intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các giải pháp nhằm sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái trong quản lý nền kinh tế ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu nhằm đạt được các mục đích sau: Làm sáng tỏ những nhận thức cơ bản về tỷ giá hối đoái và vận hành tỷ giá hối đoái trong quản lý nền kinh tế; diểm lại một cách khách quan thực tiễn quá trình vận hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong thời gian qua; đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các giải pháp nhằm sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái trong quản lý nền kinh tế ở Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM KHOA SAU ĐẠI HỌC ^ ] DƯ NGỌC MỸ LOAN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM SỬ DỤNG CÔNG CỤ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính doanh nghiệp Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS. TS. LÊ VĂN TỀ TP. Hồ Chí Minh – năm 2008
  2. 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ VẬN HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ..................................................................................3 1.1. Tỷ giá hối đoái và nhận thức về vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế ....................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái ........................................................ 3 a. Hối đoái .................................................................................. 3 b. Tỷ giá hối đoái ........................................................................ 3 c. Phương pháp biểu thị.............................................................. 3 d. Một số quy ước trong giao dịch hối đoái quốc tế................... 3 1.1.2. Các loại tỷ giá hối đoái.................................................................4 a. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa ..................................................... 4 b. Tỷ giá hối đoái thực ................................................................ 4 c. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực tế và danh nghĩa........ 5 1.1.3. Nhận thức về vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế .......... 5 1.2. Các cơ chế điều hành tỷ giá : 1.2.1. Các cơ chế điều hành tỷ giá ......................................................... 6 a. Tỷ giá cố định ........................................................................ 6 b. Tỷ giá thả nổi tự do ................................................................6 c. Tỷ giá thả nổi có sự quản lý ................................................... 7 d. Tỷ giá thả nổi tập thể ............................................................. 7 1.2.2. Những yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ giá hối đoái ..................... 7 a. Tỷ lệ lạm phát tương đối......................................................... 7 b. Lãi suất tương đối................................................................... 8 c. Lãi suất thực ........................................................................... 9
  3. 2 d. Thu nhập tương đối................................................................. 9 e. Kiểm soát của chính phủ......................................................... 9 f. Kỳ vọng ................................................................................... 10 1.2.3. Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái với các biến số khác trong nền kinh tế .......................................................................................... 10 a. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái với lãi suất......................... 11 b. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái với lạm phát ...................... 17 1.2.4. Quan hệ giữa tính ổn định của tỷ giá hối đoái và nhu cầu điều chỉnh ..................................................................................... 21 1.2.5. Xử lý tỷ giá hối đoái .................................................................... 24 1.3. Một số bài học rút ra được từ khủng hoảng tiền tệ ở Đông Nam Á .. 27 Kết luận chương 1............................................................................................. 29 CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM TỪ THÁNG 7 NĂM 1997 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2008.30 2.1... Chế độ tỷ giá cố định với biên độ dao động trong giai đoạn từ tháng 07/1997 đến 26/02/1999 ......................................................................................... 30 2.2. Chế độ linh hoạt tỷ giá từ 02/1999 đến 6 tháng đầu năm .................... 32 2.2.1. Chế độ tỷ giá linh hoạt từ 02/1999 đến cuối năm 2007 ............... 32 2.2.2. Chế độ tỷ giá 6 tháng đầu năm 2008 ........................................... 38 2.3. Những thành công và chưa thành công trong quá trình vận hành tỷ giá hối đoái ở nước ta ........................................................................... 42 2.3.1. Những thành công trong quá trình vận hành tỷ giá hối đoái ở nước ta.......................................................................................... 42 2.3.2. Các vấn đề chưa thành công trong quá trình vận hành tỷ giá hối đoái ở nước ta ........................................................................ 43 Kết luận chương 2 ............................................................................................ 45 CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ VIỆC SỬ DỤNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ ..........46
  4. 3 3.1. Những mục tiêu và định hướng chung .................................................. 46 3.1.1. Những mục tiêu ............................................................................ 46 3.1.2. Những định hướng chung............................................................. 46 3.2. Những giải pháp cụ thể nhằm vận hành có hiệu quả tỷ giá hối đoái . 47 3.2.1. Cần thể hiện đúng vai trò của ngân hàng trung ương và sử dụng công cụ quản lý ........................................................................... 47 3.2.2. Nhận thức và sử dụng đúng đắn vai trò của thị trường, sử dụng thị trường trong vận hành tỷ giá hối đoái ....................................48 3.2.3. Cần kết hợp chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường ......................................................... 49 3.2.4. Sử dụng đúng đắn mối quan hệ giữa tính ổn định của tỷ giá hối đoái và nhu cầu điều chỉnh trong giai đoạn hiện nay ............ 52 3.2.5. Xác lập những yếu tố cơ bản cho việc ổn định tỷ giá hối đoái ... 55 a. Ổn định tiền tệ ........................................................................ 55 b. Tăng dự trữ ngoại hối ............................................................ 55 c. Ổn định lãi suất ...................................................................... 57 d. Tạo lập và mở rộng các loại thị trường ngày càng hoàn hoàn chỉnh ..............................................................................57 Kết luận chương 3............................................................................................. 61 KẾT LUẬN .....................................................................................................62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI - GDP : Tổng sản phẩm quốc nội, hay sản lương quốc gia. - WTO : Tổ chức thương mại thế giới - IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế - OPEC : Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ - PPP : Lý thuyết ngang giá sức mua - IRP : Lý thuyết ngang giá lãi suất - XHCN : Xã hội chủ nghĩa - TTGDNH : Trung tâm giao dịch ngoại tệ - TTNTLNH : Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng - TGBQLNH : Tỷ giá bình quân liên ngân hàng - UNDP : Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc - L/C : Thư tín dụng - NHNN : Ngân hàng Nhà nước - NHTM : Ngân hàng Thương Mại
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 1. Hình 1.1 : Tác động của việc gia tăng lạm phát của Mỹ đến giá trị cân bằng của đồng bảng Anh 2. Hình 1.2 : Tác động của sự gia tăng lãi suất ở Mỹ đến giá trị cân bằng của đồng bảng Anh 3. Hình 1.3 : Tác động gia tăng thu nhập của Mỹ đến giá trị cân bằng của đồng bảng Anh 4. Hình 1.4 : Mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá 5. Bảng 1.5 : So sánh lý thuyết ngang giá lãi suất, ngang giá sức mua và hiệu ứng Fisher quốc tế 6. Bảng 2.1 : Diễn biến tỷ giá USD/VND trong năm 2007 7. Bảng 2.2 : Biên độ dao động của tỷ giá trong thời gian qua
  7. 1 MỞ ĐẦU 1) Tính cấp thiết của đề tài luận văn : - Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế tổng hợp, có liên quan đến các phạm trù kinh tế khác và đóng vai trò như là một công cụ có hiệu lực và có hiệu quả tác động đến các quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nước, đồng thời là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với chính sách tiền tệ quốc gia. Chính vì vậy, nhận thức và đặc biệt là việc xác định và đưa vào vận hành trong thực tế một cách đúng đắn hay không đúng đắn về một loại giá có tầm quan trọng đặc biệt này trở thành thước đo về trình độ quản lý và năng lực điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, tích cực hoặc tiêu cực đến các mục tiêu của nền kinh tế, đến tăng trưởng và ổn định kinh tế, đến ổn định và nâng cao sức mua đồng tiền trong nước. - Đánh giá lại một cách khách quan, có căn cứ khoa học thực tiễn quá trình vận hành tỷ giá hối đoái là điều cực kỳ cần thiết cho hoạch định các chính sách kinh tế cho tương lai. - Các nước trên thế giới đã trả giá không ít cho việc vận hành tỷ giá hối đoái không phù hợp. Thực tế từ cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Đông Nam Á và diễn biến tỷ giá hối đoái trong thời gian qua, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng nghiên cứu để có thể đưa ra và vận hành trong thực tế một tỷ giá hối đoái phù hợp, nhằm biến nó như là một công cụ tích cực trong quản lý nền kinh tế. - Vấn đề tỷ giá và chính sách tỷ giá luôn chiếm giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế và hệ thống chính sách kinh tế và luôn là vấn đề mang tính thời sự cao. Đó cũng là lý do tại sao em đã chọn đề tài : “Các giải pháp nhằm sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái trong quản lý nền kinh tế ở Việt Nam”. 2) Mục đích và phạm vi nghiên cứu : Luận văn nghiên cứu nhằm đạt được các mục đích sau : - Làm sáng tỏ những nhận thức cơ bản về tỷ giá hối đoái và vận hành tỷ giá hối đoái trong quản lý nền kinh tế.
  8. 2 - Điểm lại một cách khách quan thực tiễn quá trình vận hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Trong kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái là một trong những công cụ tiền tệ quan trọng nhất của chính sách tiền tệ quốc gia. Việc nghiên cứu một cách đầy đủ vai trò, đặc điểm của tỷ giá hối đoái để có thể xác định được cho nó một định hướng phù hợp luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng trung ương của các quốc gia trên thế giới. Vấn đề tỷ giá hối đoái là một vấn đề phức tạp. Chính vì vậy, dù đã hết sức nỗ lực, nhưng với thời gian, với kiến thức và khả năng có hạn; với những lo toan trong công việc cũng như cuộc sống, nên luận văn còn nhiều hạn chế, chưa cập nhật cũng như phản ảnh kịp thời những vấn đề nóng bỏng, mang tính thời sự. Em rất mong nhận được sự phê bình, góp ý và bổ sung của các quý thầy cô. Tuy nhiên, luận văn cũng đã có một số đóng góp mới sau đây : - Nhấn mạnh thêm về mặt nội dung của tỷ giá hối đoái. - Khẳng định vai trò to lớn của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế. - Nêu bật mối quan hệ giữa tính ổn định của tỷ giá hối đoái và nhu cầu điều chỉnh trong giai đoạn hiện nay. - Điểm lại quá trình vận hành tỷ giá hối đoái cho đến hiện nay từ đó đưa ra định hướng và giải pháp cho quá trình vận hành tỷ giá hối đoái để góp phần ổn định và phát triển kinh tế. Đồng thời xác lập những yếu tố cơ bản cho việc ổn định tỷ giá hối đoái.
  9. 3 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ VẬN HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ 1.1. Tỷ giá hối đoái và nhận thức về vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế 1.1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái a. Hối đoái : Là sự chuyển đổi từ một đồng tiền này sang đồng tiền khác, chẳng hạn từ đồng Việt Nam (VND) sang dollar Mỹ (USD) hay từ france Pháp (FRF) sang yen Nhật (JPY) .v.v… Sự chuyển đổi này xuất phát từ yêu cầu thanh toán giữa các cá nhân, các công ty, các tổ chức thuộc hai quốc gia khác nhau và dựa trên một tỷ lệ nhất định giữa hai đồng tiền. b. Tỷ giá hối đoái : Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác. c. Phương pháp biểu thị : 1 đồng tiền yết giá = x đồng tiền định giá ¾ Phương pháp biểu thị thứ nhất : (Trực tiếp) 1 ngoại tệ = x nội tệ Phương pháp yết giá này được áp dụng ở nhiều quốc gia : Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam … ¾ Phương pháp biểu thị thứ nhất : (Gián tiếp) 1 nội tệ = y ngoại tệ Phương pháp yết giá này áp dụng ở một số nước : Anh, Mỹ, Úc, EU… d. Một số quy ước trong giao dịch hối đoái quốc tế : ¾ Ký hiệu tiền tệ : XXX Đồng Việt Nam (VND), Đô la Mỹ (USD), Bảng Anh (GBP), Yên Nhật (JPY), Bạt Thái Lan (THB)…
  10. 4 ¾ Cách viết tỷ giá : 1 A = x B hoặc A/B = x Tỷ giá 1 USD = 105 JPY ta có thể viết USD/JPY = 105 hoặc là 105 JPY/USD A/B = 1/B/A 1 EUR = 1.2070USD USD/EUR = 1/EUR/USD = 0.8285 ¾ Phương pháp đọc tỷ giá : Vì những lý do nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm, các tỷ giá không bao giờ được đọc đầy đủ trên thị trường, mà người ta thường đọc những con số có ý nghĩa. Các con số đằng sau dấu phẩy được đọc theo nhóm hai số. Hai số thập phân đầu tiên được gọi là “số”, hai số kế tiếp gọi là “điểm”. Như vậy, ta thấy tỷ giá mua và tỷ giá bán có khoảng chênh lệch, thông thường vào khoảng 5 đến 20 điểm. Ví dụ : USD/CHF = 1.2670 – 1.2680 Lưu ý : - Số nhỏ là giá mua đồng tiền yết giá (USD) và là giá bán đồng tiền định giá (CHF). - Số lớn là giá bán đồng tiền yết giá (USD) và là giá mua đồng tiền định giá (CHF). 1.1.2. Các loại tỷ giá hối đoái : a. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa : là tỷ giá tương đối giữa đồng tiền của hai nước. Ví dụ : nếu tỷ giá hối đoái giữa đồng đôla và đồng Yên Nhật là 120 Yên ăn 1 đôla, thì ta có thể đổi 1 đôla lấy 120 Yên trên thị trường tiền tệ thế giới. Như vậy, khi nói đến tỷ giá hối đoái giữa hai nước, người ta thường ám chỉ tỷ giá hối đoái danh nghĩa. b. Tỷ giá hối đoái thực : là giá tương đối của hàng hóa ở hai nước. Tức là tỷ giá hối đoái thực cho chúng ta biết tỷ lệ mà dựa vào đó hàng hóa
  11. 5 của một nước được trao đổi với hàng hóa của nước khác. Tỷ giá hối đoái thực tế còn được gọi là tỷ lệ trao đổi. c. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực tế và danh nghĩa : Giả sử ô tô Mỹ giá 10.000 đôla và chiếc ô tô tương tự của Nhật giá 2.400.000yên. Để so sánh giá của 2 loại ô tô, chúng ta cần phải đổi chúng thành một đồng tiền chung. Nếu 1 đôla có giá trị bằng 120 yên, thì ô tô của Mỹ giá 1.200.000 yên. So sánh giá ô tô Mỹ (1.200.000 yên) và giá ô tô Nhật (2.400.000 yên). Chúng ta kết luận rằng giá ô tô Mỹ chỉ bằng nữa giá ô tô Nhật. Nói cách khác, tại mức giá hiện hành, chúng ta có thể đổi 2 ô tô Mỹ lấy 1 ô tô Nhật. Chúng ta có thể tóm tắt quá trình tính toán trên như sau : Tỷ giá hối đoái (120 yên/đôla) x (10.000 đôla/ô tô Mỹ) thực tế = (2.400.000 yên/ô tô Nhật) = 0.5 ô tô Nhật/ ô tô Mỹ Tại mức giá và tỷ giá hối đoái này, chúng ta thấy một nửa chiếc ô tô Nhật tương đương một chiếc ô tô Mỹ. Nói một cách tổng quát hơn, chúng ta có thể biểu diễn quá trình tính toán này như sau : Tỷ giá hối đoái (Tỷ giá hối đoái danh nghĩa) x (Giá hàng nội) thực tế = (Giá hàng ngoại) 1.1.3. Nhận thức về vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế : Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế tổng hợp, có liên quan đến các phạm trù kinh tế khác và đóng vai trò như là một công cụ có hiệu lực và có hiệu quả tác động đến các quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nước, đồng thời là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với chính sách tiền tệ quốc gia. Chính vì vậy, nhận thức và đặc biệt là việc xác định và đưa vào vận hành trong thực tế một cách đúng đắn hay không đúng đắn về một loại giá có tầm quan trọng đặc biệt này trở thành thước đo trình độ quản lý và năng lực điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, tích cực hoặc tiêu cực đến các mục tiêu của nền kinh tế, đến tăng trưởng và ổn định kinh tế, đến ổn định và nâng cao sức mua đồng tiền trong nước.
  12. 6 Đã bao đời nay, hình như loài người đã, đang và vẫn tiếp tục đứng trước một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt này và cố gắng tiếp cận nó, mong có một nhận thức đúng đắn trong việc đưa ra và vận hành trong thực tế một tỷ giá hối đoái phù hợp, nhằm biến nó như là một công cụ tích cực trong quản lý nền kinh tế … nhưng kết quả mang lại không hoàn toàn như những gì mà người ta mong muốn. Sở dĩ có hiện tượng đó là vì bản thân tỷ giá hối đoái, như các nhà kinh tế thường coi là “một loại giá của giá”, bị chi phối bởi nhiều yếu tố và rất khó nhận thức, xuất phát từ tính trừu tượng vốn có của bản thân nó. Trong khi đó, tỷ giá hối đoái không phải như là cái gì đó để ngắm mà trái lại, là cái mà con người cần phải tiếp cận hàng ngày, hàng giờ; sử dụng nó trong mọi quan hệ giao dịch tài chính trong nước và quốc tế, trong việc xử lý những vấn đề cụ thể liên quan đến các chính sách kinh tế ở mỗi nước … Đặt vấn đề như vậy không phải nhằm đề cao một phạm trù kinh tế có tầm quan trọng, lợi hại đặc biệt mà cốt là để có một nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của tỷ giá hối đoái và trên cơ sở đó, cố gắng tiếp cận gần đúng những gì thuộc về bản chất của nó. 1.2. Các cơ chế điều hành tỷ giá 1.2.1. Các cơ chế điều hành tỷ giá : a. Tỷ giá cố định : Là tỷ giá không biến động thường xuyên, không phụ thuộc vào quy luật cung cầu, mà phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của chính phủ. b. Tỷ giá thả nổi tự do : Tỷ giá thả nổi tự do là cơ chế tỷ giá mà theo đó giá cả ngoại tệ sẽ do cung cầu quyết định và không có sự can thiệp của chính phủ. Trong chế độ tỷ giá thả nổi tự do, tỷ giá sẽ được quyết định bởi các lực lượng cung và cầu của ngoại tệ : nếu cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ thì tỷ giá ngoại tệ sẽ giảm, ngược lại cầu ngoại tệ > cung ngoại tệ thì giá ngoại tệ sẽ tăng.
  13. 7 c. Tỷ giá thả nổi có sự quản lý : Là tỷ giá thả nổi nhưng có sự can thiệp của chính phủ bằng cách sử dụng các công cụ tài chính tiền tệ hoặc công cụ hành chính để tác động lên tỷ giá hối đoái phục vụ cho chiến lược chung của nước mình. d. Tỷ giá thả nổi tập thể : Nổi bật nhất là hệ thống tiền tệ Châu Âu (EMS – European Monetary System 1978). Ngày 09/05/1978, Nghị viện Châu Âu phê chuẩn 11 nước đủ tiêu chuẩn gia nhập EU – 11 : Đức, Pháp, Ailen, Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Ý, Lucxembua, Phần Lan, Tây Ban Nha (và vào ngày 01/01/2001 có cả Hy Lạp – EU – 12. Ngày 01/01/1999, EURO chính thức ra đời với đầy đủ tư cách một đồng tiền thực, chung và duy nhất cho cả khối EU – 12. 1.2.2. Những yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái cân bằng sẽ thay đổi theo thời gian khi đường cung và đường cầu thay đổi. Các nhân tố tác động làm dịch chuyển đường cung và đường cầu được thảo luận dưới đây bằng cách phân tích ảnh hưởng của mỗi nhân tố lên đường cung và đường cầu. a. Tỷ lệ lạm phát tương đối : Sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát tương đối có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại, đến lượt nó những hoạt động thương mại này tác động đến cầu tiền và cung tiền, và vì thế tác động đến tỷ giá hối đoái. Chúng ta giả định là cả công ty Anh và công ty Mỹ đều bán hàng hóa có thể thay thế lẫn nhau. Nếu lạm phát ở Mỹ tăng lên sẽ gây ra một sự gia tăng nhu cầu của Mỹ đối với hàng hóa Anh và vì thế cũng tạo ra một sự gia tăng trong nhu cầu của Mỹ đối với đồng bảng Anh. Thêm vào đó, sự tăng vọt trong lạm phát Mỹ sẽ làm giảm nhu cầu của người Anh đối với hàng hóa Mỹ và vì thế làm giảm cung đồng bảng Anh để mua hàng. Theo hình, ở mức cân bằng trước là 1.55 đôla Mỹ sẽ có một sự thiếu hụt đồng bảng Anh trên thị trường ngoại hối. Cầu đồng bảng Anh đối với các
  14. 8 cư dân Mỹ tăng lên và cung đồng bảng giảm đã tạo sức ép gia tăng giá trị của đồng bảng Anh, giá trị cân bằng mới là 1.57 đôla Mỹ. Hình 1.1 : Tác động của việc gia tăng lạm phát của Mỹ đến giá trị cân bằng của đồng bảng Anh S2 S Giá trị đồng bảng Giá trị đồng bảng S $1.60 $1.60 $1.57 $1.55 $1.55 $1.50 $1.50 D2 D D Số lượng đồng bảng Số lượng đồng bảng b. Lãi suất tương đối : Thay đổi trong lãi suất tương đối tác động đến đầu tư chứng khoán nước ngoài, đến lượt nó đầu tư chứng khoán nước ngoài lại ảnh hưởng đến cung và cầu tiền và vì thế ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Giả định rằng lãi suất của Mỹ tăng trong khi lãi suất của Anh giữ nguyên không đổi. Trong trường hợp này, các công ty Mỹ có khả năng sẽ giảm nhu cầu của họ đối với đồng bảng Anh vì giờ đây lãi suất của Mỹ hấp dẫn hơn một cách tương đối so với lãi suất Anh và vì thế có ít đầu tư vào các khoản ký gởi tại ngân hàng Anh. Đồng thời, các công ty Anh sẽ thiết lập các khoản ký gởi vào ngân hàng Mỹ nhiều hơn dẫn đến cung bảng Anh tăng. Hình 1.2 : Tác động của sự gia tăng lãi suất ở Mỹ đến giá trị cân bằng của đồng bảng Anh Giá trị đồng bảng S $1.60 S2 $1.55 $1.50 D D2 Số lượng đồng bảng
  15. 9 c. Lãi suất thực : Trong khi lãi suất cao tương đối có thể thu hút đồng vốn nước ngoài (để đầu tư vào các chứng khoán có lãi suất cao) thì lãi suất cao này có thể phản ánh dự kiến lạm phát cao. Vì lạm phát cao có thể đặt áp lực giảm giá lên đồng tiền của nước đó nên không khuyến khích các nhà đầu tư mua. Vì lý do đó, cần thiết phải xem xét lãi suất thực, là lãi suất danh nghĩa đã điều chỉnh theo theo tỷ lệ lạm phát. Theo hiệu ứng Fisher : Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát Chúng ta thường so sánh lãi suất thực giữa các quốc gia để đánh giá những biến động của tỷ giá hối đoái bởi lẽ nó kết hợp giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát mà cả hai nhân tố này đều ảnh hưởng đến tỷ giá. Khi các nhân tố khác không đổi, sẽ có một tương quan cao giữa chênh lệch lãi suất thực của hai quốc gia với tỷ giá của hai đồng tiền của hai nước đó. d. Thu nhập tương đối : Nhân tố thứ ba tác động đến tỷ giá hối đoái là mức thu nhập tương đối. Giả định rằng, thu nhập của Mỹ tăng đáng kể trong khi thu nhập của Anh vẫn không thay đổi. Đầu tiên, đường cầu bảng Anh sẽ dịch chuyển ra phía ngoài phản ánh một sự gia tăng trong thu nhập của Mỹ và vì thế làm tăng nhu cầu về hàng hóa Anh của người Mỹ. Thứ hai, đường cung bảng Anh không đổi. Vì thế tỷ giá cân bằng của đồng bảng Anh tăng lên như trong hình sau : Hình 1.3 : Tác động gia tăng thu nhập của Mỹ đến giá trị cân bằng của đồng bảng Anh Giá trị đồng bảng S $1.60 $1.55 $1.50 D D2 Số lượng đồng bảng e. Kiểm soát của chính phủ : Chính phủ nước ngoài có thể tác động đến tỷ giá cân bằng qua nhiều cách khác nhau như (1) áp đặt những rào cản về
  16. 10 ngoại hối, (2) áp đặt những rào cản về ngoại thương, (3) can thiệp vào thị trường ngoại hối và (4) tác động đến những biến động vĩ mô như lạm phát, lãi suất và thu nhập quốc dân. f. Kỳ vọng : Giống như các thị trường tài chính khác, thị trường ngoại hối phản ứng lại với các thông tin trong tương lai có liên quan đến tỷ giá. Ví dụ : tin về gia tăng lạm phát tiềm ẩn ở Mỹ có thể làm những nhà đầu cơ bán đôla do dự kiến đồng đôla sẽ giảm giá trong tương lai. Điều này gây áp lực giảm giá trị của đồng đôla ngay lập tức. 1.2.3. Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái với các biến số khác trong nền kinh tế Trong số các yếu tố quyết định của tỷ giá hối đoái, lạm phát thường được coi như là yếu tố quan trọng nhất. Lý thuyết ngang giá sức mua quy định mối liên hệ chính xác giữa các tỷ lệ lạm phát tương đối và tỷ giá hối đoái của hai nước. Chênh lệch lãi suất giữa hai nước là một yếu tố quyết định quan trọng khác của tỷ giá hối đoái. Lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế quy định mối liên hệ chính xác giữa lãi suất tương đối và tỷ giá hối đoái của hai quốc gia. Hình 1.4 : Mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá Ngang giá lãi suất (IRP) Tỷ giá kỳ hạn Phần bù hoặc Chiết khấu Hiệu ứng Fisher Chênh lệch Chênh lệch lãi suất lạm phát PPP Hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE) Tỷ giá hối đoái kỳ vọng Mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái qua các lý thuyết ngang giá lãi suất (IRP), ngang giá sức mua (PPP) và Hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE) như sau :
  17. 11 Bảng 1.5 : So sánh lý thuyết ngang giá lãi suất, ngang giá sức mua và hiệu ứng Fisher quốc tế Các biến số chính của Lý thuyết Tóm tắt lý thuyết lý thuyết Tỷ giá kỳ hạn giữa hai đồng tiền sẽ chứa một phần bù (hay chiết khấu) được xác Phần bù định bởi chênh lệch trong lãi suất giữa Ngang giá Chênh (chiết hai nước. Kết quả, kinh doanh chênh lệch lãi suất lệch lãi khấu dài có phòng ngừa trên thị trường tiền tệ (IRP) suất hạn) nước ngoài sẽ thu được một tỷ suất sinh lợi không cao hơn tỷ suất sinh lợi trong nước. Tỷ giá giao ngay của một đồng tiền so với một đồng tiền khác sẽ thay đổi để đáp ứng Phần trăm Ngang giá Chênh lệch chênh lệch trong tỷ lệ lạm phát giữa hai thay đổi sức mua tỷ lệ lạm nước. Kết quả, sức mua của người tiêu trong tỷ giá (PPP) phát dùng khi mua hàng hóa ở nước họ sẽ giao ngay tương tự với sức mua khi nhập hàng hóa từ nước ngoài. Tỷ giá giao ngay của một đồng tiền so với một đồng tiền khác sẽ thay đổi theo sai biệt trong lãi suất giữa hai nước. Kết quả, Hiệu ứng Phần trăm tỷ suất sinh lợi từ kinh doanh chênh lệch Fisher thay đổi Chênh lệch không phòng ngừa trên thị trường tiền tệ quốc tế trong tỷ giá lãi suất nước ngoài tính bình quân sẽ không cao (IFE) giao ngay hơn tỷ suất sinh lợi trên thị trường tiền tệ nội địa từ góc nhìn của các nhà đầu tư trong nước. a. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái với lãi suất : Mối quan hệ giữa lãi suất trên thị trường tiền tệ với tỷ giá trên thị trường hối đoái sẽ được hiểu rõ thông qua việc nghiên cứu hiệu ứng Fisher quốc tế (International Fisher Effect) và lý thuyết ngang giá lãi suất. Hai lý thuyết này khác nhau ở các hàm ý. Lý thuyết ngang giá lãi suất chú ý luận giải vì sao tỷ giá kỳ hạn khác với tỷ giá giao ngay và mức độ chênh lệch sẽ có. Lý thuyết này liên quan đến
  18. 12 một thời điểm nhất định (tỷ giá kỳ hạn), khẳng định tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng sự sai biệt trong lãi suất. Theo lý thuyết ngang giá về lãi suất, đồng tiền của một quốc gia có lãi suất thấp hơn thì nhất định sẽ là bù kỳ hạn cho hợp đồng kỳ hạn đối với đồng tiền của một quốc gia có lãi suất cao hơn. Nói cách khác, trừ kỳ hạn hoặc bù kỳ hạn trên tỷ giá kỳ hạn là xấp xỉ tương đương với chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền. Ngược lại, hiệu ứng Fisher quốc tế chú trọng đến việc tỷ giá giao ngay của một đồng tiền sẽ thay đổi theo thời gian, khẳng định rằng tỷ giá giao ngay sẽ thay đổi theo chênh lệch lãi suất giữa hai nước. Từ phân tích theo lý thuyết ngang giá lãi suất và hiệu ứng Fisher quốc tế, có thể thấy rằng lãi suất là công cụ giúp các nhà quản trị tài chính dự đoán và xác định tỷ giá trong tương lai để hoạch định chiến lược phòng chống rủi ro và chiến lược kinh doanh hiệu quả. Lãi suất đóng vai trò quan trọng trên thị trường hối đoái bởi vì các khoản tiền gởi lớn được buôn bán tại đó đều được trả lãi, mỗi khoản có một lãi suất, tùy theo đồng tiền mà nó được định danh. Sự cân bằng thị trường hối đoái đòi hỏi sự ngang bằng về tiền lãi, điều kiện mà theo đó lợi tức dự kiến của các khoản tiền gởi của hai loại tiền bất kỳ là tương đương thì được đo bằng một loại tiền (nghĩa là đo bằng các đơn vị có thể so sánh với nhau được). Chỉ khi tất cả các tỷ suất lợi tức dự kiến đều bằng nhau, tức là khi đó điều kiện ngang bằng tiền lãi, thì sẽ không có tình trạng dư cung về một số dạng tiền gởi nào đó và cũng không có tình trạng dư cầu về một số loại tiền gởi khác. Thị trường hối đoái sẽ cân bằng khi không một loại tiền gởi nào ở trong tình trạng dư cầu hoặc dư cung. Do vậy, có thể nói rằng thị trường hối đoái sẽ cân bằng khi có điều kiện ngang bằng về tiền lãi. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái tương lai lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố thay vì chỉ phụ thuộc vào lãi suất. Do đó, trong khi lý thuyết ngang bằng tiền lãi có vẻ hợp lý, thực tế không luôn luôn xảy ra như vậy. Các ảnh hưởng khác có thể bù trừ các ảnh hưởng của một nhân tố nào đó. Dù sao chăng nữa, lý thuyết ngang giá
  19. 13 lãi suất có tầm quan trọng đến độ cho phép người ta dùng nó để khái quát ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thay đổi dự kiến của tỷ giá. Theo lý thuyết ngang giá lãi suất, giả định rằng trạng thái cân bằng lãi suất của tỷ giá chỉ tồn tại trong một số điều kiện nhất định như chu chuyển vốn trên thị trường tài chính phải hoàn toàn tự do, chi phí giao dịch bằng không (0), rủi ro trong đầu tư vào các tài sản tài chính bằng nhau…Trong các nền kinh tế, các điều kiện này rất khó tồn tại như nhau làm cho mối quan hệ ngang giá lãi suất không thể được duy trì chính xác mọi lúc, mọi nơi. Cho dù ngang giá lãi suất có thể không được duy trì trong thực tế, thì nó vẫn có thể đóng một vai trò hữu ích trong phân tích kinh tế. Thứ nhất, người ta có thể sử dụng tỷ giá xác định theo ngang giá lãi suất như là chuẩn để quyết định xem đồng tiền của một nước là dưới giá hay quá giá so với đồng tiền khác. Thứ hai, người ta có thể thường xuyên làm những so sánh quốc tế có ý nghĩa các số liệu kinh tế, sử dụng tỷ giá xác định theo ngang giá lãi suất hơn là tỷ giá do thị trường xác định. Những điều kiện diễn giải trên cho thấy rằng, sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái dự kiến trong tương lai phụ thuộc vào các nguyên nhân kinh tế của sự thay đổi về lãi suất. Chúng ta thấy các tỷ giá hối đoái luôn luôn điều chỉnh để duy trì sự ngang bằng tiền lãi. Làm thế nào để điều chỉnh tỷ giá hối đoái? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ so sánh các mối quan hệ có khả năng khác nhau giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái dự kiến trong tương lai và việc tỷ giá hối đoái sẽ được sử dụng thế nào cùng với lãi suất để tính ra các tỷ suất lợi tức có thể so sánh được. Tỷ giá hối đoái được xác định tại thị trường ngoại hối. Thị trường hối đoái sẽ cân bằng khi các khoản tiền gởi của mọi loại tiền đều có một tỷ suất lợi tức dự kiến như nhau, điều kiện mà theo đó những người nắm giữ các khoản tiền gởi ngoại tệ tiềm năng sẽ coi các khoản tiền này như những tài sản được mong muốn như nhau, sẵn sàng nắm giữ tất cả các nguồn cung ứng tiền gởi hiện có của mọi đồng tiền. Nói cách khác, một tỷ giá hối đoái ổn định sẽ là một tỷ giá khiến cho những người tham gia thị trường bằng lòng nắm giữ các nguồn cung ứng hiện có về
  20. 14 các khoản tiền gởi bằng tất cả các đồng tiền. Như vậy, tỷ giá cân bằng được xác định theo nhu cầu đối với ngoại tệ. Lãi suất là công cụ được các ngân hàng trung ương sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường, điều chỉnh giá trị đối ngoại của nội tệ. Chính sách lãi suất cao có xu hướng hỗ trợ sự lên giá của nội tệ, bởi vì nó hấp dẫn các luồng vốn nước ngoài chảy vào trong nước, nếu lãi suất trong nước cao hơn so với lãi suất nước ngoài hay lãi suất ngoại tệ sẽ dẫn đến những dòng vốn chảy vào hay sẽ làm chuyển lượng hóa ngoại tệ trong nền kinh tế sang đồng nội tệ để hưởng lãi suất cao hơn. Điều này làm cho tăng cung ngoại tệ trên thị trường (cũng có nghĩa làm tăng cầu đối với đồng nội tệ), từ đó đồng ngoại tệ sẽ có xu hướng giảm giá trên thị trường, hay đồng nội tệ sẽ tăng giá. Trong trường hợp ngược lại, nếu lãi suất trong nước thấp hơn so với lãi suất nước ngoài hay lãi suất ngoại tệ, đồng ngoại tệ có xu hướng tăng giá trên thị trường hay đồng nội tệ sẽ giảm giá. Về cơ bản, những trình bày trên đây chỉ đúng với các nền kinh tế mở (open economy), nơi có đồng tiền chuyển đổi và tự do lưu chuyển vốn. Về mặt lý thuyết, nếu lãi suất nước ngoài cao hơn, thì dẫn đến xuất khẩu tiền tệ, và trong trường hợp ngược lại, là nhập khẩu tiền tệ. Thực chất, những khác biệt về lãi suất chỉ dẫn tới sự chuyển đổi vốn, và kết quả là dẫn tới sự thay đổi về tỷ giá, nếu dự đoán về lợi nhuận, lãi suất thu được do đầu tư tiền tệ không được đảm bảo hay do việc nhận tín dụng bằng ngoại tệ không cân bằng, bởi những mất mát về tỷ giá. Một khi còn tồn tại những mối lo ngại như vậy, thì ngay cả khi có sự khác biệt lớn về lãi suất cũng không thể dẫn tới sự chuyển đổi vốn đến mức giảm lãi suất. Dự đoán về một quá trình phát triển tỷ giá đảo ngược để dẫn tới chênh lệch về lãi suất thường xuất hiện khi xem xét lãi suất danh nghĩa của một đồng tiền chứ không phải là lãi suất thực, tức là khi chiết trừ tỷ lệ lạm phát thì đồng tiền với lãi suất danh nghĩa thấp lại có lãi suất thực cao hơn và ngược lại. Thí dụ, đồng tiền A có lãi suất 10%/năm và tỷ lệ tăng giá là 9%/năm; đồng tiền B có lãi suất là 8%/năm và tỷ lệ lạm phát là 5%/năm, như vậy lãi suất danh nghĩa của đồng tiền A cao hơn của đồng tiền B là 2%/năm, nhưng lãi suất thực thì ngược lại, lãi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0