Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu Việt Nam
lượt xem 23
download
Luận văn "Các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu Việt Nam" hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng, phát triển bền vững và chuỗi cung ứng cà phê bền vững. Tìm hiểu tiêu chuẩn cà phê bền vững có xác nhận theo Bộ qui tắc ứng xử chung cho cộng đồng cà phê (4C) và kinh nghiệm sản xuất cà phê bền vững của Ethiopia - cái nôi cà phê thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ VĨNH PHÚC CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG CHO CÀ PHÊ NHÂN XUẤT KHẨU VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Thương mại Mã số: 60.34.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng bản thân tôi. Các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu sử dụng và nội dung luận văn trung thực. Đồng thời cam kết rằng kết quả quá trình nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả Trần Thị Vĩnh Phúc
- LỜI CÁM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là Khoa Sau Đại học, Khoa Thương Mại – Du lịch – Marketing trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận và nghiên cứu đề tài này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô, Giáo sư Tiến Sĩ Đoàn Thị Hồng Vân, phó chủ nhiệm khoa Thương Mại – Du lịch – Marketing trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã quan tâm, dành thời gian hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Cuối cùng, tôi xin cám ơn các cơ quan, ban ngành, tất cả bạn bè và những người thân của tôi đã tận tình trong việc cung cấp các thông tin quý báu, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả Trần Thị Vĩnh Phúc
- MỤC LỤC CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG CHO CÀ PHÊ NHÂN XUẤT KHẨU VIỆT NAM PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ BỀN VỮNG trang 1 1.1 LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG trang 2 1.1.1 Chuỗi cung ứng và các khái niệm liên quan trang 2 1.1.2 Vai trò của chuỗi cung ứng trang 5 1.2 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ BỀN VỮNG trang 6 1.2.1 Phát triển bền vững – Tiền đề lịch sử và nội dung khái niệm trang 6 1.2.1.1 Tiền đề lịch sử ‘phát triển bền vững” trang 6 1.2.1.2 Khái niệm ‘phát triển bền vững” trang 7 1.2.1.3 Sự bền vững và các mâu thuẫn trang 8 1.2.2 Chuỗi cung ứng cà phê bền vững trang 9 1.2.3 Giới thiệu một số tiêu chuẩn chứng nhận để xây dựng chuỗi cung ứng cà phê bền vững trang 12 1.2.3.1 UTZ certified trang 12 1.2.3.2 Liên minh Rừng mưa (Rainforest Alliance) trang 13 1.2.3.3 Thương mại công bằng (Fair Trade) trang 14 1.3 BỘ QUI TẮC ỨNG XỬ CHUNG CHO CỘNG ĐỒNG CÀ PHÊ 4C trang 16 1.3.1 Giới thiệu về 4C trang 16 1.3.2 Cách thực hiện chương trình 4C trang 19 1.3.3 Lợi ích thu được của các bên tham gia 4C trang 19 1.4 KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CHUỖI CUNG ỨNG TRONG NGÀNH CÀ PHÊ ETHIOPIA trang 20 1.4.1 Chuỗi cung ứng cà phê của Ethiopia trang 21 1.4.2 Hiệu quả ứng dụng chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê Ethiopia trang 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 trang 24
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ NHÂN XUẤT KHẨU VIỆT NAM trang 26 2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM trang 27 2.1.1 Lịch sử phát triển trang 27 2.1.2 Phân bố địa lý cây cà phê Việt Nam trang 27 2.1.3 Thu hoạch và chế biến cà phê trang 29 2.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NHÂN VIỆT NAM trang 29 2.2.1 Tình hình sản xuất, xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam trang 30 2.2.1.1 Tình hình sản xuất trang 30 2.2.1.2 Tình hình xuất khẩu trang 32 2.2.2 Chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam trang 37 2.2.2.1 Chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu Việt Nam hiện nay trang 37 2.2.2.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân có chứng nhận tại Việt Nam (theo trình tự thời gian vào Việt Nam) trang 41 2.2.3 Một số yêu cầu của khách hàng đối với cà phê nhân xuất khẩu Việt Nam trang 46 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ NHÂN VIỆT NAM trang 48 2.3.1 Những tồn tại trong chuỗi cung ứng cà phê nhân xuất khẩu Việt Nam trang 48 2.3.2 Những khó khăn trong việc xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu Việt Nam trang 52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 trang 54 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG CHO CÀ PHÊ NHÂN XUẤT KHẨU VIỆT NAM trang 55 3.1 MỤC ĐÍCH VÀ QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP trang 56 3.2 CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP trang 56 3.3 CÁC GIẢI PHÁP trang 57 3.3.1 Giải pháp 1: Liên kết tổ chức chuỗi cung ứng bền vững trong xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệp Việt Nam trang 58
- 3.3.1.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp trang 58 3.3.1.2 Nội dung giải pháp trang 59 3.3.1.3 Các bước thực hiện trang 59 3.3.1.4 Điều kiện thực hiện giải pháp trang 65 3.3.1.5 Khó khăn khi thực hiện giải pháp trang 66 3.3.2 Giải pháp 2: Tham gia cung ứng các sản phẩm cà phê ‘khác biệt” trong chuỗi cà phê giá trị gia tăng trang 66 3.3.2.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp trang 66 3.3.2.2 Nội dung giải pháp trang 67 3.3.2.3 Các bước thực hiện trang 67 3.3.2.4 Các điều kiện thực hiện trang 69 3.3.2.5 Khó khăn khi thực hiện giải pháp trang 69 3.3.3 Giải pháp 3: Giải pháp nâng cao tính hiệu quả ngành có phối hợp với các chính sách vĩ mô của nhà nước và việc chuẩn hóa chất lượng xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam trang 70 3.3.3.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp trang 70 3.3.3.2 Nội dung giải pháp trang 70 3.3.3.3 Các bước thực hiện trang 71 3.3.3.4 Điều kiện thực hiện trang 74 3.3.3.5 Khó khăn khi thực hiện giải pháp trang 74 3.3.4 Giải pháp 4: Giải pháp về biện pháp xúc tiến thương mại để quảng bá, mở rộng thị trường xuất khẩu và xây dựng thương hiệu cà phê nhân bền vững của Việt Nam trang 75 3.3.4.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp trang 75 3.3.4.2 Nội dung giải pháp trang 75 3.3.4.3 Các bước thực hiện trang 76 3.3.4.4 Điều kiện thực hiện trang 77 3.3.4.5 Khó khăn khi thực hiện giải pháp trang 77 3.4 CÁC KIẾN NGHỊ trang 78 3.4.1 Kiến nghị với nhà nước trang 78
- 3.4.2 Kiến nghị với Hiệp hội cà phê Việt Nam trang 80 3.4.3 Kiến nghị với các doanh nghiệp trang 80 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 trang 80 KẾT LUẬN PHỤ LỤC
- DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT ACDI/VOCA (Agricultural Cooperative Development International and Volunteers in Overseas Cooperative Assistance): Tổ chức phát triển kinh tế quốc tế ACE (ACDI/VOCA’s Agricultural Cooperatives in Ethiopia project): Hợp tác xã nông nghiệp của ACDI/VOCA trong dự án Ethiopia CFVG (Centre Franco-Vietnamien de formation à la Gestion): Trung tâm Pháp-Việt đào tạo quản lý EDE (Embden, Drishau & Epping Consulting GmbH): Công ty tư vấn bền vững Đức FAO (Food and Agriculture Organization of The United Nation): Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc FAQ (Fair Average Quality): Chất lượng trung bình chuẩn FLO (Fairtrade Labelling Organization): Tổ chức dán nhãn thương mại công bằng GAP (Good Agricultural Practices): Các thực hành nông nghiệp tốt GTZ (German Technical Cooperation Agency): Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức ICO (International Coffee Organization): Tổ chức cà phê thế giới ICSU (International Council for Science): Hội đồng khoa học quốc tế ILO (International Labour Organization): Tổ chức lao động quốc tế IPM (Integrated Pest Management): Quản lý dịch hại tổng hợp ISO (International Standard Organization): Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế NGO ( Non-governmental Organization): Tổ chức phi chính phủ SCAA (Specialty Coffee Association of America): Hiệp hội cà phê đặc biệt Mỹ UNDP (United Nations Development Program): Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc UNESCO (United Nations Educational,Scientific & Cultural Organization): Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc WHO (World Health Organization): Tổ chức sức khỏe thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU 1) Bảng 2.1: Số liệu về sản xuất cà phê Việt Nam qua các niên vụ 2005/06-2009/10 trang 31 2) Bảng 2.2: Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam niên vụ 2006/07-2007/08-2008/09 trang 33 3) Bảng 2.3: Kết quả xuất khẩu cà phê Việt Nam niên vụ 2006/07-2007/08-2008/09 trang 34 4) Bảng 2.4: Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam niên vụ 2006/07-2007/08-2008/09 trang 35 5) Bảng 2.5: Kết quả khảo sát chuỗi cung ứng cà phê nhân xuất khẩu Việt Nam trang 38 6) Bảng 2.6: Kết quả khảo sát đánh giá của doanh nghiệp về lợi ích và khó khăn khi tham gia thực hiện 4C trang 43 7) Bảng 2.7: Chất lượng quả cà phê thu hoạch vụ 2007/08 của nông hộ Đắk Lắk trang 44 8) Bảng 2.8: Chất lượng quả cà phê thu hoạch vụ 2007/08 của nông hộ tham gia 4C ở Đắk Lắk trang 44 9) Bảng 2.9: Điểm các lỗi chính và tổng số điểm lỗi trong mẫu 300g cà phê nhân vụ 2007/08 trang 45 10) Bảng 2.10: Số điểm lỗi trong cà phê nhân của nông hộ 4C vụ 2007/08 (theo TCVN:4193-2005) trang 45 11) Bảng 2.11: Kết quả khảo sát chất lượng cà phê nhân xuất khẩu Việt Nam trang 51 12) Bảng 3.1: Sự phân bổ chi phí tuyệt đối cho nông dân có tham gia huấn luyện kỹ thuật sản xuất cà phê trang 60
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ 1) Hình 1.1: Minh họa sự trao đổi các nguồn tài nguyên trang 9 2) Hình 1.2: Chuỗi cung ứng cà phê bền vững trang 10 3) Hình 1.3: Bền vững được bắt đầu từ người sản xuất (theo 4C) trang 17 4) Hình 1.4: Chuỗi cung ứng cà phê có kiểm tra 4C (theo báo cáo của 4C) trang 19 5) Hình 1.5: Sơ đồ chuỗi giá trị cà phê Ethiopia trang 21 6) Hình 2.1: Sơ đồ chế biến cà phê nhân sống (phần phụ lục) 7) Hình 2.2: Sơ đồ chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam (theo tác giả) trang 37
- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục số 1: 7 hệ thống tiêu chuẩn cà phê bền vững trên thế giới (theo Tropical Commodity Coaliation) 1 Phụ lục số 2: Hình 2.1: Sơ đồ chế biến cà phê nhân sống 5 Phụ lục số 3 (1): Danh sách các nhà sản xuất Việt Nam đạt chứng nhận UTZ Certified (2009) 6 Phụ lục số 3 (2): Danh sách các nhà máy độc lập Việt Nam đạt chứng nhận UTZ Certified (2009) 9 Phụ lục số 4: Sản xuất cà phê bền vững 10 Phụ lục số 5: Khâu cung ứng bền vững 12 Phụ lục số 6: Một số thị trường tiêu thụ cà phê có chứng nhận 15 Phụ lục số 7: Bảng câu hỏi nghiên cứu – danh sách các doanh nghiệp trả lời bảng câu hỏi và kết quả khảo sát 19
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Tham gia vào chuỗi sản xuất, xuất khẩu cà phê thế giới hơn 30 năm qua, cà phê nhân Việt Nam phát triển vượt bậc cả về quy mô sản xuất, năng suất, sản lượng. Là thành viên của Hiệp hội cà phê thế giới, với vị thế số 1 thế giới về sản lượng cà phê vối, Việt Nam trở thành quốc gia có nguồn cung ứng quan trọng cho nhiều nhà rang xay, đóng góp tỉ trọng đáng kể vào cán cân cung cầu thị trường cà phê thế giới (khoảng 13% tổng nhu cầu tiêu thụ mỗi năm). Tuy nhiên, chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam vẫn chưa thật sự bền vững với hơn 90% sản lượng sản xuất của ngành từ nông hộ nhỏ lẻ và các đồng bào dân tộc. Các vấn đề về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả thấp so với các nước sản xuất cà phê khác, năng suất, sản lượng bấp bên, cuộc sống không ổn định, môi trường sinh thái ngày càng cạn kiệt về tài nguyên … luôn là nỗi “ám ảnh” cho người trồng, sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam. Mặc dù một số tiêu chuẩn chuỗi cung ứng bền vững có chứng nhận đang trong giai đoạn triển khai và được áp dụng ở một số ít các doanh nghiệp, đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam vẫn kinh doanh theo chuỗi cung ứng “tự phát”, không có tính liên kết lâu dài, vì số lượng hơn chất lượng… nên kinh doanh không ổn định, cà phê Việt Nam luôn chịu thua thiệt trên thị trường thế giới. Sau hơn 7 năm công tác trong ngành cà phê Việt Nam, tác giả nhận thấy, cần phải xây dựng chuỗi cung ứng cà phê nhân bền vững, có hệ thống, phù hợp với chuỗi cung ứng cà phê qui chuẩn của nhà rang xay, để hạt cà phê Việt Nam được những nhà sản xuất, người tiêu dùng trên thế giới đón nhận như nguồn cung cấp chính yếu. Với ý nghĩa đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu:
- Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đặt ra các mục tiêu sau : − Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng, phát triển bền vững và chuỗi cung ứng cà phê bền vững. − Tìm hiểu tiêu chuẩn cà phê bền vững có xác nhận theo Bộ qui tắc ứng xử chung cho cộng đồng cà phê (4C) và kinh nghiệm sản xuất cà phê bền vững của Ethiopia - cái nôi cà phê thế giới. − Đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng trong xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam hiện nay, tham chiếu tình hình xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam trong 3 niên vụ cà phê gần đây và khảo sát các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam. − Đề xuất nhóm giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam hội nhập chuỗi cung ứng cà phê thế giới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Trong hạn chế về thời gian và kinh phí, tác giả giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu như sau: - Đối tượng nghiên cứu chính: chuỗi cung ứng cà phê nhân xuất khẩu Việt Nam vụ mùa 2005/2006 - 2009/2010. - Phạm vi nghiên cứu: thông tin thứ cấp về tình hình xuất khẩu cà phê (thu thập được từ Hiệp hội, cơ quan giám định hàng nông sản xuất khẩu, tổ chức cà phê thế giới, tổng cục thống kê…) và thông tin sơ cấp chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê nhân của một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân từ thực tế 7 năm kinh nghiệm tham gia vào ngành, cũng như tham khảo ý kiến một số chuyên gia trong ngành. + Về không gian: tác giả nghiên cứu và khảo sát cách tổ chức chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê nhân của 45 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân từ khu vực Tây Nguyên trở vào TP.HCM, tập trung ở các vùng sản xuất cà phê chính. Trong số đó, tác giả đã khảo sát được 35 doanh nghiệp và nhận được 30 bảng trả lời hợp lệ (bao gồm các doanh nghiệp đầu ngành với lượng xuất khẩu cà phê nhân năm 2009 khoảng 898.300 tấn).
- + Về thời gian: tác giả tập trung nghiên cứu chuỗi cung ứng cà phê nhân xuất khẩu và các tiêu chuẩn cà phê có chứng nhận bền vững trong sản xuất, xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam trong 3 vụ mùa gần đây: vụ mùa 2006/2007, 2007/2008, 2008/2009. 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1 Phương pháp thu thập số liệu 4.1.1 Thu thập thông tin có sẵn • Các báo cáo liên quan đến xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam tập hợp từ Vicofa, từ Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn), báo cáo của các chuyên gia trong ngành trong và ngoài nước • Các bài báo và tạp chí liên quan • Các thông tin trên Internet • Ý kiến các chuyên gia trong ngành 4.1.2 Thông tin từ khảo sát thực tế • Các chuyến đi điền dã khảo sát tình hình sản xuất cà phê Việt Nam, các niên vụ 05/06 Æ 09/10 trong các chuyến đi công tác của tác giả tại các tỉnh Tây Nguyên và thăm một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam • Khảo sát và phân tích chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê và tình hình tham gia các tiêu chuẩn chứng nhận cà phê bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam. • Các chuyến đi thăm và làm việc với một số nhà rang xay nước ngoài thị trường Châu Âu, Nhật và làm việc với các chuyên gia rang xay cà phê trong các chuyến đi thăm khảo sát tình hình cung cầu cà phê Việt Nam. 4.2 Phương pháp nghiên cứu : Để hoàn thành đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp định tính, thực hiện như sau :
- - Phương pháp nghiên cứu so sánh: tổng hợp tài liệu nghiên cứu chuẩn về chuỗi cung ứng, mô hình ứng dụng cho xuất khẩu cà phê trên thế giới, so sánh với thực tế chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện nay. - Phân tích định tính kết hợp với ý kiến chuyên gia để xây dựng chuỗi cung ứng bền vững trong xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế để minh họa cho đề tài thông qua bảng khảo sát 45 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân chủ yếu từ Tây Nguyên trở vào TP.HCM. - Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp thống kê mô tả, tác giả thiết kế bảng câu hỏi khảo sát theo từng nhóm câu hỏi liên quan thực trạng chuỗi cung ứng cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam, gửi đến các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân. - Sử dụng phần mềm excel để xử lý các số liệu điều tra thu thập được. 5. Tính mới của đề tài nghiên cứu: Tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu một số đề tài liên quan đến xuất khẩu cà phê Việt Nam. Sau đây là danh mục các nghiên cứu chính: 9 Nguyễn Hồng Hà (2006), “Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam”, luận văn thạc sĩ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế TPHCM. 9 Lữ Bá Văn (2007), “Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sĩ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế TPHCM. 9 Ưng Thanh Hồng (2008), “Định hướng chiến lược kinh doanh xuất khẩu cà phê cho Tổng công ty cà phê Việt Nam đến năm 2015”, luận văn thạc sĩ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế TPHCM.
- 9 Phạm Ngọc Toản (2008), “Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉnh Đắk Nông”, luận văn thạc sĩ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế TPHCM. 9 Thái Anh Tuấn (2010), “ Một số giải pháp để các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) đẩy mạnh xuất khẩu cà phê UTZ”, luận văn thạc sĩ kinh tế - Trường đại học kinh tế TPHCM. Ý tưởng chính của các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê cũng như một số giải pháp để hạn chế rủi ro và xây dựng chiến lược xuất khẩu; hoặc công trình nghiên cứu về xuất khẩu cà phê có chứng nhận UTZ của tác giả Thái Anh Tuấn đề xuất một hướng đi nâng cao giá trị gia tăng cho cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam trên cơ sở nâng cao chất lượng cà phê nhân đạt chứng nhận UTZ. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu về vấn đề xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam. Đề tài của tác giả có những điểm mới cụ thể sau : - Phân tích, đánh giá hiện trạng chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam cũng như sự gia nhập các chuỗi cung ứng bền vững có chứng nhận trong xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam trong 3 mùa vụ cà phê gần đây, thông qua khảo sát các đơn vị xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam - Nghiên cứu tiêu chuẩn cà phê bền vững có xác nhận 4C và một số tiêu chuẩn chuỗi cung ứng bền vững có chứng nhận khác trên thế giới. Bên cạnh đó, nghiên cứu chuỗi giá trị xuất khẩu cà phê nhân của Ethiopia, cái nôi của ngành cà phê thế giới với một số nét tương đồng với thực trạng sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam. - Đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ, mang tính khả thi nhằm xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam hội nhập với các chuỗi cung ứng cà phê nhân bền vững trên thế giới.
- 6. Bố cục của đề tài: Gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở khoa học về chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng cà phê bền vững - Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng cà phê nhân xuất khẩu Việt Nam - Chương 3: Các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu Việt Nam Ngoài ra còn có phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục.
- MÔI TRƯỜNG KINH TẾ XÃ HỘI
- -2- 1.1 LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG 1.1.1 Chuỗi cung ứng và các khái niệm liên quan Theo Ganeshan và Harrison (1995) thì “Một chuỗi cung ứng là một mạng lưới (có thể lựa chọn) phương tiện và cách thức thực hiện các chức năng thu mua nguyên, phụ liệu… chuyển hoá chúng thành sản phẩm trung gian và cuối cùng, rồi phân phối sản phẩm đó tới khách hàng”. Theo Giáo sư Souviron (2007), giảng viên môn Quản trị Chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) tại trường đại học CERAM, Pháp, trong khuôn khổ chương trình đào tạo CFVG, hợp tác giữa trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội và Phòng Thương mại và Công nghiệp Paris, tới Hà Nội để giảng dạy môn Quản trị vận hành (Operation Management), ông cho rằng “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới gồm các tổ chức có liên quan, thông qua các mối liên kết phía trên và phía dưới, trong các quá trình và hoạt động khác nhau, sản sinh ra giá trị dưới hình thức sản phẩm dịch vụ trong tay người tiêu dùng cuối cùng. Việc sắp xếp năng lực của các thành viên trong chuỗi cung ứng ở phía trên hay phía dưới nhằm mục đích tạo ra giá trị lớn hơn cho người sử dụng, với chi phí thấp hơn cho toàn bộ chuỗi cung cấp”. Theo tác giả, chuỗi cung ứng là một mạng lưới tổ chức các hoạt động mà nguyên vật liệu có thể trải qua cuộc hành trình của nó đi từ nhà cung ứng đầu tiên để đến được với khách hàng tiêu thụ cuối cùng. Khái niệm chuỗi cung ứng hiện đại không phải là về sự cạnh tranh giữa các công ty mà là về quản lý mối quan hệ hợp tác, thu mua và tính hiệu quả về mặt hậu cần đi cùng với toàn bộ chuỗi cung ứng (Christopher, 1996; Moore, 1997; Toma, 1999). Khái niệm này đã thay đổi từ khi xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1980, bắt nguồn từ ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản trên cơ sở triết lý “Kaizen” (tiếp tục cải tiến). Khái niệm ban đầu về chuỗi cung ứng là sự tin tưởng vào việc hợp tác với các nhà cung cấp trên cơ sở chia sẻ tầm nhìn chiến lược làm tăng sự thoả mãn của người tiêu dùng. Tuy nhiên, xu thế hiện nay về khái niệm chuỗi cung ứng đang thay
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 290 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 248 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 244 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 258 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn