Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Bình ổn giá gạo trong nước
lượt xem 3
download
Mục đích của đề tài là phân tích đặc điểm, thực trạng thị trường gạo làm cơ sở cho sự can thiệp của Chính phủ để bình ổn giá gạo trong nước. Đồng thời, đề tài cũng phân tích, đánh giá tác động của các chính sách đến giá gạo. Từ đó đề ra những gợi ý chính sách góp phần bình ổn giá gạo trong nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Bình ổn giá gạo trong nước
- i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------------------------- LÊ THANH TUẤN BÌNH ỔN GIÁ GẠO TRONG NƯỚC Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Prf. David Dapice TP.Hồ Chí Minh - Năm 2011
- ii Lời cám ơn Xin chân thành cám ơn Giáo sư David Dapice đã giúp đỡ tôi hoàn tất luận văn tốt nghiệp này. Cám ơn quý thầy, cô Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nền tảng kiến thức kinh tế trong suốt khóa học. Đó là cơ sở để tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Đặc biệt tôi chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Tiến sỹ Trần Tiến Khai đã góp ý, nhận xét hết sức cụ thể, sâu sắc trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng hết sức biết ơn các bạn học đã giúp đỡ, góp ý, nhận xét giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Lê Thanh Tuấn
- iii Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Lê Thanh Tuấn
- iv Tóm tắt Gạo có vai trò quan trọng trong đời sống người Việt Nam. Bình ổn giá gạo không chỉ mang lại lợi ích cho nông dân trồng lúa mà còn mang lại lợi ích kinh tế, cũng như xã hội cho người tiêu dùng. Trong thập niên qua, từ một quốc gia nhập khẩu gạo, Việt Nam phát triển trở thành 1 trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy vậy, thị trường gạo trong nước liên tục biến động phụ thuộc vào giá thế giới, cũng như biến động có tính chu kỳ hàng năm. Điều này cho thấy thị trường có bất ổn về cân bằng cung cầu trong ngắn hạn, trong khi Chính phủ chưa có chính sách, giải pháp chính thức nhằm bình ổn giá gạo trong nước. Do đó, tác giả dựa trên mô hình cân bằng tổng cung, tổng cầu để xem xét các yếu tố nội sinh, ngoại sinh tác động ngắn hạn đến giá gạo, nhằm giải đáp 2 câu hỏi chính sách: (1) Có cần thiết sự can thiệp của Chính phủ đến giá gạo trong nước để bình ổn? (2) Tác động của các chính sách của Chính phủ đối với giá gạo trong nước về bình ổn giá? Từ đặc điểm, thực trạng Việt Nam cho thấy gạo là hàng hóa thiết yếu, có độ dốc tuyệt đối của đường cầu lớn hơn đường cung. Người sản xuất, nhà phân phối không có điều kiện dự trữ, hệ quả là giá gạo trong nước không tự trở về trạng thái cân bằng khi có các biến động về giá cũng như về lượng. Bên cạnh đó, giá gạo nội địa trong ngắn hạn chịu tác động từ sự biến động của sản lượng theo mùa vụ, thiên tai, dịch họa, chi phí phân bón, cầu xuất khẩu, giá thế giới, giá kỳ vọng là các tác nhân bên ngoài không chịu sự điều tiết của cung cầu thị trường trong nước. Về dài hạn nguồn cung có xu hướng giảm dần tăng trưởng, trong khi cầu tăng nhanh làm cho giá càng trở nên nhạy cảm với các biến động vì không còn lượng dôi dư để điều tiết, có nguy cơ mất cân bằng cung cầu theo hướng cung không đủ cầu trong nước. Bên cạnh các yếu tố có tính thị trường thì các chính sách của Chính phủ cũng có tác động mạnh đến sự ổn định giá gạo trong nước. Để đảm bảo tiêu dùng trong nước, Chính phủ tuy không áp đặt hạn ngạch xuất khẩu gạo, nhưng áp dụng phương thức quản lý xuất khẩu bằng đăng ký lượng và giá hình thành nên hình thức hạn ngạch linh hoạt. Phương thức này triệt tiêu động cơ dự trữ cạnh tranh trong doanh
- v nghiệp xuất khẩu, đồng thời làm cho giá gạo trong nước biến thiên cùng với sự biến thiên của giá gạo thế giới. Để bình ổn giá gạo trong nước, Chính phủ thực hiện chính sách thu mua tạm trữ khi giá gạo xuống thấp. Phương thức này có tác động chưa triệt để đối với mục tiêu bình ổn giá vì chỉ giảm được các biến thiên khi giá xuống thấp hơn giá sàn, còn khi giá gạo trong nước biến thiên cao hơn giá sàn thì phương thức này không còn tác dụng. Nhìn tổng thể, các chính sách có tác động đến giá gạo cho thấy quan điểm kiên quyết của Chính phủ tập trung vào việc điều tiết thị trường nhằm đảm bảo đủ lượng tiêu dùng trong nước, hơn là hài hòa các nội dung về an ninh lương thực mà bình ổn giá là 1 trong 3 nội dung chính. Để khắc phục tính mùa vụ của sản phẩm lúa gạo, tác giả khuyến nghị Chính phủ cần thiết sử dụng phương pháp tồn kho đệm. Nguyên lý cơ bản của phương thức tồn kho đệm là thu mua sản lượng dôi dư khi giá thấp và bán ra lượng dự trữ khi giá cao. Lượng dự trữ dôi dư sau khi trừ lượng tiêu dùng trong nước được bán cho các doanh nghiệp để xuất khẩu. Động thái này làm tách rời sự liên thông giữa thị trường trong nước và thị trường thế giới, đồng thời đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Ở phương diện khác, kế hoạch tồn kho đệm làm giảm biến động giá kỳ vọng, góp phần ổn định sản lượng, ổn định giá gạo trong nước. Tuy nhiên, để thực hiện phương thức tồn kho đệm đòi hỏi Chính phủ chi tiêu lượng vốn lớn để chuẩn bị cơ sở hạ tầng kho bãi dự trữ. Bên cạnh đó, để vận hành hiệu quả, việc xác định giá mục tiêu để bình ổn trở thành thách thức to lớn một khi chi phí sản xuất, giá gạo thế giới liên tục biến động. Giá mục tiêu cơ bản cần phải cao hơn chi phí sản xuất và phải thấp hơn giá gạo thế giới để không xảy ra rủi ro cho ngân sách cũng như các áp lực chính trị. Ở góc độ tổng quát hơn, hạn chế của khuyến nghị này là chưa khẳng định được tổng lợi ích quốc gia nhận được, do giả định rằng lợi ích nhận được từ phương thức tồn kho đệm lớn hơn so với chi phí phải bỏ ra. Đề tài có thể mở rộng theo hướng lượng hóa các lợi ích nhận được để so sánh với chi phí thực hiện, từ cơ sở đó Chính phủ có quyết sách phù hợp.
- vi Danh mục các từ viết tắt ADB Ngân hàng phát triển Châu Á AGROINFO Trung tâm thông tin Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn AGROMONITOR Công ty cổ phần phân tích và dự báo thị trường Việt Nam Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn FAO Tổ chức Nông lương thế giới GSO Tổng Cục thống kế IRRI Viện nghiên cứu lúa quốc tế IPCC Tổ chức chuyên gia liên Chính phủ về biến đổi khí hậu MoF Bộ Tài chính USDA Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ VFA Hiệp hội Lương thực Việt Nam WTO Tổ chức Thương mại thế giới
- vii Danh mục biểu đồ 1. Biểu đồ a: Diễn biến giá gạo bán lẻ trong nước năm 2005-2007 ........................ 1 2. Biểu đồ b: Diễn biến giá gạo bán lẻ trong nước năm 2009 ................................. 2 3. Biểu đồ c: Giá gạo tẻ ở Cần Thơ từ tháng 1 đến tháng 8/2008 ........................... 3 4. Biểu đồ 1.1: Diễn biến giá lúa và giá gạo tẻ thường tại Đồng bằng sông Cửu Long theo tuần trong năm 2009........................................................................... 7 5. Biểu đồ 1.2: Diện tích gieo trồng lúa cả nước giai đoạn 1990-2007................... 8 6. Biểu đồ 1.3: Năng suất lúa giai đoạn 2000-2009 theo mùa vụ ........................... 9 7. Biểu đồ 1.4: Sản lượng, tiêu dùng, hạt giống, dự trữ, hao hụt, xuất khẩu giai đoạn 2000-2020 ........................................................................... 11 8. Biểu đồ 1.5: Diện tích gieo trồng, sản lượng lúa theo mùa vụ năm 2007 ......... 18 9. Biểu đồ 1.6: Giá gạo tẻ và giá phân Ure, NPK năm 2008................................. 21 10. Biểu đồ 1.7: Diễn biến giá gạo tẻ trong nước và thế giới cuối năm 2007 và đầu năm 2008 ..................................................................................... 25
- viii Danh mục sơ đồ 1. Sơ đồ 1.1: Cơ cấu thị trường lúa, gạo nội địa ...................................................... 6 2. Sơ đồ 1.2: Sơ đồ mô tả trạng thái không có điểm cân bằng .............................. 12 3. Sơ đồ 1.3: Sơ đồ mô tả mô hình mạng nhện ..................................................... 15 4. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô tả biến động giá gạo trong nước theo hợp đồng xuất khẩu ........................................................................................................ 30 5. Sơ đồ 2.2: Sơ đồ mô tả giá thu mua có tác dụng bình ổn .................................. 31 6. Sơ đồ 2.3: Sơ đồ mô tả giá thu mua không có tác dụng bình ổn ....................... 31 7. Sơ đồ 3.1: Sơ đồ mô tả hiệu quả tác động của kế hoạch tồn kho đệm khi sản lượng tăng....................................................................................... 36 8. Sơ đồ 3.2: Sơ đồ mô tả hiệu quả tác động của kế hoạch tồn kho đệm khi sản lượng giảm ..................................................................................... 36
- ix Mục lục Lời cảm ơn ................................................................................................................ ii Lời cam đoan ............................................................................................................iii Tóm tắt ..................................................................................................................... iv Danh mục các từ viết tắt........................................................................................... vi Danh mục biểu đồ ................................................................................................... vii Danh mục sơ đồ......................................................................................................viii Mục lục..................................................................................................................... ix Mở đầu ..................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 4 3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 5. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 5 Chương 1: Đặc điểm, thực trạng giá gạo trong nước 1.1 Sự hình thành giá cả ....................................................................................... 6 1.2 Sự cân bằng cung cầu .................................................................................... 7 1.2.1 Thực trạng nguồn cung .......................................................................... 8 1.2.2 Thực trạng cầu ..................................................................................... 10 1.3 Bình ổn và tính không ổn định của giá gạo ................................................. 13 1.3.1 Biến động giá gạo do các yếu tố bên trong cung cầu .......................... 13 1.3.2 Biến động giá gạo do các yếu tố bên ngoài cung cầu .......................... 16
- x Chương 2: Tác động của chính sách đến bình ổn giá gạo trong nước 2.1 Đăng ký giá và lượng xuất khẩu .................................................................. 28 2.2 Mua trợ giá ................................................................................................... 30 Chương 3: Thảo luận và gợi ý chính sách 3.1 Nhận diện các vấn đề đối với bình ổn giá gạo trong nước .......................... 34 3.2 Đề xuất giải pháp ......................................................................................... 35 3.2.1 Kế hoạch tồn kho đệm ......................................................................... 35 3.2.2 Tính khả thi của phương thức tồn kho đệm ......................................... 37 Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 41 Phụ lục .................................................................................................................... 44
- 1 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài: Việt Nam từ sau đổi mới đến nay, từ quốc gia nhập khẩu gạo trở thành 1 trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Gạo cung cấp 70% lượng calorie trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam và trên 5 triệu tấn gạo xuất khẩu mỗi năm, nhưng vẫn đứng trước tình trạng được mùa-mất giá hay mất mùa-được giá. Với tính mùa vụ của các sản phẩm nông nghiệp nói chung, lúa, gạo nói riêng, giá sản phẩm có xu hướng dao động theo các thời điểm thu hoạch, giá giảm thấp khi thu hoạch và tăng cao ở cuối mùa vụ. Diễn biến giá gạo trong nước theo năm từ 2005 đến 2007 5800 5600 5400 5200 5000 VND/kg 2005 4800 4600 2006 4400 4200 2007 4000 3800 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Biểu đồ a : Diễn biến giá gạo bán lẻ trong nước năm 2005-2007 Nguồn: Số liệu do Tổng cục thống kê cung cấp năm 2010 Giá gạo dao động từ 10-20%, có tính chu kỳ lặp lại ở từng năm trong giai đoạn 2000-2007, trong khi lượng lúa, gạo được sản xuất vẫn dôi dư lớn so với lượng tiêu dùng. Đáng chú ý là trong năm 2009 giá gạo biến thiên lớn trong khoảng 6.600- 7800 đồng/kg, độ lệch chuẩn trên 350 đồng/kg/tháng.
- 2 8,000 7,800 7,600 7,400 7,200 VNĐ/kg 7,000 6,800 6,600 6,400 6,200 6,000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 tháng Biểu đồ b : Diễn biến giá gạo bán lẻ trong nước năm 2009 Nguồn: Số liệu do Tổng cục thống kê cung cấp năm 2010 Đặc biệt là tại thời điểm khủng hoảng lương thực năm 2008, giá gạo thế giới nhảy vọt từ 350 USD/tấn (tháng 01/2008) lên mốc 1000 USD/tấn (tháng 04/2008) tăng 260% trong vòng 4 tháng. Chính phủ lúng túng về tình trạng an ninh lương thực bị đe dọa đã tạo nên cầu nối từ khủng hoảng thế giới dẫn đến khủng hoảng giá lương thực trong nước. Giá trong nước tăng trên 150% trong cùng thời điểm tương ứng, dù rằng các thống kê lượng gạo sau đó khẳng định rằng không có sự thiếu hụt lương thực trong nước, kể cả ở các đô thị lớn (Đặng Kim Sơn, Phạm Hoàng Ngân, 2008). Trong thời điểm đó, Chính phủ đã quyết định dừng ký kết các hợp đồng xuất khẩu để ngăn chặn khủng hoảng lan truyền, nhưng động thái này không chỉ không có tác dụng tách rời thị trường trong nước với thị trường thế giới mà còn đẩy giá gạo lên cao hơn. Hệ số tương quan giữa giá gạo trong nước và giá gạo thế giới cao, xấp xỉ 0,96 1 tại thời điểm khủng hoảng. F F 1 (ArgoInfo, 2008)
- 3 Biểu đồ c: Giá gạo tẻ ở Cần Thơ từ tháng 1 đến tháng 8/2008 Nguồn: ArgoInfo, 2008 Sự biến động giá gạo làm xáo trộn mạnh trong xã hội cũng như nền kinh tế. Tác động kinh tế của sự ổn định giá gạo thể hiện trên 3 phương diện: Lợi ích kinh tế vi mô cho người tiêu dùng, lợi ích kinh tế vi mô cho nhà sản xuất, lợi ích kinh tế vĩ mô (Timmer và David Dawe, 2008). Sự biến động giá lương thực có thể gây ra những trận đói cục bộ, ngắn hạn ở nhóm người có thu nhập thấp, tác động đến sức khỏe, năng suất người lao động. Đối với nhà sản xuất, nông dân trồng lúa, sự biến động giá gạo tạo nên rủi ro cao cho suất sinh lợi của nhà sản xuất, làm cho người nông dân khó tiếp cận các nguồn vốn, hoặc phải chịu chi phí sản xuất cao hơn. Mặt khác, sản phẩm lúa gạo có tính mùa vụ, sự bình ổn giá gạo mang đến lợi ích cao hơn của nhà sản xuất về giá mùa vụ (dòng ngân lưu), giảm thiệt hại từ hiện tượng “được mùa-mất giá”, “mất mùa-được giá”. Bên cạnh đó, sự ổn định giá lương thực làm giảm bất bình đẳng xã hội, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Người nghèo có tỷ trọng chi tiêu cho lương thực lớn hơn các đối tượng khác, biến động giá lương thực làm cho họ giảm tiết kiệm để dự phòng cho lương thực, dẫn đến giảm thu nhập. Tác động của sự biến thiên giá lương thực ở các quốc gia nghèo, đang phát
- 4 triển sẽ nặng nề hơn các quốc gia đã phát triển. Do đó, bình ổn 2 giá gạo ở Việt Nam F F càng có vai trò quan trọng. Lợi ích của việc bình ổn giá gạo là rõ ràng, tuy nhiên thị trường, dưới tác động “bàn tay vô hình” có thể tự đạt được sự ổn định hay không? Nếu không thì các tác động của Chính phủ có đạt được hiệu quả ổn định giá gạo trong nước hay làm tồi tệ thêm như giai đoạn khủng hoảng lương thực năm 2008. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Bình ổn giá gạo trong nước” để nghiên cứu nhằm giải đáp 2 câu hỏi chính sách: (1) Có cần thiết sự can thiệp đến của Chính phủ đến giá gạo trong nước để bình ổn? (2) Tác động của các chính sách của Chính phủ đối với giá gạo trong nước về bình ổn giá? 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Mục đích của đề tài là phân tích đặc điểm, thực trạng thị trường gạo làm cơ sở cho sự can thiệp của Chính phủ để bình ổn giá gạo trong nước. Đồng thời, đề tài cũng phân tích, đánh giá tác động của các chính sách đến giá gạo. Từ đó đề ra những gợi ý chính sách góp phần bình ổn giá gạo trong nước. 3. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: giá bán lẻ gạo Việt Nam 3 . F F - Phạm vi về thời gian: giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2008 - Phạm vi về không gian: bối cảnh của Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích thống kê, so sánh và tổng hợp: phân tích các chỉ tiêu liên quan đến các yếu tố cung, yếu tố cầu, các số liệu nghiên cứu của các đề tài đã thực hiện, số liệu từ Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, từ các báo cáo phân tích của ADB, IRRI, FAO, USDA, ARGO, GSO, từ Internet,… để phân tích, đánh giá, so sánh và tổng hợp. - Phương pháp định tính dùng để phân tích thể chế về cơ chế hình thành giá gạo 2 Bình ổn không chỉ được hiểu là giữ ở mức cân bằng, mà còn là giảm thiểu các biến thiên so với mức cân bằng (David Colman và Trevor Young, 1989). 3 Giá bán lẻ gạo Việt Nam được tính bằng trung bình có trọng số của sản lượng ở 2 thị trường chính là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Nguồn số liệu về giá bán lẻ gạo nội địa được sử dụng trong đề tài do Tổng cục Thống kê Việt Nam cung cấp.
- 5 trong nước, trong đó tập trung phân tích những nguy cơ tạo nên bất ổn để đề xuất các gợi ý chính sách. 5. Kết cấu của luận văn: Luận văn gồm 3 chương chính như sau: Chương 1: Đặc điểm, thực trạng giá gạo Việt Nam Trong chương 1, đề cập đến sự hình thành giá gạo, dựa trên mô hình cân bằng cung-cầu để phân tích. Trong đó tập trung phân tích sự mất cân đối cung cầu trong ngắn hạn làm cơ sở đánh giá sự biến động giá gạo. Chương 1 gồm các nội dung chủ yếu lần lượt từ khảo sát sự hình thành cân bằng cung cầu, đánh giá các tác động nội sinh, các tác động ngoại sinh của cung cầu gạo trong nước, cầu xuất khẩu để chỉ ra các nguy cơ, thách thức làm cơ sở cho sự can thiệp của Chính phủ để bình ổn giá gạo trong nước Chương 2: Tác động của các chính sách đến bình ổn giá gạo trong nước Trong chương 2, tập trung phân tích đánh giá sự tác động của các chính sách có ảnh hưởng đến giá gạo, thông qua đánh giá, phân tích tác động làm biến đổi cung cầu trong nước. Cụ thể là: chính sách an ninh lương thực, chính sách thương mại nhằm chỉ ra các bất ổn, cũng như sự thiếu khả thi của các chính sách của Chính phủ. Chương 3: Thảo luận và gợi ý chính sách Chương 3 đúc kết các kết luận quan trọng, từ đó đề xuất những giải pháp, chính sách nhằm bình ổn giá gạo. Ngoài ra, tác giả dự báo một số nguy cơ khả thi của giải pháp đề ra.
- 6 Chương 1: Đặc điểm, thực trạng giá gạo trong nước 1.1 Sự hình thành giá cả Trên lý thuyết kinh tế học, giá cả được hình thành từ cân bằng cung cầu của hàng hóa, dịch vụ. Các thay đổi từ sản lượng, tiêu dùng tác động trực tiếp đến giá cả trên thị trường. Nói cách khác, xã hội phải quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai thông qua thị trường. Khi có sự biến động về sản lượng hay/và mức tiêu dùng kéo theo sự thay đổi giá hàng hóa trên thị trường. Do đó, tác giả sử dụng lập luận chính dựa trên mô hình tổng cung – tổng cầu để xem xét các nhóm yếu tố tác động đến giá gạo trong nước, từ đó gợi ý các giải pháp nhằm bình ổn giá gạo trong nước. Ở thị trường gạo nội địa, nguồn cung bắt đầu từ người sản xuất (hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã) qua các tầng nấc trung gian thương lái, hàng xáo, doanh nghiệp chế biến đến người tiêu dùng thông qua hộ bán sỉ, hộ bán lẻ, siêu thị 4 …Về F F phía cầu, lượng tiêu dùng nội địa bao gồm cho các mục đích lương thực, chăn nuôi, chế biến, dự trữ, hao hụt. Thương lái, Nông hộ, hàng xáo, cơ Hộ bán sỉ, trang trại, hợp sở, doanh hộ bán lẻ, Người tiêu tác xã nghiệp chế siêu thị dùng biến Thu gom, Sản xuất chế biến Phân phối Tiêu thụ Cung nội địa Cầu nội địa Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu thị trường lúa, gạo nội địa 4 Theo khảo sát của ArgoInfo năm 2009, thông tin được lấy từ http://www.agro.gov.vn/news/newsdetail.aspx?targetid=14379 ngày 3/5/2010 HU UH
- 7 Ở các thời điểm bình thường (không có khủng hoảng lương thực), nguồn cung nội địa là sự thống nhất từ khâu sản xuất, thu gom, chế biến đến phân phối trước khi đến tay người tiêu dùng. Hệ số tương quan giữa giá lúa và gạo tẻ thường tại Đồng bằng sông Cửu Long cao, trên 0,89. Kênh phân phối tỏ ra có hiệu quả (Lưu Thanh Đức Hải, 2005) và đã cung cấp cho thị trường đúng đủ số lượng, chủng loại đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. 9000 8000 7000 6000 VNĐ/kg 5000 4000 3000 2000 1000 0 /2 00 9 /2 00 9 00 9 00 9 00 9 00 9 20 09 20 09 20 09 20 09 20 09 20 09 20 09 20 09 20 09 20 09 20 09 20 09 20 09 20 09 20 09 20 09 20 09 20 09 1 /2 /2 5 /8 /2 6 /5 /2 7 /3 /2 1 /1 6/ 1 /3 0/ 2 /1 3/ 2 /2 7/ 3 /1 3/ 3 /2 7/ 4 /1 0/ 4 /2 4/ 5 /2 2/ 6 /1 9/ 7 /1 7/ 7 /3 1/ 8 /1 4/ 8 /2 8/ 9 /1 1/ 9 /2 5/ 1 0/9/ 1 1/6/ 1 0/ 23 1 1/ 20 Lúa Gạo tẻ thường Biểu đồ 1.1: Diễn biến giá lúa và giá gạo tẻ thường tại Đồng bằng sông Cửu Long theo tuần trong năm 2009 Nguồn: Số liệu thống kê của VFA 5 F 1.2 Sự cân bằng cung cầu Ở những thời điểm xác định, giá cả được xác định tại điểm cắt nhau của đường cung và đường cầu, nơi mà lượng cung đúng bằng lượng cầu. Tuy nhiên, thị trường vẫn có các trường hợp không tồn tại cân bằng. Có thể rằng với mọi mức giá lượng cung vẫn còn dư hay có thể luôn thiếu hụt so với cầu. 5 Số liệu được ghi nhận từ trang thông tin điện tử của Hiệp hội lương thực Việt Nam, theo địa chỉ http://www.vietfood.org.vn/vn/default.apx?n=5674 ngày 30/7/2010 HU UH
- 8 Đối với sản phẩm lúa gạo, thực trạng trong giai đoạn 2000-2008 cho thấy lượng cung vẫn đảm bảo đủ tiêu dùng trong nước, dôi dư trên 5 triệu tấn gạo cho xuất khẩu (VFA, 2008). Tuy nhiên trong dài hạn sự cân bằng này có nguy cơ không tồn tại do cung không đủ cầu. 1.2.1 Thực trạng nguồn cung Diện tích gieo trồng lúa tăng đều từ thập niên 90, đạt đỉnh năm 2000 là 7.666 ngàn ha, từ đó sụt giảm chậm dần đều còn 7.207 ngàn ha năm 2007 (Phụ lục 1). Sự sụt giảm diện tích gieo trồng diễn ra ở cả 3 mùa vụ. 9000 8000 7000 6000 5000 ha 4000 3000 2000 1000 0 88 90 92 9 4 96 98 00 02 04 06 0 8 19 19 19 19 19 19 20 20 20 20 20 Tổng số Đông xuân Hè thu Thu đông Biểu đồ 1.2 : Diện tích gieo trồng lúa cả nước giai đoạn 1990 - 2007 Nguồn: AgroInfo, 2008 Theo số liệu cuộc điều tra nông hộ 2008, hộ nông dân trồng lúa có thu nhập trung bình năm thấp hơn 23% so với các hộ trồng các loại hoa, màu khác. Đất đai có tính chất hữu hạn, đồng thời lợi nhuận biên trồng lúa trở nên thấp hơn so với các giống cây trồng khác, ngành khác là động cơ để người nông dân chuyển đổi cây trồng, ngành kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa nhanh trong 2 thập niên gần đây. Tốc độ đô thị hóa tăng 1,4 điểm phần trăm trong 10 năm, giai đoạn 1986 – 1995, đã bùng phát tăng 3,5 điểm phần trăm ở giai đoạn 1995 –
- 9 2000 và tăng lên 3,7 điểm phần trăm trong 8 năm ở giai đoạn 2000-2008 (phụ lục 10). Đáng chú ý là sự suy giảm tăng trưởng năng suất. Năng suất giai đoạn 2000- 2009, nhìn chung tăng ở cả 3 mùa vụ. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2000-2009 tương ứng theo mùa vụ Đông Xuân, Hè Thu, Lúa mùa lần lượt là: 2,0%/năm, 3,2%/năm, 3,3%/năm. Việc tăng năng suất mùa vụ đã góp phần tăng năng suất trung bình cả nước. 65 60 55 tạ/ha 50 45 40 35 Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Cả nước Đông Xuân Hè Thu Lúa mùa Biểu đồ 1.3: Năng suất lúa giai đoạn 2000-2009 theo mùa vụ Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, 2009 Tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Giai đoạn 2000-2005 tốc độ tăng trưởng năng suất là 2,9%/năm giảm xuống còn 2% năm ở giai đoạn kế tiếp 2005-2009. Nguyên nhân có từ các hiện trạng các yếu tố cấu thành năng suất. Một là, nguồn giống lúa tốt thiếu, không có sự đột phá, một phần phụ thuộc vào nguồn giống Trung Quốc. Hệ thống cung cấp giống chính quy chỉ đủ năng lực đáp ứng được 34% (Dương Văn Chín, 2008). Hai là, tăng trưởng năng suất trong thập niên qua có sự đóng góp lớn từ sự tăng các yếu tố đầu vào đặc biệt là phân bón và thuốc trừ sâu đã góp phần không nhỏ đến tăng trưởng sản lượng. Tuy nhiên tăng trưởng năng suất dựa
- 10 trên sự đóng góp của tăng yếu tố đầu vào sẽ giảm dần khi đạt mức đến hạn nếu không có cải tiến, ứng dụng của công nghệ mới. Thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tại An Giang, từ năm 2001 đến 2007, chi phí cho phân bón tăng trên 2,5 lần, thuốc trừ sâu tăng 5 lần trong khi năng suất tăng thêm chưa đến ½ đối với mỗi hecta. Ba là, tăng trưởng năng suất ở từng mùa vụ góp phần vào tăng trưởng năng suất cả năm. Sự gia tăng cấu phần có năng suất cao đóng góp làm năng suất trung bình cả nước tăng, tuy nhiên không thể giữ tăng trưởng trung bình lâu dài bằng tăng trưởng trọng số vì diện tích canh tác ở vụ Đông Xuân cũng chỉ có giới hạn. Bốn là, hệ số sử dụng đất canh tác cao (từ 1.61 năm 1995 đến 2008 là 1.79), gieo trồng nhiều vụ trên một diện tích canh tác, góp phần làm cho đất đai trở nên cằn cỗi, người sản xuất ít có điều kiện cải tạo nguồn đất phục vụ sản xuất ở vụ tiếp theo. Từ thực trạng diện tích gieo trồng giảm dần, năng suất có xu hướng giảm tốc độ tăng trường cho thấy nguồn cung có xu hướng giảm nhanh mức tăng trưởng 1.2.2 Thực trạng cầu Đối với nhu cầu tiêu dùng gạo của Việt Nam có xu hướng tăng do dân số của Việt Nam tăng liên tục trong suốt giai đoạn 2000 – 2008. Cụ thể, dân số năm 2000 của Việt Nam chỉ có 78,6 triệu người nhưng đến năm 2008 đã đạt trên 87 triệu người. Tốc độ tăng trưởng bình quân của dân số giai đoạn này là 1,3%/năm (Phụ lục 10). Xét ở hộ gia đình, tiêu dùng cho lương thực bình quân có xu hướng giảm do xu hướng giảm ăn tinh bột (chủ yếu là gạo), làm cho cầu tiêu dùng trong ngắn hạn ít biến động do hơn 75% lượng gạo được sử dụng với mục đích làm lương thực (Phụ lục 5) . Xét trên nguyên tắc, tổng cung phải bằng tổng cầu, nghĩa là: Sản Hao hụt, chăn Tiêu dùng gộp trong nước Xuất = + + lượng nuôi, chế biến (lương thực, hạt giống, dự trữ) khẩu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn