Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Long An
lượt xem 8
download
Đề tài nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Long An. Từ đó, tác giả đề xuất các hàm ý quản trị cần thiết nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Long An tác động tốt hơn đến các nhân tố, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Long An
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________ LÊ PHAN NHÂN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________________________________ LÊ PHAN NHÂN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH LONG AN Chuyên ngành: Thống kê kinh tế Mã ngành: 8310107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI THANH LOAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trên bất kỳ phương tiện nào. Nguồn dữ liệu sử dụng để phân tích trong bài này được lấy từ điều tra doanh nghiệp và báo cáo tài chính của Cục Thống kê tỉnh Long An và tôi bảo đảm nội dung luận văn là độc lập, không sao chép từ bất kỳ một công trình nào khác. Người thực hiện Lê Phan Nhân Học viên cao học lớp TKĐN –K27 Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................ 1 1.1 Lý do hình thành đề tài ...................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu .......................................................... 2 1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................................... 4 1.6 Kết cấu đề tài..................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................... 6 2.1 Cơ sở lý thuyết .................................................................................................. 6 2.1.1 Khái niệm Hiệu quả kinh doanh .............................................................................. 6 2.1.2 Bản chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ..................................................... 9 2.1.3 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ................ 10 2.1.4 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................................... 12 2.1.5 Cơ sở lý thuyết hồi quy tuyến tính bội. ................................................................ 12 2.2 Tổng quan nghiên cứu ..................................................................................... 14 2.2.1 Nghiên cứu ngoài nước ......................................................................................... 14 2.2.2 Nghiên cứu trong nước: ........................................................................................ 14 2.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết ................................................................ 17 2.3.1 Biến phụ thuộc. ...................................................................................................... 18 2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ................................. 18 2.3.3 Các giả thuyết nghiên cứu..................................................................................... 20 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 24 3.1 Quy trình nghiên cứu....................................................................................... 24 3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 25
- 3.3 Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................... 27 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 28 4.1 Thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Long An giai đoạn 2011-2016.... 28 4.1.1 Tăng trưởng doanh nghiệp giai đoạn 2011-2016 ................................................... 28 4.1.2 Quy mô doanh nghiệp giai đoạn 2011-2016 .......................................................... 30 4.2 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ......................................................................... 37 4.3 Kết quả Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐKD trên địa bàn tỉnh Long An. ........................................................................................................................................ 38 4.3.1 Kết quả phân tích tương quan. ............................................................................... 38 4.3.2 Mô hình hồi quy ..................................................................................................... 39 4.3.3 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến .......................................................................... 41 4.3.4 Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ............................................... 42 4.3.5 Xử lý phương sai thay đổi ...................................................................................... 42 4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu. ................................................................................... 43 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 46 5.1 Kết luận chung và kiến nghị. ..................................................................................... 46 5.1.1 Kết luận chung ....................................................................................................... 46 5.1.2 Hàm ý quản trị ....................................................................................................... 47 5.2 Đóng góp, hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................... 48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. i PHỤ LỤC A ........................................................................................................... ii
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa HQHĐKD Hiệu quả hoạt động kinh doanh ROA Tỷ suất sinh lợi trên tài sản
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................. 12 Bảng 2.2: Các nhân tố từ nghiên cứu trước trong và ngoài nước ............... 16 Bảng 2.3: Danh sách các biểu sử dụng trong mô hình ............................... 23 Bảng 4.1: Tỷ lệ doanh nghiệp phân theo quy mô lao động giai đoạn 2011-2016..................................................................................................... 31 Bảng 4.2: Tỷ lệ doanh nghiệp phân theo quy mô nguồn vốn giai đoạn 2011-2016...................................................................................................... 34 Bảng 4.3. Giá trị Trung bình của các biến qua các năm ............................... 37 Bảng 4.4: Kết quả ma trận tương quan ......................................................... 38 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu ....................................... 39 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ................................................. 41 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi ........................................ 42 Bảng 4.8: Kết quả khi hiệu chỉnh phương sai thay đổi ................................. 43 Bảng A.1: Ma trận tương quan các biến ......................................................... ii Bảng A.2: Kết quả hồi quy .............................................................................. ii Bảng A.3: Hệ số phóng đại phương sai ......................................................... iii Bảng A.4: Kiểm định phương sai thay đổi .................................................... iii Bảng A.5: Ước lượng hồi quy khi sử dụng sai số chuẩn hiệu chỉnh (robust) iv
- DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động kinh doanh ................................................ 19 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 24 Hình 4.1: Số lượng doanh nghiệp hoạt động giai đoạn 2011-2016............................... 28 Hình 4.2: Lao động trong khu vực doanh nghiệp giai đoạn 2011-2016 ....................... 29 Hình 4.3: Nguồn vốn trong khu vực doanh nghiệp giai đoạn 2011-2016 ..................... 30
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Tóm tắt Long An là một trong những địa phương có số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ khá lớn, chúng đóng một vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Vì vậy việc tìm ra những nhân tố làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh là một giải pháp cần thiết giúp cho các doanh nghiệp này phát triển ngày càng nhanh, mạnh và bền vững hơn. Bài luận văn đã sử dụng nguồn dữ liệu của 507 doanh nghiệp với 3.042 quan sát trong giai đoạn 2011 đến 2016 từ các cuộc điều tra doanh nghiệp và báo cáo tài chính tại Cục Thống kê tỉnh Long An. Kết quả sử dụng phương pháp hồi quy bội cho thấy các yếu tố lao động, lợi nhuận có tác động cùng chiều, yếu tố tài sản ngắn hạn có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và doanh nghiệp thuộc khu vực II hoạt động kém hiệu quả hơn doanh nghiệp thuộc khu vực còn lại Từ khóa: Hiệu quả kinh doanh – Tỷ suất lợi nhuận Abstract: Long An province has a large number of medium and small enterprises which play a very important role for the province's economic development. However, medium and small enterprises still have many difficulties and challenges. It’s necessary for figuring out the factors that increase business efficiency that helps these businesses grow faster, stronger and more sustainable. The essay used data from 507 enterprises with 3,042 observations in the period of 2011 to 2016 from enterprise surveys and financial reports at Long An Statistical Office. The results of using regression method show that labor and profit factors have the same directional impact, short-term asset factors have negative impacts on business performance of enterprises and enterprises under Area II is less efficient than the rest of the region Keywords: Business efficiency - Profit rate
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do hình thành đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và mạnh mẽ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay với cam kết hội nhập kinh tế quốc tế mới, sâu và rộng hơn như hiệp định xuyên thái bình dương (TPP), cộng đồng kinh tế Đông Nam Á (AEC), Hiệp định thương mại Việt Nam-EU … vừa là cơ hội và thách thức mới. Cơ hội trước hết phải kể đến khả năng mở rộng thị trường, xâm nhập các thị trường của các nước nằm trong phạm vi cam kết một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, với cam kết mở cửa cho các đối tác, thách thức cạnh tranh cũng đang đặt ra đối với các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp Long An nói riêng. Các doanh nghiệp ở Long An đa số nhỏ và vừa, nhưng chúng lại đóng một vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Theo số liệu Thống kê thì trong năm 2016, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã đóng góp vào tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh là hơn 4.000 tỷ đồng (chỉ tính phần thu nội địa), tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động (nhất là lao động nữ); các doanh nghiệp này cũng góp phần quan trọng trong việc cung ứng hàng hóa và thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh Long An nói riêng. Vì vậy, gần đây Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV trong từng giai đoạn, mới nhất là Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018), trong đó đề cập nhiều vấn đề có lợi cho DNNVV như: Hỗ trợ tiếp cận tín dụng, tăng quy mô của Quỹ bảo lãnh tín dụng đối với DNNVV, hỗ trợ mặt bằng sản xuất, hướng dẫn về Đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, Quỹ phát triển DNNVV,…Tuy nhiên các DNNVV ở Long An chịu nhiều áp lực do kết quả kinh doanh thấp. Nhóm doanh nghiệp này
- 2 thu hút nhiều lao động vào làm việc nhưng tỷ lệ lao động có tay nghề, đã qua đào tạo chưa cao (chủ yếu là lao động phổ thông); việc ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật còn lạc hậu,… điều này dẫn đến năng suất lao động và chất lượng dịch vụ thấp, năng lực cạnh tranh cũng như kết quả kinh doanh không cao. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Long An”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Long An. Từ đó, tác giả đề xuất các hàm ý quản trị cần thiết nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Long An tác động tốt hơn đến các nhân tố, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Từ đó, đề tài thực hiện những mục tiêu cụ thể sau: - Đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Long An. - Ước lượng mức độ tác động của từng nhân tố trong mô hình đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Long An. - Trên cơ sở đó, đề xuất những hàm ý quản trị giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Long An nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nội dung của đề tài cần trả lời các câu hỏi như sau:
- 3 - Những nhân tố nào tác động đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Long An? - Mức độ tác động của từng nhân tố đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Long An như thế nào? - Những hàm ý quản trị nào từ kết quả nghiên cứu nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Long An nâng cao hiệu quả kinh doanh? 1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Long An. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài sử dụng dữ liệu từ 507 doanh nghiệp vừa và nhỏ của các lĩnh vực hoạt động trên địa bàn tỉnh Long An. - Phạm vi thời gian: dữ liệu thứ cấp của các doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2016. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả thực hiện việc kết hợp giữa lý thuyết hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa với phương pháp thống kê – kinh tế lượng nhằm nghiên cứu thực nghiệm mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Long An. 1.4.1 Nghiên cứu định tính Nhằm xác định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Long An. Nghiên cứu định tính được thực hiện theo trình tự dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên
- 4 cứu liên quan trước để đề xuất các giả thuyết và mô hình nghiên cứu cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu của tác giả. Nghiên cứu định tính cũng là bước cuối cùng của qui trình nghiên cứu nhằm đúc kết các hàm ý quản trị từ kết quả nghiên cứu. 1.4.2 Nghiên cứu định lượng Được sử dụng nhằm phân tích sự tác động của các nhân tố đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Long An thông qua mô hình hồi quy tuyến tính. 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Ý nghĩa thực tiễn của đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Long An” là cung cấp kết quả có cơ sở phương pháp, kiểm định được sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố độc lập đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Long An. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có các hàm ý cho nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.6 Kết cấu đề tài Nội dung chính của đề tài được kết cấu thành 5 chương: Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Trình bày cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và kết cấu của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong chương này tác giả sẽ trình bày tổng quát các lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
- 5 quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan. Từ đó, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất, xây dựng các giả thuyết, tiến hành nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Tác giả trình bày cụ thể phương pháp nghiên cứu của đề tài, tác giả cho thấy được phương pháp nghiên cứu, cũng như các vấn đề cần thiết trong việc thu thập dữ liệu từ bảng khảo sát và các bước phân tích như: Thống kê mô tả mẫu, phân tích tương quan, mô hình hồi quy, kiểm định mô hình. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Tác giả thực hiện phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Long An. Cụ thể, tác giả sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu sau khi phân tích số liệu bằng mô hình hồi quy tuyến tính thông qua phần mềm Stata14.0. Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị Đề xuất một số hàm ý quản trị dựa trên kết quả nghiên cứu tại chương 4, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Long An nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hơn. Tóm tắt chương 1 Trong chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu, các vấn đề liên quan như: Cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài cũng như cấu trúc của đề tài.
- 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Khái niệm Hiệu quả kinh doanh Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Các doanh nghiệp quan tâm nhất chính là hiệu quả kinh doanh. Sản xuất kinh doanh có hiệu quả giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với phạm trù lợi nhuận, là hiệu số giữa kết quả thu về với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Hiệu quả kinh doanh là một vấn đề đã được các nhà kinh tế học trên thế giới bắt đầu nghiên cứu từ thế kỷ XVIII, đặc biệt nó được tập trung nghiên cứu từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX. Các nhà khoa học, quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh luôn quan tâm nghiên cứu những vấn đề cụ thể như: Hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào là hiệu quả? Làm thế nào để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh? Theo thời gian, quan điểm về thuật ngữ hiệu quả kinh doanh có những diễn tiến như sau: Từ giữa thế kỷ XVIII: Hiệu quả kinh doanh là kết quả thu được trong hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa. Quan điểm này được phát triển bởi hai nhà kinh tế có cùng quan điểm là nhà kinh tế học người Anh – Adam Smith và nhà kinh tế học người Pháp – Ogiephric. Theo trường phái này, các nhà kinh tế cho rằng hiệu quả chính là doanh thu tiêu thụ hàng hóa, đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì đó là tốc
- 7 độ tăng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội (Ngô Quỳnh Giao, 1995, Kinh tế học vi mô, NXB Giáo dục). Theo quan điểm này, hiệu quả kinh doanh đồng nhất với kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên lại không đề cập đến chi phí kinh doanh, nghĩa là nếu hoạt động kinh doanh tạo ra cùng một kết quả thì có cùng một mức hiệu quả, mặc dù có hai mức chi phí khác nhau. Những năm 80, 90 của thế kỷ XX: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là sự gắn kết giữa hiệu quả kinh doanh và hiệu quả xã hội. Trong tác phẩm “Đánh giá kinh tế tài nguyên khoáng sản”, tác giả K. Rusanop đã trích dẫn quan điểm của một số nhà kinh tế Cộng Hòa Liên Bang Nga về hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là một bộ phận quan trọng nhất của toàn bộ chiến lược kinh tế và chỉ ra rằng để giải quyết các nhiệm vụ kinh tế xã hội hiện nay đều không có con đường nào khác là tăng nhanh hiệu quả xã hội (K. Rusanop, 1987, Đánh giá kinh tế tài nguyên khoáng sản, Matxcova, NXB Long Đất). Năm 1989: Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó. Quan điểm này phản ánh được mối liên hợp bản chất của hiệu quả kinh doanh, vì nó gắn kết được kết quả với chi phí bỏ ra, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng các chi phí. Tuy nhiên, kết quả và chi phí đều luôn vận động nên quan điểm này chưa thể hiện sự tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí. Hiệu quả tức là sử dụng một cách hữu hiệu nhất các nguồn lực của nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người (Paul A Samuellson và W. Nordhaus, 1989, Kinh tế học (bản dịch) tập 2, Hà Nội, Viện quan hệ quốc tế).
- 8 Năm 1998: Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí. Tác giả Gujaratu Damondar cũng đưa ra cách xác định hiệu quả kinh doanh bằng cách so sánh một cách tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, nhưng chỉ xét đến phần kết quả và chi phí bổ sung (Gujaratu Damondar, 1998, Basic econometrics, Third edition, FETP). Từ các quan điểm trên, có thể thấy nội dung cơ bản của hiệu quả kinh doanh như sau: - Về mặt định tính: mức độ hiệu quả kinh doanh là những nổ lực của doanh nghiệp và phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp đồng thời gắn những nổ lực đó với việc đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu của doanh nghiệp và của toàn xã hội về kinh tế, chính trị, xã hội. - Về mặt định lượng: hiệu quả kinh doanh là biểu thị tương quan giữa kết quả mà doanh nghiệp thu được với chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thu được kết quả đó. Mức chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. - Cả hai mặt định tính và định lượng của hiệu quả đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau, trong đó hiệu quả về lượng phải gắn với mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường nhất định. Do vậy, chúng ta không thể chấp nhận việc các nhà kinh doanh tìm mọi cách để đạt được các mục tiêu kinh tế hoặc thậm chí phải đánh đổi các mục tiêu chính trị, xã hội, môi trường để đạt được các mục tiêu kinh tế. Tóm lại, từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế thì tác giả đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như sau: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh; trình độ tổ chức,
- 9 quản lý của doanh nghiệp để thực hiện ở mức độ cao nhất các mục tiêu kinh tế – xã hội với mức chi phí thấp nhất 2.1.2 Bản chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Khái niệm hiệu quả kinh doanh đã cho thấy bản chất của nó là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hiểu rõ và ứng dụng được phạm trù hiệu quả kinh doanh vào việc xác lập các chỉ tiêu, các công thức cụ thể nhằm đánh giá tính hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chúng ta cần làm rõ những vấn đề sau: Thứ nhất, phạm trù hiệu quả kinh doanh thực chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào và có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp hoặc nguồn lực thực hiện. Mối quan hệ so sánh ở đây có thể là so sánh tuyệt đối và cũng có thể là so sánh tương đối. Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả kinh doanh là: H=K–C Còn về so sánh tương đối thì hiệu quả kinh doanh là: H = K C Trong đó: H: hiệu quả kinh doanh K: kết quả đạt được (tổng doanh thu, lợi nhuận, …) C: nguồn lực đầu vào (lao động, chi phí, vốn, tài sản, …) Do đó để tính được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ta phải tính kết quả đạt được và nguồn lực đầu vào. Thứ hai, phải phân biệt hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- 10 Thứ ba, phân biệt hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài, các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó mà tính chất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở các giai đoạn sẽ khác nhau. Xét về tính lâu dài thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận. Xét về tính hiệu quả trước mắt thì nó phụ thuộc vào các mục tiêu hiện tại mà doanh nghiệp đang theo được. Dưới góc độ người chủ sở hữu của doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh được thể hiện bằng hiệu quả tài chính, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận (Nguyễn Văn Công, 2009, Giáo trình phân tích kinh doanh, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội). 2.1.3 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp phải luôn gắn mình với thị trường và trong sự cạnh tranh gay gắt lẫn nhau. Do đó, để tồn tại được trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định cho mình một phương thức hoạt động riêng, xây dựng các chiến lược, các phương án kinh doanh một cách phù hợp và có hiệu quả. Như vậy, trong cơ chế thị trường việc nâng cao hiệu quả kinh doanh vô cùng quan trọng, được thể hiện thông qua: Thứ nhất: nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường, mà hiệu quả kinh doanh lại là nhân tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại này. Nhưng trong điều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ thuật
- 11 cũng như các yếu tố khác của quá trình sản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như vậy để phát triển và mở rộng doanh nghiệp, mục tiêu lúc này không còn là đủ bù đắp chi phí bỏ ra để phát triển quá trình tái sản xuất giản đơn mà phải đảm bảo có tích lũy đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng, phù hợp với qui luật khách quan. Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh. Chính việc thúc đẩy cạnh tranh yêu cầu các doanh nghiệp phải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh. Sự cạnh tranh lúc này không còn là cạnh tranh về mặt hàng mà cạnh tranh cả về chất lượng, giá cả và các yếu tố khác. Để đạt được mục tiêu là tồn tại và phát triển mở rộng thì doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh trên thị trường. Do đó, doanh nghiệp phải có hàng hoá dịch vụ chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Mặt khác, hiệu quả kinh doanh là đồng nghĩa với việc giảm giá thành, tăng khối lượng hàng hoá bán ra, chất lượng không ngừng được cải thiện và nâng cao... Thứ ba, mục tiêu bao trùm và lâu dài của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp càng sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất xã hội bao nhiêu sẽ càng có cơ hội để thu được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Hiệu quả kinh doanh càng cao càng phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm các nguồn lực này. Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Sự nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng chính là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn