intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ mới

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:137

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu trên các bình diện: Đề tài, hệ thống nhân vật, đặc điểm nghệ thuật để thấy được những đổi mới của Bảo Ninh trong sáng tác, từ đó có những đánh giá đúng đắn về những đóng góp của tác giả vào văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ mới

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _______***________ BÙI THỊ HỢI VĂN XUÔI TỰ SỰ CỦA BẢO NINH TRONG BỐI CẢNH VĂN XUÔI VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam MÃ SỐ: 60 22 34 HÀ NỘI- 2011
  2. Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Xuân Thạch Phản biện 1: PGS.TS Mai Hương Phản biện 2: PGS.TS Phạm Thành Hưng Luận văn được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn thạc sỹ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội Vào lúc 11h30', ngày 04 tháng 01 năm 2012 Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm thư viện Quốc gia Hà Nội
  3. Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.....................................................................................1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ............................................................................................3 3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...............................................................................10 4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................10 5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ................................................................................11 NỘI DUNG ..............................................................................................................11 CHƯƠNG 1: BẢO NINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI ..12 1.1. Những biến chuyển của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới .................12 1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội ................................................................12 1.1.2. Những đổi mới của văn xuôi từ sau 1975 ........................................13 1.1.3. Những khuynh hướng mới của văn xuôi ........................................19 1.1.3.1.Khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử kiểu mới ...............................19 1.1.3.2. Khuynh hướng nhận thức lại hiện thực ....................................22 1.1.3.3. Khuynh hướng triết luận ............................................................24 1.1.3.4. Khuynh hướng thực huyền ảo ...................................................27 1.2. Bảo Ninh và văn học Việt Nam đương đại.............................................30 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương ..................................................30 1.2.2. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh ....................................................33 1.2.3. Những truyện ngắn đặc sắc ..............................................................38 CHƯƠNG 2: SÁNG TÁC CỦA BẢO NINH – MÔT CÁI NHÌN MỚI VÈ HIỆN THỰC ............................................................................................................42 2.1. Nỗi ám ảnh quá khứ trong tác phẩm của Bảo Ninh ................................42 2.1.1. Kí ức về chiến tranh .............................................................................42 2.1.1.1. Khúc ca bi tráng về một thế hệ người Việt Nam anh hùng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước ......................................................43 2.1.1.2. Chiến tranh khốc liệt, tàn bạo và hủy diệt ...............................45 2.1.2. Hiện thực bất cập thời hậu chiến .........................................................50 2.1.3. Kí ức về Hà Nội bình yên và những biến động lịch sử ......................53 Luận văn thạc sĩ 134 Bùi Thị Hợi
  4. Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới 2.2. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Bảo Ninh ........................................56 2.1.1. Hình tượng người lính khiếm khuyết ..............................................56 2.1.2. Hình tượng người phụ nữ .....................................................................58 2.1.3. Hình tượng người trí thức, người nghệ sĩ ...........................................65 2.3. Những suy tư mới mẻ về hiện thực .............................................................70 2.3.1. Chiến tranh được nhìn từ góc độ nỗi buồn .........................................70 2.3.2. Số phận của con người trong lịch sử ...............................................76 2.3.3. Ước mơ về hòa bình, hòa giải dân tộc .............................................80 CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỔI MỚI NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC TỰ SỰ CỦA BẢO NINH ...............................................................................................83 3.1. Đổi mới về kết cấu ........................................................................................83 3.1.1. Khái niệm kết cấu..................................................................................83 3.1.2. Kết cấu dòng ý thức trong Nỗi buồn chiến tranh và những truyện ngắn đặc sắc .....................................................................................................84 3.2. Đổi mới về giọng điệu ...................................................................................97 3.2.1. Giọng điệu trần thuật ...........................................................................97 3.2.2. Giọng ngậm ngùi buồn thương .............................................................99 3.2.3. Giọng mỉa mai chua xót .......................................................................106 3.2.4. Giọng tra vấn ................................................................................110 3.3. Đổi mới về phân tích tâm lý trong Nỗi buồn chiến tranh và một số truyện ngắn đặc sắc .......................................................................................................112 KẾT LUẬN ............................................................................................................121 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................124 Luận văn thạc sĩ 135 Bùi Thị Hợi
  5. Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam đã thắng lợi, đất nước Việt Nam đã hoàn toàn giải phóng với ngày 30 tháng 4 năm 1975 mãi đi vào sử sách như một mốc son chói lọi. Nhiệm vụ của cuộc chiến tranh giành độc lập đã hoàn thành. Lịch sử đã sang trang, đất nước bước vào thời kỳ mới - hòa bình và xây dựng. Đặc biệt từ sau Đại hội Đảng VI (1986) với phương châm của Đảng: hòa nhập - giao lưu - phát triển; đất nước, xã hội con người Việt Nam đổi thay hàng ngày. Do vậy, văn học đứng trước một thử thách mới cũng như một nhu cầu tự thân, một nhu cầu "thay máu" của chính mình để phù hợp với thời đại. Trong bối cảnh ấy văn xuôi Việt Nam sau 1975 đã kịp thời có những bước đi mới mẻ, phong phú và đa dạng. Văn xuôi chuyển từ tính thống nhất một khuynh hướng sang tính nhiều khuynh hướng, từ chịu ảnh hưởng của các quy luật thời chiến sang chịu tác động của quy luật thời bình, từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự đời tư. Hệ thống tiêu chí thẩm mĩ có nhiều thay đổi, nhiều giá trị không còn phù hợp với cuộc sống đang đổi thay hàng ngày, trong khi đó nhiều giá trị mới được xác lập. Sự giao lưu văn hoá đa chiều đã góp phần thúc đẩy thêm khát vọng tìm tòi khám phá của văn nghệ sĩ. Người nghệ sĩ phải là người khai phá những miền đất lạ bởi bản chất của nghệ thuật là phải phản ánh tính hiện sinh của đời sống. Con người hôm nay đang sống đang suy nghĩ không thể phù hợp với con người hôm qua đã nghĩ và tồn tại. Văn xuôi Việt Nam sau 75 đổi mới trên nhiều phương diện trong đó có đổi mới quan niệm về văn chương, về con người. Những thay đổi ấy bao giờ cũng được soi sáng trong những sáng tác cụ thể và được chuyển hoá thành nghệ thuật thực thụ chứ không chỉ là lý thuyết suông, đặc biệt tiểu thuyết được coi là một thử nghiệm lớn. Văn chương khi đã trút bỏ vai trò chính trị trở lại với bản chất nghệ thuật đích thực của mình thì nhà văn có nhiều cơ hội trong việc nghiền ngẫm hiện thực. Các vấn đề về cuộc sống, giá trị đạo đức, ý thức dân chủ, ý thức về cái tôi... đã trở thành chủ đề nổi bật khiến cho văn học càng đổi mới mạnh mẽ. Người ta hình dung lại con người, thay đổi cách miêu tả, sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu mới...Tất cả những Luận văn thạc sĩ 1 Bùi Thị Hợi
  6. Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới điều này chúng ta đều bắt gặp trên những trang viết của các nhà văn. Họ trăn trở tìm hướng đi mới cho con thuyền văn chương của mình. Có người lặng lẽ đối chứng lại với những quan niệm sơ lược hoặc phiến diện một thời về thế sự, để từ đó nhằm đấu tranh cho sự hoàn thiện của mỗi con người trong thời đại mới như Nguyễn Minh Châu. Có người suy ngẫm về quá khứ để nắm bắt nhịp thở hiện tại như Dương Thu Hương. Có người tìm đề tài trong những cái bộn bề phức tạp của hiện thực cuộc sống, đối thoại cùng người đọc để tìm ra biện pháp tháo gỡ như Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Huy Thiệp...Và cùng chung dòng chảy ấy ta bắt gặp Bảo Ninh - một trong những cây bút đã góp phần không nhỏ vào sự thay đổi nhanh chóng bộ mặt nền văn học Việt Nam từ sau 1975. Có thể không nói quá rằng ông là người viết về chiến tranh, viết về những năm tháng chiến đấu của người lính, về kẻ thù bên kia chiến tuyến, về những khó khăn của cuộc sống thời kỳ đất nước chia cắt... và viết về những khó khăn của cuộc sống thời hậu chiến môt cách sâu sắc nhất, cảm động nhất, để lại nhiều ấn tượng nhất trong lòng người đọc. Những điều ông viết có thể xem như là một sự tri ân cho những cuộc đời mà tuổi trẻ của họ kinh qua dấu ấn thời đại của dân tộc, dấu ấn mà sau này dù có nỗi khổ nào của ngày hôm nay cũng không sánh bằng những nỗi đau khổ đã trải qua và trái lại mai đây dù được sống sung sướng tới thế nào cũng chẳng hạnh phúc nào bằng hạnh phúc ngày đã qua. Nhắc đến Bảo Ninh người ta nhớ ngay đến Nỗi buồn chiến tranh - giải thưởng Hội nhà văn năm 1991. Những năm gần đây có rất nhiều báo cáo khoa học, luận văn thạc sỹ, cũng như những luận văn tốt nghiệp viết về tác phẩm nổi tiếng này. Tuy vậy, Bảo Ninh không chỉ có một tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh, mà ông còn sáng tác truyện ngắn và trong đó có những truyện cự kỳ đặc sắc như: Mùa khô cuối cùng, Lá thư từ Quí Sửu, Hà Nội lúc không giờ, Rửa tay gác kiếm, Thời tiết của kí ức, Khắc dấu mạn thuyền, Vô cùng xưa cũ, Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng, Ba lẻ một, Thách đấu Bội phản,v.v, với phong cách viết cô đọng và những khúc vĩ thanh đầy cuốn hút. Thế nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn bộ sáng tác của Bảo Ninh. Vì những lí do đó, chúng tôi mong muốn qua luận văn này sẽ góp thêm một tiếng nói bằng việc đi vào khảo sát tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh và Luận văn thạc sĩ 2 Bùi Thị Hợi
  7. Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới những truyện ngắn đặc sắc của Bảo Ninh đồng thời có so sánh với văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới để thấy những nét riêng, vị trí riêng của nhà văn. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Trong phạm vi vấn đề nhằm tìm hiểu những đóng góp của tác giả Bảo Ninh vào quá trình phát triển văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới trên phương diện đề tài và những cách tân nghệ thuật, chúng tôi quan tâm tới những công trình nghiên cứu về lý luận thể loại, những đánh giá tổng kết về văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, đặc biệt là các bài viết về nhà văn Bảo Ninh và sáng tác của ông. Dưới đây chúng tôi xin tổng thuật lại những công trình, bài viết có liên quan. 2.1. Từ sau năm 1986, với những thay đổi trong tư duy văn học và việc tiếp nhận nhiều lí thuyết nghiên cứu hiện đại, tình hình nghiên cứu văn xuôi đã có nhiều thành tựu quan trọng. Trong số những thành tựu đó phải kể đến những công trình nghiên cứu lí luận về thể loại văn học thời kì Đổi mới: công trình Lí luận văn học của tập thể các tác giả tại trường Đại học tổng hợp cũ (nay là trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội). Đây là công trình lí luận bao quát những vấn đề cơ sở lí luận chung đến các vấn đề thuộc cấu trúc tác phẩm văn học, loại thể văn học và phương pháp sáng tác. Công trình Giáo trình Dẫn luận thi pháp học - vốn là tập hợp những bài giảng của GS.TS. Trần Đình Sử tại Đại học Sư phạm - đã bao quát toàn diện từ khái niệm, lịch sử, các trường phái, quan niệm về con người, thời gian, không gian, cốt truyện, ngôn từ, v.v. trong tác phẩm văn học của lí thuyết thi pháp học. Tiếp đến là một số các công trình tập thể và các sách chuyên luận như: Văn học Việt Nam sau 1975 – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy (Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn chủ biên, 2006, NXB GD, Hà Nội); 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám do Đại học Quốc gia Hà Nội – Trường viết văn Nguyễn Du – Tạp chí văn nghệ Quân đội tổ chức (1996), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX của Viện Văn học (2002), Văn học Việt Nam thế kỉ XX (Phan Cự Đệ chủ biên, 2005), v.v. đã có những đánh giá tổng kết về bức tranh chung của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Công trình tập thể Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn đề lịch sử và lí luận (2005) của các nhà giáo, nhà nghiên cứu khoa học như Phan Cự Đệ, Trần Đình Sử, Mã Giang Lân, v.v. đã tổng kết văn học Việt Nam thế kỉ XX dưới ánh Luận văn thạc sĩ 3 Bùi Thị Hợi
  8. Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới sáng của loại hình học, thi pháp học và văn học so sánh. Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi kế thừa và vận dụng khung lí thuyết từ công trình của TS. Phạm Xuân Thạch Sự hình thành hệ thống thể loại tự sự nghệ thuật trong tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX (2008). Đây là công trình chuyên sâu tìm hiểu về thể loại tự sự, thông qua việc ứng dụng lý thuyết thi pháp học, trần thuật học, luận án đã đưa ra nhiều kiến giải sắc sảo về bức tranh vận động của thể loại tự sự. Trên cơ sở đó, luận án đã xây dựng một khung lý thuyết khả dĩ có thể mô tả được bản chất và sự vận động của đối tượng từ vấn đề người kể chuyện, ngôi kể, điểm nhìn, miêu tả, phân tích nhân vật đến các vấn đề thời gian, giọng điệu. Đây là công cụ nghiên cứu quan trọng giúp chúng tôi thấy được những cách tân mới mẻ về hình thức thể loại cũng như nội dung trong sáng tác của Bảo Ninh. Ngoài các công trình nghiên cứu về lí luận thể loại nói chung là tập hợp nhiều các công trình, các sách chuyên khảo, chuyên luận, v.v. về tiểu thuyết Việt Nam nói riêng như: công trình Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại của GS. Phan Cự Đệ là công trình dày dặn chuyên biệt về vấn đề lí luận thể loại tiểu thuyết. Với công trình này, người viết đã có một sự tổng quát toàn diện về quá trình hình thành, phát triển của văn học Việt nam hiện đại trên cơ sở các khuynh hướng tiểu thuyết, vấn đề điển hình hoá, vấn đề thể loại, lao động của người cầm bút trong tiểu thuyết. Trên tinh thần thay đổi cách tư duy và phương pháp tiếp cận thể loại, Đổi mới tư duy tiểu thuyết (2002) gồm nhiều bài viết của các nhà văn, nhà nghiên cứu – phê bình đã đánh giá thực trạng, sự cấp thiết cần đổi mới tiểu thuyết. Ngoài ra phải kể đến các công trình chuyên sâu về quá trình đổi mới, cách tân của văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng như luận án tiến sĩ Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau năm 1975 – khảo sát trên nét lớn của tác giả Nguyễn Thị Bình, luận án tiến sĩ Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại giai đoạn 1986 – 2006 của tác giả Mai Hải Oanh đã đề cập tới những biến đổi lớn trong tiến trình đổi mới của văn xuôi, tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Đặc biệt chúng tôi quan tâm tới những bài nghiên cứu về sự phát triển của tiểu thuyết từ 1986 đến nay, của các tác giả: Trần Đình Sử, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Phong Lê, Nguyễn Thị Bình, Lại Nguyên Ân, Bích Thu, Nguyễn Ngọc Thiện, Vũ Tuấn Anh, Vương Trí Luận văn thạc sĩ 4 Bùi Thị Hợi
  9. Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới Nhàn, Nguyễn Đăng Điệp, Phạm Xuân Nguyên, Phạm Xuân Thạch, Huỳnh Như Phương, Lê Ngọc Trà, Mai Hương, Tôn Phương Lan, Lê Dục Tú, Ma Văn Kháng, Bích Thu, Nguyễn Ngọc Thiện, Trần Độ, Nguyễn Hà, Trần Thị Mai Nhân...Các tác giả đều thống nhất ở việc nhìn nhận tiểu thuyết là một thể loại năng động. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại ngày càng tăng cường yếu tố đa thanh, tính dân chủ và tính đối thoại, sự thay đổi về nội dung cùng sự thay đổi về thi pháp thể loại như một đòi hỏi tất yếu của một thể loại năng động và luôn bám sát hiện thực đời sống. Trong các bài viết của các tác giả nói trên chúng tôi nhận thấy nổi bật lên hai hướng tiếp cận vấn đề chính sau: - Hướng tiếp cận thứ nhất: các bài viết mang tính chất nhận định tổng quan về quá trình phát triển thể loại. Ở hướng tiếp cận này, GS. Hà Minh Đức đã có những tổng kết về thành tựu văn học Đổi mới trong đó có tiểu thuyết. GS. Phong Lê trong bài viết Từ sự nghiệp đổi mới nhìn lại lịch sử các mối giao lưu với văn học phương Tây hiện đại và Tiểu thuyết mở đầu thế kỷ XXI trong tiến trình văn học Việt Nam từ tháng Tám – 1945 đã cho thấy một sự thay đổi đa dạng của văn xuôi, tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới. Trong bài viết Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới và Tiểu thuyết Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa văn học nửa đầu thế kỷ, PGS.TS. Bích Thu chỉ rõ thực tế tiểu thuyết Việt Nam đang vận động và sẽ tiếp tục vận động. Bài viết Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 – một cái nhìn khái quát của PGS.TS. Nguyễn Thị Bình lại nhấn mạnh nhu cầu thay đổi tư duy nghệ thuật của người viết trong một cái nhìn tổng quát về tiểu thuyết Đổi mới. - Hướng tiếp cận thứ hai: các bài viết đi sâu vào việc phân tích sự phát triển các khuynh hướng tiểu thuyết, những đặc điểm nghệ thuật trong hình thức và nội dung cũng như các yếu tố mang tính thẩm mỹ thể loại nói chung. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện quan tâm đến “tiểu thuyết hướng nội” trong văn xuôi Việt Nam hiện đại: khai thác và khám phá chiều sâu tâm hồn con người với tất cả sự phong phú và phức tạp. Thông qua việc tìm hiểu sự vận động của văn học đương đại từ phương diện thể loại, PGS. Vũ Tuấn Anh đã cho thấy một xu hướng thay đổi trong thể loại tiểu thuyết từ khuynh hướng sử thi sang khuynh hướng đời tư, số phận. Trên tạp chí nghiên cứu văn học số 11 – 2006, các tác giả Mai Hương, Bùi Thanh Truyền đã có Luận văn thạc sĩ 5 Bùi Thị Hợi
  10. Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới những ý kiến xác đáng về tiểu thuyết đương đại. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo một số bài viết của các tác giả Đặng Anh Đào, Lưu Liên, Phạm Xuân Nguyên, Ma Văn Kháng...có đề cập tới những khía cạnh về lí luận thể loại như Tính chất hiện đại của tiểu thuyết, Nguồn gốc và tiền đề của tiểu thuyết, Tiểu thuyết - một thể loại năng động đầy triển vọng, "Sự vận động trong con người" ở tiểu thuyết sử thi hiện đại... Bên cạnh đó, một bộ phận các tác phẩm dịch về lí luận thể loại đã có tác động quan trọng đối với công tác nghiên cứu văn học Việt Nam thời gian qua. Tiêu biểu: công trình của Bakhtin Lí luận và thi pháp tiểu thuyết do Phạm Vĩnh Cư dịch và Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki do Trần Đình Sử dịch đã khảo cứu thi pháp tiểu thuyết trên cơ sở xây dựng lí thuyết chung về thể loại; cuốn tiểu luận Nghệ thuật tiểu thuyết của Milan Kundera do Nguyên Ngọc dịch nêu lên nhiều nhận định về sự phát sinh, phát triển và khái niệm tiểu thuyết. Không chỉ chú ý đến những công trình lí luận về thể loại nói chung, tiểu thuyết nói riêng chúng tôi còn quan tâm tới những công trình, những bài viết, những chuyên luận.v.v.về thể loại truyện ngắn Việt Nam. Trong số đó phải kể đến cuốn Sổ tay viết truyện ngắn do nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn sưu tầm, biên soạn (NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1980) đã tập hợp nhiều ý kiến của các nhà văn trong và ngoài nước nhận xét, phát biểu về đặc điểm truyện ngắn (những ý kiến của các tác giả, các nhà phê bình lí luận nước ngoài chiếm non nửa dung lượng sách). Đáng lưu ý là bài viết Truyện ngắn – một số vấn đề nghề nghiệp như là ý kiến mang tính bàn luận, nhận xét của người sưu tầm, biên soạn “thông báo một số khía cạnh lí luận của vấn đề”, “xác định những đặc điểm chủ yếu làm nên bản chất cái thể tài tự sự cỡ nhỏ này”. Tiếp đến là hai công trình tiêu biểu về truyện ngắn của tác giả Bùi Việt Thắng: Bình luận truyện ngắn (Nxb Văn học, 1999), Truyện ngắn- những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000). Trong hai công trình này Bùi Việt Thắng đã tập trung cái nhìn của mình dưới góc độ thể loại, khảo sát một cách tương đối đầy đủ, toàn diện về truyện ngắn. Trước hết, công trình Bình luận truyện ngắn là sự góp nhặt toàn bộ những gì mấy chục năm anh đọc và ngẫm nghĩ về các tác giả, tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn. Ở Truyện ngắn- những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, tác giả đi từ định nghĩa, nguồn gốc để Luận văn thạc sĩ 6 Bùi Thị Hợi
  11. Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới xác định các yếu tố đặc trưng, các kiểu truyện ngắn, từ đó cung cấp một cái nhìn khái quát về sự phát triển truyện ngắn Việt Nam thế kỷ XX. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo các bài viết của các nhà văn: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Nguyễn Kiên, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Thân.v.v. họ phát biểu những suy nghĩ, quan niệm của mình về thể tài mà họ từng có tác phẩm được người đọc và các nhà nghiên cứu phê bình ghi nhận. Tiêu biểu là 3 bài viết của Nguyễn Minh Châu tập hợp trong cuốn Trang giấy trước đèn, in lần đầu 1993, tái bản 2002: Đôi điều về truyện ngắn, Nghĩ về truyện ngắn, Nói về truyện ngắn của mình có bàn luận trực tiếp về truyện ngắn. Gần đây nhất là cuốn chuyên luận của tác giả Lê Huy Bắc: Truyện ngắn: lí luận, tác gia và tác phẩm (tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004). Tác giả cuốn sách bày tỏ mong muốn từ việc tìm hiểu lí luận và thành tựu truyện ngắn thế giới và Việt Nam để “hình thành một hệ thống lí luận về truyện ngắn nói chung, truyện ngắn của từng giai đoạn và của từng tác giả…”. Đây là những cơ sở khoa học quan trọng giúp chúng tôi tiến hành nghiên cứu mảng truyện ngắn của Bảo Ninh. Như vậy, trong những công trình trên, dưới những mức độ khác nhau, vấn đề lí luận thể loại đã được đề cập một cách cụ thể ở nhiều phương diện. Các nhà nghiên cứu - phê bình đã tiếp nhận nhiều lí thuyết nghiên cứu hiện đại, nổi bật là hướng nghiên cứu theo thi pháp học, tự sự học mà cụ thể là vận dụng tư tưởng của M.Bakhtin. Những vấn đề lý thuyết thể loại từ các công trình nghiên cứu trên là cơ sở khoa học quý báu để chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu. 2.2. Bảo Ninh được văn đàn biết đến sau truyện ngắn Trại bảy chú lùn in năm 1987, nhưng chỉ thực sự tạo ra làn sóng phê bình khen chê với tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh - Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 1991. Từ khi ra mắt độc giả Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã trở thành một “hiện tượng có vấn đề” của văn học nước nhà. Cuốn tiểu thuyết ngay sau khi xuất bản (với tên gọi Thân phận tình yêu do Hội Nhà văn in) đã trở thành tâm điểm của cuộc thảo luận do tuần báo Văn nghệ tổ chức. Trong cuộc thảo luận ban tổ chức có đưa ra nhận định: “Đây là một trong số ít tác phẩm được dư luận bạn đọc hết sức chú ý và đã gây ra nhiều luồng ý Luận văn thạc sĩ 7 Bùi Thị Hợi
  12. Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới kiến nhận xét khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Âu đó cũng là lẽ thường tình và là điều đáng mừng với một tác phẩm văn học” . Về hướng khẳng định giá trị của cuốn tiểu thuyết người đầu tiên mà chúng ta không thể bỏ qua là Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến. Trong bài “Những nghịch lý của của cuộc chiến tranh”, ông đã nhiệt liệt cổ vũ cho một lối nghĩ mới, một lối viết mới, xuất phát từ nhận xét cho rằng văn học ta từ 1945 - 1975 chủ yếu nói bằng “thuận lý” một nghĩa. Bộ mặt “gớm guốc” tàn bạo của chiến tranh được Bảo Ninh mô tả rất hiện thực nhưng không phải không có sự thăng hoa, ông đã khẳng định giá trị tích cực của tác phẩm là đem đến cho người đọc một cái nhìn mới, sâu sắc về chiến tranh. Các ý kiến tham gia thảo luận của các tác giả Trần Đình Sử, Cao Tiến Lê, Phạm Tiến Duật, Nguyên Ngọc, Vũ Quần Phương, Hồ Phương, Chu Lai, Nguyễn Phan Hách, Đỗ Đức Hiểu, Ngô Văn Phú, Tôn Phương Lan, Nguyễn Trọng Tân, ... đưa ra đều sâu sắc và thuyết phục xong đều nhất trí ở giá trị khẳng định: “Một tác phẩm văn chương đích thực, văn đẹp lắm, cực kỳ đẹp, chi tiết tuyệt vời gây ấn tượng không thể nào quên. Những chi tiết gợi bóng dáng một tác phẩm lớn.” (Nguyễn Phan Hách). Sau đó các ý kiến này đều được đăng tải trên báo văn nghệ số 37, 43, 44, 47 năm 1991. Tiêu biểu là các bài viết “Đôi điều quanh ba cuốn tiểu thuyết vừa được giải của Nguyễn Khắc Phê; “Về một xu hướng tiếp cận tác phẩm” của Đỗ Ngọc Thống (bút chiến với Đỗ Văn Khang); “Những nhịp mạnh của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh” của Đỗ Đức Hiểu in trong Tạp chí Tác phẩm mới tháng 1/1992.v.v(chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong phần 1.2.2 của Chương 1) Về hướng phủ nhận giá trị của tác phẩm, người chính thức phủ nhận hoàn toàn tác phẩm của Bảo Ninh là tiến sỹ Mỹ học Đỗ Văn Khang trên báo Văn nghệ ngày 26/10/1991 với bài “ Nghĩ gì khi đọc Thân phận tình yêu” ông đã phủ nhận không thương tiếc giá trị của tác phẩm :”Tác phẩm có cảm hứng chủ đạo là dối bời, bất định, tư tưởng rõ ràng hoang mang, dễ rơi vào phủ định”. Những cảnh tàn khốc của chiến tranh trong tác phẩm bị gọi là “chủ nghĩa tự nhiên trong văn học”. Nhân vật trong tác phẩm bị “thiết kế sai, chẳng có ý tưởng nào cả”. Cách tiếp cận như thế đã bị một số nhà phê bình lên tiếng phản bác một cách gay gắt. Tiếp đó là ý kiến Luận văn thạc sĩ 8 Bùi Thị Hợi
  13. Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới phê phán không kém phần quyết liệt của Trần Duy Châu trên tạp chí Cộng Sản số 10/1994 đã cho rằng: “Tác giả đã không thể lập luận được đã cố ý sử dụng những yếu tố tâm thần không bình thường để được “ miễn truy cứu trách nhiệm” trước tòa án lương tâm của thời đại, đây là “bài ai điếu của kẻ lạc loài xúc phạm những người đang sống”. Về nghệ thuật của tiểu thuyết thì ông cho là : “Thuần túy là kỹ thuật - một sự khéo tay nếu có”. Đã có rất nhiều ý kiến không đồng tình với ý kiến nhận xét của Trần Duy Châu... Sau đó là một khoảng thời gian dài tác phẩm bị lãng quên, vắng bóng trong các công trình nghiên cứu, các tác phẩm phê bình và các chuyên luận về văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Mãi đến năm 2003, cuốn sách của Bảo Ninh lặng lẽ được tái bản và xuất hiện trong đời sống văn học Việt Nam với tiêu đề Nỗi buồn chiến tranh (NXB Hội Nhà văn) và Thân phận tình yêu (NXN Hội phụ nữ). Trong những bài viết đánh giá về tác phẩm trong những năm gần đây đáng chú ý phải kể đến bài viết của TS. Phạm Xuân Thạch với nhan đề Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến - từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp đăng trong cuốn Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy do Nguyễn Văn Long - Lã Nhâm Thìn chủ biên - NXB GD - 2006. Bài viết đã đưa ra những lí giải sâu sắc về những cách tân trong cấu trúc tác phẩm, đổi mới về đề tài, đổi mới về xây dựng nhân vật... từ đó đưa tác giả đưa ra một đề nghị một cách đọc mới – “đọc sâu”, “đọc liên văn bản” để có thể chạm đến mọi tầng nghĩa của tác phẩm. Sau đó là các bài viết: Phép lặng với việc đổi mới một số nét về nghệ thuật trong Thân phận của tình yêu - Báo cáo khoa học năm 2004 của Nguyễn Ngọc Bích, Kết cấu không gian trong Thân Phận của tình yêu - Báo cáo khoa học năm 2002 của Khương Thị Thu Cúc, Nghệ thuật trần thuật của Bảo Ninh qua thân phận của tình yêu - Báo cáo khoa học năm 2001 của Đỗ Văn Hiểu. Từ đại học Paris TS. Đoàn Cầm Thi có bài viết “Chiến tranh, tình yêu, tình dục trong văn học Việt Nam đương đại”. Trên các website chính thức của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đăng tải nhiều bài viết về tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh cũng như những bài phỏng vấn tác giả. Qua đây người đọc có thể hiểu rõ hơn về quan niệm văn chương của nhà văn cũng như những yếu tố tác động tới nghề văn của Bảo Ninh: Luận văn thạc sĩ 9 Bùi Thị Hợi
  14. Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới http://www.vietnamnet.vn;http://www.vannghesongcuulong.org.vn;http://tuoitre.vn; http://evan.vnepress.net... Ngoài ra Nỗi buồn chiến tranh cũng trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều học viên cao học, sinh viên tại các trường đại học, Viện nghiên cứu chuyên ngành tiêu biểu: Thân phận tình yêu - Nhìn từ góc độ thi pháp tiểu thuyết. Luận văn tốt nghiệp, ĐHSP Hà Nội, 2002 của Nguyễn Thị Phương Thanh; Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2006 của Nguyễn Thị Thanh; v.v. Như vậy đã có một dòng chảy phê bình, đánh giá về tác giả Bảo Ninh nhưng chủ yếu thông qua tiếp cận tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh mà chưa có tác giả nào tiếp cận toàn bộ sáng tác của tác giả. Chính vì thế, trong phạm vi nghiên cứu của mình chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói tri ân đối với quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc của nhà văn với mong muốn xác định những đóng góp của nhà văn vào sự Đổi mới văn xuôi Việt Nam trong toàn bộ sáng tác của mình chứ không tập trung vào một tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh. Trên đây là những trình bày tổng quan của chúng tôi về tình hình nghiên cứu văn xuôi Việt Nam thời kì Đổi mới, những bài viết, những công trình khoa học về tác giả Bảo Ninh và sáng tác của ông có liên quan đến đề tài. 3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, ba tập truyện ngắn Chuyện xưa, kết đi được chưa?, Lan man trong lúc kẹt xe và Truyện ngắn của Bảo Ninh. Nghiên cứu trên các bình diện: đề tài, hệ thống nhân vât, đặc điểm nghệ thuật để thấy được những đổi mới của Bảo Ninh trong sáng tác, từ đó có những đánh giá đúng đắn về những đóng góp của tác giả vào văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới. 4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt được mục đích nghiên cứu của mình chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Vấn đề vị trí của một tác giả trong một giai đoạn văn học có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học như văn học sử, lý luận văn học, ngôn ngữ học. Chúng tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu của các Luận văn thạc sĩ 10 Bùi Thị Hợi
  15. Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới ngành khoa học liên quan để hỗ trợ và làm sáng tỏ các khía cạnh của vấn đề nghiên cứu. 4.2. Trên cơ sở của đề tài đặt ra và tiếp thu những lí thuyết nghiên cứu văn học hiện đại một cách tích cực, luận văn sử dụng phương pháp luận: Phương pháp thi pháp học kết hợp lí thuyết tự sự học được chúng tôi sử dụng như một phương pháp nòng cốt của luận văn nhằm thể hiện cụ thể và nổi bật được những giá trị về mặt thẩm mỹ trong sáng tác của Bảo Ninh cũng như các sáng tác và khuynh hướng văn học thời kì Đổi mới. Ngoài ra, trong quá trình tiến hành đề tài nghiên cứu, luận văn của chúng tôi còn phối kết hợp các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp, v.v. cũng như vận dụng một số nghiên cứu của lịch sử văn học (sưu tầm, thống kê tư liệu về tác giả, sự nghiệp sáng tác…). 5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận luận văn có cấu trúc như sau: Chương1: Bảo Ninh trong đời sống văn học đương đại Chương 2: Sáng tác của Bảo Ninh – Một cái nhìn mới về hiện thực Chương 3: Những đổi mới nghệ thuật trong sáng tác tự sự của Bảo Ninh Luận văn thạc sĩ 11 Bùi Thị Hợi
  16. Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới NỘI DUNG CHƯƠNG 1: BẢO NINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Những biến chuyển của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới 1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân ta giành được chủ quyền sau hơn tám mươi năm bị thực dân Pháp đô hộ. Chưa kịp bắt tay vào xây dựng đất nước thì chúng ta đã phải tiến hành cuộc kháng chiến trường kì gian khổ chống Pháp kéo dài suốt chín năm. Sau đó lại là cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ và tay sai. Mãi tới ngày 30 tháng Tư năm 1975, cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm kéo dài suốt ba mươi năm mới thực sự chấm dứt. Tuy vậy từ năm 1978 đến năm 1979 chúng ta vẫn còn phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh ở biên giới Tây – Nam và biên giới phía Bắc để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Biết bao xương máu đã đổ xuống, biết bao trí tuệ, sức người, sức của đã hóa thân cho một dải non sông hòa bình thống nhất. Số phận nghiệt ngã nào đã biến mảnh đất Việt Nam hiền lành thành “Bãi chiến trường bốn nghìn năm gươm khua, ngựa hí quân reo” (Theo Nguyễn Thanh Sơn: Nỗi buồn chiến tranh đến từ đâu, http://www.tanvien.net). Trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài, con người buộc phải thích nghi với một cuộc sống bất thường. Văn hóa thời chiến hình thành. Nhãn quan giai cấp, dân tộc, lợi ích của cuộc chiến đấu trở thành chuẩn mực đo đếm các giá trị. Nhân dân Việt Nam phải hi sinh hạnh phúc cá nhân vì lợi ích của giai cấp và dân tộc. Sau 1975 nhất là từ những năm 80 trở đi, dân chủ hóa là xu thế lớn của xã hội. Nó cũng trở thành xu hướng vận động bao trùm của nền văn học. Đặc biệt là sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nhu cầu đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật đã tạo cơ sở cho xu hướng dân chủ hóa trong văn học được khơi dòng và phát triển mạnh mẽ. Dân chủ hóa đã thấm sâu và được thể hiện ở nhiều cấp độ và bình diện của đời sống văn học, nhưng bao quát ta vẫn có thể nhận thấy một khuynh hướng vận động bao trùm chi phối một cách sâu sắc mọi mặt của nền văn học từ tư tưởng, cảm hứng chủ đạo đến các phương thức nghệ thuật, đó là xu hướng văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, tinh thần nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân. Luận văn thạc sĩ 12 Bùi Thị Hợi
  17. Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới 1.1.2. Những đổi mới của văn xuôi từ sau 1975 Quan sát sự vận động của văn học Việt Nam từ sau 1975, chúng ta dễ dàng nhận thấy lĩnh vực văn xuôi nghệ thuật có sự biến đổi thật sự mạnh mẽ và sâu sắc. Nhìn trên những nét lớn có thể thấy tập trung ở những phương diện sau: mở rộng quan niệm về hiện thực đi liền với đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, đổi mới nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu. Giai đoạn 1945 – 1975 với nguyên lý “văn học phản ánh hiện thực” và yêu cầu quán triệt lí luận về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, văn học trở nên gắn bó với đời sống xã hội hơn, theo sát từng biến cố lịch sử, từng bước phát triển của phong trào cách mạng. Tính hiện thực được đồng nhất với quan niệm lí tưởng về hiện thực. Hiện thực được lựa chọn là hiện thực chính trị rộng lớn, là những đề tài lớn như công – nông – binh, là đời sống cách mạng ở những nơi mũi nhọn, là cuộc sống mới và con người mới. Từ khoảng đầu những năm 80, cuộc sống thời bình đã thực sự trở lại, con người hằng ngày phải đối diện với bao nhiêu vấn đề của thực tiễn, của đời thường, của các quan hệ thế sự, của đời sống riêng tư. Các nhà văn có sự mẫn cảm với cuộc sống đã không thể bỏ qua cái hiện thực đời thường đó và họ đã nhìn ra nhiều vấn đề có ý nghĩa, đáng được quan tâm trong đó. Từ đề tài lịch sử dân tộc vốn là đề tài chủ đạo và chi phối mọi bình diện của hiện thực, văn học đã chuyển sự quan tâm chủ yếu sang thể tài thế sự và đời tư. Với sự thay đổi trong quan niệm về hiện thực như thế, văn xuôi đã vượt qua tình trạng bị lệ thuộc vào đề tài, lệ thuộc vào một cách nhìn đã được định trước, mở ra khả năng phong phú, vô tận trong sự khám phá và thể hiện hiện tính muôn mặt, muôn vẻ của thực đời sống. Khi văn chương được giải phóng khỏi “chủ nghĩa đề tài” thì điều đó vừa là một thuận lợi, vừa là một thách thức với nhà văn. Họ có thể viết về mọi điều, kể cả những điều trước kia cần phải kiêng kị, nhưng cái quan trọng lại là ở chỗ nhà văn có phát hiện được điều gì mới, muốn biểu đạt cái gì của riêng mình trong những cái quen thuộc hay xa lạ với người đọc. Bài tiểu luận Viết về chiến tranh của Nguyễn Minh Châu (năm 1978), bản “đề dẫn” của Nguyên Ngọc và bài Về một đặc điểm của văn học nghệ thuật Việt Nam Luận văn thạc sĩ 13 Bùi Thị Hợi
  18. Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới giai đoạn vừa qua của Hoàng Ngọc Hiến (năm 1979) thực chất là sự dự báo những thay đổi trong quan niệm văn chương, trong đó có vấn đề quan niệm về hiện thực. Từ những truyện ngắn mang tính thể nghiệm của Nguyễn Minh Châu như Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa, Một lần đối chứng, v.v., đến các tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Thời xa vắng của Lê Lựu, Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người của Nguyễn Khải, v.v, và hàng loạt tác phẩm ra đời năm 1986, đã xuất hiện một cách nhìn hiện thực đa dạng, nhiều chiều, thể hiện mối quan hệ tự do của nhà văn đối với hiện thực. Không phải ngẫu nhiên, người ta nói nhiều đến khái niệm “suy ngẫm”, “nghiền ngẫm” về hiện thực. Hiện thực là cái chưa biết, không thể biết hết, hiện thực phức tạp, cần khám phá, tìm tòi. Nhà văn lựa chọn hiện thực nào không quan trọng bằng cách đánh giá của ông ta về hiện thực ấy. Văn xuôi thời kỳ đổi mới đã đem lại nhiều biến đổi trong nghệ thuật trần thuật. Văn xuôi từ bỏ sự áp đặt một quan điểm (quan điểm của cộng đồng) được cho là đúng đắn nhất. Ngày nay, người viết có thể đưa ra nhiều quan điểm khác nhau, chính kiến khác nhau. Để làm được điều đó, cách tốt nhất là chuyển dịch điểm nhìn vào nhiều nhân vật để mỗi nhân vật có thể tự nói lên quan điểm, thái độ của mình và để cho các ý thức cùng có quyền phát ngôn, cùng đối thoại. Sự thay đổi vai kể, cách đưa truyện lồng trong truyện, sự đảo ngược và xen kẽ các tình tiết, sự việc không theo một trật tự thời gian duy nhất, tất cả những thủ pháp ấy đều nhằm tạo ra được hiệu quả nghệ thuật mới. Trong sự đa dạng về phương thức trần thuật, nhiều nhà văn, nhà báo, một người chứng kiến, quan sát kể lại câu chuyện về người khác hoặc kể về chính mình, Nguyễn Khải lại cách tân nghệ thuật trần thuật bằng cách tổ chức kiểu cấu trúc đối thoại có sự tham gia của nhiều ý thức độc lập qua hệ thống hình tượng cụ thể (Cha và con và..., Khoảnh khắc đang sống, Gặp gỡ cuối năm). Ở Cha và con và..., tuy lập trường của tác giả vẫn chi phối nhân vật, nghĩa là nhân vật không được nói “tiếng cuối cùng” về mình, nhưng nhiều người đã nhận ra đây là cuộc “đối thoại giữa lí tưởng tôn giáo và chủ nghĩa xã hội” (Lại Nguyên Ân). Sự lựa chọn cách sống, quan điểm về đời sống giữa các nhân vật cha già quản hạt, ông thầy xuất, cha Hòe, cha Thư, v..v., ít nhiều cho thấy giá trị của kinh nghiệm cá nhân, tính Luận văn thạc sĩ 14 Bùi Thị Hợi
  19. Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới độc lập về tư tưởng của nhân vật. Gặp gỡ cuối năm chưa phải là phức điệu nhưng cuộc đối thoại quanh bàn tiệc tất niên của ngót chục con người, “bảo hoàng” có, cấp tiến có, cộng sản có, chống cộng sản có, thiền có, khoa học có, phần nào đã mang tính đa thanh và người dẫn chuyện đã không còn đứng cao hơn nhân vật nữa. Sau này với Nguyễn Trí Huân (Chim én bay), Ma Văn Kháng (Đám cưới không có giấy giá thú), Nguyễn Minh Châu (Chiếc thuyền ngoài xa, Phiên chợ Giát), Nguyễn Khải (Một cõi nhân gian bé tí, Cái thời lãng mạn, Nhóm bạn thời kháng chiến), Phạm Thị Hoài (Thiên sứ, Mê lộ, Từ Man Nương đến A.K và những tiểu luận), v.v., ý thức đối thoại được triển khai phổ biến theo lối trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật. Trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, thái độ đầy cam chịu của người đàn bà thuyền chài, hay thói vũ phu hung bạo của chồng bà ta được tác giả luân phiên đánh giá qua các nhân vật: đứa con trai, đứa con gái, nhà nhiếp ảnh, viên thẩm phán. Mỗi người đều từ niềm tin riêng mà phán xét.Thật thú vị là tất cả họ đều nông nổi hơn người đàn bà thất học, thô kệch ấy vì chỉ bà biết rõ rằng cuộc sống sông nước không thể thiếu bàn tay chèo chống của người đàn ông và đàn bà sống vì con cái chứ không vì mình. Trong Ăn mày dĩ vãng(Chu Lai), thực trạng thời hậu chiến với các vấn đề đạo đức và niềm tin được trần thuật qua cách nhìn của Hai Hùng, Ba Sương, Tám Tính, Ba Thành, Tường, Tuấn và qua những lời bình luận trữ tình ngoại đề của nhân vật người dẫn chuyện, tạo thành một ấn tượng phức hợp buồn vui, căm phẫn, tin yêu...lẫn lộn. Mỗi điểm nhìn trần thuật gắn liền với một sự trải nghiệm và như vậy, hiện thực được đánh giá theo nhiều cách. Người đọc tự nhiên bị lôi cuốn vào “trò chơi” của nhà văn vì anh ta được giành quyền quyết định sau cùng đối với cái hiện thực mà nhà văn trình bày. Trong số các nhà văn đổi mới, có lẽ Bảo Ninh và Nguyễn Huy Thiệp là hai tác giả tạo ra những điểm nhìn trần thuật thật sự khác biệt. Trong Nỗi buồn chiến tranh, mỗi nhân vật là một ý thức, một bản ngã “chỉ có thể thâm nhập được bằng đối thoại”, một thái độ tự do đối với lập trường của tác giả. Kiên được nhiều người xem như phát ngôn trực tiếp của tác giả nhưng thực ra Kiên chỉ đại diện cho một mình anh, chuỗi kí ức điệp trùng chỉ nhằm làm sáng tỏ ý thức về bản ngã của anh ta. “Còn hơn là một khuyết tật, trong Kiên rõ ràng là có mầm bẩm sinh của tội ác, của thói nhẫn tâm, khô rắn, lạnh lùng. Luận văn thạc sĩ 15 Bùi Thị Hợi
  20. Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới Một sự trống rỗng bất hạnh và tệ mạt. Một lương tri không lành. Có lẽ anh lớn lên chỉ với nhiều nhất là một phần hai nhân cách”[100,123]. Thái độ đối với đời sống của Kiên không ngừng bị các nhân vật khác phán xét và chính anh cũng tự phán xét. Bên cạnh Kiên, Phương hay Can hay Sơn – người yêu và những đồng đội của anh đều là những bản ngã riêng biệt. Ngay cả các nhân vật phụ của tác phẩm (mẹ Kiên, cha Kên, bố dượng Kiên, người hàng xóm, v..v) cũng xuất hiện trong ý thức đối thoại. Ở Nguyễn Huy Thiệp, vai trò chủ động về tư tưởng của mỗi nhân vật lại khiến cho tác phẩm luôn là một cấu trúc đa tầng, đa nghĩa, người đọc không thể dễ dàng tìm được “câu phán” của nhà văn. Bản thân người kể chuyện cũng tỏ ra chẳng mấy tin vào mình, có khi còn “đứng thấp hơn nhân vật” (Đặng Anh Đào), trong khi đó mỗi nhân vật đòi quyền bình đẳng bằng “chân lí” và “lẽ phải” riêng của nó. Tính phức điệu này cùng với một bút pháp biến hóa có thể dao động từ giới hạn của cái lung linh huyền ảo đến giới hạn của cái nghiệt ngã, trần trụi, từ “mơ mộng” đến “khắc nghiệt”, khiến cho người đọc phải giật mình xem lại kinh nghiệm nghệ thuật của mình. Đọc Nguyễn Huy Thiệp nhiều người đã không giấu được niềm thán phục trước một ngòi bút đầy biến hóa, “tiền văn” không đoán được “hậu văn”. Mỗi chi tiết đều là “điểm rơi” của tư tưởng, chi tiết nào cũng đầy sức gợi và có khả năng kích thích đối thoại rất mạnh. Trong thời kỳ chiến tranh và cách mạng, văn học nhìn con người chủ yếu ở tư cách con người công dân, con người dân tộc, giai cấp. Điều đó là phù hợp và cần thiết. Nhưng cũng vì thế mà các bình diện khác, những tư cách khác của con người thường bị văn học bỏ qua, hoặc nếu có quan tâm thì cũng phải được nhìn nhận theo hệ quy chiếu của các giá trị cộng đồng, thống nhất với phần căn bản (con người dân tộc, con người giai cấp). Văn xuôi hôm nay đã tiếp cận con người ở nhiều tư cách, vị thế và trên nhiều bình diện. Nó đặc biệt quan tâm đến con người như một cá thể, một thực thể sống, trong đó chứa đựng cả phần nhân loại phổ quát. Từ nhận thức và quan niệm mới về con người, tất sẽ dẫn tới những đổi thay trong thế giới nhân vật của văn xuôi. Trong văn xuôi trước 1975, các nhân vật được nhận diện trước hết theo lập trường dân tộc và cách mạng, bởi thế dễ dàng xếp họ vào loại chính diện hay phản Luận văn thạc sĩ 16 Bùi Thị Hợi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2