intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Áp dụng giao dịch quyền chọn cổ phiếu vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu có cấu trúc gồm 3 chương trình bày cơ sở lý luận về quyền chọn cổ phiếu; những kinh nghiệm về tổ chức sàn giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại một số nước trên thế giới; áp dụng các giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại TTCK Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Áp dụng giao dịch quyền chọn cổ phiếu vào thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN THỊ NGỌC DUYÊN ÁP DỤNG GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CỔ PHIỂU VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008
  2. 1 LỜI MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứmg khoán (TTCK) ở các nước trên thế giới, sự phát triển của TTCK là một tất yếu trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Và đó cũng là xu thế tất yếu khi Việt Nam chủ động bước vào hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Xu thế “toàn cầu hóa” đòi hỏi các quyết định kinh tế, dù được đưa ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, đều phải tính tới các yếu tố quốc tế vì ngày nay nền kinh tế thế giới đang nhanh chóng chuyển thành một hệ thống liên kết ngày càng chặt chẽ thông qua các mạng lưới công nghệ thông tin, “sự liên kết” này theo lập luận của một nhà báo lão luyện của tờ The New York Times- Thomas L.Friedman- là một “thế giới phẳng”. Và quan điểm “thế giới phẳng” sẽ là một cơ sở lý luận để cho chúng ta nhận thấy rằng sự phát triển mạnh mẽ của một thị trường, công cụ tài chính nào được phổ biến và ưa chuộng nhất trên thế giới hiện nay cũng sẽ là sự lựa chọn và định hướng phát triển tất yếu của TTCK Việt Nam. Thực tế cho thấy kể từ khi Trung tâm Giao dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh ra đời vào tháng 07 năm 2000, hoạt động của TTCK Việt Nam trở nên sôi động và mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Trong suốt thời gian hai năm trở lại đây, không ai có thể phủ nhận rằng TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển rất tích cực, ngày càng trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Nhưng từ cuối năm 2007 đến nay, TTCK Việt Nam cũng đã mang lại cho các nhà đầu tư một bài học đắt giá rằng đầu tư Chứng khoán không phải là một “Con heo vàng” chỉ luôn mang lại lợi nhuận mà nó có cả những rủi ro rất cao và không thể dự đóan trước thậm chí nằm ngoài cả sự dự đoán của các chuyên gia chứng khoán, sự sụt giảm như một “cơn sóng thần” cuống phăng toàn bộ giá trị đầu tư nếu không xác định được lọai chứng khoán đầu tư và giá trị thu hồi chấp nhận khi thị trường đi xuống. Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  3. 2 Khi viết đề tài này tác giả đã luôn đặt ra câu hỏi “Liệu có biện pháp nào để phòng ngừa rủi ro hay bảo vệ lợi nhuận cho các nhà đầu tư trước sự biến động không thể dự đoán trước trên TTCK và các biện pháp hữu hiệu nào đã và đang được sử dụng ở các nước trên thế giới ?“ Một trong những công cụ “bảo hiểm” giúp nhà đầu tư quản lý và hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán hiện nay được ưa chuộng và phổ biến nhất trên thế giới là Quyền chọn (Options). Và nếu theo luận điểm “thế giới phẳng” của Thomas L.Friedman thì đây cũng sẽ là công cụ tài chính hữu hiệu “bảo hiểm” cho nhà đầu tư trước sự biến động thất thường của TTCK Việt Nam. TTCK Việt Nam với danh mục cổ phiếu đang niêm yết trên thị trường chưa có tiêu chuẩn đánh giá xếp loại, số lượng công ty niêm yết còn hạn chế, tỉ lệ ảnh hưởng và độ biến động của Vn-Index còn phụ thuộc vào một số nhóm cổ phiếu, trình độ của nhà đầu tư chưa đạt đến tầm bao phủ toàn thị trường nên quyền chọn chỉ số chứng khoán sẽ gặp nhiều khó khăn cho việc áp dụng và phát triển trong giai đoạn hiện nay. Trong khi đó, quyền chọn trên từng cổ phiếu lại rất gần gũi và có nhiều điểm tương đồng với việc mua bán một cổ phiếu riêng lẻ sẽ giúp cho nhà đầu tư từng bước làm quen và sử dụng các loại quyền chọn để bảo vệ cho lợi nhuận và rủi ro của mình. Với quy mô thị trường như trên cùng với xu hướng phát triển tất yếu của TTCK Việt Nam trong bước đầu triển khai quyền chọn vào giao dịch chứng khoán thì quyền chọn cổ phiếu thương mại đơn lẻ - quyền chọn cơ bản và được giao dịch đầu tiên trên thị trường thế giới – sẽ là quyền chọn triển khai khả thi và thích hợp nhất. Và đó là lý do mà tôi đã chọn đề tài “Áp dụng giao dịch quyền chọn cổ phiếu vào Thị trường Chứng khoán Việt Nam” cho luận văn tốt nghiệp của mình. II. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, làm rõ một số khái niệm, vấn đề cơ bản về quyền chọn chứng khoán nhằm thấy được sự hữu hiệu của công cụ tài chính này trong việc bảo vệ các nhà đầu tư trước sự biến động thất thường của thị trường chứng khoán. HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  4. 3 Nghiên cứu những kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán tại một số nước trên thế giới nhằm học hỏi và xây dựng được một mô hình thích hợp cho việc triển khai và phát triển công cụ quyền chọn có hiệu quả với tình hình thực tế của TTCK Việt Nam Nghiên cứu thực tế của TTCK Việt Nam cho việc áp dụng giao quyền chọn từ đó tập hợp và đề xuất một số giải pháp hỗ trợ cho việc triển khai giao dịch quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam đạt hiệu quả cao. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phần cơ sở lý luận về quyền chọn, đề tài sẽ đi vào định nghĩa và các đặc điểm cơ bản của quyền chọn chứng khóan hiện có và đang được giao dịch trên thế giới, đồng thời phân tích, giới thiệu các vấn đề liên quan đến quyền chọn chứng khoán mà nhà đầu tư cần quan tâm và nắm vững để thực hiện giao dịch; Phần Kinh nghiệm về tổ chức sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán tại một số nước trên thế giới, đề tài sẽ đi vào phân tích kinh nghiệm của sản giao dịch Chicago, Sàn giao dịch giao sau và Quyền chọn tài chính quốc tế London trực thuộc sàn giao dịch quyền chọn Châu Âu, Sàn giao dịch Tokyo của Nhật Bản; Phần áp dụng các giao dịch quyền chọn chứng khoán vào TTCK Việt Nam, đề tài sẽ giới thiệu sơ lược TTCK Việt Nam sau đó đi vào phân tích sự cần thiết, tiền đề và những khó khăn của TTCK Việt Nam và từ đó đề xuất một số giải pháp và khả năng ứng dụng giao dịch quyền chọn chứng khoán tại TTCK Việt Nam; Ngoài ra do có sự giới hạn nên trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu, đề tài này không đi sâu vào phân tích những vấn đề như: Các mô hình và kỹ thuật định giá quyền chọn, các chiến lược mua bán quyền chọn theo phân tích kỹ thuật và các khoản chi phí và thuế liên quan khi thực hiện quyền chọn. IV. Phương pháp nghiên cứu Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  5. 4 Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như thống kê – mô tả, phân tích – tổng hợp, so sánh – đối chiếu, diễn dịch – quy nạp và phương pháp quan sát từ thực tiễn để khái quát bản chất của các vấn đề cần nghiên cứu. Đề tài này được tác giả dựa vào cơ sở lý thuyết chuyên ngành tài chính doanh nghiệp, cùng với sự quan sát và rút tỉa kinh nghiệm tham gia trên TTCK của chính tác giả từ năm 2000 đến nay đồng thời kết hợp với nguồn dữ liệu thông tin do tác giả sưu tầm, tập hợp từ các sách báo, tạp chí và các website có liên quan… V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Thị trường chứng khoán vốn chẳng bao giờ dễ dự đóan, điều đó càng đúng với một thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ và chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn như hiện nay. Trong buổi thuyết trình của giáo sư – tiến sĩ Stanley Pliska đến từ Đại học Illinois, Chicago, Mỹ về nghiệp vụ hợp đồng tương lai và quyền chọn diễn ra ngày 10/03/2008, ông đã đưa ra nhận định “ Hiện nay, không chỉ các thị trường toàn cầu nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng, mọi người đều lo ngại về vấn đề quản lý rủi ro, và đây cũng là thời điểm tốt để một thị trường non trẻ, với nhiều biến động về giá trong thời gian qua như Việt Nam có thể xem xét đến việc áp dụng những hình thức giao dịch tương lai và quyền chọn này”. Xét về quy mô thị trường cũng như môi trường đầu tư hiện tại, việc nghiên cứu đưa vào áp dụng các công cụ đầu tư là hết sức cần thiết. Quyền chọn - một sản phẩm đặc trưng cho công cụ phái sinh- sẽ nâng cao đáng kể tính thanh khoản cho TTCK nếu được đưa vào áp dụng và mang đến cho thị trường nhiều nhà đầu tư hơn với nhiều mức chấp nhận rủi ro khác nhau, bảo vệ được lợi nhuận cho nhà đầu tư và tránh được tình trạng sụt giảm liên tục trong thời gian dài của TTCK. Hơn nữa, theo kế hoạch phát triển thị trường năm 2008, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (“UBCKNN”) sẽ nghiên cứu và triển khai từng bước việc mở tài khoản ký quỹ, tập trung nghiên cứu các sản phẩm phái sinh. Theo ông Vũ Bằng – Chủ tịch UBCKNN, có khả năng sản phẩm quyền chọn (Option) sẽ áp dụng trước và triển khai dần các công cụ phái sinh khác khi có sự đồng bộ về các yếu tố thanh toán. HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  6. 5 Do đó, việc nghiên cứu công cụ quyền chọn chứng khóan là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách trong lúc này. Đây không phải là công việc của riêng Nhà nước mà tất cả những ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và những ai quan tâm đến nghiệp vụ này đều rất hữu ích và đáng được trân trọng. Do hạn chế về thời gian, trình độ và kinh nghiệm, đề tài không thể đi sâu tìm hiểu, khảo sát và phân tích hết các khía cạnh có liên quan đến quyền chọn. Mong rằng đề tài này sẽ được tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, kiểm chứng đầy đủ hơn và trên cơ sở đó có thể củng cố hoặc bổ sung thêm các giải pháp, đề xuất nhằm cho việc triển khai áp dụng quyền chọn chứng khoán trên TTCK Việt Nam đạt được hiệu quả cao hơn, giúp các nhà đầu tư có thêm công cụ tài chính cần thiết để bảo hiểm, đa dạng hóa cách thức đầu tư, giảm thiểu rủi ro và mở ra các cơ hội mới tìm kiếm lợi nhuận cho chính họ và cũng là góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế quốc gia được ổn định và bền vững. VI. Kết cấu của đề tài Với phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung chính của đề tài bao gồm 03 chương  Chương I: Cơ sở lý luận về quyền chọn cổ phiếu  Chưong II: Những kinh nghiệm về tổ chức sàn giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại một số nước trên thế giới  Chương III: Áp dụng các giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại TTCK Việt Nam Ngòai ra đề tài còn có các phần: Lời cam đoan, Lời cảm ơn, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục các bảng biểu và hình vẽ, Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo. Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  7. 6 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU 1.1 SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN Những giao dịch đầu tiên của quyền chọn mua và quyền chọn bán trên thế giới được cho là đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 18 ở Châu Âu. Vào đầu những năm 1900, một nhóm Công ty gọi là “Hiệp hội những nhà môi giới và kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán” đã thành lập thị trường các quyền chọn. Nếu một người nào đó muốn mua quyền chọn, một thành viên của hiệp hội sẽ này sẽ tìm một người bán sẵn sàng muốn ký hợp đồng bán quyền chọn. Nếu công ty thành viên không thể tìm ra được người bán, tự công ty sẽ bán quyền chọn với giá cả thích hợp. Vì vậy, một công ty thành viên có thể vừa là nhà môi giới vừa là nhà kinh doanh. Thị trường hoạt động theo cách này gọi là thị trường phi tập trung OTC (over-the-counter). Tháng 4 năm 1973, Uỷ ban thương mại Chicago (Chicago Board of Trade- CBO) thành lập sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán Chicago (Chicago Board Options Exchange – CBOE), đặc biệt dành cho trao đổi quyền chọn về cổ phiếu. TTCK Philadelphia (Philadelphia Exchange – PHLX) bắt đầu thực hiện giao dịch quyền chọn vào năm 1975, TTCK Pacific (Pacific Stock Exchange – PSE) thực hiện vào năm 1976 và TTCK New York ( New York Stock Exchage – NYSE) thực hiện vào năm 1985. Việc mua bán quyền chọn trở nên phổ biến đầu tiên ở Chicago Board of Options Exchange. Vào thời kỳ đó chủ yếu trao đổi các cổ phiếu thương mại đơn lẻ. Năm 1992, quyền chọn bắt đầu giao dịch trên các hợp đồng tương lai với trái phiếu chính phủ, và loại giao dịch này phát triển rất nhanh. Giao dịch trên thị trường đấu giá mở, việc mua bán quyền chọn cung cấp rất nhiều công cụ để đầu cơ và phòng hộ giá cho cộng đồng thương mại. Khi xã hội ngày càng phát triển, giao dịch quyền chọn ngày càng trở nên phổ biến hơn, lan rộng sang Anh, Brazil, Đức, Pháp, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông và HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  8. 7 Australia. Việc toàn cầu hoá thị trường thế giới đã tạo ra nhu cầu liên kết điện tử và thương mại 24/24 trong ngày. Thị trường Mỹ đã đáp ứng nhu cầu này bằng cách tạo ra những sản phẩm giao dịch quốc tế, mở rộng giờ giao dịch và triển khai một sàn giao dịch điện tử. Những hệ thống đáng chú ý nhất là GLOBEX (được CME phát triển) và Project A (được CBOT phát triển). Ở Đức, Deustche Terminborse Exchange đã bỏ kiểu giao dịch đấu giá mở, thay vào đó vận hành sàn giao dịch điện tử. Trên hệ thống GLOBEX, các nhà đầu tư cá thể có thể giao dịch dựa trên chỉ số S&P 500, S&P 500 mini và NASDAQ 100 và các hợp đồng con. Các nhà đầu tư còn có thể mua bán ngoại hối trên GLOBEX. Trên hệ thống Project A ( hiện tại là hệ thống Eurex- tháng 8/2000 CBOT xây dựng Eurex, tất cả giao dịch trên Project A đều được thực hiện tại Eurex). Các nhà đầu tư cá thể có thể mua bán trái phếu T-bonds và tín phiếu, quyền chọn và tất cả các sản phẩm ngũ cốc trên CBOT. 1.2 QUYỀN CHỌN VÀ QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU: 1.2.1 Định nghĩa Quyền chọn là một hợp đồng ký kết giữa một bên là “người ký phát” (Writer/Seller) và một bên là người mua hợp đồng (Buyer) trong đó, cho phép người mua hợp đồng được quyền mua hoặc bán cho người ký phát hợp đồng một số lượng tài sản với một giá cả nhất định và trong một thời hạn quy định của tương lai. Hợp đồng quyền chọn cung cấp quyền cho người sở hữu nó chứ không phải là nghĩa vụ mua hoặc bán. Vì vậy người chủ quyền chọn có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền trong thời gian hiệu lực của hợp đồng quyền chọn. Các hàng hoá trong giao dịch quyền chọn có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm, tiền tệ hay hợp đồng tương lai… Một quyền chọn phổ biến nhất trên thế giới hiện nay trong lĩnh vực tài chính và có nhiều điểm tương đồng với giao dịch cổ phiếu là quyền chọn cổ phiếu. Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  9. 8 Quyền chọn cổ phiếu là một công cụ giao dịch linh hoạt nhất đã được tìm ra trong lĩnh vực kinh doanh – tài chính. Do chi phí cho quyền chọn thấp hơn giao dịch cổ phiếu, quyền chọn cung cấp một đòn bẩy tài chính cao với một mức thiệt hại giới hạn cụ thể trong việc giao dịch và đồng thời làm tăng thêm thu nhập cho nhà đầu tư. Người mua quyền chọn có quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ bắt buộc, mua hoặc bán các chứng khoán cơ sở (underlying stock) tại mức giá thực hiện đã thoả thuận trước (strike price/ exercise price) vào trước hoặc tại ngày đã định trước(expiry date). Các quyền chọn này tồn tại đối với hàng ngàn cổ phiếu riêng lẻ, mặc dù khối lượng giao dịch có thể thấp đối với quyền chọn của một số loại cổ phiếu nhất định. Tất cả các quyền chọn niêm yết có quyền thực hiện cho tháng hiện tại hoặc các tháng quy định trong tương lai (ở Mỹ thường là vào ngày thứ sáu của tuần thứ ba trong tháng đáo hạn). Mỗi cổ phiếu sẽ có một chu kỳ thích hợp đối vói quyền chọn. Tại Sàn giao dịch Chứng khoán Chicago của Mỹ, có ba chu kỳ đáo hạn cố định được quy định cho quyền chọn, mỗi chu kỳ thường cách nhau đều đặn là bốn tháng: Chu kỳ thứ nhất bắt đầu từ tháng Giêng, tháng tư, tháng bảy và tháng mười; Chu kỳ thứ hai bắt đầu từ tháng hai, tháng năm, tháng tám và tháng mười một; Chu kỳ thứ ba bắt đầu từ tháng ba, tháng sáu, tháng chín và tháng mười hai. Mỗi quyền chọn luôn có vài mức giá thực hiện (strike price) cao hơn hoặc thấp hơn giá giao dịch hiện hành của chứng khoán cơ sở trên thị trường và tăng giảm theo một biên độ nhất định, giá thực hiện được niêm yết giá với biên độ là 21/2, 5 và 10 điểm tuỳ thuộc vào giá thị trường của chứng khoán cơ sở và chỉ có vài giá thực hiện ở trên hoặc dưới giá hiện hành mới được giao dịch. Giá quyền chọn được xác định do cung cầu trên cơ sở đấu giá công bằng, công khai và cạnh tranh của sàn giao dịch. Ngoài ra, giá đóng cửa của quyền chọn luôn được đăng báo phổ biến hàng ngày. Người nắm giữ quyền chọn có ba phương pháp để hiện thực hoá lợi nhuận hoặc giảm thiếu phần thua lỗ bằng cách: hoặc bán lại quyền chọn; hoặc thoát khỏi giao dịch bằng cách giao dịch ngược lại với quyền chọn đang nắm giữ (offseting); hoặc để quyền chọn tự động đáo hạn không giá trị . HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  10. 9 Với đặc tính của Quyền chọn cổ phiếu đã nêu trên có nhiều điểm tương đồng với việc giao dịch cổ phiếu như: thứ nhất, việc giá giao dịch mua bán hình thành và thực hiện theo phương thức đấu giá mở; thứ hai, giao dịch quyền chọn cổ phiếu được thực hiện theo qui mô hợp đồng - tuỳ theo quy định cụ thể của từng sàn giao dịch, nhưng thông thường là 100 cổ phần/hợp đồng quyền chọn- tương tự hình thức giao dịch theo lô đối với cổ phiếu tại TTCK Việt Nam; thứ ba, nhà đầu tư quyền chọn còn có thể theo dõi xu hướng giá, khối lượng giao dịch và thông tin liên quan mỗi ngày, thậm chí mỗi phút của chứng khoán cơ sở giống như các nhà đầu tư cổ phiếu và nhanh chóng biết được mức giá nào nên thực hiện hợp đồng Quyền chọn của mình. Vì vậy, trong đề tài này tôi chỉ tập trung đề cập đến việc áp dụng Quyền chọn cổ phiếu vào TTCKVN và những khái niệm về Quyền chọn chứng khoán xuất hiện trong đề tài này cũng chỉ hàm ý đến Quyền chọn cổ phiếu 1.2.2 Các loại quyền Chọn 1.2.2.1 Quyền chọn Mua ( Call Options ) Quyền chọn mua cho người mua có quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, mua chứng khoán cơ sở tại một mức giá thực hiện đến khi đáo hạn. Có rất nhiều giá thực hiện có sẵn tuỳ thuộc vào giá giao dịch hiện thời của chứng khoán cơ sở. Thời gian đáo hạn có thể từ một tháng đến hơn một năm (Quyền chọn dài hạn LEAPS – Longterm Equity Anticipation Securities). Tuỳ thuộc vào trạng thái thị trường mà người mua quyền chọn có thể mua (go long a Call option) hoặc bán ( go short a Call option) một quyền chọn mua. Người mua quyền chọn mua có kỳ vọng về xu hướng tăng giá của cổ phiếu. Một quyền chọn mua mà giá chứng khoán cao hơn giá thực hiện được gọi là cao giá ITM (quyền chọn mua có lãi); Nếu giá chứng khoán thấp hơn giá thực hiện, quyền chọn mua được gọi là kiệt giá OTM (quyền chọn mua bị lỗ); Nếu giá chứng khoán bằng với giá thực hiện, quyền chọn là ngang giá ATM ( quyền chọn mua hoà vốn). Hình 1.1(a) mô tả thành quả của người mua quyền chọn mua với lợi nhuận tiềm năng là vô hạn khi giá của chứng khoán cơ sở tăng trong tương lai. Ngược lại, nếu giá Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  11. 10 chứng khoán giảm so với giá thực hiện, người mua quyền chỉ lỗ với mức lỗ tối đa bằng với phí mua quyền chọn Hình 1.1: Vị thế của Quyền chọn Mua Lãi Điểm hoà vốn Vùng Lãi 0 Phí Giá tài sản tăng Lỗ Giá thực hiện (a)- Thành quả của người mua quyền chọn mua Hình 1.1(b) mô tả thành quả của người bán quyền chọn mua, người bán quyền chọn mua chỉ kiếm lời bằng khoản phí nhận được từ người mua quyền chọn và sẽ bị thua lỗ vô hạn khi giá tài sản tăng so với giá thực hiện. Giá thực hiện Lãi Phí Giá tài sản tăng 0 Vùng Lỗ Lỗ Điểm hoà vốn (b)- Thành quả của người bán quyền chọn mua 1.2.2.2 Quyền chọn Bán (Put Options) Quyền chọn bán cho người mua có quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, bán chứng khoán cơ sở tại một mức giá thực hiện đến khi đáo hạn. Có rất nhiều giá thực hiện có sẵn tuỳ thuộc vào giá giao dịch hiện thời của chứng khoán cơ sở. Thời gian đáo hạn có thể từ một tháng đến hơn một năm (Quyền chọn dài hạn LEAPS). Tuỳ thuộc vào trạng thái thị trường mà người mua quyền chọn có thể mua (go long a Put option) HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  12. 11 hoặc bán ( go short a Put option) một quyền chọn bán. Người mua quyền chọn bán kỳ vọng cổ phiếu có xu hướng giảm giá. Nếu giá cổ phiếu thấp hơn giá thực hiện, quyền chọn bán được xem là cao giá ITM (quyền chọn bán có lãi); Nếu giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện, quyền chọn bán được xem là kiệt giá OTM (quyền chọn bán bị lỗ); Nếu giá cổ phiếu bằng với giá thực hiện, quyền chọn bán là ngang giá ATM (quyền chọn bán hoà vốn). Vị thế người mua, người bán và phí quyền chọn bán được mô tả bằng hình sau: Hình 1.2(a) Mô tả thành quả của người mua quyền chọn bán với lợi nhuận tiềm năng là vô hạn khi giá của tài sản giảm trong tương lai. Ngược lại, nếu giá chứng khoán tăng so với giá thực hiện thì người mua quyền chỉ lỗ với mức tối đa bằng với phí mua quyền chọn. Hình 1.2: Vị thế của Quyền chọn Bán Điểm hoà vốn Lãi Vùng lãi Giá tài sản tăng 0 Phí Lỗ Giá thực hiện (a) – Thành quả của người mua Quyền chọn Bán Hình 1.2(b) mô tả thành quả của người bán quyền chọn bán, người bán quyền chọn bán chỉ kiếm lời bằng khoản phí nhận được từ người mua quyền chọn và sẽ bị thua lỗ vô hạn khi giá tài sản giảm so với giá thực hiện. Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  13. 12 Giá thực hiện Lãi Phí 0 Vùng lỗ Giá tài sản tăng Điểm hoà vốn Lỗ (b) – Thành quả của người bán Quyền chọn bán Tóm lại, nhà đầu tư nắm giữ tài sản cơ sở mua quyền chọn bán khi họ dự đoán trong tương lai tài sản giảm giá để bảo hiểm cho tài sản của mình hoặc cũng có thể đầu cơ thu lợi trước dự đoán đó. Và ngược lại, khi nhà đầu tư kỳ vọng tài sản đó sẽ tăng lên trong tương lai thì họ sẽ phòng ngừa rủi ro bằng cách mua một quyền chọn mua. Nói như vậy, không có nghĩa là người bán quyền chọn mua và quyền chọn bán là những kẻ liều lĩnh hay thích đùa, thích đánh đổi một lợi nhuận rất nhỏ (phí quyền chọn) với những rủi ro vô hạn như 2 mô hình trên. Trên thị trường các nhà đầu tư khác nhau sẽ có những cảm nhận, nhận định và đánh giá khác nhau về xu hướng thay đổi của thị trường và các loại cổ phiếu nhất định nào đó – đây còn được gọi là thuyết đầu tư “phi lý” nhưng lại rất phổ biến theo các nhà nghiên cứu thuyết tài chính hành vi - vì vậy họ sẽ tin và hành động theo nhận định, phân tích và dự báo của mình với “khẩu vị” rủi ro và mục tiêu lợi nhuận của riêng mình. Trong suốt quá trình đầu tư, họ không ngừng tiến hành bù trừ các vị thế rủi ro hay tự bảo vệ mình khỏi thua lỗ bằng cách kết hợp các chiến lược mua bán khôn khéo và độc đáo, do đó, các khả năng đạt được lợi nhuận đa dạng đến nỗi gần như bất kỳ một nhà đầu tư nào cũng có thể tìm được một chiến lược đáp ứng mức rủi ro ưa thích của mình mà vẫn phù hợp với dự báo của thị trường. HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  14. 13 1.2.3 Các kiểu thực hiện Quyền Chọn Có ba kiểu thực hiện Quyền chọn: Quyền chọn Kiểu Mỹ ( American Style Option), Quyền chọn Kiểu Châu Âu ( European Style Option) và Quyền chọn Giá Trần (Capped Option) Quyền chọn Kiểu Mỹ ( American Style Option): Cho phép người nắm giữ Quyền chọn có quyền thực hiện hợp đồng quyền chọn vào bất kỳ ngày nào trước khi đáo hạn của Quyền chọn. Nếu không thực hiện, Quyền chọn sẽ không còn giá trị khi đến ngày đáo hạn và tồn tại như là một công cụ tài chính. Hiện nay, tất cả các giao dịch quyền chọn chứng khoán thường là Quyền chọn Kiểu Mỹ. Quyền chọn Kiểu Châu Âu ( European Style Option): chỉ cho phép người nắm giữ Quyền chọn thực hiện hợp đồng quyền chọn vào ngày đáo hạn. Do đặc tính này nên việc phân tích quyền chọn kiểu Châu Âu dễ hơn quyền chọn kiểu Mỹ. Quyền chọn Giá Trần (Capped Option): là một hợp đồng Quyền chọn với một mức lợi nhuận trần hoặc giá trần được xác định trước. Giá trần được tính bằng giá thực hiện cộng với biên độ giá trần (interval cap) đối với hợp đồng Quyền chọn mua và bằng giá thực hiện trừ đi biên độ giá trần đối với hợp đồng Quyền chọn bán. Hợp đồng Quyền chọn giá trần tự động sẽ được thực hiện khi chứng khoán cơ sở đóng cửa tại mức giá cao hơn ( đối với Quyền chọn Mua) và thấp hơn (đối với Quyền chọn Bán ) mức giá trần đã thoả thuận trong hợp đồng. Ngược lại, nếu không đạt được giá trần đã thoả thuận, Hợp đồng Quyền chọn giá trần chỉ cho phép người nắm giữ Quyền chọn thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn. 1.3 QUI TRÌNH CƠ BẢN GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN 1.3.1 Các chủ thể tham gia thị trường Quyền chọn 1.3.1.1 Chủ thể phát hành ( Writer/ Seller) Chủ thể phát hành là những chủ thể mà họ sẽ cung quyền lựa chọn cho thị trường. Chủ thế phát hành có thể là cá nhân, tổ chức và cũng có thể là các nhà tạo lập thị trường. Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  15. 14 Chủ thể phát hành còn là các nhà tạo lập thị trường, họ chịu trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của công chúng đối với Quyền chọn. Khi một công chúng nào đó muốn mua (bán) một quyền chọn và không có thành viên nào trong công chúng muốn bán (mua) quyền chọn đó, nhà tạo lập thị trường sẽ thực hiện giao dịch đó. Hệ thống này đảm bảo rằng nếu một nhà đầu tư tư nhân muốn mua một quyền chọn cụ thể, sẽ có người sẵn sàng chào bán, và nếu một người mua quyền chọn và sau đó muốn bán nó đi, sẽ có người sẵn sàng mua. Nhà tạo lập thị trường cung cấp cho công chúng tiện ích về thực hiện giao dịch ngay lập tức. 1.3.1.2 Chủ thể trung gian Các môi giới và môi giới trên sàn giao dịch (Broker): Nếu một người nào đó muốn mua hoặc bán một quyền chọn, cá nhân người đó phải thiết lập một tài khoản tại công ty môi giới. Công ty này phải thuê một nhà môi giới trên sàn hoặc có hợp đồng hợp tác với hoặc là một nhà môi giới độc lập trên sàn giao dịch hoặc là nhà môi giới sàn giao dịch của một công ty đối thủ. Nhà môi giới trên sàn thực hiện các lệnh của những người không phải là thành viên và hoặc là nhận một mức lương thuần hoặc là nhận hoa hồng trên mỗi lệnh thực hiện được. Trung tâm thanh toán bù trừ - Công ty thanh toán bù trừ quyền chọn (OCC): là một công ty độc lập, đảm bảo cho việc thực hiện của người bán quyền chọn. OCC là một trung gian thanh toán trong mỗi giao dịch. Người mua Quyền chọn khi thực hiện quyền không hướng vào người bán quyền chọn mà hướng vào Công ty thanh toán bù trừ quyền chọn và người bán quyền chọn cũng thực hiện chi trả hoặc giao chứng khoán cho Công ty thanh toán bù trừ quyền chọn. Mỗi thành viên của OCC được gọi là công ty thanh toán, có mở một tài khoản với OCC. Sự tham gia của OCC đảm bảo cho quy trình thực hiện các hợp đồng Quyền chọn diễn ra thông suốt và hạn chế rủi ro phá vỡ hợp đồng từ các bên nhờ thế mà quyền lợi của người mua ngày càng được đảm bảo. 1.3.1.3 Chủ thể đầu tư ( Taker/ Buyer) HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  16. 15 Chủ thể đầu tư là những chủ thể có nhu cầu quyền chọn trên thị trường quyền chọn. Chủ thể này tham gia thị trường quyền chọn nhằm mục đích kiếm lợi. Thế giới tài chính bao gồm một số lượng khổng lồ các định chế ở đủ mọi qui mô, mà rất nhiều trong số này tham gia giao dịch quyền chọn. Một số các định chế này là công ty môi giới thực hiện lệnh cho công chúng, các công ty này tìm kiếm các quyền chọn bị định giá không đúng, giao dịch chúng và nhờ vậy tạo thêm lợi nhuận cho công ty. Nhiều nhà đầu tư có tổ chức lớn, như quỹ hưu bổng, quỹ uỷ thác và quỹ hỗ tương cũng giao dịch quyền chọn. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà đầu tư dạng này ký kết quyền chọn đối với cổ phiếu trong danh mục của mình. Số lượng các tổ chức nước ngoài giao dịch quyền chọn cũng tăng lên. Ngoài các nhà đầu tư có tổ chức lớn, dĩ nhiên cũng có nhiều cá nhân – giàu có hoặc không giàu có – mua bán quyền chọn. 1.3.2 Quy trình cơ bản giao dịch Quyền chọn hiện nay Một cá nhân muốn giao dịch quyền chọn đầu tiên phải mở một tài khoản ở công ty môi giới. Khách hàng xác định quyền chọn, lệnh và quyết định số lượng hợp đồng muốn giao dịch … và thông báo cho môi giới của mình, công ty môi giới gởi lệnh đến cho người môi giới sàn giao dịch của công ty trên sàn giao dịch quyền chọn và thông báo cho công ty thanh toán, công ty đã xử lý giao dịch ban đầu. Công ty thanh toán sau đó đặt lệnh thực hiện cho OCC, OCC chọn ngẫu nhiên một công ty thanh toán mà thông qua đó có một khách hàng vừa bán một hợp đồng giống như vậy. Các thành viên của Trung tâm thanh toán bù trừ sẽ tự động thực hiện các giao dịch có cung – cầu gặp nhau và thông tin giao dịch thành công cho khách hàng và đưa thông tin lên sàn giao dịch hoặc gởi thông tin cho các thành viên trong hệ thống giao dịch để làm cơ sở cho giao dịch tiếp theo, thực hiện thanh toán chuyển đổi tiền và chứng khoán cho khách hàng theo thời gian quy định, thông báo cho khách hàng sự thay đổi trong tài khoản giao dịch. 1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  17. 16 Hiện nay, các mô hình định giá quyền chọn như mô hình Black-Scholes và mô hình nhị phân có thể giúp nhà đầu tư xác định giá tham khảo hợp lý (fair value) của quyền chọn theo một công thức toán học. Có nhiều yếu tố tạo nên giá trị của quyền chọn và ảnh hưởng đến phí quyền chọn khi giao dịch như: Giá chứng khoán cơ sở (Underlying Stock Price): Giá trị của một quyền chọn tuỳ thuộc chủ yếu vào giá của chứng khoán cơ sở. Trong trường hợp quyền chọn cao giá ITM, sự chênh lệch giữa giá thực hiện hợp đồng quyền chọn và giá cổ phiếu trên thị trường được xem là giá trị nội tại của quyền chọn (Intrinsic value). Trong trường hợp quyền chọn ngang giá ATM hoặc kiệt giá OTM thì quyền chọn đó không có giá trị nội tại nhưng các yếu tố khác sẽ tạo ra giá trị cho quyền chọn và cùng nhau ảnh hưởng đến giá trị giao dịch của phí quyền chọn, được gọi là giá trị thời gian (Time value) – được xác định bằng chênh lệch giữa phí quyền chọn và giá trị nội tại. Các thành phần chính tạo ra giá trị thời gian của quyền chọn là Thời gian đến lúc đáo hạn, độ biến động, cổ tức và lãi suất. Như vậy, phí quyền chọn được xác định bởi giá trị nội tại của quyền chọn và giá trị thời gian, trong trạng thái ngang giá ATM và trạng thái kiệt giá OTM thì giá trị thời gian cũng chính là phí quyền chọn. Thời gian đến lúc đáo hạn (Time Remaining Until Expiration): Thông thường, thời gian đến lúc đáo hạn càng dài thì phí quyền chọn càng cao vì trong thời gian đó có nhiều cơ hội để giá cổ phiếu cơ sở thay đổi và làm cho quyền chọn có lãi. Giá trị thời gian sẽ rớt rất nhanh trong vài tuần cuối trước khi đáo hạn quyền chọn. Độ biến động(Volatility): Độ biến động của giá chứng khoán cơ sở sẽ ảnh hưởng đến phí quyền chọn. Độ biến động giá chứng khoán càng cao thì phí quyền chọn càng cao do sẽ có một khả năng lớn là giá chứng khoán thay đổi và làm cho quyền chọn có lãi. Cổ tức: Thực tế cổ tức được trả cho người nắm giữ cổ phiếu, do đó cổ tức tiền mặt sẽ ảnh hưởng đến phí quyền chọn thông qua sự tác động của nó đến giá của chứng HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  18. 17 khoán cơ sở. Cổ tức làm cho giá cổ phiếu giảm xuống trong ngày giao dịch không hưởng quyền, cổ tức có tương quan ngược chiều với giá quyền chọn mua và tương quan cùng chiều với giá quyền chọn bán. Tỉ lệ lãi suất: Thông thường thì lãi suất càng cao sẽ có khuynh hướng làm giá quyền chọn mua cao hơn và giá quyền chọn bán thấp hơn. Tuy nhiên, giá giao dịch của một quyền chọn không nhất thiết phải bằng với giá tham khảo (fair value), bởi vì các trông đợi khác nhau vào độ biến động và cổ tức sẽ có nhiều kết quả giá tham khảo tương ứng. Trong thực tế, cung và cầu sẽ quyết định giá quyền chọn là bao nhiêu. Các nhà đầu tư sẽ tính toán giá tham khảo của một hợp đồng quyền chọn và có sự chỉ dẫn khi nào là giá thị trường đang cao hơn hoặc thấp hơn giá tham khảo (fair value), và họ sẽ có quyết định mua hoặc bán quyền chọn và góp phần hình thành mức giá thị trường của chính quyền chọn đó. 1.5 CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CƠ BẢN CỦA QUYỀN CHỌN Hiệu quả của Quyền chọn được quyết định bởi các chiến lược riêng của mỗi nhà đầu tư. Có một số chiến lược cơ bản mà chúng ta sẽ xem xét dưới đây, với giả định bỏ qua một số yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng đến kết quả của quyền chọn ( 1 ) 1.5.1 Mua Quyền chọn Mua ( Buying Calls/ Long Call) 1.5.1.1 Mua quyền chọn mua khi giá có khuynh hướng tăng lên Mua quyền chọn mua cổ phiếu XYZ July 50, là quyền mua 100 cổ phiếu XYZ với giá $50 cho mỗi cổ phiếu tại bất cứ thời điểm nào trước khi quyền chọn đáo hạn vào tháng bảy. Giả định rằng phí quyền chọn phải trả là 3.5 (hay là $350 cho hợp đồng này). Nếu giá của cổ phiếu XYZ tăng lên $55 trước khi quyền chọn đáo hạn và phí quyền chọn lúc này tăng lên 5.5 nhà đầu tư có thể quyết định: 1 Các yếu tố như hoa hồng phí, phí giao dịch, thuế sẽ được bỏ qua trong các chiến lược nêu trên để thuận lợi cho việc phân tích. giả định Giả định rằng các quyền chọn thực hiện là quyền chọn kiểu Mỹ và qui mô hợp đồng quyền chọn cổ phiếu là 100 cổ phiếu. Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
  19. 18  Thực hiện quyền mua với tổng giá trị là $5.350 (bao gồm cả phí quyền chọn) đồng thời bán lại số cổ phiếu này trên thị trường thu về $5.500 ($55x100), lợi nhuận ròng đạt được là $150;  Hoặc bán quyền chọn với giá $550 ($5.5x100), thu chênh lệch của việc mua bán phí quyền chọn là $200 ($550-$350), đạt 57% (200/350) cao hơn tỉ lệ lợi nhuận thu được so với đầu tư trực tiếp 100 cổ phiếu là 10% ($55/$50). Ngược lại, nếu giá cổ phiếu rớt còn $45 và phí quyền chọn giảm là 0,9 thì nhà đầu tư có thể bán lại quyền chọn thu $90 (0.9x100) hoặc để cho quyền chọn đáo hạn không giá trị và bạn sẽ mất toàn bộ phí mua quyền $350. Như vậy, mức lỗ do đầu tư quyền chọn tối đa chỉ bằng phí quyền chọn hoặc ít hơn nếu bán lại quyền chọn và đặc biệt phần thiệt hại sẽ thường là ít hơn lỗ do đầu tư cổ phiếu trực tiếp $500 [(50-45)x100]. Chiến lược mua quyền chọn mua cung cấp lợi nhuận tiềm năng vô hạn (bởi việc bán lại quyền chọn để đạt lợi nhuận hoặc bán cổ phiếu và hưởng chênh lệch giá với giá thị trường) và mức rủi ro xác định (phí quyền chọn). Đây là chiến lược tốt nhất được sử dụng trong thị trường giá lên vì mức tăng giá của cổ phiếu cơ sở sẽ nằm trên mức hoà vốn ( như phần minh hoạ ở Hình 1.1). 1.5.1.2 Mua quyền chọn mua là một phần của kế hoạch đầu tư an toàn Một cách sử dụng quyền chọn phổ biến được biết đến là “ chiến lược 90/10” bao gồm đầu tư 10% vào việc mua quyền chọn mua và 90% vào đầu tư vào công cụ tiền tệ của thị trường (vi dụ như Tín phiếu kho bạc/ Trái phiếu ngắn hạn của Chính phủ T- Bills) và nắm giữ cho đến khi đáo hạn quyền chọn. Giả định rằng, cổ phiếu XYZ đang giao dịch tại mức giá $60, để mua 100 cổ phiếu thì tổng giá trị cần đầu tư là $6.000, khi giá cổ phiếu giảm toàn bộ số tiền đầu tư này sẽ bị rủi ro. Nếu áp dụng chiến lược đầu tư 90/10, nhà đầu tư sẽ dành ra 10% tổng giá trị vốn hiện có đầu tư mua một quyền chọn mua sáu tháng cổ phiếu XYZ tại mức giá $60 (six-month XYZ 60 Call), với phí quyền chọn giả định là $6; 90% tổng giá trị vốn còn lại là $5.400 sẽ đầu tư vào T-bills trong sáu tháng với lãi suất 10% và T-bills sẽ được HDKH: TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu Thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  20. 19 nắm giữ cho đến khi đáo hạn, thu lãi $270 trong sáu tháng và được bù đắp vào chí phí mua quyền chọn đã bỏ ra. Giá vốn quyền chọn lúc này chỉ còn $330 ($600-$270). Nếu giá cổ phiếu XYZ tăng hơn $3.3 mỗi cổ phiếu thì quyền chọn mua cao giá ITM, ví dụ giá cổ phiếu tăng lên $65 và phí quyền chọn tăng lên $8, người nắm giữ quyền chọn sẽ quyết định: thực hiện quyền mua 100 cổ phiếu với mức giá $60 và bán lại trên thị trường với mức giá $65, tổng lợi nhuận thu về là $170 ; Hoặc bán lại quyền chọn trên thị trường để hưởng chênh lệch $470. Nếu giá cổ phiếu XYZ giảm hơn $3.3, phần thiệt hại sẽ giới hạn bằng với phí quyền chọn đã trả ($600) và còn được bù đắp một phần bằng lãi suất do đầu tư T-Bills mang lại cộng thêm với phần phí thu hồi nếu bạn quyết định bán lại quyền chọn vào thời điểm đó. Chiến lược này vừa cung cấp đòn bẩy tài chính (từ quyền chọn) vừa giới hạn được rủi ro (từ T-Bills), cho phép nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ sự tăng giá của cổ phiếu vừa hạn chế được rủi ro và bù đắp được một phần phí quyền chọn do lợi suất đầu tư trái phiếu mang lại. 1.5.1.3 Mua Quyền chọn mua để chốt giá mua chứng khoán cơ sở Một nhà đầu tư nhận thấy giá cổ phiếu đang rẻ nhưng hiện tại không đủ tiền mặt để mua thì có thể sử dụng Quyền chọn mua để mua được cổ phiếu đó trong thời gian có thể kéo dài đến 8 tháng. Giả định rằng XYZ đang được giao dịch với giá $55 và nhà đầu tư muốn sở hữu 100 cổ phiếu XYZ tại mức giá đó, theo tính toán thì nhà đầu tư sẽ có được số tiền cần để mua cổ phiếu trong 6 tháng tới và họ đoán rằng giá cổ phiếu sẽ tăng. Một giải pháp dành cho nhà đầu tư này là mua quyền chọn mua 6 tháng cổ phiếu XYZ tại mức giá 55, và đó là mức giá tối đa nhà đầu tư phải trả để mua cổ phiếu XYZ với mức phí 4.25. Nếu trong 6 tháng, giá cổ phiếu tăng lên $70 và nguồn tiền dự kiến đã có đủ, nhà đầu tư thực hiện quyền và sở hữu được 100 cổ phiếu XYZ với giá $55 với tổng chi phí Áp dụng Quyền chọn Cổ phiếu vào TTCK Việt Nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1