Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai của các đối tượng sử dụng đất tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá được việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai của các đối tượng sử dụng đất tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Đề xuất các giải pháp tháo gỡ những vấn đề chưa phù hợp trong quá trình thực hiện NVTC đất đai, góp phần hoàn thiện công tác quản lý tài chính về đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai của các đối tượng sử dụng đất tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
- i CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Tất cả các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này và tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Huế, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Phan Quang Đăng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Huế và Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp; Phòng Đào tạo Sau đại học đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và viết luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Hoàng Sơn người hướng dẫn khoa học tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi rất nhiều để hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các lãnh đạo và các cán bộ tại Chi cục thuế huyện Lệ Thủy, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Lệ Thủy, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lệ Thủy, Chi cục Thống kê huyện Lệ Thủy, Các đội thuế liên xã, các hộ gia đình, cá nhân trong mẫu phiếu điều tra đã chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp thông tin cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành việc nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và các anh chị học viên lớp Cao học Quản lý đất đai 21C đã động viên, giúp đỡ trong thời gian dài học tập. Trong quá trình thực hiện luận văn, do thời gian có hạn và kiến thức tổng hợp cũng như kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên gặp nhiều thiếu xót rất mong sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Phan Quang Đăng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT Đề tài “Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai của các đối tượng sử dụng đất tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” được tiến hành tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, từ năm 2010 - 2016. Kết quả đạt được của đề tài là đã đánh giá được điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến quá trình sử dụng đất; đánh giá được tình hình quản lý sử dụng đất, xác định được những thuận lợi và khó khăn trong việc thực thi từng loại nghĩa vụ tài chính đất đai như thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền thuê đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, tiền sử dụng đất của cơ quan nhà nước và của người sử dụng đất. Đề tài đã xác định được một số yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Từ đó đề xuất các giải pháp tháo gỡ những vấn đề chưa phù hợp trong quá hiện nghĩa vụ tài chính đất đai, góp phần hoàn thiện công tác quản lý tài chính đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Đề tài nghiên cứu trên cơ sở phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra, phỏng vấn cán bộ, người sử dụng đất về tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai và phương pháp thống kê, tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu điều tra theo từng nhóm nội dung, từng vấn đề nghiên cứu cụ thể phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv MỤC LỤC CAM ĐOAN..................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii TÓM TẮT...................................................................................................................... iii MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................vii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... ix MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 2 2.1. Mục đích ................................................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ................................................................. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3 1.1.1. Đất đai.................................................................................................................... 3 1.1.2. Chính sách đất đai ................................................................................................. 4 1.1.3. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ............................................................ 4 1.1.4. Giá đất.................................................................................................................... 5 1.1.5. Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất ............................................................. 6 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 6 1.2.1. Quy trình thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai ...................................................... 6 1.2.2. Thuế nhà, đất ......................................................................................................... 9 1.2.3. Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất ....................................................... 11 1.2.4. Tiền thuê đất ........................................................................................................ 13 1.2.5. Lệ phí trước bạ nhà đất ........................................................................................ 15 1.2.6. Tiền sử dụng đất .................................................................................................. 17 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 1.3 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH ĐẤT ĐAI ............................. 19 1.4. THẢO LUẬN VỀ TỔNG QUAN .......................................................................... 20 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................................................... 21 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 21 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 21 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 21 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 21 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 21 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ................................................................. 21 2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .............................................................. 29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 30 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và KTXH của huyện Lệ Thủy .................................. 30 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Lệ Thủy................................................ 30 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Lệ Thủy ........................................................... 37 3.2. Khái quát tình hình sử dụng đất tại huyện Lệ Thủy ............................................... 40 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất ........................................................................................ 40 3.2.2. Biến động cơ cấu sử dụng đất của huyện Lệ Thủy ............................................. 43 3.2.3. Công tác cấp GCNQSDĐ ( GCNQSDĐ) ............................................................ 47 3.2.4. Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất ..................................................... 48 3.2.5. Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất ............................................................. 49 3.2.6. Công tác quản lý tài chính đất đai ....................................................................... 49 3.3. Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai tại huyện Lệ Thủy từ năm 2010 - 2016 .................................................................................................................... 49 3.3.1. Tổ chức Nhà nước quản lý và quy trình thực hiện tài chính về đất đai .............. 49 3.3.2. Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính trên địa bàn huyện Lệ Thủy .................. 54 3.4. Các giải pháp hoàn thiện công tác nghĩa vụ tài chính đất đai ................................ 70 3.4.1. Giá đất tính thuế .................................................................................................. 70 3.4.2. Thay đổi hình thức thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai ..................................... 70 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 3.4.3. Chính sách tài chính đất đai................................................................................. 70 3.4.4. Phổ biến, tuyên truyền pháp luật ......................................................................... 71 3.4.5. Xử lý kịp thời hành vi vi phạm thuế .................................................................... 71 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 73 KẾT LUẬN: .................................................................................................................. 73 ĐỀ NGHỊ: ...................................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 75 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Có nghĩa là BTC Bộ Tài chính BTNMT Bộ Tài nguyên môi trường GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất NĐ Nghị định NNPTNT Nông nghiệp phát triển Nông thôn NSNN Ngân sách nhà nước NVTC Nghĩa vụ tài chính UBND Ủy ban nhân dân QĐ Quyết định KTXH Kinh tế - xã hội SDĐ Sử dụng đất STT Số thứ tự TTg Thủ tướng TT Thông tư PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các loại số liệu thứ cấp ................................................................................. 22 Bảng 2.2. Các văn bản pháp luật phục vụ cho nghiên cứu............................................ 22 Bảng 2.3. Phân bố hộ điều tra theo đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn ......................... 27 Bảng 2.4. Nguồn thu nhập của hộ điều tra .................................................................... 28 Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Lệ Thủy năm 2016 ................................. 40 Bảng 3.2. Biến động sử dụng đất huyện Lệ Thủy giai đoạn 2005 - 2016 ..................... 43 Bảng 3.3. Biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Lệ Thủy giai đoạn 2005 - 2016.......... 44 Bảng 3.4. Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Lệ Thủy giai đoạn 2005- 201646 Bảng 3.5. Số lượng hồ sơ được cấp GCNQSDĐ giai đoạn 2010 - 2016 ...................... 47 Bảng 3.6. Quy mô và cơ cấu đất đai của hộ điều tra ..................................................... 48 Bảng 3.7. Quy trình thực hiện NVTC theo ý kiến của người sử dụng đất .................... 53 Bảng 3.8. Những vướng mắc theo đánh giá của người sử dụng đất ............................. 53 Bảng 3.9. Các khoản thu NVTC đất đai giai đoạn 2010 - 2016 .................................... 54 Bảng 3.10. Kết quả thu thuế nhà đất giai đoạn 2010 - 2016 ......................................... 55 Bảng 3.11. Thuận lợi trong công tác thu thuế nhà đất theo đánh giá của cán bộ .......... 56 Bảng 3.12. Thực hiện thuế nhà đất của người sử dụng đất ........................................... 57 Bảng 3.13. Thực hiện thuế thu nhập từ chuyển QSDĐ ................................................. 58 Bảng 3.14. Thuận lợi trong việc thực hiện thuế thu nhập từ chuyển QSDĐ ................ 59 Bảng 3.15. Khó khăn của cán bộ thực thu thuế thu nhập từ chuyển QSDĐ ................. 59 Bảng 3.16. Kết quả thu tiền sử dụng đất tại Lệ Thủy giai đoạn 2010 - 2016 ............... 61 Bảng 3.17. Thuận lợi trong công tác thu tiền sử dụng đất ............................................ 62 Bảng 3.18. Khó khăn trong công tác thu tiền SDĐ theo đánh giá của cán bộ .............. 63 Bảng 3.19. Thực hiện nộp tiền sử dụng đất của người sử dụng đất .............................. 65 Bảng 3.20. Sự hiểu biết về chính sách tài chính đất đai của người SDĐ ...................... 66 Bảng 3.21. Kết quả thu lệ phí trước bạ tại huyện huyện Lệ Thủy giai đoạn 2010 - 2016 .... 66 Bảng 3.22. Khó khăn trong thu lệ phí trước bạ theo đánh giá của cán bộ .................... 68 Bảng 3.23. Thực hiện lệ phí trước bạ của người sử dụng đất ....................................... 69 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Quy trình thực hiện thuế Nhà đất tại huyện Lệ Thủy...................................... 6 Hình 1.2. Quy trình thực hiện NVTC trước khi ban hành Thông tư 30/2005................. 7 Hình 1.3. Quy trình thực hiện NVTC sau khi ban hành Thông tư 30/2005 .................... 8 Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Lệ Thủy ............................................................... 30 Hình 3.2. Bản đồ địa hình huyện Lệ Thủy .................................................................... 31 Hình 3.3. Bản đồ thổ nhưỡng huyện Lệ Thủy ............................................................... 32 Hình 3.4. Cơ cấu nhóm đất chính năm 2016 ................................................................. 41 Hình 3.5. Quan hệ công tác giữa các cơ quan về nghĩa vụ tài chính đất đai ................. 50 Hình 3.6. Kết quả thực hiện thuế nhà đất giai đoạn 2010 - 2016 .................................. 56 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Luật Đất đai và các văn bản luật có liên quan đã hiện thức hóa chính sách này. Nhà nước thực hiện quản lý đất đai không chỉ bằng biện pháp hành chính duy nhất mà còn bằng cả biện pháp kinh tế tài chính. Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật quy định nghĩa vụ tài chính (NVTC) cho người sử dụng đất (SDĐ). Đây là những khoản đóng bắt buộc người SDĐ phải thực hiện đối với Nhà nước để được quyền SDĐ hoặc phải thực hiện trong quá trình khai thác, sử dụng đất đai. Quy định này đã góp phần phục vụ yêu cầu quản lý đất đai, khuyến khích SDĐ tiết kiệm và có hiệu quả, khai thác và sử dụng hợp lý quỹ đất đai, đóng góp vào nguồn thu ngân sách Nhà nước (NSNN) nói chung và huyện Lệ Thủy nói riêng. Huyện Lệ Thủy là một huyện nằm trong định hướng phát triển kinh tế mạnh của tỉnh Quảng Bình nên đã và đang có nhiều dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của huyện, thu hút lực lượng lao động và dân cư ở các vùng, huyện lân cận đến đây để sinh sống, làm việc và đầu tư khiến cho hoạt động giao dịch nhà đất trên địa bàn diễn ra khá sôi nổi. Việc xác lập chủ quyền SDĐ tăng theo nhu cầu SDĐ, việc thực hiện NVTC đất đai đang là vấn đề nóng bỏng tại địa phương. Thực trạng phát triển KTXH của huyện Lệ Thủy có nhiều thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Huyện Lệ Thủy đã chủ động khai thác có hiệu quả, tranh thủ tối đa mọi nguồn đầu tư trong quá trình phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra sức ép lớn trong việc quản lý đất đai, đặc biệt là việc quản lý các nguồn thu từ đất trên địa bàn huyện. Hiện nay tình hình thu thuế SDĐ phi nông nghiệp, tiền thuê đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền SDĐ, lệ phí trước bạ, tiền SDĐ trên địa bàn huyện Lệ Thủy còn nhiều bất cập, ước tính số tiền thất thoát lên đến hàng trăm triệu đồng. Các khoản thu NVTC đất đai huyện không những thể hiện tình hình SDĐ trên địa bàn mà còn góp phần không nhỏ vào nguồn thu ngân sách của huyện. Tuy nhiên theo tình hình hiện nay ở huyện Lệ Thủy, người SDĐ chưa nắm rõ văn bản pháp luật, văn bản còn chồng chéo, NVTC vượt khả năng của một số hộ, tình trạng nộp chậm và chưa nhận thông báo nộp tiền vẫn còn, gây không ít khó khăn trong công tác quản lý tài chính đất đai của cơ quan Nhà nước. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 Vì những lý do nêu trên, để nhìn nhận đầy đủ về tình hình thực hiện NVTC của các đối tượng SDĐ trên địa bàn huyện, bản thân tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện NVTC đất đai của các đối tượng SDĐ tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” nhằm điều tra, đánh giá tình hình triển khai các chính sách về nghĩa vụ tài chính đất đai để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính về đất đai tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Đây là một vấn đề mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn. 2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục đích Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện NVTC đất đai của các đối tượng SDĐ để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính về đất đai tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá được việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai của các đối tượng sử dụng đất tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Đề xuất các giải pháp tháo gỡ những vấn đề chưa phù hợp trong quá trình thực hiện NVTC đất đai, góp phần hoàn thiện công tác quản lý tài chính về đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN a) Ý nghĩa khoa học Đề tài nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận để ban hành các văn bản quy định việc thực thi NVTC đất đai nhằm đảm bảo nguồn thu cho NSNN, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người SDĐ. b) Ý nghĩa thực tiễn Việc đánh giá tình hình thực hiện NVTC đất đai, xem xét những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện, nhằm đề ra các giải pháp thích hợp góp phần hoàn thiện việc thực hiện nghĩa vụ. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Đất đai Để hiểu được khái niệm về”Quản lý đất đai” trước hết ta cần hiểu được khái niệm “đất đai”. Vậy đất đai là gì? Đất đai có rất nhiều định nghĩa: - Đối với nhà địa lý nó là cảnh quan, một sản phẩm của quá trình địa chất địa mạo. - Đối với nhà kinh tế nó là nguồn tài nguyên cần được khai thác hoặc cần được bảo vệ để đạt được những phát triển kinh tế tối ưu. - Đối với những luật gia đất đai là một khoảng không gian trải dài vô tận từ trung tâm trái đất tới vô cực trên trời và liên quan đến nó là một loạt các quyền lợi khác nhau quyết định những gì có thể thực hiện được với đất. - Đối với hầu hết mọi người hiểu theo một cách đơn giản nó là khoảng không gian cho các hoạt động con người được thể hiện ở nhiều dạng sử dụng đất khác nhau. Ngày nay đất đai bao gồm các vật thể được gắn liền trực tiếp với bề mặt đất, kể cả những vùng bị nước bao phủ. Nó bao gồm vô số các tính chất tự nhiên trừu tượng, từ các quyền lợi đối với sự phát triển hay xây dựng trên đất, đối với nước ngầm và khoáng sản và các quyền lợi liên quan đến việc sử dụng và khai thác chúng. Trong thời đại hiện nay, khoa học công nghệ đã dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tuy nhiên đất đai vẫn giữ một vị trí đặc biệt, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất xã hội, nhất là đối với ngành công nghiệp sản xuất ra sản phẩm để nuôi sống con người và tạo ra nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và một số ngành khác. Đất đai còn là mặt bằng cho các ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại, du lịch..., để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài ra, đất đai tạo ra nguồn thu cho NSNN để tái đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thực hiện chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong nhiều trường hợp còn được dùng làm vốn góp trong liên doanh đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 Do đó, các quan hệ đất đai luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt, vì nó liên quan đến quá trình KTXH của đất nước, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mỗi cá nhân và toàn xã hội. 1.1.2. Chính sách đất đai Chính sách đất đai là tập hợp một hệ thống các văn bản có tính pháp quy. "Chính sách đất đai có tầm quan trọng thiết yếu đối với tăng trưởng bền vững, quản trị quốc gia hiệu quả, phúc lợi và các cơ hội kinh tế mở ra cho người dân nông thôn và thành thị, đặc biệt là người nghèo"[20]. 1.1.3. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất a. Quyền của người sử dụng đất - Dưới góc độ ngôn ngữ học: “Quyền là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi”. - Dưới góc độ pháp lý: Quyền là những việc mà một người được làm mà không bị ai ngăn cản, hạn chế. Từ khái niệm quyền trên đây, có thể hiểu Quyền của người SDĐ là những việc mà người SDĐ được pháp luật đất đai cho phép làm hoặc những việc do người SDĐ thực hiện mà không bị pháp luật ngăn cấm trong quá trình SDĐ. Ví dụ: quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ); quyền được khiếu nại, tố cáo về đất đai,.. Về quyền chung của người SDĐ (quy định tại Điều 166 Luật Đất đai 2013) bao gồm [40]: - Được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất. - Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp. - Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp. - Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình. - Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này. - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền SDĐ hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. b. Nghĩa vụ của người SDĐ: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 - Dưới góc độ ngôn ngữ học: “Nghĩa vụ là việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác”. - Dưới góc độ pháp lý: Nghĩa vụ là những hành vi mà một người phải thực hiện vì lợi ích của người khác. Từ khái niệm chung về nghĩa vụ được đề cập trên đây, chúng ta có thể hiểu nghĩa vụ của người SDĐ là những hành vi do pháp luật quy định buộc người SDĐ phải thực hiện hoặc không được thực hiện vì lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của tổ chức, cá nhân khác trong quá trình SDĐ. Ví dụ: Nghĩa vụ SDĐ đúng mục đích, đúng ranh giới; nghĩa vụ bồi bổ, cải tạo đất,... Về nghĩa vụ chung của người SDĐ (quy định tại Điều 170 Luật Đất đai 2013) bao gồm [40]: - SDĐ đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền SDĐ; thế chấp, góp vốn bằng quyền SDĐ theo quy định của pháp luật. - Thực hiện NVTC theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất. - Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người SDĐ có liên quan. - Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất. - Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn SDĐ mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng. 1.1.4. Giá đất Giá đất là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền SDĐ mà người có nhu cầu SDĐ phải trả để được SDĐ đó trong thời hạn SDĐ xác định. Giá đất vừa là công cụ quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, vừa là đòn bẩy trong việc phát triển kinh tế đất đai. Giá đất còn là một trong những căn cứ đánh giá sự công bằng trong phân phối đất đai và để người SDĐ thực hiện nghĩa vụ của mình mà đặc biệt là việc thực hiện NVTC như đóng tiền SDĐ, tiền thuê đất, các loại thuế, các khoản phí và lệ phí khác có liên quan đến đất đai. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 Nhà nước đã ban hành Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và Thông tư số 145/2007/TT- BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP làm căn cứ tính giá đất và thu thuế SDĐ, thu tiền khi giao đất, cho thuê đất, khi cho phép chuyển mục đích SDĐ, bồi thường, hỗ trợ khi thu hồ đất. Đến năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004. Hiện nay, Chính Phủ ban hành Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Thông tư 36/2014/TT- BTNMT ngày 30/6/2014 quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất. 1.1.5. Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất NVTC của người SDĐ là số tiền mà người SDĐ phải nộp cho Nhà nước khi thực hiện các quyền và lợi ích của mình đối với việc SDĐ đai và các bất động sản đi kèm. Để đảm bảo thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu và đảm bảo cho việc SDĐ có hiệu quả, cùng với việc quy định các quyền của người SDĐ pháp luật đất đai còn quy định các nghĩa vụ của người SDĐ là cách xử sự mà pháp luật bắt buộc các chủ thể phải thực hiện trong quá trình SDĐ. Những NVTC đất đai được quy định nhằm bảo đảm sự đúng đắn trong mối quan hệ giữa nhà nước với người SDĐ và là cơ sở để xác định trách nhiệm của người SDĐ trong việc thực hiện pháp luật đất đai, không làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và các chủ thể khác. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.2.1. Quy trình thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai a. Quy trình áp dụng đối với thuế thu thường xuyên - thuế nhà đất NVTC mà người SDĐ phải đóng thường xuyên và thu hàng năm là Thuế nhà đất/Thuế SDĐ phi nông nghiệp. Quy trình thực hiện cụ thể bằng hình sau: (1) - Hộ gia đình - Cá nhân Đội thuế xã, thị trấn (4) (3) (2) Chi cục thuế huyện Lệ Thủy Hình 1.1. Quy trình thực hiện thuế Nhà đất tại huyện Lệ Thủy PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 Giải thích quy trình: (1) Hộ gia đình, cá nhân kê khai nộp thuế theo mẫu tại Đội thuế xã, thị trấn. (2) Nếu nộp tại Thôn, Tổ dân phố thì Thôn, Tổ dân phố sẽ chuyển hồ sơ lên Đội thuế xã, thị trấn, sau đó hồ sơ chuyển cho bộ phận Địa chính của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, thị trấn kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ bộ hồ sơ của người SDĐ nộp, xác nhận và chuyển thông tin địa chính cho Chi cục thuế Lệ Thủy để tính thuế. (3) Cơ quan thuế xác định và ghi cụ thể khoản tiền mà người SDĐ phải thực hiện trên tờ "Thông báo nộp tiền" và chuyển về cho Đội thuế xã, thị trấn. (4) Đội thuế xã, thị trấn trao "Thông báo nộp tiền" cho người SDĐ để người SDĐ nộp tiền vào NSNN. Người SDĐ sau khi nhận được "Thông báo nộp tiền" có nghĩa vụ nộp thuế tại Thôn, Tổ dân phố hoặc tại Đội thuế xã, thị trấn. b. Quy trình áp dụng đối với NVTC phát sinh khi có nhu cầu SDĐ NVTC mà người SDĐ phải đóng khi có nhu cầu SDĐ bao gồm: Tiền SDĐ, thuế thu nhập từ chuyển quyền SDĐ, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ. - Quy trình trước khi ban hành Thông tư Liên tịch số 30/2005/TTLT-BTC- BTNMT ngày 18/4/2005 của Bộ Tài chính (BTC) và BTNMT hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người SDĐ thực hiện NVTC (7) (1) - Hộ gia đình - Bộ phận tiếp nhận - Cá nhân - UBND cấp phường (xã) (2) (3) (4) (6) (5) - Chi cục thuế huyện - Kho bạc Nhà nước Lệ Thủy quận (huyện) Hình 1.2. Quy trình thực hiện NVTC trước khi ban hành Thông tư 30/2005 Người SDĐ nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận thuộc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (VPĐKQSDĐ) huyện hoặc UBND cấp xã. Sau khi thẩm tra hồ sơ, ghi đầy đủ thông tin địa chính để xác định NVTC, bộ phận một tiếp nhận chuyển cho hộ gia đình, cá nhân một bộ hồ sơ đã thẩm định. Người SDĐ phải đến Chi cục thuế để nộp phiếu thông tin địa chính và nhận thông báo nộp tiền từ Chi cục thuế và đến kho bạc nộp tiền vào NSNN. Sau khi nộp đủ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 tiền, người SDĐ mang chứng từ đã nộp tiền đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ để nhận GCNQSDĐ. Như vậy, trước khi ban hành thông tư 30/2005/TTLT-BTC-BTNMT người SDĐ phải đến nhiều cơ quan để hoàn thành NVTC của mình, tốn nhiều thời gian và công sức. - Quy trình sau khi ban hành Thông tư Liên tịch số 30/2005/TTLT-BTC- BTNMT ngày 18/4/2005 của BTC và BTNMT hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người SDĐ thực hiện NVTC. Để cải cách một bước thủ tục hành chính khi người SDĐ thực hiện NVTC liên quan đất đai, liên BTC và BTNMT đã hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ về NVTC đất đai như sau: (7) (1) - Hộ gia đình -Bộ phận tiếp nhận một - Cá nhân cửa liên thông - UBND cấp phường (xã) (4) (5) (6) (3) (2) - Kho bạc Nhà nước quận - Chi cục thuế quận (huyện) hoặc Ngân hàng (huyện) nhà nước quận (huyện) Hình 1.3. Quy trình thực hiện NVTC sau khi ban hành Thông tư 30/2005 Ghi chú: Hồ sơ đi Hồ sơ về Giải thích quy trình: (1) Người SDĐ nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ về NVTC (Hộ gia đình, cá nhân SDĐ tại các xã, thị trấn: nộp hồ sơ thực hiện NVTC tại Văn phòng Đăng ký Quyền SDĐ huyện Lệ Thủy) trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày bàn giao đất thực tế, quyết định cho chuyển mục đích SDĐ; người SDĐ phải có trách nhiệm kê khai nghĩa vụ về tiền SDĐ tại các cơ quan có thẩm quyền theo quy định. (2) Cơ quan nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ bộ hồ sơ của người SDĐ nộp, xác nhận và ghi đầy đủ các chỉ tiêu vào "Phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định NVTC", sau đó chuyển giao cho cơ quan thuế một bộ hồ sơ của PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 người SDĐ thực hiện NVTC để tính thuế. UBND huyện Lệ Thủy quy định thời hạn không quá 04 ngày làm việc. (3) Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ bộ hồ sơ của người SDĐ thực hiện NVTC do Văn phòng Đăng ký Quyền SDĐ chuyển đến, cơ quan thuế xác định và ghi đầy đủ các khoản NVTC mà người SDĐ phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Thủ trưởng Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu vào tờ "Thông báo nộp tiền". (4) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nộp các khoản NVTC do cơ quan thuế chuyển đến, cơ quan nhận hồ sơ trao "Thông báo nộp tiền" cho người SDĐ để người SDĐ nộp tiền vào NSNN. (5) Người SDĐ sau khi nhận được "Thông báo nộp tiền" có nghĩa vụ mang "Thông báo nộp tiền" đó đến cơ quan thu tiền theo địa chỉ, thời hạn nộp tiền ghi trong "Thông báo nộp tiền" để nộp tiền vào NSNN. (6) Cơ quan thu tiền có trách nhiệm thực hiện thu tiền theo "Thông báo nộp tiền" của cơ quan thuế do người SDĐ hoặc người được người SDĐ uỷ quyền mang đến. Khi thu tiền, cơ quan thu tiền phải lập chứng từ thu tiền: "Giấy nộp tiền" của cơ quan Kho bạc Nhà nước thu. (7) Sau khi nộp đủ tiền vào NSNN theo "Thông báo nộp tiền" của cơ quan thuế và tiền phạt (nếu có), người SDĐ mang chứng từ đã nộp tiền đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ để nhận GCNQSDĐ. 1.2.2. Thuế nhà, đất Căn cứ vào Điều 1 Pháp lệnh thuế nhà đất được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 19/05/1994 quy định: “Thuế nhà, đất là thuế thu đối với nhà và đối với đất ở, đất xây dựng công trình”. Mục đích của thuế nhà đất: Để tăng cường quản lý Nhà nước đối với việc xây dựng và sử dụng nhà ở, đất ở, khuyến khích các tổ chức cá nhân SDĐ tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với Luật Đất đai, động viên đóng góp vào NSNN. Trong cải cách thuế bước 1 năm 1990, thuế nhà đất đã được nghiên cứu và luật hóa bằng Pháp lệnh thuế nhà đất được Quốc hội chính thức ban hành ngày 31/7/1992 và Ngày 19/05/1994, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về thuế nhà, đất. a. Đối tượng chịu thuế nhà, đất, bao gồm: Nhà, đất ở, đất xây dựng công trình không phân biệt là đã xây dựng hay chưa xây dựng, có giấy chứng nhận hay không có GCNQSDĐ. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 b. Đối tượng không thu thuế nhà đất: Đất sử dụng vì lợi ích công cộng, phúc lợi xã hội hoặc từ thiện không vì mục đích kinh doanh và đất chuyên dùng vào việc thờ cúng của các tôn giáo, các tổ chức không vì mục đích kinh doanh hoặc để ở. Nhà, đất dùng làm trụ sở cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh trại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân. c. Đối tượng nộp thuế nhà đất: Là các tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu nhà, quyền SDĐ ở, đất xây dựng công trình, gọi chung là chủ nhà đất đều phải nộp thuế nhà, đất. Trong trường hợp còn có sự tranh chấp hoặc chưa xác định được quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng nhà, đất thì tổ chức, cá nhân đang trực tiếp sử dụng nhà, đất phải nộp thuế nhà, đất. Tổ chức, cá nhân, kể cả Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê nhà, đất ở, đất xây dựng công trình thì chỉ trả tiền thuê nhà, đất, còn thuế nhà, đất thì do tổ chức, cá nhân cho thuê nhà, đất nộp theo quy định của pháp luật. d. Căn cứ tính thuế nhà đất: được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Pháp lệnh thuế nhà, đất và Điều 6 Nghị định 94/CP ngày 25/8/1994 của Chính phủ là: Diện tích đất, hạng đất và mức thuế SDĐ nông nghiệp của một đơn vị diện tích. e. Miễn, giảm thuế đất: Các đối tượng nộp thuế có khó khăn về kinh tế do bị thiên tai, tai nạn bất ngờ. Nếu giá trị thiệt hại về tài sản từ 20% đến 50% tổng giá trị tài sản thì được xét giảm thuế đất 50%, nếu giá trị thiệt hại trên 50% thì được xét miễn thuế đất. Ngày 17 tháng 6 năm 2010, Quốc hội ban hành Luật số 48/2010/QH12 Luật Thuế SDĐ phi nông nghiệp đã được thông qua tại kỳ họp Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 và có hiệu lực ngày 01/01/2012, Luật Thuế SDĐ phi nông nghiệp đã thay thế Pháp lệnh thuế nhà, đất năm 1992 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thuế nhà, đất năm 1994 và Nghị định số 53/2011/NĐ-CP ngày 01/7/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế SDĐ phi nông nghiệp, cụ thể như sau: a. Đối tượng chịu thuế phi nông nghiệp, bao gồm: Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp, đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, đất khai thác, chế biến khoáng sản, đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Thuế SDĐ phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh. b. Đối tượng không chịu thuế phi nông nghiệp: Là đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh, bao gồm: Đất sử dụng vào mục đích công cộng; Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng; Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; Đất PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; Đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình của hợp tác xã phục vụ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối. c. Đối tượng nộp thuế phi nông nghiệp: Là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền SDĐ thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 2 của Luật thuế SDĐ phi nông nghiệp. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang SDĐ là người nộp thuế. Ngoài ra, người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật thuế SDĐ phi nông nghiệp d. Căn cứ tính thuế: Căn cứ tính thuế SDĐ phi nông nghiệp (PNN) là diện tích đất tính thuế, giá 1m2 đất tính thuế và thuế suất. - Số thuế SDĐ PNN phải nộp đối với diện tích đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh được xác định theo công thức sau: Số thuế phải nộp = Số thuế phát sinh - Số thuế được miễn, giảm (nếu có) Số thuế phát sinh = Diện tích đất tính thuế x Giá của 1m2 đất x Thuế suất - Trường hợp đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 2 Thông tư 153/2011/BTC sử dụng vào mục đích kinh doanh mà không xác định được diện tích đất sử dụng vào mục đích kinh doanh (KD) thì số thuế phát sinh được xác định: Số thuế phát sinh = Diện tích đất x Giá của 1m2 đất x Thuế suất (Doanh thu hoạt động kinh Diện tích đất = Tổng diện tích đất sử dụng x doanh/Doanh thu cả năm) 1.2.3. Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất - Thuế thu nhập từ chuyển quyền SDĐ là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập mà người SDĐ có được từ việc chuyển quyền SDĐ. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thuế thu nhập từ chuyển quyền SDĐ có hai loại: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Kiểm soát chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25
26 p | 161 | 38
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Kiểm soát thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công tại các tổ chức chi trả thu nhập do cục thuế TP Đà Nẵng thực hiện
13 p | 138 | 31
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Tăng cường kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại công ty cổ phần thép Đà Nẵng
26 p | 145 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Vũng Tàu
89 p | 39 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá công tác kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
95 p | 73 | 11
-
Tóm tài luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Krông Năng - Buôn Hồ
26 p | 54 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại thành phố Đà Nẵng
94 p | 32 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Ảnh hưởng của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến đời sống và việc làm của người dân tại một số dự án trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
88 p | 39 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá thực trạng quản lý đất đai tại các mỏ khai thác đất sét và đất đồi trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
128 p | 49 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Nghiên cứu chính sách tài chính về đất đai tác động đến thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
153 p | 41 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
8 p | 32 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
97 p | 51 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sơn Tây
112 p | 17 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước quan Kho bạc nhà nước Nam Giang, tỉnh Quảng Nam
94 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Điện Bàn tỉnh Quảng Nam
121 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Thanh Khê - Thành phố Đà Nẵng
103 p | 15 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tăng cường kiểm soát chi phí tại Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng
102 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập tại Kho bạc Nhà nước Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
108 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn