intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá tác động của quá trình đô thị hoá đến sinh kế người dân bị thu hồi đất tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

27
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở đánh giá quá trình đô thị hoá và sinh kế của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Nha Trang, từ đó rút ra những tích cực và hạn chế để đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm góp phần đảm bảo sinh kế người dân bị thu hồi đất trên địa bàn nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá tác động của quá trình đô thị hoá đến sinh kế người dân bị thu hồi đất tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ Luận văn nào khác. Tôi xin cam đoan tất cả các thông tin đựoc trích dẫn trong Luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phan Hoàng Tuấn Anh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tâp, rèn luyện tại lớp Cao học quản lý đất đai-20C, Khoa Tài Nguyên Đất và Môi Trường Nông Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế tôi đã thực hiện Luận văn với tên đề tài “Đánh giá tác động của quá trình đô thị hoá đến sinh kế người dân bị thu hồi đất tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”. Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía Nhà trường, gia đình, bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Huế, Phòng Sau Đại học, Ban chủ nhiệm Khoa TNĐ & MTNN cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy để truyền đạt, trang bị cho tôi những kiến thức quý báu. Đặc biệt, tôi tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo – PGS.TS Dương Viết Tình, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực tập. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Luận văn thạc sỹ sẽ không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô cùng các bạn để Luận văn được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 25 tháng 5 năm 2016 Tác giả luận văn Phan Hoàng Tuấn Anh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii TÓM TẮT Quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nó tác động đến nhiều mặt của xã hội. Bên cạnh đó nó ảnh hưởng đến sinh kế của người dân bị thu hồi đất. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động của quá trình đô thị hoá đến sinh kế người dân bị thu hồi đất tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”. Trên cơ sở đánh giá quá trình đô thị hoá và sinh kế của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Nha Trang, từ đó rút ra những tích cực và hạn chế để đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm góp phần đảm bảo sinh kế người dân bị thu hồi đất trên địa bàn nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thu thấp số liệu thứ cấp, sơ cấp, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra khảo sát thực địa, phương pháp phân tích và sử lý số liệu. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, Quá trình ĐTH tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra với tốc độ nhanh chóng thể hiện ở việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ và giảm nông nghiệp. Đất nông nghiệp chuyển sang đất đô thị và đất ở làm nhiều hộ dân không còn đất để canh tác. Đô thị hoá làm thay đổi cơ sở hạ tầng của thành phố theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, quá trình ĐTH tác động không nhỏ đến môi trường sống của người dân. Bên cạnh đó việc chuyển đổi nghề nghiệp và tạo ra sinh kế mới cho người dân còn gặp nhiều khó khăn. Sau quá trình đô thị hoá, diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ giảm đi khá nhiều, có sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp, việc sử dụng tiền đền bù của người dân bị thu hồi đất còn chưa hiệu quả. Chủ yếu sử dụng vào mục đích trước mắt, chưa có định hướng sử dụng nguồn tiền đền bù vào phát triển kinh tế trong tương lai. Để nâng cao thu nhập cho hộ dân và đảm bảo sinh kế cho người dân vùng thu hồi đất cần quan tâm đến chính sách đào tạo nghề, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát huy lợi thế vị trí địa lý thuận lợi của vùng bằng cách phát triển thương mại dịch vụ, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao sinh kế của người dân bị thu hồi đất để phục vụ quá trình đô thị hóa tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................... ii TÓM TẮT ...................................................................................................................................... iii MỤC LỤC ..................................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TÁT ........................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG .................................................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................................... ix ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................................ 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................ 1 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................................... 2 1.3. MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 2 1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............................. 2 1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................................................ 2 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................. 4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................... 4 1.1.1. Những lí luận cơ bản liên quan đến ĐTH ........................................................................ 4 1.1.2. Sinh kế và sinh kế bền vững ............................................................................................. 15 1.2. CƠ SỞ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI................................................................................... 23 1.2.1.Tình hình đô thị hoá và kinh nghiệm tạo sinh kế nâng cao thu nhập cho nông dân bị thu hồi đất của các nước trên thế giới ......................................................................................... 23 1.2.2. Tình hình đô thị hóa và các chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước trong vấn đề giải quyết việc làm, tạo sinh kế cho hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất ............................ 27 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................................................................... 38 2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................ 38 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 38 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 38 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v 2.3.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 38 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................................... 39 2.3.3. Các phương pháp chuyên môn ......................................................................................... 40 2.3.4. Phương pháp xử lý tài liệu ................................................................................................ 40 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................... 41 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ NHA TRANG .. 41 3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Nha Trang ................................................................. 41 3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ................................................................................................... 48 3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên và KT- XH ..................................... 57 3.2. THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN KT- XH TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG .................................................................................................... 59 3.2.1. Diễn biến của quá trình đô thị hoá ................................................................................... 59 3.2.2. Sự chuyển dịch đất nông nghiệp ...................................................................................... 61 3.2.3. Sự chuyển dịch dân số và lao động .................................................................................. 63 3.2.4. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng .................................................................................... 64 3.2.5. Những vấn đề nảy sinh trong quá trình ĐTH ................................................................ 65 3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SINH KẾ NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG .................................................................................. 67 3.3.1. Tình hình chung của các nhóm hộ điều tra ..................................................................... 67 3.3.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến diện tích sản xuất đất nông nghiệp .............................. 68 3.3.3. Sự thay đổi về nguồn vốn tài chính của người dân trong quá trình ĐTH ................... 69 3.3.4. Sự thay đổi về nguồn vốn xã hội của người dân trong quá trình ĐTH ....................... 72 3.3.5. Sự thay đổi về nguồn vốn vật chất của người dân trong quá trình ĐTH..................... 75 3.3.6. Sự thay đổi về nguồn vốn con người trong quá trình ĐTH .......................................... 79 3.4. CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG ............................................................................................ 83 3.4.1. Các loại sinh kế của người dân trước và sau thu hồi đất ................................................ 83 3.4.2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp .................................................... 84 3.4.3. Kết quả sinh kế của người dân sau khi thu hồi đất ......................................................... 85 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi 3.5. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÔ THỊ HÓA, ĐẢM BẢO SINH KẾ CHO NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ NHA TRANG ......................................................................................................................................... 88 3.5.1. Định hướng......................................................................................................................... 88 3.5.2. Giải pháp cụ thể ................................................................................................................. 88 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................ 91 1. KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 91 2. ĐỀ NGHỊ .................................................................................................................................. 92 2.1. Đối với nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền .............................................................. 92 2.2. Đối với chính quyền địa phương ........................................................................................ 93 2.3. Đối với người dân ................................................................................................................. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 95 PHỤ LỤC...................................................................................................................................... 97 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TÁT Từ viết tắt Nghĩa là ĐTH : Đô Thị Hóa KT - XH : Kinh tế - Xã hội ĐVT : Đơn vị tính NN : Nông nghiệp PNN : Phi nông nghiệp TTH : Trước thu hồi STH : Sau thu hồi CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Quy mô dân số với tính chất đô thị ..............................................................6 Bảng 3.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế .......................................................48 Bảng 3.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................................................49 Bảng 3.3. Tình hình biến động đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Nha Trang .........................................................................................................62 Bảng 3.4. Tình hình biến động dân số và lao động giai đoạn 2010-2015 .................63 Bảng 3.5. Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra sau thu hồi đất .............................67 Bảng 3.6. Diện tích đất trung bình của hộ dân truớc và sau thu hồi ..........................68 Bảng 3.7. Tỷ trọng nguồn thu tại các nhóm hộ ..........................................................70 Bảng 3.8. Trình độ học vấn của nhóm hộ điều tra .....................................................72 Bảng 3.9. Đánh giá chất lượng dịch vụ công cộng và xã hội .....................................73 Bảng 3.10. Tài sản sở hữu của các hộ điều tra trước và sau thu hồi đất ....................77 Bảng 3.11. Tình hình nhân hộ khẩu của nhóm hộ điều tra năm 2016 ...........................79 Bảng 3.12. Tình hình lao động của nhóm hộ điều tra ...................................................80 Bảng 3.13. Số lượng lao động trung bình .....................................................................81 Bảng 3.14. Sinh kế hộ trước và sau thu hồi đất ............................................................83 Bảng 3.15. Hoạt động chăn nuôi của hộ điều tra ........................................................84 Bảng 3.16. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của các nhóm hộ trước và sau thu hồi đất ..............................................................................................................85 Bảng 3.17. Thu nhập từ sản xuất phi nông của các nhóm hộ trước và sau thu hồi đất ....................................................................................................................86 Bảng 3.18. Thu nhập bình quân của các nhóm hộ sau thu hồi đất ................................86 Bảng 3.19. Đánh giá của người dân về thay đổi thu nhập sau thu hồi đất ....................87 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững ................................................................................17 Hình 1.2. Tài sản sinh kế của người dân .......................................................................19 Hình 3.1. Sơ đồ thành phố Nha Trang ...........................................................................41 Hình 3.2. Sự thay đổi diện tích đất của người dân sau khi thu hồi đất .........................69 Hình 3.3. Sự thay đổi thu nhập của người dân bị thu hồi đất ........................................70 Hình 3.4. Sự thay đổi cơ cấu thu nhập giữa các ngành nghề sau thu hồi đất ................71 Hình 3.5. Việc sử dụng tiền bồi thường của người dân bị thu hồi đất ..........................76 Hình 3.6. Tài sản sở hữu (chiếc) của các hộ điều tra ....................................................78 Hình 3.7. Thực trạng nhà ở của người dân trước và sau thu hồi đất ............................78 Hình 3.8. Sự thay đổi nguồn lao động sau khi thu hồi đất ............................................81 Hình 3.9. Tỉ lệ lao động trước và sau khi thu hồi đất ....................................................81 Hình 3.10. Sự thay đổi cơ cấu ngành nghề của người dân bị thu hồi đất NN ...............82 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và gần 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Khu vực nông thôn có 13 triệu hộ trong đó có khoảng 11 triệu hộ chuyên sản xuất nông nghiệp. Vì thế đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ nông dân là vấn đề được quan tâm nhiều trong nông thôn khi mà hiện nay quá trình đô thị hoá ngày càng diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Quá trình phát triển đô thị hoá đã mang lại nhiều kết quả tốt, giúp nhiều địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên cùng với đó là việc thu hồi đất sản xuất đã có tác động đến đời sống của hàng ngàn hộ gia đình. Các hộ bị thu hồi đất phần lớn là những hộ sản xuất nông nghiệp. Sau khi bị thu hồi đất, có nhiều hộ đã được tạo điều kiện chuyển đổi sang các ngành nghề khác, nhưng cũng có rất nhiều hộ phải đối mặt với mất việc làm. Hàng năm có khoảng 50 – 60 nghìn ha đất nông nghiệp được chuyển sang mục đích phi nông nghiệp, tương ứng với khoảng 1,5 lao động/hộ bị mất việc làm. Việc thu hồi đất không chỉ làm các hộ nông dân mất đi tài sản sinh kế đặc biệt quan trọng là đất đai mà còn làm mất đi địa vị, các cơ hội, nguồn thực phẩm, thu nhập của hộ gia đình và cộng đồng, gây ra sự xáo trộn xã hội. Không còn hoặc còn rất ít đất sản xuất nông nghiệp, nông dân phải tìm cách kiếm sống mới. Với trình độ dân trí có hạn, quen lao động chân tay, người nông dân đã xoay xở như thế nào với cuộc sống mới. Có nhiều người phải đổ ra thành thị để kiếm việc làm và đối mặt với rủi ro của cuộc sống nơi đô thị, một số ít lao động trẻ được tuyển dụng vào làm việc trong các nhà máy xí nghiệp, một số lao động tìm kiếm việc làm tại các địa phương khác hoặc mở các dịch vụ (mở quán nước, xây dựng nhà ở cho thuê...). Bên cạnh đó những nông dân không bị thu hồi đất cũng bị tác động đến sản xuất của mình, một phần lao động trong gia đình chuyển sang làm việc trong nhà máy hoặc lao động tự do. Đảng và nhà nước ta cũng đã có nhiều biện pháp tác động về chính sách định cư, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nhằm ổn định đời sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất. Mặc dù thế vấn đề sinh kế của người dân mất đất sản xuất nông nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn. Như vậy, cùng với tốc độ ĐTH thì số lao động nông nghiệp không còn đất sản xuất nông nghiệp hoặc còn quá ít đất sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng lên, trong số đó một số đã thích nghi được với điều kiện mới và đã tìm được việc làm đảm bảo cho cuộc sống, xây dựng mô hình sinh kế phù hợp với điều kiện của hộ, tăng thu nhập, song nhiều hộ lại vẫn đang thiếu việc làm, rất cần sự trợ giúp của các cấp, ngành và của địa phương để họ ổn định với cuộc sống mới. Vấn đề đặt ra là sau khi mất đất, sinh kế của các hộ dân thay đổi như thế nào? Có đảm bảo cho cuộc sống hiện tại của PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 2 họ hay không? Mức sống của họ thay đổi ra sao? Làm sao để ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội cho họ? Chính vì vậy, vấn đề làm thế nào để quá trình thu hồi đất được thực hiện tốt, vừa thuận lợi cho công cuộc xây dựng, phát triển của đất nước vừa thuận lòng dân, tạo niềm tin nơi nhân dân luôn là vấn đề nan giải đặt ra cho các nhà lãnh đạo, các cấp có thẩm quyền của thành phố Nha Trang nói riêng và cả nước nói chung. ĐTH đã tác động không nhỏ đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân thành phố Nha Trang nói chung và các hộ nông nghiệp nói riêng. Các khu công nghiệp được xây dựng, các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ phát triển. Thật khó khăn cho các hộ bị thu hồi đất khi tiếp cận với công việc mới. Bên cạnh đó quá trình đô thị hoá đã có nhiều tác động đến một bộ phận không nhỏ người dân như sự phân hoá giàu nghèo, xáo trộn cuộc sống gia đình, bất bình đẳng xã hội, thu nhập sinh kế không bền vững và đặc biệt là vấn đề về môi trường. Điều này chứng tỏ quá trình đô thị hoá tại thành phố Nha Trang còn gặp nhiều khó khăn, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của thành phố. Nhận thức được những bất cập trên, được sự đồng ý của Trường Đại học Nông Lâm Huế và giáo viên hướng dẫn, nên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tác động của quá trình đô thị hoá đến sinh kế người dân bị thu hồi đất tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”. 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Trên cơ sở đánh giá quá trình đô thị hoá và sinh kế của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Nha Trang, từ đó rút ra những tích cực và hạn chế để đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm góp phần đảm bảo sinh kế người dân bị thu hồi đất trên địa bàn nghiên cứu. 1.3. MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá tác động của quá trình ĐTH đến chuyển dịch cơ cấu KT – XH của thành phố Nha Trang. - Phân tích những tác động của quá trình ĐTH đến chuyển dịch sinh kế của người hộ gia đình. - Đưa ra các giải pháp nhằm phát triển sinh kế cho người dân có đất bị thu hồi 1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Nghiên cứu sinh kế của hộ gia đình cá nhân sau khi thu hồi đất để thực hiện quá trình đô thị hoá, đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân có đất bị thu hồi tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 3 Góp phần hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về sinh kế của hộ gia đình cá nhân sau khi thu hồi để thực hiện quá trình đô thị hoá. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đánh giá thực trạng sinh kế và kết quả sinh kế sau thu hồi đất của người dân tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Những lí luận cơ bản liên quan đến đô thị hóa 1.1.1.1. Một số khái niệm về đô thị, đặc điểm và phân loại đô thị Khái niệm đô thị: Có nhiều quan điểm khác nhau về đô thị tuỳ theo từng góc nhìn khác nhau, tuy nhiên có thể hiểu chung nhất đô thị là “khu vực kinh tế phi nông nghiệp”. Đô thị là một điểm dân cư tập trung phần lớn những người dân phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo kiểu thành thị. Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành hay tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT- XH của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh trong huyện. [2] Mỗi nước có quy định riêng về điểm dân cư đô thị. Việc xác định quy mô tối thiểu phụ thuộc vào đặc điểm KT- XH của nước đó và tỉ lệ dân phi nông nghiệp của một đô thị. Ở nước ta theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của chính phủ quy định đô thị là các điểm dân cư có các yếu tố cơ bản sau đây: + Chức năng đô thị: Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT- XH của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định. + Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên. + Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung của thị trấn. + Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động. + Hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng xã hội và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: Đối với khu vực nội thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức độ hoàn chỉnh theo từng loại đô thị; Đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ mạng hạ tầng và bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 5 + Kiến trúc, cảnh quan đô thị: việc xây dựng phát triển đô thị phải theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đô thị; có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với môi trường, cảnh quan thiên nhiên.[13] Đặc trưng của đô thị: - Đô thị là nơi sinh sống và làm việc của cộng đồng dân cư bao gồm một tập hợp các tầng lớp: công nhân, trí thức, công chức, tiểu thương tiểu chủ, thợ thủ công và các doanh nghiệp… là vùng phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, là trung tâm phát triển kinh tế văn hoá chính trị. - Đô thị có cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, trình độ khoa học công nghệ cao hơn nông thôn. Tự do, dân chủ, công bằng cũng cao hơn nông thôn. - Một số ngành của nông thôn vẫn tồn tại ở đô thị nhưng có sự phát triển ở cấp độ cao hơn, các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, kỹ thuật sản xuất cũng cao hơn… Vai trò của đô thị: - Đô thị tượng trưng cho thành quả kinh tế, văn hóa của một quốc gia là sản phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và văn hóa. - Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT- XH của cả nước. Đô thị có vai trò to lớn trong việc tạo ra thu nhập quốc dân của cả nước. Sự đóng góp của các đô thị vào ngân sách chiếm tỷ trọng là chủ yếu. Chỉ tính riêng 4 thành phố lớn của nước ta là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng đã đóng góp trên 80% ngân sách cả nước. Đô thị sẽ có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến nông thôn và trực tiếp là các khu vực ngoại thành. Chức năng của đô thị: - Chức năng chính trị, quân sự, tôn giáo: đô thị Việt Nam chỉ thực sự phát triển mạnh hơn từ thế kỷ XVIII trở lại đây. Đô thị cũng là sự kết hợp 2 chức năng: Đô là thành quách để bảo vệ cư dân và thị là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế, thương mại. - Chức năng quản lý: Sự phát triển đô thị, một mặt được điều chỉnh bởi các nhu cầu, trong đó nhu cầu kinh tế là chủ yếu tác động qua cơ chế thị trường; mặt khác chịu sự điều chỉnh do hoạt động quản lý của chính quyền và hoạt động của các đoàn thể xã hội. Tác động của quản lý nhằm hướng nguồn lực vào mục tiêu kinh tế, xã hội, sinh thái và kiến trúc, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, vừa nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu công cộng, vừa quan tâm đến những nhu cầu chính đáng của cá nhân. - Chức năng sản xuất, thương mại và dịch vụ: chức năng kinh tế là chức năng chủ yếu của đô thị. Sự phát triển kinh tế thị trường đã đưa đến xu hướng tập trung sản PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 6 xuất có lợi hơn là phân tán. Chính yêu cầu kinh tế ấy đã tập trung các loại hình xí nghiệp thành khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng tương ứng, trước hết là thợ thuyền và gia đình của họ tạo ra bộ phận chủ yếu của dân cư đô thị. - Chức năng văn hoá: Ở tất cả các đô thị đều có nhu cầu giáo dục và giải trí cao. Do đó ở đô thị cần có hệ thống trường học, du lịch, viện bảo tang, các trung tâm nghiên cứu khoa học ngày càng có vai trò lớn hơn. Chức năng văn hóa của đô thị càng phát triển hơn vào thời kỳ kinh tế phồn vinh, mức sống được nâng cao, thời gian dành cho việc hường thụ văn hóa của mỗi người dân được tăng lên. Chức năng này càng có vị trí đặc biệt trong giai đoạn chuyển tiếp từ nền văn minh công nghiệp lên nền văn minh hậu công nghiệp hiện nay, sự phát triển bền vững cần đến nguồn nhân lực có chất lượng cao hơn. Trong lĩnh vực kinh tế, những “ công nhân áo trắng” hay “ công nhân trí thức” và những nhà khoa học ngày càng quan trọng hơn so với thiết bị công nghệ và tài chính. Kể cả trong lĩnh vực xã hội và chính trị cũng ngày càng đòi hỏi một trình độ dân trí cao hơn. Do đó vai trò của văn hóa, khoa học giáo dục sẽ được phát huy từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc của bất kỳ quá trình vận động nào trong một thế giới phát triển bền vững. - Chức năng xã hội: Chức năng này có phạm vi lớn dần cùng với tăng quy mô dân cư đô thị. Những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại… là những vấn đề gắn liền với yêu cầu kinh tế, với cơ chế thị trường. Nhìn chung các đô thị, chức năng xã hội ngày càng nặng nề không chỉ vì tăng dân số đô thị, mà còn vì chính những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại có thay đổi. Phân loại đô thị Đô thị được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Các tiêu thức thường được sử dụng để phân loại là: quy mô dân số, cơ cấu lao động, chức năng hoạt động, tính chất hành chính, mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Quy mô dân số từng loại đô thị được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.1. Quy mô dân số với tính chất đô thị Loại Tính chất đô thị Quy mô dân số I Đô thị đặc biệt > 500.000 II Đô thị rất lớn 300.000 - 500.000 III Đô thị lớn 150.000 - 300.000 IV Đô thị trung bình 50.000 - 150.000 V Đô thị nhỏ 4.000 - 50.000 (Nguồn: Theo quy định và thống kê của Liên Hiệp Quốc) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 7 * Theo quy mô dân số: tùy theo tình hình phát triển của mạng lưới đô thị mà mỗi nước sẽ có những quy định khác nhau. Theo quy định và thống kê của Liên Hiệp quốc, quy mô dân số của từng loại đô thị như bảng 1.1. * Theo tính chất của đô thị: Dựa vào yếu tố sản xuất chính và những hoạt động ở đô thị mang tính chất trội như yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị. Trong đó đô thị công nghiệp là đô thị lấy yếu tố công nghiệp hoạt động chính và nó là nhân tố cấu tạo và phát triển đô thị như ở Thái Nghiên, Biên Hoà; đô thị thương mại có Tp Hồ Chí Minh; đô thị du lịch nghĩ mát có Đà Lạt, Vũng Tàu; Thủ đô, tỉnh lỵ, huyện lỵ gọi là đô thị trung tâm chính trị; đô thị có tính chất đặc biệt khác, di sản văn hoá thế giới như đô thị cổ Hội An, Huế. [6] * Phân loại đô thị theo tiêu chuẩn Việt Nam: Đô thị loại đặc biệt có chức năng là Thủ đô hoặc đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, tài chính, hành chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch, y tế, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT- XH của cả nước. Quy mô dân số toàn đô thị từ 5 triệu người trở lên. Mật độ dân số khu vực nội thành từ 15.000 người/km2 trở lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu đạt 90% so với tổng số lao động. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh. Có kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Đô thị loại I: là đô thị trực thuộc Trung ương có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT- XH của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước, có quy mô dân số toàn đô thị từ 1 triệu người trở lên. Đô thị trực thuộc tỉnh có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT- XH của một hoặc một số vùng lãnh thổ liên tỉnh, có quy mô dân số toàn đô thị từ 500 nghìn người trở lên. Mật độ dân số bình quân khu vực nội thành: Đô thị trực thuộc Trung ương từ 12.000 người/km2 trở lên, đô thị trực thuộc tỉnh từ 10.000 người/km 2 trở lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 85% so với tổng số lao động. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 8 Đô thị loại II: đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT- XH của một tỉnh hoặc một vùng lãnh thổ liên tỉnh. Quy mô dân số đô thị phải đạt từ 300 nghìn người trở lên.Trong trường hợp đô thị loại II trực thuộc Trung ương thì quy mô dân số toàn đô thị phải đạt trên 800 nghìn người. Đô thị trực thuộc tỉnh từ 8.000 người/km2 trở lên, trường hợp đô thị trực thuộc Trung ương từ 10.000 người/km2 trở lên.Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 80% so với tổng số lao động. Có cơ sở hạ tầng kỷ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng nhiều mặt tiến tới đồng bộ. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Đô thị loại III: là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT- XH của một vùng trong tỉnh, một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh. Quy mô dân số toàn đô thị từ 150 nghìn người trở lên, mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị từ 6.000 người/km2 trở lên, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị tối thiểu đạt 75% so với tổng số lao động. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị từng mặt được đầu tư xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản hoàn chỉnh. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Đô thị loại IV: là trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của một vùng trong tỉnh hoặc một tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT- XH của một vùng trong tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với một tỉnh. Quy mô dân số toàn đô thị từ 50 nghìn người trở lên, mật độ dân số khu vực nội thị từ 4.000 người/km2 trở lên, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị tối thiểu đạt 70% so với tổng số lao động. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị đã hoặc đang được xây dựng từng mặt tiến tới đồng bộ và hoàn chỉnh. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: từng bước thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Đô thị loại V: là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, hành chính, văn hóa, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT- XH của huyện hoặc một cụm xã. Quy mô dân số toàn đô thị từ 4 nghìn người trở lên, có PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 9 mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu phố xây dựng tối thiểu đạt 65% so với tổng số lao động. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị: từng có hoặc đang được xây dựng tiến tới đồng bộ, các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: từng bước thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. [8] 1.1.1.2. Khái niệm, phân loại và đặc điểm đô thị hóa. Khái niệm đô thị hóa ĐTH là một quá trình vận động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường một cách phức tạp là quá trình nâng cao vai trò của thành phố trong việc phát triển xã hội. Quá trình này bao gồm nhiều sự thay đổi trong nhiều lĩnh vực; trong đó có thể kể đến cơ cấu kinh tế, phân bố lực lượng sản xuất, phân bố dân cư, dân số, kết cấu nghề nghiệp, lối sống văn hóa. ĐTH được xác định bằng sự kiện tăng dân số và sự phát triển không gian đô thị của thành phố”. Từ điển tiếng Việt cũng có định nghĩa tương tự nhưng mạnh hơn vai trò của thành thị đối với phát triển xã hội: “ ĐTH là quá trình tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị và làm nâng cao vai trò của thành thị đối với sự phát triển của xã hội” [10]. Các định nghĩa trên đã nói lên hai tính chất chung nhất của ĐTH là sự tập trung dân số và vai trò phát triển của thành phố. Hai tính chất này là tác nhân và cũng chính là hệ quả của nhiều vấn đề khác nhau như vấn đề nhập cư, áp lực lao động, phân tầng xã hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, vấn đề ô nhiễm, xây dựng hạ tầng, vấn đề nhà ở, vấn đề xã hội, vấn đề văn hóa… Xét trên phương diện cách sống thì ĐTH là sự thay đổi lối sống và thay đổi khung cảnh sống, xét trên quan điểm sinh thái nhân văn thì ĐTH là một quá trình chuyển động làm thay đổi lối sống và cảnh quan của một hệ thống quần cư từ hệ sinh thái kinh tế nông thôn sang hệ sinh thái KT- XH đô thị . Còn xét trên bình diện kinh tế thì ĐTH là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp [19]. Phân loại đô thị hoá - Đô thị hoá nông thôn: là xu hướng bền vững có tính quy luật. Là quá trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn (cách sống, hình thức nhà cửa, phong cách sinh hoạt...), đây là sự tăng trưởng đô thị theo xu hướng bền vững. - Đô thị hoá tăng cường: Xảy ra ở các nước phát triển, đô thị hoá chính là quá trình công nghiệp hoá đất nước, ngày càng nâng cao điều kiện sống và làm việc, tạo ra tiền đề cho sự phát triển KT- XH, xoá bỏ dần những mâu thuẫn, sự khác biệt cơ bản giữa đô thị và nông thôn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 10 - Đô thị hoá giả tạo: Xảy ra ở các nước đang phát triển, Đô thị hoá đặc trưng là sự bùng nổ về dân sống và sự phát triển yếu kém của ngành công nghiệp. Mâu thuẩn giữa đô thị và nông thôn trở nên sâu sắc do sự phát triển mất cân đối của các điểm dân cư, đặc biệt là sự phát triển độc quyền của các đô thị cực lớn, tạo nên những hiện tượng độc cực trong phát triển đô thị. [6] Đặc điểm đô thị hoá: Quá trình đô thị hoá diễn ra song song với động thái phát triển không gian KT- XH (Spatial Socio economic Development). Trình độ đô thị hoá phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, văn hoá và phương thức tổ chức cuộc sống xã hội. Đặc trương của thế giới từ hơn một thế kỷ nay là hiện tượng gia tăng dân số một cách nhanh chóng, nổi bật là hiện tượng tập trung dân cư và đô thị. Hiện tượng này còn được gọi là hiện tượng bùng nổ dân số. Dân số ở các nước đô thị lớn và cực lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tỷ lệ gia tăng dân số đô thị ở các nước đang phát triển chưa phản ánh đúng tốc độ công nghiệp hoá như trường hợp ở các nước phát triển châu Âu. Ở các nước phát triển sự nhập cư vào nông thôn là không đáng kể, sự gia tăng dân số đô thị chủ yếu là tăng tự nhiên và nhập cư quốc tế. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tăng nhanh dân số đô thị ở các nước đang phát triển là sự chênh lệch về mức sống giữa đô thị và nông thôn. Sự tập trung quá cao dân số ở thành phố lớn kéo theo hàng loạt các vấn đề khó khăn về tổ chức giao thông, hạ tầng kĩ thuật, tổ chức xã hội và môi trường đô thị cũng như tâm sinh lý người dân. Một trong những đặc điểm cơ bản của quá trình đô thị hoá là sự thay đổi cơ cấu thành phần KT- XH và lực lượng sản xuất, thể hiện qua sự biến đổi và chuyển giao lao động xã hội từ khối kinh tế này sang khối kinh tế khác. [2] 1.1.1.3. Tính tất yếu khách quan của quá trình đô thị hoá Năm 1800, tỷ lệ dân cư sống trong đô thị là 3%; năm 1900 là 14%; năm 2000 là 55% và hiện nay khoảng 60%. Như vậy, mỗi năm ở thế kỷ XX, mức độ đô thị tăng trung bình 0,41%, gấp 3,7 lần so với thế kỷ trước. Thế kỷ XIX, XX, ĐTH diễn ra chủ yếu ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ XXI ĐTH đang diễn ra mạnh mẽ ở Châu Á và Châu Phi. Hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số đô thị nhiều hơn gấp 4 lần tỉ lệ gia tăng dân số nông thông, dự báo năm 2050 đạt 60%. [21] Qua thực tế phát triển của các nước người ta đã kết luận đô thị hoá và công nghiệp hoá là con đường duy nhất để trở thành một quốc gia hùng mạnh. Ở nước ta, qua 25 năm tỷ lệ dân cư ở đô thị cũng không ngừng tăng lên, năm 1980 tỷ lệ dân cư đô thị là 19,1% năm 1985 là 19,3%, năm 1990 là 20,3% năm 1999 là 21 % và năm 2010 là 35%, dự báo dân số nước ta đến năm 2019 sẽ là 95,3 triệu người, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 11 năm 2029 là 102,7 triệu người và đến năm 2049 sẽ là 108,7 triệu người. Tỷ trọng dân số thành thị ở mức 56,8%, tăng từ 25,4 triệu người lên 63,9 triệu người. [9] Như vậy quá trình đô thị hoá không chỉ diễn ra ở một số nước mà nó diễn ra hầu hết các nước trên thế giới và đang diễn ra rất mạnh mẽ ở Việt Nam đó là yếu tố khách quan gắn liền với phát triển kinh tế khu vực nói riêng và phát triển kinh tế đất nước nói chung trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. 1.1.1.4. Khái quát chung về quá trình đô thị hóa trên thế giới Lịch sử phát triển đô thị loài người trải qua hai đợt hình thành lớn, đó là sự hình thành các đô thị cổ và sự hình thành đô thị hiện đại. Đợt hình thành đô thị đầu tiên đã tạo nên những đô thị cổ mà điển hình là các đô thị ở vùng Lưỡng Hà vào khoảng 5000 năm trước đây. Những đô thị này phát triển trong vòng khoảng 1000 năm rồi lụi tàn, tiêu biểu là Ba-bi-lon, A-ten, Tu-rin, Trường An, Bắc Kinh,...Đợt hình thành thứ hai là những đô thị phát sinh từ cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu khi cuộc cách mạng công nghiệp mang đến nhiều tiến bộ trong kỹ thuật vào thế kỷ XVIII, tiêu biểu là Pa- ri, To-ky-o, Oa-sinh-tơn, Mát-xcơ-va, Thượng Hải,... Gần 150 năm trước, trào lưu ĐTH bắt đầu ở Phương Tây rồi lan sang Mỹ những cuối thế kỷ XIX và Châu Á là những thập niên 60, 70 của thế kỷ XX. Trong thế kỷ XX, các nước phát triển đã chuyển 80 - 90% dân số cư trú ở nông thôn sang khu vực đô thị. Theo dự báo của Liên hợp quốc, dân số thế giới sẽ đạt 9,2 tỷ người vào năm 2020. Đến năm 2050, toàn thế giới sẽ có 27 “siêu thành phố” (những thành phố có trên 10 triệu người). Theo nhận định cảnh báo về những mặt trái của quá trình ĐTH quá nhanh ở nhiều nơi của Ủy ban Kinh tế và xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương, quá trình ĐTH trên thế giới góp phần làm tăng trưởng kinh tế cao, song cũng dẫn tới hệ quả là nạn nghèo đói tăng nhanh tại các đô thị và hàng loạt vấn đề môi trường, xã hội khác. * Đô thị hóa ở Trung Quốc: Từ khi cải cách mở cửa đến nay, tiến trình ĐTH ở Trung Quốc có những chuyển biến đáng kể. Trong giai đoạn 2006 - 2010, Trung Quốc thực hiện chiến lược “Tích cực thúc đẩy tiến trình ĐTH”, tốc độ ĐTH không ngừng được đẩy mạnh, ước tính đến năm 2010 tỷ lệ ĐTH ở Trung Quốc đạt 48%. Theo dự báo từ năm 2002, trong vòng 50 năm tới tỷ lệ ĐTH ở Trung Quốc sẽ đạt trên 76%. Theo thống kê, cuối năm 2007 tỷ lệ dân số đô thị của Trung Quốc đạt tới 44,9%. Tiến trình ĐTH được đẩy mạnh đồng nghĩa với việc nảy sinh mâu thuẫn gay gắt giữa vấn đề đất phục vụ cho công tác xây dựng đô thị và vấn đề bảo vệ diện tích đất canh tác. Thống kê cho thấy, khi tỷ lệ ĐTH nâng lên 1,5% thì nhu cầu sử dụng đất của đô thị sẽ tăng 1% [7]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2