intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá thực trạng bố trí đất tái định cư trên địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

41
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích và đánh giá được thực trạng việc bố trí đất tái định cư trên địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Đề xuất được các giải pháp hợp lý về bố trí tái đất định cư, nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi đến tình hình phát triển kinh tế xã hội người dân bị thu hồi đất, cũng như những tác động đến kinh tế - xã hội chung của địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá thực trạng bố trí đất tái định cư trên địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

  1. i LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Đồng Nai, ngày 15 tháng 9 năm 2017 Tác giả luận văn Đặng Minh Đức PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Huỳnh Văn Chương là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài. Xin trân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy giáo, cô giáo Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp, Khoa sau đại học, các thầy, cô giáo - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, cùng toàn thể học viên lớp Cao học Quản lý đất đai K21 D đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Long Thành; Trung tâm phát triển quỹ đất chi nhánh Long Thành; UBND các xã Phước Bình, Long An, thị trấn Long Thành; đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài trên địa bàn. Cảm ơn gia đình, các anh chị đồng nghiệp, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành Luận văn này. Đồng Nai, ngày 15 tháng 9 năm 2017 Tác giả luận văn Đặng Minh Đức PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên tác giả: Đặng Minh Đức Lớp: CHQL21D Tên luận văn: Đánh giá thực trạng bố trí đất tái định cư trên địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03 Tên cơ sở đào tạo: Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Đánh giá thực trạng việc bố trí tái định cư trên địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2011-2016 nhằm đề xuất các giải pháp bố trí đất tái định cư để giảm thiểu những tác động bất lợi đến tình hình phát triển kinh tế xã hội người dân bị thu hồi đất, cũng như những tác động đến kinh tế - xã hội chung của địa phương. Luận văn đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp: các số liệu thứ cấp được thu thập tại các Phòng ban chuyên môn trực thuộc UBND huyện Long Thành (Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý Đô thị, Trung tâm Phát triển quỹ đất chi nhánh Long Thành); Các Sở, ngành liên quan trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường). Phương pháp chọn điểm điều tra và thu thập số liệu sơ cấp: lựa chọn 3 khu tái định cư đại diện cho 3 địa bàn phát triển khác nhau, với các đặc thù của các khu tái định cư khác nhau; các thông tin điều tra theo hình thức phỏng vấn trực tiếp (theo mẫu phiếu) gồm 2 đối tượng: cán bộ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và người dân có đất bị thu hồi thuộc diện được bố trí tái định cư. Phương pháp xử lý số liệu: gồm: phương pháp thống kê, phân tích số liệu; phương pháp tổng hợp, so sánh để xác định các nguyên nhân; Phương pháp biểu đồ để minh họa các số liệu; Phương pháp tiếp cận hệ thống; Phương pháp chuyên gia. Kết quả phát hiện chính của luận văn bao gồm: khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai; Đánh giá được hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai; Đánh giá được tình hình thực hiện bố trí đất tái định cư trên địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai; Đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt việc bố trí đất tái định cư trong thời gian tới tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Huyện Long Thành nằm ở cửa ngõ của thành phố Biên Hòa, nơi hội tụ của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng của tỉnh Đồng Nai và của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi tập trung nhiều dự án trọng điểm cấp Quốc gia (cảng hàng không quốc tế, hệ thống các tuyến đường cao tốc, đường thủy trên sông Đồng Nai,...), nên rất thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; có khả năng thu hút nhiều dự án đầu tư phát triển về công nghiệp, xây dựng đô thị. Tuy nhiên, để triển khai được PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn thì công tác bố trí tái định cư rất quan trọng và cần được các cấp, ngành quan tâm và đề xuất giải pháp để thực hiện tốt công tác bố trí tái định cư. Toàn bộ diện tích đất dai trên địa bàn đã được khai thác sử dụng cho các mục đích, trong đó đất nông nghiệp vẫn chiếm đa số trong cơ cấu sử dụng (80%) và đang có xu thế giảm để chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp. Đây là xu thế tất yếu chung và đối với địa bàn huyện Long Thành thì việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong thời gian tới sẽ rất lớn để đáp ứng cho nhu cầu phát triển trên địa bàn, cũng như của toàn khu vực. Công tác bố trí tái định cư trong thời gian qua mặc dù đã được quan tâm thực hiện, cơ bản đáp ứng nhu cầu bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn những tồn tại về cơ chế, chính sách; về nguồn vốn đầu tư; về thủ tục cấp phép xây dựng; về bố trí quy hoạch và tính xã hội trong các khu tái định cư,... cần được xem xét khắc phục trong thời gian tới. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................................................ ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ....................................................................................................................................... iii MỤC LỤC .............................................................................................................................................................. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................................................. ix DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................................................... x MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................................ 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................... 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 2 a. Mục đích chung ......................................................................................................................................... 2 b. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................................................... 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ....................................................................... 2 a. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................................................................... 2 b. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................................................................... 2 Chương 1 ................................................................................................................................................................ 3 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................................... 3 1.1.1. Một số khái niệm ................................................................................................................................. 3 1.1.2. Các loại đất liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ............................................................... 8 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 11 1.2.1. Tình hình công tác di dân tái định cư trên thế giới ............................................................................ 11 1.2.2. Tình hình công tác di dân tái định cư tại Việt Nam .......................................................................... 15 1.2.3. Thực trạng công tác tái định cư ở Việt Nam và địa bàn tỉnh Đồng Nai ............................................ 17 1.2.4. Những bài học thực tiễn rút ra từ một số công trình bố trí tái định cư .............................................. 20 1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 21 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi 1.3.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan ............................................................................................ 21 1.3.2. Định hướng hướng nghiên cứu của đề tài ......................................................................................... 22 Chương 2 .............................................................................................................................................................. 23 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG .............................................................................................................. 23 VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 23 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 23 2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 23 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 23 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 23 2.4.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống ......................................................................................................... 23 2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp .................................................................. 24 2.4.3. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu ............................................................. 25 2.4.4. Phương pháp biểu đồ, bản đồ ............................................................................................................ 25 2.4.5. Phương pháp chuyên gia ................................................................................................................... 25 Chương 3 .............................................................................................................................................................. 26 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................................................................. 26 3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN LONG THÀNH 26 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................................................. 26 3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội .................................................................................................................. 30 3.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ..................................................................... 35 3.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LONG THÀNH............................................................................................. 36 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 ..................................................................................................... 36 3.2.2. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Long Thành ................................................................ 40 3.2.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất ............................................................................. 42 3.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BỐ TRÍ ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LONG THÀNH............................................................................................. 43 3.3.1. Tình hình bố trí vốn đầu tư xây dựng các khu tái định cư ................................................................. 43 3.3.2. Tình hình triển khai xây dựng các khu tái định cư ............................................................................ 44 3.3.3. Tình hình xây dựng và bố trí đất tái định cư của một số dự án trên địa bàn ..................................... 46 3.3.4. Tác động của các khu tái định cư đến người dân .............................................................................. 54 3.3.5. Những tồn tại, khó khăn trong việc bố trí tái định cư trên địa bàn huyện ......................................... 61 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii 3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN BỐ TRÍ ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ TRONG THỜI GIAN TỚI....................................................................................................................... 63 3.4.1. Hoàn thiện chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư .............................................................. 63 3.4.2. Giải pháp trong việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ............................................................... 64 3.4.3. Giải pháp trong việc huy động và đảm bảo nguồn vốn đầu tư xây dựng các khu tái định cư ........... 65 3.4.4. Giải pháp trong việc quy hoạch và triển khai xây dựng các khu tái định cư ..................................... 66 3.4.5. Một số giải pháp khác ....................................................................................................................... 67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................................................. 69 KẾT LUẬN................................................................................................................................ 69 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................... 71 PHỤ LỤC ............................................................................................................................................................. 74 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GPMB : Giải phóng mặt bằng GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HĐND : Hội đồng nhân dân KT-XH : Kinh tế xã hội KTTĐPN : Kinh tế trọng điểm phía Nam NĐ-CP : Nghị định - Chính phủ QĐ-UBND : Quyết định - Uỷ ban nhân dân QHSDĐ : Quy hoạch sử dụng đất QSDĐ : Quyền sử dụng đất TĐC : Tái định cư TT-BTC : Thông tư - Bộ Tài chính TT-BTNMT : Thông tư - Bộ Tài nguyên Môi trường TTLT : Thông tư liên tịch TW : Trung ương UBMTTQ : Uỷ ban mặt trận tổ quốc UBND : Uỷ ban nhân dân PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. ix DANH MỤC BẢNG STT Trang Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu khí hậu đặc trưng ............................................................... 28 Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội huyện Long Thành ...................................... 33 Bảng 3.3: Thống kê diện tích đất đai năm 2016 theo mục đích sử dụng và theo đơn vị hành chính ................................................................................................... 36 Bảng 3.4: Tổng hợp tình hình bố trí đất TĐC trên địa bàn huyện Long Thành .......... 45 Bảng 3.5: Khái quát thông tin hộ điều tra ................................................................... 55 Bảng 3.6: Đơn giá đất ở các khu tái định cư mới ........................................................ 55 Bảng 3.7: Tình hình bố trí tái định cư cho một số hộ gia đình bị ảnh hưởng phân theo diện tích tái định cư ..................................................................................... 56 Bảng 3.8: Biến động về dân số và lao động của các hộ điều tra ................................. 57 Bảng 3.9: Nguồn thu nhập của các hộ gia đình ........................................................... 57 Bảng 3.10: Tỷ lệ đáp ứng được nhu cầu lao động có việc làm ở các khu TĐC mới .... 57 Bảng 3.11: Tỷ lệ đáp ứng các dịch vụ công cộng cho người dân tại khu tái định cư ... 58 Bảng 3.12: Thu nhập và việc làm của người dân tại khu tái định cư ............................ 59 Bảng 3.13: Đánh giá của người dân về điều kiện sống ở khu tái định cư mới ............. 59 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. x DANH MỤC HÌNH STT Trang Hình 3.1 Vị trí địa lý của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai....................................... 26 Hình 3.2: Hình ảnh thực tế khu tái định cư Liên Kim Sơn ........................................... 47 Hình 3.3: Sơ đồ mặt bằng tổng thể khu TĐC Liên Kim Sơn ........................................ 47 Hình 3.4: Khu TĐC Long An nhìn từ ảnh vệ tinh......................................................... 48 Hình 3.5: Quy hoạch chi tiết Khu TĐC Long An ......................................................... 49 Hình 3.6: Hạ tầng khu TĐC Long An được xây dựng khang trang, hiện đại ............... 49 Hình 3.7: Trường mầm non và trường THCS trong khu TĐC Long An ...................... 50 Hình 3.8: Nhà văn hóa, Trung tâm thể dục thể thao trong khu TĐC Long An ................... 50 Hình 3.9: Mặt bằng tổng thể khu TĐC Phước Bình ...................................................... 51 Hình 3.10: Hình ảnh khu TĐC Phước Bình nhìn từ vệ tinh .......................................... 52 Hình 3.11: Đường giao thông trong khu TĐC Phước Bình. ......................................... 52 Hình 3.12: Diện tích đất trong khu TĐC Phước Bình chưa được sử dụng ................... 53 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Long Thành là huyện đồng bằng thuộc tỉnh Đồng Nai, cách thành phố Biên Hòa khoảng 30 km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40km; thuộc vùng chiến lược phát triển của đô thị vùng thành phố Hồ Chí Minh cũng như hướng phát triển đô thị tỉnh Đồng Nai. Việc xây dựng sân bay Quốc tế Long Thành và các tuyến giao thông quan trọng kết nối với thành phố Hồ Chí Minh và Tây Nam Bộ (đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, cầu đường Quận 9 - Long Thành,…) càng tạo động lực thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) trên địa bàn huyện Long Thành. Chính vì vậy, trên địa bàn huyện Long Thành đã và đang có nhiều dự án đầu tư lớn về phát triển hạ tầng, các khu đô thị, khu công nghiệp,… phải thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Đây là một vấn đề gây bức xúc hiện nay, trong đó công tác bố trí tái định cư luôn phải được ưu tiên thực hiện trước khi thu hồi đất. Bồi thường, giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư là một công việc phức tạp, nhạy cảm và liên quan đến nhiều vấn đề, tác động đến nhiều lĩnh vực xã hội và cộng đồng dân cư. Để đảm bảo sự ổn định xã hội thì việc bố trí tái định cư phải đảm bảo được đời sống của người dân sau khi chuyển đến nơi ở mới tốt hơn so với trước khi thu hồi đất. Thực tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung và huyện Long Thành, công tác bố trí tái định cư vẫn chưa thực hiện tốt, gây phát sinh khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác bố trí tái định cư, gây mất ổn định xã hội, việc giải quyết, khắc phục kéo dài, mất nhiều thời gian, đôi khi làm chậm tiến độ đầu tư của dự án; việc di dân tái định cư, còn những bất cập xảy ra, tại điểm tái định cư không có đủ các điều kiện sống như mong muốn, có những điểm tái định cư người dân chưa đồng ý chuyển đến. Việc xác định các điểm tái định cư còn mang tính chủ quan, chưa đánh giá đúng với thực trạng và tập quán sinh hoạt của người dân, cũng như các điều kiện để chuyển đổi ngành nghề khi bị mất đất sản xuất, kinh doanh. Để đảm bảo cho quá trình đầu tư, phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là vấn đề mà Nhà nước phải đối mặt như một quy luật tất yếu và phổ biến, không thể tránh khỏi. Trong quá trình thực hiện, các chính sách về bồi thường hỗ trợ và tái định cư đã có những thay đổi nhất định theo từng thời kỳ để ngày càng phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, mỗi địa phương đều có những đặc thù riêng, trong đó có những khác biệt nhất định buộc phải vận dụng chính sách trong thực hiện bồi thường hỗ trợ và tái định cư. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 2 Xuất phát từ thực tế trên, được sự nhất trí của Khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế và dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Huỳnh Văn Chương tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng bố trí đất tái định cư trên địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU a. Mục đích chung Đánh giá thực trạng việc bố trí đất tái định cư trên địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2011-2016, nhằm đề xuất các giải pháp bố trí đất tái định cư trong thời gian tới. b. Mục tiêu cụ thể - Phân tích được các chính sách đã áp dụng về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. - Phân tích và đánh giá được thực trạng việc bố trí đất tái định cư trên địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. - Đề xuất được các giải pháp hợp lý về bố trí tái đất định cư, nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi đến tình hình phát triển kinh tế xã hội người dân bị thu hồi đất, cũng như những tác động đến kinh tế - xã hội chung của địa phương. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN a. Ý nghĩa khoa học Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và khoa học về chính sách, pháp luật liên quan đến việc bố trí đất tái định cư của Việt Nam, giúp hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật liên quan đến công tác bố trí đất tái định cư của VN nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng. b. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm cơ sở xây dựng các giải pháp bố trí tái định cư có tính bền vững, khả thi trên địa bàn huyện Long Thành; làm tài liệu tham khảo cho các địa phương trong tỉnh trong việc bố trí tái định cư trên địa bàn; giúp cơ quan quan lý trong việc xây dựng chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 3 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm về đất và đất đai Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Theo Brinkman và Smyth: “đất đai là một vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất có những đặc tính mang tính ổn định hay có chu kỳ dự đoán được trong khu vực sinh quyển theo chiều thẳng từ trên xuống dưới, trong đó bao gồm: không khí, đất và lớp địa chất, nước, quần thể thực vật, động vật và kết quả của những hoạt động bởi con người trong việc sử dụng đất đai ở quá khứ, hiện tại và tương lai” [24]. Đất thuộc tài nguyên phục hồi, tài nguyên đất được hiểu theo quan điểm kinh tế học (Đất đai = Land) và quan điểm phát sinh học thổ nhưỡng (Đất = Soils) theo quan điểm này đất (Soil) là thể tự nhiên đặc biệt, hình thành do tác động tổng hợp của các yếu tố: đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật, thời gian và tác động của con người. Đây là định nghĩa của nhà thổ nhưỡng học lỗi lạc người Nga V.V. Đacutraev (1879) [24]. Tuy nhiên đến năm 1993, trong Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, (1993) thì đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng thì xác định đất đai là “diện tích có thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó, bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt, cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước, hay hệ thống thoát nước, đường sá, nhà cửa,...) (UN, 1994; FAO, 1993)[25]. Đất đồng hành cùng con người qua các nền văn minh nông nghiệp khác nhau, từ nông nghiệp thô sơ vào buổi bình minh của loài người đến nền nông nghiệp đầy ắp những tiến bộ về khoa học kỹ thuật như ngày nay. Mọi hoạt động của con người đều gắn với bề mặt của đất và không gian quanh nó. Theo Nguyễn Dũng Tiến (2007) “Đất đai” là thuật ngữ khoa học có thể được hiểu theo nghĩa rộng là một diện tích bề mặt của trái đất có giới hạn, có chiều thẳng đứng hướng lên không trung, có chiều sâu hướng xuống lòng đất, có chiều ngang kết PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 4 nối mọi thành phần liên quan với nhau về các điều kiện tự nhiên và điều kiện sống của động thực vật [31]. Việc phân loại đất ở Việt Nam theo hai cách: phân loại đất theo thổ nhưỡng (theo khoa học đất) và phân loại theo mục đích sử dụng đất, Luật đất đai 2013 quy định, đất đai được chia thành 3 nhóm: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng [4]. 1.1.1.2. Bất động sản và thị trường bất động sản a. Bất động sản Cho đến nay hầu hết các nước trên thế giới đều phân loại tài sản theo Luật cổ La mã tức là phân loại tài sản thành "Bất động sản" và "Động sản". Như vậy bất động sản không chỉ là đất đai, của cải trong lòng đất mà còn là tất cả những gì được tạo ra do sức lao động của con người gắn liền với đất đai như công trình xây dựng... và tất cả những gì liên quan đến đất đai hay gắn liền với đất đai theo không gian 3 chiều (chiều cao, chiều sâu, chiều rộng) để tạo thành một dạng vật chất có cấu trúc và công năng được xác định. Ở nước ta, Bộ Luật Dân sự năm 2015 (Quốc hội, 2015) đã quy định: "Bất động sản (BĐS) là các tài sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; các tài sản khác do pháp luật quy định". [5]. b. Thị trường bất động sản Thị trường là tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi. Hay nói cách khác: thị trường là nơi trao đổi hàng hóa được sản xuất ra, cùng với các quan hệ kinh tế giữa người với người, liên kết với nhau thông qua trao đổi hàng hóa. Thị trường bất động sản (BĐS) là hợp phần bắt buộc của sản xuất hàng hóa BĐS. Nó ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của hàng hóa BĐS. Có nhiều cách hiểu khác nhau về thị trường BĐS, song các quan niệm cùng có một điểm chung khái quát về thị trường BĐS là tổng hòa các quan hệ giao dịch về BĐS được thực hiện thông qua các quan hệ hàng hóa tiền tệ. Do vậy, các đặc trưng của hàng hóa và thị trường đất đai luôn là yếu tố đóng vai trò trọng tâm và chi phối toàn bộ hoạt động của thị trường BĐS. Bất động sản khác với các hàng hóa khác ở chỗ chúng không chỉ được mua bán, mà còn là đối tượng của nhiều giao dịch khác như cho thuê, thế chấp, chuyển dịch quyền sử dụng BĐS. Do đó, thị trường BĐS hoàn chỉnh không thể chỉ là quan hệ giữa người mua và người bán về BĐS mà còn là nơi diễn ra các giao dịch liên quan đến BĐS. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 5 Do vậy, thị trường bất động sản được hiểu một cách khái quát như sau: Thị trường bất động sản là tổng thể các giao dịch về bất động sản dựa trên các quan hệ hàng hóa, tiền tệ diễn ra trong một không gian và thời gian nhất định. Trong cách diễn đạt thông thường, khái niệm thị trường bất động sản thường được nhắc đến là nơi diễn ra các quan hệ giao dịch về bất động sản, chức năng của thị trường BĐS là đưa những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa và dịch vụ bất động sản được giao dịch. Trong cách diễn đạt này, khái niệm "nơi" không phải đơn thuần chỉ địa điểm mà nó bao hàm các yếu tố không gian và thời gian khi các quan hệ giao dịch về bất động sản diễn ra. (Nguyễn Thanh Trà, Nguyễn Đình Bồng, 2005) [37]. 1.1.1.3. Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất Theo Luật Đất đai năm 2013 thì: Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai; Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất. Như vậy, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất. Trong các điều khoản quy định cụ thể, Luật cũng quy định những thiệt hại về nhà ở, công trình xây dựng, cây trồng, vật nuôi trên đất do việc thu hồi đất gây ra cũng được xem xét bồi thường [4]. Thực tế quá trình triển khai thi hành Luật, việc xác định loại thiệt hại, mức độ thiệt hại, đối tượng được bồi thường cần được xem xét một cách toàn diện, cụ thể hơn. Ngoài việc bồi thường về đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất thì còn có những thiệt hại khác mà người sử dụng đất cần phải được bồi thường như: chi phí đã đầu tư vào đất còn lại bao gồm chi phí san lấp mặt bằng, chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất,… và chi phí khác liên quan trực tiếp có căn cứ chứng minh đã đầu tư vào đất mà đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi được (Quốc hội, 2013; Chính phủ, 2014) [4]. Luật đất đai 2013 đã quy định việc bồi thường về đất được xác định thông qua giá đất cụ thể, nhưng do Nhà nước Quyết định (UBND tỉnh quyết định giá đất cụ thể), nên vẫn còn mang tính chủ quan, áp đặt của Nhà nước đối với người có đất bị thu hồi, dễ dẫn đến sự thiếu bình đẳng trong mối quan hệ này. Trong khi đó, bồi thường theo Pháp luật dân sự, mối quan hệ giữa bên gây ra thiệt hại và bên bị thiệt hại là quan hệ bình đẳng, dựa trên sự đồng thuận của cả hai bên, Nhà nước chỉ đóng vai trò trung gian hòa giải giữa các bên nên các phán quyết của Nhà nước đưa ra có tính khách quan hơn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 6 1.1.1.4. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Theo Luật Đất đai năm 2013 (Quốc hội, 2013; Chính phủ, 2014), người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ. Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm: hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở; hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở,… Các khoản hỗ trợ này được hiểu là phần cho thêm của Nhà nước sau khi đã bồi thường sòng phẳng và là khoản điều tiết từ phần giá trị gia tăng từ đất đai mà không phải là do đầu tư của người sử dụng đất mang lại [4] . Như vậy, khác với bồi thường là việc trả lại một các tương xứng những giá trị bị thiệt hại, thì hỗ trợ mang tính chính sách, trợ giúp thêm của Nhà nước, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với sự hi sinh, mất mát của người bị thu hồi đất cho những lợi ích chung của đất nước, của cộng đồng. 1.1.1.5. Tái định cư Theo Peter R.Burbidge thì “tái định cư là chỉ việc lập cư của các cá nhân, các nhóm hộ gia đình hoặc toàn bộ một làng, một xã” [27] Quá trình lập cư này xảy ra có thể không theo ý muốn của họ mà vì hoàn cảnh bắt buộc. Trong trường hợp thứ nhất đó là quá trình tái định cư tự nguyện, còn trong trường hợp thứ hai đó là tái định cư bắt buộc. - Tái định cư tự nguyện xảy ra chủ yếu do người đi tái định cư muốn thoát khỏi những điều kiện nào đó ở nơi định cư và hướng tới một nơi mới có điều kiện sản xuất và điều kiện sống tốt hơn, thu nhập cao hơn. - Tái định cư bắt buộc xảy ra ngoài ý muốn của người đi tái định cư do nhiều nguyên nhân như: Do chiến tranh, do các thảm họa tự nhiên như động đất, núi lửa, hạn hán hoặc do triển khai các dự án phát triển như khai thác hầm mỏ, xây dựng công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, xây dựng đường sắt, sân bay, công trình công cộng khác,… Để có mặt bằng xây dựng các các công trình phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội an ninh quốc phòng, việc Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân bị thu hồi là hiện tượng phổ biến như một quy luật khách quan. Việc thực hiện thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở mỗi Quốc gia là không giống nhau, nhưng nhìn chung nó đều làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của người dân. Nhiệm vụ việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải tạo ra được các điều kiện để cho người dân tái định cư sớm ổn định cuộc sống, từng bước phát triển nâng cao dần đời sống vật chất cũng như tinh thần một cách bền vững, tạo ra cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ, góp phần phát triển kinh tế xã hội của vùng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 7 Theo Phạm Hồng Hoa và Lâm Mai Lan (2000), tái định cư được hiểu theo nghĩa rộng là mọi ảnh hưởng, tác động tới tài sản và tới cuộc sống của những người bị mất tài sản hoặc nguồn thu nhập do dự án phát triển gây ra, bất kể họ có phải di chuyển hay không. Tái định cư theo nghĩa hẹp chỉ sự di chuyển của các hộ bị ảnh hưởng tới định cư ở nơi ở mới [32]. Công tác di dân tái định cư phải được phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa phương với phương châm: Tỉnh chỉ đạo, Trung ương giúp đỡ, huyện là đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện các dự án cụ thể và có sự tham gia tích cực của người dân trong cộng đồng tái định cư. Công tác tái định cư thực hiện theo trình tự nhất định, việc bố trí các công trình công cộng trong khu tái định cư để đảm bảo đời sống khi mới chuyển đến phải đựơc ưu tiên hàng đầu, tạo sự an tâm, tin tưởng với cuộc sống tại nơi ở mới. Tiến hành tái định cư có thể chia thành 2 loại chính: - Tái định cư tự phát: Quá trình chuyển cư, định cư một cách tự phát của cá nhân hay cộng đồng không có sự trợ giúp của cơ quan Nhà nước. - Tái định cư kế hoạch: Được tiến hành dựa trên các chương trình và dự án được Nhà nước quản lý và cấp kinh phí. Hình thức bố trí tái định cư có thể chia thành 3 hình thức sau: - Tái định cư xen ghép: là hình thức quy hoạch bố trí các hộ tái định cư đến ở xen ghép với hộ dân sở tại tại khu dân cư đã có trước. - Tái định cư tự nguyện di chuyển: là hình thức mà các hộ tái định cư tự thu xếp nơi ở mới. - Tái định cư mới: là hình thức bố trí các hộ tái định cư đến một nơi ở mới theo quy hoạch, thực hiện có tổ chức, quy định cụ thể. Tái định cư cho người dân di chuyển ra khỏi khu vực các dự án trên địa bàn huyện Long Thành hầu hết thuộc dạng tái định cư bắt buộc. Quá trình tổ chức tái định cư ở đây cần được tiến hành theo kế hoạch, đảm bảo ổn định cuộc sống và còn kết hợp thực hiện nhiều mục tiêu khác của huyện cũng như toàn tỉnh như: bố trí lực lượng lao động tại các khu công nghiệp, các khu sản xuất kinh doanh hoặc ngay trong dự án sau khi thực hiện, nhằm phát triển kinh tế - xã hội chung trên địa bàn. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, sẽ đề cập đến hình thức tái định cư có tổ chức, cụ thể là việc bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án, công trình theo quy hoạch phát triển của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Tái định cư có tổ chức gắn liền với quá trình tái định cư không tự nguyện (tái định cư theo kế hoạch). 1.1.1.6. Khái niệm về giá đất Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tài sản quý báu, giá cả đất đai phản ánh tác dụng của đất đai trong hoạt động kinh tế. Giá đất - giá trị đất là giá trị của các quyền và lợi ích thu được từ đất đai được biểu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 8 hiện bằng tiền tại một thị trường nhất định, trong một thời điểm nhất định, cho một mục đích sử dụng nhất định. Hầu hết những nước có nền kinh tế thị trường, giá đất được hiểu là biểu hiện mặt giá trị của quyền sở hữu đất đai, hay giá đất là giá bán quyền sở hữu đất. Tuy nhiên, giá trị của đất đai không phải là giá trị của vật chất, của tài sản đất, mà giá trị của đất đai do những thuộc tính tự nhiên và xã hội cấu thành, có thể nói đất đai là vô giá vì nó khác với mọi loại hàng hóa khác. Do vậy, khó có thể tính đúng, tính đủ giá trị của đất cho nên dù có được định giá bằng các phương pháp khoa học thì giá đất cũng chỉ là sự ước tính tại một thời điểm trong những giai đoạn nhất định của nền KTXH, để điều chỉnh mối quan hệ giữa những người có quan hệ kinh tế trong sở hữu, quản lý, sử dụng đất đai. Trên thực tế tại nhiều quốc gia luôn tồn tại 2 loại giá đất: Giá đất do nhà nước quy định và giá đất hình thành trên thị trường. Giá đất thị trường được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa bên sở hữu đất và các bên có liên quan; Giá đất do nhà nước quy định trên cơ sở giá đất thị trường nhằm phục vụ mục đích của nhà nước. Cả 2 loại giá đất có quan hệ mật thiết với nhau và chi phối lẫn nhau, trong đó giá đất do nhà nước quy định ở trạng thái tĩnh tương đối, còn giá đất thị trường luôn ở trạng thái động. Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài theo quy hoạch và kế hoạch. Giá đất được quy định là giá trị quyền sử dụng đất. Tại điều 3, Luật Đất đai năm 2013 nêu rõ: “Giá trị QSDĐ là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định” [4]. 1.1.2. Các loại đất liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 1.1.2.1. Đất nông nghiệp a) Khái niệm đất nông nghiệp Theo quy định tại Điều 42 Luật đất đai năm 1993, đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp [2]. Luật đất đai 2003 đã mở rộng khái niệm đất nông nghiệp với tên gọi “nhóm đất nông nghiệp” thay cho “đất nông nghiệp” trước đây. Theo quy định của luật này có thể hiểu nhóm đất nông nghiệp là tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau, với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, khoanh nuôi tu bổ bảo vệ rừng, nghiên cứu thí nghiệm về nông lâm nghiệp [3]. Tiếp theo đó, Luật Đất đai năm 2013 đã tiếp tục sử dụng khái niệm nhóm đất nông nghiệp như Luật Đất đai năm 2003. Nhìn chung, trong Luật Đất đai năm 2013, khái niệm nhóm đất nông nghiệp cũng tương tự như quy định của Luật Đất đai năm 2003. Theo đó, nhóm đất nông nghiệp vẫn được hiểu là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất nông nghiệp khác [4]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 9 Ngày 02 tháng 06 năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 28/2014-BTNMT về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Theo quy định tại thông tư này, khái niệm nhóm đất nông nghiệp được hiểu là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác [13]. Như vậy, khái niệm đất nông nghiệp được thể hiện rõ trong Luật Đất đai và các văn bản dưới luật của Việt Nam. Theo các khái niệm này, có thể hiểu rõ đất nông nghiệp là các loại đất đã có mục đích sử dụng nhưng không thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. b) Phân loại đất nông nghiệp Việc phân loại nhóm đất nông nghiệp được thể hiện rõ trong Thông tư 28 năm 2014 của bộ Tài nguyên và Môi trường [13]. Theo quy định tại văn bản này, nhóm đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Cụ thể: Đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. Trong đó, đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm; kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác. Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch là trên một năm; kể cả loại cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như thanh long, chuối, dứa, nho... Đất lâm nghiệp là đất đang có rừng (gồm rừng tự nhiên và rừng trồng) đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và đất mới được trồng rừng hoặc trồng kết hợp khoanh nuôi tự nhiên. Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng. Trong đó, đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Đất rừng phòng hộ là đất sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Đất rừng đặc dụng là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Đất nuôi trồng thủy sản là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt. Đất làm muối là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối. Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 10 phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh. 1.1.2.2. Đất phi nông nghiệp a) Khái niệm đất phi nông nghiệp Theo Luật Đất đai năm 1993, đất đai được chia thành 5 loại bao gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng [2]. Tiếp theo đó, Luật Đất đai năm 2003 tại Điều 13 đã căn cứ vào mục đích sử dụng để chia đất đai thành 3 nhóm đất bao gồm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng [3]. Như vậy, đất phi nông nghiệp là khái niệm được ra đời khi Luật Đất đai năm 2003 được ban hành và được quy định cụ thể tại Thông tư 08/2007-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành vào năm 2008. Luật Đất đai năm 2013 tại Khoản 2 Điều 10 cũng đưa ra quy định về phân loại nhóm đất phi nông nghiệp. Theo quy định tại luật này, nhóm đất phi nông nghiệp được hiểu là các loại đất sử dụng vào mục đích không thuộc nhóm đất nông nghiệp [4]. Cụ thể hóa Luật Đất đai năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 28/2014-BTNMT về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất [13]. Theo quy định tại văn bản này, đất phi nông nghiệp gồm các loại đất sử dụng vào mục đích không thuộc nhóm đất nông nghiệp, bao gồm đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác. Như vậy, có thể thấy khái niệm đất phi nông nghiệp được thể hiện trong nhiều văn bản luật và dưới luật về đất đai của Việt Nam. Nhìn chung, trong các văn bản này, khái niệm đất phi nông nghiệp đều được thể hiện rõ ràng do vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý và sử dụng đất. b) Phân loại đất phi nông nghiệp Theo quy định tại Thông tư 28 năm 2014 của bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, nhóm phi đất nông nghiệp bao gồm đất ở; đất chuyên dùng; đất cơ sở tôn giáo; đất cơ sở tín ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối; đất có mặt nước chuyên dùng và đất phi nông ngiệp khác [13]. Trong đó: Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đã được công nhận PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2