Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ, vượt dự toán của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
lượt xem 6
download
Đề tài nghiên cứu này nhằm phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến CTĐ và VDT các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp về các nhân tố ảnh hưởng đến CTĐ và VDT nhằm tăng cường quản lý các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ, vượt dự toán của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ ĐIỀN LAM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẬM TIẾN ĐỘ, VƯỢT DỰ TOÁN CỦA CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019 1
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ ĐIỀN LAM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẬM TIẾN ĐỘ, VƯỢT DỰ TOÁN CỦA CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP Chuyên ngành: Tài chính công Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS DƯƠNG THỊ BÌNH MINH TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019 2
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------------------- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ, vượt dự toán của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” là nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực và dẫn nguồn cụ thể. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Đồng Tháp, ngày tháng năm 2019 Học viên Trần Thị Điền Lam 3
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, Tôi xin chân thành cám ơn Cô GS.TS Dương Thị Bình Minh, người Cô hướng dẫn khoa học của tôi, trong suốt thời gian qua đã tận tình hướng dẫn gợi mở chỉ bảo để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thầy Cô Viện đào tạo Sau đại học và Khoa Tài chính Công đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành các học phần của chương trình đào tạo. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Anh Chị Em đồng nghiệp đang công tác tại Sở Tài chính Đồng Tháp, Sở KH & ĐT Đồng Tháp, Phòng TC-KH các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và các Ban QLDA ĐTXDCT đã hỗ trợ về tài liệu, thông tin, giúp tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình nhỏ của tôi và những người bạn thân thiết đã luôn sát cánh, đồng hành, cổ vũ và giúp tôi hoàn thành luận văn. Luận văn sẽ không thể hoàn thành nếu thiếu sự hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ như trên. Xin cảm ơn. Trần Thị Điền Lam 4
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Chương 1........................................................................................................................... 10 GIỚI THIỆU ..................................................................................................................... 12 1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 12 1.2 Mục tiêu thực hiện đề tài: ...................................................................................... 12 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 12 1.4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu ................................................... 13 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 13 1.4.2. Phạm vi thu thập dữ liệu ......................................................................................... 13 1.4.3. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................. 11 1.4.4. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................... 13 1.5. Kết quả nghiên cứu: ................................................................................................ 13 1.6. Kết cấu của đề tài: gồm 4 chương. ......................................................................... 13 Chương 2........................................................................................................................... 15 LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG; CHẬM TIẾN ĐỘ VÀ VƯỢT DỰ TOÁN ........................................................................................................................ 15 2.1. Khái niệm dự án đầu tư công ................................................................................. 15 2.1.1. Khái niệm dự án đầu tư công ................................................................................ 15 5
- 2.1.2. Đặc điểm dự án đầu tư công .................................................................................. 15 2.2. Quản lý dự án và chu trình quản lý dự án đầu tư công: ........................................ 15 2.2.1. Quản lý dự án đầu tư: ............................................................................................ 16 2.2.2. Chu trình quản lý dự án đầu tư công: .................................................................... 16 2.3. Lý thuyết về quản lý dự án đầu tư và rủi ro trong quản lý dự án đầu tư .............. 17 2.3.1. Lý thuyết về quản lý dự án đầu tư ........................................................................ 17 2.3.2 Lý thuyết về rủi ro trong quản lý dự án ................................................................ 20 2.4. Chậm tiến độ của các dự án đầu tư công .............................................................. 24 2.4.1. Khái niệm chậm tiến độ ........................................................................................ 24 2.4.2. Hậu quả của chậm tiến độ .................................................................................... 25 2.5. Vượt dự toán các dự án đầu tư công:.................................................................... 26 2.5.1. Khái niệm vượt dự toán ........................................................................................ 26 2.5.2. Hậu quả của vượt dự toán..................................................................................... 26 2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án sử dụng vốn đầu tư công: ....................................................................................................................... 26 Chương 3........................................................................................................................... 30 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẬM TIẾN ĐỘ VƯỢT DỰ TOÁN CỦA CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ............................................................................................... 30 3.1. Khái quát về các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ...................... 30 3.2. Thực trạng về quản lý dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ............... 34 3.2.1. Thực trạng phân cấp quản lý dự án đầu tư công tại tỉnh Đồng Tháp ................... 34 3.2.2. Thực trạng lựa chọn chủ đầu tư của dự án đầu tư công ....................................... 35 3.2.3. Thực trạng chu trình quản lý dự án đầu tư công .................................................. 35 3.2.4. Thực trạng rủi ro trong quản lý dự án đầu tư công .............................................. 36 3.3. Thực trạng chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư công tại tỉnh Đồng 6
- Tháp .................................................................................................................................. 36 3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ....................................................................... 39 3.4.1 Xây dựng thang đo ............................................................................................... 39 3.4.2. Kết quả chọn mẫu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán của các dự án đầu tư công .................................................................................. 42 3.5. Nghiên cứu điển hình các dự án công trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp .................... 58 3.5.1. Dự án 1- Dự án điển hình về chậm tiến độ và vượt dự toán ................................ 58 3.5.1.1. Mô tả dự án .......................................................................................................... 58 3.5.1.2.Phân tích nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ của dự án ...................................... 59 3.5.2. Dự án 2- Dự án điển hình về vượt tiến độ và vượt dự toán .................................. 63 3.5.2.1. Mô tả dự án .......................................................................................................... 63 3.5.2.2. Phân tích nguyên nhân dẫn đế chậm tiến độ của dự án ....................................... 64 3.6. Đánh giá chung về các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán trên địa bản tỉnh Đồng Tháp: ................................................................................................... 68 Chương 4........................................................................................................................... 70 CÁC GIẢI PHÁP VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẬM TIẾN ĐỘ VÀ VƯỢT DỰ TOÁN CỦA CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ............................................................................................... 70 4.1. Giải pháp chu trình quản lý dự án đầu tư công: .................................................... 70 4.2. Giải pháp quản lý rủi ro dự án đầu tư công: .......................................................... 70 4.3. Giải pháp các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán: .................. 71 4.3.1. Giải pháp nâng cao năng lực của chủ đầu tư ......................................................... 72 4.3.2. Giải pháp đối với năng lực của tư vấn................................................................... 73 4.3.3. Giải pháp đối với năng lực của nhà thầu ............................................................... 74 4.3.4. Giải pháp đối với việc kiểm soát rủi ro tài chính của chủ đầu tư ......................... 74 4.3.5. Giải pháp đối với việc kiểm soát rủi ro từ các yếu tố ngoại vi............................. 76 7
- 4.4. Các kiến nghị khác: ............................................................................................... 76 4.4.1. Về pháp lý: ........................................................................................................... 76 4.4.2. Ủy ban nhân dân tỉnh:........................................................................................... 77 Danh mục các chữ viết tắt 8
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á AFD Cơ quan Phát triển Pháp Ban QLDA Ban Quản lý dự án BOT Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao CĐT Chủ đầu tư CTĐ Chậm tiến độ ĐT Đầu tư DA Dự án DAĐT Dự án đầu tư ĐTXD Đầu tư xây dựng FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐND Hội đồng nhân dân KSĐC Khảo sát địa chất IDA Hiệp hội Phát triển quốc tế IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế JBIC Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật bản MTEF Khuôn khổ chi tiêu trung hạn NSĐP Ngân sách địa phương NSNN (TW) Ngân sách nhà nước (Trung ương) ODA Hỗ trợ Phát triển chính thức QLDA Quản lý dự án PPP Mô hình Hợp tác công tư TK Thiết kế TKCS Thiết kế cơ sở UBND Ủy ban nhân dân XD Xây dựng XDCB Xây dựng cơ bản VDT Vượt dự toán 9
- TÓM TẮT Nguồn vốn đầu tư công tại Việt Nam là động lực quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội là bộ phận không thể thiếu của tổng cầu xã hội và góp phần gia tăng tổng cung và năng lực kinh tế trong việc xác lập, phát triển cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế - xã hội quốc gia…và hỗ trợ hoạt động của các thành phần kinh tế. Trong thời gian qua, bên cạnh những đóng góp rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội thì việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công vẫn tồn tại nhiều hạn chế, nhất là hiệu quả đầu tư còn thấp. Một số chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công chưa đạt hiệu quả cao như mong đợi, đã làm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư giảm sút và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Chậm tiến độ là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí vượt dự toán, giảm hoặc không còn hiệu quả đầu tư, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Các dự án đầu tư phải điều chỉnh, đặc biệt là tăng tổng mức đầu tư gây khó khăn cho công tác cân đối nguồn vốn thực hiện, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và việc quản lý chi phí xây dựng đầu tư công đang có vấn đề dẫn đến hậu quả là ngân sách nhà nước phải chịu. Đề tài nghiên cứu này nhằm phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến CTĐ và VDT các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp về các nhân tố ảnh hưởng đến CTĐ và VDT nhằm tăng cường quản lý các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Từ khóa: chậm tiến độ, vượt dự toán, dự án đầu tư. ABSTRACT Public investment in Vietnam is an important driving force for socio-economic growth and development, an integral part of aggregate social demand and contributes to an increase in total supply and economic capacity. establishing and developing national socio- economic infrastructure ... and supporting activities of all economic sectors. In recent years, besides the very important contributions to the socio-economic development, the use of public investment has still been limited, especially the investment efficiency is still low. Some programs and projects using public investment have not achieved the expected efficiency, which has made the efficiency of using investment capital reduced and affecting the economy. Delayed progress is one of the main causes of cost overruns, reduced or no longer effective investment, negatively affecting the economy. Investment projects must be 10
- adjusted, especially increasing the total investment, making it difficult for the balance of capital to be implemented, affecting the investment efficiency and the management of public investment construction expenses. The problem is the result of the state budget. This research aims to analyze and evaluate the factors affecting the Red Cross and VDT of public investment projects in Dong Thap province. On that basis, proposing solutions on factors affecting Red Cross and VDT in order to strengthen the management of public investment projects in Dong Thap province. Keywords: behind schedule, exceeding estimates, investment projects. 11
- Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Nguồn vốn đầu tư công tại Việt Nam là động lực quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội là bộ phận không thể thiếu của tổng cầu xã hội và góp phần gia tăng tổng cung và năng lực kinh tế trong việc xác lập, phát triển cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế - xã hội quốc gia…và hỗ trợ hoạt động của các thành phần kinh tế. Trong thời gian qua, bên cạnh những đóng góp rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội thì việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công vẫn tồn tại nhiều hạn chế, nhất là hiệu quả đầu tư còn thấp. Một số chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công chưa đạt hiệu quả cao như mong đợi, đã làm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư giảm sút và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Việc kéo dài thời gian thi công so với hợp đồng ban đầu ảnh hưởng đến nhiều bên tham gia dự án như: Chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, đơn vị thẩm tra/thẩm định, nhà thầu thi công. CTĐ làm giảm uy tín với người quyết định đầu tư, đối với chủ đầu tư. Nhà thầu thi công bị tăng thêm chi phí, giảm mức lợi nhuận của dự án, giảm uy tín và thương hiệu công ty. Đơn vị giải phóng mặt bằng bị giảm uy tín với chính quyền địa phương. Ngoài ra, kéo dài thi công cũng gây ảnh hưởng nặng đến điều kiện dân sinh. CTĐ là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí vượt dự toán, giảm hoặc không còn hiệu quả đầu tư, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Các dự án đầu tư phải điều chỉnh, đặc biệt là tăng tổng mức đầu tư gây khó khăn cho công tác cân đối nguồn vốn thực hiện, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và việc quản lý chi phí xây dựng đầu tư công đang có vấn đề dẫn đến hậu quả là ngân sách nhà nước phải chịu đó là lý do tôi chọn đề tài: ”Các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ, vượt dự toán của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” làm luận văn tốt nghiệp. 1.2 Mục tiêu thực hiện đề tài: Đề tài nghiên cứu này nhằm phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến CTĐ và VDT các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp về các nhân tố ảnh hưởng đến CTĐ và VDT nhằm tăng cường quản lý các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 12
- - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc CTĐ và VDT của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp? - Giải pháp nào để khắc phục tình trạng CTĐ và VDT đối các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp? 1.4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Các dự án đầu tư công và các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc CTĐ và VDT của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. 1.4.2. Phạm vi thu thập dữ liệu Đia điểm: các dự án do UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt hoặc ủy quyền Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp. Thời gian: các dự án được phê duyệt từ năm 2015 – 2018. Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ cơ quan quản lý vốn từ ngân sách nhà nước tại địa phương như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho Bạc Nhà nước, các cơ quan nhà nước hoặc các đơn vị sự nghiệp được giao làm chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Dữ liệu sơ cấp: kết quả thu thập từ việc phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. 1.4.3. Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng phương pháp thống kê mô tả và nghiên cứu tình huống. 1.5. Kết quả nghiên cứu: Tìm ra các giải pháp tăng cường quản lý các DAĐT công và các nhân tố ảnh hưởng đến CTĐ và VDT để các dự án đầu tư mang lại hiệu quả hơn. 1.6. Kết cấu của đề tài: gồm 4 chương. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các hình và bảng,Phụ lục và Tài liệu tham khảo;luận văn được bố cục theo 4 chương như sau: - Chương 1: Giới thiệu chung - Chương 2: Lý thuyết về quản lý dự án đầu tư công; chậm tiến độ và vượt dự toán. - Chương 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ, vượt dự toán của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. - Chương 4: Các giải pháp về các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. 13
- Tóm tắt chương 1 Chương 1 giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu thực hiện đề tài ; đối tượng, phạm vi, phương pháp, kết quả nghiên cứu và kết cấu của đề tài là cơ sở để tác giả nghiên cứu các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc CTĐ và VDT của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ở các chương sau. 14
- Chương 2 LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG; CHẬM TIẾN ĐỘ VÀ VƯỢT DỰ TOÁN 2.1. Khái niệm dự án đầu tư công 2.1.1. Khái niệm dự án đầu tư công Tunner (1996) cho rằng “Dự án là nỗ lực của con người (hoặc máy móc), nguồn lực tài chính và vật chất được tổ chức theo một cách mới để tiến hành một công việc đặc thù với đặc điểm kỹ thuật cho trước, trong điều kiện ràng buộc về thời gian và chi phí để đưa ra một thay đổi có ích được xác định bởi mục tiêu định tính và định lượng”. Dự án đầu tư công là những dự án đầu tư của Nhà nước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội hay các dự án đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội hay dự án mà mục đích của nó hướng đến là tạo ra những lợi ích cho cộng đồng. 2.1.2. Đặc điểm dự án đầu tư công + Về chủ đầu tư: Luật Đầu tư công của Việt Nam quy định: “CĐT là cơ quan,tổ chức được giao QLDA ĐT công. Do đó, có rất nhiều chủ thể khác nhau được giao làm chủ đầu tư dự án đầu tư công. Ngoài các Ban quản lý dự án chuyên ngành còn có các cơ quan hành chính, cơ quan sự nghiệp tiếp nhận, quản lý tài sản sau đầu tư được giao làm chủ đầu tư”. + Về kế hoạch nguồn vốn: chủ đầu tư chỉ được Nhà nước giao vốn theo kế hoạch hàng năm phụ thuộc vào dự toán ngân sách dành cho đầu tư hàng năm của Chính phủ hoặc Chính quyền địa phương. + Về thẩm quyền của chủ đầu tư: trong quá trình triển khai thực hiện dự án chủ đầu tư dự án công phải xin ý kiến thẩm định từ các cơ quan chuyên môn của Chính phủ hoặc Chính quyền địa phương; xin ý kiến của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư. + Về khung pháp lý: chủ đầu tư dự án đầu tư công phải tuân thủ nghiêm ngặt hàng loạt các quy định của Luật Ngân sách, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công và Luật Đấu thầu. + Về chi phí đầu tư: chi phí đầu tư dự án công phải được xác định theo đúng các quy định do Bộ Xây dựng ban hành. 2.2. Quản lý dự án và chu trình quản lý dự án đầu tư công: 15
- 2.2.1. Quản lý dự án đầu tư: QLDA là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế hoạch đối với 4 giai đoạn của vòng đời DA trong khi thực hiện DA (giai đoạn hình thành, giai đoạn phát triển, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn kết thúc). Quản lý chi phí DA là quá trình quản lý chi phí, giá thành dự án nhằm đảm bảo hoàn thành mà chi phí không vượt quá mức trù bị ban đầu. Nó bao gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế chi phí. 2.2.2. Chu trình quản lý dự án đầu tư công: Bùi Ngọc Toàn (2008) định nghĩa: “Chu trình quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, dịch vụ bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép”. Lập kế hoạch: bao gồm việc xây dựng mục tiêu, xác định những công việc cần được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển kế hoạch hành động theo một trình tự nhất định. Điều phối thực hiện DA: đây là quá trình phân phối các nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động, máy móc thiết bị và đặc biệt là điều phối và quản lý tiến độ thời gian. Giám sát: là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình DA, phân tích tình hình hoàn thành, giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng. Hình 2.1: Chu trình quản lý dự án Nguồn: Bùi Ngọc Toàn (2008) 16
- Mục tiêu cơ bản của chu trình QLDA là làm cho các công việc phải được Hoàn thành theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng, trong phạm vi chi phí được duyệt, và Đúng thời gian đã được đề ra. Trong đó ba yếu tố: thời gian, chi phí và chất lượng (kết quả hoàn thành) là những mục tiêu cơ bản. 2.3. Lý thuyết về quản lý dự án đầu tư và rủi ro trong quản lý dự án đầu tư 2.3.1. Lý thuyết về quản lý dự án đầu tư Lý thuyết về QLDA đã được hình thành và phát triển qua nhiều thập kỷ. Thông qua việc nghiên cứu lịch sử và các di tích còn lại của các công trình tại Trung Quốc, Hy Lạp, Ai Cập hoặc La Mã cổ đại, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra hình thức quản lý dự án “sơ khai” đã sớm hình thành. Hình thức này được thực hiện bởi các thợ kỹ thuật có nhiều kỹ năng, am hiểu nhiều lĩnh vực, có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc và được trao đầy đủ quyền để có thể thực hiện các mục tiêu của dự án. Hình thức quản lý “sơ khai” này được thực hiện cho đến tận thế kỷ 19 (Richardson, 2015). Sau đó, dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp, quá trình sản xuất đã chuyển từ nhà của thợ thủ công để đi vào sản xuất ở nhà máy, nơi các sản phẩm có thể được sản xuất hàng loạt. Việc tổ chức sản xuất đã trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi phải có một quy trình làm việc cụ thể, có thể áp dụng cho hàng ngàn công nhân để sản xuất, lắp ráp với số lượng lớn. Giai đoạn này đánh dấu điểm khởi đầu cho lý thuyết quản lý theo khoa học của Frederick Taylor. Ông đã nghiên cứu một cách có hệ thống việc phân chia các công việc khác nhau cho từng công đoạn và thời gian cần thiết để hoàn thành mỗi công việc đó; đồng thời chuẩn hóa các quy trình thực hiện và các thao tác cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ trong mỗi quy trình. Điều này được mô tả bởi bốn nguyên tắc quản lý của Taylor (Ivancevich et al, 2008) như sau: “(i) Thiết lập một phương pháp khoa học thay vì chỉ làm việc theo thói quen đối với mỗi yếu tố trong công việc của một lao động; (ii) Cẩn thận chọn lựa, huấn luyện, tái huấn luyện và phát triển lao động theo phương pháp, bài bản và có tính khoa học; (iii) Kiểm soát, hợp tác với lao động để bảo đảm rằng tất cả mọi công việc được hoàn thành theo đúng những qui định và nguyên tắc khoa học đã được đề ra; (iv) Trong mỗi khâu, công việc và trách nhiệm được san sẻ bình đẳng giữa nhà quản lý và lao động dựa trên cấp bậc Nhà quản lý nắm giữ, kiểm soát và hoàn thành những công việc đúng với nhiệm vụ của mình”. Sau khi Taylor là người tiên phong nghiên cứu phương pháp quản trị, từ những nghiên cứu và phương pháp làm việc của ông, những tác giả khác cũng nỗ lực nghiên cứu những kỹ thuật khác nhằm đem lại năng suất cao hơn cho các quản trị viên khi thi 17
- hành chức năng của mình. Điển hình là Frank vài Lilian Gilbreth với nguyên tắc đơn giản hóa công việc, nghĩa là bỏ đi những động tác thừa thãi làm hao tổn sức lực của họ khiến năng suất bị giảm thiểu. Sau Frank, Lilian, Henry Gantt tiếp tục đóng góp cho lý thuyết của Taylor bằng Sơ đồ Gantt, theo đó Gantt chia nhỏ các nhiệm vụ của một dự án và xây dựng sơ đố dưới dạng thanh thời gian. Sơ đồ Gantt cung cấp một cái nhìn tổng thể của thời gian và công việc cần thiết để hoàn thành dự án. Sơ đồ này được sử dụng nhiều cho đến tận ngày nay. Nhìn chung, lý thuyết về QLDA theo trường phái cổ điển giả định rằng các mục tiêu của dự án có thể được xác định trước khi thực hiện dự án và sẽ không thay đổi. Các mục tiêu này sau đó được phân tách thành các “công việc” chi tiết và được lập kế hoạch để đảm bảo rằng mỗi “công việc” có thể hoàn thành đúng hạn, đúng với mục tiêu đề ra. Lý thuyết quản lý theo trường phái này nhìn chung là đã giúp nâng cao năng suất lao động, xây dựng quan hệ giữa chủ và thợ, là cơ sở để hình thành nên tư tưởng quản lý “chuyên môn hóa” và “tiêu chuẩn hóa”. Tuy nhiên, phương pháp quản lý dự án này mặc dù đã được lên kế hoạch và kiểm soát chu đáo nhưng vẫn có thể gặp nhiều rủi ro, đặc biệt là trong bối cảnh khoa học công nghệ thay đổi nhanh chóng hoặc xuất hiện các yếu tố không lường trước có thể đe dọa đến kết quả thực hiện của DA. Sau năm 1950, quản lý dự án đã được chính thức công nhận là một ngành khoa học tách ra từ ngành khoa học quản lý. Sau thời gian này, các mô hình toán học được sử dụng để lập tiến độ của dự án, có thể kể đến là “Phương pháp Sơ đồ mạng CPM” (Critical Path Method). CPM sử dụng mạng đồ thị có hướng trong lý thuyết đồ thị để tổ chức các hoạt động công việc, từ thời điểm bắt đầu đến thời điểm kết thúc, qua một số các công việc và mối quan hệ giữa các công việc này để xác định tổng thời gian thực hiện cần thiết. Một phương pháp khác là “Kỹ thuật đánh giá và xem xét chương trình/dự án” (Program Evaluation and Review Technique, PERT) do Hải quân Hoa Kỳ phát triển sử dụng kết hợp lý thuyết xác suất thống kê với sơ đồ mạng CPM để ước tính thời gian thực hiện một số công việc có thời lượng không xác định trước trong dự án. Nhìn chung, giai đoạn trước đây QLDA được xem là không có nền tảng lý thuyết rõ ràng, mang tính chất riêng lẻ, áp dụng chỉ cho sản xuất công nghiệp hoặc điều hành quản lý chương trình/DA. Oisen (dẫn theo Atkinson, 1999) cho rằng “Quản lý dự án là việc áp dụng một tập hợp các công cụ và kỹ thuật (chẳng hạn như các mô hình CPM hay PERT) để chỉ đạo việc sử dụng các nguồn tài nguyên đa dạng đối với việc hoàn thành một, nhiều nhiệm vụ phức tạp, trong thời gian, chi phí và chất lượng xác định” 18
- hoặc Tổ chức Tiêu chuẩn Anh Quốc định nghĩa trong bộ tiêu chuẩn BS6079 như sau: “Việc lập kế hoạch, giám sát và kiểm soát tất cả các khía cạnh của một dự án và động lực của tất cả những người tham gia vào nó để đạt được các mục tiêu dự án về thời gian và các chi phí hiệu suất, chất lượng và tuân thủ các quy định đặt ra ban đầu” (BSI, dẫn theo Atkinson, 1999). Cho đến năm 1969, viện Quản lý Dự án (PMI) đã được thành lập và phát triển hệ lý thuyết, ban hành PMBOK Guide chứa các tiêu chuẩn và nguyên tắc chỉ đạo về thực hành quản lý dự án được sử dụng rộng rãi trong toàn bộ giới quản lý dự án chuyên nghiệp. Sự ra đời của PMBOK Guide đã tạo ra một cách tiếp cận có tổ chức và phân tích theo hướng không chỉ giải quyết các dự án lớn, mà còn các vấn đề liên quan đến tổ chức thực hiện dự án. Trong việc theo đuổi các mục tiêu này, PMI tiếp tục đưa ra các “tiêu chuẩn” cần thiết, trở thành bộ tiêu chuẩn được công nhận trên toàn thế giới về các kiến thức, kỹ năng, công cụ, và các kỹ thuật liên quan đến việc quản lý và giám sát dự án nói chung. Theo định nghĩa của PMI, “Quản lý dự án là việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động của dự án để đạt được các mục tiêu đề ra” (Project Management Institute, 2000). Các dự án có thể khác nhau về lĩnh vực, quy mô và vòng đời dự án, nhưng đều có chung quy trình quản lý dự án. Quy trình quản lý dự án này bao gồm: quản lý thiết lập dự án, quản lý lập kế hoạch dự án, quản lý thực thi dự án, quản lý kiểm soát và kết thúc dự án. 5 nhóm chính này bao gồm 10 khía cạnh nhận thức (KAS) được mô tả ngắn gọn như sau: (i) Phạm vi: mô tả giới hạn các công việc cần phải được thực hiện của DA. (ii) Thời gian: xác định thời gian hoàn thành công việc, nhóm công việc tiến tới hoàn thành DA. (iii) Chi phí: xác định quá trình thực hiện dự toán chi phí cho từng công việc, dự toán ngân sách và kiểm soát chi phí DA. (iv) Chất lượng: mô tả các quy trình cần thiết để đảm bảo rằng DA sẽ đáp ứng các mục tiêu hoạt động mà nó đã được đưa ra trong việc lập kế hoạch, đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng. (v) Nguồn nhân lực: Xác định các yêu cầu về nhân lực của đội ngũ thực hiện DA. (vi) Truyền thông: mô tả các quá trình liên quan đến cung cấp thông tin kịp thời liên quan đến DA. 19
- (vii) Rủi ro: Xác định việc quản lý các khía cạnh rủi ro khác nhau của DA. (viii) Mua sắm: mô tả các quy trình cần thiết để quản lý các hoạt động liên quan đến việc mua sắm các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến dự án. (ix) Các bên liên quan: mô tả các quy trình cần thiết để xác định và quản lý các cá nhân, các nhóm, các tổ chức có ảnh hưởng đến các DA (Project Management Institute, 2000). (x) Tích hợp: mô tả các hoạt động cần thiết để tích hợp tất cả các khía cạnh khác nhau theo một kế hoạch định hướng để các bên liên quan của DA thống nhất thực hiện. 2.3.2 Lý thuyết về rủi ro trong quản lý dự án Theo Richardson (2015), rủi ro chính là các phát sinh dẫn đến tính không chắc chắn (hay còn gọi là bất trắc) của dự án. Những bất trắc này có thể liên quan đến thời gian, chi phí, sự biến đổi về chất lượng và số lượng của một dự án. Rủi ro làm cho các kế hoạch dự án không còn chính xác và thường được biết đến dưới hai dạng: - Rủi ro biết trước: là rủi ro đã được định dạng, có khả năng dự báo được việc nó xảy ra với một xác suất nhất định và tác động có thể ước tính. Rủi ro loại này có thể xử lý một cách hợp lý bằng các kỹ thuật quản lý rủi ro hiệu quả hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra bằng cách làm theo những quy trình và giám sát chặt chẽ. - Rủi ro không biết trước: là rủi ro không nằm trong các yếu tố được dự đoán, xảy ra không lường trước được và có thể xảy ra ở khoảng thời gian ngẫu nhiên. Những rủi ro loại này khó dự báo, khó xử lý và nếu nó tác động đến dự án thì tác động của nó không thể ước tính được. Quản lý rủi ro là việc mà vấn đề bất ổn được nhận diện một cách hệ thống và quản lý để thích ứng với các mục tiêu của dự án (Richardson, 2015). Dựa trên quan điểm này, quản lý dự án phải bao gồm quản lý rủi ro để dự án hoàn thành không sai lệch so với kế hoạch dự tính ban đầu. Các mô hình quản lý rủi ro cung cấp các phương tiện để tìm ra những ẩn số một cách hệ thống và kiểm soát chúng trong suốt vòng đời dự án. Thông thường, có hai hoạt động phòng tránh rủi ro trong quá trình quản lý dự án: - Phòng tránh rủi ro tình huống: Thông qua phân tích các tình huống trong chu trình dự án, môi trường và hoạt động của các bên liên quan để tìm ra các tình huống có thể ảnh hưởng bất lợi đến dự án. Kiểm soát các tình huống này để điều chỉnh các khía cạnh khác nhau của kế hoạch dự án nhằm giảm thiểu tác động của những yếu tố bất lợi. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 244 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn