Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Áp dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu
lượt xem 6
download
Luận văn phân tích và đánh giá tình hình áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu, từ đó đề xuất giải pháp áp dụng Basel II hiệu quả hơn trong hoạt động QTRRTD của ngân hàng TMCP Á Châu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Áp dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thanh Tâm ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp Hồ Chí Minh – Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thanh Tâm ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân hàng Hướng đào tạo: hướng ứng dụng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT Tp Hồ Chí Minh – Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu tôi đúc kết được từ lý thuyết và thực tiễn. Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn là trung thực, khách quan và đúng với nguồn trích dẫn. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng… năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .............................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3 1.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...............................................................................3 1.6 Kết cấu bài luận văn ..........................................................................................4 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................4 CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU VÀ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO ............................................................................................................................................. 5 2.1 Giới thiệu sơ lược về ngân hàng TMCP Á Châu ...............................................5 2.1.1 Thông tin khái quát......................................................................................5 2.1.2 Cơ cấu tổ chức .............................................................................................5 2.1.3 Ngành nghề kinh doanh ...............................................................................6 2.1.4 Mạng lưới kênh phân phối ..........................................................................7 2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh .................................................................7 2.2 Hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng TMCP Á Châu ....................................9
- 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển ...............................................................9 2.2.2 Chức năng ..................................................................................................10 2.2.3 Nhiệm vụ ...................................................................................................10 2.2.4 Vấn đề biểu hiện về hoạt động QTRR tại ngân hàng ACB ......................10 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................11 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HIỆP ƯỚC BASEL 12 3.1 Lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ......................12 3.1.1 Những rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại ........................12 3.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng ................................13 3.1.3 Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại .........14 3.1.4 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ....................14 3.1.5 Các nguyên tắc chung trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ......................................................................................................................15 3.2 Tổng quan về Hiệp ước Basel..........................................................................17 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của uỷ ban Basel và hiệp ước vốn Basel ............................................................................................................................17 3.2.2 Nội dung các hiệp ước Basel I và Basel II ................................................18 3.2.3 So sánh giữa Basel I và Basel II ................................................................22 3.3 Lược khảo một số công trình nghiên cứu về hiệp ước Basel ..........................23 3.4 Kinh nghiệm triển khai hiệp ước Basel II tại một số ngân hàng trong và ngoài nước .......................................................................................................................24 3.4.1 Kinh nghiệm triển khai Basel ở Trung Quốc ............................................24 3.4.2 Kinh nghiệm triển khai Basel ở Nhật Bản ................................................25 3.4.3 Kinh nghiệm triển khai Basel III ở Malaysia ............................................26 3.4.4 Kinh nghiệm triển khai Basel III ở Philippines .........................................27
- 3.4.5 Tình hình triển khai Basel của các ngân hàng Việt Nam ..........................27 3.4.6 Bài học rút ra từ kinh nghiệm triển khai Basel tại các ngân hàng trong và ngoài nước ..........................................................................................................29 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................30 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHI ÁP DỤNG BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ........................................................................................... 31 4.1 Hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu ..........................................31 4.1.1 Biến động dư nợ tín dụng qua các năm 2013-quý 3 năm 2019 ................31 4.1.2 Các chỉ tiêu an toàn hoạt động trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu ....................................................................................................38 4.2 Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại ngân hàng TMCP Á Châu 44 4.3 So sánh hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu với các ngân hàng thương mại khác có áp dụng Basel II ............................................51 4.4 Đánh giá chung thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại ngân hàng TMCP Á Châu .......................................................................................................53 4.4.1 Những thuận lợi và thành tựu đạt được ................................................53 4.4.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân .....................................................55 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................56 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ............................................................... 58 5.1 Định hướng về quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại ngân hàng TMCP Á Châu .......................................................................................................58 5.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại ngân hàng TMCP Á Châu......................................................................................59 5.3 Điều kiện và lộ trình áp dụng Basel III tại ngân hàng TMCP Á Châu............60 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ........................................................................................62
- KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Tiếng Việt ACB Ngân hàng TMCP Á Châu BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam CBRC Ủy ban quản lý ngân hàng Trung Quốc CIC Trung tâm thông tin tín dụng CPPT cổ phần phổ thông ĐVT Đơn vị tính FSA Cơ quan dịch vụ tài chính HDBank Ngân hàng phát triển thành phố Hồ Chính Minh HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh IMF Quỹ tiền tệ quốc tế LDR Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động MB Ngân hàng Quân đội MSB Ngân hàng Hàng hải Việt Nam NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương OCB Ngân hàng Phương Đông QĐ quyết định
- QTRR quản trị rủi ro QTRRTD quản trị rủi ro tín dụng RRTD rủi ro tín dụng RWA tài sản có trọng số rủi ro TMCP thương mại cổ phần TPBank Ngân hàng Tiên Phong TT thông tư VAMC Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam VCSH vốn chủ sở hữu VIB Ngân hàng Quốc tế Việt Nam VPBank Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng XHTD xếp hạng tín dụng Ký hiệu Tiếng Anh Basel Committee on Banking Supervision - Ủy ban Basel về BCBS giám sát ngân hàng BOJ Bank of Japan – Ngân hàng trung ương Nhật Bản Bangko Sentral ng Pilipinas – Ngân hàng trung ương BSP Philippines CAR Capital adequacy ratio – Hệ số an toàn vốn DMS Debt Management System – Hệ thống quản lý nợ PBC Peple’s Bank of China - Ngân hàng nhân dân Trung Quốc
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Á Châu 7 2013-2019 Bảng 3.1: Trọng số rủi ro cho các khoản vay của quốc gia và ngân 20 hàng trung ương Bảng 3.2: Trọng số rủi ro cho các khoản vay của ngân hàng 20 Bảng 3.3: Trọng số rủi ro cho các khoản vay của doanh nghiệp 21 Bảng 4.1: Dư nợ tín dụng theo loại hình 31 Bảng 4.2: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ theo loại hình 32 Bảng 4.3: Dư nợ tín dụng theo ngành 33 Bảng 4.4: Tỷ trọng dư nợ theo ngành 34 Bảng 4.5: Dư nợ theo loại hình doanh nghiệp 35 Bảng 4.6: Tỷ trọng dư nợ theo loại hình doanh nghiệp 36 Bảng 4.7: Dư nợ theo thời hạn cho vay 37 Bảng 4.8: Tỷ trọng dư nợ theo thời hạn cho vay 38 Bảng 4.9: Các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn 39 Bảng 4.10: Dư nợ cho vay theo nhóm nợ 41 Bảng 4.11: Tỷ trọng dư nợ cho vay theo nhóm nợ 42 Bảng 4.12: Dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng nợ xấu 43 Bảng 4.13: Các chỉ tiêu khả năng thanh khoản 44 Bảng 4.14: Danh mục hệ số rủi ro ACB đang áp dụng đối với khách 46 hàng cá nhân Bảng 4.15: Khoản cho vay thế chấp nhà và cho vay đảm bảo bằng 47 BDS Bảng 4.16: Danh mục hệ số rủi ro ACB áp dụng đối với khách hàng 47 doanh nghiệp Bảng 5.1: Lộ trình đề xuất áp dụng Basel III cho ngân hàng ACB 61
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Á Châu 6 Hình 4.1: Hệ số CAR của ngân hàng ACB từ năm 2008-2018 40 Hình 4.2: Diễn biến nợ xấu của ngân hàng ACB từ 2008-2018 43 Hình 4.3: Tỷ lệ nợ xấu của 10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II 52 năm 2018 Hình 4.4: Hệ số CAR của 10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II năm 52 2018
- TÓM TẮT ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU Hiện nay, Hiệp ước Basel là một trong những bộ nguyên tắc chuẩn mực về kiểm soát rủi ro được hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Nhận thức được điều đó, NHNN Việt Nam cũng đã có nhiều động thái tích cực để hoàn thiện khung pháp lý, liên tục đưa ra các thông tư hướng dẫn giúp các NHTM triển khai QTRR theo định hướng Basel. Năm 2014, NHNN đã lựa chọn 10 ngân hàng thí điểm áp dụng tiêu chuẩn Basel II, và ngân hàng TMCP Á Châu là một trong số đó. Xuất phát từ thực tiễn này, bài luận văn đi sâu nghiên cứu về các hoạt động QTRRTD và áp dụng Basel II ở ngân hàng Á Châu, nêu lên thực trạng bao gồm những thuận lợi và khó khăn gặp phải, các thành tựu đạt được và những điểm hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả nêu lên một số phương pháp để hoàn thiện triển khai Basel II, và đề ra lộ trình nâng cao các tiêu chuẩn quản trị rủi ro tín dụng, hướng đến Basel III. Từ khóa: Hiệp ước Basel II, Quản trị rủi ro tín dụng, Ngân hàng TMCP Á Châu
- ABSTRACT APPLY BASEL II IN CREDIT RISK MANAGEMENT AT ASIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Nowadays, the Basel Accord is one of the risk management standards applied by most leading commercial banks in the world. In the context of integration into the world economy, the application of Basel II standards has become an inevitable trend of Vietnamese commercial banks. Recognizing that, the State Bank of Vietnam has also made many positive actions to enhance the legal framework and issue many documents to guide commercial banks to improve their risk management capabilities following the Basel standard. In 2014, the State Bank of Vietnam selected 10 pilot banks to apply Basel II standards, and Asia Commercial Joint Stock Bank is one of them. Based on this practice, the thesis examines credit risk management activities following the Basel II Accord standards at Asian Commercial Joint Stock Bank, and focus on the situation including advantages and disadvantages, the achievements as well as the remaining limitations. From there, the author proposes a few solutions to better the implementation of Basel II, as well as propose a roadmap to improve credit risk management standards, towards Basel III. Key words: Basel II, Credit risk management, Asia Commercial Joint Stock Bank
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Đặt vấn đề Đối với sự phát triển của một đất nước, hệ thống tài chính đóng vai trò huyết mạch vô cùng quan trọng, mà các NHTM là những nhân tố then chốt. Những hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM là huy động, cho vay và các dịch vụ trung gian khác. Trong đó, hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng, đem lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng ẩn chứa nhiều rủi ro có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới một ngân hàng hay liên luỵ đến cả hệ thống tài chính của quốc gia. Do đó các tổ chức đã được thành lập, các quy định nhanh chóng được đưa ra nhằm hỗ trợ quản lý rủi ro, tránh gây ra những thiệt hại có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Vào cuối năm 1974, ngân hàng trung ương của 10 nước thuộc nhóm G-10 quyết định thành lập uỷ ban Basel với chức năng giám sát an toàn hoạt động của ngân hàng và xúc tiến các chính sách thống nhất về vốn ngân hàng. Ủy ban Basel đã đưa ra hiệp ước Basel, để hỗ trợ cho công tác kiểm soát an toàn vốn. Nhận thức được tầm quan trọng của Basel, Việt Nam cũng đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng. Ngày 25/8/1999 Ngân hàng nhà nước ban hành quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, trong đó lần đầu tiên hệ số an toàn vốn (CAR) được quy định chính thức. Tuy nhiên cách xác định tỷ lệ vốn tối thiểu còn đơn giản và chưa đầy đủ theo Basel. Đến tháng 12/2016, thông tư 41/2016/TT-NHNN được ban hành, quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020. Thông tư này có nhiều điểm thay đổi so với trước và áp dụng các tiêu chuẩn theo định hướng Basel II như: hệ số CAR được điều chỉnh giảm từ 9% xuống còn 8%, tuy nhiên đã xem xét thêm rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Đầu năm 2019, mới có 2 đơn vị là Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt nam và
- 2 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chính thức trở thành hai ngân hàng thương mại tại Việt Nam đủ điều kiện áp dụng tỷ lệ an toàn vốn của Basel II. Đến thời điểm hiện tại, đã có thêm tám ngân hàng được phê chuẩn áp dụng Basel II trong đó có ngân hàng TMCP Á Châu. Có thể thấy, triển khai Basel II là rất cần thiết và quan trọng, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi Việt Nam đang trên đà hội nhập với nền kinh tế thế giới. Cũng giống như các ngân hàng thương mại khác, ngay từ khi thông tư 41 được ban hành, ngân hàng TMCP Á Châu đã có những động thái tích cực như đầu tư vào hệ thống quản lý rủi ro, nghiên cứu thông tư với mục tiêu trong năm 2019 phải đạt các tiêu chuẩn áp dụng Basel II. Nhờ sự nỗ lực hết mình, ngân hàng TMCP Á Châu vinh dự được phê duyệt áp dụng Basel II thông qua quyết định 845 của NHNN ban hành ngày 22/04/2019. Có thể thấy, áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng TMCP Á Châu nhưng đồng thời cũng là một thách thức không hề nhỏ. Từ những yêu cầu phát sinh trong thực tiễn tại ngân hàng TMCP Á Châu nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Áp dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu” để nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn phân tích và đánh giá tình hình áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu, từ đó đề xuất giải pháp áp dụng Basel II hiệu quả hơn trong hoạt động QTRRTD của ngân hàng TMCP Á Châu. Câu hỏi nghiên cứu: - Thực trạng triển khai hiệp ước Basel II trong QTRRTD tại ngân hàng TMCP Á Châu như thế nào? - Ngân hàng Á Châu gặp thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình triển khai quản trị RRTD theo tiêu chuẩn Basel II? Lợi ích của việc áp dụng Basel II là gì?
- 3 - Ngân hàng Á Châu cần làm gì để áp dụng Basel II hiệu quả hơn nữa trong quản trị RRTD? 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu và việc triển khai Hiệp ước Basel II. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của bài luận văn là đánh giá quy trình QTRRTD và việc áp dụng các nguyên tắc của Basel II tại ngân hàng TMCP Á Châu. Về thời gian: từ năm 2013 đến quý 3 năm 2019 1.4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp định tính, căn cứ trên số liệu báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Á Châu từ năm 2013 đến quý 3 năm 2019, tác giả đưa ra những phân tích và xử lý số liệu đã tổng hợp để giải thích tình trạng thực tế áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu. Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu và đạt được mục tiêu mà ngân hàng đã đề ra. 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Trong quá trình triển khai Basel II, Ngân hàng nhà nước đã liên tiếp ban hành các văn bản hướng dẫn cũng như lộ trình rõ ràng. Tuy nhiên, việc áp dụng Basel II trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố cũng như tình trạng hoạt động của mỗi ngân hàng. Do đó sẽ có những thuận lợi, khó khăn riêng của mỗi ngân hàng trong quá trình triển khai. Vì những lý do trên, luận văn đã góp phần hỗ trợ trong việc đề xuất những giải pháp nhằm đạt được mục tiêu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II mà ngân hàng TMCP Á Châu đề ra trong năm 2019.
- 4 1.6 Kết cấu bài luận văn Nội dung luận văn bao gồm 5 Chương: - Chương 1: Giới thiệu đề tài - Chương 2: Sơ lược về ngân hàng TMCP Á Châu và hệ thống quản trị rủi ro - Chương 3: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng và hiệp ước Basel - Chương 4: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khi áp dụng Basel II tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chương 5: Giải pháp hoàn thiện QTRRTD theo hiệp ước Basel II tại Ngân hàng TMCP Á Châu TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 giới thiệu về vấn đề mà bài luận văn sẽ nghiên cứu, nêu lên các mục tiêu, ý nghĩa, đối tượng nghiên cứu, và phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng. Trong chương này tác giả cũng trình bày kết cấu của luận văn. Những ý nghĩa thực tiễn, lý luận về vấn đề nghiên cứu ở chương này sẽ làm tiền đề cho những phân tích sâu hơn ở các chương tiếp theo.
- 5 CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU VÀ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO 2.1 Giới thiệu sơ lược về ngân hàng TMCP Á Châu 2.1.1 Thông tin khái quát Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu có tên giao dịch tiếng Anh là Asia Commercial Joint Stock Bank (viết tắt là ACB) được chính thức đi vào hoạt động từ ngày 4 tháng 6 năm 1993. Trải qua nhiều lần tăng vốn, hiện nay theo báo cáo thường niên năm 2018, ngân hàng ACB đang có vốn điều lệ là 12.885.877.380.000 đồng. Trụ sở chính của ngân hàng được đặt tại số 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng nhân viên của ngân hàng ACB hiện nay vào khoảng 10.000 người. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu bộ máy tổ chức của ngân hàng TMCP Á Châu gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban tổng giám đốc cùng các ủy ban, phòng ban và các khối trực thuộc. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng. Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, bãi nhiệm các thành viên của Hội đồng quản trị cũng như Ban kiểm soát. Các ủy ban trực thuộc Hội đồng quản trị gồm có: Quản lý rủi ro, Chiến lược, Nhân sự, và Đầu tư. Dưới sự quản lý của ban Tổng giám đốc là các phòng ban và các khối trực thuộc Hội sở và các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh phân bố trên khắp cả nước. Ngoài ra ngân hàng còn có các công ty con về quản lý nợ, quản lý quỹ, cho thuê tài chính, chứng khoán.
- 6 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ CÁC ỦY BAN VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC CHI NHÁNH VÀ VĂN PHÒNG DỰ ÁN PHÒNG PHÁP CHẾ CÁC HỘI ĐỒNG PHÒNG GIAO DỊCH CHIẾN LƯỢC GĐTC VÀ CÁC PHÒNG ĐỐI NGOẠI PHÒNG TRỰC THUỘC PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG ĐẦU TƯ PHÒNG THẨM ĐỊNH BAN ĐẢM BẢO TÀI SẢN CHẤT LƯỢNG PHÒNG QUẢN TRỊ TRUNG TÂM PHÊ DUYỆT TÍN TRUYỀN THÔNG VÀ DỤNG TẬP TRUNG THƯƠNG HIỆU PHÒNG QUẢN TRỊ TRẢI PHÒNG THANH TOÁN NGHIỆM KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI PHÒNG QUẢN LÝ NỢ PHÒNG NGÂN HÀNG SỐ KHỐI THI TRƯỜNG TÀI KHỐI QUẢN LÝ KHỐI QUẢN TRỊ KHỐI QUẢN TRỊ KHỐI CÔNG NGHỆ KHỐI VẬN HÀNH KHỐI TÀI CHÍNH CHÍNH RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC HÀNH CHÁNH THÔNG TIN Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Á Châu (Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo thường niên ACB năm 2018) 2.1.3 Ngành nghề kinh doanh Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Á Châu bao gồm: huy động vốn từ khách hàng bằng tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn. Bên cạnh huy động vốn, hoạt động kinh doanh chính là cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá. Ngoài ra ngân hàng TMCP Á Châu cũng cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, cho thuê tài chính, đại
- 7 lý bảo hiểm, tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp và cung cấp các dịch vụ khác. Ngân hàng còn kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế. Công ty chứng khoán ACB cũng thực hiện kinh doanh và tư vấn đầu tư chứng khoán, môi giới chứng khoán. 2.1.4 Mạng lưới kênh phân phối Trong năm 2018, ngân hàng TMCP Á Châu đã mở thêm 4 phòng giao dịch, nâng tổng số chi nhánh và phòng giao dịch lên 358 đơn vị, hoạt động tại 47 tỉnh thành. Thị phần tín dụng của ACB trên toàn quốc tăng 3 điểm phần trăm so với cùng kỳ, ước tính đạt trên 3% trong đó thị phần ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Bắc Trung Bộ cải thiện tích cực. Ngân hàng Á Châu tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cho các thị trường chiến lược là thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Hà Nội. 2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Á Châu 2013- 2019 Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q3-2019 Doanh thu 4.386 4.765 5.884 6.892 8.458 10.363 8.783 thuần Lợi nhuận 826 952 1.028 1.325 2.118 5.137 4.448 sau thuế (Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu, Báo cáo tài chính) Theo mục tiêu đề ra, đến năm 2018 ngân hàng TMCP Á Châu cơ bản hoàn thành lộ trình giai đoạn 5 năm hoàn thiện hoạt động kinh doanh và xử lý vấn đề tồn đọng. Các chỉ tiêu kết quả trong năm 2018 đều vượt trên mức trung bình toàn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 13 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn