intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng ô tô điện của người dân trên địa bàn Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng ô tô điện của người dân trên địa bàn Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá và hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng ô tô điện tại thị trường Hà Nội, Việt Nam, với mục đích thúc đẩy sự chấp nhận và sử dụng ô tô điện trong việc cải thiện môi trường và giao thông bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng ô tô điện của người dân trên địa bàn Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG .......*** ....... LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TIÊU DÙNG Ô TÔ ĐIỆN CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Ngành: Kinh Doanh Thương Mại ĐINH VŨ VIỆT TRUNG Hà Nội - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TIÊU DÙNG Ô TÔ ĐIỆN CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Ngành: Kinh Doanh Thương Mại Mã ngành: 8340121 Họ và tên học viên: Đinh Vũ Việt Trung Người hướng dẫn: TS Nguyễn Minh Phúc Hà Nội - 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng công trình nghiên cứu khoa học này là do tôi nghiên cứu và thực hiện. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này. Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2023 Người cam đoan Đinh Vũ Việt Trung
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Minh Phúc, người đã giúp đỡ và tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu cho tới khi hoàn thành luận án. Sự đóng góp ý kiến, hướng dẫn tận tình của giảng viên đã giúp em hoàn thành được bài luận văn tốt nhất. Tác giả cũng xin gửi lời cám ơn tới cô Nguyễn Thu Hà và khoa sau đại học cùng với các thầy cô tại trường đại học Ngoại Thương, bạn bè và gia đình đã luôn ủng hộ, hỗ trợ tác giả để hoàn thành được bài luận án này. Cuối cùng, tác giả xin dành những lời cảm ơn tới những đóng góp và ý kiến giúp cho bài luận văn của tác giả được hoàn thiện tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2023 Tác giả Đinh Vũ Việt Trung
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ viii TỐM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ........................................... ix LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TIÊU DÙNG Ô TÔ ĐIỆN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ...........10 1.1. Tổng quan lý luận về hành vi người tiêu dùng .........................................10 1.1.1. Người tiêu dùng .....................................................................................10 1.1.2. Các khái niệm về ý định mua hàng ......................................................10 1.1.3. Hành vi người tiêu dùng .......................................................................12 1.1.4. Lý thuyết tâm lý học về hành vi người tiêu dùng .................................13 1.2. Mô hình nghiên cứu tổng quát ...................................................................20 1.2.1. Khung cơ sở lý thuyết ............................................................................20 1.2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................23 1.2.3. Yếu tố tác động và giả thuyết mô hình .................................................24 TÓM TẮT CHƯƠNG I ..........................................................................................37 CHƯƠNG II: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................................39 2.1. Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................39 2.2. Nghiên cứu định tính (đã sửa) ....................................................................40
  6. iv 2.3. Thiết kế bản hỏi khảo sát điều tra ..............................................................42 2.3.1. Lựa chọn mức độ thang đo ...................................................................42 2.3.2 Thiết kế bản hỏi khảo sát điều tra .........................................................46 2.4. Chọn mẫu, thu thập và xử lý số liệu...........................................................46 2.4.1 Phương pháp chọn mẫu .........................................................................46 2.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu ...............................................................47 2.4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................47 2.5 Phân tích thang đo và phân tích nhân tố khám phá..................................47 2.5.1 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ...............................................47 2.5.2 Phân tích nhân tố khám phá..................................................................48 2.5.3. Phân tích mô hình hồi quy ....................................................................49 KẾT LUẬN CHƯƠNG II.......................................................................................50 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TIÊU DÙNG Ô TÔ ĐIỆN TẠI THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI ...................................................................................................................................51 3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................51 3.1.1. Mô tả mẫu theo đặc điểm nhân khẩu học ............................................51 3.1.2. Mô tả dữ liệu theo các thang đo ...........................................................53 3.2. Kết quả phân tích độ tin cậy theo thang đo Cronbach’s Alpha ..............55 3.3. Kết quả phân tích nhân tố EFA..................................................................56 3.4. Kiểm định tương quan (Pearson’s Correlation) .......................................62 3.5. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính ........................................................63 3.6. Sự khác biệt đối với dự định sử dụng xe điện theo đặc điểm nhân khẩu học (phân tích ANOVA) .....................................................................................65 KẾT LUẬN CHƯƠNG III .....................................................................................66
  7. v CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO DOANH NGHIỆP XE Ô TÔ ĐIỆN VÀ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ..................................67 4.1. Thực trạng thị trường ô tô điện tại thị trường Hà Nội, Việt Nam ..........67 4.1.1. Định nghĩa xe điện và ô tô điện (Electric Vehicle -EV) ......................67 4.2. Thực trạng thị trường ô tô điện trên thị trường toàn thế giới ................68 4.2.1.Thực trạng ngành ô tô điện tại thị trường Việt Nam ...........................70 4.2.2. Mật độ dân số và lượng phương tiện đi lại của người dân thành phố Hà Nội ..............................................................................................................73 4.2.3. Những điểm thuận lợi và thách thức của ngành ô tô xe điện .............75 4.3. Kết luận và ý nghĩa của bài nghiên cứu .....................................................79 4.4. Hàm ý nghiên cứu ........................................................................................80 4.5. Một số khuyến nghị dành cho doanh nghiệp sản xuất ô tô điện và chính phủ Việt Nam cho việc hỗ trợ ngành xe điện. ..................................................80 4.5.1. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp sản xuất xe ô tô điện trong thị trường Việt Nam ..............................................................................................80 4.5.2. Khuyến nghị đối với chính phủ sản xuất xe điện và các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách ...........................................................................83 4.6. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .........................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86 PHỤ LỤC .................................................................................................................97
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt BEV Battery Electric Vehicles Xe chạy pin EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá EV Electric Vehicles Xe điện FCEV Fuel cell electric vehicle Xe điện nhiên liệu Hydro GTVT Giao thông vận tải HEV Hybrid Electric Vehicles Xe lai điện KMO Kaiser-Meyer-Olkin Hệ số KMO KNK Khí nhà kính PHEV Plug-in hybrid electric Vehicles Xe hybrid sạc ngoài Kích thích- Can thiệp- Phản S-I-R Stimulus-Intervention-Response ứng TPB Theory of Planned Behavior Thuyết hành vị dự định TRA Theory of Reasoned Action Thuyết hành động hợp lí
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Yếu tố tác động và giả thuyết nghiên cứu đề xuất....................................35 Bảng 2.1. Thang đo nghiên cứu ................................................................................42 Bảng 3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu .........................................................................52 Bảng 3.2. Kết quả trung bình và độ lệch chuẩn của nhân tố độc lập ........................53 Bảng 3.3. Kết quả trung bình và độ lệch chuẩn của nhân tố phụ thuộc ....................54 Bảng 3.4. Kết quả phân tích thang đo Cronbach’s Alpha .........................................55 Bảng 3.5. Các biến độc lập........................................................................................56 Bảng 3.6. Biến phụ thuộc ..........................................................................................58 Bảng 3.7. Phân tích EFA lần 2 ..................................................................................59 Bảng 3.8. Phân tích EFA lần 3 ..................................................................................60 Bảng 3.9. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ...................................................62 Bảng 3.10. Kết quả phân tích mô hình hồi quy.........................................................63 Bảng 3.11. Kết quả One-way ANOVA kiểm định sự khác biệt ...............................65
  10. viii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng ............................................12 Hình 1.2. Mô hình hộp đen hành vi người tiêu dùng ................................................14 Hình 1.3. Mô Hình kích thích- Can thiệp- Phản Ứng (S-I-R) ..................................16 Hình 1.4. Mô hình thuyết hành động hợp lí (TRA) ..................................................17 Hình 1.5. Mô hình thuyết hành động dự định (TPB) ................................................19 Hình 1.6. Mô hình hành vi dự định – TPB................................................................22 Hình 1.7. Mô hình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đối với xe điện (EV) .........24 Hình 1.8. Mô hình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đối với xe điện và giả thuyết ...................................................................................................................................37 Hình 2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu .......................................................................39 Hình 4.1. Lượng xe điện toàn cầu (giai đoạn 2010-2021) ........................................68 Hình 4.2. Lượng đăng ký xe 6 tháng đầu năm 2022 .................................................69
  11. ix TỐM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Nghiên cứu này cung cấp những thông tin quan trọng về dự định lựa chọn sử dụng xe điện ở thành phố Hà Nội. Cụ thể, nghiên cứu cho thấy: Nâng cao nhận thức về môi trường và cảm xúc tích cực đối với xe điện là yếu tố quan trọng thúc đẩy chuyển đổi từ xe chạy bằng động cơ xăng sang xe điện. Điều này đặc biệt quan trọng để tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu. Yếu tố giới tính ảnh hưởng đến quyết định mua xe điện của phụ nữ. Do đó, cần có các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị thực sự dành cho phụ nữ, chú trọng đến yếu tố thời trang và sự tiện lợi. Tác động của nghề nghiệp đặt ra câu hỏi về cách chính phủ và các tổ chức liên quan có thể thúc đẩy sử dụng xe điện thông qua các chính sách khuyến mãi và ưu đãi, đặc biệt là đối với các nhóm nghề nghiệp phải di chuyển thường xuyên. Những hiểu biết từ nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà sản xuất xe điện, chính quyền địa phương và các tổ chức quản lý môi trường. Bằng cách tập trung vào những yếu tố quan trọng này, chúng ta có thể tạo ra các chiến lược và chính sách mục tiêu hóa để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và đóng góp tích cực cho môi trường.
  12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đã có mức độ tăng trường kinh tế đáng kể trong hơn 30 năm qua được đánh dấu bằng sự đổi mới liên tục. Mức tăng trưởng GDP của Việt Nam có xu hướng tăng lên, với mức ghi nhận là 7,08% vào năm 2018 và thấp hơn một chút là 7,02% vào năm 2019. Tuy nhiên, các năm 2020 và 2021 tiếp theo được đánh dấu bởi tác động tiêu cực của Covid-19, khiến tốc độ tăng trưởng sụt giảm đáng kể, lần lượt xuống còn 2,91% và 2,58%. Theo Nguyễn Thị Bình (2023), Tuy nhiên, Việt Nam đã chứng kiến sự hồi sinh đáng chú ý về tăng trưởng kinh tế vào năm 2022, thể hiện qua mức tăng đáng kể của GDP là 8,02% so với những năm trước (Nguyễn thị Bình, 2023). Theo UGVF (2022), thu nhập đầu người đã tăng từ 3.425 USD mỗi người vào năm 2019 lên 3.526 USD mỗi người vào năm 2020 và tiếp tục tăng lên 3.743 USD mỗi người vào năm 2021. Bất chấp sự bùng phát của dịch bệnh COVID- 19 Sau đại dịch và những gián đoạn toàn cầu sau đó, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện khả năng phục hồi, tăng trưởng và vượt qua hiệu quả các thách thức do dịch bệnh đặt ra. Việt Nam đã trải qua quá trình chuyển đổi từ một quốc gia có thu nhập thấp sang một quốc gia có thu nhập trung bình và hiện đang nỗ lực cải cách kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Việt Nam đã xác lập mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người khoảng 7.500 USD, kèm theo mức sống đáng khen ngợi. Theo Danso (2023), dân số của khu vực đã vượt quá 99 triệu người. Việt Nam có tiềm năng thị trường đầy hứa hẹn nhờ quy mô dân số cao và mức độ giàu có ngày càng tăng. Nhu cầu đi lại và sở hữu phương tiện cá nhân tại Việt nam, đặc biệt là trong thành phố Hà Nội và TP. Hồ chí Minh đã tăng lên nhanh chóng do mức độ phát triển kinh tế. Cục đăng kiểm Việt Nam cho biết (2023), từ năm 2022, Việt nam hiện có 4,9 triệu xe ô tô đã đăng ký và đang lưu hành trong cả nước. Tính bình quân dân số, số xe hơi trên 1000 dân Việt Nam là khoảng 50 chiếc, có thể thấy Việt Nam đã và đang bước vào giai đoạn “ô tô hóa” khi có GDP tăng trưởng tốt, ô tô ngày càng
  13. 2 thông dụng và trở thành phương tiện thiết yếu vì thế nhu cầu sở hữu xe ô tô cũng sẽ bùng nổ theo (Huyền Trang, 2021). Theo sở giao thông vận tải Hà Nội (GTVT), tốc độ tăng trưởng của phương tiện giao thông đang gia tăng tương đối cao, khoảng 4%-5% hàng năm. Tổng số phương tiện giao thông trong địa bàn Hà Nội là hơn 7,7 triệu phương tiện, chỉ riêng ô tô là 1.056.423 xe, chưa tính còn khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các thành phố và các tỉnh tham gia giao thông trong thủ đô. Trong khi đó, giao thông công cộng trong thành phố mới chỉ đáp ứng được 17,8%, chưa đủ để đáp ứng lượng nhu cầu di chuyển của người dân (KC,2022). Chính vì thế, người dân có thói quen sử dụng phương tiện cá nhân để di chuyển kể cả trong quãng đường ngắn, đặc biệt trong trung tâm thành phố thay vì lựa chọn các phương tiện công cộng. Điều này gây ra sự gia tăng ô nhiễm không khí ở các đô thị, và là nguyên nhân gây nên khoảng 3,8 triệu ca tử vong sớm hàng năm. Trong đó, có 20% số ca tử vong là do các bệnh về đường hô hấp và ung thư liên quan đến phơi nhiễm với bụi mịn. (Vũ Khoa,2022). Sự gia tăng phát thải khí nhà kính (KNK) được coi là thách thức lớn đối với sự nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu, chất lượng không khí với nhiều tác động tiêu cực đến hành tinh. GTVT là tác nhân đầu đóng góp 70% tổng lượng khí thải vào môi trường và cũng là tác nhân gây ra hiện tượng khí nhà kính làm trái đất nóng lên và góp phần gây ô nhiễm không khí do ảnh hưởng của khí Carbon Dioxide (Co2). Theo thước đo ô nhiễm môi trường của IQ Air, Việt Nam xếp hạng thứ 21 mức độ ô nhiễm không khí (IQAir, 2020). Dự báo đến năm 2030, lương khí thải CO2 sẽ tăng lên 42,7 triệu tấn nếu không có biện pháp kịp thời ngăn chặn (Vân Nhi,2021). Chính vì thế, xe điện có mức độ tiết kiệm năng lượng cao hơn và có các đặc tính môi trường vượt trội so với xe chạy xăng (Ma et al., 2017). Xe điện (EV) được coi là có khả năng giảm thiểu đáng kể lượng khí thải CO2 do phụ thuộc vào năng lượng được tạo ra từ các nguồn năng lượng tái tạo, từ đó định vị chúng là một tiến bộ công nghệ quan trọng. (Ma et al., 2017). Việc xây dựng ngành công nghiệp ô tô điện là then chốt trong việc tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững bằng cách giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu ô nhiễm không khí và tạo ra các cơ hội việc làm mới mang lại kết quả xã hội tích cực. Việc áp dụng và phổ biến xe điện (EV) là một
  14. 3 vấn đề quan trọng đối với giao thông bền vững và bảo vệ môi trường tại thị Việt Nam. Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hoặc sử dụng xe điện của người tiêu dùng là điều cần thiết đối với các nhà hoạch định chính sách, nhà sản xuất và nhà nghiên cứu. Những yếu tố này có thể bao gồm mối quan tâm về môi trường, những cân nhắc về kinh tế, các tính năng liên quan đến công nghệ, ưu đãi của chính phủ và phát triển cơ sở hạ tầng. Bằng cách nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về những thách thức và cơ hội liên quan đến việc áp dụng xe điện và hướng tới một tương lai giao thông bền vững hơn. (Zhang,2019) Do thị trường ô tô điện Việt Nam hiện đang trong giai đoạn non trẻ nên việc nghiên cứu các yếu tố quyết định tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng trong lĩnh vực này là rất cần thiết. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế liên quan đến sở thích của người mua xe chạy bằng xăng hơn xe điện. Bất chấp những lợi thế đem lại nhiều lợi ích của xe điện, ô tô chạy bằng xăng vẫn tiếp tục duy trì vị thế thống trị trên thị trường Hà Nội, Việt Nam. Vì việc lựa chọn mua xe điện là một hình thức áp dụng đổi mới cũng như hành vi bảo vệ môi trường tập trung vào thị trường xe Việt nam. Với những lý do nêu trên tác giả quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng ô tô điện của người dân trên địa bàn hà nội”. Tác giả tin rằng nghiên cứu này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay của thành phố Hà Nội, Xe điện được xem là một giải pháp quan trọng để giảm ô nhiễm không khí và khí nhà kính, cũng như giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch. Nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng giúp hiểu rõ hơn về việc tại sao người dân Hà Nội chọn xe điện và làm thế nào để khuyến khích chuyển đổi. Đồng thời, Hà Nội có những đặc điểm địa lý và giao thông riêng biệt. Nghiên cứu có thể giúp hiểu rõ hơn về nhu cầu và hạn chế của thị trường Hà Nội, từ đó giúp các nhà sản xuất và chính phủ thiết kế các chiến lược phát triển phù hợp. Cuối cùng, Nghiên cứu cũng sẽ cung cấp thông tin cho các quyết định chính trị và chính sách về việc hỗ trợ việc sử dụng ô tô điện, chẳng hạn như thuế và ưu đãi cho người sử dụng ô tô điện.
  15. 4 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Các phương thức vận tải thông thường đã tạo ra những tác động tiêu cực tới môi trường thiên nhiên, do đó đòi hỏi phải thúc đẩy ngay các loại hình vận tải bền vững với môi trường. Tiềm năng của xe điện đã được thừa nhận và được ưa chuộng ở nhiều quốc gia. Trong khi xe điện hai bánh đã có mặt tại thị trường Việt Nam từ lâu thì việc đưa xe ô tô điện ra đời mới chỉ diễn ra tương đối gần đây với công suất còn hạn chế. Ý định mua đóng một vai trò quan trọng trong tiếp thị để dự đoán hành vi mua của khách hàng hành vi. Khung ý định mua ô tô cũng không ngoại lệ. Ô tô là hàng hóa có giá trị lớn, đồng nghĩa là mọi người mua một chiếc ô tô với ý định sử dụng chúng trong thời gian lâu dài. Đây là điều bình thường đối vì họ không mua một chiếc ô tô mới mỗi năm, do đó việc quyết định mua một chiếc ô tô sẽ phức tạp và cần được cân nhắc kỹ lưỡng hơn so với những đồ dùng thiết yếu được mua sắm hàng ngày (Korhonen et al.,1992). Vì vậy, khách hàng có xu hướng xem xét cẩn thận các cách tiếp cận khác nhau để hỗ trợ họ đi đến quyết định này như tìm kiếm sự giúp đỡ của các cố vấn chuyên nghiệp, xem xét các tiêu chuẩn cá nhân và đánh giá tùy chọn khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau. Bài nghiên cứu của Ivanova và cộng sự., (2023) “Tiền đề của ý định mua xe điện từ quan điểm của người tiêu dùng: Đánh giá tài liệu có hệ thống”. Bài viết này dựa trên việc xem xét tài liệu có hệ thống trong đó 63 bài báo được xuất bản giữa 1994 và 2021 đã được phân tích. Các tiền đề được phân thành ba loại chính: người tiêu dùng đặc điểm, đặc điểm EV và các chính sách liên quan đến EV. Bài nghiên cứu được thực hiện giúp xây dựng và bổ sung thêm kiến thức nền của hành vi tiêu dùng. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉ sử dụng những tài liệu có sẵn chứ không sử dụng các phương pháp nghiên cứu sâu hơn và chỉ nói hành vi tiêu dùng khi lựa chọn xe điện theo một hình thức tổng quát. Nghiên cứu do Trần Thu Thảo và Trần Khánh Linh (2021): Các yếu tố quyết định ảnh hưởng đến xu hướng mua xe máy điện Vinfast của cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp lấy mẫu phi xác suất với 153
  16. 5 người tham gia khảo sát. Kết quả cho thấy có sáu yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định mua xe máy điện Vinfast, bao gồm: • Nhận thức về môi trường: Người tiêu dùng có ý thức về môi trường cao hơn sẽ có nhiều khả năng mua xe máy điện Vinfast hơn. • Thái độ: Người tiêu dùng có thái độ tích cực hơn về xe máy điện Vinfast sẽ có nhiều khả năng mua nó hơn. • Nhận thức kiểm soát hành vi: Người tiêu dùng tin rằng họ có thể kiểm soát việc mua xe máy điện Vinfast sẽ có nhiều khả năng mua nó hơn. • Sự hấp dẫn của các lựa chọn khác: Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn thay thế hấp dẫn hơn sẽ ít có khả năng mua xe máy điện Vinfast hơn. • Chuẩn chủ quan: Người tiêu dùng nghĩ rằng bạn bè và gia đình của họ sẽ đánh giá cao việc họ mua xe máy điện Vinfast sẽ có nhiều khả năng mua nó hơn. • Chính sách khuyến mãi: Các chính sách khuyến mãi hấp dẫn sẽ khuyến khích người tiêu dùng mua xe máy điện Vinfast hơn. Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua ô tô điện tại Việt Nam: Đề xuất khung phân tích từ nghiên cứu lý thuyết” của tác giả Hoàng Trọng Trường (2022) đã nghiên cứu và chỉ ra ý định mua ô tô điện. Nghiên cứu đã thiết lập một khung lý thuyết tập trung vào ý định mua hàng của người tiêu dùng dựa vào việc sử dụng các tài liệu lý thuyết đã thực hiện vào hành vi người tiêu dùng, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị cho các nhà sản xuất và chính trị gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của xe điện tại thị trường Việt Nam. Bài khảo sát nghiên cứu về người tiêu dùng ô tô điện “Made in Vietnam” của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh và công sự (2022), Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp lấy mẫu phi xác suất với 220 người tham gia khảo sát. Kết quả cho thấy yếu tố “Thân thiện với môi trường” là ưu điểm lớn nhất của ô tô điện “Made in Việt Nam” được người tiêu dùng quan tâm nhất. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà tiếp thị ô tô điện “Made in Việt Nam”. Các nhà sản xuất cần tập trung vào việc cải thiện các yếu tố như giá cả, tính
  17. 6 năng và tiện nghi, thương hiệu và dịch vụ sau bán hàng để thu hút người tiêu dùng. Các nhà phân phối cần tăng cường hoạt động quảng bá và tiếp thị để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về ô tô điện “Made in Việt Nam”. Các nhà tiếp thị cần phát triển các chiến lược tiếp thị hiệu quả để tác động đến ý định mua của người tiêu dùng. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng có một số hạn chế cần được lưu ý. Nghiên cứu này chỉ được thực hiện với dữ liệu sơ cấp từ 220 người tham gia khảo sát. Do đó, kết quả nghiên cứu chỉ mang tính chất tham khảo và cần được kiểm chứng thêm với các nghiên cứu khác. Hiện tại, Việt Nam đang thiếu các nghiên cứu mang tính học thuật liên quan đến các yếu tố quyết định ảnh hưởng đến việc sử dụng xe điện. Hơn nữa, các nghiên cứu học thuật hiện nay trong lĩnh vực cụ thể này chủ yếu tập trung vào việc định lượng và sử dụng các khuôn khổ khái niệm để rút ra các suy luận. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của cá nhân khi lựa chọn ô tô điện chưa được xem xét kỹ lưỡng trong nghiên cứu học thuật trước đây. Thực tế, các nhà sản xuất ô tô điện và các chính trị gia đang tích cực quan tâm đến việc đạt được mục tiêu này khi họ tìm cách xác định các biện pháp phù hợp để khuyến khích việc sử dụng xe điện nhiều hơn. 3.Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Nghiên cứu nhằm đánh giá và hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng ô tô điện tại thị trường Hà Nội, Việt Nam, với mục đích thúc đẩy sự chấp nhận và sử dụng ô tô điện trong việc cải thiện môi trường và giao thông bền vững. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu có thể bao gồm: • Xác định các yếu tố quyết định: Phân tích và xác định các yếu tố cụ thể (như giá cả, sự tiện lợi, tiêu chuẩn môi trường, và ảnh hưởng của chính phủ..) ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng ô tô điện tại Hà Nội. • Đo lường các yếu tố: Đo lường mức độ nhận thức và thái độ của người tiêu dùng Hà Nội của các yếu tố đến hành vi người tiêu dùng đối với ô tô điện, bao gồm các ưu điểm về môi trường và kinh tế so với ô tô truyền thống. Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể này sẽ giúp nghiên cứu có một khung làm việc rõ ràng và cung cấp thông tin cần thiết để hiểu sâu hơn về tình hình tiêu dùng ô tô điện tại thị trường Hà Nội và đưa ra các đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển tương ứng, từ đó hoàn thiện việc phát triển ô tô điện thân thiện hơn với người tiêu
  18. 7 dùng và gia tăng ý định mua xe của khách hàng đối với các dòng xe ô tô điện, giúp hướng tới ngành công nghiệp xe ô tô điện” xanh”. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong bài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng ô tô điện tại thị trường Hà Nội, Việt Nam là người tiêu dùng và các nhóm liên quan tại thị trường Hà Nội. Điều này bao gồm: 1. Người tiêu dùng: Bao gồm cả các người dùng hiện tại và tiềm năng của ô tô điện tại Hà Nội. Khách hàng đã biết, đã sử dụng hoặc nghe nói về xe ô tô điện trong thành phố Hà Nội.Sinh viên tại các trường đại học Hà Nội quan tâm đến thị trường ô tô điện. Khách hàng tiềm năng bao gồm những người thường xuyên sử dụng xe, tham gia nhiều cộng đồng xe hơi hoặc những khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ khác của tập đoàn Vingroup. 2. Chuyên gia và nhà sản xuất ô tô điện: Các chuyên gia trong lĩnh vực ô tô điện và các nhà sản xuất hoặc nhà phân phối ô tô điện tại Hà Nội có thể được nghiên cứu để lấy ý kiến chuyên môn và thông tin về thị trường. 3. Nhóm nguồn lực khác: Bất kỳ nhóm nào khác liên quan đến tiêu dùng và thị trường ô tô điện tại Hà Nội có thể được nghiên cứu nếu có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu cụ thể. ● Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng ô tô điện trong thị trường Hà Nội, Việt Nam, tác giả sẽ khảo sát, phỏng vấn các khách hàng tại khu vực thành phố Hà Nội. - Về thời gian: Bài nghiên cứu được tiến hành và thu thập dữ liệu trong 6 tháng, trong năm 2023, từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 9 năm 2023.
  19. 8 5. Phương pháp nghiên cứu Để có được sự hiểu biết đầy đủ về các khía cạnh khác nhau ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng đối với xe điện, đặc biệt là ô tô điện ở Hà Nội, phương pháp nghiên cứu hai giai đoạn đã được áp dụng để thực hiện bài nghiên cứu. Ban đầu, một cuộc điều tra sơ bộ đã được thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp. Tác giả sẽ thực hiện một cuộc điều tra bằng cách sử dụng nhiều nguồn thông tin, bao gồm cơ sở dữ liệu trực tuyến, các ấn phẩm học thuật, khảo sát và các dự án nghiên cứu có liên quan nhiều đến chủ đề cuộc điều tra của bài nghiên cứu. Giai đoạn thứ hai là nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Dữ liệu điều tra về dự định sử dụng xe ô tô điện của người dân trong thị trường Hà Nội được thu thập online thông qua Google Form và xử lý bằng phần mềm SPSS 26.0 qua các bước: - Kiểm định sơ bộ thang đo: kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha và kiểm định nhân tố khám phá EFA. - Kiểm định hồi quy: xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến dự định mua xe điện của người dân Hà Nội. 6. Tính mới và đóng góp của đề tài Từ những tổng quan về các bài nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả mong muốn bài nghiên cứu sẽ đem lại những đóng góp sau: - Về lý luận: Đây là nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng xe điện, đặc biệt là ô tô điện tập trung trong thị trường Hà Nội, góp phần xây dựng khung lý thuyết cơ bản về dự định hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đối với ô tô điện. Xây dựng mô hình cụ thể để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và quá trình ra quyết định trong việc sử dụng xe điện. - Về thực tiễn: nghiên cứu sẽ đánh giá khách quan các biến số tác động mạnh nhất đến quyết định mua xe điện của khách hàng trên thị trường, đặc biệt là thị
  20. 9 trường Hà Nội, từ đó đưa ra khuyến nghị. đề xuất, đánh giá, kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, người tiêu dùng Việt Nam và các nhà cung cấp, sản xuất ô tô điện nhằm thúc đẩy tiêu thụ và phát triển hơn tốt hơn. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục hình vẽ và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, bài nghiên cứu được kết cấu gồm 5 chương như sau: Chương I: Tổng quan về nghiên cứu Chương II: Phương pháp nghiên cứu Chương III: Kết quả nghiên cứu Chương IV: Kết luận và hàm ý quản trị Tài liệu tham khảo Phụ lục
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
68=>2