intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lựa chọn bất lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Trường hợp các công ty tài chính

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xác định chi phí lựa chọn bất lợi của các công ty thuộc ngành tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lựa chọn bất lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam: trường hợp các công ty tài chính. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lựa chọn bất lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Trường hợp các công ty tài chính

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM -----  o0o  ----- ĐINH THỊ GẤM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ LỰA CHỌN BẤT LỢI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013.
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM -----  o0o  ----- ĐINH THỊ GẤM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ LỰA CHỌN BẤT LỢI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH Chuyên ngành: Kinh Tế Phát Triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013.
  3. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan rằng luận văn nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lựa chọn bất lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam: trường hợp các công ty tài chính” là công trình nghiên cứu của tôi, bên cạnh sự hỗ trợ của thầy hƣớng dẫn đề tài. Các nội dung nghiên cứu và kết quả từ đề tài nghiên cứu chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Luận văn chƣa bao giờ đƣợc nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trƣờng đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013 Tác giả Đinh Thị Gấm
  4. MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình vẽ Tóm tắt CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 1.5. Bố cục luận văn...................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ LỰA CHỌN BẤT LỢI ......................... 5 2.1. Các khái niệm liên quan ....................................................................................... 5 2.1.1. Thị trường chứng khoán ................................................................................ 5 2.1.2. Nhà đầu tư chứng khoán................................................................................ 6 2.1.3. Thông tin bất cân xứng .................................................................................. 8 2.2. Các lý thuyết liên quan ......................................................................................... 9 2.2.1. George Akerlof (The Market for lemons) ...................................................... 9 2.2.2. Michael Spence với cơ chế phát tín hiệu ..................................................... 11 2.2.3. Joseph Stiglitz với biện pháp sàng lọc.......................................................... 12 2.3. Hệ quả của thông tin bất cân xứng .................................................................... 13 2.3.1. Sự lựa chọn bất lợi của nhà đầu tư ............................................................. 13 2.3.2. Rủi ro đạo đức hay tâm lý ỷ lại..................................................................... 14
  5. 2.4. Các nghiên cứu liên quan đến chi phí lựa chọn bất lợi.................................... 15 2.4.1. Các nghiên cứu đo lường chi phí lựa chọn bất lợi ..................................... 15 2.4.2. Hàm hồi quy và các biến trong mô hình ...................................................... 20 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lựa chọn bất lợi ....................................... 26 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 31 3.1. Bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam .................... 31 3.1.1. Doanh nghiệp chưa cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và công bằng..... 31 3.1.2. Hiện tượng rò rỉ thông tin ............................................................................ 32 3.1.3. Hiện tượng thao túng thị trường.................................................................. 32 3.1.4. Tin đồn thất thiệt........................................................................................... 33 3.2. Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lựa chọn bất lợi ....................... 34 3.2.1. Thông tin thị trường ..................................................................................... 34 3.2.2. Các công ty tài chính niêm yết giao dịch ..................................................... 35 3.2.3. Thông tin dự báo (Dispersion) ..................................................................... 39 3.3. Mô hình phân tích ............................................................................................... 40 3.3.1. Mô hình xác định chi phí lựa chọn bất lợi của từng mã trong mẫu .......... 40 3.3.2. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 41 3.3.3. Tóm tắt các biến trong mô hình nghiên cứu ............................................... 42 3.3.4. Biến không thể thu thập số liệu ................................................................... 44 3.4. Chọn mẫu và dữ liệu ........................................................................................... 44 3.4.1. Chọn mẫu ...................................................................................................... 44 3.4.2. Bộ dữ liệu ...................................................................................................... 45 3.5. Thủ tục ước lượng ............................................................................................... 46 3.5.1. Thủ tục ước lượng biến IAV ........................................................................ 46 3.5.2. Thủ tục ước lượng các nhân tố ảnh hưởng IAV......................................... 46
  6. 3.6. Khung phân tích của nghiên cứu ....................................................................... 46 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................................................................... 49 4.1. Kết quả thống kê mô tả ....................................................................................... 49 4.1.1. Thống kê mô tả chi phí lựa chọn bất lợi ...................................................... 49 4.1.2. Thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lựa chọn bất lợi ....... 50 4.2. Kết quả hồi quy ................................................................................................... 52 4.2.1. Kết quả hồi quy mô hình không giới hạn .................................................... 52 4.2.2. Tóm tắt kết quả hồi quy mô hình không giới hạn ....................................... 55 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ................................................... 57 5.1. Kết luận ................................................................................................................ 57 5.2. Gợi ý chính sách .................................................................................................. 58 5.3. Giới hạn của đề tài nghiên cứu .......................................................................... 61 5.3.1. Số lượng công ty niêm yết............................................................................. 61 5.3.2. Biến đo lường trong mô hình ....................................................................... 61 5.3.3. Kiểm soát biến nội sinh................................................................................. 62 5.3.4. Các lĩnh vực nghiên cứu tiếp ....................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BQ: Bình quân CK: Chứng khoán CP: Cổ phiếu CTCK: Công ty chứng khoán GD: Giao dịch NĐT: Nhà đầu tƣ chứng khoán TTCK: Thị trƣờng chứng khoán VN: Việt Nam
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Sự khác nhau giữa NĐT chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp ....................... 7 Bảng 3. 1: Tóm tắt các biến trong mô hình hồi quy ............................................................ 43 Bảng 4. 1: Thống kê mô tả chi phí lựa chọn bất lợi............................................................. 49 Bảng 4. 2: Dữ liệu thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu .............................. 51 Bảng 4. 3: Tóm tắt kết quả hồi quy mô hình không giới hạn .............................................. 55 Bảng 5. 1: Danh sách các mã chứng khoán thuộc ngành tài chính đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. ........................................................................................... 66 Bảng 5. 2: Chi phí lựa chọn bất lợi của các mã CK trong mẫu thỏa điều kiện λi € (0,1) .... 69 Bảng 5. 3: Dữ liệu các biến trong mô hình nghiên cứu ....................................................... 70 Bảng 5. 4: Kết quả hồi quy mô hình không giới hạn_hệ số phân tích ................................. 80 Bảng 5. 5: Kết quả hồi quy mô hình không giới hạn_ tóm tắt mô hình .............................. 81 Bảng 5. 6: Kết quả hồi quy mô hình giới hạn_hệ số phân tích ............................................ 82 Bảng 5. 7: Kết quả hồi quy mô hình giới hạn_ tóm tắt mô hình ......................................... 82 Bảng 5.8: Kiểm định hệ số hồi quy ..................................................................................... 83 Bảng 5. 9: Kết quả hồi quy mô hình giới hạn_ tóm tắt mô hình ......................................... 84 Bảng 5. 10: Phân tích phƣơng sai (ANOVA) ...................................................................... 84 Bảng 5. 11: Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến ............................................................... 85 Bảng 5. 12: Kiểm định sự tƣơng quan giữa các biến ........................................................... 85 Bảng 5. 13: Kiểm định phƣơng sai của phần dƣ thay đổi .................................................... 86
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 5. 1: Đồ thị biến chi phí lựa chọn bất lợi IAV ............................................................ 72 Hình 5. 2: Đồ thị biến quy mô công ty Size ........................................................................ 73 Hình 5. 3: Đồ thị biến tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu Leverage ................................ 73 Hình 5. 4: Đồ thị biến độ biến thiên của thu nhập EarnVol ................................................ 74 Hình 5. 5: Đồ thị biến khối lƣợng giao dịch bình quân hàng ngày Volume ........................ 74 Hình 5. 6: Đồ thị biến tỷ lệ tài sản vô hình trên tổng tài sản Inta ........................................ 75 Hình 5. 7: Đồ thị biến tỷ lệ giá trị hiện tại so với giá trị sổ sách MB .................................. 75 Hình 5. 8: Đồ thị biến giá giao dịch bình quân hàng ngày Price ......................................... 76 Hình 5. 9: Đồ thị biến sai số suất sinh lợi của cổ phiếu VarR ............................................. 76 Hình 5. 10: Đồ thị biến độ lệch chuẩn suất sinh lợi của cổ phiếu SigR .............................. 77 Hình 5. 11: Đồ thị biến độ lệch chuẩn khối lƣợng GD hàng ngày của cổ phiếu SigVol ..... 77 Hình 5. 12: Đồ thị biến tỷ lệ cổ phiếu mà cổ đông tổ chức đang nắm giữ InstOwn ........... 78
  10. TÓM TẮT Mục tiêu của luận văn nghiên cứu nhằm xác định chi phí lựa chọn bất lợi của các mã chứng khoán thuộc ngành tài chính, xác định các nhân tố tác động đến chi phí lựa chọn bất lợi này. Và qua đó, tác giả gợi ý những chính sách nhằm khắc phục chi phí lựa chọn bất lợi cho nhà đầu tƣ, giúp thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hoạt động thật sự hiệu quả hơn, công bằng hơn,... Kết quả hồi quy mô hình xác định chi phí lựa chọn bất lợi cho thấy trong thời gian nghiên cứu, các mã chứng khoán thuộc ngành tài chính chƣa đồng đều. Mã chứng khoán có chi phí lựa chọn bất lợi thấp nhất là 0.056 và mã chứng khoán có chi phí lựa chọn bất lợi cao nhất là 0.992. Do đó, giữa các mã chứng khoán trong mẫu có sự biến thiên rất lớn về chi phí lựa chọn bất lợi. Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu cho thấy rằng trong 11 biến độc lập thì có 4 biến có ý nghĩa thống kê nhƣ: LSize, LVol, LEarnVol, LPri. Trong 4 biến có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa nhỏ hơn hoặc bằng 10%) thì biến LSize (quy mô công ty) có độ tin cậy cao nhất trong mô hình. Biến này có tƣơng quan dƣơng thể hiện giá trị công ty càng lớn hay giá trị thị trƣờng của công ty niêm yết càng lớn thì sẽ có chi phí lựa chọn bất lợi càng cao. Kết quả này có vẻ nghịch lý nhƣng lại rất phù hợp với thực tế thị trƣờng chứng khoán Việt Nam năm 2012. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đƣa ra gợi ý một số chính sách nhằm giúp hạn chế chi phí lựa chọn bất lợi trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam: trƣờng hợp các mã chứng khoán thuộc ngành tài chính. Những chính sách này góp phần giúp các nhà đầu tƣ không chuyên nghiệp tránh đƣợc những rủi ro trong quá trình đầu tƣ và thị trƣờng hoạt động công bằng hơn, hiệu quả hơn,…
  11. 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Lý thuyết về thị trƣờng có thông tin không hoàn hảo đã trở thành vấn đề quan trọng và là trọng tâm nghiên cứu của kinh tế học hiện đại trong bối cảnh hiện nay. Thị trƣờng chứng khoán là một trong số các thị trƣờng có hiện tƣợng bất cân xứng thông tin khá phổ biến. Hiện tƣợng này trở nên trầm trọng hơn khi tính minh bạch của thông tin, khả năng tiếp cận thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin yếu kém. Hơn thế nữa, hiện tƣợng này càng trở nên phổ biến hơn hay thậm chí có thể trở thành một làn sóng làm rung chuyển toàn bộ thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong thời gian gần đây nhƣ nhiều nhà đầu tƣ cá nhân đã thua lỗ hàng trăm triệu đến bạc tỷ do mua cổ phiếu của các công ty lần đầu lên sàn có giá bị đẩy lên quá cao1. Tiếp đến, là sự bất thƣờng trong hàng loạt các cuộc đấu giá cổ phiếu, khi sự chênh lệch giữa các mức đấu giá thành công quá cao so với mức giá thực tế khiến nhiều nhà đầu tƣ muốn bỏ tiền đặt cọc và ngừng đầu tƣ... Đặc biệt, các doanh nghiệp thuộc ngành tài chính với những diễn biến xảy ra gần đây rất nóng trên thị trƣờng nhƣ việc đổi chủ ngân hàng, sự kiện bầu Kiên và ông Lý Xuân Hải đã ảnh hƣởng rất lớn đến hệ thống ngân hàng, làm cho giá các mã chứng khoán ngành tài chính giảm đáng kể. Với chi phí lựa chọn bất lợi mà nhà đầu tƣ phải gánh chịu khi giao dịch sẽ đại diện cho thông tin bất cân xứng trên thị trƣờng. Do đó, các nhà đầu tƣ và nhà làm chính sách cần biết đƣợc có những yếu tố nào ảnh hƣởng đến chi phí lựa chọn bất lợi này, để từ đó có thể tránh đƣợc rủi ro hay đƣa ra những biện pháp khắc phục. Trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, hiện tƣợng bất cân xứng thông tin xảy ra khi các doanh nghiệp không cung cấp thông tin đầy đủ, công bằng đến tất cả các nhà đầu tƣ, che giấu những thông tin bất lợi, thổi phồng những thông tin có lợi hay doanh nghiệp sau khi phát hành cổ phiếu không chú trọng vào đầu tƣ 1 http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=114&News=1687&CategoryID=7
  12. 2 sản xuất kinh doanh mà chỉ tập trung vào việc “làm giá” trên thị trƣờng chứng khoán. Trong nội bộ các doanh nghiệp có sự rò rỉ thông tin nội gián. Một số nhà đầu cơ lợi dụng sự lan truyền thông tin nhanh chóng trên internet đã tung những tin đồn thất thiệt làm ảnh hƣởng đến các doanh nghiệp hay các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch, các trung gian tài chính cung cấp và xử lý thông tin không chính xác,... Tình trạng bất cân xứng về thông tin sẽ làm chi phí kỳ vọng của bên bất lợi thông tin cao hơn chi phí kỳ vọng của thị trƣờng (Nguyễn Trọng Hoài, 2006). Và dẫn đến việc các nhà đầu tƣ đƣa ra các quyết định đầu tƣ không chính xác, gây cung cầu ảo, thị trƣờng bong bóng và tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ thị trƣờng. Ngoài ra, thông tin không hoàn hảo dẫn đến hậu quả là thị trƣờng không đạt đƣợc trạng thái hiệu quả tối ƣu vì hai lý do. Thứ nhất, khi giao dịch với thông tin không hoàn hảo sẽ tạo ra một lƣợng phúc lợi xã hội bị tổn thất hay mất mát. Thứ hai, giao dịch với thông tin không hoàn hảo dẫn đến hậu quả là một bên đối tác có thể rời bỏ thị trƣờng (Nguyễn Trọng Hoài, 2006). Với những ảnh hƣởng nghiêm trọng của thông tin bất cân xứng mà đại diện là chi phí lựa chọn bất lợi đến nhà đầu tƣ cũng nhƣ thị trƣờng, đòi hỏi các nhà làm chính sách cần đƣa ra những biện pháp để hạn chế hiện tƣợng này, bảo vệ nhà đầu tƣ và góp phần làm cho thị trƣờng chứng khoán ngày càng hoạt động hiệu quả hơn. Tạo niềm tin cho nhà đầu tƣ vào một sân chơi bình đẳng và đặc biệt là thu hút nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Với tất cả những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lựa chọn bất lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam: trường hợp các công ty tài chính”. Tôi hi vọng với nghiên cứu này sẽ giúp các nhà đầu tƣ không chuyên nghiệp có thể hiểu rõ hơn về những công ty đang và sẽ đầu tƣ để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. Đồng thời, tôi cũng hi vọng từ nghiên cứu của mình sẽ giúp các nhà làm chính sách đƣa ra những chính sách hạn chế hiện tƣợng này một cách hiệu quả.
  13. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Với tình hình thông tin bất cân xứng ngày càng phổ biến trên thị trƣờng chứng khoán và gây ảnh hƣởng đến các nhà đầu tƣ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho thị trƣờng chứng khoán hoạt động chƣa thật sự hiệu quả. Để khắc phục những vấn đề này, luận văn đƣa ra các mục tiêu sau: - Xác định chi phí lựa chọn bất lợi của các công ty thuộc ngành tài chính2 niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. - Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến chi phí lựa chọn bất lợi trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam: trƣờng hợp các công ty tài chính. - Gợi ý những chính sách nhằm hạn chế chi phí lựa chọn bất lợi và góp phần làm cho thị trƣờng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện những mục tiêu nghiên cứu đã đƣa ra thì những câu hỏi nghiên cứu cho luận văn đƣợc đặt ra nhƣ sau: - Chi phí lựa chọn bất lợi của các mã chứng khoán thuộc ngành tài chính trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam? - Có những nhân tố nào tác động đến chi phí lựa chọn bất lợi của chứng khoán ngành tài chính? - Có giải pháp nào khắc phục những vấn đề này để giúp nhà đầu tƣ tránh đƣợc những rủi ro do thông tin bất cân xứng hay không? 2 Theo trang http://www.wooricbv.com thì ngành tài chính trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam bao gồm những công ty thuộc: Công ty bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản,công ty cổ phần đầu tƣ và quỹ đầu tƣ, …
  14. 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Các doanh nghiệp thuộc ngành tài chính đã niêm yết giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam (Bao gồm: Sở giao dịch TP.HCM, Sở giao dịch Hà Nội và Upcom). Từ đối tƣợng nghiên cứu này tìm ra mối liên hệ giữa chi phí lựa chọn bất lợi của các công ty tài chính đối với các nhân tố ảnh hƣởng đến nó. - Phạm vi nghiên cứu:  Thị trƣờng chứng khoán đƣợc nghiên cứu là thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.  Các số liệu dùng để tính toán trong nghiên cứu dựa vào thông tin các công ty thuộc ngành tài chính đƣợc niêm yết từ năm 2000 đến nay. 1.5. Bố cục luận văn Cấu trúc của luận văn bao gồm năm chƣơng cụ thể và rõ ràng. Chƣơng đầu tiên thảo luận những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu và từ đó, tác giả đặt ra những mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu cho đề tài. Chƣơng thứ hai trình bày các lý thuyết, khái niệm và các nghiên cứu trƣớc tƣơng tự vấn đề mà tác giả đang nghiên cứu. Chƣơng thứ ba trình bày phân tích của tác giả nhƣ: cách đo lƣờng các biến trong mô hình nghiên cứu, cách chọn mẫu và thu thập dữ liệu. Chƣơng thứ tƣ trình bày kết quả nghiên cứu sau khi hồi quy mô hình nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu và thực tế, tác giả kết luận vấn đề nghiên cứu và đề xuất những chính sách phù hợp.
  15. 5 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ LỰA CHỌN BẤT LỢI 2.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1. Thị trường chứng khoán Thị trƣờng chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại đƣợc quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này đƣợc tiến hành ở thị trƣờng sơ cấp khi ngƣời mua mua đƣợc chứng khoán lần đầu từ những ngƣời phát hành và ở những thị trƣờng thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã đƣợc phát hành ở thị trƣờng sơ cấp. Có rất nhiều khái niệm về thị trƣờng chứng khoán, trong số đó tôi xin dẫn ra một khái niệm của tác giả Nguyễn Thị Cành và Trần Viết Hoàng (2007) là “Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán”. Hiện nay, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam tồn tại dƣới hai hình thức: Thị trƣờng chứng khoán tập trung (giao dịch tại sàn) và thị trƣờng chứng khoán phi tập trung (OTC). Bất kỳ nơi nào việc mua bán chứng khoán đƣợc thực hiện thì nơi đó có sự tồn tại của thị trƣờng chứng khoán. - Thị trường chứng khoán tập trung: Sở giao dịch chứng khoán là hình thức đại diện cho thị trƣờng chứng khoán tập trung. Mọi việc mua/bán chứng khoán, nhận cổ tức, trao đổi và chuyển nhƣợng chứng khoán,.. đều phải thông qua các thành viên của sở giao dịch và tuân thủ theo những quy chế, quy định của Sở giao dịch chứng khoán đã phổ biến. Sở giao dịch chứng khoán có thể là tổ chức sở hữu nhà nƣớc, là doanh nghiệp cổ phần hoặc một hiệp hội và đều có tƣ cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán. Có thể dẫn ra những Sở giao dịch chứng khoán nổi tiếng của thế giới nhƣ: Sở giao dịch chứng khoán của Mỹ là NYSE (New York Stock exchange), Nhật
  16. 6 Bản là TSE (Tokyo Stock exchange) và Anh là LSE (London Stock exchange )v.v… - Thị trường chứng khoán phi tập trung: là một thị trƣờng mà nhà đầu tƣ có thể đƣợc thực hiện ở bất cứ nơi nào miễn sao tại đó ngƣời mua và ngƣời bán có thể trao đổi, mua/bán chứng khoán cho nhau. Thị trƣờng hình thành nhƣ thế gọi là thị trƣờng giao dịch qua quầy (Over-the-counter – OTC). Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển đa dạng nhiều hình thái tổ chức (thị trƣờng tập trung và phi tập trung) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tƣ có thể giao dịch ở bất cứ đâu. 2.1.2. Nhà đầu tư chứng khoán “Nhà đầu tư chứng khoán là những cá nhân, tổ chức sở hữu chứng khoán vì mục đích kiếm lợi nhuận”3. Lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tƣ có hai dạng: - Nhà đầu tƣ có đƣợc lợi tức do sở hữu chứng khoán mang lại. Khoản tiền chi trả cổ tức do tổ chức phát hành chứng khoán chi trả dƣới dạng cổ tức hoặc lãi trái phiếu. - Nhà đầu tƣ có thể kiếm đƣợc thu nhập từ sự chênh lệch của việc giao dịch chứng khoán trên thị trƣờng. Nhà đầu tƣ chứng khoán chuyên nghiệp là các tổ chức mà hoạt động đầu tƣ chứng khoán là hoạt động kinh doanh chính hoặc là một trong những hoạt động kinh doanh chính. Nhà đầu tƣ chứng khoán chuyên nghiệp phải có chuyên môn nghiệp vụ về đầu tƣ chứng khoán và thu nhập chính phải có đƣợc từ chính hoạt động này. Theo quy định của Luật chứng khoán năm 2006 của Việt Nam, nhà đầu tƣ chứng khoán chuyên nghiệp là ngân hàng thƣơng mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán. 3 Phạm Thị Thu Giang và Trần Vũ Hải (2009), “Tìm hiểu một số khía cạnh pháp lý về nhà đầu tư chứng khoán”.
  17. 7 Thị trƣờng chứng khoán rất cần đến các nhà đầu tƣ chuyên nghiệp vì : - Nhà đầu tƣ chuyên nghiệp có nguồn vốn lớn, do đó có khả năng đầu tƣ lớn nên có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến thị trƣờng chứng khoán. - Nhà đầu tƣ chuyên nghiệp có khả năng phân tích và đầu tƣ tƣơng đối chính xác, nên đảm bảo cho thị trƣờng phát triển đúng hƣớng. - Nhà đầu tƣ chuyên nghiệp chính là cầu nối giữa những nhà đầu tƣ không chuyên nghiệp với thị trƣờng chứng khoán. Thông qua việc uỷ thác cho nhà đầu tƣ chuyên nghiệp, các nhà đầu tƣ không chuyên nghiệp sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc đầu tƣ vào thị trƣờng chứng khoán. Với những lý do trên, luật chứng khoán cần phải có những luật riêng áp dụng cho nhà đầu tƣ chứng khoán chuyên nghiệp để phát huy những mặt tích cực và hạn chế tối đa những mặt tiêu cực đến thị trƣờng chứng khoán. Xét một cách khái quát, nhà đầu tƣ chuyên nghiệp khác với nhà đầu tƣ không chuyên nghiệp ở những điểm sau đây: Bảng 2.1: Sự khác nhau giữa NĐT chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp Tiêu chí Nhà đầu tư chuyên nghiệp Nhà đầu tư không chuyên nghiệp Tư cách Là tổ chức kinh tế nhƣ ngân Có thể là cá nhân, doanh nghiệp và tổ hàng, bảo hiểm, CTCK,… chức khác. Chuyên môn Có chuyên môn sâu về nghiệp vụ Có thể không có chuyên môn về đầu tƣ chứng khoán nghiệp vụ đầu tƣ Cơ sở hạ tầng Phải trang bị hệ thống máy tính, Không cần phải trang bị cơ sở hạ tầng trụ sở và các nhân viên có chuyên vì đã uỷ thác đầu tƣ cho CTCK hoặc môn về nghiệp vụ CK công ty quản lý quỹ Nguồn vốn Thƣờng có nguồn vốn mạnh và Nguồn vốn nhàn rỗi do tiết kiệm hoặc tập trung vào đầu tƣ CK chƣa có mục đích sử dụng khác. Pháp lý Bị ràng buộc nhiều hơn trong Những ràng buộc pháp lý thƣờng ít hoạt động nhƣ chế độ công bố hơn nhà đầu tƣ chuyên nghiệp thông tin, những nghĩa vụ đảm bảo an toàn tài chính… Vai trò Rất quan trọng, thƣờng là cầu nối Rất quan trọng, bởi đây mới là những của những nhà đầu tƣ không nhà đầu tƣ thật sự (là nhà đầu tƣ „nắm chuyên nghiệp với thị trƣờng giữ‟ chứng khoán sau cùng, hiểu theo chứng khoán nghĩa rộng nhất của từ này) Nguồn: Tìm hiểu luật CK, NXB Chính Trị Quốc Gia, 2007
  18. 8 2.1.3. Thông tin bất cân xứng Theo lý thuyết kinh tế học vi mô thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) là một trong 3 thất bại của thị trƣờng (ngoại tác, hàng hóa công và thông tin bất cân xứng). Thông tin bất cân xứng đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Thông tin không hoàn hảo là khi những người mua và bán trên thị trường không có đầy đủ những thông tin cần thiết liên quan đến thị trường. Đó là những thông tin về giá cả, về hàng hóa (tính năng, tác dụng, chất lượng, quy cách sử dụng,…), về các điều kiện giao dịch…”4. Trên TTCK, hiện tƣợng bất cân xứng thông tin xảy ra khi: doanh nghiệp, những ngƣời quản lý doanh nghiệp có nhiều thông tin hơn so với các nhà đầu tƣ. Vì vậy có hiện tƣợng các doanh nghiệp che giấu các thông tin bất lợi, thổi phồng thông tin có lợi...hoặc cung cấp thông tin không đồng đều đối với các nhà đầu tƣ khác nhau. Hay thông tin bất cân xứng xuất hiện khi ngƣời mua và ngƣời bán có các thông tin khác nhau. Một bên của thị trƣờng là những kẻ lừa đảo. Còn bên kia là những ngƣời cố tránh những kẻ lừa đảo. Nếu thái quá, thị trƣờng sẽ hoàn toàn bị sụp đổ. Và cả ngƣời tốt lẫn ngƣời xấu đều bị thua thiệt. Trong rất nhiều giao dịch kinh tế, một số ngƣời có đầy đủ thông tin hơn những ngƣời khác và sự có nhiều hay ít về thông tin đó sẽ ảnh hƣởng đến lựa chọn của họ, khiến kết quả giao dịch không còn trạng thái tối ƣu. Hiện tƣợng mà một hay nhiều ngƣời tham gia thị trƣờng không có đầy đủ thông tin để ra quyết định nhƣ vậy đƣợc gọi là sự bất cân xứng thông tin (asymmetric information) hay thông tin không hoàn hảo (imperfect information). Thị trƣờng không đạt đƣợc cân bằng hiệu quả. Theo George Akerlof (1970) “Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có nhiều thông tin hơn một bên khác”. Điển hình là ngƣời bán biết nhiều về sản phẩm hơn đối với ngƣời mua hoặc ngƣợc lại.Các bên tham gia giao 4 Phí Mạnh Hồng, Giáo trình kinh tế vi mô. Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
  19. 9 dịch cố tình che đậy thông tin, ngƣời mua không có thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên trả giá thấp hơn giá trị đích thực của hàng hóa. Theo Nguyễn Trọng Hoài (2006) “Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên đối tác nắm giữ thông tin còn bên khác thì không biết đích thực mức độ thông tin ở mức nào đó”. 2.2. Các lý thuyết liên quan Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970. Các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải Nobel kinh tế năm 2001. Các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin, ngƣời mua không có thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên trả giá thấp hơn giá trị đích thực của hàng hóa. Hậu quả là ngƣời bán cũng không còn động lực để sản xuất hàng có giá trị và có xu hƣớng cung cấp những sản phẩm có chất lƣợng thấp hơn chất lƣợng trung bình trên thị trƣờng. Rốt cuộc trên thị trƣờng chỉ còn lại những sản phẩm chất lƣợng xấu - những “trái chanh” bỏ đi, hàng tốt không có cơ hội tồn tại trên thị trƣờng vì giá cao hơn giá kỳ vọng, dẫn đến lựa chọn bất lợi (adverse selection) cho cả hai bên. Nhƣ vậy, hiện tƣợng lựa chọn bất lợi đã cản trở việc giao dịch trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Thông tin bất cân xứng còn gây ra hiện tƣợng tâm lý ỷ lại (moral hazard) sau khi hợp đồng đã đƣợc giao kết nhƣng một bên có hành động che đậy thông tin mà bên kia khó lòng kiểm soát hoặc muốn kiểm soát thì cũng phải tốn kém chi phí. 2.2.1. George Akerlof (The Market for lemons) “Chất lƣợng không chắc chắn và cơ chế thị trƣờng" là một bài báo năm 1970 của nhà kinh tế George Akerlof . Bài viết thảo luận về thông tin bất cân xứng, xảy ra khi ngƣời bán biết nhiều thông tin hơn về một sản phẩm hơn so với ngƣời mua. Bài báo sử dụng xe ô tô là một ví dụ về vấn đề chất lƣợng không chắc chắn. Một chiếc xe đƣợc sử dụng là một trong những quyền sở hữu đƣợc chuyển từ ngƣời này sang ngƣời khác. Ngƣời mua không phải lúc nào cũng theo dõi đƣợc chẳng hạn nhƣ chất lƣợng lái xe của chủ sở hữu, phong cách và tần số của
  20. 10 bảo dƣỡng và lịch sử tai nạn. Bởi vì nhiều bộ phận cơ khí quan trọng và các yếu tố khác không thấy đƣợc và không dễ dàng tiếp cận để kiểm tra. Vì vậy, ngƣời mua xe quyết định mua với giá trung bình cho cả xe tốt và xe xấu. Điều này có nghĩa là chủ sở hữu dù duy trì xe cẩn thận thì cũng không bao giờ bán đƣợc giá cao. Do đó, chủ sở hữu chiếc xe tốt sẽ không đặt xe của họ trên thị trƣờng xe đƣợc sử dụng. Việc thu hồi xe tốt làm giảm chất lƣợng trung bình của xe trên thị trƣờng, khiến ngƣời mua giảm kỳ vọng của họ đối với bất kỳ chiếc xe nào. Giả sử một ngƣời muốn mua một chiếc xe máy cũ. Khi biết chắc chắn chất lƣợng của chiếc xe muốn mua thì mức giá cần phải trả sẽ thể hiện đúng mức độ sẵn lòng chi trả của ngƣời mua và mức độ sẵn lòng bán của ngƣời bán. Nếu chiếc xe cũ còn tốt thì giá chiếc xe đó có thể là 16 triệu nhƣng nếu chiếc xe cũ không còn tốt nữa thì giá có thể là 10 triệu. Trên thị trƣờng rất nhiều xe cũ đƣợc bán nên khả năng mua đƣợc một chiếc xe cũ tốt với tỷ lệ 50%. Do đó, khi không có thông tin gì về chiếc xe muốn mua thì ngƣời mua chỉ sẵn lòng trả với giá 12 đến 13 triệu. Nếu chiếc xe mà ngƣời bán muốn bán là tốt thì chắc chắn sẽ không bán với giá đó. Vì vậy, trên thị trƣờng giờ chỉ có những chiếc xe cũ không còn tốt với giá trị 10 triệu. Nhƣ vậy, ngƣời mua thƣờng mua phải những chiếc xe xấu, việc lựa chọn xe để mua trong trƣờng hợp này gọi là sự lựa chọn bất lợi vì họ có thể trả giá cao hơn đối với xe xấu và ngƣời bán xe tốt lại không thể bán đƣợc do giá bán thấp hơn chất lƣợng xe tốt. Từ lý thuyết này có thể áp dụng vào thị trƣờng chứng khoán, một cách để giảm bớt thông tin bất cân xứng trên thị trƣờng chứng khoán là thông qua các tổ chức trung gian (Công ty chứng khoán) trên thị trƣờng. Tổ chức trung gian này có thể giới thiệu rõ hơn những thông tin về các mã chứng khoán mà nhà đầu tƣ đang đầu tƣ, tƣ vấn cách thức đầu tƣ cho nhà đầu tƣ không chuyên nghiệp,… chính điều này đã làm cho các bên giao dịch cân bằng hơn, khi đó giao dịch sẽ dễ dàng thực hiện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2