Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Nghiên cứu biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2010-2016
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định được sự biến động đất đai khu vực quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng theo không gian và thời gian và mối quan hệ giữa quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá. Đề xuất được giải pháp quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa giai đoạn tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Nghiên cứu biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2010-2016
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Huế, ngày ... tháng ... năm 2017 Tác giả luận văn Lương Tuấn Anh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bản luận văn này. Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Minh Hiếu đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi nghiên cứu thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm – Huế đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo UBND quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng, phòng Tài nguyên môi trường quận Cẩm Lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tại địa phương. Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin trân trọng cảm ơn! Huế, ngày ... tháng ... năm 2017 Tác giả luận văn Lương Tuấn Anh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2010-2016” Với mục tiêu nghiên cứu biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai dưới tác động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, góp phần định hướng phát triển trong những giai đoạn tiếp theo trên địa bàn quận Cẩm Lệ. Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu được thu thập từ Niên giám thông kê của Chi cục thống kê quận Cẩm Lệ, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất của UBND quận Cẩm Lệ, các báo cáo thuyết minh công tác kiểm kê, thống kê đất đai của quận qua các năm để có được tình hình phát triển kinh tế, xã hội, diễn biến của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa rên địa bàn quận. Kết quả nghiên cứu đề tài giúp cho ta nhận thấy rằng kể từ khi Đà Nẵng trở thành đô thị loại 1 cấp quốc gia, đất đai đã có sự thay đổi lớn chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Cụ thể năm 2010 đất nông nghiệp là 75.706 ha (chiếm 58,9%); đất phi nông nghiệp 50.844 ha (chiếm 39,55%) . Đến năm 2015 đất nông nghiệp là 69.969 ha (chiếm 54,46%); đất phi nông nghiệp 54.508 ha (chiếm 42,42%). Như vậy theo xu hướng đất nông nghiệp giảm 5.737 ha, đất phi nông nghiệp tăng 3.664 ha trong giai đoạn 2010-2016 do trên địa bàn quận tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chủ yếu tập trung tại Khu đô thị Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ. Biến động đất đai trên địa bàn quận Cẩm Lệ là phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của địa phương, qua đó tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Sau khi thay đổi cơ cấu sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được nâng cao hơn. Thành phố cũng đầu tư mở rộng không gian đô thị tại quận, mở rộng phát triển các khu công nghiệp trọng điểm tại địa phương. Tuy nhiên, chất lượng của công tác lập và quản lí quy hoạch sử dụng đất tại địa phương chưa được cao, xảy ra tình trạng dự án treo còn nhiều. Việc phát triển các khu công nghiệp cũng kéo theo nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường sản xuất và sinh hoạt xung quanh khu công nghiệp cũng như giải quyết việc làm cho những lao động lớn tuổi bị thu hồi đất. Vì vậy UBND quận cần có giải pháp quy hoạch hợp lý. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................ iii MỤC LỤC ............................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................. viii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ ........................................................ ix MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................... 1 2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .......................... 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ....................................................... 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3 1.1.1. Khái niệm về biến động đất đai................................................................... 3 1.1.2. Các hình thức biến động đất đai ở Việt Nam .............................................. 3 1.1.3. Một số vấn đề cơ bản về đô thị hóa và công nghiệp hóa ............................ 4 1.1.4. Tính tất yếu của đô thị hóa và công nghiệp hóa ......................................... 6 1.1.5. Quan điểm về đô thị hóa và công nghiệp hóa ............................................. 7 1.1.6. Mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và biến động đất đai . 8 1.1.7. Tác động của đô thị hóa và công nghiệp hóa .............................................. 9 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 10 1.2.1. Tình hình đô thị hóa và công nghiệp hóa trên thế giới ............................. 10 1.2.2. Kinh nghiệm đô thị hóa ở một số nước trên thế giới ................................ 15 1.2.3. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam ............................................................... 18 1.3. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ................................................................. 25 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 26 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................. 26 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 26 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 26 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 26 2.3.2. Các phương pháp chuyên môn .................................................................. 27 2.3.3. Phương pháp minh họa trên bản đồ, sơ đồ, hình ảnh................................ 27 2.3.4. Phương pháp dự báo.................................................................................. 27 2.3.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ........................................................ 28 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 29 3.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........................................... 29 3.1.1. Điều kiện tự nhiên của quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng ...................... 29 3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội của quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng............. 33 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của quận Cẩm Lệ . 38 3.2. Tình hình thay đổi cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn quận Cẩm Lệ .............. 39 3.2.1. Tình hình thay đổi cơ cấu sử dụng đất ở quận Cẩm Lệ giai đoạn 2010- 2016 ..................................................................................................................... 39 3.2.2. Những thách thức do quá trình thay đổi mục đích sử dụng đất ................ 46 3.3. NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 ................................................................ 47 3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất của quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng ............... 47 3.3.2. Tình hình biến động về sử dụng đất trên địa bàn quận Cẩm Lệ giai đoạn 2010 – 2016 ......................................................................................................... 48 3.3.3. Biến động về mục đích, đối tượng sử dụng đất tại quận Cẩm Lệ ............. 51 3.3.4. Đánh giá biến động sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng ........................................... 56 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 3.4. PHÂN TÍCH NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỀ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI Ở QUẬN CẨM LỆ .................................. 57 3.4.1. Điểm mạnh của việc biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa trên địa bàn quận Cẩm Lệ thời gian qua .......................................... 58 3.4.2. Điểm yếu biến động đất đai tại quận Cẩm Lệ trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa thời gian qua ............................................................................ 59 3.4.3. Cơ hội của biến động về đất đai ở quận Cẩm Lệ trong thời gian tới ........ 60 3.4.4. Thách thức đối với biến động đất đai ở quận Cẩm Lệ trong thời gian tới 60 3.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH, QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI GIAI ĐOẠN 2016-2020 TẠI QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................................................................................. 62 3.5.1. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ......................................... 62 3.5.2. Giải pháp về tổ chức quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ............... 62 3.5.3. Vai trò các cơ quan ban ngành đề xuất và thực hiện giải pháp................. 63 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................. 66 1. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 66 2. ĐỀ NGHỊ ......................................................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 68 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Có nghĩa là CN-TTCN Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CN-TTCN Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp ĐVT Đơn vị tính GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản phẩm quốc gia GTSX Giá trị sản xuất GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp KT-XH Kinh tế - Xã hội KCN Khu công nghiệp NN Nông nghiệp SX Sản xuất SDĐ Sử dụng đất TMDV Thương mại dịch vụ UBND Ủy ban nhân dân WTO Tổ chức thương mại thế giới PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Phân bố dân cư quận Cẩm Lệ (2015) ................................................. 33 Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội quận Cẩm Lệ giai đoạn 2011 – 2015 34 Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu kinh tế xã hội quận Cẩm Lệ 2011- 2015 ..................................................................................................................... 35 Bảng 3.4. Thay đổi cơ cấu sử dụng đất quận Cẩm Lệ giai đoạn 2010 – 2016 ... 40 Bảng 3.5. Phân bố diện tích theo đơn vị hành chính cấp dưới trực thuộc .......... 41 Bảng 3.6. Diện tích đất đai phân theo đơn vị phường quản lý ........................... 42 Bảng 3.7. Tổng diện tích đất sử dụng tại quận Cẩm Lệ ...................................... 51 Bảng 3.8. Cơ cấu diện tích đất theo đối tượng sử dụng tại quận Cẩm Lệ (2016) ............................................................................................................................. 54 Bảng 3.9. Cơ cấu diện tích đất theo đối tượng quản lý tại quận Cẩm Lệ (2016) 55 Bảng 3.10. Tóm tắt điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức của việc biến động đất đai trên địa bàn quận Cẩm Lệ........................................................................ 59 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ Hình 1. Mô hình phát triển bền vững kiểu ba vòng tròn....................................... 8 Hình 2. Mô hình phát triển bền vững kiểu tam giác ............................................ 8 Hình 3. Tỷ lệ đô thị hóa trên thế giới .................................................................. 11 Hình 4. Sự phân bố của các vùng đô thị lớn trên bản đồ thế giới ....................... 14 Hình 5. Hình ảnh đến từ vệ tinh của 3 khu vực vùng đô thị lớn trên thế giới .... 14 Hình 3.1. Vị trí, ranh giới hành chính quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng ......... 29 Biểu đồ 1. Biểu đồ thống kê tổng số đô thị từ năm 2000- 2015 ........................ 18 Biểu đồ 2. Biểu đồ thống kê đất đô thị năm 2010.............................................. 19 Biểu đồ 3.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất trên địa bàn quận Cẩm Lệ ........... 32 Biểu đồ 3.2 Tổng giá trị sản xuất các ngành qua các năm .................................. 36 Biểu đồ 3.3 Chỉ số phát triển các ngành qua các năm ........................................ 36 Biểu đồ 3.4 Diện tích phân theo đơn vị hành chính cấp dưới ............................. 44 Biểu đồ 3.5 Phân bố nhóm đất nông nghiệp ....................................................... 44 Biểu đồ 3.6 Phân bố nhóm đất phi nông nghiệp ................................................. 45 Biểu đồ 3.7 Phân bố nhóm đất chưa sử dụng..................................................... 45 Biểu đồ 3.8. Cơ cấu về mục đích sử dụng của một số loại đất năm 2016 .......... 52 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong bối cảnh nước ta bước vào năm thứ tám kể từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cơ hội phát triển, lợi ích của đất nước là rất lớn. Tuy nhiên, cũng có nhiều thách thức đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu, năng lực cạnh tranh cao hơn. Để đáp ứng hoà nhập kịp thời thì quá trình đô thị hoá và công nghiệp hóa là quá trình phát triển tất yếu. Công nghiệp hoá và đô thị hoá đã làm thay đổi bộ mặt của đất nước trên nhiều phương diện. Những năm gần đây, chúng ta đang chứng kiến quá trình đô thị hoá với tốc độ nhanh chưa từng có. Hệ thống đô thị hình thành ngày một nhiều và đã trở thành hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Bên cạnh lợi ích, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã gây ra sự biến đổi tiêu cực nhiều mặt đối với các thành phần tài nguyên - môi trường mà đất đai là thành phần tài nguyên chịu tác động trực tiếp, biến động sâu sắc và mạnh mẽ nhất. Mật độ dân số đô thị và các khu công nghiệp ngày càng tăng, quy hoạch kiến trúc không đồng bộ, quá trình phát triển đô thị mang tính tự phát v.v.... đã làm cho việc sử dụng tài nguyên đất đai lãng phí, không hợp lý, thiếu tính bền vững. Hiện nay, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá ở nước ta thiên về tăng trưởng kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức đến quy hoạch bền vững, tình trạng sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích xây dựng đô thị, phát triển công nghiệp ồ ạt có thể dẫn đến nguy cơ về an ninh lương thực quốc gia, ô nhiễm môi trường nhất là ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp, khu chế xuất. Các đô thị hàng ngày thải ra hàng tấn rác, chỉ tính riêng khối bệnh viện, mỗi ngày phát thải khoảng 450 tấn chất thải rắn, trong đó có khoảng 47 tấn chất thải rắn y tế nguy hại. Tổng lượng nước thải y tế từ các bệnh viện khoảng 125.000 m3/ngày đêm, Tính đến năm 2015, tỷ lệ chất thải rắn y tế được thu gom đạt 75% và hình thức xử lý chủ yếu là chôn lấp nên gây ô nhiễm trầm trọng nguồn nước, đất và không khí.[3] Trước thực tiễn đó, đòi hỏi phải đưa ra các kế sách đảm bảo sự phát triển đô thị phải hướng tới mục tiêu cân đối giữa phát triển kinh tế, tính hiện đại với tính bền vững của tự nhiên, con người và xã hội. Để quy hoạch phát triển hợp lý cần phải có dữ liệu đầy đủ về các nguồn tài nguyên như: đất, nước, năng lượng. Trong đó, nguồn tài nguyên đất đang dần cạn kiệt cần được đặc biệt chú trọng. Việc nghiên cứu biến động tài nguyên đất để đưa ra các quyết định chính xác, tin cậy, kịp thời là cơ sở quyết định cho quá trình phát triển đô thị phục vụ quy hoạch bền vững. Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của vùng Trung Bộ, là thành phố trẻ, năng động, thành phố đang biến đổi từng ngày theo hướng công PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 nghiệp hóa – hiện đại hóa, phù hợp với xu thế chung của cả nước và trên thế giới. Để phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố, đất đai được chuyển mục đích từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp ngày càng nhiều. Quá trình đô thị hóa ở quận Cẩm Lệ – thành phố Đà Nẵng diễn ra khá sôi động làm cho đời sống người dân được thay đổi và nâng cao. Nhưng quá trình này cũng đưa lại nhiều khó khăn và thách thức mà thành phố phải đối mặt trong vấn đề sử dụng đất, vấn đề đời sống, việc làm và sính kế của người dân. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ở trên, được sự nhất trí của Trường Đại học Nông Lâm Huế và Thầy giáo hướng dẫn, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2010-2016”. 2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai dưới tác động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, góp phần định hướng phát triển trong những giai đoạn tiếp theo. Mục tiêu cụ thể: - Xác định được sự biến động đất đai khu vực quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng theo không gian và thời gian và mối quan hệ giữa quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá. - Đề xuất được giải pháp quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa giai đoạn tới. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN - Ý nghĩa khoa học: đóng góp những nội dung mới bổ sung cho cơ sở khoa học và phương pháp luận ứng dụng tổng hợp nguồn tài liệu thứ cấp và sơ cấp để nghiên cứu biến động đất đai. - Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho công tác xác định biến động đất đai, quy hoạch và định hướng phát triển khu vực quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng trong những giai đoạn tiếp theo. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Khái niệm về biến động đất đai Biến động đất đai là sự thay đổi thông tin, không gian và thuộc tính của thửa đất sau khi xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lập hồ sơ địa chính ban đầu. Căn cứ vào đặc trưng biến động đất đai ở Việt Nam, người ta phân chia thành ba nhóm biến động chính: biến động hợp pháp, biến động không hợp pháp, biến động chưa hợp pháp. 1.1.2. Các hình thức biến động đất đai ở Việt Nam Sự thay đổi bất kỳ thông tin nào so với thông tin trên giấy chứng nhận đã cấp và thông tin trên hồ sơ địa chính đã được lập lúc ban đầu (những thông tin: tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý) thì điều phải có sự xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chúng ta có thể phân ra các hình thức biến động sau: Biến động về quyền sử dụng đất: chuyển nhượng, chuyển đổi, hợp thức hóa, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thay đổi do tách hợp thửa đất. Biến động do thay đổi mục đích sử dụng đất. Biến động do quy hoạch. Biến động do thiên tai (sạt lỡ, đất bồi). Biến động do thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất. Biến động do sai sót, nhầm lẫn về nội dung thông tin ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; do cấp đổi hoặc thu hồi giấy chứng nhận; do thay đổi số thứ tự tờ bản đồ... Biến động do nhận quyền sử dụng đất theo Quyết định công nhận kết quả hòa giải đối với tranh chấp đất đai của UBND các cấp có thẩm quyền. Biến động do nhận quyền sử dụng đất theo bản án, theo Quyết định của Tòa án Nhân dân hoặc Quyết định của cơ quan Thi hành án. Biến động do nhận quyền sử dụng đất theo văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật hoặc văn bản pháp lý khác phù hợp với pháp luật. Biến động do người sử dụng đất đổi tên theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản khác phù hợp với pháp luật. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 Biến động do nhận quyền sử dụng đất do chia tách, sát nhập tổ chức theo Quyết định của cơ quan, tổ chức. Biến động ranh giới giữa các thửa đất giáp cận.[11] 1.1.3. Một số vấn đề cơ bản về đô thị hóa và công nghiệp hóa Định nghĩa về đô thị khá phong phú, tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi quốc gia có những khái niệm khác nhau. Thông thường mật độ dân số tối thiểu cần thiết để gọi là đô thị phải là 400 người/km2 hay 1.000 người/dặm vuông Anh. Các quốc gia Châu Âu định nghĩa đô thị dựa trên việc sử dụng đất đô thị, không cho phép có một khoảng trống tiêu biểu nào lớn hơn 200m. Tại các quốc gia kém phát triển, ngoài việc sử dụng đất và mật độ dân số nhất định nào đó, một điều kiện nữa là phần đông dân số, thường là 75% trở lên lao động phi nông nghiệp.[24] Ở Việt Nam cũng có nhiều từ chỉ đô thị như: thành phố, thị xã, thị trấn, thành thị...và các khái niệm, các tiêu chí xác định đô thị cũng không đồng nhất ở những thời điểm khác nhau. Các từ đó điều có hai thành tố: đô, thành, trấn, xã hàm nghĩa chức năng hành chính; thị, phố, có nghĩa là chợ, nơi buôn bán, biểu hiện của phạm trù hoạt động kinh tế. Hai thành tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau và có tác động qua lại trong quá trình phát triển. Như vậy, một tụ điểm dân cư sống phi nông nghiệp và làm chức năng, nhiệm vụ của một trung tâm hành chính - chính trị - kinh tế của một khu vực lớn, nhỏ là những tiêu chí cơ bản đầu tiên để định hình đô thị.[20][19] Theo Thông tư 31/TTLD ngày 20/11/1990 của Bộ Xây dựng và Ban tổ chức cán bộ Chính phủ thì đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên nghành có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một vùng trong tỉnh hoặc huyện. Trên quan điểm xã hội học, đô thị là một hình thức tồn tại của xã hội trong một phạm vi không gian cụ thể và là một hình thức cư trú của con người. Sự tồn tại của đô thị tự bản thân nó khác hẳn vấn đề đơn giản là xây dựng nhiều nhà cửa độc lập với nhau, ở đây cái tổng hợp, cái chung nhất không phải con số cộng của nhiều bộ phận cấu thành. Đó là một cơ thể sống riêng biệt theo kiểu của nó.[11] Trên góc độ quản lý kinh tế - xã hội, đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là hoạt động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên nghành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện.[13] PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Như vậy, đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay chuyên nghành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của cả miền đô thị, của một đô thị, của một huyện hoặc một đô thị trong huyện. Đô thị hoá là quá trình phát triển đô thị ở một quốc gia. Đô thị hóa bao gồm việc mở rộng các đô thị hiện có và việc hình thành các đô thị mới. Một khu vực nào đó được “hóa” thành đô thị khi nó hội đủ các tiêu chuẩn của đô thị.[2] Có nhiều khái niệm khác nhau về đô thị hóa, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh từng quốc gia. Cách hiểu đơn giản nhất và thông dụng nhất về đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó được gọi là mức đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa. Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thành thị thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống.[24] Tiến sĩ Toshio Kuroda (Nhật Bản), cho rằng đô thị hoá trên tổng số dân cư trú ở thành phố hoặc dựa trên quan điểm về các vùng có mật độ dân cư đông. Nghiên cứu thực tế nước Nhật ông cho rằng đô thị hoá không đơn thuần là một hiện tượng xảy ra sau chiến tranh ở Nhật Bản mà là một quá trình trình diễn ra từ đầu thế kỷ XX.[3] Tuy nhiên Tiến sĩ Jung Duk (Hàn Quốc) lại cho rằng đô thị hóa là sự gia tăng dân số chủ yếu từ nông thôn ra thành thị mà trước đây, thế hệ trẻ rời bỏ nông thôn với mục đích tìm kiếm việc làm, cơ hội giáo dục và những thú vui, tiện nghi nơi đô thị, trong giai đoạn ban đầu công nghiệp hóa.[3] Đô thị hóa là quá trình chuyển đổi một khu vực, một vùng nào đó chưa “đô thị” thành “đô thị”. Những vùng, khu vực có thể là vùng ven đô thị hay ngoại thành, có thể thị trấn, thị tứ khi có cơ hội đô thị hóa, từ đô thị mở rộng không gian và dện tích cũng như thu hút luồng di cư của dân không nhất thiết từ đô thị trung tâm mà cả những vùng khác nhất là nông thôn trong cả nước.[24] Đô thị hóa là một quá trình chuyển hóa, vận động phức tạp, có quy luật về mặt kinh tế - văn hóa và xã hội. Theo nghĩa rộng, đô thị hóa được hiểu là quá trình nâng cao vai trò, vị trí, chức năng của các thành phố, các đô thị trong sự vận động phát triển xã hội. Quá trình này bao quát những thay đổi trong sự phân bố lực lượng sản xuất, trước hết là trong quần cư, trong cơ cấu nghề nghiệp xã hội, cơ cấu lao động, cấu trúc tổ chức không gian sống của cộng đồng.[19] PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 Tóm lại, khái niệm đô thị hóa được đề cập có thể chưa giống nhau nhưng thống nhất ở điểm là thường đề cập đến hai thành tố. Thứ nhất, đô thị hóa là sự tăng lên của cư dân đô thị. Sự tăng lên này theo ba dòng chính là sự tăng dân số tự nhiên của cư dân đô thị, dòng di dân từ nông thôn ra thành thị và điều chỉnh về biên giới lãnh thổ hành chính của đô thị. Thứ hai, đô thị hóa ở rộng không gian kiến trúc. Mở rộng không gian đô thị là một tất yếu đối với các đô thị trên thế giới trong quá trình đô thị hóa. Đó cũng có thể sát nhập vào đô thị hóa và mở rộng đô thị ra ngoại thành hoặc lân cận. Công nghiệp hóa là quá trình chuyển nền kinh tế từ sản xuất thủ công, lạc hậu sang sản xuất bằng máy móc với trình độ kỹ thuật cao. Quá trình công nghiệp hóa làm biến đổi sâu sắc bộ mặt xã hội và môi trường thiên nhiên. Có thể hiểu công nghiệp hóa là quá trình biến đổi xã hội đặc trưng bởi kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. Nói đơn giản, công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Quá trình công nghiệp hoá ở cấp độ vi mô thể hiện việc biến đổi lao động từ bằng thủ công từ sức người và sức vật sang lao động cơ khí, lao động dựa vào máy móc. Ngày nay là lao động dựa vào công nghệ tin học. Chỉ báo dễ nhận thấy nhất của công nghiệp hóa là cơ cấu lao động theo nghành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ thay đổi theo hướng tăng dần tỉ lệ lao động công nghiệp và giảm dần tỉ lệ lao động nông nghiệp. Một chỉ báo quan trọng khác là các nghành nghề công nghiệp liên tục xuất hiện. Một chỉ báo nữa là tỷ trọng sản lượng công nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội.[21] Nội dung chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa trên thế giới: một là trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại trước hết cho các ngành chiếm vị trí trọng yếu; hai là phát triển bao trùm lên tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động của đất nước; ba là gắn liền quá trình kinh tế kỹ thuật và kỹ thuật xã hội đồng thời mở rộng kinh tế quốc tế.[26] 1.1.4. Tính tất yếu của đô thị hóa và công nghiệp hóa Đô thị hóa và công nghiệp hóa xu thế tất yếu của mọi quốc gia trên con đường phát triển. Những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, ở những mức độ khác nhau và với những sắc thái khác nhau, làn sóng đô thị hoá tiếp tục lan rộng như là một quá trình kinh tế, xã hội trên toàn thế giới. Quá trình mở rộng thành phố, tập trung dân cư, thay đổi các mối quan hệ xã hội, quá trình thúc đẩy và đa dạng hoá những chức năng phi nông nghiệp, mở rộng giao dịch, phát triển lối sống và văn hoá đô thị. Đô thị hoá là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Cũng có thể tính theo tỉ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Đô thị hoá là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống. Các nước phát triển như Châu Âu, Mĩ hay Úc thường có mức độ đô thị hoá cao (trên 80%) hơn nhiều so với các nước đang phát triển như Trung Quốc (khoảng 30%). Đô thị các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hoá thấp hơn nhiều so với các trường hợp các nước đang phát triển. Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, một số quốc gia dù phát triển hay đang phát triển, khi chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp lên nền kinh tế công nghiệp bằng con đường công nghiệp hóa đều gắn liền với đô thị hóa. Đô thị hóa là quá trình tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Đô thị hóa góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, nâng cao đời sống nhân dân. Trong lịch sử cận đại, đô thị hóa trước hết là hệ quả trực tiếp của quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa và sau này là kết quả của quá trình cơ cấu lại các nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa: Tăng tỷ trọng của các nghành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của nghành nông nghiệp trong cơ cấu và khối lượng GDP. Nhìn chung, từ góc độ kinh tế, đô thị hóa là xu thế tất yếu của sự phát triển. Như vậy, đô thị hóa là một quy luật khách quan, phù hợp với đặc điểm và tình hình chung của mỗi quốc gia và là một quá trình mang tính lịch sử, toàn cầu và không thể đảo ngược của sự phát triển xã hội. Đô thị hóa là hệ quả của sức mạnh công nghiệp và trở thành mục tiêu của nền văn minh thế giới. 1.1.5. Quan điểm về đô thị hóa và công nghiệp hóa Đô thị hóa và công nghiệp hóa là xu thế chung của mọi quá trình chuyển đổi từ nền văn minh nông nghiệp lên nền văn minh công nghiệp. Vấn đề quan trọng đặt ra là làm gì và bằng cách nào để phát huy tối đa mặt tích cực của đô thị hóa, đồng thời hạn chế và đi đến thủ tiêu mặt tiêu cực của nó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quá trình đô thị hóa phải gắn liền với khái niệm “Phát triển bền vững”. Thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”. Theo Uỷ ban thế giới về môi trường và Phát triển (WCED) trong báo cáo Tương lai của chúng ta năm 1987 thì phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thể hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng mãn nhu cầu của thể hệ tương lai. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 Hình 1. Mô hình phát triển bền vững kiểu ba vòng tròn Hình 2. Mô hình phát triển bền vững kiểu tam giác Chính vì vậy Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra định nghĩa cụ thể hơn, đó là: “phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép một quá trình sản xuất với bảo toàn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Như vậy, đô thị hóa phải vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế, vừa phải đảm bảo môi trường tự nhiên, xã hội trong lành, sự công bằng và tiến bộ xã hội. Mục tiêu của đô thị hóa phải không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất của con người, tức là phát triển đô thị phải lấy con người làm trọng tâm, đặt vấn đề con người và môi trường lên hàng đầu. 1.1.6. Mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và biến động đất đai Đô thị hóa là quá trình song song với sự phát triển công nghiệp hóa và cách mạng khoa học kỹ thuật. Quá trình đô thị hóa phản ánh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế thị trường. Không ai phủ nhận rằng một quốc gia được coi là công nghiệp hóa thành công lại không có tỉ lệ di dân đô thị ngày càng chiếm vị PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 trí áp đảo so với cư dân nông thôn. Đô thị hóa trước hết là hệ quả trực tiếp của quá trình công nghiệp hóa và sau này là hệ quả của quá trình đô thị hóa, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa, tăng tỷ trọng của các nghành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của nghành nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Công nghiệp hóa càng mạnh, quy mô đô thị tập trung lớn hơn, hoạt động đô thị phức tạp hơn, nên cấu trúc đô thị cũng phức tạp, xuất hiện nhiều vấn đề nổi cộm như làm tăng nhu cầu phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, nhà ở...Điều này đồng nghĩa với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa luôn gắn liền với việc chuyển đổi đất đai. Con người luôn kỳ vọng khai thác triệt để quỹ đất chưa sử dụng, tuy nhiên hầu hết diện tích đất này thường nằm ở khu vực không thuận lợi để phát triển, nhất là phát triển đô thị. Mặt khác, xu hướng đô thị hóa thường lan rộng tại những khu vực có vị thế, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi, do đó thường có hướng tập trung phát triển tại các vùng đồng bằng, nơi tập trung phần lớn diện tích đất nông nghiệp màu mở mà nông dân đang sản xuất. Cuốn theo xu hướng phát triển của xã hội, việc chuyển đổi các diện tích đất nông nghiệp này sang mục đích phi nông nghiệp là không thể tránh khỏi, điều này làm chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong một lãnh thổ qua từng giai đoạn phát triển. Ngoài ra, công nghiệp hóa và đô thị hóa ồ ạt rất dễ làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, môi trường đất nông nghiệp ở các vùng phụ cận, nếu không có các giải pháp quản lý và sử dụng đất hợp lý thì có thể làm mất cân đối cơ cấu sử dụng đất, gây biến động lớn đến mục đích sử dụng của các loại đất, nhất là đối với đất nông nghiệp bị chuyển đổi sang mục đích đất phi nông nghiệp. Quá trình chuyển đổi này là một chiều nên không thể cải tạo lại được, làm cho việc sử dụng đất thiếu tính bền vững trong tương lai. 1.1.7. Tác động của đô thị hóa và công nghiệp hóa Đô thị hóa và công nghiệp hóa là quá trình mang tính lịch sử - tự nhiên, đô thị hóa nhìn bề ngoài như một sự di dân vĩ đại, trước hết từ nông thôn ra thành thị và sự tự đổi mình, tiếp tục phát triển của bản thân các đô thị. Đây là quá trình phức tạp hơn nhều lần trong thực tế, đô thị hóa có những tác động hai mặt lên sự phát riển kinh tế - xã hội. Tác động tích cực: Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã cung cấp một lượng lao động lớn, có trình độ; góp phần giải quyết công ăn việc làm, giảm bớt lao động dư thừa hiện nay; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai vì đất đai luôn có giới hạn, việc tập trung cao dân cư trong các quận nội thành hay vùng ven đô đã làm cho hệ số sử dụng đất cao nhất, tiết kiệm nhất. Đô thị hóa tạo điều kiện thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn, tạo tiền đề, thị trường cho khu vực công nghiệp, đặc biệt là dịch vụ. Sự giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các vùng, miền, nghành kinh tế được thể PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 hiện nhờ quá trình đô thị hóa cũng là quá trình thị trường hóa. Nó kích thích cầu và mở đường cho cung ứng. Đô thị hóa tạo điều kiện giao lưu và giữ gìn văn hóa các vùng miền, làm phong phú hơn văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa hiện đại. Dân di cư đến thành phố đồng thời mang văn hóa riêng ở vùng quê của họ, góp phần vào một nền văn hóa chung được hưởng với lưu giữ ở thành phố. Nó tạo điều kiện cải biến con người thuần nông sang người thành thị, có tính công nghiệp cao hơn từ những người nông dân với nền sản xuất lúa nước, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Đây cũng là một trong những con đường đưa nhà nước ta đi dần lên chủ nghĩa xã hội, thông qua sự đào luyện trong quá trình phát triển kinh tế. Ngoài ra quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đêm lại một số mặt xã hội đó là nâng cao tuổi thọ trung bình, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, tăng tỉ lệ dân cư dùng nước sạch, phát triển giáo dục, văn hóa và các vấn đề an sinh xã hội khác... Tác động tiêu cực: Nhu cầu về đất đai tăng, dẫn đến diện tích bình quân trên đầu người thu hẹp dần. Các sản phẩm công nghiệp thải ra môi trường đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Ô nhiễm không khí dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như hiệu ứng nhà kính; suy thoái lớp ozone. Vấn đề lao động và việc làm trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường luôn bị đe dọa; kết cấu hạ tầng giao thông và môi trường luôn bị phá vở, không theo kịp yêu cầu thực tiễn. Sự tăng lên đột biến của dân số trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã làm cho kết cấu hạ tầng đã có bị lạc hậu nhanh chóng, trong khi kết cấu hạ tầng mới chưa xây dựng kịp hoặc xây dựng dỡ dang; gây sức ép về chất lượng giáo dục và y tế, đồng thời sự suy giảm diện tích đất nông nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc cải thiện mức sống của nhiều người dân ở khu vực ngoại ô vì họ trở nên thiếu phương tiện lao động và kế sinh nhai truyền thống. Ngoài ra, đô thị hóa và công nghiệp hóa khoét sâu hố phân cách giàu nghèo, gia tăng tình trạng di dân từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm việc làm hoặc tìm kiếm lối sống tiến bộ nơi thành thị, thị trường lao động nơi thành thị bị ứ đọng, tình trạng thiếu việc làm ngày càng nhiều, thiếu nguồn nước sạch, phát sinh các tệ nạn xã hội. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.2.1. Tình hình đô thị hóa và công nghiệp hóa trên thế giới Từ thời cổ đại, nhiều đô thị đã xuất hiện, một số đô thị có quy mô lên đến 100.000 dân. Các đô thị cổ thường là giao điểm của các đường giao thông quan trọng, dọc các lưu vực sông, trung tâm của các lưu vực sông, trung tâm các vùng châu thổ đất đai màu mở, hay những vị trí cần thiết phòng chống quân xâm lăng. Quá trình đô thị PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 hóa trên thế giới bắt đầu phát sinh trong thời kỳ văn ninh nông nghiệp, chỉ một phần các thợ thủ công, thương nhân, hành chính tách ra thành lập đô thị.[21] Gần 150 năm trước, trào lưu đô thị bắt đầu ở phương Tây rồi mới sang Mỹ những năm cuối thế kỷ XIX và Châu Á là vào những thập niên 60, 70 và thế kỷ XX, đều là hệ quả tự nhiên của quá trình hiện đại hóa đất nước thông qua các cuộc cách mạng công nghiệp. Trước đó nữa, sự chuyển biến các chức năng đô thị trong thời kỳ giao lưu hàng hóa, tiền tệ phát triển mạnh làm xuất hiện hàng loạt nhà ga, hệ thống hạ tầng giao thông, điện nước, các phương thức xây dựng mới bằng vật liệu bê tông, sắt, thép làm thay đổi bộ mặt của đô thị, kiến trúc thế giới. Trong thế kỷ XX, các nước phát triển đã chuyển gần 80% - 90% dân số cư trú từ nông thôn sang cư trú ở đô thị, đưa số người sống trong đô thị hiện nay lên 54% dân số của thế giới (khoảng hơn 3 tỷ người chỉ trong một thế kỷ). Các cuộc cách mạng công nghiệp tác động đã thay đổi diện mạo của cả khu vực thành thị và nông thôn một cách sâu sắc, hình thành nên hệ thống kiến trúc hiện đại, nếp sống văn minh đô thị tại các nước phát triển trên thế giới.[14] Trong khoảng thời gian 30 năm trở lại đây từ 1990 - 2017, tỉ lệ dân cư đô thị toàn thế giới từ 43% (5,3 tỷ) tăng lên đến 54,7% (7,5 tỷ người). Tuy nhiên con số không dừng lại ở đó, dự kiến đến 2025 con số tỷ lệ dân cư đô thị thế giới sẽ là 61%. Trong đó các nước đang phát triển 57% , các nước phát triển sẽ tăng mạnh đến 84%.[22] Hình 3. Tỷ lệ đô thị hóa trên thế giới PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Kiểm soát chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25
26 p | 160 | 38
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Kiểm soát thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công tại các tổ chức chi trả thu nhập do cục thuế TP Đà Nẵng thực hiện
13 p | 138 | 31
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Tăng cường kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại công ty cổ phần thép Đà Nẵng
26 p | 143 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Vũng Tàu
89 p | 34 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại thành phố Nha Trang: Trường hợp nghiên cứu tại Phường Phước Hòa
73 p | 68 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá công tác kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
95 p | 61 | 10
-
Tóm tài luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Krông Năng - Buôn Hồ
26 p | 53 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại thành phố Đà Nẵng
94 p | 31 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Ảnh hưởng của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến đời sống và việc làm của người dân tại một số dự án trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
88 p | 37 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá thực trạng quản lý đất đai tại các mỏ khai thác đất sét và đất đồi trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
128 p | 45 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
8 p | 30 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Nghiên cứu chính sách tài chính về đất đai tác động đến thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
153 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sơn Tây
112 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước quan Kho bạc nhà nước Nam Giang, tỉnh Quảng Nam
94 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Điện Bàn tỉnh Quảng Nam
121 p | 12 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Thanh Khê - Thành phố Đà Nẵng
103 p | 10 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tăng cường kiểm soát chi phí tại Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng
102 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập tại Kho bạc Nhà nước Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
108 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn