Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Bãi Cháy
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng lý luận về quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại vào điều kiện cụ thể nhằm tăng cường năng lực quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Bãi Cháy
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH BÃI CHÁY Ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 83.40.121 HOÀNG TUYẾT MAI
- Hà Nội – 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Bãi Cháy Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 83.40.121 Họ và tên: Hoàng Tuyết Mai Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Thị Lý
- Hà Nội 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Bãi Cháy” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được viết dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Bãi Cháy. Các số liệu là trung thực và chưa được công bố tại các công trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác. Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2020 Tác giả Hoàng Tuyết Mai
- ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau đại học của trường, cơ sở trường Đại học Ngoại thương cơ sở Quảng Ninh cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Bùi Thị Lý, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hoàng Tuyết Mai
- iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii MỤC LỤC ............................................................................................................. iii ................................................................................................................................ vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ .......................................................................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ........................................................................ vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ viii TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................ ix MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3 3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................... 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài ..................................................................... 4 5.1. Phương pháp thu thập thông tin ................................................................ 4 5.2. Phương pháp xử lý thông tin ..................................................................... 5 6. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ......................... 7
- iv 1.1. Khái quát hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại ..................... 7 1.1.1. Khái niệm về tín dụng Ngân hàng thương mại .................................... 7 1.1.2. Vai trò của hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế ............................................................................................................ 15 1.2. Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại .............................. 19 1.2.1. Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại ........................................ 19 1.2.2. Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại ........................... 27 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý rủi ro tín dụng ....................................... 38 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại ........................................................................................................ 41 1.3.1. Nhân tố chủ quan ................................................................................. 41 1.3.2. Nhân tố khách quan .............................................................................. 43 1.4. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các Ngân hàng ...................... 44 1.4.1. Các nguyên tắc BASEL về quản lý rủi ro tín dụng ............................ 44 1.4.2. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng .............. 46 1.4.2.1 Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ....................................... 46 1.4.3. Bài học cho ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy ........................................................................................ 54 1.4.3.1. Bài học từ các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam .............. 54 Kết luận chương 1 .............................................................................................. 59 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BÃI CHÁY ................................................................ 60 2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy .................................................................................. 60 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 60 2.1.2. Cơ cấu tổ chức .................................................................................... 61 2.1.3. Đặc điểm thị trường và dịch vụ của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Bãi Cháy ......................................................................................................... 62
- v 2.1.4. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy giai đoạn 2017 2019 ................................................................................................................ 66 2.2. Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy ........................... 68 2.2.1. Phân loại nợ ......................................................................................... 68 2.2.2. Bộ máy quản lý rủi ro .......................................................................... 71 2.2.4. Quy trình tín dụng ................................................................................ 72 2.3. Đánh giá chung ........................................................................................... 82 2.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................ 82 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ......................................................... 85 Kết luận chương 2 .............................................................................................. 91 CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BÃI CHÁY ................... 93 3.1. Định hướng tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy ........................... 93 3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động tới hoạt động tín dụng và quản lý RRTD của Vietinbank ....................................................................... 93 3.1.2. Định hướng quản lý rủi ro tín dụng của Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy ................................................................................................................ 94 3.2. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy ........................... 96 3.2.1. Nhóm giải pháp trực tiếp về quy trình cấp tín dụng ........................... 96 3.2.2. Nhóm giải pháp hạn chế thiệt hại khi rủi ro tín dụng xảy ra .......... 102 3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ ....................................................................... 103 3.2.4. Nhóm giải pháp đồng bộ ................................................................... 106 3.3. Một số kiến nghị ...................................................................................... 107 3.3.1. Đối với chính phủ .............................................................................. 107
- vi 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước ............................................................ 109 3.3.3. Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam . 110 Kết luận chương 3 ............................................................................................ 112 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 115
- vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Bảng 2.1: Các sản phẩm dịch vụ của Vietinbank Bãi Cháy .................................. 63 Bảng 2.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ 2017 2019 ............. 66 Bảng 2.3: Phân loại nợ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy .................................................................................................................. 68 Bảng 2.4: Phân loại nợ xấu theo kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy ................................................................................ 70 Bảng 2.5: Phân loại nợ xấu theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy ................................................................. 70 Bảng 2.6: Chấm điểm, phân loại khách hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy ................................................................................ 75 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Trang Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng của Vietinbank Bãi Cháy ......... 61 Sơ đồ 2.2: Quy trình tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy ..................................................................................... 74 Sơ đồ 2.3: Quy trình thẩm định tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy ..................................................................................... 76
- viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt CBTC Cán bộ tín dụng Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt CIC Nam NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTW Ngân hàng trung ương RRTD Rủi ro tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng KHDN Khách hàng doanh nghiệp TCHC Tổ chức hành chính TSĐB Tài sản đảm bảo GHTD Gia hạn tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Vietinbank Việt Nam Vietinbank Bãi Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Cháy Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy
- ix TÓM TẮT LUẬN VĂN Giữa bối cảnh cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, một trong những vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại là khả năng quản lý rủi ro (đặc biệt là rủi ro tín dụng) một cách toàn diện và hệ thống. Quản lý rủi ro tín dụng được hiểu là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. Năm 2018 là thời điểm để VietinBank nỗ lực hoàn thành Chiến lược kinh doanh trung hạn, trong đó phải kể đến sự gắn kết các chủ điểm kinh doanh, chủ điểm quản lý rủi ro và các hoạt động hỗ trợ khác; hoạt động quản lý rủi ro tiếp tục được triển khai rộng khắp với các trụ cột, bao gồm: mô hình tổ chức; văn bản chính sách; công cụ đo lường rủi ro; công tác báo cáo phân tích, giám sát; hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và nâng cao văn hoá, nhận thức quản lý rủi ro. Cùng với đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy cũng đang tập trung đẩy mạnh hoạt động quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng. Tuy nhiên trong thời gian qua công tác quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng của Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy vẫn còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó, việc tìm kiếm những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy là rất cần thiết. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bãi Cháy” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Luận văn được kết cấu theo ba chương và đã nghiên cứu được như sau: Chương 1 đã hệ thống kiến thức lý luận thực tiễn về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Trong đó nhấn mạnh nội dung, phương pháp, nguyên tắc quản lý rủi ro tín
- x dụng; phân tích các nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng; trên góc độ của nền kinh tế và góc độ Ngân hàng đều khẳng định sự cần thiết phải tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Chương 1 cũng đưa ra kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại một số nước và một số ngân hàng thương mại Việt Nam. Chương 2 của luận văn đã trình bày được tổng quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Bãi Cháy trong thời gian từ năm 2017 đến 2019. Nhìn từ góc độ huy động vốn, cho vay vốn; đi sâu phân tích công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Bãi Cháy. Vận dụng kiến thức lý luận, học viên đánh giá hoạt động kinh doanh và nhất là công tác quản lý rủi ro tín dụng thời gian qua của Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Bãi Cháy với những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng. Đây là những cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Bãi Cháy trong thời gian tới. Chương 3 luận văn đề xuất 4 nhóm giải pháp, bao gồm: (i) 5 giải pháp thuộc nhóm giải pháp liên quan trực tiếp đến việc hạn chế RRTD; (ii) 2 giải pháp thuộc nhóm giải pháp hạn chế thiệt hại khi rủi ro tín dụng xảy ra; (iii) 4 giải pháp thuộc nhóm giải pháp hỗ trợ; (iv) 3 giải pháp thuộc nhóm giải pháp đồng bộ. Tất cả các giải pháp tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy. Đồng thời, học viên đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước. Học viên hi vọng nếu thực hiện đầy đủ 4 giải pháp đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy, kết hợp với sự đổi mới đồng bộ từ cơ chế chính sách của Nhà nước, của ngân hàng nhà nước và cơ quan quản lý, sẽ góp phần cải thiện đáng kể công tác quản lý rủi ro tín dụng, đóng góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, nâng vị thế
- xi của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong hệ thống các ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào, hoạt động tín dụng luôn là một trong những hoạt động cốt lõi của Ngân hàng thương mại. Thông qua hoạt động cho vay của mình, các ngân hàng cung ứng vốn vào thị trường, giúp hệ tuần hoàn kinh tế hoạt động một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả đồng thời góp phần chủ đạo mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. RRTD mang tính tất yếu khách quan, luôn gắn liền với hoạt động tín dụng, đồng thời lại rất đa dạng phức tạp, RRTD thường khó kiểm soát và dẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn và thu nhập của ngân hàng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng thì cần hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng và có những biện pháp khắc phục kịp thời và chủ động khi rủi ro xảy ra. Giữa bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, bên cạnh những cơ hội về thu hút vốn, mở rộng thị trường, phát triển quy mô, nâng cao chất lượng...thì song song với đó ngân hàng thương mại phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ sự cạnh tranh gay gắt, áp lực khủng hoảng kinh tế, chính trị, cơ chế hoạt động mâu thuẫn... gây cản trở sự phát triển, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh, suy giảm năng lực tài chính, thậm chí dẫn đến phá sản. Một trong những vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của một NHTM là khả năng quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng (RRTD) một cách toàn diện và hệ thống. Từ đó, giảm chi phí, nâng cao được thu nhập, bảo toàn vốn cho NHTM; tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền và nhà đầu tư; tạo tiền đề để mở rộng thị trường và tăng uy tín, vị thế, hình ảnh, thị phần cho ngân hàng. Năm 2018 là thời điểm để VietinBank nỗ lực hoàn thành Chiến lược kinh doanh trung hạn, trong đó phải kể đến sự gắn kết các chủ điểm kinh doanh, chủ điểm quản lý rủi ro và các hoạt động hỗ trợ khác. Nhận thức vai trò hỗ trợ, thúc đẩy các đơn vị, chi nhánh trong hệ thống triển khai tốt các mục tiêu kinh doanh, năm 2018, hoạt động quản lý rủi ro tiếp tục được triển khai rộng khắp với các
- 2 trụ cột, bao gồm: mô hình tổ chức; văn bản chính sách; công cụ đo lường rủi ro; công tác báo cáo phân tích, giám sát; hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và nâng cao văn hoá, nhận thức quản lý rủi ro. Thực hiện theo chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy cũng đang tập trung đẩy mạnh hoạt động quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng. Tuy nhiên trong thời gian qua công tác quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng của Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy vẫn còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó, việc tìm kiếm những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy là rất cần thiết. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bãi Cháy” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng thương mại là những vẫn đề đang được các nhà nghiên cứu rất quan tâm. Quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại đã được nghiên cứu ở một số đề tài như: Nguyễn Ngọc An (2017), “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt” luận văn Thạc sỹ, luận văn nghiên cứu lý luận về rủi ro tín dụng và thực trạng của rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt trên cơ sở phân tích số liệu từ năm 2015 2017; Nguyễn Văn Trí (2018), “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu” luận văn nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu dựa trên phân tích số liệu của ngân hàng từ năm 20152017; Trần Trung Tình (2018), “Quản lý rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thươ ng mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn nghiên
- 3 cứu và đưa ra các giải pháp để quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, dựa trên phân tích số liệu của các ngân hàng từ năm 20152017; Trường Ngọc Điệp (2017), “Quản lý rủi ro tín dụng tại công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, luận văn nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để quản lý rủi ro tín dụng tại Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam,dựa trên phân tích số liệu của công ty từ năm 20142016. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ được cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp để thực hiện đề tài nghiên cứu. Thông qua phân tích thực trạng để rút ra được kết quả, hạn chế, và nguyên nhân của những hạn chế, qua đó đưa ra được những giải pháp phù hợp với đơn vị mà mỗi luận văn nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có luận văn nào nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy. Mỗi đơn vị khác nhau thì quy mô, tính chất, đặc điểm hoạt động sẽ rất khác nhau, do đó cần có những giải pháp cụ thể gắn với tình hình thực tiễn và môi trường hoạt động của mỗi đơn vị. Tất cả những vấn đề nêu trên là cơ sở và mục tiêu để tác giả nghiên cứu về Quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài: Vận dụng lý luận về quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại vào điều kiện cụ thể nhằm tăng cường năng lực quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh mới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu ở trên luận văn thực hiện các nhiệm vụ
- 4 cụ thể sau: Nghiên cứu một số lý luận về rủi ro, quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Kinh nghiệm quản lý rủi ro của một số ngân hàng thương mại và bài học cho Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy. Phân tích đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy trong giai đoạn 20172019, đánh giá các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý rủi ro tại ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề thực tế trong việc quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy Về thời gian: Thực trạng từ năm 2017 đến năm 2019; dự báo tầm nhìn đến năm 2023. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài 5.1. Phương pháp thu thập thông tin 5.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Các tài liệu thông tin liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng sẽ được thu thập từ: Các tài liệu trình bày về quản lý rủi ro tín dụng (bao gồm các tài liệu của Ngân hàng thế giới, Ủy ban giám sát ngân hàng Basel, tài liệu của Ngân hàng Nhà
- 5 nước, tài liệu của Ngân hàng thương mại cũng như các tổ chức tín dụng khác v.v... ) Kết quả tổng hợp số liệu về quản lý rủi ro tín dụng trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019 từ các phòng tại Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy. Các trang web điện tử trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. 5.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Các thông tin sơ cấp sẽ được thu thập thông qua: Thu thập thông tin từ việc thực hiện trao đổi với các lãnh đạo, cán bộ nhân viên đang công tác tại Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy. Đối tượng được phỏng vấn là các cán bộ công tác trong lĩnh vực tín dụng tại Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy, có độ tuổi từ 25 đến 45 tuổi, được đào tạo chuyên ngành tài chính ngân hàng. 5.2. Phương pháp xử lý thông tin Các tài liệu sau khi thu thập được chọn lọc, tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích. Các công cụ, kỹ thuật phân tích được xử lý trên Excel, kết hợp phương pháp mô tả để phản ảnh thực trạng công tác quản lý rủi ro tại Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Bãi Cháy thông qua các số tuyệt đối, tương đối được thể hiện thông qua các bảng biểu, đồ thị và sơ đồ. Ngoài ra trong luận văn xử dụng các phương pháp khác như sau: Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng nhằm biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu về tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó kết hợp biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích số liệu qua ba năm 2017, 2018 và 2019 để phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Bãi Cháy. Luận văn sẽ so sánh số liệu năm này với năm trước để có được nhận định về công tác quản lý
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng công thương Việt Nam
122 p | 357 | 90
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Nam Á đến năm 2015
123 p | 232 | 87
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh: Giải pháp marketing dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 306 | 86
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Nghiên cứu khả năng áp dụng chi trả dịch vụ môi trường đối với hệ sinh thái đất ngập nước tại đầm phá Tam Giang cầu hai, tỉnh Thừa Thiên Huế
124 p | 253 | 72
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
105 p | 204 | 62
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ kinh doanh và quản lý: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động truyền thông thương hiệu tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam
18 p | 323 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ kinh doanh và quản lý: Một số giải pháp Marketing phát triển dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone
22 p | 219 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Sơn Tây
105 p | 162 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ kinh doanh và quản lý: Phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty Thông tin di động
32 p | 156 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Quản trị hoạt động logistics đầu vào của Công ty Cổ phần Bao bì Thuận Phát
86 p | 22 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế của Vietnam Airlines – Chi nhánh Miền Bắc
127 p | 25 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội
22 p | 139 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Định hướng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển dịch vụ viễn thông công ích của Tập đoàn Viễn thông Quân đội
23 p | 129 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre
113 p | 41 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Quy trình cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
12 p | 23 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn