Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá thực trạng công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Tư Nghĩa. Nghiên cứu các trường hợp tranh chấp, khiếu nại, tố cáo điển hình trên địa bàn huyện Tư Nghĩa. Đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Huế, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Hữu Đàn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của: - PGS.TS Huỳnh Văn Chương người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài; - Các thầy, cô giáo trong khoa Quản lý đất đai, Ban quản lý phòng sau đào tạo và các học viên khác; - UBND huyện Tư Nghĩa, các phòng ban huyện Tư Nghĩa: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, phòng Thống kê huyện, Thanh tra huyện, Tòa án nhân dân huyện, Viện Kiểm sát nhân dân huyện và các UBND xã trên địa bàn huyện Tư Nghĩa. Tôi xin chân thành cảm ơn tới cá nhân, tập thể và cơ quan nêu trên đã giúp đỡ, hướng dẫn, khích lệ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đến khi hoàn thành đề tài này. Thêm một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn ! Huế, ngày tháng năm 2017. Tác giả luận văn Nguyễn Hữu Đàn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi”. Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá thực trạng công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Tư Nghĩa. Nghiên cứu các trường hợp tranh chấp, khiếu nại, tố cáo điển hình trên địa bàn huyện Tư Nghĩa. Đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Kết quả nghiên cứu của đề tài: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội; Đánh giá công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai và nghiên cứu một số vụ việc điển hình trên địa bàn huyện Tư Nghĩa. Trong đó: - Toàn huyện Tư Nghĩa có 15 đơn vị hành chính gồm 13 xã và 2 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 20.628,79 ha. Dân số trung bình năm 2015 là 129.946 người. - Từ năm 2011 đến năm 2016, UBND huyện thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo như sau: Có 444 vụ tranh chấp thì có đến 415 trường hợp liên quan đến lĩnh vực đất đai (chiếm tỷ lệ 94%), tranh chấp đất đai có xu hướng tăng trong 2 năm 2015 và 2016, điều đó cho thấy sự phức tạp trong công tác quản lý đất đai của huyện Tư Nghĩa trong thời gian vừa qua. Qua tìm hiểu, nguyên nhân chính và chủ yếu xảy ra tranh chấp giữa các hộ dân là do vấn đề ranh giới đất đai không rõ rang, bên cạnh đó còn có nguyên nhân là chia đất không đều cho người thân, chia tài sản do ly hôn. - Theo thống kê từ năm 2011-2016, tại thị trấn La Hà, xã Nghĩa Phương, xã Nghĩa Điền trên địa bàn huyện Tư Nghĩa đã có 181 vụ tranh chấp đất đai, UBND 03 xã, thị trấn đã giải quyết 152 đơn còn tồn đọng 29 đơn do đang trong quá trình thụ lý, có liên quan đến nhiều đơn vị. Qua những phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu đề tài sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN ........................................................................... iii MỤC LỤC ......................................................................................................................iv DANH MỤC VIẾT TẮT.............................................................................................. vii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................ix MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................................1 2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................1 2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................2 3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................2 4. Những điểm mới của đề tài ....................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................3 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu .................................................................3 1.1.1. Khái niệm và vai trò của đất đai ............................................................................3 1.1.2. Quan hệ về đất đai của nước ta hiện nay ............................................................... 3 1.1.3. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại ..........................................................................7 1.1.4. Tố cáo và giải quyết tố cáo ....................................................................................9 1.1.5. Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai ..........................................10 1.1.6. Thanh tra và giải quyết thanh tra đất đai ........................................................... 12 1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu ............................................................ 14 1.2.1. Tình hình thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai của một số nước trên thế giới .....................................................................................................14 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 1.2.2. Tình hình thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ở Việt Nam ............................................................................................................................... 18 1.2.3. Tình hình thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi .........................................................................21 1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .....................................................21 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................................................... 23 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 23 2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 23 2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 23 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 23 2.4.1. Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu .................................................23 2.4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu ..............................................24 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................25 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi ...........................................................................25 3.1.1. Điều kiện tự nhiên tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi ..................................25 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi ....................... 30 3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi ..............34 3.2.1. Tình hình quản lý đất đai .....................................................................................34 3.2.2. Tình hình sử dụng đất .......................................................................................... 38 3.2.3. Nhận xét chung tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện ..............44 3.3. Đánh giá công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai và nghiên cứu một số vụ việc điển hình trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. .............................................................................................................................. 45 3.3.1. Đánh giá công tác thanh tra .................................................................................45 3.3.2. Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai .....................46 3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai ..............................................................................60 3.3.4. Một số vụ việc điển hình .....................................................................................67 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 3.3.5. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai ...................................................................................................76 3.4. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi ............................... 78 3.4.1. Giải pháp về xây dựng hệ thống pháp luật .......................................................... 78 3.4.2. Theo dõi, tổng hợp kết quả xử lý đơn thư ........................................................... 79 3.4.3. Trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong quá trình tiếp nhận, xử lý, trả lời đơn của công dân ......................................................................................................................... 79 3.4.4. Giải pháp về xây dựng hệ thống quản lý đất đai .................................................79 3.4.5. Giải pháp về nâng cao năng lực cán bộ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai .....................................................................................................80 3.4.6. Giải pháp về công tác tuyên truyền vận động .....................................................81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 82 1. Kết luận......................................................................................................................82 2. Kiến nghị ...................................................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 84 PHỤ LỤC ......................................................................................................................84 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa là CCTHA Chi cục thi hành án GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GPMB Giải phóng mặt bằng HĐND Hội đồng nhân dân KN Khiếu nại KT-XH Kinh tế - Xã hội LĐĐ Luật Đất đai ODT Đất ở tại đô thị ONT Đất ở tại nông thôn QLĐĐ Quản lý đất đai SDĐ Sử dụng đất TAND Tòa án nhân dân TC Tố cáo TCĐĐ Tranh chấp đất đai TTr Thanh tra TNMT Tài nguyên và Môi trường UBND Ủy ban nhân dân VKS Viện kiểm sát PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Đặc điểm thời tiết, khí hậu huyện Tư Nghĩa ..............................................26 Bảng 3.2: Diện tích tự nhiên phân theo đơn vị hành chính .........................................39 Bảng 3.3: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2015..............................................40 Bảng 3.4: Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2015 .......................................41 Bảng 3.5. Thực trạng cán bộ tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai ở cấp xã, thị trấn tại huyện Tư Nghĩa năm 2016 ........................................51 Bảng 3.6. Các trường hợp tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân huyện Tư Nghĩa năm 2016.....................................................................................................54 Bảng 3.7. Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân huyện Tư Nghĩa giai đoạn 2011 -2016 ..................................................................................55 Bảng 3.8. Tổng hợp đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp của huyện Tư Nghĩa giai đoạn 2011 – 2016 ........................................................................................ 56 Bảng 3.9. Tổng hợp các vụ khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thị trấn La Hà, xã Nghĩa Phương, xã Nghĩa Điền giai đoạn 2011-2016 ............................................58 Bảng 3.10: Kết quả phỏng vấn người dân về nguyên nhân tranh chấp ......................... 64 Bảng 3.11. Kết quả phỏng vấn về nguyên nhân khiếu nại ............................................65 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu .............................................................................25 Hình 3.2. Tổng hợp ý kiến của người dân về nguyên nhân dẫn đến tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Tư Nghĩa giai đoạn 2011–2016 ................................ 64 Hình 3.3: Tổng hợp ý kiến của người dân về nguyên nhân dẫn đến khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Tư Nghĩa giai đoạn 2011–2016 ......................................66 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới đều hình thành, tồn tại và phát triển trên nền tảng quan trọng nhất đó là đất đai. Ngay từ khi xuất hiện, con người đã lấy đất đai làm nơi cư ngụ, sinh tồn, phát triển. Ngày nay đất đai trở thành tài nguyên đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, nó luôn gắn với cuộc sống, với lao động của con người nên có vai trò hết sức to lớn trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, đất đai chỉ phát huy tác dụng dưới sự tác động tích cực và thường xuyên của con người. Quản lý và sử dụng đất đai là mục tiêu cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Tuy nhiên, chính vì những tính chất đặc biệt của đất đai mà công tác quản lý vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Thực tế, trong những năm gần đây, đất đai luôn là vấn đề nóng bỏng, bức xúc của toàn xã hội. Công tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều bất cập, bên cạnh những địa phương thực hiện quản lý và sử dụng đất đúng pháp luật, thì vẫn còn không ít các nơi buông lỏng công tác quản lý đất đai. Việc thực hện pháp luật đất đai chưa tốt không chỉ với chủ sử dụng đất mà ngay cả với cơ quan nhà nước. Do vậy, vẫn xảy ra nhiều hành vi vi phạm như: sử dụng đất không đúng mục đích được giao, lấn, chiếm đất đai, mua bán đất trái phép, giao đất và cấp đất không đúng thẩm quyền... dẫn đến tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật đất đai ngày càng nhiều. Ở nhiều địa phương yếu kém, các đơn thư yêu cầu giải quyết những khiếu nại, tranh chấp đó liên tục bị tồn đọng, trở thành điểm nóng tác động xấu đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, làm giảm niềm tin của nhân dân trong việc thực hiện pháp luật và vai trò quản lý Nhà nước về đất đai của chính quyền cơ sở giảm sút. Huyện Tư Nghĩa là huyện lỵ nằm hầu hết phía Nam giáp Thành phố Quảng Ngãi. Trong những năm qua, công tác quản lý đất đai đã được các cấp chính quyền từ cấp xã đến tỉnh đặc biệt chú trọng, vì vậy đã đạt được những kết quả nhất định. Song do rất nhiều nguyên nhân nên công tác quản lý đất đai vẫn còn nhiều bất cập. Vì thế các vụ khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trong nhân dân vẫn được xem là những điểm nóng khó giải quyết. Trước thực trạng đó, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi”. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Tư Nghĩa. Nghiên cứu các trường hợp tranh chấp, khiếu nại, tố PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 cáo điển hình trên địa bàn huyện Tư Nghĩa. Đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 -2016; - Xác định được những khó khăn, vướng mắc và những tồn tại trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi; - Đề xuất được một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ phát hiện những nguyên nhân chính gây nên tình trạng khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại địa phương cũng như những bất cập trong việc thực hiện các chính sách về đất đai từ đó giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai của cả nước ta. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chuyên môn để nâng cao hiệu quả việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới. Các phát hiện của đề tài có thể là những ví dụ cụ thể trong công tác giảng dạy và học tập về công tác quản lý Nhà nước về đất đai của các cơ sở đào tạo và nghiên cứu. Một số kiến nghị của đề tài có giá trị tham khảo đối với cac cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai nói chung và giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Khái niệm và vai trò của đất đai Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa...) Như ta đã biết đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, cùng với vòng quay của bánh xe thời gian thì con người xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo đất đai và biến đất đai từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con người, tức cũng là sản phẩm của xã hội. Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính chất quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. C.Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay. Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu biến đất đai là một sản vật tự nhiên thành một tài sản của công cộng, của quốc gia. Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên mà nó còn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xương máu và vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc gia đó, ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Đất đai còn là nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị trường nhà đất, nó là tài sản đảm bảo sự an toàn về tài chính, có thể chuyển nhượng qua các thế hệ. 1.1.2. Quan hệ về đất đai của nước ta hiện nay Các quan hệ về đất đai bất cứ ở đâu và lúc nào cũng mang tính lịch sử - xã hội một cách sâu sắc. Suốt thời gian lịch sử lâu dài xây dựng đất nước, từ đời Vua Hùng lấy tên nước là Văn Lang đặt kinh đô ở miền núi Phong Châu (Phú Thọ), đến thời An Dương Vương đổi tên nước là Âu Lạc, dời đô về miền đồng bằng Cổ Loa (Hà Nội) người Việt cổ vẫn không dời bỏ việc khai thác sản phẩm tự nhiên bằng săn bắt, hái lượm, tuy vậy đã dần dần tập trung sức nhiều hơn vào việc làm ruộng, làm vườn, chăn nuôi và làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đơn sơ. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 Con người lúc đó đã có ý thức tư hữu về nơi ở, về vật dụng sinh hoạt, về công cụ lao động, đồ trang sức, về nông phẩm thu hoạch. Dân số thì ít ỏi và ruộng đất chưa phải là quý hiếm đối với mọi người, ý thức về chiếm hữu ruộng đất riêng tư chưa xuất hiện rõ trong cộng đồng các bộ lạc. Trải qua ngàn năm bắc thuộc, trong thời kỳ có Nhà nước phong kiến, chế độ sở hữu ruộng đất ở nước ta dần dần hình thành và được coi như bắt đầu thực hiện dần có quy củ theo pháp luật, cùng với thiết chế làng xã có hệ thống hoàn chỉnh. Theo lịch sử, chính Vua Lê Đại Hành là vị Vua đầu tiên tổ chức lễ (tịch điền). Nhà Tiền Lê đã chú ý làm những công trình như vét sông, đào kênh mương, làm thuỷ lợi, giao thông, khai phá đất hoang, mở mang nông nghiệp. Như vậy có thể nói chế độ sở hữu ruộng đất từ thời Phong kiến cho đến Cách mạng tháng 8/1945 theo ba hình thức: Chế độ ruộng đất Nhà nước, chế độ ruộng đất công làng xã và chế độ ruộng đất tư. Từ thời Lý - Trần, với quan niệm “đất Vua, chùa làng”, đương nhiên tồn tại phép nước tối cao của các triều đại về đất đai, sông, biển, tài nguyên thuộc lãnh thổ Quốc gia là quyền sở hữu thống trị của nhà Vua, đại diện cho Nhà nước phong kiến. Trong khi khẳng định quyền sở hữu tối cao với toàn bộ đất đai cả nước, các triều đại vẫn cho phép nhân dân sử dụng đất đai, rừng núi, khai khẩn đất hoang để làm ruộng công điền làng xã hay tư điền của dân. Dưới mọi triều đại Phong kiến đều có 3 hình thức sở hữu ruộng đất, tuỳ theo luật pháp quy định hoặc theo quy ước của cộng đồng mà điều chỉnh trong những phạm vi nhất định. Không hoàn toàn giống nhau qua các thời kỳ lịch sử. Chế độ ruộng đất Nhà nước: Bao gồm phần ruộng đất do Nhà nước Trung ương sở hữu và trực tiếp quản lý gồm các loại như ruộng sơn lăng, ruộng tịch điền, ruộng quốc khố, ruộng quan điền, quan trại, ruộng đồn điền. Ruộng tịch điền thường được chọn nơi ruộng công đất tốt giao cho dân địa phương cày cấy theo nghĩa vụ lao dịch, ruộng tịch điền lấy từ ruộng công, cả một phần ruộng tư và được Nhà nước đền tiền và miễn thuế, khi thu hoạch dùng vào việc thờ cúng nơi tôn miếu Nhà Vua. Ruộng quốc khố, quan điền, quan trại đó là những phần ruộng đất do Nhà nước quản lý và sở hữu, có định mức thuế, lấy quy hoạch trữ vào công khố Nhà nước, sử dụng vào việc công. Ruộng đồn điền thuộc sở hữu Nhà nước nhưng quan hệ sử dụng khác nhau, triều đình tuyển mộ lính và dân một cách cưỡng bức, mức độ bóc lột nặng nề nên dân các đồn điền thường bỏ chốn. Chế độ đồn điền tồn tại lâu dài ở nhiều hình thức công, tư khác nhau cho tới khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tiến hành cải cách ruộng đất. Chế độ ruộng đất công làng xã: Chế độ ruộng đất này ở nước ta xuất hiện đã từ rất lâu, là cơ sở vật chất của các quan hệ có tính cộng đồng các làng xã. Tuy cũng thuộc sở hữu Nhà nước, nhưng do làng xã quản lý, Nhà nước giao phần lớn đất công cho làng xã quản lý, phân bổ nộp thuế. Nhà nước cấm cầm bán ruộng đất công. Cách PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 quản lý và phân chia đất công rất đa dạng, làng nào quản lý đất công của làng ấy. Nhà nước chưa bao giờ đem ruộng đất công của làng này cấp cho làng khác. Chia ruộng đất công là một việc làm rất phức tạp. Số người được chia ruộng gồm nhiều loại khác nhau theo 3 hạng: nhất đẳng, nhị đẳng, tam đẳng mà liệu đem chia cấp, phải có chỗ tốt, chỗ xấu cùng san xẻ, không được lấy ngôi trên để chiếm hết ruộng đất. Trước khi đem chia, hầu như làng nào cũng giành riêng một phần ruộng đất công để dùng chi tiêu vào việc công cộng. Chế độ ruộng đất tư: Ruộng đất tư ở nước ta chủ yếu tập trung trong tay tầng lớp địa chủ vì thế địa chủ phát triển với xu thế mạnh, gây lên sự bần cùng hoá của hàng loạt nông dân nghèo. Ruộng đất tư gồm nhiều loại. Trước hết loại “bản thân điền thổ” là ruộng tư của thôn xã từ nhiều hình thức chuyển nhượng mà hình thành, có toàn quyền mua bán, sử dụng. Một loại ruộng tương tự như ruộng hậu, ruộng hương hoả, ruộng giỗ…là ruộng của tư nhân giao cho một hộ hay một hội sử dụng. Ruộng chùa hay ruộng “tam bảo” thuộc quyền sở hữu của nhà chùa. Bộ phận chính của ruộng đất tư nói chung là ruộng tư điền trong tay các cá nhân chịu thuế theo lệ ruộng đất tư. Người có công khai hoang có thể được từ một nửa đến toàn bộ diện tích khai phá nhận làm ruộng đất tư hữu. Trong chế độ ruộng đất tư có chính sách tô và thuế. Tô là phần sản phẩm thặng dư nộp toàn bộ cho người sở hữu ruộng đất. Thuế là nghĩa vụ đóng góp của người nông dân cho Nhà nước. Trên phạm vi cả nước, đến cuối thế kỷ 19 có 2 hình thức chiếm đoạt địa tô là phát canh thu tô và cày mướn hay cho thuê. Quan hệ sản xuất nói chung và quan hệ ruộng đất nói riêng đã bộc lộ những nhân tố bất hợp lý không phù hợp trình độ và tính chất của sức sản xuất của nông dân, nông nghiệp. Từ khởi đầu hợp tác hoá nông nghiệp năm 1958 ở miền Bắc và năm 1976 ở miền Nam đến cuối năm 1980, nét đặc trưng bao trùm về quan hệ ruộng đất là tập thể hoá với quy mô ngày càng rộng lớn. Theo mô hình hợp tác xã tập thể hoá triệt để ruộng đất, vai trò kinh tế của hộ nông dân không được phát huy, lao động tách ra khỏi ruộng đất và sản phẩm cuối cùng. Kinh tế tập thể sa sút, kinh tế quốc doanh nông lâm nghiệp cũng trì trệ, trong khi phần đất phần trăm nhỏ bé giao cho hộ gia đình làm kinh tế phụ lại tạo ra thu nhập khá cao. Thời kỳ từ những năm 1980 đến nay có nhiều thay đổi sâu sắc về quan hệ đất đai trong cả nước. Những nội dung với mốc thời gian đáng ghi nhớ là: Hiến pháp năm 1980; Chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung ương Đảng tháng 1/1981; Chỉ thị 19 của Ban bí thư Trung ương Đảng ngày 3/5/1983 và Thông báo số 44 của Ban Bí thư ngày 13/7/1984; Luật Đất đai năm 1988, Hiến pháp năm 1992; Luật Đất đai năm 1993, Luật PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đất đai tháng 12/1998; Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Đất đai tháng 9/2001; Luật Đất đai năm 2003. Về bộ máy quản lý đất đai: Suốt thời kỳ Pháp thuộc mỗi làng chỉ có một trưởng bản mà việc quản lý ruộng đất đã khá chặt chẽ, việc lưu trữ hồ sơ có nề nếp. Năm 1954 khi rút khỏi miền Bắc, thực dân Pháp di chuyển theo toàn bộ hồ sơ địa chính của miền Bắc vào Sài Gòn. Sau hiệp định GiơNeVơ năm 1954, ở miền Nam tồn tại 3 chế độ điền thổ: Chế độ sắc lệnh 21/7/1925, chế độ quản thủ địa bộ và quản thủ địa chính. Đến ngày 30/5/1962, chính quyền Sài Gòn ra Sắc lệnh số 124 ban hành 1 chế độ duy nhất là quản lý điền địa. Đã tiến hành thành lập Nha địa chính, rồi Nha tổng giám đốc địa chính, địa hình và Tổng nha điền địa (1962 - 1975). Tổng nha có hệ thống ngành dọc điều hành chặt chẽ. Cấp tỉnh nắm đến các hộ điền địa, có bản đồ, tài liệu và hệ thống lưu trữ. Ở miền Bắc sau cách mạng tháng 8/1945 các Ty, Sở Địa chính được xát nhập vào Bộ Canh nông. Ngày 18/6/1949, thành lập nha Địa chính trong Bộ Tài chính và tập chung làm thuế nông nghiệp phục vụ kháng chiến. Ngày 3/5/1958, có Chỉ thị số 334/ TTg cho tái lập hệ thống địa chính trong Bộ Tài chính và UBND các cấp để làm nhiệm vụ đo đạc lập bản đồ giải thửa và sổ sách địa chính. Ngày 9/12/1960, Nghị định số 70/CP chuyển ngành địa chính từ Bộ Tài chính sang Bộ Nông nghiệp và đổi tên là Vụ Quản lý Ruộng đất. Từ năm 1966 cho đến tháng 4/1979, qua 3 lần thay đổi tổ chức ngành Quản lý Ruộng đất. Ngày 9/11/1979, Chính phủ có Nghị định số 404/CP thành lập Tổng cục Quản lý Ruộng đất trực thuộc HĐBT, sau đó sáp nhập với Cục đo đạc và Bản dồ Nhà nước, đổi tên là Tổng cục Địa chính. Ngày 11/11/2002 Chính phủ có Nghị định số 91/2002/NĐ-CP thành lập Bộ Tài nguyên & Môi trường trực thuộc Chính phủ trong đó có chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực đất đai; môi trường, khoáng sản, nước, khí tượng thuỷ văn và đo đạc bản đồ. Tóm lại, qua một quá trình lâu dài, quan hệ đất đai của nước ta đã vận động theo từng thời kỳ lịch sử, ngày một hoàn thiện hơn trên cơ sở pháp định, được pháp luật bảo đảm trong các mối quan hệ cụ thể giữa Nhà nước với nhân dân, giữa các tổ chức cá nhân với nhau và với Nhà nước, một số quan hệ với tổ chức và cá nhân nước ngoài. Với bản chất là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, bất cứ một chế định nào của Nhà nước ta về đất đai đều được nhân dân tham gia đóng góp ý kiến một cách rộng rãi, được đặc biệt quan tâm và chỉ đạo thận trọng, cụ thể và kịp thời. Tuy nhiên, đất nước đang có những biến chuyển mới, mà đặc điểm nổi bật nhất và cũng là một khó khăn lớn nhất của nông nghiệp và nông thôn nước ta là đất chật người đông, do đó các quan hệ đất đai luôn luôn là vấn đề thời sự vừa phải được giải quyết kịp thời, vừa phải giữ được thế ổn định lâu dài. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân và thống nhất quản lý về đất đai. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 1.1.3. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 1.1.3.1. Khái niệm về khiếu nại Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Luật Khiếu nại 2011: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình [15]. 1.1.3.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại Khoản 11 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 quy định: “giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại”. Căn cứ vào các quy đinh của Luật khiếu nại, Luật tố cáo và đặc trưng của của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, TS Trần Văn Sơn đã đưa ra khái niệm giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước “là hoạt động kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp, tính hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của nhà nước và xã hội.”[15]. Vụ việc khiếu nại được giải quyết lần đầu tại chính cơ quan (hoặc cán bộ, công chức thuộc cơ quan này) có thẩm quyền ra quyết định hoặc thực hiện hành vi bị khiếu nại. Trong trường hợp đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu sẽ có quyền tiếp tục thực hiện quyền khiếu nại của mình lên cấp trên trực tiếp của cấp đã có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. Ngoài ra thủ trưởng cơ quan cấp trên khác có nghĩa vụ giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu nếu đó là hành vi hành chính, hoặc quyết định hành chính của mình hoặc cơ quan, cá nhân mà mình quản lý đưa ra. 1.1.3.3. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại Quy định tại Điều 13 của Luật Khiếu Nại năm 2011 về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại là [15]: 1. Người bị khiếu nại có các quyền sau đây: a) Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; b) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước; c) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước; d) Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai. 2. Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây: a) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại; b) Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; c) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị kiểm tra, xác minh yêu cầu trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có yêu cầu; d) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; đ) Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 e) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. 3. Người bị khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 1.1.3.4. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của công dân về đất đai Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng; + Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân; + Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân 1.1.4. Tố cáo và giải quyết tố cáo Tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước ta ghi nhận qua các thời kỳ. Điều 74 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.” [13]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 Điều 30 của Hiến pháp năm 2013 có nêu: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”; “Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”[14]. Như vậy, quyền tố cáo là một trong những quyền cơ bản, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân. Theo đó, công dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Nhằm thể chế hóa quyền tố cáo của công dân, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XIII năm 2011, Quốc hội đã thông qua Luật tố cáo. Luật tố cáo đã quy định đầy đủ nhất về quyền tố cáo, quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo, hình thức tố cáo, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo. Bên cạnh đó, Luật tố cáo quy định về bảo vệ người tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo [16]. Ngoài Luật tố cáo có quy định cụ thể về quyền tố cáo của công dân, còn có các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định về tố cáo như Bộ Luật tố tụng hình sự quy định quyền tố cáo trong tố tụng hình sự; Bộ Luật dân sự quy định quyền tố cáo trong tố tụng dân sự… 1.1.5. Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai 1.1.5.1. Khái niệm tranh chấp Theo quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật Đất Đai năm 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai [12]. 1.1.5.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai Quá trình sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao quyền quản lý và sử dụng không tránh khỏi những tranh chấp. Vì vậy, Nhà nước đã có những cơ chế để giải quyết khi tranh chấp phát sinh mà các tổ chức, cá nhân không tự giải quyết được. Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất Đai năm 2013 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là [12]: Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau: 1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết; PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này; b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự; 3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau: a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính; b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính; 4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành. 1.1.5.3. Trình tự thủ tục hòa giải và giải quyết tranh chấp đất đai Theo quy định tại Điều 88, Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013 thì thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai là [5]: 1. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: a) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất; b) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Kiểm soát chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25
26 p | 160 | 38
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Kiểm soát thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công tại các tổ chức chi trả thu nhập do cục thuế TP Đà Nẵng thực hiện
13 p | 138 | 31
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Tăng cường kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại công ty cổ phần thép Đà Nẵng
26 p | 143 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Vũng Tàu
89 p | 36 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại thành phố Nha Trang: Trường hợp nghiên cứu tại Phường Phước Hòa
73 p | 68 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá công tác kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
95 p | 61 | 10
-
Tóm tài luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Krông Năng - Buôn Hồ
26 p | 53 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại thành phố Đà Nẵng
94 p | 31 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Ảnh hưởng của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến đời sống và việc làm của người dân tại một số dự án trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
88 p | 37 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá thực trạng quản lý đất đai tại các mỏ khai thác đất sét và đất đồi trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
128 p | 46 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
8 p | 31 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Nghiên cứu chính sách tài chính về đất đai tác động đến thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
153 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sơn Tây
112 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước quan Kho bạc nhà nước Nam Giang, tỉnh Quảng Nam
94 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Điện Bàn tỉnh Quảng Nam
121 p | 12 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Thanh Khê - Thành phố Đà Nẵng
103 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tăng cường kiểm soát chi phí tại Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng
102 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập tại Kho bạc Nhà nước Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
108 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn