intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Giải pháp hoàn thiện dịch vụ logistics tại Chi nhánh công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

25
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Giải pháp hoàn thiện dịch vụ logistics tại Chi nhánh công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội" là phân tích được thực trạng dịch vụ logistics tại SLV HAN, trên cơ sở đó đề ra được giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ logistics cho công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Giải pháp hoàn thiện dịch vụ logistics tại Chi nhánh công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội

  1. ...................................................................................................................................... BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG *** LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SCHENKER LOGISTICS VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI Ngành: Kinh doanh thương mại HOÀNG TÂM ANH Hà Nội, năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG *** LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SCHENKER LOGISTICS VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI Ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 8340121 Họ và tên học viên: Hoàng Tâm Anh Người hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Thị Thu Hương Hà Nội, năm 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung đề tài “Giải pháp hoàn thiện dịch vụ logistics tại Chi nhánh công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn được thực hiện nghiêm túc và trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2021 Người thực hiện luận văn Hoàng Tâm Anh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Khoa Sau đại học cùng toàn thể các thầy cô giáo Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trường Đại học Ngoại thương đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới giảng viên hướng dẫn – PGS.TS. Trịnh Thị Thu Hương vì đã hết lòng chỉ bảo, hướng dẫn để tôi có thể hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Chi nhánh công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội đã luôn giúp đỡ, bổ sung và hoàn thiện về mặt chuyên môn cho tôi. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Học viên Hoàng Tâm Anh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC................................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vi DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN............................................... ix LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS .................................................................................... 6 1.1. Tổng quan về dịch vụ logistics ..................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm dịch vụ logistics ....................................................................... 6 1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ logistics .................................................................. 6 1.1.3. Phân loại dịch vụ logistics ......................................................................... 8 1.1.4. Nội dung dịch vụ logistics ......................................................................... 9 1.1.5. Vai trò của phát triển dịch vụ logistics..................................................... 10 1.2. Khái quát chung về nhà cung ứng dịch vụ logistics (Logistics Service Provider- LSP) .................................................................................................. 12 1.2.1. Khái niệm nhà cung ứng dịch vụ logistics ............................................... 12 1.2.2. Phân loại nhà cung ứng dịch vụ logistics ................................................. 14 1.2.3. Vai trò của nhà cung ứng dịch vụ logistics .............................................. 15 1.2.4. Quy định của Việt Nam về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đối với thương nhân nước ngoài. ............................................................................. 16 1.3. Tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng tới kinh doanh dịch vụ logistics .... 18
  6. iv 1.3.1. Tiêu chí đánh giá kinh doanh dịch vụ logistics ........................................ 18 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới kinh doanh dịch vụ logistics .......................... 21 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SCHENKER LOGISTICS VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI ........... 27 2.1. Giới thiệu về Chi nhánh Công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội 27 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................. 27 2.1.2. Phạm vi hoạt động................................................................................... 30 2.1.3. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 30 2.2. Thực trạng dịch vụ logistics tại Chi nhánh Công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội .......................................................................... 33 2.2.1. Tính đa dạng của sản phẩm, dịch vụ logistics .......................................... 34 2.2.2. Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động logistics ......................................... 40 2.2.3. Thời gian thực hiện hợp đồng .................................................................. 47 2.2.4. Số sai sót phát sinh khi thực hiện hợp đồng ............................................. 48 2.2.5. Tính đa dạng của khách hàng sử dụng dịch vụ ......................................... 49 2.3. Đánh giá nhân tố ảnh hưởng tới dịch vụ logistics tại CN Công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội ........................................................... 49 2.3.1. Nhân tố khách quan ................................................................................. 49 2.3.2. Nhân tố chủ quan .................................................................................... 52 2.4. Đánh giá về dịch vụ logistics tại CN Công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội ................................................................................................. 58 2.4.1. Ưu điểm .................................................................................................. 58 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân.......................................................................... 59 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CN CÔNG TY TNHH SCHENKER LOGISTICS VIỆT NAM TẠI HÀ
  7. v NỘI ........................................................................................................................... 63 3.1. Định hướng phát triển của CN Công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội đến năm 2025................................................................................... 63 3.1.1. Định hướng phát triển chung của CN Công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội đến năm 2025 ................................................... 63 3.1.2. Định hướng phát triển cụ thể của CN Công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội đến năm 2025 ................................................... 63 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ logistics tại CN Công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội ........................................................... 65 3.2.1. Xây dựng phát triển nguồn nhân lực ........................................................ 65 3.2.2. Khắc phục hạn chế về cơ sở vật chất của chi nhánh ................................. 67 3.2.3. Thúc đẩy và hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin ............................ 68 3.2.4. Cải thiện quy trình thực hiện nghiệp vụ ................................................... 69 3.2.5. Một số giải pháp khác ............................................................................. 70 3.3. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước ................................... 72 3.3.1. Kiến nghị về thủ tục hải quan .................................................................. 72 3.3.2. Kiến nghị về hoàn thiện cơ chế, chính sách và phát triển kết cấu hạ tầng . 73 3.3.3. Kiến nghị về đào tạo nguồn nhân lực ngành Logistics ............................. 74 3.3.4 Kiến nghị hoàn thiện chính sách pháp lý .................................................. 75 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 79 PHỤ LỤC................................................................................................................. 82 PHỤ LỤC 1.1 ........................................................................................................... 82 PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................. 83 PHỤ LỤC 2.1: QUY TRÌNH THỰC HIỆN DỊCH VỤ THÔNG QUAN HẢI QUAN TẠI SLV HAN ............................................................................................. 85
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt CN Chi nhánh CNTT Công nghệ thông tin DBS DB Schenker FTL Full Truckload Vận tải nguyên xe GPS Global Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu Hub Trung tâm logistics LTL Less Than Truckload Vận tải ghép hàng lẻ RHO Regional Head Office Văn phòng quản lý vùng SLV HAN Chi nhánh công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ văn phòng quản lý vùng theo chiều dọc của DB Schenker .......... 29 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quản lý phòng sản phẩm theo chiều dọc của Schenker Việt Nam 30 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự của SLV HAN năm 2021 ....................... 31 Sơ đồ 2.4: Quy trình điều vận xe tại SLV HAN ..................................................... 34 Sơ đồ 2.5: Quy trình thực hiện lô hàng xuyên biên giới LTL ................................. 38 Sơ đồ 2.6: Trình tự các bước đăng ký soi hàng tại hải quan ................................... 88 Sơ đồ 2.7: Quy trình thực hiện lô hàng xuyên biên giới FTL tại SLV HAN ........... 90
  9. vii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Những khoản chi phí cơ bản trong hoạt động Logistics .......................... 12 Hình 2.1: Quy mô của DB Schenker trên thế giới .................................................. 27 Hình 2.2: Bản đồ tuyến LTL và các logistics hub vùng châu Á - Thái Bình Dương .............................................................................................................................. 37 Hình 2.3: Cơ cấu doanh thu từ các dịch vụ logistics tại SLV HAN ........................ 43 Hình 2.4: Cơ cấu lợi nhuận từ các dịch vụ logistics tại SLV HAN ......................... 43 Hình 2.5: Số đơn hàng phát sinh chậm trễ của SLV HAN từ 2017 - 2020 .............. 48 Hình 2.6: Số khiếu nại, phàn nàn của khách hàng phát sinh về SLV HAN từ 2017 - 2020 ...................................................................................................................... 48 Hình 2.7: Tỉ trọng chiều dài các loại đường bộ trong tổng hệ thống ....................... 51 đường bộ Việt Nam ............................................................................................... 51 Hình 2.8: Thời gian vận chuyển giữa các hub (đơn vị: ngày) ................................. 93 Hình 2.9: Lịch trình vận chuyển LTL tuyến hướng Nam (Trung Quốc - Singapore) .............................................................................................................................. 93 Hình 2.10: Lịch trình vận chuyển LTL tuyến hướng Bắc (Singapore - Trung Quốc) .............................................................................................................................. 94 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số lượng và cơ cấu nhân sự theo các chỉ tiêu tại SLV HAN năm 2020 .. 33 Bảng 2.2: Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động logistics của SLV HAN từ 2017 - 2020 ...................................................................................................................... 41 Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh dịch vụ hải quan tại SLV HAN giai đoạn 2017-2020 .............................................................................................................................. 44
  10. viii Bảng 2.4: Doanh thu dịch vụ vận tải nội địa giai đoạn 2017-2020 ......................... 45 Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh dịch vụ vận tải xuyên biên giới FTL tại SLV HAN giai đoạn 2017 - 2020 ............................................................................................ 46 Bảng 2.6: Doanh thu dịch vụ vận tải xuyên biên giới LTL của SLV HAN ............. 47 Bảng 3.1: Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics của SLV HAN đến năm 2025 ...... 65
  11. ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Họ và tên học viên: Hoàng Tâm Anh Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trịnh Thị Thu Hương Tên đề tài: Giải pháp hoàn thiện dịch vụ logistics tại Chi nhánh Công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội Chi nhánh Công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ logistics trong mảng thông quan và vận tải đường bộ. Trong những năm qua, công ty đã chú trọng đến việc phát triển và cải thiện dịch vụ nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, tuy nhiên dịch vụ logistics của công ty vẫn còn nhiều điểm hạn chế ở cả hai mảng thông quan và vận tải. Chính vì vậy, việc hoàn thiện dịch vụ logistics tại Chi nhánh Công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội là một yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển của công ty. Trong luận văn của mình, tác giả đã đưa ra các cơ sở về lý luận mang tính khoa học về dịch vụ logistics và nhà cung cấp dịch vụ logistics, dựa trên thực trạng hoạt động của Chi nhánh Công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội giai đoạn 2017-2020 để phân tích ưu nhược điểm của dịch vụ logistics mà công ty cung cấp, sau đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện dịch vụ logistics của công ty. Luận văn sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng cho đối tượng nghiên cứu là Dịch vụ logistics tại Chi nhánh Công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội.
  12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hai thập niên qua chứng kiến sự hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam với khu vực và thế giới. Sau hơn mười bốn năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đang thể hiện sự hội nhập ngày càng mạnh mẽ vào kinh tế khu vực và quốc tế. Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016 – 2019 khá cao, đạt 6,8% - thuộc nhóm phát triển cao ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Ngoài ra, mặc dù năm 2020 thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 về mọi mặt nhưng nền kinh tế nước ta tiếp tục đạt tăng trưởng dương khi GDP 9 tháng đầu năm 2020 tăng 2,12%, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến của các dòng vốn nước ngoài bởi sự hấp dẫn của một thị trường hơn 95 triệu dân, tiềm năng cả về sức tiêu thụ và nguồn lao động giá rẻ. Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng, hội nhập sâu rộng vào sân chơi quốc tế, dịch vụ thương mại tăng trưởng mạnh, cùng với đó là lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi để trở thành điểm trung chuyển hàng hóa quốc tế. Chính vì lẽ đó, ngành logistics ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế xã hội. Logistics được quan tâm đầu tư phát triển ở Việt Nam cách đây khoảng 20 năm nhờ vào quá trình mở cửa kinh tế quốc tế, tuy nhiên ngành logistics mới chỉ thực sự bùng nổ vào 8 năm trở lại đây cùng với việc ký kết thành công các Hiệp định thương mại tự do và cơ sở hạ tầng ngày càng cải thiện. Hòa cùng xu thế phát triển của thế giới, số lượng các công ty logistics tại Việt Nam cũng đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Theo Báo cáo Logistics Việt Nam 2020, cả nước hiện có khoảng trên 4.000 doanh nghiệp logistics đang hoạt động, bao gồm cả có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong đó chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng, còn lại là các doanh nghiệp logistics có vốn đăng ký nhỏ cũng như quy mô lao động hạn chế, chủ yếu tập trung vào nghiệp vụ mua bán dịch vụ vận tải đường biển, đường hàng không, khai thuê hải quan, dịch vụ vận tải nội địa. Không nhiều công ty có đủ năng lực đảm nhận toàn bộ chuỗi cung ứng bao gồm vận chuyển đường bộ, kho bãi, đóng gói,… trong khi
  13. 2 đặc điểm của logistics là một chu trình khép kín từ kho của nhà sản xuất đến tay khách hàng. Do quy trình đòi hỏi tích hợp nhiều dịch vụ có thể diễn ra ở nhiều quốc gia nên những công ty lớn thường cẩn thận kiểm tra năng lực công ty logistics thông qua mạng lưới rộng khắp. Trong khi đó, do vốn ít nên cơ cấu tổ chức doanh nghiệp nội địa Việt Nam cũng đơn giản, không thật sự chuyên sâu, không tổ chức được các văn phòng đại diện ở nước ngoài nên nguồn thông tin bị hạn chế, các công việc ở nước ngoài đều phải thông qua các đại lý của các công ty đa quốc gia. Điều này dẫn đến đa số các doanh nghiệp logistics Việt Nam chỉ dừng lại ở việc làm đại lý cấp 2, cấp 3, thậm chí cấp 4 cho các đối tác nước ngoài có mạng lưới toàn cầu mà chưa tổ chức kết nối được các hoạt động vận tải đa phương thức. Vận tải hàng hóa, đặc biệt là vận tải đường bộ, chiếm tỷ trọng lớn trong ngành logistics tại Việt Nam. Tuy địa hình nước ta dài và hẹp, lại có đường bờ biển suốt dọc chiều dài đất nước, nhưng vận tải hàng hóa ở Việt Nam vẫn chủ yếu là sử dụng đường bộ. Tính đến cuối năm 2019, vận tải đường bộ chiếm khoảng 75% lượng hàng hóa vận tải nội địa, chưa tính đến lượng hàng hóa vận tải đường bộ qua biên giới. Dịch bệnh Covid-19 và cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng đang mở ra nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam khi các tập đoàn lớn đang từng bước chuyển dây chuyền sản xuất về các khu vực khác, trong đó có Việt Nam, càng giúp tăng thêm nhu cầu sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, giao nhận hàng hóa bằng đường bộ của các doanh nghiệp nội địa Việt Nam còn phần nào thiếu chuyên nghiệp so với trình độ phát triển của các doanh nước ngoài, khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp còn rất hạn chế, chậm áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý và điều hành. Đây chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp logistics lớn trên thế giới lựa chọn Việt Nam để mở rộng và phát triển các dịch vụ vận tải của mình, một trong số đó là DB Schenker. Là một doanh nghiệp đã có rất nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa, Schenker Logistics Việt Nam chi nhánh Hà Nội đã và đang từng bước khẳng định sự tồn tại của mình bằng sự tín nhiệm của khách hàng trong những năm qua nhờ dịch vụ hải quan và giao nhận hàng hóa bằng đường bộ. Chính vì những lý do trên, sau một thời gian làm việc trong lĩnh vực logistics,
  14. 3 tôi quyết định chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện dịch vụ logistics tại Chi nhánh Công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh doanh thương mại. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay đã có những bài viết, công trình nghiên cứu về vận tải đường bộ, cơ sở vật chất đường bộ, dịch vụ logistics tại Việt Nam... Dưới đây, tác giả tham khảo và nghiên cứu một số bài báo và công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn: - Bài báo “Phát triển ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam” (2019) trên website taichinhvietnam.vn của tác giả Phạm Trung Hải đã chỉ ra thực trạng ngành logistics tại Việt Nam, các rào cản thách thức và cơ hội thúc đẩy logistics cũng như đưa ra các giải pháp phát triển ngành logistics - Bài viết “Sau 10 năm, Việt Nam có gần 1.200km đường cao tốc” trên website của Tổng Cục Đường bộ Việt Nam (2020) đã nhận định hạ tầng giao thông Việt Nam đã có nhiều đột phá ấn tượng sau 10 năm xây dựng (2011-2020) - Bài viết “Phát triển dịch vụ logistics tại Hải Phòng - nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh liên kết vùng” (2019) trên website của Bộ Công Thương trên cơ sở phân tích các lợi thế phát triển ngành vận tải và logistics của Việt Nam đã đề ra những giải pháp để đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối thị trường logistics và giải quyết những điểm nghẽn trong logistics. - Bài đăng “Định vị vai trò, tầm quan trọng của ngành logistics trong phát triển kinh tế” (2019) trên website tapchicongthuong.vn đã xác định ngành dịch vụ logistics Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh và mạnh với tốc độ phát triển lên đến 13 - 15% và là một trong những ngành có tiềm năng rất lớn đối với nền kinh tế. - Báo cáo Logistics 2020 của Bộ Công Thương đã đưa ra những phân tích về hạ tầng giao thông đường bộ, các ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến dịch vụ logistics và các doanh nghiệp dịch vụ logistics. - Luận văn thạc sỹ “Một số giải pháp hoàn thiện dịch vụ logistics tại Cảng Cát Lái – Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn đến năm 2020” (2013) của tác giả Nguyễn
  15. 4 Thị Hương Dịu, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã tóm tắt được lý luận chung về dịch vụ logistics, đưa ra giải pháp hoàn thiện dịch vụ logistics tại cảng Cát Lái trên cơ sở phân tích thực trạng dịch vụ logistics tại cảng. - Theo bài viết “Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL)” (2019) trên website phaata.com, ông Tom Patterson – phó chủ tịch cấp cao của bộ phận Quản lý kho tại Saddle Creek Logistics Services đã đưa ra các đặc tính cần thiết mà các nhà cung ứng dịch vụ logistics cần để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu một số tài liệu khác liên quan đến logistics và dịch vụ logistics. Tuy nhiên, những tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học đi sâu phân tích có hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn để đánh giá thực trạng dịch vụ logistics tại một doanh nghiệp nước ngoài như Schenker, từ đó xây dựng những giải pháp phù hợp áp dụng cho doanh nghiệp đó để hoàn thiện dịch vụ logistics vẫn còn hạn chế. Chính vì thế, qua đề tài nghiên cứu này, tác giả sẽ hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch vụ logistics và nhà cung ứng dịch vụ logistics, phân tích thực trạng dịch vụ logistics tại Chi nhánh Công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội (SLV HAN), từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện dịch vụ logistics tại công ty. Đề tài này hoàn toàn không trùng lặp với các đề tài đã được nghiên cứu trước đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích được thực trạng dịch vụ logistics tại SLV HAN, trên cơ sở đó đề ra được giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ logistics cho công ty. Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn cần giải quyết được những nhiệm vụ sau: - Tổng kết được những lý luận chung về dịch vụ logistics và nhà cung ứng dịch vụ logistics - Làm rõ được những ưu điểm và nhược điểm của dịch vụ logistics tại SLV HAN trên cơ sở phân tích thực trạng dịch vụ logistics của công ty - Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết những hạn chế và hoàn thiện dịch vụ logistics tại SLV HAN
  16. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: dịch vụ logistics của SLV HAN - Phạm vi nghiên cứu: Tình hình kinh doanh dịch vụ logistics tại SLV HAN trong 4 năm gần nhất, giai đoạn 2017-2020 trên 3 mảng: thông quan, vận tải đường bộ nội địa và vận tải đường bộ xuyên biên giới 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: - Phương pháp thu thập dữ liệu - Phương pháp tổng hợp và thống kê phân tích - Phương pháp so sánh 6. Kết cấu luận văn Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, kết cấu luận văn gồm ba chương: - Chương I: Lý luận chung về dịch vụ logistics và nhà cung cấp dịch vụ logistics - Chương II: Thực trạng dịch vụ logistics tại Chi nhánh Công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội - Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện dịch vụ logistics tại Chi nhánh Công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội
  17. 6 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS 1.1. Tổng quan về dịch vụ logistics 1.1.1. Khái niệm dịch vụ logistics Hiện nay trên thế giới chưa có định nghĩa chung về “dịch vụ logistics” mà chỉ xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm “logistics”. Trong đó, định nghĩa được coi là đầy đủ và được sử dụng rộng rãi nhất là định nghĩa của Hội đồng quản lý logistics của Hoa Kỳ (Council of logistics Management - CLM): “Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng” (logistics is the process of planning, implementing, and controling the efficient, effective flow and storage of goods, services, and related information from point of origin to point of consumption for the purpose of conforming to customer requirements). (Hoàng Văn Châu, 2009) Trong Luật thương mại Việt Nam 2005, khái niệm logistics không được định nghĩa ràng mà thay vào đó là khái niệm “dịch vụ logistics” và được phiên âm theo tiếng Việt là “lô-gi-stíc”. Điều 233 Luật thương mại Việt Nam 2005 định nghĩa: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.” 1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ logistics Hiện nay chưa có tài liệu hay nghiên cứu cụ thể nào nói về đặc điểm của dịch vụ logistics. Tuy nhiên tại Việt Nam, dịch vụ logistics chịu sự điều phối và quản lý của pháp luật, vì vậy nó được kiểm soát bằng những quy định cụ thể trong Luật Thương mại Việt Nam 2005. Theo đó, ta có thể khái quát lại những đặc điểm cơ bản của dịch vụ logistics như sau:
  18. 7 Thứ nhất: Dịch vụ logistics không hiện hữu. Dịch vụ là vô hình, không tồn tại dưới dạng vật thể. Tính không hiện hữu được biểu lộ khác nhau đối với từng loại dịch vụ. Nhờ đó người ta có thể xác định mức độ sản phẩm hiện hữu, dịch vụ hoàn hảo và mức độ trung gian giữa dịch vụ và hàng hóa hiện hữu. Trong dịch vụ logistics người ta cung cấp cả sản phẩm hữu hình và vô hình (dịch vụ, tư vấn…). Đôi khi cũng không có ranh giới rõ ràng, ví dụ như trên góc độ logistics từ hàng hóa hữu hình tới dịch vụ phi hữu hình có 4 mức độ: + Hàng hóa hiện hữu: cung ứng tàu biển, đồ ăn, nước uống,… (bán hàng) + Hàng hóa hoàn hảo: Gồm hàng hóa hoàn hảo và khi tiêu dùng phải có dịch vụ đi kèm để tăng sự thỏa mãn. Ví dụ: đóng gói hàng hóa,… + Dịch vụ: Thỏa mãn thông qua sản phẩm dịch vụ kèm phương tiện vận tải + Dịch vụ hoàn hảo: Hoàn toàn không hiện hữu. Ví dụ: khai thuê hải quan,… + Mức độ hữu hình và vô hình của sản phẩm gây khó khăn trong đánh giá của khách hàng Thứ hai: Dịch vụ không đồng nhất. Sản phẩm dịch vụ khó tiêu chuẩn hóa, khó kiểm soát, các nhân viên thực hiện dịch vụ trong các lần khác nhau cũng khác nhau (tốc độ làm chứng từ, tính chính xác,…). Khách hàng tiêu dùng là người quyết định chất lượng dựa vào cảm nhận của họ. Vì vậy các khách hàng khác nhau sẽ có cảm nhận khác nhau. Sản phẩm dịch vụ sẽ có giá trị cao khi thỏa mãn được nhu cầu riêng biệt của khách hàng. Do vậy, trong cung cấp dịch vụ thường thực hiện cá nhân hóa dịch vụ và làm cho tăng thêm mức độ khác biệt giữa các dịch vụ. Dịch vụ logistics không đồng nhất còn do dịch vụ bao quanh và môi trường vật chất hay thay đổi. Các dịch vụ là khác loại nếu dịch vụ cơ bản khác nhau. Ngay cả dịch vụ logistics cùng loại cũng có sự khác nhau về lượng và về phẩm cấp do dịch vụ bao quanh và kỹ năng nghề nghiệp khác nhau. Thứ ba: Dịch vụ logistics không tách rời với hoạt động sản xuất và phân phối chúng. Các sản phẩm cụ thể không đồng nhất nhưng đều mang tính hệ thống, đều từ cấu trúc của dịch vụ cơ bản phát triển thành. Một sản phẩm dịch vụ cụ thể gắn liền với cấu trúc của nó và là kết quả của quá trình hoạt động của hệ thống cấu trúc đó. Quá trình sản xuất gắn liền với việc tiêu dùng dịch vụ, người tiêu dùng cũng tham
  19. 8 vào hoạt động cung cấp dịch vụ cho chính mình. Dịch vụ là liên tục và có hệ thống. Thứ tư: Sản phẩm dịch vụ logistics là không thể tồn trữ (trừ phương tiện và cơ sở vật chất của dịch vụ - nhưng chưa phải là dịch vụ nếu không có sự vận hành của con người). Dịch vụ logistics không thể để tồn kho và vận chuyển từ khu vực này sang khu vực khác, vì vậy nên việc tạo ra và tiêu dùng dịch vụ bị giới hạn bởi thời gian. Điều này dẫn tới mất cân đối bố cục bộ trong cung cầu dịch vụ ở một khoảng thời gian. 1.1.3. Phân loại dịch vụ logistics Phân loại theo hình thức và loại hình, logistics gồm: - Logistics bên thứ nhất (First Party Logistics): người chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Theo hình thức này, chủ hàng phải đầu tư các phương tiện vận tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt động logistics. Logistics bên thứ nhất làm phình to quy mô của doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp không có đủ quy mô cần thiết, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành hoạt động logistics. - Logistics bên thứ hai (Second Party Logistics): người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, khai báo hải quan, thanh toán hộ,…) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics. Loại hình này bao gồm: các hãng vận tải biển, đường bộ, đường thủy nội địa, đường hàng không, các doanh nghiệp kinh doanh bến bãi, khai báo hải quan, thanh toán hộ,… - Logistics bên thứ ba (Third Party Logistics): là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng, ví dụ như thay mặt người gửi hàng thực hiện các thủ tục xuất nhập và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng tới địa điểm theo quy định,… Do đó logistics bên thứ ba bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin,…và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng. - Logistics bên thứ tư (Fourth Party Logistics): là người tích hợp, gắn kết
  20. 9 các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics. Logistics bên thứ tư chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấp các giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải,… Logistics bên thứ tư hướng đến quản trị cả quá trình logistics, nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng. - Logistics bên thứ năm (Fifth Party Logistics): đã được nhắc đến trong những năm gần đây. Đây là hình thức phát triển cao hơn của logistics bên thứ tư đi cùng với sự phát triển của thương mại điện tử. Phân loại theo lĩnh vực hoạt động của logistics Ngày nay, hệ thống logistics càng có vị trí và vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất và đời sống, được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau và phát triển thành 3 nhóm : Hệ thống logistics trong quân sự; Hệ thống logistics trong sản xuất, kinh doanh, thương mại; Hệ thống logistics trong quản lý xã hội. Phân loại theo quá trình, logistics gồm 3 loại: - Logistics đầu vào (Inbound logistics): là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn,…) một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất. - Logistics đầu ra (Outbound logistics): là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. - Logistics ngược (Reserse logistics) là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý. 1.1.4. Nội dung dịch vụ logistics Để tiện cho công tác quản lý, ngày 30/12/2017 Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics. Nghị định chính thức có hiệu lực từ ngày 20/02/2018, trong đó phân loại cụ thể 17 loại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2