intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội: Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số đô thị thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:147

27
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu là nâng cao chất lượng dân số cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần là một quốc sách quan trọng, đòi hỏi phải có sự can thiệp lâu dài qua nhiều thế hệ và kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ của các Bộ, ban ngành cũng như của các đoàn thể chính trị xã hội trên cơ sở xác định toàn diện các yếu tố tác động lên chất lượng dân số. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội: Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số đô thị thành phố Hà Nội

  1. ®¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n *********** Lª thanh hång C¸c yÕu tè kinh tÕ x· héi ¶nh h-ëng ®Õn chÊt l-îng d©n sè ®« thÞ thµnh phè hµ néi luËn v¨n th¹c sü khoa häc x· héi häc Hµ Néi - 2008
  2. ®¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n khoa x· héi häc ******* Lª thanh hång C¸c yÕu tè kinh tÕ x· héi ¶nh h-ëng ®Õn chÊt l-îng d©n sè ®« thÞ thµnh phè hµ néi luËn v¨n th¹c sü chuyªn ngµnh: x· héi häc m· sè: 60 31 30 gi¸o viªn h-íng dÉn: tS. NguyÔn thÞ kim hoa Hµ Néi - 2008
  3. MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 1.2. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 7 1.2.1. Ý nghĩa lý luận .............................................................................................. 7 1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 7 1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 7 1.3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 7 1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 8 1.4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu...................................................... 8 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 8 1.4.2. Khách thể nghiên cứu ................................................................................... 8 1.4.3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 8 1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 9 1.5.1. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................ 9 1.5.2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi....................................................... 11 1.5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân .......................................................... 11 1.5.4. Phương pháp quan sát .................................................................................. 11 1.5.5. Phương pháp phân tích tài liệu .................................................................... 11 1.6. Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................... 11 1.7. Sơ đồ tương quan giữa các biến số .................................................................. 12 1.8. Khung lý thuyết ............................................................................................... 13 PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH ........................................................................... 14
  4. Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài................................................. 14 2.1.1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận .............................................................. 14 2.1.1.1. Chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng ...................................... 14 2.1.1.2. Lý thuyết xã hội học ................................................................................... 15 2.1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 19 2.1.2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài .............................................................. 19 2.1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................. 21 2.1.2.3. Một số văn bản pháp lý của Việt Nam liên quan đến chất lượng dân số .. 23 2.1.3. Các khái niệm công cụ ................................................................................. 24 2.1.3.1. Chất lượng dân số ..................................................................................... 24 2.1.3.2. Các thành phần của hệ chất lượng dân số ................................................ 28 Chương II. Kết quả nghiên cứu .......................................................................... 30 2.2.1. Một vài nét về địa bàn nghiên cứu ............................................................... 30 2.2.1.1. Vài nét về địa bàn Hà Nội ......................................................................... 30 2.2.1.2. Phường Hàng Gai, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội .......................................... 31 2.2.1.3. Phường Yên Hoà, Quận Thanh Xuân, Hà Nội .......................................... 33 2.2.2. Xây dựng bộ công cụ để đánh giá chất lượng dân số .................................. 36 2.2.2.1. Chỉ số BMI (Body Mass Index) (BMI của tổ chức Y tế Thế giới) .............. 36 2.2.2.2. Cách tính chỉ số chất lượng dân số (PQI) ................................................. 36 2.2.3. Tính toán chất lượng dân số (PQI) .............................................................. 41 2.2.3.1. Số liệu điều tra BMI .................................................................................. 41 2.2.3.2. Các giá trị từ T2 đến T9 ............................................................................ 42 2.2.3.3. Các giá trị Tmin và Tmax .............................................................................. 43
  5. 2.2.3.4. Xác định các chỉ thị đơn Ii dựa vào phương trình tương quan và giá trị PQI . 44 2.2.4. Các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến chất lượng dân số ........................... 45 2.2.4.1.Thu nhập và phân bổ thu nhập……………………………………………..45 2.2.4.2. Lao động và việc làm ................................................................................ 50 2.2.4.3. Giao thông liên lạc .................................................................................... 54 2.2.4.4. Sức khoẻ..................................................................................................... 63 2.2.4.5 Giáo dục ..................................................................................................... 69 2.2.4.6. Nhà ở ......................................................................................................... 74 2.2.4.7. Môi trường ................................................................................................. 79 2.2.4.8. Cuộc sống gia đình .................................................................................... 84 2.2.4.9. Sự tham gia công tác xã hội của phụ nữ ................................................... 88 2.2.4.10 An toàn công cộng ................................................................................... 89 2.2.4.11. Văn hoá và giải trí ................................................................................... 95 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................ 102 3.1. Kết luận.................................................................................................... 102 3.2. Khuyến nghị ..............................................................................................107 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1. Các đặc điểm nhân khẩu học xã hội của mẫu khảo sát ...........................10 Bảng 2. Các chỉ thị và trọng số trong PQI theo đề tài của ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình ...........................................................................................36 Bảng 3. Số liệu điều tra BMI tại địa bàn nghiên cứu ............................................41 Bảng 4. Các giá trị từ T2 đến T9 của 2 phường....................................................42 Bảng 5: Các giá trị Tmin, Tmax ...........................................................................43 Bảng 6: Các giá trị PQI của 2 phường ..................................................................44 Bảng 7. Thu nhập của hộ gia đình ........................................................................46 Bảng 8. Thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình/tháng .............................................47 Bảng 9: Trình độ học vấn của những người trong độ tuổi lao động .....................51 Bảng 10: Mức độ quan tâm đối với thông tin của đài phát thanh phường............59 Bảng 11: Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thoại ............................................................60 Bảng 12: Việc học thêm của con cái.....................................................................72 Bảng13: Hiện trạng nhà ở của các phường ...........................................................75 Bảng 14: Số thành viên trong gia đình .................................................................84 Bảng 15: Số thế hệ trong gia đình.........................................................................85 Bảng 16: Hoạt động giải trí cấp độ thường ngày ..................................................96 Bảng 17: Hoạt động giải trí cấp độ kỳ dịp ............................................................99
  7. DANH MỤC CÁC ẢNH Ảnh 1: Chụp tại cuối đường ngã 3, đường Trung Kính, phường Yên Hòa ........... 56 Ảnh 2: Đoàn xe xích lô ........................................................................................... 57 Ảnh 3: Những con hẻm như thế này khá phổ biến ở phố cổ .................................. 77 Ảnh 4: Ngôi nhà cổ: Có thể sập bất cứ lúc nào vì đã không còn khả năng chống đỡ .......78 Ảnh 5: Cận cảnh nhà vệ sinh .................................................................................. 82 Ảnh 6: Cột mòn chống ọp ẹp .................................................................................. 82
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu 1: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng internet ............................................................. 62 Biểu 2: Nơi khám và chữa bệnh ............................................................................. 64 Biểu 3: Tỷ lệ có máy vi tính nối mạng và có vào mạng ........................................ 97 Biểu 4: Tỷ lệ người dân đi lễ chùa ........................................................................ 100
  9. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Từ năm 1994, Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển họp tại Cairô - Aicập đã đề cập đến chất lượng dân số và được nhấn mạnh trong tuyên bố Almaty của 40 đoàn nghị sỹ các nước Châu Á về dân số và phát triển họp tại Cộng hòa Kadăcxtan vào tháng 9 năm 2004. Nhiều nước khu vực Châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaixia…..đã đưa mục tiêu nâng cao chất lượng dân số vào các chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, thậm chí được đưa vào Luật Dân số kế hoạch hóa gia đình hoặc đạo luật ở một số nước. Đặc biệt, một số nước đã ban hành Chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia nhằm tăng cường sức cạnh tranh của nguồn lực lao động như Hàn Quốc từ năm 1996 đã ban hành Chính sách mới chú trọng vào chất lượng dân số và phúc lợi nhân dân. Năm 2001 ban hành Chiến lược và sau đó nâng lên thành Luật phát triển nguồn nhân lực với chủ đề: Công dân xuất sắc- Xã hội tin cậy. Từ cuối năm 2003, Trung Quốc thực thi chiến lược lấy nhân tài để xây dựng đất nước hùng mạnh và coi đó là một nhiệm vụ trọng đại và cấp bách của Đảng và Nhà nước. Năm 1992, Malayxia đã ban hành Đạo Luật phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển lực lượng lao động có tay nghề, hiệu quả và kỷ luật, nhằm nâng cao năng suất, phát triển kinh tế bền vững… Ở Việt Nam, công tác dân số luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, coi đó là bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của quốc gia, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội. Mục tiêu nâng cao chất lượng dân số vì vậy được coi là “chính sách cơ bản của Nhà nước trong sự nghiệp phát triển đất nước” và đã xác định mục tiêu: "Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần, đưa chỉ số 1
  10. phát triển con người (HDI) lên mức tiên tiến của thế giới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”1. Do vậy, Việt Nam đã xác định mục tiêu “nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”2. Tại văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nêu rõ nhiệm vụ: “Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh niên”. Năm 2007, dân số Việt Nam là 85,2 triệu người, trong đó nữ chiếm 50,9%. Mật độ dân số 257 người/km2, dân số thành thị chiếm 27%3. Tuổi thọ trung bình 71,3 tuổi. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,18%4. Tuổi trung vị của dân số tăng từ 20,2 tuổi năm 1990 lên 25,5 tuổi năm 2005. Tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi giảm mạnh từ 39,2% năm 1989 xuống còn 27,3% năm 2006. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động từ 15-59 tuổi tiếp tục tăng từ 53,7% năm 1989 lên 63,5% năm 2006; Tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên tăng tương ứng từ 7,2% lên 9,2%, đang tiến tới ngưỡng cơ cấu dân số già. Một số chỉ tiêu về sức khoẻ bà mẹ, trẻ em đạt kết quả khá tốt do những nỗ lực trong chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 44,4% năm 1989 xuống còn 16% năm 2006; Tỷ lệ trẻ em dới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm nhanh từ 51,5% năm 1990 xuống còn 25,2% năm 2005. Đến năm 2000, chiều cao trung bình của người trưởng thành (25-49 tuổi) ở nam là 162,84  4,85 cm, ở nữ là 152,44  4,22 cm5. Chỉ số phát triển con người (HDI) Việt Nam tiếp tục tăng từ 0,539 điểm xếp thứ 120/174 nước trên Thế giới năm 1995 lên 0,733 điểm xếp thứ 1 Ủy ban thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh số 06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 09/01/2003 về dân số 2 Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 147/2000/QĐ-TTg ngày 22/12/2000 về việc phê duyệt Chiến lược dân số Việt Nam 2001 - 2010. 3 Tổng cục Thống kê, Niêm giám thống kê 2006, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2007. 4 www.gso.gov.vn (Kết quả điều tra Biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2007). 5 Lê Gia Vinh, Kết quả nghiên cứu về hình thái và thể lực người trưởng thành Việt Nam. 2
  11. 105/177 nước có số liệu để xếp hạng6. Dự báo chỉ số phát triển con người Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu Chiến lược Dân số đề ra cho năm 2010 ở mức tiên tiến thế giới (0,700-0,750 điểm). Bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc nâng cao chất lượng dân số, Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn thách thức: tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao, chiều cao, cân nặng trung bình của thanh niên thấp, độ dẻo dai và sức bền kém; trình độ kiến thức chung và kỹ năng làm việc chưa ngang tầm và chưa hội nhập trình độ quốc tế; kỹ năng thực hành hạn chế, v,v… đã và đang ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học - công nghệ mới, gây khó khăn trong xây dựng nền kinh tế tri thức, tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động, đến năng suất lao động của mỗi người. Từ đó làm hạn chế đến quá trình tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam trên trường quốc tế. Chỉ số phát triển con người của nước ta tuy từng bước được cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp, thấp hơn mức trung bình của Thế giới (0,743 điểm) và mức trung bình của khu vực Châu Á-Thái bình dương (0,771 điểm, báo cáo của UNDP ngày 27/11/2007). Về thể lực: Trong 30 năm qua, mặc dù tầm vóc chiều cao thanh niên Việt Nam 18 tuổi của nam và nữ đã được cải thiện (nam 163,7 cm, nữ 153 cm)7 nhưng so với chuẩn quốc tế, tầm vóc thanh niên 18 tuổi (nam 176,8 cm, nữ 163,7 cm) thì tầm vóc của thanh niên Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều (13,1 cm đối với nam và 10,7 cm đối với nữ). So với các nước trong khu vực, tầm vóc trung bình của thanh niên Việt Nam cũng thua kém 6-7 cm so với thanh niên Singapore, 2 cm so với thanh niên Thái Lan và 2-3 cm so với thanh niên Quảng Tây - Trung Quốc. Một số chỉ tiêu phản ánh về sức khoẻ bà mẹ, trẻ em còn ở mức thấp: Năm 2005, tỷ suất tử vong mẹ còn ở mức 80/100.000 trẻ sinh ra sống, cao hơn gấp 2 lần so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malayxia; gấp 4 lần so với Hàn Quốc. Tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi của cả 6 www.vietbao.vn (Việt Nam tăng 4 bậc chỉ số phát triển con người). 7 Viện Dinh dưỡng quốc gia, Báo cáo năm 2000. 3
  12. nước là 16‰ nhưng ở một số vùng như Bắc Trung bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc còn rất cao tới 22-30‰; Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 25,2% trong khi ở một số vùng như Bắc Trung bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc tỷ lệ này còn cao tới 30-35%. Số lượng người tàn tật của nước ta khoảng 5,3 triệu người, chiếm gần 6,3% dân số, trong đó tỷ lệ tàn tật do nguyên nhân tai nạn giao thông, tai nạn lao động và dị tật bẩm sinh cao hơn tỷ lệ tàn tật do chiến tranh để lại. Trong số 1 triệu trẻ em tàn tật thì tàn tật do dị tật bẩm sinh, tai nạn thương tích chiếm tỷ lệ cao, nhu cầu chăm sóc, phát hiện, điều trị sớm và phục hồi chức năng đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của Nhà nước và toàn xã hội. Tình trạng dịch bệnh, bệnh tật nhất là bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và bệnh lây truyền qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS là rất đáng lo ngại. Tính đến ngày 31/12/2007 Việt Nam có 121.734 người bị nhiễm HIV còn sống, 27.669 bệnh nhân AIDS còn sống và có 34.476 người đã chết do AIDS8. Trong số người bị nhiễm HIV có tới 55,3% là người trong độ tuổi 20- 29. Mặc dù tuổi thọ bình quân của nước ta khá cao 71,3 tuổi nhưng theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2002 thì tuổi thọ bình quân khỏe mạnh của Việt Nam lại rất thấp, chỉ đạt 58,2 tuổi và xếp thứ 116/174 nước. Về trí tuệ: Tỷ lệ dân số bị thiểu năng thể lực và trí tuệ chiếm tới 1,5% dân số và tỷ lệ này hàng năm vẫn tiếp tục tăng thêm do số trẻ sinh ra bị dị tật và các bệnh bẩm sinh chưa được kiểm soát.Vị thành niên, thanh niên Việt Nam không chỉ thấp bé, nhẹ cân mà còn yếu cả về sức mạnh cơ bắp, sức dẻo dai, sự bền bỉ; Quan hệ tình dục, nhất là tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân, tình trạng mang thai ngoài ý muốn và nạo, phá thai có xu hướng gia tăng. Việc làm đang là mối quan tâm của vị thành niên, thanh niên do kiếm được việc làm phù hợp không phải đơn giản; Sự lạm dụng và sử dụng chất gây nghiện như thuốc lá, rượu bia có xu hướng gia tăng, có tới 69% vị thành niên, thanh niên đã từng uống rượu hoặc bia và 58% trong số đó đã từng say; 8 Tạp chí AIDS và cộng đồng số 4-2008. 4
  13. Những vấn đề căng thẳng về tâm lý bao gồm cả hiện tượng tự tử, tự gây thương tích, vi phạm pháp luật ngày càng trở lên nghiêm trọng đối với giới trẻ. 5
  14. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mặc dù ngày càng tăng, từ 15,8% năm 2001 lên 24,8% năm 2005 nhưng vẫn còn thấp; Tỷ lệ lao động có bằng cấp công nhân kỹ thuật trở lên chỉ đạt 7,83%9, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính chất lượng dân số thấp đã cản trở khả năng tiếp thu kiến thức khoa học và công nghệ, ảnh hưởng xấu đến việc nâng cao năng suất và hiệu quả lao động và là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo ở Việt Nam hiện nay. Tỷ số giới tính khi sinh (số trẻ trai/100 trẻ gái) đã tăng nhanh từ 105 năm 1979 lên 110 năm 2006 và 112 năm 2007. Bên cạnh đó tình hình phụ nữ di cư lấy chồng nước ngoài có xu hướng gia tăng ở một số địa phương, làm trầm trọng hơn vấn đề mất cân bằng giới tính theo hướng thừa nam thiếu nữ trong những năm tới. Tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên đã tăng từ 7,2% năm 1989 lên hơn 9,45% năm 2007 và dự báo sẽ tăng lên 11,2% vào năm 2020, vượt ngưỡng của một quốc gia có cơ cấu dân số già (10%). Vì vậy, trong bối cảnh quy mô gia đình nhỏ, ít con và gia đình ít thế hệ ngày càng được chấp nhận, đòi hỏi phải triển khai những mô hình chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi phù hợp. Di dân từ nông thôn ra vùng đô thị và khu công nghiệp có xu hướng gia tăng nhanh và diễn biến phức tạp nên gặp nhiều khó khăn trong quản lý người di cư và tổ chức các dịch vụ xã hội cơ bản. Lao động ở các khu công nghiệp và người di cư gặp rất nhiều khó khăn về nhà ở (70-80% ở nhà tạm). Bên cạnh đó, các luồng di cư tự do đến một số vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên đang gây nhiều khó khăn trong giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội của các địa phương này. Các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình và giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu do đó có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng dân số Việt Nam. 9 www.gso.gov.vn (Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002) 6
  15. 7
  16. Bên cạnh những chuyển biến tích cực, tình hình văn hóa, văn nghệ có nhiều điều đáng lo ngại: lối sống chạy theo đồng tiền, những thị hiếu không lành mạnh, những hủ tục, mê tín tăng nhanh; nhiều văn hóa phẩm độc hại lan tràn trên thị trường truyền bá lối sống thực dụng, sa đọa, bạo lực phát triển10. Việc xây dựng nếp sống văn hóa chưa được coi trọng đúng mức. Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ11, cản trở dến việc xây dựng con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng ngang tầm sự nghiệp đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh. Thực hiện thắng lợi mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực cao đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội là nhu cầu cấp thiết và là yếu tố tiên quyết đảm bảo thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đáp ứng nhu cầu với những thời cơ, thuận lợi và thách thức mới khi nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng trong cộng đồng quốc tế, là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Ủy viên thường trực không chính thức của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việc theo dõi chất lượng dân số rất quan trọng để phục vụ nâng cao chất lượng dân số. Tại các đô thị như Thành phố Hà Nội là nơi mật độ dân số cao. Mặc dù các dịch vụ y tế cũng như các dịch vụ xã hội cơ bản thuận lợi hơn rất nhiều so với các khu vực khác và dân số của Hà Nội cũng được đánh giá là có mặt bằng về trí lực, thể lực và tinh thần cao hơn so với cả nước, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Nhận thức yêu cầu này, chúng tôi đề xuất đề tài “Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội” nhằm đưa ra các giải pháp để ngày càng nâng cao chất lượng dân số ở đây. Đồng thời 10 www. cpv.org.vn (Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII) 11 www. cpv.org.vn (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X) 8
  17. nghiên cứu đề tài trên còn có ý nghĩa góp phần kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. 9
  18. 1.2. Ý nghĩa của đề tài 1.2.1. Ý nghĩa lý luận Chúng tôi đã vận dụng những kiến thức xã hội học để nghiên cứu “Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội”. Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ và chứng minh cho tính thực tiễn của phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử - Chủ nghĩa Mác Lê nin, lý thuyết hệ thống của Parsons…. Kế thừa các chỉ số PQI đã được xây dựng trong đề tài độc lập mã số ĐTĐL- 2003/15, nhánh I “Nghiên cứu một số yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số” thuộc đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu một số yếu tố sinh học, kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số và đề xuất chính sách, giải pháp phù hợp”, Đề tài đã lựa chọn các chỉ số phù hợp để đo chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội. Kiến tạo những chỉ số này đơn giản, dễ thống kê và phù hợp để có thể phân tích và so sánh chất lượng dân số giữa các phường một cách nhanh chóng. 1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn Bên cạnh ý nghĩa lý luận, đề tài còn mang một ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Đề tài không chỉ làm sáng tỏ thực trạng chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội từ đó tìm ra các yếu tố kinh tế xã hội tác động. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài còn thể hiện ở chỗ sẽ là một sự gợi mở, góp phần tìm ra các giải pháp, khuyến nghị phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dân số đô thị thành phố Hà Nội. Đồng thời nghiên cứu đề tài trên còn có ý nghĩa góp phần kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. 1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1.3.1. Mục đích nghiên cứu Nâng cao chất lượng dân số cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần là một quốc sách quan trọng, đòi hỏi phải có sự can thiệp lâu dài qua nhiều thế hệ và kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ của các Bộ, ban ngành cũng như của các đoàn thể chính trị xã hội trên cơ sở xác định toàn diện các yếu tố tác động lên chất lượng dân số. 10
  19. Có nhiều yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp lên thể chất, trí tuệ và tinh thần của một cộng đồng dân cư mà trước hết là các yếu tố kinh tế và xã hội được phản ánh cụ thể qua chất lượng cuộc sống của nhân dân. Mục đích của đề tài này là nghiên cứu thực trạng chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội từ đó tìm ra các yếu tố kinh tế xã hội tác động cũng như các giải pháp, khuyến nghị phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dân số. 1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn, phương pháp luận nghiên cứu các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến chất lượng dân số đô thị ở Thành phố Hà Nội. - Xây dựng bộ công cụ và tính toán các chỉ số đánh giá chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội. - Phân tích và làm rõ các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội. - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, khuyến nghị, định hướng phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội. 1.4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội. 1.4.2. Khách thể nghiên cứu - Đại diện các ban ngành của phường (Đảng uỷ, Ủy ban nhân dân, Hội phụ nữ, Mặt trận tổ quốc,Y tế, Dân số, Giáo dục, tổ trưởng tổ dân phố,.. ) - Người dân cư trú tại các phường. 1.4.3. Phạm vi nghiên cứu Do tính phức tạp và rộng lớn của vấn đề nghiên cứu, cùng những hạn chế khác trong quá trình nghiên cứu nên chúng tôi tập trung vào một số nội dung sau: 11
  20. * Về nội dung nghiên cứu: - Xây dựng bộ công cụ và tính toán các chỉ số đánh giá chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội. - Tìm hiểu 11 yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội: Thu nhập và phân phối thu nhập; Lao động và việc làm; Giao thông liên lạc; Sức khoẻ; Giáo dục; Nhà ở; Môi trường; Cuộc sống gia đình; Sự tham gia công tác xã hội của phụ nữ; Trật tự an toàn công cộng; Văn hoá và giải trí. - Thời gian: Từ tháng 10/2006 - 12/2007. - Địa điểm: Phường Hàng Gai, Quận Hoàn Kiếm và Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.5.1. Phương pháp chọn mẫu Thông tin được thu thập dựa trên khảo sát định lượng bằng bảng Ankét. Đề tài có tất cả 300 phiếu: 150 phiếu khảo sát tại Phường Hàng Gai, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; 150 phiếu khảo sát tại Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đề tài đã sử dụng phương pháp chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn để chọn mẫu điều tra ở hai phường, quy trình lấy mẫu như sau: - Bước 1: Lập danh sách các tổ dân phố của mỗi phường, gán cho mỗi tổ dân phố 1 số thứ tự từ 1 đến hết. - Bước 2: Lấy ngẫu nhiên đơn giản 10 tổ dân phố của mỗi phường. - Bước 3: Lấy ngẫu nhiên đơn giản 15 hộ gia đình trong mỗi tổ để điều tra, phỏng vấn. Kết quả thu được về người được phỏng vấn tại phiếu điều tra như sau: 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2