intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Bến Tre

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Bến Tre. Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Bến Tre. Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm góp phần nâng cao sự hài lòng của nhà đầu tư, từ đó tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh Bến Tre.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Bến Tre

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN MINH TRUNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRẦN MINH TRUNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành : Quản lý Công Mã số : 60340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH CÔNG KHẢI TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN * Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 11 năm 2016 Tác giả luận văn Trần Minh Trung
  4. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký tự, chữ viết tắt Danh mục các bảng, hình CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 4 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................... 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 5 1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 1.5. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 6 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................. 8 2.1. Các khái niệm .................................................................................................. 8 2.1.1. Khái niệm đầu tư ...................................................................................... 8 2.1.2. Khái niệm môi trường đầu tư ................................................................... 8 2.1.3. Khái niệm sự hài lòng .............................................................................. 9 2.2. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................... 10 2.2.1. Lý thuyết về đầu tư ................................................................................. 10 2.2.2. Mô hình ngoại tác ................................................................................... 11 2.2.3. Lý thuyết về marketing địa phương ....................................................... 11 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan ............................................... 12 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 15 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 18 3.1. Nghiên cứu khám phá định tính ..................................................................... 18 3.2. Nghiên cứu định lượng .................................................................................. 24
  5. 3.2.1. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................. 25 3.2.2. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................... 26 3.2.3. Quy trình phân tích dữ liệu..................................................................... 26 3.2.4. Mô hình nghiên cứu................................................................................ 28 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI TỈNH BẾN TRE .................................................................................................................. 30 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................... 30 4.1.1. Về loại hình doanh nghiệp...................................................................... 31 4.1.2. Về ngành nghề kinh doanh ..................................................................... 32 4.1.3. Về thời gian kinh doanh ......................................................................... 32 4.1.4. Về quy mô doanh nghiệp (tính theo số lượng lao động) ....................... 33 4.2. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Bến Tre ................................................................. 33 4.2.1. Nhóm nhân tố “Cơ sở hạ tầng đầu tư” ................................................... 34 4.2.2. Nhóm nhân tố “Chế độ chính sách, dịch vụ đầu tư và kinh doanh” ...... 37 4.2.3. Nhóm nhân tố “Môi trường sống và làm việc” ...................................... 42 4.2.4. Nhóm nhân tố “Sự hài lòng của nhà đầu tư” .......................................... 45 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 55 5.1. Kết luận .......................................................................................................... 55 5.2. Đề xuất các hàm ý chính sách ........................................................................ 58 5.2.1. Hàm ý chính sách về cải thiện, nâng cao môi trường sống .................... 58 5.2.2. Hàm ý chính sách về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo kỹ năng cho người lao động .................................................................................. 59 5.2.3. Hàm ý chính sách về hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ bản ..................... 61 5.2.4. Hàm ý chính sách về mặt bằng, cho thuê đất ......................................... 63 5.3. Hạn chế của đề tài .......................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC KÝ TỰ, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – BOT Build – Operate – Transfer Chuyển giao Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – BTO Build – Transfer – Operate Kinh doanh BT Build – Transfer Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao Phương pháp phân tích nhân tố khám EFA Exploratory Factor Analysis phá FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài ĐT. Đường tỉnh GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc gia Official Development ODA Viện trợ phát triển chính thức Assistance Provincial Competitiveness PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Index PPP Public Private Partnership Hợp tác công - tư USD United States Dollar Đồng đô la Mỹ Vietnam Chamber of Phòng Thương mại và Công nghiệp VCCI Commerce and Industry Việt Nam Vietnam Competitiveness Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh VNCI Initiative Việt Nam WB World Bank Ngân hàng Thế giới
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Thang đo Cơ sở hạ tầng đầu tư ................................................................. 21 Bảng 3.2. Thang đo Chế độ chính sách, dịch vụ đầu tư và kinh doanh .................... 22 Bảng 3.3. Thang đo Môi trường sống và làm việc.................................................... 23 Bảng 3.4. Thang đo Sự hài lòng của nhà đầu tư ....................................................... 24 Bảng 4.1. Thông tin chung về mẫu khảo sát ............................................................. 31 Bảng 4.2. Kết quả Cronbach’s Alpha lần 1 của nhóm nhân tố “Cơ sở hạ tầng đầu tư” .............................................................................................................................. 34 Bảng 4.3. Kết quả Cronbach’s Alpha lần 2 của nhóm nhân tố “Cơ sở hạ tầng đầu tư” .............................................................................................................................. 35 Bảng 4.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá của nhóm nhân tố “Cơ sở hạ tầng đầu tư” ....................................................................................................................... 36 Bảng 4.5. Kết quả Cronbach’s Alpha lần 1 của nhóm nhân tố “Chế độ chính sách, dịch vụ đầu tư và kinh doanh” .................................................................................. 38 Bảng 4.6. Kết quả Cronbach’s Alpha lần 2 của nhóm nhân tố “Chế độ chính sách, dịch vụ đầu tư và kinh doanh” .................................................................................. 39 Bảng 4.7. Kết quả phân tích nhân tố khám phá của nhóm nhân tố “Chế độ chính sách, dịch vụ đầu tư và kinh doanh” ......................................................................... 40 Bảng 4.8. Kết quả Cronbach’s Alpha lần 1 của nhóm nhân tố “Môi trường sống và làm việc” ................................................................................................................... 42 Bảng 4.9. Kết quả Cronbach’s Alpha lần 2 của nhóm nhân tố “Môi trường sống và làm việc” ................................................................................................................... 43 Bảng 4.10. Kết quả phân tích nhân tố khám phá của nhóm nhân tố “Môi trường sống và làm việc” ...................................................................................................... 44 Bảng 4.11. Kết quả Cronbach’s Alpha của nhóm nhân tố “Sự hài lòng của nhà đầu tư” .............................................................................................................................. 46 Bảng 4.12. Kết quả phân tích nhân tố khám phá của nhóm nhân tố “Sự hài lòng của nhà đầu tư” ................................................................................................................ 46
  8. Bảng 4.13. Ký hiệu và cách tính các biến trong mô hình hồi quy ............................ 48 Bảng 4.14. Kết quả tóm lược mô hình ...................................................................... 49 Bảng 4.15. Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) ............................................... 49 Bảng 4.16. Kết quả hồi quy đa biến .......................................................................... 50
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu .................................................................. 6 Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất...................................................................... 17 Hình 4.1. Loại hình doanh nghiệp theo mẫu khảo sát............................................... 32 Hình 4.2. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp theo mẫu khảo sát ................. 32 Hình 4.3. Thời gian kinh doanh của doanh nghiệp theo mẫu khảo sát ..................... 33 Hình 4.4. Số lượng lao động của doanh nghiệp theo mẫu khảo sát .......................... 33 Hình 4.5. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Bến Tre............................................................................ 47
  10. 1 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành phố của vùng đồng bằng sông Cửu Long, thuộc khu vực tam giác châu hệ thống sông Tiền, hợp thành bởi 3 cù lao (cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh) trên 04 nhánh sông lớn (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên). Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền. Phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên. Phía Đông giáp biển Đông với đường bờ biển kéo dài trên 65 km. Trung tâm tỉnh lỵ là Thành phố Bến Tre, cách Thành phố Hồ Chí Minh 86 km và cách Thành phố Cần Thơ 120 km. Tuy nằm không xa trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là Thành phố Hồ Chí Minh (86 km) nhưng do vị trí nằm cuối tuyến giao lưu kinh tế từ vùng trọng điểm kinh tế phía Nam đến biển Đông và lệch khỏi trục Quốc lộ 1A từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời do điều kiện địa thế cù lao bị sông rạch chia cắt, ít thuận lợi cho giao thông bộ, nên mức độ giao lưu kinh tế và thu hút đầu tư của Bến Tre tương đối thấp so với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Những năm gần đây, cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông và cầu Cổ Chiên vừa hoàn thành là cửa ngõ kết nối Bến Tre với Khu kinh tế động lực giàu tiềm năng ở phía Nam với tiềm năng kinh tế biển và kinh tế vườn đa dạng, phong phú, có nguồn tài nguyên, nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến nông - thủy sản và nguồn nhân lực trẻ, năng động. Với lợi thế này, Bến Tre là một tỉnh có tiềm năng thu hút đầu tư rất lớn. Trong những năm qua môi trường đầu tư kinh doanh của Bến Tre được cải tiến theo hướng thông thoáng, hiệu quả và được đánh giá cao. Tỉnh luôn chú trọng đến cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành bộ máy hành chính các cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuận lợi, hiệu quả, đúng pháp luật, góp phần tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt là tỉnh dành nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc
  11. 2 thu hút đầu tư đã góp đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh; thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ, nhất là thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và xuất khẩu. Một trong những công cụ đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp là Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Đó là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Trong đánh giá điều hành kinh tế địa phương thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Bến Tre có 5 năm được xếp vào nhóm tốt và rất tốt (các năm 2007, 2008, 2009, 2010 và 2013), 3 năm được xếp vào nhóm khá (các năm 2011, 2012, 2014) với các chỉ số thành phần về gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, chi phí thời gian và chi phí không chính thức,… được xếp thứ hạng cao. Các quy trình, thủ tục đầu tư được cải cách theo hướng đơn giản hóa thủ tục, có đầu mối tiếp nhận, xử lý và trả kết quả cho nhà đầu tư và tập trung hỗ trợ xuyên suốt cho doanh nghiệp trước, trong và sau cấp giấy chứng nhận đầu tư. Xin xem Phụ lục 1. Bảng tổng hợp xếp hạng và điểm của các chỉ số thành phần cấu thành PCI tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015. Tuy nhiên, với xuất phát điểm là một tỉnh nghèo, hạ tầng cơ bản còn thiếu thốn, nguồn nhân lực có trình độ không cao nên việc phát triển kinh tế - xã hội của Bến Tre trong những năm qua còn nhiều hạn chế, thu hút đầu tư chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre, tính đến cuối năm 2015, Bến Tre đã thu hút được hơn 18.048 tỷ đồng vốn đầu tư trong và ngoài nước kể cả cấp mới và tăng vốn trong giai đoạn 2011-2015, đây được xem là giai đoạn thu hút đầu tư tốt nhất của Tỉnh từ trước đến nay. Giai đoạn 2011 – 2015 là giai đoạn thu hút đầu tư FDI tốt nhất của tỉnh Bến Tre với tổng vốn FDI cấp mới và tăng thêm là 439,42 triệu USD, tăng 129,6% so với giai đọan 2006–2010 (giai đoạn 2006 – 2010, cả tỉnh đã thu hút đầu tư FDI đạt 191,388 triệu USD với 26 dự án). Trong đó, cấp mới 32 dự án FDI với tổng vốn đầu
  12. 3 tư 391,982 triệu USD. Tính đến cuối năm 2015, Bến Tre có 48 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký vốn đầu tư 581,06 triệu USD. Trung bình, mỗi dự án có vốn đăng ký khoảng 12,1 triệu USD. Doanh thu xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI trong giai đoạn này ước đạt 11.611,6 triệu USD, giải quyết việc làm cho 25.255 lao động. Các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhìn chung, các dự án FDI trong giai đoạn này khá đa dạng về lĩnh vực và ngành nghề hoạt động như gia công giày, may mặc, các ngành công nghiệp phụ trợ điện ôtô… nhiều nhất vẫn là các dự án thuộc thế mạnh, ngành chủ lực của Tỉnh như sản xuất, chế biến các sản phẩm từ dừa và nuôi trồng thủy sản. Về vốn đầu tư trong nước cũng đạt kết quả rất tốt, giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Bến Tre đã thu hút thêm 1.334 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với số vốn 5.045,2 tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp đến cuối năm 2015 là 2.912 doanh nghiệp với tổng vốn điều lệ trên 13.867 tỷ đồng, tăng hơn gấp 3 lần so với cùng kỳ 2006 - 2010. Tính đến cuối năm 2015, có 82 dự án đầu tư trong nước được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký mới và bổ sung là 9.292,86 tỷ đồng; toàn tỉnh có 121 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 11.389,04 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 19.500 lao động. Trong đó, có 23 dự án đầu tư trong nước đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đăng ký là 3.896,931 tỷ đồng. Các dự án trong nước đầu tư chủ yếu là đầu tư vào các lĩnh vực như sản xuất, chế biến các sản phẩm từ dừa, thức ăn thủy sản; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; nuôi trồng thủy sản; nhà máy nước sạch; may mặc xuất khẩu; thương mại, nhà hàng, khách sạn; xử lý rác thải; đóng mới và sửa chữa tàu cá; dự án phục vụ ngành nông nghiệp,... Các dự án trong nước đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 35.000 lao động địa phương. Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong thời gian qua còn ít, quy mô doanh nghiệp nhỏ; số doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động còn nhiều, hoạt động của doanh nghiệp còn khó khăn, sức cạnh tranh còn thấp và chưa thật sự vững chắc; thị trường tiêu thụ vẫn còn khó khăn; nhiều doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư đổi mới công
  13. 4 nghệ, thiết bị. Đa số các dự án đầu tư vào Tỉnh có quy mô nhỏ, chưa thu hút được các dự án mang tính động lực, ứng dụng công nghệ cao góp phần phát triển kinh tế và thu hút nhiều lao động có trình độ chuyên môn cao. Về mặt chủ quan của Tỉnh, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chưa đáp ứng ngay nhu cầu của nhà đầu tư; thiếu quỹ đất sạch cho nhà đầu tư. Chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu làm ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư. Do đó, cần phải có những giải pháp để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh Bến Tre và đây cũng chính là thách thức và là mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh Bến Tre, cần xem xét sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Bến Tre để có những đánh giá sát thực các nhân tố tác động và đề xuất những giải pháp phù hợp. Xuất phát từ những vấn đề trên, đồng thời đề xuất được những giải pháp có tính khoa học và thực tiễn để thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh Bến Tre trong thời gian tới, tác giả đã chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Bến Tre” để làm luận văn tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Bến Tre. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Bến Tre. - Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Bến Tre. - Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm góp phần nâng cao sự hài lòng của nhà đầu tư, từ đó tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh Bến Tre. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
  14. 5 Các vấn đề về thu hút đầu tư, sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Bến Tre. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu sự hài lòng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Các dữ liệu sơ cấp sử dụng trong đề tài được tiến hành khảo sát thực tế tại khoảng 300 doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre bằng bảng câu hỏi điều tra khảo sát. Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre; các đề tài đã thực hiện; sách, báo, tạp chí, tài liệu, hội thảo, internet... Các thông tin này được tổng hợp và phân tích cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. - Phạm vi về thời gian: đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2011 - 2015. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính: (1) nghiên cứu khám phá bằng phương pháp nghiên cứu định tính, (2) nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Đề tài sử dụng nghiên cứu định tính thông qua thảo luận với một số doanh nghiệp đang đầu tư, kinh doanh tại tỉnh Bến Tre. Mục đích của nghiên cứu này là để khám phá thái độ, quan điểm, tìm ra nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nhằm thiết lập bảng hỏi theo thang đo cho nghiên cứu định lượng tiếp theo. Nghiên cứu định tính còn được dùng thảo luận với lãnh đạo các cơ quan quản lý nhằm tìm hiểu các chính sách thu hút đầu tư vào tỉnh Bến Tre. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn các doanh nghiệp đang đầu tư, kinh doanh tại tỉnh Bến Tre thông qua bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên kết quả bước nghiên cứu trước đó. Nghiên cứu nhằm mục đích đo lường các nhóm nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Trong đó, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA: Exploratory Factor Analysis) để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các nhân tố theo đánh giá của doanh nghiệp, nhà đầu tư là phù hợp;
  15. 6 phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa và vai trò của từng nhân tố trong mô hình. Phần mềm SPSS 20 được sử dụng để phân tích các dữ liệu thu thập được trong nghiên cứu định lượng này. Ngoài ra, phương pháp thống kê mô tả được dùng để mô tả đặc trưng của tập dữ liệu khảo sát. Quy trình thực hiện nghiên cứu được minh họa bằng Hình 1.1. Vấn đề nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre Cơ sở lý thuyết Lý thuyết về đầu tư Mô hình ngoại tác Lý thuyết về marketing địa phương Nghiên cứu định tính Các nhân tố tạo nên sự hài lòng của nhà đầu tư Nghiên cứu định lượng Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre Hình 1.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu 1.5. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm có 5 chương và các phần tài liệu tham khảo, phụ lục. Nội dung chính của từng chương như sau: Chương 1. Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
  16. 7 Chương 2. Tổng quan cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu: trình bày cách tiếp cận, mô hình nghiên cứu, khung phân tích, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật thu thập, xử lý và phân tích số liệu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu: trình bày đặc điểm địa bàn nghiên cứu và đánh giá thực trạng thực môi trường đầu tư, tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư mà nhà đầu tư quan tâm. Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Bến Tre. Chương 5. Kết luận và kiến nghị: từ kết quả nghiên cứu đề xuất các gợi ý chính sách – giải pháp nên được quan tâm nhằm góp phần nâng cao sự hài lòng của nhà đầu tư, từ đó tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh Bến Tre. Rút ra những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
  17. 8 Chương 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Khái niệm đầu tư Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (1995), đầu tư là hành động “bỏ vốn vào một doanh nghiệp, một công trình hay một sự nghiệp bằng nhiều biện pháp như cấp phát ngân sách, vốn tự có, liên doanh hoặc vay dài hạn để mua sắm thiết bị mới, hoặc thực hiện sự hiện đại hóa, mở rộng xí nghiệp nhằm thu doanh lợi hay phát triển phúc lợi công cộng”. Theo định nghĩa tại Khoản 5, Điều 3 của Luật Đầu tư năm 2014 “đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư”. Dưới góc độ kinh tế, đầu tư được quan niệm là hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm đem lại những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Mọi hoạt động đầu tư đều nhằm mang lại những lợi ích xác định. Những lợi ích đạt được của đầu tư có thể là sự tăng thêm tài sản vật chất, tài sản trí tuệ hay nguồn nhân lực cho xã hội. Kết quả đầu tư không chỉ là lợi ích trực tiếp cho nhà đầu tư mà còn mang lại lợi ích cho nền kinh tế và toàn xã hội. Đầu tư là nhân tố không thể thiếu để phát triển và xây dựng kinh tế, là chìa khóa của sự tăng trưởng kinh tế. Như vậy, mục đích của đầu tư luôn là giá trị lớn hơn trong tương lai. Bất cứ khoản đầu tư nào cũng chỉ được bỏ ra khi nhà đầu tư kỳ vọng sẽ thu hồi đủ vốn và có lãi trong tương lai. Vì vậy, mỗi nước, mỗi một địa phương phải tạo những điều kiện để nhà đầu tư đạt được giá trị kỳ vọng mới có thể thu hút được vốn đầu tư vào nước mình, địa phương mình. 2.1.2. Khái niệm môi trường đầu tư
  18. 9 Môi trường đầu tư là một thuật ngữ không phải mới mẻ nhưng đến nay vẫn có rất nhiều tranh luận về khái niệm này. Môi trường đầu tư được nghiên cứu và xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau tùy theo mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu. Theo Vijverberg (2005), khái niệm môi trường đầu tư được hiểu là bao gồm tất cả các điều kiện về kinh tế, chính trị, hành chính, cơ sở hạ tầng tác động đến hoạt động đầu tư và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó bao gồm rất nhiều nhân tố tác động tới đầu tư đối với các doanh nghiệp, nhất là các vấn đề liên quan đến chính sách như tài chính, thuế, tín dụng, thương mại, thị trường lao động, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển các khu công nghiệp, các vấn đề liên quan đến thu mua và tiêu thụ, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính khác. Với khái niệm này, môi trường đầu tư được hiểu khá rộng. Một cách hiểu khác về môi trường đầu tư đó là tổng hợp các yếu tố: điều kiện về pháp luật, kinh tế, chính trị - xã hội, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường và cả các lợi thế của một quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư tại một quốc gia. Như vậy, môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố có ảnh hưởng đến việc đầu tư của các nhà đầu tư ở quốc gia hay địa phương nhận đầu tư. Nó bao gồm các yếu tố: chính trị, chính sách, pháp luật, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, đặc điểm văn hóa – xã hội, nguồn lao động và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế. Các nhóm yếu tố này có thể làm tăng khả năng sinh lãi hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư. 2.1.3. Khái niệm sự hài lòng Có nhiều quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu về sự hài lòng. Theo Bachelet (1995), sự hài lòng của khách hàng chính là một phản ứng mang tính cảm xúc của khách hàng đáp lại với kinh nghiệm của họ với một sản phẩm hay một dịch vụ. Sự hài lòng của khách hàng là sự phản ứng của người tiêu dùng đối với việc ước lượng sự khác nhau giữa mong muốn trước đó (hoặc những tiêu chuẩn cho sự
  19. 10 thể hiện) và sự thể hiện thực sự của sản phẩm như là một sự chấp nhận sau khi dùng nó (Tse và Wilton, 1988). Theo Kotler và Keller (2006) thì sự hài lòng là mức độ trạng thái của một người, bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm và những kỳ vọng của người đó. Nhìn chung các nhà nghiên cứu xem xét sự hài lòng là cảm giác thoải mái khi khách hàng được đáp ứng như kỳ vọng của họ về sản phẩm, dịch vụ. Sự hài lòng của khách hàng chính là cảm nhận của khách hàng đối với nhà cung cấp dịch vụ sau khi đã sử dụng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau, trong đó chất lượng dịch vụ là cái được tạo ra trước và sau đó quyết định đến sự hài lòng của khách hàng. Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), trên quan điểm marketing địa phương thì nhà đầu tư đóng vai trò khách hàng và địa phương đóng vai trò nhà cung cấp dịch vụ đầu tư. “Một địa phương thành công khi cộng đồng (người dân và doanh nghiệp) cảm thấy hài lòng với cộng đồng của họ, và kỳ vọng của nhà đầu tư kinh doanh cũng như khách du lịch được thỏa mãn”. Vì vậy các địa phương cần có chiến lược thích hợp để cải thiện địa phương mình. Điều này cũng có nghĩa là các địa phương (nhà cung cấp) nâng cao chất lượng dịch vụ để nâng cao sự hài lòng của nhà đầu tư (khách hàng). 2.2. Cơ sở lý thuyết Cho đến nay, các nhà kinh tế học trên thế giới đã nghiên cứu, đúc kết ra nhiều lý thuyết về đầu tư, dịch chuyển đầu tư quốc tế và các vấn đề có liên quan như: lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của doanh nghiệp của Dunning (1977); mô hình ngoại tác của Romer và Lucas (2007); lý thuyết về marketing địa phương. 2.2.1. Lý thuyết về đầu tư Theo Dunning (1977), một doanh nghiệp chỉ thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) khi hội đủ 03 điều kiện: (1) doanh nghiệp phải sở hữu một số lợi thế so với doanh nghiệp khác như: quy mô, công nghệ, mạng lưới tiếp thị, khả năng
  20. 11 tiếp cận nguồn vốn có lãi suất thấp hay các tài sản vô hình đặc thù của doanh nghiệp; (2) nội vi hóa: việc sử dụng những lợi thế đó trong nội bộ doanh nghiệp có lợi hơn là bán hay cho các doanh nghiệp khác thuê; và (3) sản xuất tại nước tiếp nhận đầu tư có chi phí thấp hơn là sản xuất tại nước mẹ rồi xuất khẩu. Lợi thế địa điểm có thể có được nhờ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động, rào cản thương mại, chính sách khuyến khích đầu tư và cả những tác động ngoại vi mà địa điểm có thể tạo ra cho doanh nghiệp khi hoạt động tại đó. 2.2.2. Mô hình ngoại tác Mô hình ngoại tác của Romer và Lucas (2007) cho thấy có 10 nhân tố tác động đến hành vi đầu tư là: (1) sự thay đổi trong nhu cầu; (2) lãi suất; (3) mức độ phát triển của hệ thống tài chính; (4) đầu tư công; (5) khả năng về nguồn nhân lực; (6) các dự án đầu tư khác trong cùng ngành hay trong các ngành có mối liên kết; (7) tình hình phát triển công nghệ, khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ; (8) mức độ ổn định về môi trường đầu tư: bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô, pháp luật; (9) các quy định về thủ tục và (10) mức độ đầy đủ về thông tin, kể cả thông tin về thị trường, luật lệ, thủ tục, các tiến bộ công nghệ. 2.2.3. Lý thuyết về marketing địa phương Về mặt marketing, có thể xem một địa phương hay một quốc gia là một thương hiệu và gọi là “thương hiệu địa phương” để phân biệt với thương hiệu sản phẩm hay dịch vụ của các đơn vị kinh doanh. Theo quan điểm hiện đại thì marketing không phải là chức năng riêng của bộ phận marketing mà là của mọi thành viên. Vì vậy, công việc marketing của một địa phương là nhiệm vụ của mọi thành viên trong địa phương đó. Marketing địa phương là một sự phối hợp các nguồn lực của địa phương nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng mục tiêu của địa phương (nhà đầu tư, kinh doanh, khách du lịch,…) và để đạt được mục tiêu của địa phương là phát triển kinh tế cũng như gia tăng chất lượng cuộc sống cho mọi thành viên trong địa phương. Lý thuyết về marketing địa phương đã chỉ ra rằng những yếu tố tác động vào sự hài lòng của nhà đầu tư có thể chia thành 03 nhóm chính, đó là (1) cơ sở hạ tầng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2