intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

21
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026" nhằm làm rõ những đặc điểm chung của thị trường vận tải hàng khách nội địa của VNA thông qua việc phân tích toàn diện sự phát triển, rút ra quy luật của thị trường vận tải hành khách nội địa từ năm 2015 đến 2019. Đề xuất định hướng, chiến lược, giải pháp để phát triển thị trường vận tải hàng không nội địa của VNA giai đoạn 2021-2026.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA VIETNAM AIRLINES GIAI ĐOẠN 2021-2026 Ngành: Kinh doanh thương mại TRẦN HỒNG QUÂN Hà Nội - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA VIETNAM AIRLINES GIAI ĐOẠN 2021-2026 Ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 8340121 Họ và tên học viên: Trần Hồng Quân Người hướng dẫn: PGS. TS Vũ Sĩ Tuấn Hà Nội - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được đưa ra dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu liên quan đến hoạt động của Vietnam Airlines. Các số liệu là trung thực và chưa được công bố tại các công trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác. Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2021 Tác giả Trần Hồng Quân
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Vũ Sĩ Tuấn, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp tại Tổng công ty Hàng không Vietnam Airlines đã không ngại giúp đỡ tôi thu thập thông tin và tổng hợp số liệu trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến của các thầy, cô giáo cùng mọi người. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Hồng Quân
  5. iii MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH HÀNG KHÔNG NỘI ĐỊA ..........................................................................6 1.1. Khái quát về vận tải hàng không ......................................................................6 1.1.1. Lịch sử phát triển .......................................................................................6 1.1.2. Đặc điểm của vận tải hàng không ..............................................................8 1.1.3. Vai trò của vận tải hàng không ..................................................................9 1.1.4. Khung pháp lý ..........................................................................................10 1.1.5. Các tổ chức quốc tế về hàng không .........................................................11 1.1.6. Xu hướng phát triển .................................................................................12 1.2. Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa ............................................14 1.2.1. Khái quát ..................................................................................................14 1.2.2. Nội dung phát triển ..................................................................................14 1.2.3. Tiêu chí đánh giá .....................................................................................18 1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng chính ....................................................................21 1.3.1. Hành khách ..............................................................................................21 1.3.2. Chính sách nhà nước ................................................................................23 1.3.3. Đối thủ cạnh tranh ...................................................................................24 1.3.4. Xu hướng tự do hóa .................................................................................24 1.4. Kinh nghiệm phát triển vận tải hàng không nội địa trên thế giới ...................25 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển tại Úc (Qantas) ...................................................25 1.4.2. Kinh nghiệm phát triển tại Đức (Lufthansa)............................................27 1.4.3. Bài học rút ra cho Vietnam Airlines ........................................................30 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ....................................................................................31 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA VIETNAM AIRLINES GIAI ĐOẠN 2015-2020 ...........32 2.1. Tình hình vận tải hàng không Việt Nam giai đoạn 2015-2019 ......................32 2.1.1. Vận tải hành khách ..................................................................................32 2.1.2. Vận tải hàng hóa ......................................................................................33
  6. iv 2.2. Giới thiệu chung về Vietnam Airlines............................................................34 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..............................................................34 2.2.2. Ngành nghề kinh doanh ...........................................................................35 2.2.3. Mô hình tổ chức .......................................................................................36 2.3. Tình hình phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa Vietnam Airlines giai đoạn 2015-2019 ..............................................................................................37 2.3.1. Hệ thống sản phẩm ..................................................................................37 2.3.2. Hệ thống giá cước ....................................................................................42 2.3.3. Hệ thống phân phối ..................................................................................43 2.3.4. Chất lượng dịch vụ...................................................................................49 2.3.5. Quảng cáo truyền thông ...........................................................................53 2.4. Một số nhân tố ảnh hưởng chính đến hoạt động vận tải hành khách nội địa .56 2.4.1. Hành khách ..............................................................................................56 2.4.2. Chính sách của nhà nước .........................................................................57 2.4.3. Đối thủ cạnh tranh ...................................................................................58 2.4.4. Xu hướng tự do hóa .................................................................................61 2.5. Vietnam Airlines đối phó với đại dịch Covid-19 năm 2020 ..........................63 2.5.1. Tình hình ngành hàng không trên thế giới và Việt Nam .........................63 2.5.2. Hoạt động đối phó với đại dịch Covid-19 của Vietnam Airlines ............67 2.6. Đánh giá chung về tình hình phát triển giai đoạn 2015-2019 ........................70 2.6.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ...................................................70 2.6.2. Hệ thống sản phẩm ..................................................................................72 2.6.3. Hệ thống giá cước ....................................................................................73 2.6.4. Hệ thống phân phối ..................................................................................74 2.6.5. Chất lượng dịch vụ...................................................................................75 2.6.6. Quảng cáo truyền thông ...........................................................................78 2.6.7. Ma trận SWOT của Vietnam Airlines .....................................................78 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ....................................................................................80
  7. v CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA VIETNAM AIRLINES GIAI ĐOẠN 2021-2026 ...................................................................................................................................81 3.1. Hoạt động phục hồi sau đại dịch Covid-19 của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2022 ..............................................................................................................81 3.1.1. Dự báo của các tổ chức hàng không trên thế giới ...................................81 3.1.2. Kế hoạch phục hồi của Vietnam Airlines sau đại dịch Covid-19............83 3.2. Dự báo và một số chiến lược phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026 ...........................................................88 3.2.1. Dự báo về giai đoạn 2021-2026...............................................................88 3.2.2. Một số chiến lược của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026 ...............92 3.3. Giải pháp phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026 ................................................................................93 3.3.1. Phát triển hệ thống sản phẩm ...................................................................93 3.3.2. Phát triển hệ thống giá cước ....................................................................96 3.3.3. Phát triển hệ thống phân phối ..................................................................97 3.3.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ .................................................................100 3.3.5. Phát triển quảng cáo truyền thông .........................................................102 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..................................................................................105 KẾT LUẬN .............................................................................................................106 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................107
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. 0V. Vietnam Air Services 13. GDP. Gross domestic product: Company - Công ty bay dịch vụ Tổng sản phẩm nội địa hàng không 14. HAN. Sân bay Quốc tế Nội Bài, 2. BFM. Branded Fares Matrix: Bộ Hà Nội quyền lợi nhóm giá hành khách 15. HPH. Sân bay quốc tế Cát Bi, 3. BL. Hãng hàng không Pacific Hải Phòng Airlines, tên cũ là Jetstar Pacific 16. HUI. Sân bay quốc tế Phú Bài, Airlines Huế 4. BMV. Sân bay Buôn Ma Thuột, 17. IATA. International Air Đắc Lắc Transport Association: Hiệp hội 5. CAH. Sân bay Cà Mau Vận tải hàng không Quốc tế 6. CN. Chi nhánh 18. ICAO. International Civil 7. CSI. Customer Satisfaction Aviation Organization: Tổ chức Index: Chỉ số hài lòng tổng thể Hàng không Dân dụng Quốc tế của khách hàng 19. NPS. Net Promoter Score: Chỉ 8. CXR. Sân bay quốc tế Cam số thiện cảm của khách hàng Ranh, Nha Trang 20. OOH. Out Of Home: Quảng cáo 9. DAD. Sân bay quốc tế Đà Nẵng ngoài phạm vi sinh sống 10. DIN. Sân bay Điện Biên Phủ, 21. OTA. Online Travel Agency: Điện Biên Đại lý du lịch trực tuyến 11. DLI. Sân bay Liên Khương, Đà 22. POSM. Point Of Sales Lạt Metarials: vật phẩm quảng cáo tại điểm bán 12. FSC. Full-Service Carrier: Hãng hàng không truyền thống 23. PQC. Sân bay quốc tế Phú Quốc, Kiên Giang
  9. vii 24. PXU. Sân bay Pleiku, Gia Lai 34. VCS. Sân bay Côn Đảo, Bà Rịa 25. SGN. Sân bay quốc tế Tân Sơn - Vũng Tàu Nhất, TP Hồ Chí Minh 35. VDH. Sân bay Đồng Hới, 26. SPDV. Sản phẩm dịch vụ Quảng Bình 27. TBB. Sân bay Tuy Hòa, Phú Yên 36. VDO. Sân bay Quốc tế Vân Đồn, Quảng Ninh 28. TCTHKVN. Tổng công ty Hàng không Việt Nam 37. VII. Sân bay quốc tế Vinh, Nghệ An 29. THD. Sân bay Thọ Xuân, Thanh Hóa 38. VJ. Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet 30. TMĐT. Thương mại điện tử 39. VKG. Sân bay Rạch Giá, Kiên 31. UIH. Sân bay Phù Cát, Bình Giang Định 40. VNA. Vietnam Airlines 32. VCA. Sân bay quốc tế Cần Thơ 41. VTHK. Vận tải hàng không 33. VCL. Sân bay quốc tế Chu Lai, Quảng Nam
  10. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Lượt hành khách hàng không vận chuyển trên thế giới (1945-2018) .... 7 Biểu đồ 1.2: Sản lượng hàng hóa hàng không vận chuyển trên thế giới (1945-2018)7 Biểu đồ 1.3: Thị phần vận tải hành khách nội địa Úc (2007-2016) ............................ 27 Biểu đồ 1.4: Thị phần vận tải hành khách nội địa Đức (2009-2019).......................... 29 Biểu đồ 2.1: Sản lượng hành khách hàng không Việt Nam (2015-2019) .................. 32 Biểu đồ 2.2: Sản lượng hành khách hàng không nội địa Việt Nam (2015-2019) ..... 33 Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng kênh TMĐT của một số hãng hàng không .............................. 45 Biểu đồ 2.4: Điểm số của VNA trên thang điểm TMĐT DAS năm 2019 ................. 47 Biểu đồ 2.5: NPS của VNA giai đoạn 2017-2019......................................................... 53 Biểu đồ 2.6: Sức mạnh thương hiệu của 3 hãng hàng không nội địa tại 3 thành phố ............................................................................................................................................. 56 Biểu đồ 2.7: Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến ngành hàng không thế giới ..... 65 Biểu đồ 3.1: Dự đoán tương lai khôi phục ngành hàng không .................................... 81 Biểu đồ 3.2: Dự kiến doanh thu vận tải hàng không toàn cầu năm 2021 ................... 82 Biểu đồ 3.3: Dự đoán tương lai ngành hàng không 2021............................................. 83 Biểu đồ 3.4: Tính năng của hệ thống quản trị doanh thu theo O&D mới của VNA . 84 Biểu đồ 3.5: Dự báo sản lượng khách thị trường Việt Nam giai đoạn 2021-2030 ... 89 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của VNA .................................................................................. 36 Hình 2.2: Mật độ đường bay trên thế giới tháng 4/2020 SSCK 2019 ........................ 64
  11. ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Ba liên minh hàng không lớn nhất thế giới hiện nay................................13 Bảng 2.1: Các đường bay nội địa theo nhóm hiện có của VNA ...............................38 Bảng 2.2: Đội tàu bay khai thác của VNA giai đoạn 2015-2019 .............................39 Bảng 2.3: Tải cung ứng trên thị trường nội địa Việt Nam giai đoạn 2015-2019 ......41 Bảng 2.4: Sản lượng khách trên đường bay nội địa Việt Nam giai đoạn 2015-2019 ...................................................................................................................................41 Bảng 2.5: Bộ quyền lợi nhóm giá hành khách của VNA từ 2018 ............................43 Bảng 2.6: Phân bố khu vực quản lý của ba chi nhánh ..............................................45 Bảng 2.7: Tỷ trọng bán của 3 đại lý OTA so với các đại lý truyền thống tại CNMB ...................................................................................................................................49 Bảng 2.8: Kết quả tiêu chí đánh giá VNA theo Skytrax giai đoạn 2016-2019 .........52 Bảng 2.9: CSI của VNA giai đoạn 2016-2019..........................................................53 Bảng 2.10: Tổng hợp định hướng truyền thông của VNA giai đoạn 2016-2019 .....54 Bảng 2.11: Thống kê mục đích sử dụng dịch vụ hàng không của khách hàng .........56 Bảng 2.12: Thống kê hành khách phân theo tần suất bay trung bình .......................57 Bảng 2.13: Đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam tính đến hết 2019 ......59 Bảng 2.14: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 của VNA .................................66 Bảng 2.15: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2015-2019 của VNA ................71 Bảng 2.16: Ma trận SWOT của Vietnam Airlines ....................................................79 Bảng 3.1: Bộ quyền lợi nhóm giá hành khách của VNA từ 2021 ............................85 Bảng 3.2: Dự báo sản lượng vận chuyển hành khách của VNA Group (bao gồm VNA) giai đoạn 2021-2025 .......................................................................................90 Bảng 3.3: Dự báo sản lượng vận chuyển hàng hóa của VNA giai đoạn 2021-2025 91
  12. x TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Đề tài: “Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026” Những kết quả nghiên cứu đạt được: Thứ nhất, luận văn đã trình bày tổng quan về phát triển thị trường vận hành khách hàng không nội địa thương mại. Đồng thời, luận văn giới thiệu một vài kinh nghiệm phát triển vận tải hàng không nội địa trên thế giới mà cụ thể là Qantas (Úc) và Lufthansa (Đức). Thứ hai, luận văn đã giới thiệu được tình hình vận tải hàng không Việt Nam giai đoạn 2015-2019, giới thiệu chung về VNA cũng như nêu tình hình và đánh giá thực trạng phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của VNA giai đoạn 2015- 2019 qua một số tiêu chí là hệ thống sản phẩm, hệ thống giá cước, hệ thống phân phối, chất lượng dịch vụ và quảng cáo truyền thông. Luận văn cũng phân tích một số nhân số ảnh hưởng chính đến vận tải hành khách nội địa của VNA bao gồm hành khách, chính sách của nhà nước, đối thủ cạnh tranh, xu hướng tự do hóa. Đồng thời, luận văn cũng đề cập đến tình hình đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hàng không thế giới và VNA như thế nào, các dự báo và hoạt động đối phó với đại dịch Covid- 19 của hãng trong năm 2020. Thứ bа, luận văn đã nêu ra một số giải pháp phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của VNA giai đoạn 2021-2026 qua một số tiêu chí là hệ thống sản phẩm, hệ thống giá cước, hệ thống phân phối, chất lượng dịch vụ và quảng cáo truyền thông, bao gồm cả giai đoạn hoạt động phục hồi sau đại dịch Covid-19.
  13. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển của nền kinh tế và văn hóa thế giới trong hàng ngàn năm nay không thể không nhắc đến vai trò rất quan trọng của hoạt động giao thông vận tải. Mặc dù là loại hình vận tải ra đời muộn nhất nhưng vận tải hàng không đang ngày càng chứng minh vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển ấy nhờ ưu điểm vượt trội về sự tiết kiệm thời gian cũng như hiệu quả sử dụng nguồn lực, cơ sở hạ tầng. Có hai loại hình chính trong vận tải hàng không là vận tải hành khách và vận tải hàng hóa, trong đó vận tải hành khách được chú ý hơn cả do giá trị doanh thu cao hơn cũng như tính chất phức tạp hơn của nó. Trong bất kỳ một quốc gia nào, hoạt động vận tải hành khách cũng bao gồm vận tải hành khách nội địa và vận tải hành khách quốc tế. Tuy vận tải hành khách quốc tế đem đến sự giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa quan trọng nhưng vận tải hành khách nội địa mới đem lại doanh thu và tính ổn định cao cho cả hãng và ngành vận tải hàng không, đặc biệt trong một số những thời điểm khủng hoảng thế giới như vừa qua. Mặc dù Việt Nam chưa thuộc nhóm nước có nền kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng vận tải hàng không cũng chưa cao nhưng tốc độ phát triển của loại hình này đang ngày càng tăng. Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2019, về vận tải hành khách, chia theo ngành vận tải, vận tải hành khách đường bộ đạt 4.871,6 triệu lượt khách, đường thủy nội địa đạt 200,6 triệu lượt khách, đường hàng không đạt 55,3 triệu lượt khách, đường biển đạt 7,6 triệu lượt khách, riêng vận tải đường sắt giảm cả về vận chuyển và luân chuyển khi chỉ đạt 8 triệu lượt khách. (Hoa, 2020) Báo cáo của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cho thấy, năm 2019, sản lượng vận chuyển toàn mạng đạt 116 triệu hành khách, tăng 12% so với năm 2018: khách nội địa ước đạt 74 triệu, tăng 11%, khách quốc tế tăng 13,6% so với năm 2018. (Hà, 2019) Nếu như trước đây, hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines vẫn luôn giữ vững với vị trí số một của mình khi chiếm tới 90% thị phần thì chỉ trong vòng hơn 10 năm trở lại đây, với sự phát triển vượt bậc của hãng hàng không tư nhân Vietjet
  14. 2 cả về mạng đường bay, đội tàu bay và chiến lược giá cả hết sức cạnh tranh, vị trí này đang ngày càng bị đe dọa. Năm 2018, Vietjet Air chính thức vượt qua VNA để trở thành hãng hàng không có thị phần lớn nhất trong nước. Tuy nhiên, VNA Group (gồm cả VNA, Pacific Airlines và Vasco) vẫn đang có phần nhỉnh hơn khi nắm giữ hơn 50% thị phần, Vietjet chiếm 41,9% (số liệu 2019). (Hà, 2019) Trong thời gian gần đây, xuất hiện nhiều yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thị trường hàng không nội địa. Thứ nhất là sự tham gia sân chơi của các tân binh mới, cụ thể là Bamboo Airways (2019) và Vietravel Airlines (2020). Thứ hai, đại dịch Covid-19 xuất hiện và làm tê liệt ngành hàng không thế giới trong năm 2020. Đây là những thách thức không hề nhỏ cho các hãng hàng không hiện tại nói chung và VNA nói riêng khi các hãng cần phải có được định hướng đúng đắn sáng suốt để tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Vì vậy, việc quyết định lựa chọn đề tài “Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026” là sự đáp ứng với những yêu cầu cấp thiết từ sự phát triển của VNA trong giai đoạn hiện nay. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đề tài khoa học cấp ngành “Thị trường vận tải hàng không và chiến lược phát triển ngành hàng không Việt Nam đến năm 2010” của PTS. Đào Mạnh Nhương, cơ bản đã làm rõ những thực trạng hiện tại của thị trường vận tải hàng không Việt Nam cũng như đề xuất chiến lược phát triển tổng thế của ngành vận tải hàng không nước nhà. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về thị trường vận trường vận tải hàng không; phân tích điểm mạnh và điểm yếu, đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh hàng không của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế - quốc tế; từ đó đề xuất các biện pháp giúp ngành hàng không nước ta mở rộng và phát triển thêm dịch vụ vận tải để góp phần nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của các hãng hàng không trong nước. Luận văn “Phát triển vận tải hành khách nội địa của hãng hàng không quốc gia Việt Nam” của thạc sĩ Trần Thanh Hương đã nghiên cứu những vấn đề chung về vận tải nội địa, các yếu tố ảnh hưởng cũng như chính sách phát triển thị trường hàng
  15. 3 không. Tác giả cũng phân tích được thực trạng thị trường vận tải hàng không nội địa của VNA trong thập niên 2000 và so sánh với các hãng hàng không lớn khác như Korean Air hay Singapore Airlines để rút ra bài học kinh nghiệm và giải pháp cho hãng. Mặc dù luận văn đã giải quyết tương đối triệt để các vấn đề nghiên cứu đặt ra nhưng mới chỉ nêu ra được khía cạnh phát triển dịch vụ vận tải hành khách nội địa. Do đó, cần phát triển thêm các khía cạnh khác để có cái nhìn toàn diện hơn. Trong khi đó, thạc sĩ Lê Tuấn với sản phẩm “Giải pháp phát triển thị trường vận tải quốc tế của hãng hàng không quốc gia Việt Nam” đã tập trung phân tích được những điểm mạnh và yếu, cơ hội và thách thức trong chính sách Quản trị kinh doanh của VNA giai đoạn cuối thập niên 2000 và đầu thập niên 2010. Tác giả cũng đã đi sâu tìm hiểu tìm hiểu nghiên cứu đặc điểm thị trường vận tải của hai phân khúc hành khách quốc tế và nội địa của VNA để từ đó đưa ra các giải pháp mở rộng phát triển thị trường; tuy nhiên tác giả vẫn chưa đánh giá toàn diện sâu sắc được năng lực cạnh tranh của hãng trong thời đại mới. Tác giả Đinh Quang Toàn với luận văn “Chính sách marketing dịch vụ vận tải hành khách cho VNA trong bối cảnh liên minh hàng không quốc tế”. Với cơ sở lý luận chặt chẽ về sự ảnh hưởng của cách chính sách marketing với hoạt động vận tải hành khách, luận án đã làm sáng tỏ các biến số trong chính sách marketing dịch vụ, ứng dụng cho ngành dich vụ vận tải hàng không bằng đường hàng không; đồng thời đưa ra các luận cứ mang tính đóng góp các biến số theo mô hình 7P của chính sách marketing dịch vụ bao gồm sản phẩm, giá cả, phân phối xúc tiến và 3 yếu tố là con người, quy trình và hữu hình. Trên cơ sở đó tác giả đã phân tích được toàn diện sâu sắc thực trạng chính sách marketing dịch vụ vận tải hành khách của VNA và đưa ra được các giải pháp hoàn thiện chính sách marketing dịch vụ vận tải hành khách cho VNA thông qua 7 nhóm giải pháp nhằm đảm bảo lợi ích khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, tối đa hóa lợi nhuận, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như hướng đến sự phát triển bền vững cho VNA trong bối cảnh liên minh hàng không quốc tế. Tuy nhiên cũng như sản phẩm của thạc sĩ Trần Thanh Hương, luận văn này mới chỉ đề cập đến hoạt động marketing trong dịch vụ vận tải hành khách.
  16. 4 Như đã liệt kê ở trên, có khá nhiều nghiên cứu về ngành hàng không Việt Nam nhưng hầu hết đều tập trung vào chiến lược phát triển của hãng, trong khi đó nghiên cứu về hành khách trên thị trường nội địa chưa nhiều, nếu có cũng chưa mang tính toàn diện sâu sắc như là việc đề cập hiệu quả kinh doanh vận tải hàng không nội địa cũng như giải pháp triển hoạt động này của VNA, đặc biệt với bối cảnh hiện tại là cạnh tranh gay gắt với các hãng hàng không giá rẻ hay diễn biến dịch bệnh trầm trọng như Covid-19. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026” để đáp ứng những nhu cầu cấp thiết nói trên. Phạm vi bài nghiên cứu này sẽ đi sâu phân tích đánh giá thực trạng hoạt động thị trường vận tải hàng không nội địa của VNA, từ đó rút ra được những đề xuất giải pháp phát triển từ những khó khăn, hạn chế còn đang tồn đọng. 3. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu cụ thể mà luận văn này hướng đến như sau: - Tập trung làm rõ những đặc điểm chung của thị trường vận tải hàng khách nội địa của VNA thông qua việc phân tích toàn diện sự phát triển, rút ra quy luật của thị trường vận tải hành khách nội địa từ năm 2015 đến 2019. - Đề xuất định hướng, chiến lược, giải pháp để phát triển thị trường vận tải hàng không nội địa của VNA giai đoạn 2021-2026. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu phân tích những vấn đề phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của VNA. - Phạm vi nghiên cứu: thị trường vận tải hành khách nội địa của VNA và những định hướng, giải pháp để phát triển trong tương lai gần, cụ thể là giai đoạn 2021- 2026, tầm nhìn đến 2030. - Thời gian nghiên cứu: sử dụng các thông tin, số liệu của thị trường từ năm 2015 đến nay, đây cũng là giai đoạn diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều hãng hàng không trên thị trường nội địa.
  17. 5 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích thống kê - chủ yếu là sử dụng các dữ liệu thống kê có liên quan để phân tích, bao gồm: - Kết quả các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước. - Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo thường niên của VNA, số liệu nội bộ của VNA. - Số liệu từ tổng cục thống kê, cục hàng không, IATA, ICAO, Skytrax, SkaiBlu, Nielsen... 6. Cấu trúc luận văn Với mục tiêu đặt ra ở trên, ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì luận văn gồm 3 chương chính như sau: Chương 1: Tổng quan về phát triển thị trường vận tải hành khách hàng không nội địa. Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines giai đoạn 2015-2020. Chương 3: Một số giải pháp phát triển thị trường vận tải hành khách nội địa của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2026.
  18. 6 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH HÀNG KHÔNG NỘI ĐỊA 1.1. Khái quát về vận tải hàng không 1.1.1. Lịch sử phát triển Vận tải được hiểu là sự di chuyển của con người, động vật và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác và thực hiện một mục đích xác định từ trước. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, con người đã phát triển các phương thức vận tải từ thô sơ đến tiên tiến hơn như vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy... để đáp ứng phù hợp với nhu cầu ngày càng cao hơn của sự phát triển của nhân loại. Lịch sử phát triển của ngành hàng không bắt đầu vào thời kỳ của cuộc cách mạng công nghiệp trên toàn thế giới: Năm 1903, anh em nhà Wright đã trình diễn chiếc máy bay điều khiển đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên vận tải hàng không lúc này chỉ phục vụ nhu cầu quân sự, chủ yếu là trong 2 cuộc chiến tranh thế giới. Ngày 25/8/1919, chuyến bay từ London tới Paris của chiếc Havilland DH.16 đã đi vào lịch sử của ngành hàng không thế giới với tư cách là chuyến bay thương mại quốc tế đầu tiên. (Minh N. , 2009) Từ việc chỉ chở vài chục hành khách trong chuyến bay đầu tiên, các máy bay giờ đây đã có thể chở tới hàng trăm khách, bay thẳng xa tới hơn 15.000 km trong thời gian 18 tiếng. (Minh A. , 2020) Các thế hệ tàu bay mới cũng ngày càng hiện đại nhờ sự cạnh tranh không ngừng của các hãng sản xuất, tiêu biểu là 2 ông lớn Airbus (châu Âu) và Boeing (Mỹ). Theo quan sát của các chuyên gia, vận tải hàng không đã tăng gấp đôi quy mô sau mỗi 15 năm và có tốc độ phát triển vượt bậc hơn hầu hết các ngành khác. Kể từ năm 1960, nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ hành khách và hàng hóa, tiến bộ công nghệ và đầu tư liên kết đã kết hợp để nhân sản lượng của ngành hàng không lên hơn 30 lần. Trong suốt lịch sử hơn 60 năm với nhiều biến cố lớn trong lịch sử thế giới, vận tải hàng không vẫn phục hồi và phát triển mạnh mẽ. (Industry High Level Group, 2019) Năm 2018, các hãng hàng không trên toàn thế giới đã vận chuyển khoảng 4,3 tỷ lượt hành khách, so với 9 triệu lượt hành khách thời gian đầu (1945). Mỗi ngày,
  19. 7 hàng không vận chuyển gần 12 triệu lượt hành khách trên hơn 100.000 chuyến bay, số lượt hành khách nội địa cao hơn quốc tế khoảng 500 triệu lượt. Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực hoạt động lớn nhất với 35% lưu lượng vận tải thế giới, tiếp theo là Châu Âu và Bắc Mỹ với lần lượt là 26% và 22%. (Industry High Level Group, 2019) Biểu đồ 1.1: Lượt hành khách hàng không vận chuyển trên thế giới (1945-2018) Nguồn: Báo cáo Aviation Benefits 2019 của ICAO Biểu đồ 1.2: Sản lượng hàng hóa hàng không vận chuyển trên thế giới (1945-2018) Nguồn: Báo cáo Aviation Benefits 2019 của ICAO Cũng trong năm 2018, năm mươi tám triệu tấn hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không, đạt 231 tỷ tấn hàng.km. Mỗi ngày, hàng không vận chuyển
  20. 8 gần khoảng 18 tỷ USD hàng hóa trên hơn 100.000 chuyến bay. Mặc dù vận tải hàng hóa chỉ chiếm chưa đầy 1% khối lượng trong thương mại toàn cầu nhưng lại chiếm giá trị tới 35% thương mại toàn cầu (khoảng 7 ngàn tỷ USD); đặc biệt là với các mặt hàng quý hiếm, giá trị cao, mau hỏng, thư từ, điện tín, hàng khẩn cấp... thì vận tải hàng không đứng ở vị trí số một. (Industry High Level Group, 2019) 1.1.2. Đặc điểm của vận tải hàng không (1) Tốc độ vận tải hàng không rất cao. Nhờ có sự trang bị của hệ thống động cơ cánh quạt và phản lực, máy bay có thể đặt tốc độ lên tới 400 km/h hoặc 800 km/h. Với đặc tính vượt trội như vậy, vận tải hàng không có thời gian vận tải ngắn nhất so với tất cả các phương thức còn lại và tạo ra lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn. (2) Mang tính quốc tế cao. Do có tốc độ vận tải cao, nên các yêu cầu, quy định, chứng từ có liên quan đến hoạt động này rất nghiêm ngặt và phải đảm bảo tuân thủ pháp lý của nhiều quốc gia. Tuy nhiên để tạo ra sự thống nhất và thuận tiện các quốc gia sẽ thường thống nhất với cách áp dụng chung những quy tắc, công ước quốc tế và quy định của IATA liên quan đến hoạt động hàng không. (3) Áp dụng công nghệ kỹ thuật cao: mặc dù là loại hình vận tải phát triển vận tải muộn nhất nhưng vận tải hàng không được ưu tiên áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến nhất trên thế giới. Các máy bay giờ đây đã có tới hàng trăm chỗ ngồi, cung cấp hàng loạt các sản phẩm bổ trợ kèm theo như một khách sạn thu nhỏ. (4) Chịu nhiều tác động của yếu tố bên ngoài: do phải chịu rất nhiều quy định liên quan nên hàng không là ngành dễ bị ảnh hưởng nhất khi có biến động bên ngoài xảy ra: từ yếu tố chính trị, chiến tranh, khủng bố đến thiên tai, dịch bệnh… (5) Vận tải hàng không có giá cước cao: hoạt động vận tải hàng không là hoạt động đầu tư tổng hợp trên nhiều phương diện nên chi phí vận tải hàng không bao gồm rất nhiều loại phí đến từ các hoạt động liên quan như máy bay, nhiên liệu, trang thiết bị, phí lưu kho sân bay, đào tạo, chi trả lương, bảo dưỡng... và tác động trực tiếp đến giá vé cao. (Hoàng Văn Châu, 2009)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0