Luận văn Thạc sĩ: Kiến thức và thực hành về tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tái khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Kiến thức và thực hành về tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tái khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa" là mô tả kiến thức và thực hành về tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tái khám tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2021; đánh giá một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về tự chăm sóc của người bệnh tham gia nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Kiến thức và thực hành về tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tái khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ĐỖ THỊ ÁNH TUYẾT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƢỜI BỆNH SUY TIM MẠN TÁI KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2022
- LỜI CẢM ƠN Được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè, sau hai năm học tập cao học chuyên ngành Điều dưỡng tại trường Đại học Y Hà Nội, tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng, sự biết ơn chân thành và sâu sắc của mình đến TS Hoàng Lan Vân và TS Nguyễn Đăng Tấn, những người cô, người thầy đã luôn hướng dẫn, động viên và giúp đỡ để tôi thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo Sau đại học, các thầy, cô giáo khoa Điều dưỡng – Hộ sinh đã dành nhiều thời gian quan tâm, giúp đỡ trong suốt quá trình tôi học tập tại trường và nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các phòng ban chức năng, bộ môn Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho tôi đi học, cũng như giúp đỡ tôi suốt thời gian học tập, làm việc và nghiên cứu trong hai năm học vừa qua. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể khoa khám bệnh – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã giúp đỡ để tôi được triển khai đề tài nghiên cứu một cách thuận lợi và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của mình. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tập thể lớp Cao học Điều dưỡng Khóa 4 đã luôn sẻ chia những khó khăn, động viên và giúp đỡ để tôi hoàn thành thời gian học tập và nghiên cứu của mình. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Đỗ Thị Ánh Tuyết
- LỜI CAM ĐOAN Tôi, Đỗ Thị Ánh Tuyết, học viên lớp cao học Điều dưỡng Khóa 4 – Cao học 29 – Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan: Nghiên cứu này là nghiên cứu do chính tôi thực hiện tại khoa Khám bệnh – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Hoàng Lan Vân và TS Nguyễn Đăng Tấn. Quá trình nghiên cứu được chấp thuận, giám sát và xác nhận tại địa điểm triển khai nghiên cứu. Những số liệu và thông tin trong nghiên cứu này là hoàn toàn chính xác, trung thực, khách quan và không trùng lặp với bất cứ nghiên cứu nào được công bố trước đó. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan nói trên! Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn Đỗ Thị Ánh Tuyết
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3 1.1. Tổng quan về bệnh suy tim mạn ............................................................ 3 1.1.1. Định nghĩa suy tim .......................................................................... 3 1.1.2. Tỷ lệ mắc suy tim trên Thế giới và tại Việt Nam ............................ 3 1.1.3. Phân loại mức độ suy tim ................................................................ 5 1.1.4. Sinh lý bệnh và nguyên nhân suy tim .............................................. 6 1.1.5. Triệu chứng suy tim mạn ................................................................. 7 1.1.6. Điều trị suy tim ................................................................................ 7 1.1.7. Các yếu tố thuận lợi, làm nặng suy tim ......................................... 14 1.1.8. Tác động của suy tim mạn đến thể chất và tinh thần người bệnh . 15 1.2. Kiến thức và thực hành về tự chăm sóc của người bệnh suy tim......... 15 1.2.1. Khái niệm về tự chăm sóc ............................................................. 15 1.2.2. Kiến thức về tự chăm sóc .............................................................. 17 1.2.3. Thực hành về tự chăm sóc ............................................................. 18 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 21 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn....................................................................... 21 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ......................................................................... 21 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 21 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu...................................................................... 21 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 22 2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 22 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 22 2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................................... 22
- 2.3.3. Công cụ nghiên cứu ....................................................................... 23 2.3.4. Thu thập số liệu ............................................................................. 27 2.4. Biến số nghiên cứu ............................................................................... 28 2.5. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................... 30 2.6. Sai số và cách khắc phục ...................................................................... 30 2.6.1. Sai số trong quá trình thu thập thông tin. ...................................... 30 2.6.2. Một số biện pháp khắc phục sai số ................................................ 30 2.7. Đạo đức nghiên cứu.............................................................................. 31 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 32 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu..................................................... 32 3.1.1. Tuổi ................................................................................................ 32 3.1.2. Giới tính ......................................................................................... 33 3.1.3. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................... 33 3.1.4. Đặc điểm tiền sử bệnh lý bản thân của đối tượng nghiên cứu. ..... 34 3.1.5. Hướng dẫn tự chăm sóc đối tượng nghiên cứu từng tiếp cận........ 35 3.1.6. Nguồn truyền thông đối tượng nghiên cứu từng tiếp cận.............. 35 3.2. Kết quả về kiến thức tự chăm sóc người bệnh suy tim. ....................... 36 3.2.1. Kiến thức về bệnh đang mắc và một số biện pháp tự chăm sóc.... 36 3.2.2. Kiến thức về thuốc điều trị ............................................................ 37 3.2.3. Kiến thức về tự theo dõi cân nặng và tập luyện thể dục của ĐTNC. 37 3.2.4. Kiến thức về chế độ ăn, uống của ĐTNC. ..................................... 38 3.2.5. Tỷ lệ kiến thức chung về tự chăm sóc của đối tượng nghiên cứu . 39 3.3. Kết quả thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim. .................... 39 3.3.1. Thực hành duy trì tự chăm sóc ...................................................... 39 3.3.2. Thực hành duy trì giám sát hành vi ............................................... 42 3.3.3. Thực hành quản lý tự chăm sóc ..................................................... 45 3.3.4. Sự tự tin của người ệnh trong việc tự chăm sóc .......................... 47
- 3.3.5. Tỷ lệ chung về thực hành tự chăm sóc suy tim ............................. 49 3.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành tự chăm sóc của ĐTNC .......................................................................................................... 49 3.4.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức tự chăm sóc của ĐTNC.... 49 3.4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành tự chăm sóc của ĐTNC ... 51 3.5. Mối tương quan giữa kiến thức tự chăm sóc và thực hành tự chăm sóc với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ...................................................... 54 3.5.1. Mô hình hồi quy giữa kiến thức tự chăm sóc và đặc điểm của ĐTNC....................................................................................................... 54 3.5.2. Mô hình hồi quy giữa kiến thức tự chăm sóc và thực hành duy trì tự chăm sóc với đặc điểm của ĐTNC ...................................................... 55 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 58 4.1. Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh tham gia nghiên cứu. ......... 58 4.2. Kiến thức tự chăm sóc người bệnh suy tim. ......................................... 61 4.2.1. Kiến thức về bệnh đang mắc và một số biện pháp tự chăm sóc.... 61 4.2.2. Kiến thức về thuốc điều trị. ........................................................... 62 4.2.3. Kiến thức về tự theo dõi cân nặng và tập luyện thể dục của ĐTNC. ...63 4.2.4. Về chế độ ăn hạn chế muối và hạn chế chất lỏng.......................... 65 4.2.5. Kiến thức chung về tự chăm sóc.................................................... 65 4.3. Thực hành tự chăm sóc......................................................................... 66 4.3.1. Thực hành duy trì tự chăm sóc ...................................................... 67 4.3.2. Thực hành giám sát hành vi ........................................................... 69 4.3.3. Thực hành quản lý tự chăm sóc ..................................................... 71 4.3.4. Sự tự tin ......................................................................................... 72 4.4. Một số yếu tố liên quan giữa kiến thức, thực hành tự chăm sóc và đặc điểm của ĐTNC ........................................................................................... 73 4.4.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức tự chăm sóc của ĐTNC.... 73
- 4.4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành tự chăm sóc của ĐTNC ... 75 4.5. Mối tương quan giữa kiến thức tự chăm sóc và thực hành tự chăm sóc với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ...................................................... 77 4.5.1. Mô hình hồi quy giữa kiến thức tự chăm sóc và đặc điểm của ĐTNC....................................................................................................... 77 4.5.2. Mô hình hồi quy giữa kiến thức tự chăm sóc và thực hành tự chăm sóc với đặc điểm của ĐTNC .................................................................... 78 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC VIẾT TẮT ACC Trường môn tim mạch Mỹ AHA Hội Tim mạch Hoa Kỳ BHYT Bảo hiểm y tế BVĐK Bệnh viện đa khoa COPD Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ĐTNC Đối tượng nghiên cứu ESC Hội tim mạch học châu Âu GDSK Giáo dục sức khỏe HA Huyết áp HSBA Hồ sơ ệnh án NB Người ệnh NVYT Nhân viên y tế NYHA Hội Tim mạch New York ST Suy tim THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân độ chức năng suy tim theo Hội Tim mạch New York ....... 5 Bảng 1.2. Triệu chứng, dấu hiệu suy tim mạn ............................................ 7 Bảng 2.1. Biến số nghiên cứu ................................................................... 28 Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .............................. 33 Bảng 3.2. Kiến thức về bệnh đang mắc và một số biện pháp tự chăm sóc.36 Bảng 3.3. Kiến thức về thuốc điều trị. ...................................................... 37 Bảng 3.4. Kiến thức về tự theo dõi cân nặng và tập luyện thể dục........... 37 Bảng 3.5. Kiến thức về chế độ ăn, uống ................................................... 38 Bảng 3.6. Tỷ lệ điểm trung bình thực hành duy trì tự chăm sóc............... 39 Bảng 3.7. Tỷ lệ điểm trung bình thực hành giám sát hành vi ................... 42 Bảng 3.8. Tỷ lệ điểm trung bình thực hành quản lý tự chăm sóc ............. 45 Bảng 3.9. Tỷ lệ điểm trung bình sự tự tin ................................................. 47 Bảng 3.10. Một số yếu tố liên quan đến điểm trung bình kiến thức tự chăm sóc của ĐTNC ........................................................................... 49 Bảng 3.11. Một số yếu tố liên quan đến điểm trung bình thực hành tự chăm sóc của ĐTNC ........................................................................... 51 Bảng 3.12. Mô hình hồi quy tuyến tính đa iến giữa kiến thức tự chăm sóc và đặc điểm của ĐTNC............................................................. 54 Bảng 3.13. Mô hình hồi quy tuyến tính đa iến giữa kiến thức tự chăm sóc và thực hành duy trì tự chăm sóc với đặc điểm của ĐTNC ..... 55 Bảng 3.14. Mô hình hồi quy tuyến tính đa iến giữa kiến thức tự chăm sóc và thực hành giám sát hành vi tự chăm sóc với đặc điểm của ĐTNC ........................................................................................ 55 Bảng 3.15. Mô hình hồi quy tuyến tính đa iến giữa kiến thức tự chăm sóc và thực hành quản lý tự chăm sóc với đặc điểm của ĐTNC .... 56 Bảng 3.16. Mô hình hồi quy tuyến tính đa iến giữa kiến thức tự chăm sóc và sự tự tin trong thực hành tự chăm sóc với đặc điểm của ĐTNC ........................................................................................ 57
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu .................................. 32 Biểu đồ 3.2. Phân bố giới tính cuả đối tượng nghiên cứu ........................... 33 Biểu đồ 3.3. Tiền sử bản thân cuả đối tượng nghiên cứu............................ 34 Biểu đồ 3.4. Hướng dẫn tự chăm sóc ĐTNC từng được tiếp cận ............... 35 Biểu đồ 3.5. Nguồn truyền thông ................................................................ 35 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ kiến thức tự chăm sóc chung của đối tượng nghiên cứu39 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ thực hành chung về tự chăm sóc ................................... 49
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tim là một hội chứng bệnh lý rất thường gặp và là hậu quả của nhiều bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh van tim, bệnh cơ tim, ệnh tim bẩm sinh và rối loạn nhịp tim1. Theo ước tính trên thế giới có khoảng 38 triệu người mắc bệnh suy tim và hầu hết các nghiên cứu được công bố chỉ ra rằng tỷ lệ mắc suy tim ở người trưởng thành chiếm từ 1% đến 2%2,3. Theo dữ liệu từ Châu Âu và Bắc Mỹ thì có tới 1% –2% tổng số ca nhập viện có liên quan đến suy tim4, tương đương với hơn 1 triệu ca nhập viện hàng năm, trong đó chiếm 80–90% là suy tim mạn tính5. Tại Việt Nam, chưa có thống kê trong cộng đồng, nhưng theo thống kê trong bệnh viện, có tới 60% bệnh nhân nội trú ở các khoa tim mạch có mắc suy tim1. Năm 2019, tại Bệnh viện Tim Hà Nội, số liệu cho thấy số ca nhập viện vì suy tim chiếm 15% tổng số ca nhập viện. Và ước tính chi phí nhập viện do suy tim được bệnh viện này báo cáo là khoảng 1000 đô la Mỹ tương đương 23 triệu đồng tiền Việt / bệnh nhân trong khi đó thu nhập ình quân đầu người (GDP) ở Việt Nam khoảng 2481 đô la Mỹ khoảng hơn 57 triệu đồng6. Suy tim mạn tính hiện đã và đang trở thành vấn đề sức khỏe cho toàn nhân loại. Bệnh làm tăng gánh nặng không chỉ cho người bệnh, cho gia đình họ mà còn cho xã hội. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 50% người bệnh suy tim sẽ chết trong vòng 5 năm kể từ khi phát hiện bệnh và tỷ lệ nhập viện sau 30 ngày đối với người bệnh suy tim lên tới 35%7–9. Bên cạnh các biện pháp điều trị như: sử dụng thuốc, hỗ trợ ghép tim… thì các iện pháp tự chăm sóc không dùng thuốc sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh, hạn chế nhập viện. Để thực hiện tốt việc tự chăm sóc, người bệnh cần có những kiến thức cơ ản như nguyên nhân suy tim, các triệu chứng, hậu quả của suy tim, chế độ sinh hoạt,
- 2 nghỉ ngơi, dinh dưỡng… Những kiến thức này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hành tự chăm sóc của người bệnh. Hiệp hội Tim Mạch Châu Âu cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự chăm sóc như một phần của việc điều trị thành công, giúp làm giảm các triệu chứng nặng lên của bệnh, nâng cao sức khỏe, giảm nguy cơ tái nhập viện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh10. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về kiến thức và thực hành tự chăm sóc ở người bệnh suy tim11,12, tuy nhiên các nghiên cứu này thực hiện trên cỡ mẫu nhỏ và chỉ tập trung đánh giá về kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đang điều trị nội trú tại các cơ sở y tế. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, trong những năm gần đây số lượng bệnh nhân đến khám và tái khám vì các bệnh lý liên quan đến tim mạch tăng khá cao nhưng hiện chưa có nghiên cứu chính thức nào liên quan đến kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ―Kiến thức và thực hành về tự chăm sóc của ngƣời bệnh suy tim mạn tái khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa‖. Nghiên cứu bao gồm hai mục tiêu cụ thể như sau: 1. Mô tả kiến thức và thực hành về tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tái khám tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2021. 2. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về tự chăm sóc của người bệnh tham gia nghiên cứu.
- 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về bệnh suy tim mạn 1.1.1. Định nghĩa suy tim Suy tim là trạng thái bệnh lý với sự bất thường về chức năng, tim không đủ khả năng ơm để cung cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể về mặt oxy. Bình thường tim và hệ tuần hoàn luôn có sự điều chỉnh, thích nghi để đáp ứng nhu cầu ôxy của cơ thể trong các điều kiện hoạt động của cuộc sống. Khi tim bị suy, tim không còn đủ khả năng để cung cấp ôxy (máu) theo nhu cầu của cơ thể nữa1. Theo Hội Tim mạch học Việt Nam, suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của những tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của quả tim dẫn đến tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận máu (suy tim tâm trương) hoặc tống máu (suy tim tâm thu)13. 1.1.2. Tỷ lệ mắc suy tim trên Thế giới và tại Việt Nam Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu, ước tính có khoảng 17,9 triệu người chết vì bệnh tim mạch vào năm 2019, chiếm 32% tổng số ca tử vong trên toàn cầu14. Tại Mỹ có khoảng 5,7 triệu người Mỹ ≥ 20 tuổi mắc bệnh suy tim, và 670.000 ca mắc mới ≥ 45 tuổi mỗi năm trong dân số khoảng 304 triệu người15. Theo Heidenreich Pa và cộng sự (2013)16 đến năm 2030 ước tính khoảng 3% dân số Mỹ trưởng thành tương ứng 8,5 triệu người sẽ bị suy tim16. Nghiên cứu của Guo và cộng sự (2013)17 cũng chỉ ra khu vực Châu Á trong những năm gần đây cùng với tốc độ phát triển về kinh tế thì tỷ lệ bệnh tim mạch nói chung và tỷ lệ suy tim nói riêng tăng khá cao vào khoảng 1,3 - 6,7%. Tại Hàn Quốc tỷ lệ suy tim được ước tính là 1,53% vào năm 2013. Tần suất suy tim ở Hàn Quốc dự kiến sẽ tăng gấp đôi, từ 1,6% vào năm 2015 lên 3,35% vào năm 2040. Đến năm 2040 sẽ có khoảng
- 4 hơn 1,7 triệu người Hàn Quốc dự kiến sẽ mắc suy tim18. Tại Trung Quốc có 4,2 triệu người bệnh mắc suy tim và 500.000 trường hợp mới được chẩn đoán mỗi năm19. Ở Đông Nam Á có 9 triệu người mắc suy tim, với tỷ lệ mắc ở Malaysia là 6,7% và ở Singapore là 4,5%20,21. Mặc dù các kết quả điều trị suy tim đã cải thiện đáng kể, nhưng tỷ lệ tái nhập viện vẫn ở mức cao, với trên 50% người bệnh phải tái nhập viện trong vòng 6 tháng kể từ khi xuất viện22. Cowie (2015)23 cũng chỉ ra có khoảng 24% người bệnh tái nhập viện trong vòng 30 ngày sau khi xuất viện và tỷ lệ này tăng 46% trong vòng 60 ngày. Do tỷ lệ hiện mắc bệnh cao và ngày càng gia tăng, suy tim tạo thành gánh nặng kinh tế không chỉ riêng mỗi cá nhân người bệnh mà còn tạo gánh nặng to lớn cho hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu. Ước tính gánh nặng kinh tế toàn cầu của suy tim vào khoảng 108 tỷ đô la mỗi năm24. Mỹ là nước đóng góp lớn nhất với 28,4%, Europa cũng chiếm 6,83% tổng chi phí suy tim toàn cầu24. Ponikowski và cộng sự (2014)21 cũng cho thấy chi phí chăm sóc sức khỏe cho bệnh suy tim ở Bắc Mỹ, Tây Âu và châu Mỹ La Tinh chiếm khoảng 1 – 3% tổng chi phí y tế, tại Đức tổng chi phí y tế cho bệnh suy tim là 2,9 tỷ EURO. Điều này đã trở thành một thách thức lớn cho hệ thống y tế và cản trở sự phát triển kinh tế của tất cả các nước đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển trong khu vực Châu Á, trong những năm gần đây dân số Việt Nam không ngừng gia tăng và chuyển dịch theo hướng già hóa dân số kèm theo đó là sự gia tăng các ệnh mạn tính khác như tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì... Đó là điều kiện thuận lợi làm phát triển bệnh suy tim. Từ đó, suy tim đã trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt và
- 5 cộng sự (2010) tiến hành trong thời gian 5 năm từ 2003 – 2007 tại Viện Tim mạch Việt Nam, suy tim là một trong 5 nhóm bệnh nhập viện nhiều nhất với tỷ lệ 19,8%. Hiện tại, Việt Nam chưa có con số thống kê chính thức về tỷ lệ suy tim, tuy nhiên nếu dựa vào mức tăng dân số năm 2014 là 90 triệu người và tỷ lệ mắc bệnh suy tim của Châu Á (1,26 – 6,7%)25 thì Việt Nam sẽ có khoảng 1.113.400 đến 6.030.000 mắc bệnh. Suy tim làm giảm hoặc mất hẳn sức lao động, ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt của người bệnh và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong. Người bệnh suy tim giai đoạn cuối phải thường xuyên nhập viện. Do đó, suy tim có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh; là gánh nặng cho cá nhân, gia đình và hệ thống Y tế Việt Nam. 1.1.3. Phân loại mức độ suy tim * Phân độ chức năng của suy tim theo Hội Tim mạch New York Có nhiều cách đánh giá mức độ suy tim như cách phân loại theo Hội Tim mạch học New York (NYHA) và của Hội Tim mạch Hoa Kỳ/Trường Môn Tim mạch Hoa Kỳ (AHA/ACC)…Trong đó phân độ chức năng của suy tim theo Hội Tim mạch New York (NYHA)26 thường được các nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi trong các thử nghiệm lâm sàng. Hệ thống phân loại này bao gồm độ I, độ II, độ III, độ IV bằng cách xem xét những hạn chế trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bảng 1.1. Phân độ chức năng suy tim theo Hội Tim mạch New York Phân độ Biểu hiện triệu chứng suy tim Có bệnh tim nhưng không hạn chế về vận động thể lực, Độ I các vận động thông thường không gây mệt, khó thở hoặc hồi hộp.
- 6 Hạn chế nhẹ vận động thể lực. Người bệnh khỏe khi Độ II nghỉ ngơi. Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù người bệnh Độ III khỏe khi nghỉ ngơi nhưng khi vận động nhẹ đã có triệu chứng cơ năng. Các triệu chứng cơ năng xuất hiện thường xuyên ngay Độ IV khi nghỉ ngơi. 1.1.4. Sinh lý bệnh và nguyên nhân suy tim 1.1.4.1. Sinh lý bệnh Khi tim hoặc hệ tuần hoàn bị một bệnh lý gì đó ảnh hưởng đến chức năng co óp tống máu của tim để đáp ứng nhu cầu ôxy của cơ thể và đại diện là sự giảm cung lượng tim. Khi cung lượng tim bị giảm xuống thì cơ thể phản ứng lại bằng các cơ chế bù trừ của tim và các hệ thống ngoài tim, để cố duy trì cung lượng này cho nhu cầu của cơ thể. Nhưng khi các cơ chế bù trừ này bị vượt quá sẽ xảy ra suy tim với nhiều hậu quả của nó. 1.1.4.2. Nguyên nhân Nguyên nhân gây suy tim trái là do các bệnh: Tăng huyết áp động mạch, bệnh động mạch vành, một số bệnh van tim (hở hay hẹp van động mạch chủ, hở van hai lá), các tổn thương cơ tim, một số rối loạn nhịp tim, một số bệnh tim bẩm sinh1. Nguyên nhân gây suy tim phải: gồm các nguyên nhân là bệnh lý tim mạch (như hẹp van hai lá, tim bẩm sinh, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn gây tổn thương nặng ở van a lá, suy tim trái lâu ngày….) và các nguyên nhân về phổi và dị dạng lồng ngực cột sống (như các ệnh phổi mạn tính, tăng áp lực động mạch phổi tiên phát, gù vẹo cột sống, dị dạng lồng ngực…)1. Nguyên nhân gây suy tim toàn bộ: Thường gặp nhất là do suy tim trái tiến triển, các bệnh cơ tim giãn, viêm tim toàn ộ do thấp tim, viêm cơ tim, cường giáp trạng, rò động tĩnh mạch1…
- 7 1.1.5. Triệu chứng suy tim mạn Các triệu chứng, dấu hiệu của suy tim mạn theo Hội Tim Mạch Châu Âu năm 2016 (ESC)27 Bảng 1.2. Triệu chứng, dấu hiệu suy tim mạn Triệu chứng Dấu hiệu Điển hình Ít điển hình Đặc hiệu Ít đặc hiệu - Khó thở tư thế - Ho về đêm - Tĩnh mạch - Tăng cân (> 2 kg/tuần) - Khó thở kịch - Cảm giác sưng cổ nổi - Giảm cân. Suy mòn phát về đêm phồng - Phản hồi gan - Tiếng thổi tim. - Giảm dung nạp - Khó thở khò cảnh - Phù ngoại biên. Ran phổi gắng sức khè - Tiếng tim - Tràn dịch màng phổi - Mệt mỏi, tăng - Ăn mất ngon thứ 3 - Nhịp tim nhanh thời gian để hồi - Lẫn lộn - Diện đập - Mạch không đều. Thở phục sau khi - Trầm cảm mỏm tim lệch nhanh gắng sức, phù - Đánh trống - Nhịp thở Cheyne Stokes chân ngực - Gan to. Cổ trướng. Chi - Choáng váng lạnh. - Ngất - Thiểu niệu. Huyết áp kẹp 1.1.6. Điều trị suy tim 1.1.6.1. Phương pháp điều trị không dùng thuốc cho người bệnh suy tim Chế độ nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là một việc khá quan trọng vì nó góp phần làm giảm công của tim. Tuy nhiên cần hiểu nghỉ ngơi theo nghĩa linh hoạt. Tùy mức độ suy tim mà có chế độ tập luyện nghỉ ngơi khác nhau. Nói chung người bệnh suy tim nhẹ với nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch vẫn cần khuyến khích tập thể lực nhưng không được hoạt động gắng sức. Trong trường hợp suy tim nặng thì
- 8 phải nghỉ tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi. Trường hợp suy tim mà người bệnh phải nằm điều trị lâu ngày thì khi hoàn cảnh cho phép, nên khuyến khích người bệnh xoa óp, lúc đầu là thụ động, sau đó là chủ động ở các chi, nhất là hai chi dưới để làm cho máu tĩnh mạch trở về tim được dễ dàng hơn, giảm bớt các nguy cơ huyết khối tĩnh mạch thường hay gặp ở những người bệnh này1. Chế độ ăn giảm muối: Suy tim là hội chứng lâm sàng có thể gặp do bất kì rối loạn chức năng hoặc cấu trúc nào của tim, làm giảm khả năng nạp hoặc tống máu của tâm thất, do đó làm cho tim không thể ơm máu với tốc độ đủ để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể28. Trong điều trị suy tim có 3 khâu cơ ản29 bao gồm: - Giảm nhẹ tiền gánh bằng rút nước phù. - Giảm nhẹ hậu gánh bằng dùng thuốc giãn mạch. - Trợ tim bằng dùng các thuốc trợ tim. Trong ba khâu trên thì giảm nhẹ tiền gánh là cơ ản nhất. Khi suy tim còn nhẹ, dễ hồi phục thì giảm nhẹ tiền gánh cũng đã đủ để khống chế suy tim30. Mặt khác khi đã cần dùng thuốc trợ tim thì giảm nhẹ tiền gánh lại là điều kiện cần thiết để thuốc trợ tim phát huy tác dụng. Để giảm nhẹ tiền gánh cần giảm natri và nước đưa vào để chống giữ nước, dùng lợi tiểu thải muối, thải nước. Hay nói đúng hơn chế độ ăn nhạt là cơ sở trong điều trị suy tim31. Muối là một hợp chất ion được tạo thành từ cation và anion. Muối ăn gồm 40% natri và 60% clorua theo khối lượng. Tế bào của con người cần khoảng 0,5 gram/ngày natri để duy trì các chức năng quan trọng32. Chế độ ăn ít muối đã được chứng minh làm giảm áp lực động mạch phổi và mao mạch ở bệnh nhân suy tim từ độ III đến IV33. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (2020) khuyến nghị người mắc bệnh suy tim không nên tiêu thụ quá 2.300 mg natri mỗi ngày (tương đương 6 gram muối ăn hay 1 thìa café muối ăn), và giới hạn lý tưởng là không quá 1.500 mg34.
- 9 Theo Qũy tim mạch quốc gia Úc và Hiệp hội tim mạch Úc và New Zealand cũng khuyến nghị nên ăn 0,5 kg mỗi ngày có thể là dấu hiệu của đợt cấp và việc tuân thủ theo dõi cân nặng tốt là tự cân nặng ≥ 3 lần mỗi tuần39. Để theo dõi cân nặng có hiệu quả người bệnh cần chú ý40: - Cân vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Tốt nhất nên tự cân vào uổi sáng sau khi đi tiểu nhưng trước khi ăn sáng. Sử dụng cùng một thang đo mỗi lần và cố gắng mặc quần áo tương tự. - Ghi lại cân nặng mỗi ngày trong nhật ký hoặc lịch. - Gọi cho ác sĩ nếu ạn tăng cân ất thường hoặc có các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang giữ nước như quần áo mặc ị chật hoặc ụng, àn chân, mắt cá chân sưng lên.
- 10 Chế độ tập luyện và hoạt động tình dục Tập luyện thể dục là một can thiệp không dùng thuốc an toàn ở những ệnh nhân suy tim ổn định về mặt lâm sàng, với các liệu pháp y tế tiêu chuẩn đã được chứng minh có tác động tích cực đến cả tỷ lệ mắc ệnh và chất lượng cuộc sống41. Tuy nhiên, người bệnh cần có một chế độ hoạt động và luyện tập phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Người ệnh suy tim được khuyên nên tập thể dục cường độ vừa phải 30 phút mỗi ngày và 5 lần hoặc nhiều hơn một tuần. Điều này có thể được thực hiện một cách liên tục hoặc được chia nhỏ thành các khoảng thời gian ngắn. Trường hợp suy tim nặng, suy tim giai đoạn cấp đa phần cần phải được nghỉ ngơi, tránh các hoạt động quá sức làm ảnh hưởng đến tim. Hiệp hội Châu Âu về Phòng ngừa và Phục hồi chức năng Tim mạch và Hiệp hội Suy tim cũng đưa ra các hướng dẫn: với những ệnh nhân ị suy tim độ I – III đã ổn định nên tập luyện thể dục thường xuyên và trải qua quá trình luyện tập theo các phác đồ hướng dẫn ắt đầu ằng việc vận động dần dần, đơn giản đến phức tạp hơn, an đầu được thực hiện mà không cần thiết ị hỗ trợ. Với những người ệnh sau khi nhập viện vì đợt cấp cũng được khuyến cáo nên vận động sớm 42. Cần có một chế độ tập luyện hợp lý. Nên lựa chọn môn thể thao mà người bệnh yêu thích, khuyến khích các hoạt động như đi ộ, đạp xe đạp, ơi lội, tập dưỡng sinh, yoga…Nếu trong quá trình luyện tập thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của suy tim như mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực… cần ngừng tập ngay lập tức và thông áo cho ác sĩ. Khi mới tập cần bắt đầu ở cường độ nhẹ, sau này tăng dần lên và tránh tập luyện ở ngoài trời khi thời tiết quá nóng hay quá lạnh. Nên tập thể dục vào buổi sáng sớm vì khi đó cơ thể sẽ có nhiều năng lượng nhất. Không bao giờ ngừng tập thể dục đột ngột sau đó ngồi hoặc nằm xuống vì có thể khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng, nên đi bộ chậm rãi trước khi dừng lại41,43–45.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ đề tài: Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học gắn với thực tiễn dùng trong dạy học hóa học ở trường THPT
134 p | 433 | 155
-
Luận văn thạc sĩ giáo dục: Bồ dưỡng phương pháp thực nghiệm Vật lý cho học sinh khi dạy học một số kiến thức chương "chất khí" Vật lý 10, chương trình chuẩn
134 p | 594 | 134
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tỉnh Kiên Giang
86 p | 253 | 109
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu khả năng tách loại và thu hồi một số kim loại nặng trong dung dịch nước bằng vật liệu hấp phụ chế tạo từ vỏ lạc
75 p | 392 | 96
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Hướng dẫn chi tiết thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế tài chính - ngân hàng - ĐH Kinh tế Luật
15 p | 311 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Kiến trúc trường Trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với xu hướng phát triển mới trong giáo dục
26 p | 264 | 50
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế tài chính các công ty xổ số kiến thiết khu vực miền Nam
95 p | 146 | 35
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 145 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 238 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Cơ sở khoa học cho việc quy hoạch xây dựng cụm kinh tế đóng tàu phục vụ du lịch biển tại Hải Phòng và Quảng Ninh
140 p | 79 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
102 p | 47 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Kết hợp kiến thức quy trình và khái niệm về Đại số lớp 10
78 p | 71 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phương pháp khai thác các kiến thức Văn học sử trong đọc – hiểu văn bản văn học lớp 11 - Chương trình Cơ bản
146 p | 115 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác Vỉa 10 mức -300 Công ty than Hà Lầm
98 p | 22 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu kiến thức - thái độ - hành vi của người dân nhằm định hướng quản lý bền vững nước thải ở Thành phố Hải Dương
90 p | 106 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Khai thác văn hóa truyền thống trong kiến trúc nhà ở riêng lẻ Thành phố Hồ Chí MInh
37 p | 46 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Đánh giá thực trạng kiến trúc nhà ở nông thôn ven biển tỉnh Phú Yên. - Đề xuất mô hình kiến trúc nhà ở nông thôn ven biển theo hướng bền vững tại Phú Yên
35 p | 60 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn