Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn: Phong Lê với quá trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
lượt xem 5
download
Đề tài nghiên cứu có cấu trúc gồm 3 chương trình bày nội dung: Phong Lê với quá trình 30 năm nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh; cách tiếp cận thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của nhà NCPB Phong Lê; một số đặc điểm về nghệ thuật trong quá trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của Phong Lê.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn: Phong Lê với quá trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
- 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN THỊ BẮC YẾN PHONG LÊ VỚI QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN THỊ BẮC YẾN PHONG LÊ VỚI QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS: Trần Thị Việt Trung THÁI NGUYÊN - 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1 M ỤC L ỤC Trang Mục lục 1 Danh mục các chữ viết tắt 3 Phần Mở đầu 4 Phần Nội dung 11 Chƣơng 1: Phong Lê với quá trình 30 năm nghiên cứu về thơ văn 11 Nguyễn Ái Quốc - Hổ Chí Minh. 1.1. Con người và sự nghiệp nghiên cứu phê bình văn học của 11 Phong Lê. 1.2. Quá trình 30 năm nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc 25 - Hồ Chí Minh của Phong Lê. Chƣơng 2: Cách tiếp cận thơ văn Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh 45 của nhà NCPB Phong Lê. 2.1. Phong Lê với việc khẳng định vai trò của tác gia Nguyễn Ái Quốc 45 – Hồ Chí Minh trong nền văn học Việt Nam hiện đại thế kỷ XX. 2.1.1. Vai trò quan trọng của tác gia Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh 46 với tư cách “người giải quyết những so le lịch sử”. 2.1.2. Khẳng định vai trò “người khai sáng” nền văn học Việt Nam 55 hiện đại đầu thế kỷ XX. 2.2. Phong Lê với khám phá “tâm hồn nghệ sĩ đích thực” 64 trong con người Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh. 2.2.1. Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh - một tâm hồn nghệ sĩ bẩm sinh 64 2.2.2. Cuộc hành trình Chân - Thiện - Mỹ của người nghệ sĩ 67 Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. 2.2.3. Phong Lê với việc tìm hiểu phong cách thơ văn của Bác. 71 2.2.4. Thơ văn của Bác –“ Thế giới không cùng cho những khám phá.” 76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 Chƣơng 3: Một số đặc điểm về nghệ thuật trong quá trình nghiên 80 cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh của Phong Lê. 3.1. Phong Lê với việc đặt đối tượng nghiên cứu trong một tổng thể 80 thống nhất của các mối quan hệ phong phú và phức tạp. 3.2. Khái quát hoá - một đặc điểm nổi bật trong phương pháp 89 NCPB của Phong Lê. 3.3. Phát hiện những nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ văn Bác Hồ 94 của Phong Lê 3.4 Một năng lực nghiên cứu dồi dào và những trang viết ngập tràn 99 cảm xúc. Phần kết luận 117 Tài liệu tham khảo 121 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. NCPB: Nghiên cứu phê bình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, là người Anh hùng giải phóng dân tộc và là một Danh nhân Văn hoá thế giới. Bác là một tác gia văn học lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Người đã để lại cho nền văn học dân tộc ở thế kỷ XX một khối lượng tác phẩm lớn thuộc nhiều thể loại, viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và từ nhiều năm nay thơ văn của Bác được đưa vào giảng dạy trong môn Văn của các trường phổ thông, Đại học, Cao đẳng. Chính vì vậy, sự nghiệp văn chương của Người là một đề tài lớn thu hút nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học, nhiều nhà giáo, nhiều người quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu. Tuy nhiên, những người nghiên cứu một cách hệ thống, một cách bền bỉ, tâm huyết và khẳng định được tiếng nói của mình trong việc nghiên cứu về thơ văn của Người đến nay chưa nhiều, có thể điểm được tên các nhà nghiên cứu đó như: Hà Minh Đức, Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh… Nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê là một trong số ít đó, đến nay ông đã có cả một quá trình 30 năm theo đuổi nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với tất cả sự kính trọng, niềm say mê, sáng tạo đầy tâm huyết của mình. Tìm hiểu quá trình nghiên cứu phê bình của Phong Lê về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một công việc rất có ý nghĩa, bởi chẳng những khẳng định được sự đóng góp quan trọng của ông trong lĩnh vực nghiên cứu thơ văn Bác Hồ nói riêng mà còn thấy được sự đóng góp của ông đối với sự nghiệp lý luận phê bình văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Đồng thời qua việc nghiên cứu này, người viết hy vọng sẽ góp tiếng nói vào việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật cũng như tư tưởng nghệ thuật của nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê với tư cách một tác gia văn học Việt Nam hiện đại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 5 Qua việc bước đầu tìm hiểu quá trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê về sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sẽ giúp ích cho bản thân người viết luận văn trong công việc giảng dạy thơ văn của Bác ở nhà trường phổ thông nói riêng, trong thời sự hiểu biết về một tác gia nghiên cứu phê bình Văn học hiện đại lớn và có uy tín của đời sống văn học Việt Nam hiện đại hiện nay nói chung. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết, việc nghiên cứu về thơ văn của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã diễn ra một cách rất phong phú và rộng rãi, đặc biệt kể từ khi Người được thế giới công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới. Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay của chúng tôi, ở trong nước các công trình nghiên cứu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh lên tới con số hàng nghìn, các công trình nghiên cứu riêng về thơ văn của Bác đã lên tới con số hàng trăm. Trong số đó nổi bật lên một số tác giả đã từng có quá trình nghiên cứu trên dưới 30 năm về thơ văn của Người và đã có những đóng góp đúng đắn, khẳng định việc tôn vinh các giá trị những sáng tác của Bác, của một Danh nhân văn hoá thế giới. Đồng thời những đóng góp của họ có ảnh hưởng khá rõ nét đến những người nghiên cứu phê bình, những người yêu thích thơ văn của Bác khác, nhất là các cây bút phê bình trẻ hiện nay và các giáo viên dạy văn ở các trường phổ thông, Cao đẳng và Đại học. Phong Lê là một trong những nhà nghiên cứu phê bình văn học tiêu biểu có uy tín như vậy ở lĩnh vực nghiên cứu này. Tuy nhiên, cho đến nay những bài viết, những nghiên cứu về nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê chưa phong phú và đặc biệt những bài viết về nghiên cứu của ông ở mảng thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh vẫn còn ít ỏi. Có một số bài viết về đề tài Phong Lê nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, nhưng mới chỉ xuất hiện ở dạng bài viết lẻ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 6 tẻ đăng trên các báo, tạp chí, trong các cuốn sách giới thiệu các gương mặt nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam hiện đại nói chung như: Bài viết giới thiệu về Phong Lê trong cuốn Nghệ tĩnh – gương mặt nhà văn hiện đại 1990 của Phan Diễm Phương. Phan Diễm Phương cho rằng nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê nghiên cứu về thơ văn của Bác theo cách khái quát: “Đặt vấn đề rộng ra” trong đời sống văn học ở thế kỷ XX. Bài viết của Nguyễn Đăng Điệp có tên Viết như một ám ảnh (Văn hoá số 908 tháng 7/2003). Tác giả cho rằng nhà nghiên cứu Phong Lê là “một trong những chuyên gia có uy tín” trong nghiên cứu về tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Trong bài viết Phong Lê và Văn học Việt Nam hiện đại, Tạp chí nghiên cứu văn học số 9/2004), Vũ Văn Sỹ khẳng định rằng tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và Nam Cao là hai tác gia lớn nhà nghiên cứu Phong Lê dành nhiều tâm huyết. Bài Phong Lê và cụm công trình được giải thưởng Nhà nước của Bích Thu (Báo Văn nghệ số 12/2006). Tác giả bài báo cho rằng nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê đã đi sâu vào phân tích để khẳng định vai trò của Bác trong văn học đầu thế kỷ đáp ứng hai yêu cầu lớn của thời đại đặt ra cho văn học là cách mạng hoá và hiện đại hoá. Lưu Khánh Thơ có bài Về văn học Việt Nam hiện đại – Nghĩ tiếp …của Phong Lê (Báo Văn nghệ số 22/2006). Trong bài viết, Lưu Khánh Thơ chỉ ra rằng với những hướng tiếp cận và suy nghĩ riêng, Phong Lê đã góp phần cùng các chuyên gia có uy tín trong nghiên cứu về tác gia Hồ Chí Minh khẳng định thành tựu và những giá trị nhiều mặt về thơ văn của Người Bài viết đăng trên báo Văn nghệ số 44/2006. Nổi bật lên là một số bài viết cụ thể về nghiên cứu phê bình của Phong Lê với thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của hai tác giả: Nguyễn Thanh Tú và Hồ Hoàng Thanh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 7 Nguyễn Thanh Tú trong bài viết đăng trên Báo Văn nghệ số 44/2006 có nhan đề Người của Nghề và Nghiệp cho rằng Phong Lê có hướng nghiên cứu về thơ văn của Bác là đặt thơ văn của Người trong bối cảnh rộng của lịch sử để thấy vai trò của Bác trong nền văn học dân tộc thế kỷ XX và chứng minh “ở bất cứ lĩnh vực nào Người cũng tìm được sự nhất trí tối ưu giữa tư tưởng và hành động”, Người đã sử dụng văn chương vào mục đích cách mạng. Tác giả của bài viết đã chỉ ra một vài đóng góp của nhà nghiên cứu Phong Lê ở đề tài này. Bài thứ hai của Nguyễn Thanh Tú có nhan đề Cuốn sách góp phần phác hoạ chân dung tổng thể Hồ Chí Minh - đọc Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: Hành trình thơ văn hành trình dân tộc của Phong Lê - (NXB Lao động 2000) ( Văn học Việt Nam hiện đại một góc nhìn – 2003). Nguyễn Thanh Tú đã nhận xét rằng: Phong Lê nghiên cứu về sự nghiệp văn chương của Bác trong bối cảnh tổng thể của văn học, trước hai yêu cầu trong thời đại và thơ văn của Bác đã giải quyết được cả hai yêu cầu là cách mạng hoá và hiện đại hoá. Tác giả Nguyễn Thanh Tú đã phân tích khá thuyết phục những khám phá, phát hiện mới của Phong Lê về thơ văn Bác Hồ trong cuốn sách này của ông. Hồ Hoàng Thanh trong bài viết Đọc “Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn học Việt Nam hiện đại” (Phong Lê) ( Về cái chân thật nghệ thuật – NXB Đà Nẵng – 2004) đã đi sâu phân tích, khẳng định rằng những nghiên cứu của Phong Lê về đề tài thơ văn của Bác Hồ là công trình nghiên cứu nghiêm túc, có hệ thống mạch lạc đem lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc. Nhìn chung các ý kiến nhận xét, đánh giá trên về nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê ở mảng đề tài thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đều thống nhất ở một điểm là đề cập đến hướng khai thác tiếp cận, cách diễn đạt của ông đối với đối tượng nghiên cứu là thơ văn Bác Hồ. Các ý kiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 8 đánh giá này theo chúng tôi cơ bản đã đúng và trúng với những nghiên cứu của Phong Lê. Thực tế cho thấy các ý kiến này chưa thành hệ thống mà chỉ dừng lại ở mức khái quát, ít có sự lý giải phân tích toàn diện suốt quá trình nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của Phong Lê. Nhưng đó lại là những điều quý báu gợi và giúp cho người viết luận văn mong muốn tìm hiểu sâu hơn, có hệ thống hơn về công trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê với mảng đề tài về thơ văn của Người. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê là một tác giả có uy tín, là một trong những cây bút lớn của giới nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam sau thời kì Đổi mới – 1986. Tuy nhiên, việc khắc hoạ chân dung của nhà nghiên cứu phê bình văn học này đến nay vẫn chưa thật sự được giới nghiên cứu phê bình văn học quan tâm một cách đúng mức, ngay ở cả mảng thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh - một mảng đề tài lớn, nổi bật trong quá trình nghiên cứu của ông, mảng đề tài mà ông tâm đắc và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu, vẫn chưa có người nghiên cứu một cách thấu đáo đầy đủ, một cách hệ thống, toàn diện. Do đó chúng tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu với hy vọng góp phần vào việc xây dựng chân dung nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê ở mảng đề tài mà ông tâm huyết nhất, có nhiều thành công cũng như có nhiều ảnh hưởng nhất đến với những người khác nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. 4. ĐỐI TƢỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi cần phải đọc, tham khảo và nghiên cứu các loại tài liệu sau: 4.1. Toàn bộ những bài viết, những công trình nghiên cứu của Phong Lê về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 4.2. Một số công trình nghiên cứu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của một số tác giả khác để so sánh với tác giả Phong Lê nhằm làm rõ những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 9 khám phá riêng biệt của ông về đề tài này (đặc biệt là các tác giả, nghiên cứu phê bình văn học có uy tín đương thời như: Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức …) 4.3. Các bài viết, các công trình nghiên cứu về Phong Lê, đặc biệt là các bài viết, các công trình nghiên cứu có liên quan đến mảng đề tài nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của Phong Lê. 4.4. Một số sách, tài liệu về lý luận, lý thuyết để làm công cụ lý thuyết, lý luận nghiên cứu về tác giả Phong Lê 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 5.1. Luận văn nghiên cứu phân tích và khẳng định những khám phá, phát hiện đúng đắn, sâu sắc đầy sáng tạo của Phong Lê trong các công trình nghiên cứu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Từ đó chỉ ra những đóng góp quan trọng của nhà nghiên cứu phê bình văn học Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, một cách khoa học và đúng đắn. 5.2. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu trên, luận văn tiếp tục làm rõ và khẳng định vai trò, vị trí nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê ở mảng nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của ông nói riêng và trong việc nghiên cứu phê bình các tác giả thơ văn hiện đại văn học Việt Nam nói chung. 5.3. Luận văn góp phần xây dựng chân dung nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê như là một gương mặt tiêu biểu của đội ngũ các nhà nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam hiện đại từ sau thời kỳ Đổi mới – 1986. Từ đó luận văn hy vọng chỉ ra một số đặc điểm về tư tưởng nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của nhà nghiên cứu phê bình văn học Phong Lê ở mảng đề tài nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của ông. Đó vừa là nhiệm vụ nghiên cứu vừa là những đóng góp của luận văn. 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 10 Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học và chủ yếu là các phương pháp sau: 6.1. Phương pháp nghiên cứu tác gia văn học 6.2. Phương pháp thống kê, so sánh 6.3. Phương pháp phân tích tác phẩm, tác gia văn học và các phương pháp tổng hợp khác. 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Luận văn gồm có các phần như sau: Phần Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5. Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của luận văn 6. Phương pháp nghiên cứu 7. Cấu trúc của luận văn Phần Nội dung Nội dung chính của luận văn được triển khai theo 3 bước: Chương 1: Phong Lê với quá trình 30 năm nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Chương 2: Cách tiếp cận thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của nhà NCPB Phong Lê. Chương 3: Một số đặc điểm về nghệ thuật trong quá trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cuả Phong Lê. Phần Kết luận Tài liệu tham khảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 11 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 PHONG LÊ VỚI QUÁ TRÌNH 30 NĂM NGHIÊN CỨU VỀ THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH Trong số những gương mặt tiêu biểu của chuyên ngành NCPB văn học. Ở nước ta từ sau thời kỳ Đổi mới (1986) đến nay, nhà NCPB văn học Phong Lê để lại ấn tượng sâu sắc đối với những người quan tâm tới đời sống văn học nước nhà. Ông là một chuyên gia trong lĩnh vực NCPB văn học Việt Nam hiện đại và là một trong số những người có quá trình nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh bền bỉ và sâu sắc ở nước ta hiện nay. 1.1. Con ngƣời và sự nghiệp NCPB văn học của Phong Lê 1.1.1. Vài nét về nhà NCPB văn học Phong Lê Nhà NCPB văn học Phong Lê có tên khai sinh là Lê Phong Sừ. Ông sinh ngày 10-11-1938 tại Sơn Trà - Hương Sơn – Hà Tĩnh, hiện nay ông đang sống tại Hà Nội. Phong Lê được sinh trưởng trong một gia đình có người cha làm nghề dạy học. Cha ông là một thầy giáo trường làng, một người chăm lo cho sự học của con cháu trong nhà trong họ, trong làng xóm một cách tự nhiên, không gò bó, đe nẹt theo lối của các nhà Nho xưa. Đối với ông, người cha đóng vai trò quan trọng trong con đường học hành và lập nghiệp của ông, đó là người tạo một khởi động quyết liệt cho ông từ một cậu bé trường làng trở thành người sinh viên ở Hà Nội vào năm 1956. Mẹ ông là con một nhà Nho nổi tiếng trong vùng nhưng chịu khó, chịu khổ, lam lũ, tần tảo để nuôi chồng nuôi con. Ông được thừa hưởng tính cách mạnh mẽ, quyết liệt từ người cha và sự bền bỉ cần cù của người mẹ. Với sự hiểu biết, sự hy sinh cùng những quyết tâm trong chí hướng giúp con lập nghiệp của các bậc sinh thành ra mình, Phong Lê đã may Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 12 mắn trong học hành và đi theo con đường nghiên cứu văn chương mà ông đã lựa chọn. Làng quê của ông là một xóm nghèo ven chân núi Mồng Gà của Sơn Trà - Hương Sơn – Nghệ Tĩnh, một làng quê hẻo lánh của dải đất miền Trung nép mình giữa núi và biển, quanh năm khắc khổ trong nắng gió, lụt bão. Ở đó có dòng sông La, có ngã ba Linh Cảm đã đi vào những bài ca sống mãi cùng năm tháng mà mỗi lần có dịp về quê Phong Lê thường dầm chân lâu trong dòng nước mát để cảm nhận được tình quê trong đó. Đó là mảnh đất được nhiều người biết đến bởi ở đó có những con người lam lũ, cần cù, nhọc nhằn trong kiếm sống và có truyền thống hiếu học. Đặc biệt, Hà Tĩnh được coi là mảnh đất có duyên với văn chương. Nơi đây có bao trí thức lên đường lập nghiệp trong đó có rất nhiều người trở thành nhà thơ, nhà văn mà tên tuổi của họ đã trở nên quen thuộc trong nền văn học dân tộc như: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Huy Cận, Xuân Diệu, Chính Hữu…. Đó là nơi Phong Lê đã gắn bó, là nơi chứa đầy kỷ niệm buồn vui của một thời niên thiếu ở ông về cuộc sống nghèo khó hằn sâu trong những con người nơi đây, qua những thăng trầm của lịch sử đất nước. Phong Lê mang trong mình những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đó là một hành trang quý đối với ông trong cuộc sống và trong công việc. Sinh ra và lớn lên từ Hà Tĩnh nhưng Phong Lê lại lập nghiệp và trưởng thành ở Thủ đô ngàn năm văn hiến. Đối với ông Hà Nội là quê hương thứ hai, là mảnh đất đem lại cho ông một sự nghiệp của cả một đời người. Ông đã từng tâm sự: “Nếu không ở Hà Nội, không có những tên tuổi mình từng quí chuộng và ngưỡng mộ và viết ở Hà Nội, không có thầy và bạn bè ở Hà Nội, không có những đam mê và quyến rũ ở Hà Nội …, nhất định không có những trang viết nói hộ cho tôi biết bao điều về một sự nghiệp tôi nguyện chung thuỷ suốt hơn 40 năm qua” [18,tr.5]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 13 Có thể nói hai miền quê yêu dấu, quê sinh và quê ở đã tạo nên một nhà NCPB văn học Việt Nam danh tiếng, có những đóng góp lớn cho sự nghiệp NCPB văn học Việt Nam hiện đại nói chung và sự phát triển của Viện Văn học nói riêng ở chỗ trong vai trò là một chuyên gia NCPB văn học và lãnh đạo Viện, Phong Lê đã góp phần đưa Viện Văn học thành một địa chỉ tin cậy, hấp dẫn đối với giới khoa học và bạn đọc nói chung. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội vào năm 1959, Phong Lê về công tác tại Viện Văn học ngay cuối năm đó. Từ khi nhận công tác đến nay ông luôn gắn bó chung thuỷ với Viện Văn học. Đối với ông Viện Văn học là nơi chứng kiến sự trưởng thành của ông, theo Phong Lê, đó là mái nhà ấm cúng đầy tin tưởng trong cuộc sống và trong công việc của ông. Ông đã tâm sự rằng: “Viện là nơi tôi trưởng thành. Nơi tôi có nhiều thế hệ bạn bè, trong đó cũng còn lưu lại một số người thầy đáng quý như Đặng Thai Mai, Hoài Thanh…, qua họ tôi tu dưỡng nghề nghiệp. Và đặc biệt qua họ tôi học cách viết văn sao cho có ý tưởng mới mẻ và có giọng điệu trong văn” [19, tr.378]. Trong suốt hơn 40 năm công tác tại Viện Văn học, ông đã có nhiều đóng góp, cống hiến trong lĩnh vực khoa học cả về chuyên môn và công tác quản lý đối với Viện Văn học nói riêng và đối với lĩnh vực NCPB văn học Việt nam hiện đại nói chung. Năm 1968, Phong Lê được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Ông là tổng biên tập Tạp chí Văn học lâu năm ở Viện và giữ cương vị Viện trưởng Viện Văn học suốt bẩy năm liền, từ năm 1988 đến năm 1995. Ông là hội viên Hội Văn học Việt Nam từ năm 1979. Năm 1984 ông nhận học hàm Phó Giáo sư ở tuổi 46 và đến năm 1991 nhận học hàm Giáo sư. Năm 2005 Phong Lê được vinh dự nhận giải thưởng Nhà nước về Khoa học, một giải thưởng cao quý đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 14 Phong Lê đã từng tham gia giảng dạy ở nhiều trường Đại học trong cả nước, đặc biệt là giảng dạy hệ đào tạo sau Đại học. Tính đến năm 2006, ông đã hướng dẫn thành công trên 30 luận văn Thạc sĩ, 15 luận văn Tiến sĩ. Trong số những học trò của ông có nhiều người trưởng thành trong lĩnh vực khoa học cũng như lĩnh vực quản lý trong và ngoài Viện Văn học. Nếu ai đã có dịp gặp gỡ hoặc tiếp xúc với Phong Lê thì đều nhận thấy ở ông một con người đôn hậu, bộc trực, giản dị, chân thành. Còn trong công việc ông là người chí thú say mê, có trách nhiệm cao ở mọi lĩnh vực, mọi vị trí. Là một biên tập viên, ông không ngừng học hỏi ở các bậc tiền bối như Hoài Thanh, Nam Mộc (bút danh Sơn Tùng), Vũ Đức Phúc… và say sưa tâm huyết với công việc. Khi trở thành Tổng biên tập ông luôn trăn trở với trách nhiệm của mình là để Tạp chí phát triển sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội và nhu cầu của người đọc. Với cương vị Viện trưởng Viện Văn học, trong trách nhiệm của người quản lý ông đặc biệt quan tâm tới sự phát triển của Viện theo hướng chuyên môn. Với công việc của một nhà NCPB văn học, ông coi đó là một nghề – nghề viết, và ông đi cùng với nó, cùng những nhọc mệt và nguồn vui. Gần 50 năm qua, Phong Lê “tận tâm tận lực”, “cày xới trên cánh đồng học thuật văn chương nước Việt” và ông chuyên sâu nghiên cứu phần văn học Việt Nam hiện đại. Với niềm đam mê tìm tòi, với trách nhiệm và tâm huyết của người say nghề nghiệp, ông đã thực hiện nghiêm túc công việc của một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp. Với ông viết là một thứ lao động vất vả, dầy công và là niềm vui, đòi hỏi người viết phải có thái độ nghiêm túc. Đến nay bước vào tuổi 70 nhưng ông vẫn miệt mài đam mê trên các trang viết. Sự say mê nhiệt tình trong công việc đã giúp ông tích luỹ được vốn kinh nghiệm nghề nghiệp lớn, tạo được niềm vui trong cuộc sống, trong nghiên cứu khoa học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 15 Ta bắt gặp trong Phong Lê một tư thế chủ động trong công việc đặc biệt là công việc nghiên cứu văn chương. Chính sự chủ động đó đã tạo nên thành công trong các công trình NCPB văn học của ông. Công việc của một người NCPB văn học đem đến cho Phong Lê niềm vui lớn. Viết đã trở thành niềm đam mê hứng khởi, thành định hướng cho một đời nghề nghiệp của ông. Ông tâm sự: “Ở đời như bất cứ ai mỗi người đều phải chọn cho mình lấy một nghề, tuỳ theo ham thích và khả năng của mình, khi thấy nghề đó là một cần thiết của xã hội. Cũng như mọi người, tôi đã chọn một nghề và tôi đi cùng với nó”. Phong Lê đã trở thành một nhà NCPB văn học Việt Nam hiện đại có những thành tựu lớn đóng góp cho sự phát triển của ngành NCPB văn học Việt Nam và nền văn học nước nhà. 1.1.2. Vài nét về sự nghiệp NCPB văn học của Phong Lê Bước vào nghề từ đầu năm 1960 cho đến nay, Phong Lê gắn bó và trở thành cây bút NCPB văn học Việt Nam hiện đại tiêu biểu, nhất là sau thời kỳ Đổi mới đến nay. Trước thời kỳ Đổi mới, cùng với văn học nói chung, ngành NCPB văn học phát triển theo sự định hướng của Đảng, nhằm hướng tới một nền văn học mới phù hợp với dân tộc và thời đại. Với tư cách là một hoạt động chuyên môn có tính chất đặc thù riêng, ngành NCPB văn học Việt Nam hiện đại đã tập trung vào khẳng định các thành tựu của văn học cách mạng, đấu tranh chống lại các hiện tượng văn học đi ngược đường lối văn học cách mạng. NCPB văn học đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại với quan điểm thẩm mĩ phù hợp với dân tộc trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước. Các nhà nghiên cứu có ý thức trân trọng, giữ gìn bảo vệ những thành tựu văn học phục vụ quần chúng cách mạng, hướng các hiện tượng văn học theo một quỹ đạo chung thống nhất phục vụ cho cuộc sống chiến đấu và xây dựng của nhân dân, phù hợp với mục tiêu cách mạng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 16 cụ thể. Các nhà phê bình văn học thường tập trung biểu dương các sáng tác của công, nông, binh, phản ánh đời sống chiến đấu và lao động khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là “đón nhận nồng nhiệt các sáng tác từ miền Nam tuyến lửa” như các sáng tác của Lê Anh Xuân, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng … Đồng thời các nhà phê bình đã thẳng thắn phê phán những rơi rớt của thơ ca tiểu tư sản, hoặc các biểu hiện thiếu tính Đảng, lệch lạc trong tư tưởng của một số tác phẩm. Giới NCPB văn học thời kỳ này thường coi trọng vấn đề: đề tài, chủ đề, điển hình hoá, thế giới quan… của các tác giả văn học. Những nhà NCPB văn học thời kỳ này thường là những trí thức yêu nước, là những người nghệ sĩ, tâm huyết vì sự phát triển của nền văn học nước nhà, tiêu biểu như: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Cao Huy Đỉnh, Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Phan Cự Đệ, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Nhị Ca, Phong Lê, Hà Minh Đức, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đình Thi… Do điều kiện lịch sử cụ thể, NCPB văn học không tránh khỏi hạn chế là sự nhìn nhận “giản đơn, sơ lược” trong đánh giá và định hướng phát triển cho nền văn học, do đó chưa khai thác hết đặc trưng thẩm mĩ vốn có của nền văn chương, chưa kích thích phát huy triệt để được cá tính sáng tạo của nhà văn trong các sáng tác ở trong giai đoạn này. Đây cũng là hạn chế chung của cả nền văn học dân tộc thời kỳ đó. Trong chặng đường 40 năm trước thời kỳ Đổi mới, NCPB văn học đã hoàn thành sứ mệnh là khẳng định nền văn học mới với những giá trị nghệ thuật mới, tạo tiền đề cho sự phát triển của văn học theo xu hướng phù hợp với thời đại nói chung và sự phát triển của ngành NCPB văn học Việt Nam hiện đại nói riêng. Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI của Đảng đã thổi một luồng gió mới vào văn học, đem lại sự khởi sắc cho nền văn học Việt Nam ở thời kỳ lịch sử mới. NCPB văn học “vào cuộc” và đã phát huy hết vai trò đối với sự phát triển của nền văn học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 17 nói chung. Các nhà NCPB văn học có điều kiện đánh giá khách quan hơn những thành tựu văn học trước cách mạng Tháng Tám như phong trào Thơ mới, văn xuôi của nhóm Tự lực văn đoàn… mà thời kỳ trước chưa có dịp bàn đến. Một số tác giả như: Vũ Trọng Phụng, Phạm Quỳnh, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Tuân (trước cách mạng), Vũ Hoàng Chương…, được giới nghiên cứu đánh giá toàn diện về những đóng góp của họ cho sự phát triển của nền văn học dân tộc. Đối với văn học cách mạng giai đoạn 1945-1975, NCPB văn học đã đánh giá lại những điều còn bất cập bên cạnh việc trân trọng các thành tựu về nội dung và thi pháp của giai đoạn này. Trên tinh thần xây dựng một nền văn học tiến bộ của nước nhà, các nhà nghiên cứu đã tìm ra các giá trị nghệ thuật trong một số sáng tác trước đây bị quy chụp vội vàng oan sai, trả lại sự công bằng cho sáng tác nghệ thuật của một số tác giả như Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng, Hoàng Cầm. Các nhà nghiên cứu và phê bình văn học đã theo sát sự phát triển các tác phẩm văn học đương đại. Với “những cuộc trao đổi cởi mở nhiều hơn so với trước”, giới NCPB văn học quan tâm đến các hiện tượng văn học mang những yếu tố mới mẻ, so với văn học giai đoạn 1945 – 1975. Chẳng hạn như truyện ngắn mới của Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, các sáng tác thơ theo hướng hiện đại chủ nghĩa như thơ của Hoàng Hưng, Đặng Đình Hưng, Nguyễn Quyến, Lê Đạt, Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư … Các nhà nghiên cứu đã đánh giá khách quan về các hiện tượng văn học mới theo tinh thần dân chủ, bao dung trên cơ sở vì một nền văn học hiện đại phong phú của dân tộc. NCPB văn học thời kỳ này đã thật sự coi trọng tính chủ thể của người sáng tác, những quan niệm về con người, thế giới, tư duy nghệ thuật, cái nhìn nghệ thuật giọng điệu nhà văn được quan tâm. Giới NCPB văn học đã thừa nhận tính bản năng con người trong văn học. Đó là bước tiến mới trong nghiên cứu phê bình văn học hiện nay. Có thể nói ánh sáng Đổi mới đã giúp các nhà nghiên cứu khẳng định được toàn vẹn, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 18 hệ thống hơn với những gì mà văn học dân tộc đầu thế kỷ XX đến nay có được cả về thành tựu và hạn chế, trên cơ sở đó văn học Việt Nam có hướng phát triển theo xu thế tiến bộ hoà nhập với văn học nhân loại ở thời kỳ tiếp theo. Những người đã thực hiện trực tiếp công việc này, không ai khác chính là những nhà NCPB văn học, trong đó nổi bật những cây bút như: Văn Tâm, Vương Trí Nhàn, Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Đức Hiểu, Hà Minh Đức, Trần Đình Sử, Đỗ Lai Thuý, Phan Ngọc, Phong Lê, Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Ngọc Thiện, Phan Trọng Thưởng… Những thành tựu của mảng NCPB văn học trong thời kỳ Đổi mới vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của văn học Việt Nam, nó đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của văn học trong yêu cầu của thời đại và với chính bản thân văn học trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Nhìn lại chặng đường vừa đi qua ở thế kỷ XX, NCPB văn học phát triển mạnh trên sự hình thành ý thức văn học dân tộc và văn học hiện đại. NCPB văn học đã góp phần mở ra chân trời rộng lớn cho sự phát triển của văn học với những giá trị vĩnh cửu của con người, của nhân loại. Trong quá trình vận động, phát triển, NCPB văn học rất cần những cây bút mạnh mẽ, sung sức luôn trăn trở, có trách nhiệm về sự hưng thịnh của nền văn học Việt Nam hiện đại. Phong Lê là một trong những cây bút tiêu biểu trong đội ngũ các nhà NCPB văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt ở thời kỳ Đổi mới. Ông đã có những đóng góp lớn đối với chuyên ngành nghiên cứu văn học nói riêng và nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung trong giai đoạn lịch sử quan trọng này. Bước vào tuổi 70, với 47 năm liên tục gắn bó trong công tác NCPB văn học, nhà NCPB văn học Phong Lê có được một khối lượng công trình nghiên cứu lớn. Tính đến nay ông là tác giả của 15 cuốn sách in riêng, chủ biên trên 20 công trình tập thể về chuyên ngành văn học Việt Nam hiện đại. Trong đó, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 261 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn