Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của quản trị công ty đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Trường hợp các công ty niêm yết tại TP. Hồ Chí Minh
lượt xem 13
download
Đề tài nghiên cứu "Ảnh hưởng của quản trị công ty đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Trường hợp các công ty niêm yết tại TP. Hồ Chí Minh" nhằm xác định mối quan hệ CG – CSR, nhất là ảnh hưởng của chính sách và thực hành quản trị công ty đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của quản trị công ty đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Trường hợp các công ty niêm yết tại TP. Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỖ KIM NGÂN ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỖ KIM NGÂN ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS HỒ VIẾT TIẾN TP.HCM, tháng 10 năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Ảnh hưởng của quản trị công ty đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: trường hợp các công ty niêm yết tại Thành Phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Hồ Viết Tiến. Các số liệu là kết quả được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học của luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 HỌC VIÊN ĐỖ KIM NGÂN
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu............................... .......................................................... 2 1.5 Phương pháp nghiên cứu ...................... .......................................................... 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........... 4 2.1 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility-CSR) .... 4 2.2 Quản trị công ty (Corporate Governance-CG) ................................................. 9 2.3 Ảnh hưởng của quản trị công ty đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp....18 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU .............. 21 3.1 Dữ liệu .............................................................................................................. 21 3.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 21 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 27 4.1 Thống kê mô tả................................................................................................. 27 4.2 Kết quả phân tích hồi quy ............................................................................... 31 4.2.1 Kết quả CG tổng tác động đến CSR tổng ..................................................... 31 4.2.2 Kết quả các chỉ số CG thành phần tác động đến CSR tổng .......................... 33 4.2.3 Kết quả các CG tổng tác động đến các chỉ số CSR thành phần.................... 37 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................... 44
- 5.1 Kết quả chính của luận văn .............................................................................. 44 5.2 Hàm ý quản trị ................................................................................................. 45 5.3 Hạn chế của luận văn ....................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH SÁCH 68 CÔNG TY
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CG : Quản trị công ty (QTCT) - Corporate Governance CSR : Trách nhiệm xã hội công ty - Corporate Social Responsibility ESG : Environment – Social – Governance PRI : Principles for Responsible Investment BCTN : Báo cáo thường niên BCBV : Báo cáo bền vững HĐQT : Hội đồng quản trị OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development) IFC : Công ty tài chính quốc tế (International Finance Corporation) CGI : Chỉ số quản trị công ty (Corporate Governance Index) CSRI : Chỉ số trách nhiệm xã hội CFP : Hiệu quả tài chính QTCT : Quản trị công ty ROA : Suất sinh lời/ Tổng tài sản TBQ : Tobin Q RRTT : Rủi ro thị trường Size : Quy mô công ty Lev : Đòn bẩy
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Bảng mô tả các biến ............................................................................. 25 Bảng 4.1: Thống kê mô tả .................................................................................... 27 Bảng 4.2: Hệ số tương quan giữa biến CG và CSR cùng năm ............................ 29 Bảng 4.3: Hệ số tương quan giữa biến CG và CSR lệch năm ............................. 30 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy cùng năm giữa CG tổng và CSR tổng ....................... 32 Bảng 4.5: Kết quả hồi quy lệch năm giữa CG tổng và CSR tổng ........................ 33 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy cùng năm mối quan hệ giữa CG thành phần và CSR tổng ....................................................................................................................... 34 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy lệch năm mối quan hệ giữa CG thành phần và CSR tổng .............................................................................................................................. 35 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy cùng năm mối quan hệ giữa CG tổng và CSR thành phần ...................................................................................................................... 38 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy lệch năm mối quan hệ giữa CG tổng và CSR thành phần .............................................................................................................................. 41 Bảng 5.1: Kết quả chính của luận văn ................................................................. 44
- TÓM TẮT Hướng đến phát triển kinh tế bền vững, các ngân hàng và định chế tài chính lớn nhất thế giới đều chấp thuận và theo đuổi các “Nguyên tắc xích đạo” (Equator Principles) (http://www.equator-principles.com), theo đó các ngân hàng và định chế tài chính cần thẩm định về quản trị công ty (CG) và trách nhiệm xã hội công ty (CSR) đối với các đối tác tiềm năng trước khi nhận tiền gửi hoặc chấp nhận tín dụng của họ. Các định chế tài chính cũng cần thẩm định các dự án đầu tư theo các nguyên tắc ESG của PRI (https://www.unpri.org). ESG là các nguyên tắc về “môi trường”, “xã hội” và “quản trị”. Nói khác đi, các doanh nghiệp để có thể trở thành khách hàng của các định chế tài chính cần phải thực hiện CG và CSR ở mức độ nhất định. Nghiên cứu này nghiên cứu về CG và CSR của các doanh nghiệp với tư cách là khách hàng tiềm năng của các ngân hàng và định chế tài chính. Có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa CG và hiệu quả tài chính công ty (CFP), cũng như mối quan hệ giữa CSR và CFP. Trong khi đó, CSR và CG đều là trách nhiệm của doanh nghiệp với các bên liên quan. Tuy nhiên, có tương đối ít các nghiên cứu về mối quan hệ giữa CG và CSR ở các nước phát triển, nhất là ở các nước đang phát triển như ở Châu Á. Do đó, bài báo này dự định xem xét mối quan hệ giữa CG và CSR đối với các công ty được niêm yết ở Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận của Stuebs và Sun (2015), nghĩa là dựa trên phân tích nội dung báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững giai đoạn 2013-2015 để hình thành bộ chỉ số CG và CSR của các công ty. Kết quả khảo sát và phân tích chỉ số CG và CSR của các công ty niêm yết trên HOSE có công bố chính sách quản trị công ty và CSR trong các báo cáo của mình giai đoạn 2013- 2015 cho thấy: (1) chỉ số CG tổng và các CG thành phần có tác động tích cực đến chỉ số CSR tổng, (2) chỉ số CG tổng có tác động dương đến các chỉ số CSR thành phần, (3) ảnh hưởng của CG đến CSR nói chung cùng năm rõ ràng hơn so với lệch năm. Kết quả trên cho thấy công ty nào có hệ thống quản trị công ty tốt thì đồng thời cũng có những chính sách CSR tích cực, có trách nhiệm với các bên như người lao động, môi trường và sản phẩm.
- Từ khóa: trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR), quản trị công ty (CG), lý thuyết các bên liên quan, Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), công ty niêm yết, Việt Nam.
- ABSTRACT Towards sustainable economic development, banks and financial institutions are the world's largest and pursue approval "Equator Principles" (Equator Principles) (http://www.equator-principles.com), under which banks and financial institutions need to assess the corporate governance (CG) and Corporate Social Responsibility (CSR) for the potential partners before taking deposits or accept credit their. The financial institutions also need to assess the investment projects according to the principles of the PRI ESG (https://www.unpri.org). ESG is the principle of "environment", "social" and "governance". In other words, businesses that can become customers of the financial institutions need to practice CG and CSR as a common practice. There are many studies on the relationship between CG and company financial performance (CFP), as well as the relationship between CSR and CFP. Meanwhile, CSR and CG are the responsibilities of business to stakeholders. However, there are relatively few studies on the relationship between CG and CSR in developing countries, especially in Asia. Therefore, this paper intends to consider the relationship between CG and CSR for listed companies in Vietnam. This uses the approach of Stuebs and Sun (2015), that is based on content analysis of financial research statements, annual report, sustainable development report for 2013-2015 period to form the CG and CSR indicators of companies. Survey results and analysis of CG and CSR indicators of companies listed on HOSE for the period 2013- 2015 show that: (1) index CG total and CG elements have a positive impact on the index CSR total, (2) index CG total impact positive to indicators CSR component, (3) effects of CG - CSR in general the same year clearer than on the next year. The above results show that companies get corporate governance system better, it also has a positive CSR policies, responsibility to different stakeholders such as employees, the environment and product. Keywords: Corporate Social Responsibility (CSR), corporate governance (CG), the theory of stakeholders, Ho Chi Minh City Stock Exchange (HOSE), listed company, Vietnam.
- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Hướng đến phát triển kinh tế bền vững, các ngân hàng và định chế tài chính lớn nhất thế giới đều chấp thuận và theo đuổi các “Nguyên tắc xích đạo” (Equator Principles) (http://www.equator-principles.com), theo đó các ngân hàng và định chế tài chính cần thẩm định về quản trị công ty (Corporate Governance - CG) và trách nhiệm xã hội công ty (Corporate Social Responsibility - CSR) đối với các đối tác tiềm năng trước khi nhận chấp nhận tài trợ tín dụng của họ. Các định chế tài chính cũng cần thẩm định các dự án đầu tư theo các nguyên tắc ESG (Environment – Social – Governance – ESG) của PRI (Principles for Responsible Investment – PRI) (https://www.unpri.org/). ESG là các nguyên tắc về “môi trường”, “xã hội” và “quản trị”. Nói khác đi, các doanh nghiệp, để có thể trở thành khách hàng của các định chế tài chính cần phải thực hiện CG và CSR ở mức độ nhất định. Luận văn này nghiên cứu về chính sách và thực hành CG và CSR của các doanh nghiệp với tư cách là khách hàng tiềm năng của các ngân hàng và định chế tài chính, trong đó xem xét ảnh hưởng của chính sách và thực hành CG đối với chính sách và thực hành trách nhiệm xã hội. Mặt khác, khái niệm các bên liên quan (stakeholder) được hình thành từ năm 1992 (Hill và Jones, 1992) đã được sử dụng rộng rãi trong kinh tế và quản trị. Trong CSR, doanh nghiệp có trách nhiệm với các bên liên quan khác nhau như người lao động, cộng đồng, môi trường, nhà nước, khách hàng, nhà cung cấp, các nhóm lợi ích khác,… Trong Quản trị công ty (CG), bộ phận quản lý, bao gồm hội đồng quản trị và ban giám đốc, có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu các bên liên quan như cổ đông, chủ nợ, nhà nước,… CSR quan tâm đến trách nhiệm kinh tế, xã hội và môi trường trong khi CG quan tâm đến trách nhiệm tài chính, trách nhiệm thông tin và trách nhiệm giải trình của nhóm quản lý đối với chủ doanh nghiệp. Rõ ràng giữa CSR và CG có một số nội dung giao thoa với nhau, có một số quan hệ đan 1
- xen, giữa CSR và CG có tác dộng qua lại với nhau. Luận văn này chỉ xem xét quan hệ tác động một chiều từ CG đến CSR. Do vậy câu hỏi nghiên cứu của luận văn là: CG và các thành phần của CG có ảnh hưởng như thế nào đến CSR và các thành phần của CSR? 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn này xác định mối quan hệ CG – CSR, nhất là ảnh hưởng của chính sách và thực hành quản trị công ty đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Quan hệ giữa CG và CSR có thể là quan hệ hai chiều, để trách tác động ngược từ CSR – CG luận văn sẽ khảo sát thêm quan hệ CG – CSR lệch thời gian một năm,nghĩa là xem xét CG của năm t-1 ảnh hưởng như thế nào đến CSR năm t Trên cơ sở đó, mục tiêu nghiên cứu của luận văn: Quản trị công ty có mối quan hệ như thế nào với trách nhiệm xã hội trong cùng thời điểm; Quản trị công ty hiện nay ảnh hưởng như thế nào đến trách nhiệm xã hội trong tương lai. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Ảnh hưởng của chính sách và thực hành quản trị công ty đến thực hành trách nhiệm xã hội công ty của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh 1.4. Phạm vi nghiên cứu Các công ty niêm yết tại HOSE có thực hành CSR và CG theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán nhà nước, nhất là các công ty có xuất bản các báo cáo phát triển bền vững, báo cáo quản trị công ty hoặc có những nội dung đó trong báo cáo thường niên. Số lượng công ty thỏa mãn tiêu chí này là 68 công ty. Khoảng thời gian: 3 năm 2013-2015. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Vì các khái niệm quản trị công ty và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không phải là các các khái niệm có thể dễ dàng định lượng nên luận văn tìm kiếm các chỉ số đại diện cho CG và CSR và gọi là chỉ số CG và chỉ số CSR. Đề tài dự 2
- kiến sử dụng chỉ số quản trị công ty (Corporate governance Index - CGI) được xây dựng bởi OECD (2004), còn trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate social responsibility - CSR) được đo lường theo phương pháp của Amran (2015) và hướng dẫn của GRI phiên bản 4 - GRI4. Luận văn sẽ sử dụng phương pháp phân tích nội dung để phân tích các báo cáo phát triển bền, báo cáo quản trị công ty,…website của các công ty, từ đó lượng hoá thành các chỉ số CGI và CSRI. Các thông tin về CG và CSR trong các báo cáo có thể là chính sách (sẽ thực thi trong năm) cũng có thể là thực hành (hoạt động đã thực hiện nên các chỉ số) cũng phản ánh cả hai phương diện chính sách và hực hành của các công ty liên quan 3
- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate social responsibility - CSR) Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CSR. Mỗi doanh nghiệp, tổ chức chính phủ nhìn nhận CSR dưới những góc độ riêng và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của mình. Keith Davis (1973) đưa ra một khái niệm khá rộng: “CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ”. Trong khi đó, Caroll (1999) cho rằng CSR còn có phạm vi lớn hơn “là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi trong mỗi thời điểm nhất định”. Theo Matten và Moon (2004): “CSR là một khái niệm bao gồm nhiều khái niệm khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”. Theo Ủy ban Kinh tế Thế giới về phát triển bền vững: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp nhằm đóng góp cho phát triển kinh tế bền vững thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và cho toàn xã hội theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội”. CSR được định nghĩa là "sự tích hợp tự nguyện các vấn đề xã hội và môi trường vào hoạt động kinh doanh và sự tương tác của các công ty với các bên liên quan" (Ủy ban Châu Âu, 2002). Như vậy, CSR theo thời gian đã mở rộng đối tượng ảnh hưởng của mình ra nhiều doanh nghiệp và tổ chức liên quan. Các doanh nghiệp đó phải quan tâm tới việc các hoạt động của mình có ảnh hưởng như thế nào tới các vấn đề xã hội xung quanh như với cộng đồng (quyền con người, các vấn đề về lao động…), bảo vệ môi trường… Tuy nhiên, sau rất nhiều định nghĩa về CSR thì khái niệm của Ủy ban Kinh tế Thế giới về phát triển bền vững cho thấy rõ hơn bản chất của CSR. Do đó, nghiên cứu thống nhất với khái niệm của Ủy ban Kinh tế Thế giới về phát triển bền vững. 4
- Mặc dù hiện nay CSR là một vấn đề tương đối phổ biến. Song, trên thực tế, còn có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nội dung và phạm vi của CSR, dưới đây là một số cách tiếp cận phổ biến: Tiếp cận theo mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1999) Mô hình này có tính toàn diện và được sử dụng rộng rãi nhất. Mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll thể hiện rõ nhất và bao quát nhất các lĩnh vực quan tâm của CSR. Hình 2.1: Mô hình “kim tự tháp TNXH (Nguồn: Carroll Archie, 1999) Theo mô hình trên, CSR bao gồm trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện. Ranh giới giữa các tầng trong “Kim tự tháp” là không rõ ràng, tác động lẫn nhau. Việc tuân thủ quy định pháp luật chắc chắn đưa đến các chi phí kinh tế cho doanh nghiệp. Và quy tắc đạo đức xã hội ngoài luật luôn mở rộng (theo trình độ phát triển của xã hội), tạo áp lực lên hệ thống pháp luật, bắt buộc các nhà làm luật phải luôn bám sát thực tiễn xã hội. Bên cạnh đó, một số tác giả cho rằng: CSR của doanh nghiệp có thể tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau và bao trùm nhiều khía cạnh. Ngoài cách tiếp cận theo mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll, các doanh nghiệp có thể tiếp cận theo các bên liên quan. Tiếp cận theo các bên liên quan 5
- Các bên liên quan, ảnh hưởng và hưởng lợi của việc thực thi CSR doanh nghiệp có thể bao gồm: Cổ đông/chủ sở hữu doanh nghiệp, người lao động, đối tác, khách hàng, cộng đồng và các đối tượng khác như cơ quan quản lý, các hiệp hội hay các tổ chức phi lợi nhuận hay các tổ chức quốc tế (Matten và Moon, 2005). Theo hình 2, CSR đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh có trách nhiệm đối với người lao động, có trách nhiệm bảo vệ môi trường, trách nhiệm đóng góp cho lợi ích cộng đồng, trách nhiệm đối với khách hàng, nhà cung ứng. Hình 2.2: Các đối tượng tác động của CSR Nguồn: Tác giả tổng hợp Các nội dung thực thi CSR và các mức độ quan tâm của các bên liên quan khác nhau đến việc thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là khác nhau. Có thể thấy rằng tùy thuộc vào mục tiêu của từng đối tượng cụ thể mà các khía cạnh CSR sẽ được nhận thức theo từng mức độ khác nhau. Đối với chủ sở hữu công ty, họ luôn xem trách nhiệm kinh tế là mực tiêu quan tâm hàng đầu đối với họ vì lợi ích của cổ đông và chính bản thân công ty. Trong khi khách hàng luôn đặt vấn đề đạo đức của công ty vào sản phẩm họ sản xuất và cung cấp trên thị trường là mối quan tâm chính, thì người lao động lại xem trách nhiệm thực thi pháp luật của công ty đối với họ lại là vấn đề thiết yếu để bảo vệ quyền và lợi ích của chính bản thân cũng như gia đình của họ. Đối với cộng đồng, luôn đề cao các hoạt động tham gia từ thiện của các công ty, doanh nghiệp thông qua các hoạt động như bảo vệ môi trường, đóng góp, ủng hộ, tài trợ, quyên góp, giúp đỡ các đối tượng gặp khó khăn, 6
- thiên tai.v.v… là vấn đề quan trọng bởi vì ngoài trách nhiệm với cơ quan chủ quản thông qua việc đóng thuế thì các công ty, doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm với cộng đồng xung quanh nơi họ đặt cơ sở hạ tằng để thực hiện các hoat động sản xuất kinh doanh. Cuối cùng, các cơ quan chủ quản, họ xem cả bốn trách nhiệm trên đều quan trọng và thiết yếu mà bất kỳ một công ty, một doanh nghiệp hay một bên liên quan nào cũng cần có để đảm bảo lợi ích chung cho toàn xã hội. Theo Vilanova et al. (2009) CSR bao gồm năm khía cạnh như tầm nhìn, quan hệ cộng đồng, nơi làm việc, trách nhiệm giải trình và thị trường. Tầm nhìn bao gồm phát triển chiến lược CSR, tiêu chí đạo đức và giá trị trong tổ chức. Quan hệ cộng đồng bao gồm quan hệ đối tác với các bên liên quan khác nhau như khách hàng, nhà cung cấp, v.v. Nơi làm việc bao gồm các quyền con người và quy tắc lao động trong tổ chức. Trách nhiệm giải trình bao gồm tính minh bạch trong công bố thông tin và báo cáo tài chính. Thị trường là trách nhiệm trong quy trình kinh doanh cốt lõi như trách nhiệm với nhà cung cấp và với khách hàng. Theo Amran (2015) CSR gồm 4 phần chính: (i) trách nhiệm với môi trường; (ii) trách nhiệm với người lao động; (iii) trách nhiệm với cộng đồng; và (iv) trách nhiệm với sản phẩm. Luận văn này dựa vào cách phân loại CSR của Amran (2015). CSR được xây dựng và phân tích trên cơ sở lý thuyết các bên liên quan (Hill và Jones, 1992). Một bên liên quan có thể được coi là một "nhóm hoặc cá nhân những người mà có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức" Freeman (1984). Quan hệ với bên liên quan ảnh hưởng đến mục tiêu của tổ chức. Doanh nghiệp có trách nhiệm với các bên liên quan khác nhau, trong khi đó, trách nhiệm với nhà đầu tư cũng là một phương diện của CG. Do đó, quản trị công ty hiệu quả đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu quả thực hành CSR, vì quản trị công ty tốt sẽ duy trì sự tín nhiệm của các bên liên quan đối với các hoạt động CSR của công ty. Các tài liệu CSR cho thấy có nhiều thách thức trong việc đo lường hiệu quả xã hội của công ty (Graves và Waddock, 1994). Trong thực tế, do các định nghĩa khác nhau về CSR nên thiếu sự đồng thuận trong cách đo CSR. Abbott và Monsen (1979) nói rằng có hai khó khăn cơ bản trong việc đo lường CSR liên quan đến 7
- mục đích nghiên cứu. Việc đầu tiên trong số này là việc thiếu thông tin định lượng về các hoạt động xã hội. Để khắc phục điều này, họ cho rằng đối với mục đích nghiên cứu các hoạt động CSR phải được đo và được báo cáo thống nhất bởi một số lượng lớn các công ty cho phép phân tích thống kê được thực hiện. Khó khăn thứ hai là phát triển một phương pháp phù hợp để đo lường toàn bộ tác động của các hoạt động xã hội của công ty lên phạm vi xã hội rộng lớn hơn. Nhiều học giả đã đo CSR theo những cách khác nhau. Griffin và Mahon (1997) nghiên cứu mối quan hệ giữa CSR - CFP khi sử dụng một thước đo duy nhất của hiệu quả xã hội - ô nhiễm môi trường. Ví dụ khác về các thước đo khác nhau bao gồm sử dụng xếp hạng tài chính và các chỉ số được phát triển như: KLD Kinder, Lydenberg, Domini và Co (Waddock và Graves 1997), trong đó điều tra một loạt các nguồn và sử dụng các tiêu chí định lượng để xác định các giá trị phù hợp; Vigeo của Châu Âu (Vermeir và cộng sự, 2005); cơ sở dữ liệu đầu tư xã hội Canada (Canadian Social Investment Database - CSID) (Mahoney và Roberts 2007); bộ dữ liệu doanh nghiệp Monitor CSP cho các công ty Úc (Kristoffersen và cộng sự, 2005); Toxics Release Inventory (TRI), trong đó chỉ tập trung vào một vài ngành công nghiệp; công dân doanh nghiệp tốt (Best Corporate Citizens). Gần đây, STRING Consultants đã phát triển một chỉ số CSR cho các công ty Sri Lanka (Anthonisz, 2011). Saleh và cộng sự (2008) giải thích rằng những đánh giá được "dựa trên tỷ trọng bằng nhau của bảy tiêu chí. Bảy tiêu chí bao gồm lợi nhuận trung bình của cổ đông trong ba năm và điểm trung bình trên sáu thước đo hiệu quả xã hội được báo cáo bởi một công ty nghiên cứu đầu tư xã hội đáng tin cậy" (Murphy và Poist 2002, trang 6). Hiện nay, nhiều hệ thống đo lường CSR được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu. Các hệ thống đo lường được biết như là các chỉ số chủ quan. Các chỉ số đầu tiên là khảo sát của sinh viên kinh doanh (Heinz, 1976), giảng viên kinh doanh (Moskowitz, 1972) hoặc thậm chí các bảng xếp hạng tài sản (McGuire và cộng sự, 1988). Các nghiên cứu khác đã sử dụng công cụ điều tra buộc phải lựa chọn (Aupperle và cộng sự, 1985; Aupperle, 1991), chỉ số uy tín của công ty (McGuire và cộng sự, 1988.) và phân tích nội dung của văn bản (Wolfe, 1991) như các công 8
- cụ đo lường trong nghiên cứu CSR. Ngoài ra, một số chỉ số CSR khác nhau củng có sẵn (Hopkins 2005) chẳng hạn như các chỉ số cộng đồng doanh nghiệp (Business in the Community - BITC), chỉ số FTSE4Good, chỉ số Bền vững Dow Jones (Dow Jones Sustainability Index - DJSI), đạo đức kinh doanh 100, xếp hạng trách nhiệm (AA), báo cáo Sáng kiến toàn cầu (GRI) và chỉ số KLD (Graves và Waddock, 1994). Thật không may, các phép đo CSR sử dụng thông thường không thể áp dụng trực tiếp vào các nghiên cứu của các nước đang phát triển (Hopkins, 2005) bởi vì các thước đo này dựa trên các công ty của các nước phát triển (Fortune 500 công ty) và các tiêu chuẩn CSR quốc tế (Pháp luật Lao động Quốc tế). Do đó, các nhà nghiên cứu ở các nước đang phát triển thường sử dụng dữ liệu thứ cấp để đo hiệu quả CSR từ các cuộc điều tra khác nhau. Theo Ghauri và Gronhaug, (2005) - "Dữ liệu thứ cấp là hữu ích không chỉ để tìm thông tin để giải quyết vấn đề nghiên cứu mà còn để hiểu rõ hơn và giải thích vấn đề nghiên cứu của chúng tôi". Ngược lại với các xếp hạng tài chính, dữ liệu thứ cấp cung cấp một cách tiếp cận bổ sung cho CSR vì chúng đều được dựa trên các hoạt động thực tế của công ty mà không có sự đánh giá từ các cơ quan khác. Do đó, thước đo phổ biến nhất đối với CSR sẽ là chỉ số CSR, được trích xuất từ các dữ liệu thứ cấp. Vì vậy, nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thứ cấp để định lượng chỉ số CSR bằng cách sử dụng BCTN và BCBV thông qua phương pháp phân tích nội dung. 2.2. Quản trị công ty (Corporate governance - CG) Có nhiều định nghĩa khác nhau về QTCT vừa trong thực tiễn lẫn trong nghiên cứu học thuật (Bebchuk & Hamdani 2009; Shleifer & Vishny 1997). Đặc biệt, các sự kiện về sự sụp đổ của nhiều công ty lớn trên thế giới, chẳng hạn như WorldCom, Enrol và Arthur Andersen, được khẳng định có liên quan đến vấn đề QTCT (Erkens et al. 2012). Vì vậy, nhiều học giả đã xem xét lại định nghĩa cũng như các khía cạnh khác nhau của QUẢN TRỊ CÔNG TY và cho rằng sự khác biệt về văn hóa, hệ thống pháp luật và diễn biến lịch sử từ nước này sang nước làm cho khó xác định một định nghĩa thống nhất chung về quản trị công ty (Ararat et al. 2016; Black 2001; Claessens & Yurtoglu 2013). 9
- Từ quan điểm hẹp, Shleifer & Vishny (1997) định nghĩa quản trị công ty là cách thức mà các nhà cung cấp tài chính cho công ty đảm bảo bản thân họ nhận được lợi nhuận tốt từ việc đầu tư. Định nghĩa này hẹp ở chỗ nó nhấn mạnh đến các nhà cung cấp tài chính và không nhận ra mối quan hệ giữa các bên liên quan và các nhà quản lý của công ty. Tương tự, Hội đồng Cadbury định nghĩa một hệ thống quản trị là “hệ thống mà công ty được chỉ đạo và kiểm soát” (Cadbury 1992a). Theo tiêu chuẩn của Úc (2003) định nghĩa quản trị công ty là quá trình mà các tổ chức được chỉ đạo, kiểm soát và nắm giữ. Sheikh & Chatterjee (1995) định nghĩa quản trị công ty là “một hệ thống trong đó các thành viên HĐQT được giao phó trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến sự chỉ đạo các công việc của công ty”. Hội đồng Quản trị công ty ASX (Council 2014) định nghĩa quản trị công ty như sau: Khuôn khổ các quy tắc, các mối quan hệ, các hệ thống và các quy trình bên trong và qua đó quyền lực được thực hiện và kiểm soát trong tập đoàn. Nó bao gồm các cơ chế mà các công ty, và những người đang kiểm soát, được tổ chức để thực hiện. Quản trị công ty có ảnh hưởng đến cách thức mà các mục tiêu của công ty được đặt ra và đạt được, làm thế nào rủi ro được theo dõi và đánh giá, và làm thế nào hiệu quả được tối ưu hóa. Một số nhà nghiên cứu tranh luận rằng nghĩa vụ chính của một công ty là hướng tới việc tối đa hóa sự giàu có cho các cổ đông (Baker et al. 1988; Fama & Jensen 1983; Jensen 1986; Jensen & Meckling 1976; Ross 1973; Scharfstein 1988). Góc nhìn hẹp của định nghĩa này phù hợp với mô hình tài chính thông thường có thể được giải thích thông qua các lý thuyết đại diện. Các cổ đông đóng vai trò của người chủ và người quản lý là người đại diện. Quan điểm này cũng tương tự như một định nghĩa của Walker (2009), trong đó khẳng định rằng “vai trò của quản trị công ty là để bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích của cổ đông bằng cách thiết lập các định hướng chiến lược của công ty, bổ nhiệm và giám sát quản lý nhằm để đạt được mục tiêu trên”. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 853 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 600 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 351 | 62
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 290 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 247 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 244 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 238 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 256 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 12 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn