intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:147

32
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hệ thống hóa và làm rõ vấn đề lý luận cơ bản về chi phí tuân thủ thuế nói chung và chi phí tuân thủ thuế TNDN nói riêng theo quy định hiện nay; Nhận diện, đánh giá về các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế TNDN được các DN thực hiện trong giai đoạn hiện nay;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THỊ YẾN PHƯƠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THỊ YẾN PHƯƠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kế Toán Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH TẤN DŨNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Bài nghiên cứu với đề tài “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” do tôi thực hiện. Các trích dẫn và nguồn dữ liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn đầy đủ. Những phần trao đổi với chuyên gia ghi rõ họ tên, đơn vị công tác đều đã nhận được sự đồng ý của người trả lời về nội dung. Đây là bài nghiên cứu của cá nhân tôi và không thực hiện sao chép từ bất kỳ một nghiên cứu nào khác. Tôi xin cam kết rằng hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu này. TP Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2019 Võ Thị Yến Phương
  4. TÓM TẮT Trong cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước, thuế đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng cao. Thuế là khoản đóng góp mang tính bắt buộc được Nhà nước quy định thông qua các chính sách, quy định nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế phổ biến và là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy đầu tư và phát triển. Chính vì vậy, mà công tác tuân thủ thuế TNDN của DN là rất quan trọng. Nhận định được vấn đề phức tạp liên quan đến việc tuân thủ thuế TNDN, tác giả đã đi tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM để chỉ ra được những nhân tố nào thật sự ảnh hưởng đến gánh nặng về thuế của DN trong hoạt động kinh doanh hiện nay. Mục tiêu của bài nghiên cứu được xác định rõ ràng với ba mục tiêu chính: Thứ nhất là khám phá và xác định các nhân tố ảnh hưởng; thứ hai là đưa ra các đề xuất và kiến nghị và thứ ba là đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế TNDN của DN để Nhà nước, cơ quan chức năng nhận ra được vấn đề, vướng mắc của DN, thực hiện cải cách về chính sách, quy định và công tác quản lý thuế ở Việt Nam hướng tới một hệ thống thuế hiệu quả, minh bạch và công bằng hơn. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ Thuế TNDN tại các DN trên địa bàn TP HCM; Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn TP HCM năm 2017; Đối tượng thu thập dữ liệu: Giám đốc, Kế toán trưởng, nhân viên kế toán phụ trách của các DN trên địa bàn TP.HCM; Phương pháp nghiên cứu được tiến hành theo hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Dữ liệu được xử lý bằng các phương pháp như phân tích độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan hồi quy tuyến tính, kiểm định mô hình và kiểm định sự khác biệt trung bình. Kết quả của bài nghiên cứu này đã xác định các biến đánh giá có ý nghĩa thống kê như Năng lực thuế, Quản lý thuế, Quy định thuế tác động đến chi phí tuân thủ thuế TNDN; Định lượng cụ thể mức tác động của các yếu tố này đến chi phí
  5. tuân thủ thuế TNDN; và xem xét dựa theo quy mô, loại hình DN, thời gian hoạt động và lĩnh vực hoạt động của các DN có sự khác biệt như thế nào về chi phí tuân thủ thuế TNDN. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu cung cấp cho các nhà lãnh đạo, quản lý của DN xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ của DN. Và cũng đưa ra những đề xuất, kiến nghị cơ bản đối với nhà nước, cơ quan thuế và doanh nghiệp để làm sao tối ưu hóa chi phí tuân thủ thuế TNDN nói riêng và toàn ngành thuế nói chung. Từ khóa: Chi phí tuân thủ, tuân thủ thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp, năng lực thuế, quy định thuế, quản lý thuế.
  6. ABSTRACT In the structure of state budget, tax is an important role and occupies a high proportion. Tax is a compulsory contribution which is regulated by the State through policies and regulations to meet the needs of the State. Especially, corporate income tax (CIT) is a common tax and an important tool to contribute to promote the investment and development. Therefore, the compliance of corporate income tax is very important. Identifying the complex issues related to CIT compliance, the author has to learn about the factors affecting tax compliance cost with corporate income tax in the mean time in Ho Chi Minh City to identify the factors which really affect the tax burden of businesses activities in such period. The study aims at clearly defining with three main objectives: The first, exploring and identifing the factors that influence CIT compliance cost; The second, prosing and recommendations to relevant authoirty and the third, introducing the factors that affect the CIT compliance cost to the State, the authorities which recognize the problem, implement reforms in tax policy, regulation and administration in Vietnam towards a more efficient, transparent and fair tax system. Subjects for study: Study on the factors affecting to the CIT compliance cost in enterprises in Ho Chi Minh City; Scope of the study: The study was conducted in Ho Chi Minh City of year 2017; Data collection subjects: Director, Chief Accountant, accountant in charge of such enterprises in Ho Chi Minh City; Research methodology is conducted in two stages: preliminary research and formal study. Data were processed with methods such as analyzing the realiability scale, factor analysis discovery, correlation analysis, linear regression model test and one-way ANOVA. Results of the study is identified statistically significant variables, such as Tax Competencies, Tax Administration, Tax Regulation which impacted CIT compliance cost; Quantify the impact of these factors on the CIT compliance cost;
  7. considering the size, type of business, time of operating and business sector of enterprises, how different is the CIT compliance cost? On the practical side, the study provide the managers of the enterprise to consider the factors affecting the CIT compliance costs. It also provides basic recommendations to the state, tax authorities and businesses to optimize the CIT compliace cost in particular and the tax system as a whole. Keywords: Corporate Income Tax (CIT) compliance costs, Tax Compliance, Corporate Income Tax (CIT), Tax Competencies, Tax Administration, Tax Regulation.
  8. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT ABSTRACT MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................3 3. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4 6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn .............................................................5 7. Kết cấu luận văn ................................................................................................6 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ..........................7 1.1. Các nghiên cứu trước đây ..............................................................................7 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới .............................................................................7 1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam .........................................................................12 1.2. Khe hổng nghiên cứu và hướng phát triển đề tài.........................................15 CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................17 2.1. Khái niệm, Đặc điểm, Chức năng của thuế .................................................17 2.1.1. Khái niệm .................................................................................................17 2.1.2. Đặc điểm ...................................................................................................18 2.1.3. Chức năng của thuế ..................................................................................18 2.2. Khái niệm, Đặc điểm, Vai trò, Quá trình hình thành và Phạm vi điều chỉnh của thuế TNDN .....................................................................................................19 2.2.1. Khái niệm .................................................................................................................. 19
  9. 2.2.2. Đặc điểm ..................................................................................................20 2.2.3. Vai trò .......................................................................................................21 2.2.4. Quá trình hình thành và phát triển của thuế TNDN ở Việt Nam .............22 2.2.5. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh thuế TNDN .............................................23 2.3. Tổng quan về hành vi tuân thủ thuế ............................................................24 2.4. Tổng quan về chi phí tuân thủ thuế .............................................................26 2.4.1. Khái niệm về chi phí tuân thủ thuế ..........................................................26 2.4.2. Nội dung của chi phí tuân thủ thuế ..........................................................27 2.4.3. Vai trò của thông tin kế toán trong phân tích chi phí tuân thủ thuế .........29 2.5. Ảnh hưởng của năng lực thuế, quy định thuế và quản lý thuế đến chi phí tuân thủ ...................................................................................................................30 2.5.1. Ảnh hưởng của năng lực thuế .....................................................................30 2.5.2. Ảnh hưởng của quản lý thuế ....................................................................32 2.5.3. Ảnh hưởng của quy định thuế ..................................................................34 2.6. Tổng quan về chi phí tuân thủ thuế TNDN tại các doanh nghiệp ...............36 2.6.1. Phân loại, đặc điểm các DN .....................................................................36 2.6.2. Đặc điểm chi phí tuân thủ thuế TNDN tại các DN ..................................38 2.6.3. Xác định chi phí tuân thủ thuế TNDN tại các DN ...................................38 CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................42 3.1. Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................42 3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ .....................................................................................43 3.1.2. Nghiên cứu chính thức .............................................................................44 3.1.3. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................45 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................46 3.3. Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................46 3.4. Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................47 3.4.1. Các loại số liệu cần thu thập ....................................................................47 3.4.2. Quy trình nghiên cứu chung .....................................................................47 3.5. Xử lý dữ liệu ................................................................................................55 3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................................55 3.6.1. Phân tích thống kê mô tả ............................................................................56
  10. 3.6.2. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach alpha ........................................56 3.6.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA).............................................................57 3.6.4. Phân tích hồi quy ........................................................................................59 3.6.5. Phân tích ANOVA ......................................................................................60 CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................60 4.1. Mô tả mẫu ....................................................................................................60 4.2. Đánh giá thang đo ........................................................................................65 4.2.1. Phân tích độ tin cậy Cronbach alpha ........................................................65 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................................70 4.3. Kiểm định tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính ..............................78 4.3.1. Kiểm định hệ số tương quan Pearson .........................................................79 4.3.2. Phân tích hồi quy ........................................................................................80 4.4. Kết quả các giả thiết và mô hình nghiên cứu ..............................................82 4.5. Phân tích sự khác biệt (ANOVA) ................................................................86 4.5.1. Phân tích sự khác biệt theo quy mô ............................................................86 4.5.2. Phân tích sự khác biệt theo loại hình DN ...................................................88 4.5.3. Phân tích sự khác biệt theo thời gian hoạt động .........................................89 4.5.4. Phân tích sự khác biệt theo lĩnh vực ...........................................................92 CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................95 5.1. Kết luận chung .............................................................................................95 5.2. Hàm ý chính sách ........................................................................................97 5.2.1. Đối với nhà nước ......................................................................................97 5.2.2. Đối với cơ quan thuế ................................................................................98 5.2.3. Đối với doanh nghiệp .............................................................................102 5.3. Đóng góp của đề tài ...................................................................................103 5.4. Những hạn chế của đề tài ..........................................................................104 5.5. Hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................................105 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  11. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CP: Chi phí CPTTT: Chi phí tuân thủ thuế TNDN DN: Doanh nghiệp OECD: Organization for Economic Co-operation and Development NNT: Người nộp thuế NLT: Năng lực thuế NV: Nhân viên QLT: Quản lý thuế QDT: Quy định thuế TNDN: Thu nhập doanh nghiệp TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TP: Thành phố HCM: Hồ Chí Minh
  12. DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Thống kê mô tả theo thông tin chung Bảng 4.2: Thống kê mô tả theo thông tin khảo sát Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến Bảng 4.4: Kết quả phân tích Cronbach Alpha Bảng 4.5: Kết quả phân tích lại Cronbach Alpha Bảng 4.6: Các biến quan sát được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA đối với các biến độc lập Bảng 4.7: KMO and Bartlett's Test đối với các biến độc lập Bảng 4.8: Kết quả phương sai giải thích (Total Variance Explained) đối với các biến độc lập Bảng 4.9: Ma trận nhân tố với phương pháp xoay Principal Varimax đối với các biến độc lập Bảng 4.10: Các biến quan sát được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA đối với biến phụ thuộc Bảng 4.11: KMO and Bartlett's Test đối với biến phụ thuộc Bảng 4.12: Kết quả phương sai giải thích (Total Variance Explained) đối với biến phụ thuộc Bảng 4.13: Ma trận nhân tố với phương pháp xoay Principal Varimax đối với biến phụ thuộc Bảng 4.14: Ma trận tương quan giữa các biến Bảng 4.15: Đánh giá độ phù hợp của mô hình Bảng 4.16: Phân tích phương sai Bảng 4.17: Hệ số hồi quy sử dụng phương pháp Enter Bảng 4.18: Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình
  13. Bảng 4.19: Mô tả giữa các quy mô DN Bảng 4.20: Kiểm định phương sai đồng nhất giữa quy mô Bảng 4.21: Kiểm định ANOVA (quy mô) Bảng 4.22: So sánh sự khác biệt giữa quy mô Bảng 4.23: Mô tả giữa các loại hình DN Bảng 4.24: Kiểm định phương sai đồng nhất giữa các loại hình Bảng 4.25: Kiểm định ANOVA (loại hình) Bảng 4.26: So sánh sự khác biệt giữa các loại hình Bảng 4.27: Mô tả giữa các DN theo thời gian hoạt động Bảng 4.28: Kiểm định phương sai đồng nhất giữa các DN theo thời gian hoạt động Bảng 4.29: Kiểm định ANOVA (thời gian hoạt động) Bảng 4.30: So sánh sự khác biệt theo thời gian hoạt động Bảng 4.31: Mô tả giữa các lĩnh vực Bảng 4.32: Kiểm định phương sai giữa các lĩnh vực Bảng 4.33: Kiểm định ANOVA (lĩnh vực) Bảng 4.34: So sánh sự khác biệt giữa các lĩnh vực
  14. DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
  15. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước, thuế đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng cao. Thuế là khoản đóng góp mang tính bắt buộc được Nhà nước quy định thông qua các chính sách, quy định nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tại nước ngoài mà Việt Nam chưa ký Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần. Bên cạnh vai trò là đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách Nhà nước, phân phối thu nhập thì thuế TNDN còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thu hút và thúc đẩy đầu tư ở Việt Nam. Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy đầu tư và phát triển. Vì vậy, thúc đẩy và thu hút đầu tư trở thành yêu cầu cấp thiết đối với pháp luật thuế TNDN. Về việc kê khai tính nộp thuế TNDN yêu cầu cần tuân theo chuẩn mực kế toán tuân thủ thuế TNDN, gắn với quy chế quản lý tài chính, hoạt động của mỗi doanh nghiệp, nghĩa vụ nộp thuế và quyết toán thuế theo quy định. Ngoài ra, việc đánh thuế TNDN từng bước thu hẹp sự phân biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, đảm bảo việc sản xuất kinh doanh phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của đất nước. Vì vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp có ý nghĩa như một công cụ giúp doanh nghiệp xem xét hoạt động của mình để đảm bảo vừa tuân thủ tốt các chính sách theo quy định, tiêu biểu là tuân thủ về chính sách thuế vừa làm sao nâng cao hiệu quả hoạt động, xác định tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của mình thông qua chi phí
  16. 2 hoạt động trong đó có chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp một cách phù hợp. Ngành thuế Việt Nam trong những năm vừa qua đã và đang thực hiện cơ chế quản lý thuế theo cách người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế theo số tính toán của doanh nghiệp và nộp thuế vào Ngân sách nhà nước theo đúng thời hạn dựa trên những quy định hiện hành, đồng thời NNT phải tự chịu trách nhiệm trên việc tự kê khai và tự tính toán của mình, cơ quan thuế không can thiệp trực tiếp vào việc kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp mà chỉ hướng dẫn người nộp thuế thông qua các văn bản, quy định được ban hành và giải đáp những thắc mắc (nếu có) để doanh nghiệp thực hiện tuân thủ đúng như quy định. Tuy nhiên, trong việc tự kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp không thể tránh khỏi một số doanh nghiệp không thực hiện tuân thủ đúng như quy định mà ngược lại có hành vi cố ý làm trái với quy định, sai quy định dẫn đến cơ quan nhà nước thất thoát thuế với số tiền lớn. Nhưng, người nộp thuế thường cân nhắc rất kĩ về chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp mình. Và đồng thời, việc tuân thủ thuế TNDN cũng là trách nhiệm quản lý của cơ quan thuế, làm sao để có thể phát hiện kịp thời về hành vi gian lận thuế của doanh nghiệp, từ đó có thể nâng cao cơ chế tự khai tự nộp của doanh nghiệp phát huy thật sự hiệu quả. Chính vì vậy, mà công tác tuân thủ thuế TNDN của DN là rất quan trọng, ảnh hưởng đến cơ chế phát triển của đất nước, hướng tới sự phát triển bền vững, hiện tại. Nhận định được vấn đề phức tạp liên quan đến việc tuân thủ thuế TNDN, tác giả đã đi tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM để chỉ ra được những nhân tố nào thật sự ảnh hưởng đến gánh nặng về thuế của DN trong hoạt động kinh doanh hiện nay, từ đó giúp nhà nước, cơ quan chức năng nhận ra được vấn đề, vướng mắc của DN để thực hiện cải cách về chính sách thuế ở Việt Nam hướng tới một hệ thống thuế hiệu quả, minh bạch và công bằng hơn và doanh nghiệp có thể nhận thức những yếu tố
  17. 3 ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế TNDN vừa làm sao vừa đảm bảo tuân thủ tốt chính sách, quy định thuế TNDN lại vừa tối ưu hóa chi phí tuân thủ thuế TNDN trong hoạt động của doanh nghiệp là nội dung cần được làm sáng tỏ. Xuất phát từ những điểm trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” để thực hiện nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất: Khám phá, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế TNDN tại các doanh nghiệp địa bàn TP HCM; Thứ hai: Định lượng cụ thể mức độ tác động của các nhân tố đến chi phí tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp; Thứ ba: Đưa ra các đề xuất và kiến nghị cho DN xem xét, tối ưu hóa chi phí tuân thủ thuế TNDN một cách hiệu quả, nâng cao lợi ích kinh tế; và cho cơ quan Nhà nước, cơ quan thuế nhận ra được vấn đề, vướng mắc của DN, thực hiện cải cách về chính sách, quy định và công tác quản lý hướng tới một hệ thống thuế hiệu quả, minh bạch và công bằng hơn. 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Các nhân tố nào tác động đến chi phí tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay? Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các nhân tố đó như thế nào đến chi phí tuân thủ thuế TNDN giữa các doanh nghiệp có quy mô, loại hình hoạt động, thời gian hoạt động và lĩnh vực khác nhau. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế TNDN tại các DN trên địa bàn TP HCM;
  18. 4 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn TP HCM năm 2017 đối với chi phí tuân thủ thuế của các DN dưới sự quản lý của cơ quan thuế, không bao gồm các khoản chi phí tuân thủ dưới sự quản lý của các cơ quan chức năng khác như cục hải quan, các khoản chi phí thủ tục hành chính của bảo hiểm …; Đối tượng thu thập dữ liệu: Giám đốc, Kế toán trưởng, Nhân viên kế toán phụ trách của các DN trên địa bàn TP.HCM; 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành theo hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ (sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính) và nghiên cứu chính thức (sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng): Nghiên cứu sơ bộ: Trong giai đoạn nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách dựa trên các bài nghiên cứu tại Việt Nam và Thế giới, tác giả đi xây dựng bộ thang đo phù hợp cho các yếu tố có tác động đến chi phí tuân thủ thuế TNDN bằng thang đo Likert 5 điểm cho nhân tố Năng lực thuế, Quản lý thuế, Quy định thuế và Chi phí tuân thủ thuế TNDN. Bằng việc đọc các tài liệu, bài báo nước ngoài, trao đổi tay đôi, phỏng vấn và tham khảo ý kiến của các chuyên gia và kế toán trưởng các DN đang kinh doanh và hoạt động tại thành phố HCM để có những điều chỉnh liên quan đến thang đo và bảng khảo sát trước khi thực hiện giai đoạn khảo sát chính thức. Nghiên cứu chính thức: Trong giai đoạn nghiên cứu chính thức, tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng, được thực hiện thông qua việc thu nhập ý kiến của các kế toán viên, kế toán trưởng, kế toán dịch vụ của các DN bằng việc trả lời các câu hỏi của bảng khảo sát đã được thực hiện ở giai đoạn nghiên cứu sơ bộ với mẫu là hơn 300 DN. Thu thập số liệu chính thức thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi đã định sẵn. Phương pháp chọn mẫu là phương pháp phi xác suất. Sau khi thu thập được số liệu cần thiết, bài nghiên cứu được tiến hành các bước phân tích như sau:
  19. 5 + Làm sạch dữ liệu, loại bỏ các biến quan sát không đủ yêu cầu trước khi các bước phân tích; + Thống kê mô tả; + Phân tích tác động từng nhân tố đến chi phí tuân thủ thuế TNDN; + Phân tích Cronbach alpha; + Phân tích nhân tố xoay EFA để loại bỏ các biến quan sát không phù hợp, từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế TNDN; + Tiến hành điều chỉnh mô hình nghiên cứu bằng cách xây dựng biến đại diện để xử lý hiện tượng tự tương quan, đa cộng tuyến; + Phân tích hồi quy tuyến tính thông qua biến đại diện để định lượng mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố năng lực thuế, quy định thuế và quản lý thuế đến chi phí tuân thủ thuế TNDN; Đối tượng nghiên cứu: thực hiện khảo sát các DN trên địa bàn TP HCM đã hoạt động kinh doanh năm 2017; Sử dụng mô hình hồi quy nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ Thuế TNDN của các DN trên địa bàn TP HCM. 6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn Luận văn hệ thống hóa và làm rõ vấn đề lý luận cơ bản về chi phí tuân thủ thuế nói chung và chi phí tuân thủ thuế TNDN nói riêng theo quy định hiện nay; Nhận diện, đánh giá về các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế TNDN được các DN thực hiện trong giai đoạn hiện nay; Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện chi phí tuân thủ thuế một cách hiệu quả mà vẫn đảm bảo việc tuân thủ tốt chính sách thuế; giảm chi phí không hữu ích đối với hoạt động tuân thủ thuế TNDN; Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp cho:
  20. 6 Doanh nghiệp: hiểu được những yếu tố nào thực sự ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế TNDN của DN mình đang hoạt động, dựa trên đó đưa ra những giải pháp liên quan đến những nhân tố ảnh hưởng nhiều để từ đó tối ưu hóa chi phí tuân thủ thuế đặc biệt là thuế TNDN và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Cơ quan chức năng: đưa ra giải pháp cho cơ quan chức năng nhà nước đặc biệt là cơ quan thuế hiểu hơn về doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh và tuân theo pháp luật Việt Nam, từ đó có những chính sách điều tiết thích hợp và nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra hiệu quả giúp DN tối ưu hóa chi phí tuân thủ. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, luận văn được thực hiện theo kết cấu 5 chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và Hàm ý chính sách
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2