intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá tình hình sử dụng đất của các tổ chức đã được giao và thuê đất tại thành phố Quảng Ngãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

30
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức đã được giao và cho thuê đất tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu sử dụng đất của các tổ chức được giao đất và cho thuê đất tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá tình hình sử dụng đất của các tổ chức đã được giao và thuê đất tại thành phố Quảng Ngãi

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi số liệu thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên TRẦN SƠN NHẬT PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN ể hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản Đ thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình, động viên từ nhiều cơ quan và cá nhân cả về vật chất lẫn tinh thần. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Tài nguyên Đất và Môi trường Nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích nhất. Xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo TS. Trần Thanh Đức đã dành thời gian hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi; Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Quảng Ngãi; Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Quảng Ngãi; các tổ chức, cơ quan ban ngành có liên quan; các đồng nghiệp,... đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, cung cấp các thông tin, số liệu,... để thực hiện luận văn và đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, những người thân, những người bạn và tất cả những người đã đọc và góp ý cho sự hoàn thiện luận văn này. Học viên Trần Sơn Nhật PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii TÓM TẮT 1. Lý do chọn đề tài Ở nước ta, quỹ đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất là rất lớn. Theo kết quả thống kê đất đai toàn quốc đến ngày 01/01/2014 diện tích này là xấp xỉ 10.269.380 ha, chiếm 31% diện tích tự nhiên của cả nước [6]. Đối với thành phố Quảng Ngãi diện tích này là 4.134,6ha chiếm 26% diện tích tự nhiên toàn thành phố (15.684,52 ha). Hiện nay diện tích này quản lý chưa chặt chẽ, sử dụng chưa hiệu quả, trong việc quản lý còn để xảy ra nhiều tiêu cực, đó là bỏ hoang không sử dụng trong thời gian dài, sử dụng không đúng mục đích, bị lấn chiếm, chuyển nhượng, cho thuê trái phép. Do vậy, việc thực hiện Đề tài “Đánh giá tình hình sử dụng đất của các tổ chức đã được giao và thuê đất tại thành phố Quảng Ngãi” được đặt ra với mong muốn đưa ra những giải pháp thiết thực và tích cực nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng đất không để lãng phí thất thoát nguồn tài nguyên hữu hạn vô giá này. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức đã được giao và cho thuê đất tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. - Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu sử dụng đất của các tổ chức được giao đất và cho thuê đất tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. 3. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Quảng Ngãi. - Thực trạng sử dụng đất tại thành phố Quảng Ngãi. - Thực trạng giao đất và thuê đất cho các tổ chức sử dụng tại thành phố Quảng Ngãi - Đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức đã được giao đất và thuê đất tại thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2009 - 2014. - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu sử dụng đất của các tổ chức được giao đất và thuê đất tại thành phố Quảng Ngãi. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu - Phương pháp khảo sát thực địa - Phương pháp thống kê so sánh - Phân tích, xử lý, tổng hợp số liệu bằng phần mềm Excel PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv 5. Kết quả nghiên cứu Qua nghiên cứu thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình sử dụng đất của các tổ chức đã được giao và thuê đất tại thành phố Quảng Ngãi”, có một số kết quả sau: Trong giai đoạn 2009-2014 trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi có 43 tổ chức được giao và thuê đất, trong đó có 16 tổ chức được giao đất và 27 tổ chức thuê đất. Giao đất có thu tiền sử dụng đất là 134 ha; cho thuê đất trả tiền hàng năm là 126,54 ha; giao đất không thu tiền sử dụng đất 221,69 ha. Đến năm hết năm 2014, thành phố Quảng Ngãi có 26 tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích được giao, được thuê với tổng diện tích là 50,87ha trên 66 khu đất; đất được giao, được thuê nhưng chưa đưa vào sử dụng là 20 tổ chức, trên 37 khu đất với tổng diện tích là 272 ha; đất cho thuê, cho mượn lại trái pháp luật là 5 tổ chức trên 20 khu đất với tổng diện tích là 0,25 ha; đất được giao, được thuê bị lấn chiếm, tranh chấp là 3 tổ chức trên 17 khu đất với tổng diện tích là 0,17 ha, ngoài ra còn nhiều tổ chức trong quá trình sản xuất kinh doanh đã gây ô nhiểm môi trường nghiêm trọng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu một số giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu sử dụng đất của các tổ chức được giao đất và cho thuê đất tại thành phố Quảng Ngãi, các nhóm giải pháp chính đó là: (1) Giải pháp về chính sách pháp luật, (2) Giải pháp về kinh tế, (3) Giải pháp về giải phóng mặt bằng và tái định cư, (4) Giải pháp về khoa học công nghệ và (5) Giải pháp về tăng cường quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trong thời gian tới. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT...................................................................................................................... iii MỤC LỤC .......................................................................................................................v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................1 2. Mục đích của đề tài......................................................................................................1 3. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ...................................................................2 4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .....................................................................................2 4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................................................................2 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................3 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu .................................................................3 1.1.1. Một số khái niệm ...................................................................................................3 1.1.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sử dụng đất của các tổ chức ............................4 1.1.3. Cơ sở pháp lý của công tác giao đất, cho thuê đất ...............................................5 1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu ..............................................................7 1.2.1. Tình hình quản lý sử dụng đất trên thế giới ..........................................................7 1.2.2. Tình hình quản lý sử dụng đất trong nước ..........................................................18 1.2.3. Những quy định hiện hành về giao đất, cho thuê đất ..........................................21 1.2.4. Tình hình sử dụng đất của các tổ chức tại Việt Nam ..........................................33 1.3. Một số công trình nghiên cứu có liên quan ............................................................35 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................................................37 2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................37 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi 2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................37 2.3. Nội dung nghiên cứu: .............................................................................................37 2.4. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................................37 2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu ....................................................37 2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................................37 2.4.3. Phương pháp thống kê so sánh ............................................................................38 2.4.4. Phân tích, xử lý, tổng hợp số liệu bằng phần mềm Excel ...................................38 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................................39 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Quảng Ngãi ............................39 3.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................39 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................44 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường ...............53 3.2. Thực trạng sử dụng đất tại thành phố Quảng Ngãi năm 2014................................55 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất tại thành phố Quảng Ngãi ..............................................55 3.2.2. Biến động sử dụng đất tại thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2014..........58 3.3. Tình hình giao đất và thuê đất cho các tổ chức sử dụng tại thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2009- 2014 .....................................................................................................60 3.3.1. Tình hình giao đất có thu tiền sử dụng đất của các tổ chức tại thành phố Quảng Ngãi từ năm 2009 đến năm 2014...................................................................................60 3.3.2. Tình hình cho thuê đất trả tiền hàng năm của các tổ chức tại thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2009 - 2014 ...........................................................................................61 3.3.3. Tình hình giao đất không thu tiền sử dụng đất của các tổ chức tại thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2009 - 2014................................................................................62 3.3.4. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2009 – 2014 ..............................................................63 3.4. Đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức đã được giao đất, cho thuê đất tại thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2009 – 2014 ..............................................................64 3.4.1. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng của các tổ chức tại thành phố Quảng Ngãi ....................................................................................................................64 3.4.2. Thực trạng sử dụng đất của các tổ chức từ năm 2009 – 2014 tại thành phố Quảng Ngãi ....................................................................................................................75 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii 3.4.3. Đánh giá chung thực trạng sử dụng đất của các tổ chức được giao, được thuê trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi ...............................................................................80 3.4.4. Nguyên nhân sử dụng đất sai mục đích ...............................................................81 3.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu sử dụng đất của các tổ chức được giao đất và cho thuê đất tại thành phố Quảng Ngãi ....................................................................82 3.5.1. Giải pháp về chính sách pháp luật .......................................................................82 3.5.2. Giải pháp về kinh tế .............................................................................................84 3.5.3. Về giải phóng mặt bằng và tái định cư ................................................................84 3.5.4. Giải pháp về khoa học công nghệ........................................................................85 3.5.5. Giải pháp về tăng cường quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trong thời gian tới .......................................................................................................................................85 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................87 1. Kết luận......................................................................................................................87 2. Kiến nghị ...................................................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................90 PHỤ LỤC ......................................................................................................................93 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á CNXH : Chủ nghĩa xã hội CH : Cộng hòa CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa DTTN : Diện tích tự nhiên FAO : Tổ chức Lương thực thế giới G7 : Chế độ sở hữu đất đai của nhóm nước phát triển (G7) GCN : Giấy chứng nhận HTX : Hợp tác xã KHSDĐ : Kế hoạch sử dụng đất KH : Kế hoạch LB : Liên bang QSH : Quyền sở hữu SDD : Sử dụng đất SHNN : Sở hữu nhà nước SHTD : Sở hữu toàn dân SHTN : Sở hữu tư nhân TBCN : Tư bản chủ nghĩa TTCN : Tiểu thủ công nghiệp TLSX : Tư liệu sản xuất TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Uỷ ban nhân dân UNEP : Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc VLAP : Dự án Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai của Việt Nam WTO : Tổ chức Thương Mại Thế giới XHCN : Xã hội chũ nghĩa PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Đặc điểm sở hữu đất đai của các nước nước thuộc Đông Âu .......................12 Bảng 1.2. Đặc điểm sở hữu đất đai của các nước ASEAN ...........................................14 Bảng 3.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất tại thành phố Quảng Ngãi năm 2014 ......55 Bảng 3.2. Biến động sử dụng đất thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2014 ........58 Bảng 3.3. Tình hình giao đất có thu tiền sử dụng đất tại thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2009-2014 .............................................................................................................60 Bảng 3.4. Tình hình cho thuê đất trả tiền hàng năm tại thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2009-2014 .............................................................................................................61 Bảng 3.5. Tình hình giao đất không thu tiền sử dụng đất tại thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2009-2014 .............................................................................................................62 Bảng 3.6. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức tại thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2009 – 2014 ...............................................................................63 Bảng 3.7. Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức theo mục đích sử dụng tại thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2009-2014..................................................................................64 Bảng 3.8. Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức theo mục đích sử dụng tại thành phố Quảng Ngãi năm 2009 ...................................................................................................65 Bảng 3.9. Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức theo mục đích sử dụng tại thành phố Quảng Ngãi năm 2010 ...................................................................................................66 Bảng 3.10. Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức theo mục đích sử dụng tại thành phố Quảng Ngãi năm 2011 ............................................................................................68 Bảng 3.11. Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức theo mục đích sử dụng tại thành phố Quảng Ngãi năm 2012 ............................................................................................70 Bảng 3.12. Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức theo mục đích sử dụng tại thành phố Quảng Ngãi năm 2013 ............................................................................................71 Bảng 3.13. Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức theo mục đích sử dụng tại thành phố Quảng Ngãi năm 2014 ............................................................................................73 Bảng 3.14. Thực trạng sử dụng đất không đúng mục đích được giao, được thuê tại thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2009-2014.................................................................75 Bảng 3.15. Thực trạng cho thuê, cho mượn đất trái pháp luật tại thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2009-2014 .............................................................................................76 Bảng 3.16. Thực trạng đất bị lấn chiếm, tranh chấp tại thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2009-2014 ......................................................................................................................77 Bảng 3.17. Thực trạng đất được giao, được thuê nhưng chưa vào sử dụng tại thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2009-2014..................................................................................79 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. x DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ vị trí địa lý thành phố Quảng Ngãi ........................................................39 Hình 3.2. Cơ cấu dân số thành phố Quảng Ngãi năm 2013 theo ngành nghề. ................48 Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất tại thành phố Quảng Ngãi năm 2014 ..................57 Hình 3.4. Cơ cấu sử dụng đất theo các tổ chức tại thành phố Quảng Ngãi năm 2009 ....66 Hình 3.5. Cơ cấu sử dụng đất theo các tổ chức tại thành phố Quảng Ngãi năm 2010 ....67 Hình 3.6. Cơ cấu sử dụng đất theo các tổ chức tại thành phố Quảng Ngãi năm 2011 ....69 Hình 3.7. Cơ cấu sử dụng đất theo các tổ chức tại thành phố Quảng Ngãi năm 2012 ....71 Hình 3.8. Cơ cấu sử dụng đất theo các tổ chức tại thành phố Quảng Ngãi năm 2013 ....72 Hình 3.9. Cơ cấu sử dụng đất theo các tổ chức tại thành phố Quảng Ngãi năm 2014 ....74 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Tháng 10/2015, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) - được coi như Hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới” đầy tham vọng và tiêu chuẩn cao; là một thỏa thuận khu vực mở rộng, linh hoạt và toàn diện. Quy mô của TPP được cho là sẽ tạo những lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam khi mang đến những cam kết về các lĩnh vực quan trọng như dịch vụ, đầu tư, viễn thông; hàng rào kỹ thuật trong thương mại…góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ gặp phải những thách thức không nhỏ trong quá trình xây dựng lại các thực thể kinh tế, đẩy mạnh cơ chế kinh tế theo định hướng thị trường, hoạch định chính sách, sửa đổi pháp luật theo hướng minh bạch hóa hơn, dễ dự đoán, không gây phân biệt đối xử, qua đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, tạo môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, nâng cao chỉ số cạnh tranh. Trong xu thế đó, từ làn sóng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, nhu cầu về khu công nghiệp, căn hộ cao cấp, biệt thự, nhà phố, các khu nghỉ dưỡng….sẽ tăng mạnh trong thời gian đến. Điều này gây sức ép rất lớn đến ngành quản lý đất đai, nhất là quỹ đất của các tổ chức. Nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức ngày càng cao, nhưng thực tế cho thấy việc sử dụng đất được giao, cho thuê của các tổ chức còn rất nhiều vấn đề cần phải thảo luận như việc sử dụng không đúng mục đích được giao, việc cho thuê lại, việc lấn chiếm, để hoang đất... Ở nước ta, quỹ đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất là rất lớn. Theo kết quả thống kê đất đai toàn quốc đến ngày 01/01/2014 diện tích này là xấp xỉ 10.269.380 ha, chiếm 31% diện tích tự nhiên của cả nước [6]. Đối với thành phố Quảng Ngãi diện tích này là 4.134,6ha chiếm 26% diện tích tự nhiên toàn thành phố (15.684,52 ha). Hiện nay diện tích này quản lý chưa chặt chẽ, sử dụng chưa hiệu quả, trong việc quản lý còn để xảy ra nhiều tiêu cực, đó là bỏ hoang không sử dụng trong thời gian dài, sử dụng không đúng mục đích, bị lấn chiếm, chuyển nhượng, cho thuê trái phép. Do vậy, việc thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình sử dụng đất của các tổ chức đã được giao và thuê đất tại thành phố Quảng Ngãi” được đặt ra với mong muốn đưa ra những giải pháp thiết thực và tích cực nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng đất không để lãng phí thất thoát nguồn tài nguyên hữu hạn vô giá này. 2. Mục đích của đề tài Đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức đã được giao và cho thuê đất tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi từ đó đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu sử dụng đất của các tổ chức được giao đất và cho thuê đất tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 2 3. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức đã được giao và cho thuê đất tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. - Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu sử dụng đất của các tổ chức được giao đất và cho thuê đất tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Góp phần làm sáng tỏ các quan điểm, cơ sở lý luận về sử dụng đất của các tổ chức đã được Nhà nước giao đất và cho thuê đất. - Góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý về đất đai đối với các tổ chức được giao đất, cho thuê đất sử dụng một cách có hiệu quả. - Làm tài liệu tham khảo cho các vấn đề nghiên cứu có liên quan về sau. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài giúp cho thành phố Quảng Ngãi đánh giá đúng thực trạng tình hình sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và hiệu quả sử dụng đất. Từ đó có biện pháp chấn chỉnh nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo hướng phát triển bền vững. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 3 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái quát về đất đai Tại Điều 53, Chương III, Hiến pháp Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý". Việc quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai đúng mục đích, hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái sẽ phát huy tối đa nguồn lực của đất đai, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá bền vững. Theo Luật Đất đai năm 2013, một số khái niệm liên quan đến các tổ chức quản lý, SDĐ được hiểu như sau: Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước cho thuê đất) là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định [20]. 1.1.1.2. Khái quát về quỹ đất các tổ chức Theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng SDĐ Quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất được kiểm kê bao gồm các đối tượng sau đây [3]: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 4 a. Tổ chức trong nước gồm: - Tổ chức kinh tế gồm các doanh nghiệp và các hợp tác xã; - Cơ quan, đơn vị của Nhà nước gồm cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân cấp xã); tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị quốc phòng, an ninh; - Tổ chức sự nghiệp công lập gồm các đơn vị sự nghiệp do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật; - Tổ chức khác gồm tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác (không phải là cơ quan, đơn vị của Nhà nước, tổ chức sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế); b. Tổ chức nước ngoài gồm: - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư; - Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ. 1.1.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sử dụng đất của các tổ chức Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Tổng diện tích tự nhiên của một phạm vi lãnh thổ nhất định là không đổi. Nhưng khi sản xuất phát triển, dân số tăng, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh thì nhu cầu của con người đối với đất đai cũng ngày càng gia tăng. Có nghĩa cung là cố định, cầu thì luôn có xu hướng tăng. Điều này dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt giữa những người SDĐ và giữa các mục đích SDĐ khác nhau. Vì vậy để SDĐ có hiệu quả và bền vững, quản lý đất đai được đặt ra như một nhu cầu cấp bách và cần thiết. Quản lý đất đai đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất trong cả nước. Việc quản lý nhằm kết hợp hiệu quả giữa sở hữu và SDĐ trong điều kiện hệ thống pháp luật nước ta quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai. Mặt khác, quản lý đất đai còn có vai trò quan trọng trong việc kết hợp hài hòa các nhóm lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân nhằm hướng tới mục tiêu phát triển. Công tác quản lý đất đai dựa trên nguyên tắc quan trọng nhất là sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Do đó, quản lý, sử dụng đất đai là một trong những hoạt động quan trọng nhất của công tác quản lý hành chính Nhà nước nói chung và quản lý, SDĐ của các tổ chức nói riêng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 5 1.1.3. Cơ sở pháp lý của công tác giao đất, cho thuê đất Khi xã hội phát triển ở trình độ cao, việc sử dụng đất luôn hướng tới mục tiêu kinh tế nhằm đạt được lợi nhuận tối đa trên một đơn vị diện tích đất nhất định như xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, trang trại sản xuất quy mô lớn… Bên cạnh đó, một phần diện tích đất không nhỏ sử dụng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ăn ở cũng như thỏa mãn đời sống tinh thần của con người như xây dựng nhà ở, hệ thống giao thông, các công trình dịch vụ, thể dục thể thao, văn hóa xã hội, mở mang phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn… Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất, các mục đích sử dụng đất nêu trên luôn nảy sinh mâu thuẫn làm cho mối quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng căng thẳng. Những sai lầm liên tục của con người trong quá trình sử dụng đất (sai lầm có ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến hủy hoại môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng (lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, sạt lở đất…) liên tục xảy ra với quy mô ngày càng lớn và mức độ này càng nghiêm trọng làm cho một số chức năng của đất bị yếu đi. Để thỏa mãn nhu cầu của con người cả về 3 lợi ích kinh tế - xã hội – môi trường nhất thiết phải giải quyết các xung đột này để sử dụng đất có hiệu quả. Việc sử dụng đất như một thể thống nhất tạo ra điều kiện để giảm thiểu những xung đột, tạo ra hiệu quả sử dụng cao và liên kết được sự phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng môi trường. Sử dụng đất hợp lý, bền vững là hài hòa được các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường. Chính vì vậy, cần phải hiểu rõ được tầm quan trọng của tài nguyên đất. Từ đó, đưa ra những kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này một cách hợp lý nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho nhu cầu của hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ tương lai. Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại, bởi nhiều lẽ [1]: Một là, tài nguyên đất vô cùng quý giá. Bất kỳ nước nào, đất đều là tư liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân. Nói đến tầm quan trọng của đất, từ xa xưa, người Ấn Độ, người Ả-rập, người Mỹ đều có cách ngôn bất hủ: “Đất là tài sản vay mượn của con cháu”. Người Mỹ còn nhấn mạnh “...đất không phải là tài sản thừa kế của tổ tiên”. Người Ét-xtô-ni-a, người Thổ Nhĩ Kỳ coi “có một chút đất còn quý hơn có vàng”. Người Hà Lan coi “mất đất còn tồi tệ hơn sự phá sản”. Gần đây trong báo cáo về suy thoái đất toàn cầu, UNEP (Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc) khẳng định “Mặc cho những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vĩ đại, con người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất”. Đối với Việt Nam, một đất nước với “Tam sơn, tứ hải, nhất phân điền”, đất càng đặc biệt quý giá. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 6 Hai là, tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi. Trong đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc, nghèo dinh dưỡng, hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt động sản xuất hoặc do bom đạn chiến tranh. Diện tích đất có khả năng canh tác của lục địa chỉ có 3.030 triệu ha. Hiện nhân loại mới khai thác được 1.500 triệu héc-ta đất canh tác. Ba là, diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuật. Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ còn 0,23 ha, ở nhiều quốc gia khu vực châu Á, Thái Bình Dương là dưới 0,15 ha, ở Việt Nam chỉ còn 0,11 ha. Theo tính toán của Tổ chức Lương nông thế giới (FAO), với trình độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lương thực, thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác. Bốn là, do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái hóa, hoặc ô nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Trên thế giới hiện có 2.000 triệu héc-ta đất đã và đang bị thoái hóa, trong đó 1.260 triệu héc-ta tập trung ở châu Á, Thái Bình Dương. Ở Việt Nam hiện có 16,7 triệu héc-ta bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua nhiều, 9 triệu héc-ta đất có tầng mỏng và độ phì thấp, 3 triệu héc-ta đất thường bị khô hạn và sa mạc hóa, 1,9 triệu héc-ta đất bị phèn hóa, mặn hóa mạnh. Ngoài ra tình trạng ô nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, sản xuất, dịch vụ và chất độc hóa học để lại sau chiến tranh cũng đáng báo động. Hoạt động canh tác và đời sống còn bị đe dọa bởi tình trạng ngập úng, ngập lũ, lũ quét, đất trượt, sạt lở đất, thoái hóa lý, hóa học đất... Năm là, lịch sử đã chứng minh sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành trên đất tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiết cho canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm. Vì vậy, mỗi khi sử dụng đất đang sản xuất nông nghiệp cho các mục đích khác cần cân nhắc kỹ để không rơi vào tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt. Nhằm quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho nhu cầu của hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ tương lai, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã tập trung tháo gỡ những khó khăn, mà bước đột phá đầu tiên là Luật Đất đai năm 1993, sửa đổi năm 1998, năm 2001, Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013 đã được Quốc hội thông qua. Bên cạnh đó, nhiều bộ luật liên quan khác cũng đã được ban hành, như Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Luật Bảo vệ môi trường;... và các N ghị định, T hông tư, văn bản hướng dẫn thi hành Luật do Chính phủ, các bộ, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 7 ngành, UBND thành phố Quảng Ngãi ban hành. Sau đây là những cơ sở pháp lí được nghiên cứu để thực hiện đề tài. - Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật: + Luật Đất đai ngày 09 tháng 12 năm 2013 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/112013. + Nghị định của Chính phủ số 43/2014/NĐ – CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 về thi hành Luật Đất đai 2013. + Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 ngày 4 tháng 01 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ. + Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất. + Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất. + Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. + Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. + Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngay 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. + Nghị định 104/2014/NĐ-CP 14/11/2014 của Chính phủ quy định về khung giá đất. 1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Tình hình quản lý sử dụng đất trên thế giới Trong những bước đi ban đầu của công nghiệp hóa, chính nông thôn vừa là nguồn cung cấp lao động, vừa là thị trường của công nghiệp. Nhưng càng vào giai đoạn cuối của công nghiệp hóa và đô thị hóa, vai trò của nông nghiệp ngày càng giảm sút. Trước tác động của quy luật thị trường, nhiều nước đã cố gắng phát triển nông nghiệp, nhưng vẫn không giữ được an ninh lương thực, nên ngày càng phải lệ thuộc vào thị trường bên ngoài. Điều đó đặc biệt nguy hiểm đối với những nước đông dân. Một số nước đến lúc công nghiệp đã đạt trình độ phát triển cao, thì chính phủ lại phải hỗ trợ nông nghiệp rất nhiều. Ở các nước Đông Á, trong thời kỳ công nghiệp hóa do có ít đất (đất nông nghiệp chỉ còn dưới ngưỡng 400 m2/người) nên phải nhập thức ăn ngày càng nhiều. Ở Nhật Bản có dự báo rằng, trong 10 năm tới sẽ không còn nông nghiệp nữa, vì hiện PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 8 nay chỉ có người già làm ruộng! Nông dân Hàn Quốc đang gặp nhiều khó khăn trong điều kiện toàn cầu hóa, nên họ đang đấu tranh chống lại quá trình này rất mãnh liệt. Chỉ có Đài Loan chú ý đến nông nghiệp hơn cả, nhưng đến nay cũng đã phải nhập thức ăn ngày càng nhiều. Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong nông nghiệp, vì sản xuất lương thực có xu hướng giảm dần và đang lo thiếu lương thực vì việc cung cấp cho hơn 1,3 tỉ người. Theo tài liệu của Tổ chức Lương nông thế giới (FAO) thì diện tích của phần đất liền của các lục địa là 13.400 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó có 1.500 triệu ha (11%) là đất canh tác, 3.200 triệu ha (24%) là đồng cỏ chăn nuôi gia súc, 4.100 triệu ha (31%) là diện tích rừng và đất rừng; 4.400 triệu ha (34%) còn lại là diện tích đất dùng vào các việc khác (dân cư, đầm lầy, đất ngập mặn...). Diện tích đất có thể dùng cho canh tác được đánh giá vào khoảng 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác khoảng 1.500 triệu ha. Tại các vùng khác nhau, các nước khác nhau, tỉ lệ đất đã sử dụng canh tác so với đất có tiềm năng canh tác cũng khác nhau. Đáng chú ý là khu vực Châu Á, tỉ lệ này rất cao, đạt đến 92%; trái lại, ở Châu Mỹ La Tinh con số này chỉ đạt 15%, các nước phát triển là 70%, các nước đang phát triển là 36%. Trong diện tích đất canh tác, đất cho năng suất cao chiếm 14 %, năng suất trung bình là 28% và năng suất thấp là 58%. Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, kinh tế nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Hoang mạc hoá hiện đang đe doạ 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người. Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động gián tiếp của sự gia tăng dân số. Ở Việt Nam từ năm 1978 đến nay, 130.000 ha bị lấy cho thủy lợi, 63.000 ha cho phát triển giao thông, 21 ha cho các khu công nghiệp. Theo số liệu của Viện Tài nguyên Thế giới, năm 1993 quỹ đất của toàn thế giới khoảng 13 tỉ ha, mật độ dân số 43 người/km2. Một số nước có quỹ đất hạn hẹp như Hà Lan, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore (chỉ 0,3 ha/người). Diện tích nước ta là trên 33 triệu ha diện tích bình quân đầu người khoảng 0,4 ha. Quỹ đất trồng trọt tăng không đáng kể trong khi dân số tăng nhanh nên diện tích đất trên đầu người ngày càng giảm. Đất ngày bị sa mạc hóa, bạc màu… do sự khai thác của con người. Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá, mặn hoá, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất nông nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hoá do biến động khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất 100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoái hoá môi trường đất có nguy cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm tới. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 9 Tỷ trọng đóng góp gây thoái đất trên thế giới như sau: mất rừng 30%, khai thác rừng quá mức (chặt cây làm củi,...) 7%, chăn thả gia súc quá mức 35%, canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp hoá gây ô nhiễm 1%. Vai trò của các nguyên nhân gây thoái hoá đất ở các châu lục không giống nhau: ở Châu Âu, Châu Á, Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhân hàng đầu, Châu Đại Dương và Châu Phi chăn thả gia súc quá mức có vai trò chính yếu nhất, Bắc và Trung Mỹ chủ yếu do hoạt động nông nghiệp. Xói mòn rửa trôi: Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân thoái hoá đất, trong đó nước đóng góp 55,7% vai trò, gió đóng góp 28% vai trò, mất dinh dưỡng đóng góp 12% vai trò. Trung bình đất đai trên thế giới bị xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực. Hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên. Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang bị hoang mạc hoá đe doạ và hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hoá, mất khả năng canh tác do những hoạt động của con người. Tính tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới thì đại dương chiếm 71%, còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 29%. Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu. Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới được phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu Âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000 m2. Đất trồng trọt toàn thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai trong đó có 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp như vậy còn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác. Diện tích đất đang canh tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích tự nhiên, được đánh giá là: Đất có năng suất cao: 14% Đất có năng suất TB: 28% Đất có năng suất thấp: 28% Nguồn tài nguyên đất trên thế giới hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt là đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích khác. Mặt khác dân số ngày càng tăng. Như vậy, mỗi người cần phải có 0,2 - 0,4 ha đất nông nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm. Đứng trước những khó khăn rất lớn đó thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất là hết sức cần thiết. Dân số ngày một tăng cùng với những phát hiện mới về thiên nhiên, con người đã nghĩ ra nhiều phương thức sản xuất mới, nhiều ngành nghề khác nhau để kiếm sống. Và quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp đều xảy ra ở tất cả các PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 10 nước trên thế giới. Tuy nhiên, có sự khác nhau về mức độ đô thị hóa cũng như diện tích đất được chuyển mục đích hàng năm. Quá trình chuyển mục đích trên thế giới diễn ra sớm hơn, với tốc độ mạnh mẽ hơn ở Việt Nam. Đặc biệt là ở một số nước phát triển như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản v.v…thì tốc độ đô thị hóa nhanh đã làm quá trình chuyển mục đích sử dụng đất trong đó có đất nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, chính quá trình đô thị hoá, chuyển mục đích sử dụng đất một cách hợp lý đã giúp nền kinh tế của các nước này phát triển khá nhanh trong những năm qua. Để đạt được những thành tựu đó thì công tác quản lý đất đai ở các quốc gia này được thực hiện khá tốt.. * Một số đặc trưng về chế độ sở hữu về đất đai và quyền sử dụng đất trên thế giới - Chế độ sở hữu về đất đai: + Chế độ sở hữu đất đai của nhóm các nước phát triển (nhóm G7) Nhóm G7 bao gồm các nước: Anh, Đức, Canađa, Ý, Mỹ, Nhật Bản và Cộng hoà Pháp. Xét về chế độ sở hữu nói chung, tại tất cả các quốc gia G7 đều thừa nhận quyền tư hữu là quyền cơ bản nhất. Xét về chế độ sở hữu đất đai, các nước thuộc nhóm G7 đều thực hiện mô hình sở hữu đất đai đa sở hữu. Đó là vừa thừa nhận sở hữu đất đai của tư nhân và vừa thừa nhận đất đai sở hữu của nhà nước. Tại Anh, quyền tư hữu về đất đai được pháp luật thừa nhận. Cùng với đó, luật pháp nước Anh cũng thừa nhận đất đai thuộc sở hữu của nữ hoàng Anh (hình thức sở hữu này chỉ mang tính tượng trưng, nặng về ý nghĩa chính trị, không có ý nghĩa về mặt kinh tế và pháp luật). Bên cạnh đó nữ hoàng cũng có những diện tích đất thuộc QSH của hoàng gia mà không phải là sở hữu của Nhà nước. Tại Pháp, cũng như các nước thuộc G7 khác, chế độ sở hữu đất đai gồm hai dạng: thứ nhất là đất đai thuộc SHNN và thứ hai là đất đai thuộc SHTN. Đối với đất đai thuộc SHTN thì Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể sở hữu và khi Nhà nước lấy đất thì phải trả cho chủ đất tiền theo giá quy định. Bộ phận đất đai thuộc SHNN bao gồm nhà nước trung ương và chính quyền các địa phương. Tại Đức, quyền tư hữu đất đai được chính quyền cộng hoà liên bang bảo hộ. Đồng thời, khu vực đất công được coi thuộc sở hữu của Nhà nước bao gồm nhà nước liên bang và chính quyền các bang. Đối với Nhật Bản cũng gần như mô hình các quốc gia G7 khác, chế độ sở hữu đất đai thừa nhận sở hữu và thừa kế của tư nhân. Các giao dịch về đất được tiến hành thông qua thị trường. Việc giao dịch đó đặt dưới sự kiểm soát của các cơ quan quản lý. Đất đai cũng được quy định thuộc sở hữu của Nhật hoàng. Trường hợp Canađa, chế độ sở hữu được cấu trúc thành SHTN, sở hữu của chính quyền các vùng và sở hữu của Nhà nước. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2