intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Trùng quang tâm sử của Phan Bội Châu

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

29
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tham khảo một số bài nghiên cứu của các nhà phê bình nhằm làm rõ những vấn đề liên quan đến tác giả, tác phẩm Trùng Quang tâm sử; khảo sát những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong tác phẩm để thấy được tư tưởng nghệ thuật của tác giả đồng thời khẳng định những thành tựu mà tác phẩm đã đóng góp cho thể loại tiểu thuyết chương hồi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Trùng quang tâm sử của Phan Bội Châu

  1. gggg ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRỊNH THỊ THU HẰNG NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT TRÙNG QUANG TÂM SỬ CỦA PHAN BỘI CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thái Nguyên, năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRỊNH THỊ THU HẰNG NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT TRÙNG QUANG TÂM SỬ CỦA PHAN BỘI CHÂU CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS Nguyễn Hữu Sơn Thái Nguyên, năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. Phan Bội Châu (1867-1940) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày 23 tháng 8 năm 2012 Tác giả luận văn Trịnh Thị Thu Hằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ văn, Phòng quản lý và Đào tạo sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên – Đại học Thái Nguyên đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho em học tập. Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn PGS. TS Nguyễn Hữu Sơn, người trong suốt thời gian qua đã tận tình giúp đỡ và động viên để em hoàn thành luận văn này. Lời cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã hỗ trợ, động viên và cùng tôi vượt qua bao khó khăn trong quá trình vừa làm vừa học. Thái Nguyên, ngày 23 tháng 8 năm 2012 Tác giả luận văn Trịnh Thị Thu Hằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục ............................................................................................................. i MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 NỘI DUNG.........................................................................................................9 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÁC GIẢ - TÁC PHẨM VÀ VẬN DỤNG LÍ THUYẾT TỰ SỰ TRONG NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM ..........9 1.1. Về tác giả - tác phẩm Trùng Quang tâm sử............................................. 9 1.1.1. Vấn đề xác định tác giả ..................................................................... 9 1.1.2.. Về tác giả Phan Bội Châu .............................................................. 10 1.1.3. Vấn đề xác định tên gọi của tác Phẩm ............................................ 16 1.2. Việc vận dụng lý thuyết tự sự trong nghiên cứu tác phẩm .................... 18 1.2.1. Khái lược về tự sự học .................................................................... 18 1.2.2. Tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử với hướng nghiên cứu tự sự học 21 Chƣơng 2. CÁC PHƢƠNG DIỆN CỦA NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT TRÙNG QUANG TÂM SỬ ................................ 25 2.1. Tổ chức điểm nhìn trần thuật ................................................................. 25 2.1.1. Điểm nhìn từ bên ngoài - điểm nhìn chi phối thế giới nghệ thuật Trùng Quang tâm sử .................................................................................. 25 2.1.2. Cái nhìn của tác giả về quá khứ và mối quan hệ với hiện tại ......... 28 2.2. Tổ chức nhịp điệu trần thuật .................................................................. 32 2.2.1. Phối hợp các thành phần mang tính động và tĩnh trong trần thuật . 32 2.2.2. Tổ chức các yếu tố thời gian ........................................................... 34 2.3. Nghệ thuật kết cấu ................................................................................. 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. ii Chƣơng 3. HƢ CẤU – MỘT YẾU TỐ ĐẶC SẮC TRONG CẤU TRÚC TỰ SỰ CỦA TRÙNG QUANG TÂM SỬ ......................................... 41 3.1. Hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử ............................................................ 41 3.1.1. Hư cấu nghệ thuật và mối quan hệ với tính chân thực lịch sử ........ 41 3.1.2. Về hai khuynh hướng lịch sử hoá tiểu thuyết và tiểu thuyết hóa lịch sử ........................................................................................................ 48 3.2. Nghệ thuật hư cấu trong tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử .................... 50 3..2.1. Hư cấu nhân vật.............................................................................. 50 3.2.2. Hư cấu sự kiện ................................................................................. 68 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trùng Quang tâm sử hay còn gọi là Hậu Trần dật sử là cuốn tiểu thuyết bằng Hán văn của nhà văn, nhà chí sĩ Việt Nam Phan Bội Châu, được viết theo thể chương hồi. Tác phẩm phản ánh những biến cố, thăng trầm của một giai đoạn trong suốt chiều dài của tiến trình lịch sử Việt Nam, gắn liền với người anh hùng Trần Quý Khoáng, đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên chống quân Minh xâm lược đời Hậu Trần – thể hiện khát vọng độc lập, tự do, bình đẳng, đồng thời, khẳng định sức mạnh hào hùng, vô địch của truyền thống đoàn kết chống lại ách thống trị của ngoại bang. 1.2. cuốn tiểu thuyết ra đời đã có những đóng góp to lớn về nội dung và nghệ thuật vào nền văn học trung đại Việt Nam nói chung và văn xuôi Việt Nam nói riêng. Trùng Quang tâm sử đã đánh dấu một bước phát triển và hoàn thiện của thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam, bằng lối văn mới mẻ, trong sáng. Cùng với sự du nhập của văn học phương Tây qua “cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ” (chữ dùng của Hoài Thanh) của xã hội Việt Nam thời kỳ bấy giờ, những thành công của thể loại tiểu thuyết này, đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại các giai đoạn tiếp sau. 1.3. Trùng Quang tâm sử chứa đựng một hệ thống nghệ thuật đa dạng, tiêu biểu hơn cả là nghệ thuật tự sự được tác giả thể hiện rất thành công trong quá trình xây dựng tác phẩm. Trùng Quang tâm sử là một tác phẩm đặc sắc của Phan Bội Châu về nhiều phương diện. Nhưng trên thực tế, có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm này. Đặc biệt là phương diện nghệ thuật tự sự của tác phẩm. Thiển nghĩ, chỉ có thể hiểu một cách sâu sắc, thấu đáo và toàn diện về cuộc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. 2 đời, sự nghiệp của Phan Bội Châu và tác phẩm Trùng Quang tâm sử một khi việc nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề này được chú trọng đúng mức. 2. Lịch sử vấn đề Trùng Quang tâm sử có giá trị nhiều mặt về lịch sử cũng như văn học, nhưng từ ngày được “sinh ra”, “nó đã ngủ một giấc dài, có hơn nửa thế kỷ” – lời của Đặng Thai Mai [76,217]. Trong những năm gần đây, khi mảng tiểu thuyết lịch sử bắt đầu được các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu, Trùng Quang tâm sử đã và đang thu hút được sự chú ý nhiều hơn. Nhưng nhìn chung, các nhà nghiên cứu chỉ mới đi sâu vào từng khía cạnh cụ thể như: kết cấu, ngôn ngữ, nhân vật, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật... Do vậy, còn nhiều vấn đề đặt ra cần được tiếp tục được giải quyết. Có thể dẫn chứng một vài ví dụ như sau: Về tác giả của Trùng Quang tâm sử, lúc đầu vẫn còn nhiều nghi ngờ, nhưng qua nhiều phân tích, khảo cứu các cứ liệu khoa học, cuối cùng Đào Duy Anh đã đi đến kết luận qua lời “Tựa” trong cuốn Phan Bội Châu toàn tập (tập 4): “đó là một bản tiểu thuyết do Phan Bội Châu sáng tác” [75,9]. Trong hoàn cảnh lịch sử chính trị lúc bấy giờ, dựa vào nội dung cũng như hình thức thể hiện, có thể khẳng định Phan Bội Châu chính là tác giả của Trùng Quang tâm sử. Bởi lẽ, bút pháp của tác phẩm đã không còn giống cách viết của các tiểu thuyết chương hồi ngày trước như Hoàng Lê nhất thống chí, An Nam nhất thống chí… Mặt khác khi đọc tác phẩm này, như Đặng Thai Mai nhận định: “người ta phải nghĩ đến, phải nhớ đến lối văn của Lương Khải Siêu và các đồng chí của Lương trong các tập “tân thư” Trung Quốc [75,12]. Về thời gian ra đời và bắt đầu được đăng của Trùng Quang tâm sử, trong cuốn Trùng Quang tâm sử (tiểu thuyết), Ngô Văn Bách dịch, Tôn Quang Phiệt hiệu đính (xuất bản năm 1971), theo Đặng Thai Mai qua bài viết “Cùng bạn đọc”, tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử: “được đăng từ số 8 (tháng 1 – 1921) đến số 132 (tháng 4 – 1925), ở đầu bài có ghi: “Trùng Quang tâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. 3 sử, bG trước, Hiến Hán dịch” [7,8] trên Binh sự tạp chí ở Hàng Châu, Trung Quốc. Nhưng chữ Bg có nghĩa là gì thì chưa có một đáp án chính xác. Cũng có thể đó là một “thủ thuật” để gây nên sự tò mò, chú ý ở người đọc, hoặc để che mắt bọn thực dân Pháp. Xét về mặt nghệ thuật, Phan Bội Châu đã có nhiều sáng tạo hơn, tuy nhiên, văn chương của ông ít nhiều vẫn còn ảnh hưởng tiểu thuyết chương hồi cổ điển, đúng như Đặng Thai Mai nhận xét: “văn tự sự thỉnh thoảng được viền mép với những “mẫu” phong cảnh trong những câu văn, thể biền ngẫu mỗi đoạn vài ba chục chữ, như ta đã từng đọc trong các truyện Tây du Tam quốc”[7,18]. Trong bài viết “Cùng bạn đọc” của cuốn Phan Bội Châu toàn tập (tập 4), Đặng Thai Mai đồng ý với Đào Duy Anh cho rằng: Nó được viết vào khoảng trước hoặc sau năm 1900 một hoặc hai năm. Mặc dù tập “dật sử” chưa thoát khỏi khuôn sáo của văn chương “nhà trường”, có những câu văn biền ngẫu, với nhiều đoạn miêu tả phong cảnh, nhưng tác phẩm đã có những nét mới, ảnh hưởng của văn chương tân thư. Có nghĩa là, cụ Phan đã sử dụng ngôn ngữ hiện đại của nước ngoài để bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình. Trong bài nghiên cứu “Về tác phẩm của Phan Bội Châu; Trùng Quang tâm sử hay Hậu Trần dật sử?”, Chương Thâu lại cho rằng ý kiến của Đặng Thai Mai về năm ra đời của Trùng Quang tâm sử là chưa chính xác. Đúng như tác giả bài viết nhận xét: “văn cụ hồi này rất nặng nề phong khí của kinh truyện. theo lối bát cổ, biền ngẫu lắm điển cố sâu xa, cú, từ đối nhau chan chát” [75,24-25]. Ngoài chủ trương hành động của nghĩa quân Trùng Quang cũng gần giống với Duy Tân hội nên Chương Thâu khẳng định: “quyển Trùng Quang tâm sử phải viết sau khi có Duy Tân hội” [75,26]. Hơn nữa, trong Trùng Quang tâm sử, Phan Bội Châu lại đề cập đến những vấn đề “bình đẳng”, “dân chủ” và vai trò của người phụ nữ được sánh ngang hàng với nam giới, thậm chí được coi trọng. Trong khi đó, Phan Bội Châu trước và sau khi xuất dương vẫn còn mang nặng tư tưởng quân chủ, chưa thoát ra khỏi đạo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. 4 “trọng thần, hiếu tử”. Vì thế, Chương Thâu xác định, cụ Phan viết Trùng Quang tâm sử vào những năm 1917 – 1918, là thời kỳ cụ bắt gặp tư tưởng của cách mạng tháng 10 Nga lan sang Trung Quốc. Qua đó, có thể thấy rằng, đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về thời gian ra đời của Trùng Quang tâm sử, nhưng điều đó không ảnh hưởng nhiều đến những giá trị đích thực mà tác phẩm mang lại cho nền văn học trung đại Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Mặc dù thuộc thể loại tiểu thuyết chương hồi, nhưng theo nhận xét của Chương Thâu, Trùng Quang tâm sử là: “một tác phẩm dày với lối văn mới mẻ, trong sáng, phóng bút…” [8,32]. Về thời gian tìm ra tác phẩm, theo Từ điển Văn học, văn bản Trùng Quang tâm sử lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1957 qua một bản chép tay được Trần Lê Hữu dịch và xuất bản, với tên gọi là Hậu Trần dật sử (pho sử xót lại của thời Hậu Trần). Trong khi đó, theo lời “Tựa” của cuốn Trùng Quang tâm sử, không trung duyên (tiểu thuyết luận đề) – xuất bản năm 2005: năm 1954, trong những tài liệu của Trường sư phạm thu được ở Nghệ An sau phong trào phát động quần chúng nhân dân đấu tranh kháng thuế, các nhà nghiên cứu tìm thấy một quyển sách chữ Hán viết tay, không có đề mục gồm 96 trang khổ 21 x 28 cm, tất cả chừng hơn 4 vạn 5 nghìn lời. Và theo Đào Duy Anh: “thể theo ý của tác giả nhằm biểu dương những anh hùng vô danh trong cuộc vận động khôi phục nhà Trần, mà lịch sử đã lãng quên chưa chép hết, chúng tôi nghĩ đặt tên nhan đề cho tập truyện này là Hậu Trần dật sử …kể ra đã “tạm ổn” và hợp tình, hợp lý rồi. Nhưng đó chỉ là vấn đề “tạm” vì chưa tìm đúng tên húy của nó mà thôi. Chính ra tên thật của nó là Trùng Quang tâm sử” [8,27]. Như vậy, Hậu Trần dật sử cũng chính là Trùng Quang tâm sử, “tâm sử của trại Trùng Quang hay là tâm sử của đời Trùng Quang. Chữ tâm sử vừa có ý nghĩa tiểu thuyết vừa có ý nghĩa lịch sử” [8,27]. Bởi, Trùng Quang tâm sử đã thực sự làm sống lại một thời kỳ hào hùng của dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. 5 tộc trong lịch sử chống ngoại xâm, đồng thời, góp phần quan trọng tạo nên giá trị sự nghiệp thơ văn của Phan Bội Châu. Trong bài nghiên cứu “Về cuốn Trùng Quang tâm sử”, Đặng Thai Mai đề cập đến nhiều yếu tố tưởng tượng chiếm vị trí quan trọng trong tác phẩm, cùng với những chi tiết “phản lịch sử" độc đáo, giàu sáng tạo, mục đích giúp độc giả hiểu rằng, khi nói đến giặc Ngô cũng chính là nhằm vào thực dân Pháp. cuốn tiểu thuyết như một chứng cứ quan trọng phản ánh hiện thực cuộc sống của nhân dân ta dưới ách áp bức, bóc lột, đàn áp dã man của kẻ thù xâm lược cuối thế kỷ XIX đầu XX. Nhưng theo tác giả bài viết: “Trùng Quang tâm sử không hề có ý vị một pho lệ sử” [74,217]. Khi tổ quốc bị xâm lăng, mọi người Việt Nam yêu nước đều một lòng một dạ đứng lên đánh đuổi kẻ thù mà không “ngồi rên rỉ” với “tình non nước” trước cảnh “bức địa đồ rách” – nhận định của Đặng Thai Mai [74,217]. Ông cho rằng, dù chưa thoát ra khỏi khuôn sáo của những câu chuyện anh hùng trong Tam quốc chí hay Thủy hử nhưng cấu tứ của tác phẩm vẫn có những nét độc đáo riêng. Câu chuyện diễn ra mang đậm tính Việt Nam: “đều được gọi theo lối Việt Nam chép bằng chữ Nôm: ông Chân, cô Chí, chú Cữu, cu Chìm, anh Phúc” [75,218]. Tất cả đều là những anh hùng thảo dã vô danh, đứng bên cạnh nhau, bình đẳng nhau, không phân biệt nam, nữ. Vì thế, tác giả bài nghiên cứu đã đưa ra luận điểm: “Trùng Quang tâm sử là một cuốn tiểu thuyết có ý nghĩa luận đề về cách mạng Việt Nam. Phan Bội Châu là người đầu tiên chú trọng đến địa vị người phụ nữ, đến lực lượng thanh niên trong công cuộc cách mạng dân tộc. Cũng là người đầu tiên đã nhận rõ ý nghĩa toàn dân của cách mạng Việt Nam và đã nêu rõ sự cần thiết đoàn kết toàn dân để hoàn thành cách mạng dân tộc” [75,219]. Kết thúc bài nghiên cứu, Đặng Thai Mai cho rằng: “công cuộc dẹp giặc để lấy lại nước nhà, khi chúng ta khép tập sách lại, vẫn còn bỏ dở, chưa phải là đã đi tới thắng lợi … và tập sách này cũng không phải là tập tiểu sử của “những anh hùng thất bại”… đúng hơn, đây là câu chuyện của những người “anh hùng vô danh” [75,222]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. 6 Trên tạp chí văn học số 9 (1999), Bùi Văn Lợi có bài: “Mối quan hệ giữa tính chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX”. Có thể hiểu vấn đề chính tác giả đề cập ở đây là, trong tiểu thuyết lịch sử, việc sử dụng các yếu tố lịch sử làm cốt yếu nhưng theo quan điểm của tác giả bài viết: “một trong những đặc điểm quan trọng nhất là người nghệ sĩ phải làm sống lại những tài liệu lịch sử bằng trí tưởng tượng, bằng quyền hư cấu và sáng tạo nghệ thuật của mình” [44,83]. Trên tạp chí văn học số 5 (1979), Nguyễn Phương Chi với bài viết: “Trùng Quang tâm sử hay là hình ảnh cuộc kháng chiến chống Trung Quốc xâm lược của quân dân nhà Hậu Trần qua con mắt một sĩ phu chống Pháp” đã có ý kiến rằng, việc đánh giá tác phẩm Trùng Quang tâm sử không nằm trong phạm vi hẹp. Không phải chỉ là việc thông qua câu chuyện của những nhân vật anh hùng ngày xưa để nói đến những con người ở đầu thế kỷ XX, mà vấn đề cụ Phan đặt ra trong tác phẩm chứa đựng rất nhiều chi tiết “phản lịch sử” mang dụng ý của tác giả. Cũng không chỉ là câu chuyện viết về giặc Ngô nhằm ám chỉ thực dân Pháp. Nó phản ánh những vấn đề chung như tác giả Nguyễn Phương Chi đã nói: “đó là quy luật về sự vùng dậy tất yếu của đất nước và con người Việt Nam mỗi khi bị đô hộ, áp bức. Và đấy mới là cái cốt lõi của hiện thực, cái quy định giá trị hiện thực, giá trị lâu dài của tác phẩm” [14,123]. Thông qua số phận của từng nhân vật, hiện thực phát lộ từng mảng rõ nét hơn, chi tiết hơn về thực trạng đen tối và khắc nghiệt bao trùm xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trong đó, mỗi số phận được khắc họa vừa cụ thể, vừa có tính chất điển hình, kết hợp hài hòa giữa hiện thực trữ tình và trí tưởng tượng phong phú của tác giả, đem lại giá trị hiện thực chân chính cho Trùng Quang tâm sử. Theo tác giả bài viết, câu chuyện mà cụ Phan nêu trong tác phẩm cũng là một bản án đanh thép tố cáo chế độ thực dân đương thời. Sợi dây xích màu đỏ tạo nên mối liên hệ giữa hai thời kỳ cách xa nhau này là những đặc điểm tương đồng về mặt lịch sử giữa hai thời đại. Hiện thực của Trùng Quang tâm sử, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. 7 theo Nguyễn Phương Chi là: “hiện thực kết tinh đậm đặc về xã hội Việt Nam bị xâm chiếm, đô hộ từ hàng ngàn năm với những cảnh ngộ, những số phận, những sự đọa đầy luôn luôn được lặp đi lặp lại” [14,125]. Nguyễn Phương Chi còn phát hiện ra những tính cách điển hình trong tác phẩm cũng là những tính cách tiêu biểu của con người Việt Nam khi đối mặt với những kẻ thù xâm lược. Đó là những con người anh hùng được Phan Bội Châu khắc họa với tất cả sự sảng khoái và lòng ngưỡng mộ. Nghệ thuật sử dụng kết cấu hướng tâm trong tác phẩm thể hiện rõ ý đồ tác giả là, muốn đưa hoàn cảnh riêng của các nhân vật vào hoàn cảnh chung để nhân vật có điều kiện bộc lộ tính cách ở mức độ cao nhất. cho nên, thế giới nhân vật của Phan Bội Châu vừa phong phú, vừa mang những nét chung nhất của con người Việt Nam yêu nước. Phan Bội Châu đã xây dựng nên một hệ thống những anh hùng thảo dã, vô danh nhưng không bao giờ mờ nhạt, bị động, xuất hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Là nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát tác phẩm Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu, bên cạnh đó tham khảo bộ Đại Việt sử kí toàn thư để so sánh. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng phương pháp sau: - Phương pháp phân tích. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp tổng hợp. - Phương pháp thống kê. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn tham khảo một số bài nghiên cứu của các nhà phê bình nhằm làm rõ những vấn đề liên quan đến tác giả, tác phẩm Trùng Quang tâm sử. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. 8 Khảo sát những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong tác phẩm để thấy được tư tưởng nghệ thuật của tác giả đồng thời khẳng định những thành tựu mà tác phẩm đã đóng góp cho thể loại tiểu thuyết chương hồi. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm 3 chương: Chƣơng 1: Những vấn đề về tác giả - tác phẩm và việc vận dụng lí thuyết tự sự trong nghiên cứu tác phẩm Chƣơng 2: Các phƣơng diện của nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử Chƣơng 3: Hƣ cấu – Một yếu tố đặc sắc trong cấu trúc tự sự của Trùng Quang tâm sử Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. 9 NỘI DUNG Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÁC GIẢ - TÁC PHẨM VÀ VẬN DỤNG LÍ THUYẾT TỰ SỰ TRONG NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM 1.1. Về tác giả - tác phẩm Trùng Quang tâm sử 1.1.1. Vấn đề xác định tác giả Theo lời “Tựa” trong cuốn Phan Bội Châu toàn tập (tập 4) Đào Duy Anh nhận định rằng đây là công trình sáng tác của nhà chí sĩ Phan Bội Châu. Trong tình thế chiến tranh và trong hoàn cảnh học thuật tư tưởng nước ta lúc bấy giờ, căn cứ vào nội dung tập sách cũng như căn cứ vào hình thức văn chương đây chỉ có thể là do ngòi bút của Phan Sào Nam viết ra. Trong long mạch tiểu thuyết lịch sử, bút pháp của tác phẩm đã xa hẳn lối viết của các tập truyện dài ngày xưa như Hoàng Lê nhất thống chí, hay An Nam nhất thống chí. Tác giả tập tiểu thuyết này có phần chắc là đã đọc, đã nghiền ngẫm nhiều lối văn Tân dân tùng bá. Và, hồi đó, nếu có một nhà văn Việt Nam có thể nói là nắm tương đối vững được văn pháp tân thư của Trung Quốc, thì người ấy chính là Phan Bội Châu. Rồi nếu như ta theo dõi sân khấu hoạt động các nhân vật của cuốn tiểu thuyết này, từ tỉnh thành Nghệ An, từ Nghi Lộc, Hưng Nguyên, lên Nam Đàn, Thanh Chương, Anh Sơn, xuống Yên Thành, Phủ Diễn, rồi ngược Phủ Qùy, Phủ Tương, và đi đường “thượng đạo” vào đến mạn Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, thì lại càng thấy rõ rằng: bấy nhiêu địa hạt với những thị trấn quen thuộc khác như Chợ Rộ, Chợ Chế, Chợ Rạng, Chợ Dừa, Chi Nê, Chợ Ròn v.v…, cũng là những trạm nghỉ chân của ông đầu sứ San, hay ông Giải San (tức Phan Bội Châu) trên con đường “bôn tẩu quốc sự” vào khoảng 1898 – 1902. Ngay cả vấn đề chiến thuật chiến lược theo sự bố trí trong tập tiểu thuyết này nữa nếu ta đem so sánh với kế hoạch Cách mạng của Phan tiên sinh hồi đó, thì sự phản ánh lại càng rõ rệt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. 10 hơn nữa. Cho nên, giả thuyết của giáo sư Đào Duy Anh đã được xây dựng trên một cơ sở lí luận khá chắc. Người hoài nghi vẫn có thể đặt lại vấn đề. Nhưng, cũng như Giáo sư Đào Duy Anh đã nói, ngẫm nghĩ kĩ về ý vị văn chương cũng như về nội dung tư tưởng của tác phẩm, thì ta chỉ có thể nghĩ đến Phan Bội Châu chứ không có thể tưởng tượng đến một người nào khác. Bây giờ nếu như có người cật vấn vẫn hoài nghi về tên tác giả cho rằng phỏng thuyết trên kia chỉ là xây dựng trên ấn tượng thì ta có thể để hai chữ “vô danh” khi nói về tên tác giả. Nhưng xét một cách khái quát ý kiến cho rằng Phan Bội Châu là tác giả của Trùng Quang tâm sử ngày càng được củng cố và đáng tin cậy. 1.1.2.. Về tác giả Phan Bội Châu 1.1.2..1. Con người Phan Bội Châu sinh ngày 26 – 12 – 1867 ở làng Sa Lam, xã Đông Liệt huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Quê chính là Đan Nhiệm cách Sa Lam độ vài cây số, nằm sát bên bờ tả ngạn sông Lam. Ông sinh ra trong một gia đình phong kiến hạng thấp “lấy nghiên làm ruộng, lấy bút làm cày”. Phan Bội Châu được thừa hưởng nhiều mặt tích cực từ cha mẹ. Cụ thân sinh Nguyễn Thị Nhàn là người hiền lành phúc hậu và rất thương người. Bà thường dậy cho Phan Bội Châu thuộc lòng một số bài thơ trong Kinh Thi, là người có ảnh hưởng lớn đến nhân cách và con người Phan sau này. Cùng với những yếu tố về gia đình, Phan Bội Châu còn chịu ảnh hưởng nhiều của quê hương xứ Nghệ, nơi có truyền thống anh hùng, truyền thống văn hóa, đã từng sản sinh ra rất nhiều nhân tài cho đất nước. Những yếu tố về gia đình, về quê hương cùng với thiên chức bẩm sinh đặc biệt thông minh nổi tiếng “thần đồng” khiến cho tài năng văn học của cậu bé San nảy nở và phát triển từ rất sớm. Tập “Phan Bội Châu niên biểu” cho biết: Sáu tuổi theo cha đi học có ba ngày đọc thuộc lòng quyển “Tam tự kinh”, bảy tuổi đã hiểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. 11 được Kinh truyện và viết “Phan tiên sinh luận ngữ”, tám tuổi đã thông thạo các kiểu văn cử tử, mười ba tuổi đỗ đầu huyện , mười sáu tuổi đỗ đầu xứ, ba mươi tuổi đỗ giải Nguyên trường Nghệ An với vinh dự độc nhất vô nhị trong lịch sử khoa cử Việt Nam: “Bảng một tên lừng lẫy tiếng làng văn ”. Phan Bội Châu ra đời đúng vào năm lục tỉnh Nam kì mất trọn vào tay Pháp (1867) “tiếng khóc chào đời như đã báo trước cho tôi rằng: mày sẽ phải làm một người dân mất nước” (Phan Bội Châu niên biểu). Lớn lên trong cảnh đất nước bị giặc chiếm, làng quê bị tàn phá, cả một xã hội đang bị phân hóa kịch liệt chìm ngập dưới ngọn sóng tư bản chủ nghĩa. Tình đối với quê hương đất nước, chí căm hờn đối với “dị tộc xâm lăng” bị kích thích đến tột độ. Phan Bội Châu nói mình có “bầu máu nóng” đó chính là lòng yêu nước và ý chí cứu nước dậy lên từ thuở còn thơ. Thực ra cái bản tính chẳng do trời phú mà do ảnh hưởng của truyền thống dân tộc và quê hương. Những tình cảm sôi nổi bồng bột nhưng vô cùng quý giá đó là bước khởi đầu dẫn dắt Phan Bội Châu vào con đường cách mạng. Lòng yêu nước đã khiến Phan Bội Châu từ một nhà nho thành một chiến sĩ yêu nước kiên cường bất khuất, sẵn sàng tiếp thu và làm theo cái mới. 1.1.2..2. Cuộc đời Cuộc đời hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu có thể chia làm ba thời kì, tương ứng với ba giai đoạn sáng tác của ông: Trƣớc khi ra nƣớc ngoài Là thời kì “ẩn nhẫn nấp náu tu dưỡng ngấm ngầm”. Thời kì này, Phan Bội Châu ở nhà dạy học và nuôi cha già. Ngoài thời gian dạy học Phan Bội Châu còn bí mật liên kết với bạn bè, tìm đồng chí đọc tân thư tân văn, binh thư binh pháp. Lúc này, Phan Bội Châu viết văn chương cử tử, tuy vậy vẫn bộc lộ hoài bão của một người thanh niên đầy nhiệt huyết với dân với nước, có ý chí bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. 12 “Nước non Hồng Lạc còn đây mãi Mặt mũi anh hùng khá chịu ri Giang sơn còn vẽ mặt nam nhi Sinh thời thời thế phải xoay nên thời thế. Phùng xuân hội may ra thì cũng dễ Nắm địa cầu một tí con con Đạp toang hai cánh càn khôn Đem xuân vẽ lại cho non nước nhà Hai vai gánh vác sơn hà" (chơi xuân) Thời kì hoạt động ở nƣớc ngoài (1905 – 1925) Thời gian này ông tổ chức và phát triển phong trào Đông Du cho học sinh đi du học ở nước ngoài để làm nòng cốt cách mạng. Ông giao thiệp với các nhà chính trị nổi tiếng của cách mạng tư sản Trung Quốc, Nhật…Ông viết văn viết thơ tuyên truyền khích lệ phong trào cách mạng ở trong nước. Thơ Phan Bội Châu thời kì này hào hứng sôi nổi nhất với nhiều tác phẩm như: Việt Nam vong quốc sử; Việt Nam quốc sử khảo, Hải ngoại huyết thư, Ai cáo Nam kì phụ lão thư, các truyện và đặc biệt là tiểu thuyết “Trùng Quang tâm sử”… tất cả đều được viết bằng chữ Hán, ghi lại nhiều chuyển biến về tư tưởng của Phan Bội Châu. Năm 1925, trên đường về Quảng Châu Phan Bội Châu bị bắt, kết thúc “Hai mươi năm lẻ” hoạt động tích cực ở nước ngoài. Đánh giá tích cực về giai đoạn này Giáo sư Đặng Thai Mai có viết: “Thời kì 1905 – 1925 là quãng đời oanh liệt và vẻ vang trong thân thế nhà chiến sĩ. Hai mươi năm ròng rã không một cuộc vận động yêu nước nào mà không thấm nhuần ít nhiều tinh thần của Phan Bội Châu. Trong phần tư đầu thế kỉ ba chữ Phan Bội Châu là dấu hiệu cao cả tập hợp mọi lực lượng chống thực dân Pháp ở trong nước và ngoài nước và cũng là thể hiện đẹp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. 13 đẽ , tiêu biểu cho tinh thần quật cường của cả dân tộc. Giữa những ngày tháng đau luôn luôn nhìn thấy trong ba chữ tên đó một tia hy vọng”. Thời kì làm “Ông già Bến Ngự”: Khi bắt Phan Bội Châu thực dân Pháp có âm mưu thủ tiêu nhưng bị lộ, chúng phải đem ra xử án công khai. Ông bị kết án tù khổ sai chung thân. Khi án này công bố, cả nước dấy lên phong trào đòi tha Phan Bội Châu. Trước sức mạnh của cả dân tộc, thực dân Pháp phải “tha bổng”. Chúng bắt ông về cư trú ở Huế. Nhân dân xây dựng cho ông một ngôi nhà dưới núi Ngự, bên bờ sông Hương. Từ lúc bị bắt giam cho đến khi mất, Phan Bội Châu phải sống trong cảnh của người tù giam lỏng – một cuộc sống khá thê lương, buồn tẻ và hiu quạnh: Đêm nghe con Vá chào ông Trộm Ngày lắng thằng Nghi kể chuyện tù Những năm tháng cuối đời, dù sống trong hoàn cảnh người tù bị giam lỏng, tấm lòng nhà chí sĩ họ Phan vẫn chất chứa bao nỗi niềm ưu ái, vẫn đặt kì vọng vào đồng bào. Trước lúc ra đi. Phan Bội Châu vẫn không quên lời nhắn nhủ tâm huyết với thế hệ trẻ: Nay đương lúc tử thần chờ trước cửa Có vài lời ghi nhớ về sau Chúc phường hậu tử tiến mau! (Từ giã bạn bè lần cuối cùng). Ngày 29 – 10 – 1940 Phan Bội Châu qua đời. Đám tang rất vắng vẻ bởi sự kiểm soát ngặt nghèo của bọn thực dân. Dẫu vậy, tên tuổi của một nhà chí sĩ yêu nước, một con người hoạt động hăng say chiến đấu vì nước vì dân, một nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc vẫn còn sống mãi với thời gian, vẫn sống mãi trong trái tim người dân Việt Nam. Cuộc đời 73 năm của Phan Bội Châu là cuộc đời hoạt động cho cách mạng. Cuộc đời của một con người hăng say với lý tưởng cứu nước. Từ tuổi thơ còn cắp sách đến trường cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay một điều luôn luôn nung nấu trong tâm can ông là giết giặc cứu dân. Ông đã cống hiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0