng, của bản lĩnh người mẹ, người vợ Việt Nam trong những lúc khó khăn nhất, bất hạnh nhất của cuộc đời. Người đọc đã bắt gặp một thứ tình cảm trong trẻo đầy sự tin yêu, bao dung và hồn hậu của một người phụ nữ trong thơ qua hàng loạt bài: Ngập ngừng, Buồn dang dở, Tím lỡ làng, Xa, Cho em gặp anh, Ngày không anh, Lạc khoảng trời, Nhặt trăng, Chơi vơi... Cũng như bắt gặp những nỗi đau đớn, xót xa, hoài nghi đôi khi là tuyệt vọng... trong
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 413 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 343 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn