Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay
lượt xem 13
download
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận, qua đánh giá thực trạng DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng, luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tiếp tục phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM HỒ ĐIỆP ph¸t triÓn doanh nghiÖp nhá vµ võa trªn ®Þa bµn thµnh phè H¶i Phßng trong giai ®o¹n hiÖn nay Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI VĂN HUYỀN HÀ NỘI 2010
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Phạm Hồ Điệp
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 9 1.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa 9 1.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 27 1.3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số nước trên thế giới và ở một số tỉnh, thành phố 40 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 53 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng ảnh hưởng tới sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 53 2.2. Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố 58 2.3. Đánh giá chung về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 65 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 84 3.1. Phương hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng 84 3.2. Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 88 3.3. Kiến nghị 110 KẾT LUẬN 114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116 PHỤ LỤC 121
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT VIẾT TẮT NỘI DUNG 1 CCN Cụm công nghiệp 2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3 CTCP Công ty cổ phần 4 CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn 5 DN Doanh nghiệp 6 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 7 DNTN Doanh nghiệp tư nhân 8 DNNVV Doanh nghiệp vừa và nhỏ 9 ĐKKD Đăng kí kinh doanh 10 GTGT Giá trị gia tăng 11 HTX Hợp tác xã 12 KTXH Kinh tế xã hội 13 ISO International Organization for Standardization 14 QLNN Quản lý nhà nước 15 SBA Small Business Administration 16 SMEFP Small & Medium Enterprise Finance Program 17 SXKD Sản xuất kinh doanh 18 UBND Ủy ban nhân dân 19 VCCI Vietnam Chamber Of Commerce and Industry
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở EU 10 Bảng 1.2: Tiêu chuẩn DNNVV của Nhật Bản 11 Bảng 1.3: Tiêu chuẩn về DNNVV theo giá trị tổng tài sản ở Thái Lan 12 Bảng 1.4: Một số tiêu chí xác định DN nhỏ và vừa đã được áp dụng ở Việt Nam 16 Bảng 2.1: Tổng sản phẩm quốc nội theo giá so sánh phân theo thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005 2009 55 Bảng 2.2: Tổng sản phẩm quốc nội theo giá so sánh phân theo nhóm ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005 2009 56 Bảng 2.3: Dân số trung bình thành phố Hải Phòng phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn giai đoạn 2000 2009 58 Bảng 2.4: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng tại thời điểm 31/12 phân theo quận, huyện 59 Bảng 2.5: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng tại thời điểm 31/12 phân theo loại hình doanh nghiệp 61 Bảng 2.6: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng tại thời điểm 31/12 phân theo ngành kinh tế giai đoạn 20062009 62 Bảng 2.7: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng phân theo quy mô lao động thời điểm 31/12 63 Bảng 2.8: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng phân theo quy mô nguồn vốn thời điểm 31/12 63 Bảng 2.9: Trình độ chuyên môn của lao động trong doanh 64
- nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2009 Bảng 2.10: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2004 2009 65 Bảng 2.11: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp thành phố Hải Phòng giai đoạn 20042009 (Giá thực tế) 66 Bảng 2.12: Thuế và các khoản nộp ngân sách của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 20042009 68 Bảng 2.13: Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện trong năm trên địa bàn thành phố Hải Phòng chia theo nguồn vốn giai đoạn 20042009 69 Bảng 2.14: Lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng thời điểm 31/12 phân theo khu vực kinh tế 70 Bảng 2.15: Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 20042009 71 Biểu đồ Số lượng DNNVV và DN lớn trên địa bàn thành phố 2.1: Hải Phòng giai đoạn 2001 2009 60
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế của các nước trên thế giới, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEsSmall and medium enterprises) chiếm tới hơn 90% số lượng các doanh nghiệp và đóng góp 4050% GDP, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tại khu vực APEC, số lượng doanh nghi ệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm hơn 80% và sử dụng khoảng 60% lực lượng lao động. Hiện nay, theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy ở Việt Nam, trong số hơn 300.000 DN thì có tới 94% là các DNNVV, nộp 17,64% tổng ngân sách thu từ các DN, đóng góp trên 30% GDP, giải quyết việc làm cho trên 12 triệu lao động. Như vậy, chúng ta có thể thấy các DNNVV có vai trò to lớn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp tích cực vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của các DNNVV, trong chính sách phát huy các nguồn lực, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định “Nhà nước định hướng, tạo môi trường để các doanh nghiệp phát triển và hoạt động có hiệu quả theo cơ chế thị trường. Hỗ trợ sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Trong những năm vừa qua, nhà nước đã có những chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các DNNVV. Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, với 7 quận, 8 huyện trong đó có 2 huyện đảo (Cát Hải và Bạch Long Vỹ), có tổng diện tích tự nhiên là 152.318,49 ha (số liệu thống kê năm 2001) chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nước. Hải Phòng có tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên quí hiếm, với gần 1.000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh
- 2 tế cao như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư... là những hải sản được thị trường thế giới ưa chuộng. Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải. Đây cũng là một thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế địa phương. Tài nguyên rừng Hải Phòng phong phú và đa dạng, có rừng nước mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây... đặc biệt có khu rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại thảo mộc quí hiếm. Thú quí trên đảo có khỉ mặt đỏ, khỉ mặt vàng, sơn dương, hoẵng, rái cá, sóc đuôi đỏ, sóc bụng đỏ, mèo rừng, nhím..., đặc biệt là khỉ voọc đầu trắng sống từng đàn, là loại thú quí hiếm trên thế giới chỉ mới thấy ở Cát Bà. Về ranh giới hành chính thì Hải Phòng phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh. Hải Phòng nằm ở vị trí giao thông thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không. Chính vì thế, Hải Phòng là một trong bốn trọng điểm kinh tế công nghiệp lớn nhất của cả nước, đầu mối quan trọng giao thương kinh tế quốc tế, cửa ngõ ra vào của không chỉ các DN Hải Phòng mà cả khối DN các địa phương. Với những lợi thế và thế mạnh như vậy, kinh tế thành phố Hải Phòng đã phát triển nhanh trong thời gian dài, tốc độ tăng GDP bình quân 8 năm 2000 2007 đạt 11,17%, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1.300 triệu USD, tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng, sản lượng hàng hoá thông qua cảng đạt 20 triệu tấn, thu ngân sách nội địa trên 4.863 tỷ đồng; thu hút trên 2,2 triệu lượt khách du lịch, tỷ lệ tăng dân số ở mức dưới 1%; giải quyết việc làm cho khoảng 4,2 vạn lượt người lao động; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5,5%; tỷ lệ nhân dân nông thôn được cấp nước sạch đạt 9192%; tỷ lệ chất thải đô thị được thu gom và quản lý hợp vệ sinh trên 90%. Có được những kết quả trên, có phần đóng góp không nhỏ của các DNNVV. Hoạt động
- 3 trên khắp các lĩnh vực kinh tế, các DNNVV ở Hải Phòng đã phát huy được lợi thế, tiềm năng sẵn có như năng lực vốn, công nghệ và quản lý. Sản xuất kinh doanh phát triển, các DN đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động, tỉ lệ đóng góp vào thu ngân sách và GDP không nhỏ. Năm 2007, DNNVV chiếm trên 95% tổng số 4.460 DN đang hoạt động tại Hải Phòng, đóng góp trên 51% GDP và giải quyết trên 106 nghìn lao động và tiếp tục có xu hướng tăng. Tuy nhiên, suy thoái và khủng hoảng kinh tế quốc tế đã ảnh hưởng tới Việt Nam, làm cho các DN ở hầu hết các khu vực kinh tế, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh phải đối mặt với những khó khăn hết sức quyết liệt, trong đó có các DNNVV Hải Phòng. Các DNNVV của Hải Phòng đang đứng trước những khó khăn như thiếu thông tin về thị trường, thiếu lao động, thiếu vốn đầu tư, khả năng tự thiết kế mẫu mã sản phẩm kém, vướng mắc về chính sách đất đai, quy hoạch, thủ tục hành chính, hỗ trợ lãi suất, điều kiện kinh tế, hạ tầng dịch vụ còn nhiều hạn chế. Trước bối cảnh đó, thành phố Hải Phòng cần phải đưa ra một hệ thống các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển DNNVV. Chính vì vậy, đề tài “Phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay” đã được chọn để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu DNNVV có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, do vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu, bài viết về DNNVV trong những năm gần đây. Một số công trình đã công bố như: - Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, GS. TS Nguyễn Đình Hương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2002). Cuốn sách trình bày thực trạng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta trong thời gian qua, kinh nghiệm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước và phương hướng, giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa
- 4 và nhỏ ở nước ta trong thời gian tới. - Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, TS. Lê Xuân Bá TS. Trần Kim Hào TS. Nguyễn Hữu Thắng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2006). Cuốn sách trình bày những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và cơ hội, thách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, thực trạng môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. - Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, TS. Phạm Thuý Hồng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2004). Cuốn sách hệ thống hoá vấn đề lý luận phát triển chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; thực trạng phát triển chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đến năm 2005, PGS. TS. Nguyễn Cúc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2004). Cuốn sách nêu lên quan điểm của Đảng và nhà nước về chính sách hỗ trợ phát triển, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta. - Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nguyễn Hải Hữu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1995). Cuốn sách trình bày vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ, về quá trình hình thành, phát triển và quản lý các doanh nghiệp ở Việt Nam, những kinh nghiệm quốc tế áp dụng ở Việt Nam. - Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Phạm Văn Hồng, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế
- 5 Quốc dân Hà Nội (2007). Luận án nghiên cứu phát triển DNNVV ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Tác động của các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ đến sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Trần Thị Vân Hoa, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2003). - Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Nguyễn Minh Tuấn, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008). - Quá trình phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở Tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 19972003 Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp, Mẫn Bá Đạt, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2009). - Xây dựng chính sách cho thuê tài chính của Ngân hàng nông nghiệp đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam , Tạ Thành, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2004). - Vai trò Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2006). - Đa dạng hoá dịch vụ tài chính cho xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Lê Anh Tú, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2007). - Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Tạ Thị Minh Nguyệt, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008). - Vai trò nhà nước trong tạo lập môi trường cạnh tranh doanh nghiệp ở Việt Nam, Đinh Thị Thu Hạnh, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008). - Phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nguyễn Văn Thành, Luận văn Thạc sỹ kinh tế,
- 6 Đại học Kinh tế Quốc dân (2006). - Một số vấn đề về huy động vốn tín dụng nhằm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế, Trần Bình Thám, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (1998). - Thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam qua việc tham gia siêu thị ảo, Trịnh Nhật Tân, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc (2007). - Nâng cao năng lực hỗ trợ kỹ thuật của TAC đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bùi Thị Hoàng Mai, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2007). - Nâng cao hiệu quả dịch vụ hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ nguồn tài trợ nước ngoài, Nguyễn Thị Thu Huyền, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2007). - Quản lý các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nguyễn Khắc Huy, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008). - Kinh nghiệm lựa chọn chính sách hỗ trợ phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan và khả năng vận dụng vào VN, Phạm Văn Hồng, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (1999). - Giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Phan Hồng Giang, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2002). - Quá trình phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Hải Phòng từ 1990 đến nay: Thực trạng và Giải pháp, Hà Văn Thuỷ, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2006). - Quá trình phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực ngoài quốc doanh ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000: Thực trạng và giải pháp, Lê Tâm Minh, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2003).
- 7 - Mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng, Bùi Trọng Nghĩa, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008). - Phát triển dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Hải Phòng , Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Phan Văn Hưng, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008). - Giải pháp tài chính tín dụng nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn Việt Nam hiện nay, Vũ Thị Xuân, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2001) . - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Phan Thị Hoàng Liên, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2005). - Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hà Nội, Nguyễn Thị Thương Hiếu, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2007). - Nâng cao khả năng cung cấp tín dụng tới doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa, Nguyễn Mỹ Hạnh, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008). Ngoài ra, còn có nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, các bài tham luận tại hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế để cập đến sự phát triển của các DNNVV với nhiều nội dung khác nhau. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đưa ra cách nhìn tổng quát về vai trò của DNNVV, kinh nghiệm về phát triển DNNVV của một số nước trên thế giới, các giải pháp phát triển DNNVV ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về tình hình phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng, vấn đề có ý nghĩa cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
- 8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận, qua đánh giá thực trạng DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng, luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tiếp tục phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Nhiệm vụ nghiên cứu + Hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến DNNVV. Tổng kết kinh nghiệm phát triển DNNVV của một số nước trên thế giới, một số tỉnh thành phố ở Việt Nam. Rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng. + Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng để thấy được những thành công, hạn chế của phát triển DNNVV, đồng thời tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó. + Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Kiến nghị với Trung ương một số nội dung cụ thể về phát triển DNNVV. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nội dung phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2001 2010. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Phương pháp cụ thể:
- 9 + Phương pháp hệ thống: Thông tin về DNNVV được thu thập từ nhiều tài liệu khác nhau nhờ hệ thống hoá sẽ có cách nhìn toàn diện về DNNVV, thấy được mối quan hệ hữu cơ đối với các thành tố khác của nền kinh tế. + Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân chia các DNNVV theo quận, huyện, thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp, ngành kinh doanh…từ đó tìm ra được quy luật vận động của quá trình phát triển DNNVV. + Một số phương pháp khác như: thống kê, điều tra mẫu, lấy ý kiến chuyên gia… 6. Những đóng góp khoa học của luận văn Rút ra bài học cho Hải Phòng từ việc tổng kết kinh nghiệm phát triển DNNVV của một số tỉnh thành phố ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Chỉ rõ những hạn chế của phát triển DNNVV và xác định nguyên nhân của những hạn chế đó. Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 20112020. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương, 9 tiết: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DNNVV. Chương 2: Thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1.1. Khái niệm và tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1.1. Khái niệm và tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số nước DNNVV tồn tại và phát triển ở tất cả các quốc gia trên thế giới như một thành phần tất yếu của nền kinh tế. Việc xác định quy mô DNNVV chỉ mang tính chất tương đối vì nó chịu tác động của các yếu tố như trình độ phát triển của một nước, tính chất ngành nghề và điều kiện phát triển của một vùng lãnh thổ nhất định hay mục đích phân loại DN trong từng thời kỳ nhất định. Nhìn chung, trên thế giới việc xác định một DN là DNNVV chủ yếu căn cứ vào hai nhóm tiêu chí phổ biến là tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng. Nhóm các tiêu chí định tính được xây dựng dựa trên các đặc trưng cơ bản của các DNNVV như trình độ chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp... Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng trên thực tế thường khó xác định. Vì thế, chúng chỉ được sử dụng để tham khảo, kiểm chứng mà ít được sử dụng trong thực tế để xác định quy mô DN. Nhóm các tiêu chí định lượng được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu như số lao động bình quân, tổng tài sản (hay tổng nguồn vốn), doanh thu hoặc lợi nhuận của DN. Nhóm tiêu chí này mỗi nước sử dụng hoàn toàn không giống nhau, có thể căn cứ vào cả lao động, vốn, doanh thu cũng có thể chỉ căn cứ vào số lao động hoặc vốn kinh doanh.
- 11 Các tiêu chí định lượng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định quy mô DN. Vào những thời điểm khác nhau các tiêu chí này rất khác nhau giữa các ngành nghề mặc dù chúng vẫn có những yếu tố chung nhất định. Các nước trên thế giới có các tiêu chí khác nhau để xác định DNNVV. Các tiêu chí đó thường không cố định mà thay đổi tuỳ theo ngành nghề và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Điểm khác biệt cơ bản trong khái niệm DNNVV giữa các nước là việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá quy mô DN và lượng hoá các tiêu chí ấy thông qua những tiêu chuẩn cụ thể. Một số tiêu chí chung, phổ biến nhất thường được sử dụng trên thế giới là: Số lao động thường xuyên, vốn sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng. Tiêu chí về số lao động và vốn phản ánh quy mô sử dụng các yếu tố đầu vào, còn tiêu chí về doanh thu, lợi nhuận và giá trị gia tăng lại đánh giá quy mô theo kết quả đầu ra. Mỗi tiêu chí có những mặt tích cực và hạn chế riêng. Như vậy, để phân loại DNNVV có thể dùng các yếu tố đầu vào hoặc các yếu tố đầu ra của DN, hoặc là sự kết hợp của cả hai loại yếu tố đó. Tại EU: Tiêu chí để xác định DNNVV được căn cứ vào 3 yếu tố chính: số lao động được sử dụng thường xuyên, doanh thu bán hàng trong năm tài chính và tổng tài sản. Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở EU Doanh nghiệp Doanh nghiệp Tiêu chí phân loại Đơn vị tính nhỏ vừa Số lao động tối đa Người 50 250 Doanh thu/ năm tối đa Triệu EURO 7 40 Tổng tài sản/ năm tối đa Triệu EURO 5 27 Nguồn: SME definition, www. modcontractsuk. com
- 12 Tại Mỹ: DN được coi là DNNVV nếu có tổng giá trị tài sản dưới 5 triệu USD, lợi nhuận hàng năm dưới 2 triệu USD (trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và thương mại). Bên cạnh đó, tiêu chí lao động để phân loại quy mô DNNVV còn có sự khác biệt giữa các ngành. Cục Quản lý doanh nghiệp nhỏ (SBA) Mỹ xác định DNNVV là "một đơn vị kinh doanh có ít hơn 500 lao động". + Trong ngành sản xuất công nghiệp: DN có từ 250 lao động trở xuống được gọi là DN nhỏ. + Trong ngành công nghiệp, dịch vụ và thương mại bán lẻ: DN có dưới 100 lao động thì được coi là nhỏ; từ 1001.000 lao động được coi là vừa; từ 1.000 lao động trở lên được coi là lớn và rất lớn. Tại Nhật Bản: Luật cơ bản về DNNVV đã được sửa đổi (ban hành ngày 3/12/1999) với nội dung thay đổi chủ yếu là tăng giới hạn vốn tối đa cho các DNNVV trong từng lĩnh vực. Bảng 1.2: Tiêu chuẩn DNNVV của Nhật Bản Số lao động tối đa Số vốn tối đa Ngành (Người) (Triệu USD) 1. Sản xuất 300 300 2. Thương mại, dịch vụ (bán buôn) 100 100 3. Thương mại, dịch vụ (bán lẻ) 50 50 Nguồn: Chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV Nhật Bản, JICA, MPI, 1999 Trong khái niệm về DNNVV, Nhật Bản chỉ quan tâm đến hai tiêu thức là vốn và lao động. Đối với tiêu thức lao động của loại hình DN nhỏ, Nhật Bản quan niệm gần giống với Hàn Quốc, rất thấp so với khu vực châu Á. Do đó, các nước có tiềm lực kinh tế mạnh, nguồn nhân lực có hạn, họ quan tâm đến tiêu thức vốn đầu tư nhiều hơn. Tại Hàn Quốc: Hàn Quốc đã có những đạo luật cơ bản về DNNVV, trong đó xác định rõ những tiêu chuẩn để được công nhận là DNNVV. Những tiêu chuẩn đó còn phụ thuộc vào ngành hoạt động cụ thể như sau.
- 13 + Trong ngành chế tạo, khai thác và xây dựng: DN có dưới 300 lao động thường xuyên và tổng vốn đầu tư dưới 600.000 USD được coi là DNNVV. Trong số này DN nào có dưới 200 lao động thường xuyên được coi là DN nhỏ. + Trong lĩnh vực thương mại: DN có dưới 20 lao động thường xuyên và doanh thu dưới 500.000 USD/năm (nếu là bán lẻ) và dưới 250.000 USD/ năm (nếu là bán buôn) được coi là DNNVV. DN có từ 620 lao động là DN vừa, DN có số lao động dưới 5 người được coi là DN nhỏ. Các tiêu thức này được xác định từ những năm 70, đến nay tiêu thức về lao động đã thay đổi từ 2 đến 3 lần và vốn đã tăng hàng chục lần. Tại Trung Quốc: Tiêu chí xác định DNNVV chỉ dựa vào số lao động mà không căn cứ vào vốn đăng ký hay bất kỳ một tiêu chí nào khác. Theo Luật Khuyến khích phát triển DNNVV của Trung Quốc ngày 29/6/2002 thì: DN nhỏ là những DN có từ 50100 lao động thường xuyên và DN vừa là những DN có sử dụng từ 101 tới 500 lao động. Tại Thái Lan: Thái Lan không có định nghĩa chính thức về DNNVV. Các cơ quan Chính phủ khác nhau của Thái Lan sử dụng những tiêu chí khác nhau như doanh thu, tài sản cố định, số lao động và vốn đăng ký để định nghĩa DNNVV. Bảng 1.3: Tiêu chuẩn về DNNVV theo giá trị tổng tài sản ở Thái Lan Đơn vị tính:Triệu baht Ngành DN vừa DN nhỏ 1. Sản xuất Dưới 200 Dưới 50 2. Thương mại dịch vụ Dưới 200 Dưới 50 3. Bán buôn Dưới 100 Dưới 50 4. Bán lẻ Dưới 60 Dưới 30 Nguồn: Chính sách DNNVV ở Thái Lan: Triển vọng và những thách thứcViện Nghiên cứu Dân số và Xã hội Thái Lan, 2000.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh: Giải pháp marketing dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 305 | 86
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Nghiên cứu khả năng áp dụng chi trả dịch vụ môi trường đối với hệ sinh thái đất ngập nước tại đầm phá Tam Giang cầu hai, tỉnh Thừa Thiên Huế
124 p | 252 | 72
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
105 p | 203 | 62
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ kinh doanh và quản lý: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động truyền thông thương hiệu tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam
18 p | 318 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ kinh doanh và quản lý: Một số giải pháp Marketing phát triển dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone
22 p | 218 | 44
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ kinh doanh và quản lý: Phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty Thông tin di động
32 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Quản trị hoạt động logistics đầu vào của Công ty Cổ phần Bao bì Thuận Phát
86 p | 20 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội
22 p | 137 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Định hướng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển dịch vụ viễn thông công ích của Tập đoàn Viễn thông Quân đội
23 p | 127 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Quy trình cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
12 p | 20 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Xây dựng chiến lược kinh doanh Công ty CP bánh kẹo Hải Châu đến năm 2020
112 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Xây dựng chiến lược kinh doanh Công ty cổ phần HTG đến năm 2020
97 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và Quản lý: Định hướng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Xây dựng số 1 giai đoạn 2015-2020
88 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn