intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về đặc trưng văn hóa đến việc thực hành kế toán tại Việt Nam – Nghiên cứu thực nghiệm tại TP. HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

22
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn khám phá ảnh hưởng của văn hóa đến hoạt động thực hành kế toán tại Việt Nam; đánh giá tình hình hoạt động thực hành kế toán Việt Nam trên khía cạnh văn hóa, từ đó có thể hiểu rõ bản chất của người nhân viên khi thực hiện công việc và có kế hoạch xúc tiến họ nâng cao hiệu quả công việc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về đặc trưng văn hóa đến việc thực hành kế toán tại Việt Nam – Nghiên cứu thực nghiệm tại TP. HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU HIỀN ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ THUỘC VỀ ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA ĐẾN THỰC HÀNH KẾ TOÁN TẠI VIỆT NAM - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI TP. HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU HIỀN ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ THUỘC VỀ ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA ĐẾN THỰC HÀNH KẾ TOÁN TẠI VIỆT NAM - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI TP. HCM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỞI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VÕ VĂN NHỊ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học. Các số liệu, kết quả trong luận văn do tôi trực tiếp thu thập, thống kê và xử lý. Các nguồn dữ liệu khác đƣợc sử dụng trong luận văn đều đƣợc trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục các tài liệu tham khảo. Tác giả luận văn
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................................. 1 2.Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................. 2 3.Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2 4.Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 3 5.Những đóng góp mới của luận văn .............................................................................. 3 6.Kết cấu của luận văn ..................................................................................................... 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ THỰC HÀNH KẾ TOÁN ............................................................................................................................ 4 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................ 4 1.1.1 Trên thế giới ...................................................................................................... 4 1.1.2 Tại Việt Nam. .................................................................................................... 8 1.2 NHẬN XÉT VỀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU........................... 12 1.3 KHE HỔNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU ................... 13 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................................. 14 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA VÀ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA ẢNH HƢỞNG ĐẾN THỰC HÀNH KẾ TOÁN ........................................................................ 15 2.1 CÁC KHÁI NIỆM ............................................................................................... 15 2.1.1 Thực hành kế toán ........................................................................................... 15
  5. 2.1.2 Văn hóa ............................................................................................................ 16 2.1.3 Các giá trị văn hóa ........................................................................................... 17 2.2 ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HÓA ĐẾN THỰC HÀNH KẾ TOÁN .................... 24 2.2.1 Đặc trƣng của nghề nghiệp kế toán ................................................................. 24 2.2.1 Các giá trị văn hóa ảnh hƣởng đến hoạt động thực hành kế toán ................... 26 2.3 CÁC LÝ THUYẾT NỀN ..................................................................................... 29 2.3.1 Nhóm lý thuyết hành vi – tâm lý xã hội trong quản trị kinh doanh ................ 29 2.3.2 Lý thuyết đại diện ............................................................................................ 30 2.3.2 Lý thuyết lựa chọn hợp lý ................................................................................ 31 2.3.4 Lý thuyết nguồn lực ......................................................................................... 32 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 .................................................................................................... 35 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................... 36 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................................. 36 3.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 38 3.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu định tính .................................................................. 38 3.2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng .............................................................. 38 3.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ........................ 39 3.3.1 Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 39 3.3.2 Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................... 40 3.4 XÂY DỰNG THANG ĐO CHO CÁC BIẾN ..................................................... 41 3.4.1 Thang đo biến phụ thuộc ................................................................................. 41 3.4.2 Thang đo biến độc lập ..................................................................................... 42 3.5 XÂY DỰNG BẢNG CÂU HỎI VÀ XÁC ĐỊNH MẪU KHẢO SÁT ............... 43 3.5.1 Thiết kế bảng câu hỏi điều tra ......................................................................... 43
  6. 3.5.2 Mẫu nghiên cứu ............................................................................................... 44 3.6 PHƢƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU ....................................... 44 3.6.1 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu .......................................................................... 44 3.6.2 Phƣơng pháp xử lý dữ liệu .............................................................................. 45 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ................................................................................................ 48 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................................. 49 4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH............................................................. 49 4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG ........................................................ 51 4.2.1 Phân tích thống kê mô tả ................................................................................. 51 4.2.2 Phân tích độ tin cậy cronbach’s alpha ............................................................. 53 4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................... 55 4.2.4 Phân tích tƣơng quan ....................................................................................... 59 4.2.5 Phân tích hồi quy ............................................................................................. 60 4.2.6 Kết quả kiểm định giả thuyết các nhân tố tác động đến hoạt động thực hành kế toán ................................................................................................................................ 62 4.2.7 Kiểm định sự khác biệt về việc thực hành kế toán theo các đặc điểm cá nhân ... 63 4.2.8 Mức độ ảnh hƣởng của các giá trị văn hóa đến hoạt động thực hành kế toán 66 4.3 BÀN LUẬN VỀ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH KẾ TOÁN ............................................................................................. 67 4.3.1 Tính cộng đồng ................................................................................................. 67 4.3.2 Tính chủ toàn .................................................................................................... 68 4.3.3 Tính linh hoạt ................................................................................................... 70 4.3.4 Nhân tố Định hƣớng tƣơng lai ......................................................................... 71 4.3.5 Nhân tố tính khuôn phép .................................................................................. 72
  7. TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ................................................................................................ 73 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 74 5.1 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 74 5.2 KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 74 5.2.1 Kiến nghị đối với các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng kế toán viên ......................... 74 5.2.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp ...................................................................... 79 5.3 CÁC HẠN CHẾ VÀ NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI ..................... 82 5.3.1 Hạn chế ............................................................................................................ 82 5.3.2 Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................ 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Bản đồ về văn hóa ............................................................................................. 11 Bảng 2.1: Sáu chiều văn hóa của Hofstede ....................................................................... 18 Bảng 2.2: Hệ giá trị văn hóa Việt nam .............................................................................. 20 Bảng 3.2: Thang đo nghiên cứu (Biến phụ thuộc) ............................................................ 42 Bảng 3.2: Thang đo nghiên cứu (Biến độc lập) ................................................................. 43 Bảng 4.1: Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................................ 49 Bảng 4.2: Cơ cấu mẫu nghiên cứu..................................................................................... 52 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định chất lƣợng thang đo các nhân tố tác động đến THKT ....... 53 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test..................................................... 55 Bảng 4.5: Tổng phƣơng sai trích (Total Variance Explained) .......................................... 57 Bảng 4.6: Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrixa) ....................................... 58 Bảng 4.7: Kết quả phân tích tƣơng quan Pearson ............................................................. 59 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định tƣơng quan từng phần của các hệ số hồi quy ..................... 61 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mộ hình (Model Summaryb) ........... 61 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mộ hình (ANOVAa) ....................... 62 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định các giả thuyết về các giá trị văn hóa ảnh hƣởng đến thực hành kế toán tại Việt Nam ................................................................................................. 63 Bảng 4.12: Tầm quan trọng của các nhân tố giá trị văn hóa ảnh hƣởng đến thực hành kế toán tại Việt Nam ............................................................................................................... 66 KMO and Bartlett's Test .................................................................................................... 99 Rotated Component Matrixa .............................................................................................. 99 Total Variance Explained ................................................................................................ 100
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Khái niệm văn hóa ............................................................................................. 17 Hình 3.1: Khung nghiên cứu của luận văn ........................................................................ 37 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu ảnh hƣởng của văn hóa đến hoạt động thực hành kế toán. ........................................................................................................................................... 40
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và có xu hƣớng hội nhập vào nền kinh tế chung thế giới. Việc hội nhập dù mang lại nhiều lợi ích lớn lao nhƣng cũng đƣa ra những thách thức không nhỏ cho Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, thách thức dành cho lĩnh vực kế toán là cần thiết phải đƣợc quan tâm. Là một phƣơng tiện giao lƣu tài chính giữa các quốc gia, kế toán quốc gia cũng cần phải hội nhập với kế toán quốc tế. Quá trình hội nhập kế toán là một quá trình tất yếu không thể né tránh, nhất là đối với các nƣớc đang phát triển. Tuy nhiên, các chuẩn mực quốc tế đƣợc hình thành và phục vụ cho các nền kinh tế thị trƣờng phát triển của một số quốc gia với nhiều đặc điểm kinh tế - xã hội còn xa lạ đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Trong “Chiến lƣợc kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18/03/2013 có đề cập đến vấn đề “Xây dựng, ban hành chuẩn mực kế toán và kiểm toán của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam”. Nhƣ vậy có thể thấy rằng, quá trình hội nhập không phải đơn giản chỉ là việc áp dụng một cách cứng nhắc toàn bộ các thông lệ kế toán quốc tế, bất chấp yêu cầu và khả năng của nền kinh tế. Việt Nam cần phải nhận định, đánh giá đúng đắn tình hình và đƣa ra lộ trình thích hợp để đạt đƣợc mục đích. Hệ thống kế toán Việt Nam ra đời đã nhiều năm qua và đóng góp vai trò không nhỏ trong hệ thống quản lý của Nhà nƣớc Việt Nam. Dù còn nhiều hạn chế, nhƣng đó là một hệ thống đang tồn tại gắn với những đặc điểm môi trƣờng kinh doanh, pháp lý và văn hóa của Việt Nam. Cũng chính vì thế, việc thực hành kế toán tại Việt Nam không hoàn toàn giống với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Và do vậy, quá trình hội nhập với kế toán quốc tế không phải là dễ dàng. Trong các nhân tố kinh tế - xã hội đƣợc các nhà nghiên cứu thế giới xem xét có ảnh hƣởng đến việc thực hành kế toán, văn hóa đƣợc xem là nhân tố có mức độ giải thích cao cho sự khác nhau về thực hành kế toán giữa các quốc gia. Văn hóa của mỗi quốc gia có những bản sắc riêng và điều này tạo tính khác biệt trong việc thực hành kế toán của Việt Nam với các quốc gia khác. Đây là nhân tố còn chƣa phổ biến trong các nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến kế toán đƣợc thực hiện tại Việt Nam, nhƣng nó lại
  11. 2 có những ảnh hƣởng nhất định mà không thể bỏ qua đến việc thực hành kế toán. Để thuận lợi hơn trên con đƣờng hội nhập với kế toán quốc tế, cần thiết phải nghiên cứu phân tích những ảnh hƣởng của văn hóa đến việc thực hành kế toán tại Việt Nam. Từ đó, nhận thức đƣợc bản chất sự khác biệt trong việc thực hành kế toán giữa Việt Nam với các quốc gia khác và con đƣờng nào thích hợp để có thể hòa nhập với các thông lệ kế toán quốc tế vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý của Nhà nƣớc và các doanh nghiệp tại Việt Nam. Nhƣ vậy, để có cái nhìn khái quát về vấn đề này, đề tài “Ảnh hƣởng của các nhân tố thuộc về đặc trƣng văn hóa đến việc thực hành kế toán tại Việt Nam – Nghiên cứu thực nghiệm tại TP. HCM” đƣợc tác giả lựa chọn nhằm nghiên cứu các đặc trƣng văn hóa Việt Nam ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hoạt động thực hành kế toán 2.Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu - Mục tiêu chung: +Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của văn hóa đến hoạt động thực hành kế toán tại Việt Nam - Mục tiêu cụ thể: + Xác định các nhân tố văn hóa ảnh hƣởng đến hoạt động thực hành kế toán tại Việt Nam. + Xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố văn hóa đến đến hoạt động thực hành kế toán tại Việt Nam. Để làm rõ các mục tiêu nghiên cứu trên, câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra: Câu hỏi 1: Nhân tố nào trong các nhân tố thuộc về đặc trƣng văn hóa có ảnh hƣởng đến việc thực hành kế toán tại Việt Nam? Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố văn hóa này đến việc thực hành kế toán tại Việt Nam? 3.Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn: Luận văn nghiên cứu các nhân tố thuộc đặc trƣng văn hóa Việt Nam đƣợc xem xét trong ảnh hƣởng đến hoạt động thực hành kế toán. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn thu thập dữ liệu từ các nhân viên đang làm công việc kế toán tại các công
  12. 3 ty, doanh nghiệp trên địa bàn Tp. HCM 4.Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn này là phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp giữa phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng. Trong đó, phƣơng pháp nghiên cứu định tính nhằm mục tiêu khám phá các nhân tố giá trị văn hóa có ảnh hƣởng đến kỹ thuật và hành vi của nhân viên kế toán trong việc thực hiện nhiệm vụ qua việc kết hợp ba phƣơng pháp thu thập dữ liệu (i) tổng hợp. phân tích dữ liệu; (ii) quan sát quá trình thực hành kế toán của nhân viên; (iii) phỏng vấn chuyên gia. Tiếp theo tiến hành các bƣớc phân tích của phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Các nhân tố đƣợc xác định trong bƣớc nghiên cứu định tính sẽ đƣợc sử dụng trong bƣớc nghiên cứu định lƣợng để đo lƣờng mức độ tác động của từng nhân tố đến kỹ thuật và hành vi của nhân viên kế toán khi họ việc thực hiện nhiệm vụ. Thông qua bảng câu hỏi đƣợc thiết kế dựa theo thang đo Likert 5 mức độ, dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập sẽ sử dụng nhiều công cụ phân tích dữ liệu: thống kê mô tả, kiểm định thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy bội, t-test, ANOVA. 5.Những đóng góp mới của luận văn Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề sau: + Khám phá ảnh hƣởng của văn hóa đến hoạt động thực hành kế toán tại Việt Nam + Đánh giá tình hình hoạt động thực hành kế toán Việt Nam trên khía cạnh văn hóa, từ đó có thể hiểu rõ bản chất của ngƣời nhân viên khi thực hiện công việc và có kế hoạch xúc tiến họ nâng cao hiệu quả công việc 6.Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phụ lục, luận văn gồm có 5 chƣơng: Chƣơng 1 : Tổng quan về mối quan hệ giữa văn hóa và thực hành kế toán Chƣơng 2 : Cơ sở lý thuyết về văn hóa và các giá trị văn hóa ảnh hƣởng của đến hoạt động thực hành kế toán Chƣơng 3 : Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 4 : Kết quả nghiên cứu và Bàn luận Chƣơng 5 : Kết luận và kiến nghị.
  13. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ THỰC HÀNH KẾ TOÁN 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1 Trên thế giới Vấn đề không thống nhất trong thực hành kế toán ở các quốc gia trên thế giới đã trở thành một câu hỏi mà nhiều nhà nghiên cứu muốn tìm đƣợc đáp án. Họ cố gắng đi tìm hiểu các nhân tố có ảnh hƣởng đến thực hành kế toán, trong đó có nhân tố hệ thống pháp luật (Hope 2003, Jaggi và Low 2000, Stulz và Williamson 2003, Williams 2004), nhân tố mức độ kinh tế phát triển (Adhikari và Tondkar 1992, Ahmed 1995, Cooke và Wallace 1990, Doupnik và Salter 1995, Williams 2004), nhân tố kích thƣớc của thị trƣờng chứng khoán (Adhikari và Tondkar 1992, Ahmed 1995, Doupnik và Salter 1995, Williams 2004),… . Finch (2009) đã giải thích điều này bằng việc sử dụng các yếu tố xã hội và môi trƣờng nhƣ hệ thống pháp lý, nguồn tài chính bên ngoài, hệ thống thuế, đại diện của các cơ quan kế toán chuyên nghiệp, lạm phát lịch sử, các sự kiện kinh tế và chính trị. Bên cạnh đó, văn hóa cũng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ khi xem nó là một nhân tố để giải thích hành vi kế toán khác nhau giữa các quốc gia Nghiên cứu của Jaggi (1975) đã kết luận rằng những khác biệt văn hóa giữa các nƣớc phát triển và kém phát triển thƣờng có thể dẫn đến sự khác biệt trong báo cáo tài chính. Theo Perera (1989), là một sản phẩm của hoạt động con ngƣời, kế toán liên tục bị ảnh hƣởng bởi những sự đánh giá và quyết định về việc áp dụng các khái niệm kế toán và nguyên tắc áp dụng. Theo quan điểm này, văn hóa trở thành một trong những yếu tố môi trƣờng quan trọng nhất ảnh hƣởng đến thực hành kế toán, đặc biệt là đối với các chuẩn mực và các giá trị đƣợc chia sẻ bởi các thành viên của cùng một hệ thống kế toán (Doupnik và Salter, 1995). Belkaoui (1990) cho rằng văn hóa sẽ áp đặt môi trƣờng kế toán và các chức năng nhận thức của cá nhân khi phải đối mặt bởi những tình huống kế toán. Doupnik và Salter (1995) lập luận rằng có ba yếu tố quyết định sự phát triển kế toán của một quốc gia: môi trƣờng bên ngoài, các giá trị văn hóa và cấu trúc thể chế. Các yếu tố này đƣợc dự kiến sẽ khác nhau giữa các quốc gia khác nhau tạo ra sự khác biệt
  14. 5 trong hệ thống kế toán quốc tế. Các tác giả nhấn mạnh rằng “văn hóa thấm vào các hệ thống khác nhau tạo thành cấu trúc thể chế, tác động đến thực hành kế toán thông qua các quy tắc và giá trị đƣợc tổ chức bởi các thành viên của hệ thống kế toán này và các quy tắc và giá trị đƣợc tổ chức bởi các thành viên của hệ thống khác mà hệ thống kế toán này tƣơng tác”. Năm 1980, Hofstede phát triển Lý thuyết văn hóa đa chiều để phân tích các giá trị văn hóa của quốc gia thông qua bốn khía cạnh: chủ nghĩa cá nhân – chủ nghĩa tập thể; né tránh bất ổn; khoảng cách quyền lực, và nam tính – nữ tính. Sau đó cho đến năm 2010, Hofstede đã bổ sung thêm hai khía cạnh là định hƣớng dài hạn – định hƣớng ngắn hạn, sự thoải mái – sự kiềm chế vào trong lý thuyết của mình. Thành quả của Hofstede đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới công nhận và trở thành lý thuyết nền khi thực hiện các nghiên cứu có liên quan về văn hóa. Papadaki (2005) đề cập đến một số nghiên cứu mà đã kiểm tra sự khác biệt trong báo cáo tài chính quốc tế dựa trên hai cách giải thích chung. Nhóm nghiên cứu đầu tiên cho rằng sự khác biệt là kết quả của văn hóa (Doupnik và Salter 1995, Gray1988, Jaggi 1975, Perera 1989, Salter và Niswander 1995, Zarzeski 1996, Chanchani và Willet năm 2004), trong khi nhóm nghiên cứu thứ hai cho rằng sự khác biệt là kết quả của những hệ thống quản trị doanh nghiệp khác nhau (Nobes 1983, Nobes và Parker 1998). Papadaki thấy rằng hầu hết các nghiên cứu của nhóm đầu tiên đã sử dụng mô hình văn hóa đa chiều của Hofstede để giải thích sự khác biệt trong thực hành kế toán. Sau đó vào năm 1988, xuất phát từ kết quả nghiên cứu của Hofstede cùng với bốn giá trị kế toán từ các nghiên cứu trƣớc của mình, Gray đi tìm mối liên hệ giữa hai bên và cuối cùng hình thành nên mô hình Giá trị kế toán. Bốn chiều giá trị kế toán trong mô hình bao gồm: (1) Tính chuyên nghiệp so với sự kiểm soát bằng pháp luật, (2) tính thống nhất so với tính linh hoạt,(3) chủ nghĩa bảo thủ so với chủ nghĩa lạc quan, và (4) tính bí mật so với tính minh bạch. Một thời gian sau đó và cho đến hiện tại, các nghiên cứu kế toán trên thế giới có liên quan đến văn hóa vẫn lấy lý thuyết của Hofstede và Gray làm khuôn mẫu lý thuyết và kiểm nghiệm các giả thuyết của hai ông tại nhiều quốc gia khác nhau.
  15. 6 Eddie (1990) thực hiện nghiên cứu tại 13 quốc gia châu Á – Thái Bình Dƣơng và tìm thấy bằng chứng hỗ trợ cho cả bốn giả thuyết của Gray – văn hóa có ảnh hƣởng đến thực hành kế toán theo một mức độ nhất định. Salter và Niswander (1995) kiểm tra mô hình của Gray tại 29 quốc gia và tìm thấy mối liên hệ tích cực đáng kể giữa: né tránh sự bất ổn và tính chuyên nghiệp; tính thống nhất và né tránh sự bất ổn; tính bí mật và né tránh sự bất ổn, đồng thời tìm thấy mối liên hệ tiêu cực đáng kể giữa tính thống nhất và nam tính; tính bí mật và chủ nghĩa cá nhân. Jaggi và Low (2000) nghiên cứu 3 quốc gia sử dụng thông luật (Canada, Mỹ, Anh) và ba quốc gia sử dụng luật điều lệ (Pháp, Đức, Nhật). Ông nhận thấy rằng tất cả các biến văn hóa đều có ý nghĩa đối với các nƣớc luật điều lệ, trong khi không hề có mối liên hệ giữa văn hóa, công bố thông tin kế toán và hệ thống pháp luật đối với các nƣớc thông luật. Schultz và cộng sự (2001) khi nghiên cứu về ảnh hƣởng của văn hóa đến việc giải thích và áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính giống nhau của kế toán viên tại ba nƣớc Pháp, Đức, Mỹ đã chỉ ra rằng: ngay cả với những quy tắc và sự kiện tƣơng tự, sự đánh giá giữa các kế toán viên khác nhau đáng kể, kế toán viên Đức và Pháp (quốc gia có điểm số né tránh bất ổn cao) thì thận trọng hơn các kế toán viên Mỹ (quốc gia có điểm số né tránh bất ổn thấp) trong việc đánh giá chuyên môn. Tsakumis (2007) thực hiện nghiên cứu tại Mỹ và Hy Lạp với mục đích kiểm tra ảnh hƣởng của văn hóa quốc gia đến việc áp dụng các quy tắc báo cáo tài chính của kế toán viên tại hai nƣớc này. Tác giả sử dụng IAS 37 để làm cơ sở cho đánh giá chuyên nghiệp. Ngƣời tham gia nghiên cứu đƣợc yêu cầu xem xét liệu họ có công nhận hay công khai một tài sản hay khoản nợ tiềm tàng dựa trên hƣớng dẫn của một chuẩn mực báo cáo tài chính. Bằng việc sử dụng khung Hofstede-Gray, tác giả thấy rằng kế toán viên Hy Lạp ít có khả năng tiết lộ sự tồn tại của cả tài sản và nợ tiềm tàng hơn kế toán viên Mỹ. Kết quả xác nhận một mối quan hệ mạnh giữa giả thuyết bí mật của Gray với việc thực hiện công khai. Tuy nhiên không có sự khác biệt đáng kể nào đƣợc nhận thấy trong đánh giá chuyên nghiệp liên quan đến việc công nhận tài sản và nợ tiềm tàng giữa 2 quốc gia.
  16. 7 Askary và cộng sự (2008) nghiên cứu ảnh hƣởng của các giá trị văn hóa đến thực hành kế toán tại Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách áp dụng lý thuyết của Gray (1988). Các tác giả đối chiếu mô hình của kế toán với cơ quan kế toán chuyên nghiệp, chất lƣợng và tính thống nhất của công bố tài chính, và các phép đo kế toán trong Thổ Nhĩ Kỳ. Đất nƣớc này là một trƣờng hợp đặc biệt trong số các nƣớc đang phát triển vì các đặc tính địa chính trị và văn hóa cụ thể của nó. Nghiên cứu khẳng định lý thuyết của Gray rằng với điểm số né tránh bất ổn cao và chủ nghĩa cá nhân thấp thì có liên quan tích cực với các phép đo kế toán mang tính bảo thủ cao. Bên cạnh đó, nghiên cứu này khẳng định rằng khoảng cách quyền lực cùng với né tránh sự bất ổn cao, và chủ nghĩa cá nhân thấp hơn có liên quan tích cực với sự thống nhất kế toán. Tuy nhiên, khoảng cách quyền lực lớn, né tránh bất ổn cao, và chủ nghĩa tập thể ảnh hƣởng xấu đến tính chuyên nghiệp và công bố tài chính. Alkafaji (2012) tiến hành nghiên cứu tại UAE. Ông cho biết UAE là quốc gia đang phát triển và phát triển nhanh chóng. Quốc gia này có truyền thống lâu đời bắt nguồn từ văn hóa Ả-rập, Hồi giáo và các nền văn hóa phụ. Khi đất nƣớc này ngày càng phát triển thành một lực lƣợng kinh tế lớn mạnh trong khu vực, mối quan tâm sẽ tập trung nhiều hơn vào quản trị doanh nghiệp, minh bạch và kế toán đo lƣờng / công bố. Mục đích của nghiên cứu này chính là xem xét xem những thay đổi trong nền văn hóa của đất nƣớc này ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hệ thống kế toán thông qua việc sử dụng mô hình của Hofstede và Gray. Nghiên cứu kết luận ba trong bốn giả thuyết của Gray phù hợp với bằng chứng thực nghiệm tại UAE, một giả thuyết không dự đoán chính xác về tính chất của hệ thống kế toán UAE do những thay đổi nhanh chóng trong giá trị văn hóa tại đất nƣớc này. Cơ quan kế toán của UAE phần lớn là do chính phủ quy định. Các cơ quan kế toán và kiểm toán yếu kém, thiếu tính thống nhất trong các tiêu chuẩn kế toán, bảo thủ trong việc đo lƣờng các giá trị kế toán, thiếu minh bạch và hƣớng đến bí mật trong việc tiết lộ thông tin. Kiridaran và cộng sự (2013) để trả lời cho câu hỏi: hai chiều văn hóa – chủ nghĩa cá nhân và né tránh sự bất ổn - ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng và chấp nhận rủi ro tại các ngân hàng, đã thực hiện nghiên cứu tại các ngân hàng từ 70 quốc gia trong giai đoạn 2000-2006. Kết quả chỉ ra rằng các ngân hàng có điểm chủ
  17. 8 nghĩa cá nhân thấp và điểm né tránh bất ổn cao sẽ báo cáo thu nhập thận trọng hơn cũng nhƣ có mức độ thấp hơn về mức chấp nhận rủi ro so với các ngân hàng có điểm chủ nghĩa cá nhân cao và điểm né tránh bất ổn thấp. Đồng thời các ngân hàng này cũng ít thất bại hay gặp vấn đề về tài chính hơn trong giai đoạn khủng hoảng. Nghiên cứu này chỉ ra rằng sự khác biệt trong văn hóa quốc gia có liên quan đến sự khác biệt trong các đặc tính báo cáo tài chính của ngân hàng, rủi ro và khủng hoảng tài chính Egbunike và cộng sự (2015) tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của văn hóa đến kế toán thực hành tại Nigeria. Các tác giả khẳng định rằng “các giá trị văn hóa ăn sâu vào trong hệ thống xã hội của một xã hội hay quốc gia. Ảnh hƣởng của nó có thể thấy đƣợc trong hành vi, ngôn ngữ, tôn giáo, thời trang, … trong báo cáo tài chính đƣợc thực hiện trong phạm vi của xã hội đó. Do đó, sự thay đổi trong giá trị xã hội sẽ dẫn đến sự khác biệt trong thực hành kế toán trong và giữa các quốc gia”. Có ba phát hiện đƣợc đúc kết từ nghiên cứu: một, các giá trị văn hóa có tác động đáng kể đến việc xác định sự lựa chọn các kỹ thuật và hành vi của kế toán trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình; hai, các giá trị văn hóa ảnh hƣởng đến việc thi hành và áp dụng các chuẩn mực kế toán tại Nigera; ba, các giá trị văn hóa ảnh hƣởng đáng kể đến hoạt động kiểm toán của kiểm toán viên tại Nigeria Mặt khác, nghiên cứu gần đây đã tập trung nhiều hơn về ảnh hƣởng của các yếu tố khác để giải thích sự khác biệt trong thực hành kế toán, ví dụ, hệ thống pháp luật (Hope 2003, Jaggi và Low 2000, Stulz và Williamson 2003, Williams 2004), mức độ kinh tế phát triển (Adhikari và Tondkar 1992, Ahmed 1995, Cooke và Wallace 1990, Doupnik và Salter 1995, Williams 2004), và kích thƣớc của các thị trƣờng chứng khoán (Adhikari và Tondkar 1992, Ahmed 1995, Doupnik và Salter 1995, Williams 2004). Tuy nhiên, văn hóa vẫn đƣợc công nhận là một yếu có có mức độ ảnh hƣởng nhất định đến thực hành kế toán 1.1.2 Tại Việt Nam. Năm 1999, Vũ Hữu Đức thực hiện chuyên đề “Phân tích các nhân tố tác động đến hệ thống kế toán tại các quốc gia để xác định phƣơng hƣớng hòa nhập với các thông lệ kế toán quốc tế của Việt Nam”. Tác giả đề cập đến 3 nhóm nhân tố tác động đến hệ thống kế
  18. 9 toán tại các quốc gia là: (i) môi trƣờng kinh doanh, (ii) môi trƣờng pháp lý và (iii) môi trƣờng văn hóa. Trong đó, khi nói đến ảnh hƣởng của nhân tố văn hóa, tác giả dựa trên quan điểm của Hofstede và quan điểm lịch sử. Theo quan điểm của Hofstede, tác giả khẳng định “Văn hóa Việt Nam có khoảng cách quyền lực trung bình, chủ nghĩa tập thể, né tránh các vấn đề chƣa rõ ràng và định hƣớng dài hạn nên tất yếu hình thành nên một hệ thống kế toán hƣớng về các quy định chặt chẽ và thống nhất của Nhà nƣớc về kế toán, các thông tin ít đƣợc công khai và cáo cáo kế toán thƣờng bảo thủ”. Về quan điểm lịch sử, tác giả phát hiện ra rằng: “do ảnh hƣởng khá lớn của Khổng giáo trong văn hóa Việt Nam nên nhấn mạnh đến vai trò của tập thể hơn là cá nhân; hơn 100 năm thực dân Pháp thống trị nên hệ thống kế toán đầu tiên Việt Nam hƣớng tới là kế toán Pháp; hệ thống kế toán Việt Nam do đƣợc hình thành trong nền kinh tế tập trung nên quan điểm Nhà nƣớc can thiệp rất sâu vào hoạt động doanh nghiệp”. Tác giả cho rằng “Những quan điểm lịch sử đó dẫn đến một hệ quả là hệ thống kế toán Việt Nam là một hệ thống do Nhà nƣớc thiết lập, không chỉ phục vụ cho doanh nghiệp mà còn phục vụ cho nhu cầu quản lý Nhà Nƣớc. Vì vậy, hệ thống kế toán Việt Nam đặt nặng trên sự tuân thủ hơn là sự xét đoán nghề nghiệp”. Và do vậy, nhiều khái niệm và yêu cầu của các chuẩn mực quốc tế về kế toán khó vận dụng trong thực tiễn kế toán Việt Nam. Năm 2009, Nguyễn Thu Hoài trong bài viết “Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng phƣơng pháp tính giá trong kế toán” đăng trên tạp chí Kiểm toán có đề cập đến một mảng giá trị văn hóa kế toán của Gray là mức độ thận trọng – lạc quan. Theo tác giả, kế toán với bản chất là môn khoa học kinh tế - xã hội nên các xu hƣớng xã hội nhƣ xu hƣớng theo chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa tập thể, sự né tránh ngẫu nhiên, chế độ mẫu hệ hay phụ hệ… ảnh hƣởng trực tiếp đến xu hƣớng kế toán, trong đó mức độ thận trọng – lạc quan của xu hƣớng xã hội ảnh hƣởng trực tiếp đến việc vận dụng phƣơng pháp tính giá trong hệ thống kế toán pháp quy ở từng quốc gia. Tác giả cho rằng, với những quốc gia có xu hƣớng thận trọng (nhƣ Nhật Bản, Đức, Pháp,..) thì giá gốc và giá trị thực hiện (giá trị có thể thu hồi) đƣợc sử dụng nhiều trong tính giá; còn với những quốc gia có xu hƣớng lạc quan (nhƣ Mỹ, Anh,..) thì giá trị hợp lý lại đƣợc sử dụng nhiều trong tính giá.
  19. 10 Năm 2016, Cao Thị Cẩm Vân, luận án “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế”. Bên cạnh các các nhân tố nhƣ hệ thống pháp lý, hệ thống chính trị và môi trƣờng hoạt động, kinh tế, kỹ thuật nghiệp vụ, điều kiện tổ chức, quốc tế thì tác giả cho rằng văn hóa (bao gồm hai thành phần của văn hóa là (i) trình độ chuyên môn và nhận thức của ngƣời lao động; (ii) khác biệt trong sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ) cũng là một trong những nhân tố có ảnh hƣởng đến việc vận dụng IPSAS thành công. Tác giả kết luận rằng “Việt Nam đƣợc đánh giá là một nƣớc có khoảng cách quyền lực lớn, mọi quyền lực quyết định tập trung vào Trung ƣơng, vì thế, để vận dụng IPSAS có thể sẽ gặp nhiều khó khăn do sự chi phối nghiêm ngặt từ hệ thống Luật và các quy định. Do đó, xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam trên cơ sở vận dụng IPSAS cần xem xét đến hoàn cảnh kinh tế - chính trị cụ thể tại Việt Nam” Năm 2017, Nguyễn Trung Tín, luận văn “Ảnh hƣởng của văn hóa tổ chức đến khả năng vận dụng kế toán quản trị - Trƣờng hợp nghiên cứu các doanh nghiệp tại Bình Dƣơng”. Tác giả đƣa ra bốn nhóm văn hóa tổ chức có tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng là: (i) văn hóa tổ chức hỗ trợ, (ii) văn hóa tổ chức đổi mới, (iii) văn hóa tổ chức dựa trên quy tắc, (iv) văn hóa tổ chức theo mục tiêu. Cả bốn nhóm nhân tố văn hóa tổ chức đều có ảnh hƣởng tích cực đến khả năng vận dụng kế toán quản trị thành công
  20. 11 Bảng 1.1: Bản đồ về văn hóa Nghiên cứu Khía cạnh giá trị văn hóa Đánh giá kết quả Hall (1960) Thời gian Khác biệt văn hóa liên quan Không gian đến 05 khía cạnh giá trị văn Vật sở hữu/tài sản hóa và ảnh hƣởng của Tình hữu nghị chúng đến ứng xử/hành vi Thỏa ƣớc giữa các cá nhân Kluckhohn Bản chất tự nhiên của con ngƣời 06 vấn đề mọi xã hội đều & Mối quan hệ giữa các cá nhân có. Xã hội khác nhau đƣa Strodtbeck Cách thực hoạt động con ngƣời ra cách đối đầu với 06 vấn (1961) Niềm tin vào bản tính cơ bản của con ngƣời đề này khác nhau. 06 vấn Định hƣớng theo thời gian đề này còn đƣợc gọi là các Sử dụng không gian khuynh hƣớng văn hóa Hofstede Tính cá nhân – tính tập thể 04 dạng thức giá trị cơ bản (1980); Khoảng cách quyền lực của văn hóa, liên kết chúng Hofstede & Né tránh sự bất ổn với lý thuyết và thực tiễn Bond Tính nam – tính nữ trong quản lý (theo suy (1988); Định hƣớng ngắn hạn – định hƣớng dài hạn nghĩ phƣơng Tây). Khía Hofstede, Thoải mái – Gò bó cạnh giá trị văn hóa thứ 05 Hofstede & đƣợc phát hiện trong cuộc Minkov nghiên cứu ở phƣơng (2010) Đông. Khía cạnh thứ 06 nói về việc tận hƣởng cuộc sống của con ngƣời Trompenaars Chủ nghĩa phổ quát – đặc thù 07 khía cạnh văn hóa thể (1993) Tính cá nhân – tính cộng đồng hiện sự khác biệt văn hóa Quan hệ trung tính – xúc cảm giữa các quốc gia. Khung Tách biệt đối lập – toàn cục lý thuyết của Trompenaars Tự tạo lập đối lập – mặc nhiên đƣợc các nhà quản lý biết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2