intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tự nguyện áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

22
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tự nguyện áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam; đo lường mức độ tác động của từng nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự tự nguyện áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tự nguyện áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM NGUYỄN LÊ VÂN KHANH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TỰ NGUYỆN ÁP DỤNG IFRS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM NGUYỄN LÊ VÂN KHANH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TỰ NGUYỆN ÁP DỤNG IFRS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM CÚC TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tự nguyện áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tài liệu tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ rõ ràng. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 9 năm 2018 Học viên thực hiện Nguyễn Lê Vân Khanh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC SƠ ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung: ................................................................................................. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2 4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 2 4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 2 6. Những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn............................................. 3 7. Kết cấu luận văn .......................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .................................... 4 1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 4 1.2 Các nghiên cứu trong nước ....................................................................................... 6 1.3 Nhận xét và xác định vấn đề nghiên cứu .................................................................. 7 1.3.1 Nhận xét các nghiên cứu ................................................................................. 7 1.3.2 Xác định khoảng trống nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu đề tài .................... 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 10 2.1 Tổng quan về IFRS ................................................................................................. 10 2.1.1 Khái quát sự hình thành và phát triển IFRS .................................................. 10
  5. 2.1.2 Thực trạng áp dụng IFRS trên thế giới .......................................................... 13 2.1.3 Lợi ích và thách thức khi áp dụng IFRS tại Việt Nam .................................. 10 2.2 Lý thuyết nền về việc nghiên cứu ........................................................................... 18 2.2.1 Thuyết hành vi dự định (TPB) ...................................................................... 18 2.2.2 Thuyết định chế ............................................................................................. 20 2.3 Lý thuyết kế toán về sự hội tụ kế toán quốc tế IFRS .............................................. 22 2.3.1 Lý thuyết kế toán thông tin hữu ích cho việc ra quyết định .......................... 22 2.3.2 Lý thuyết xây dựng về sự đa dạng kế toán quốc gia ..................................... 23 2.4 Các nhân tố có ảnh hưởng đến sự tự nguyện áp dụng IFRS tại Việt Nam. ............ 22 2.4.1 Thương mại quốc tế: ..................................................................................... 26 2.4.2 Hình thức sở hữu: .......................................................................................... 27 2.4. 3 Nguồn tài chính: ........................................................................................... 28 2.4. 4 Ngành: .......................................................................................................... 28 2.4. 5 Quy mô doanh nghiệp: ................................................................................. 29 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 30 3.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................. 30 3.1.1 Khung hình nghiên cứu ................................................................................. 30 3.1.2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ................................................................... 31 3.1.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 32 3.1.4 Xác định thang đo.......................................................................................... 35 3.2 Quy trình nghiên cứu định lượng ............................................................................ 38 3.2.1 Xác định cỡ mẫu ............................................................................................ 38 3.2.2 Thu thập dữ liệu............................................................................................. 39 3.2.3 Phương pháp kiểm định mô hình .................................................................. 39 3.2.3.1 Phân tích Chi-square. ................................................................................. 39 3.2.3.2 Phân tích Fisher exact test. ......................................................................... 40 3.2.3.3 Phân tích hồi quy. ....................................................................................... 40 CHƯƠNG 4: KẾT QUẨ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..................................... 42 4.1 Kết quả nghiên cứu định lượng ............................................................................... 42
  6. 4.1.1 Thống kê mô tả mẫu ...................................................................................... 42 4.1.2 Phân tích từng nhân tố đối với hai đối tượng doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa. ................................................................................................. 43 4.1.2.1 Thương mại quốc tế: .................................................................................. 43 a/Doanh nghiệp lớn: ............................................................................................... 43 b/Doanh nghiệp nhỏ và vừa: .................................................................................. 49 4.1.2.2 Hình thức sở hữu ........................................................................................ 56 a/Doanh nghiệp lớn: ............................................................................................... 56 b/Doanh nghiệp nhỏ và vừa: .................................................................................. 62 4.1.2.3 Nguồn tài chính .......................................................................................... 67 a/Doanh nghiệp lớn: ............................................................................................... 68 b/ Doanh nghiệp nhỏ và vừa: ................................................................................. 73 4.1.2.4 Ngành ......................................................................................................... 80 a/ Doanh nghiệp lớn: .............................................................................................. 80 b/ Doanh nghiệp nhỏ và vừa: ................................................................................. 82 4.1.2.5 Quy mô doanh nghiệp ................................................................................ 83 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 94 5.1 Kết luận ................................................................................................................... 94 5.2 Kiến nghị ................................................................................................................. 95 5.2.1 Nhân tố nguồn tài chính: ............................................................................... 95 5.2.3 Nhân tố Hình thức sở hữu: ............................................................................ 96 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo: ................................................ 97 5.3.1 Hạn chế của đề tài: ........................................................................................ 97 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo: ......................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT Viết tắt Tên đầy đủ 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CMKT Chuẩn mực kế toán 4 DN Doanh nghiệp 5 EU Liên minh châu Âu 6 VAS Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam TIẾNG ANH STT Viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Financial Accounting Hội đồng chuẩn mực kế 1 FASB Standards Board toán tài chính Hoa Kỳ General accepted accounting Các nguyên tắc kế toán chấp 2 GAAP principles nhận chung International Accounting Hội đồng chuẩn mực kế 3 IASB Standards Board toán quốc tế International Accounting Ủy ban chuẩn mực kế toán 4 IASC Standards Committee quốc tế International Accounting Chuẩn mực kế toán quốc tế/ 5 IAS/IFRS Standards/ International Chuẩn mực báo cáo tài Financial Reporting Standards chính quốc tế International Financial Chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS for 6 Reporting Standards for Small quốc tế cho doanh nghiệp SMEs and medium sized entities nhỏ và vừa
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Bảng tổng hợp những nhân tố tác động ....................................................34 Bảng 3.2: Mã hóa thang đo và biến quan sát ............................................................37 Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả mẫu theo Giới tính .............................................42 Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả mẫu theo vị trí việc làm......................................42 Bảng 4.3: Kết quả thống kê mô tả mẫu theo thâm niên công tác .............................43 Bảng 4.4: Phân tích Crosstabs Thương mại quốc tế (tỷ lệ giao dịch xuất khẩu) ......44 Bảng 4.5: Phân tích Chi-square Thương mại quốc tế (tỷ lệ giao dịch xuất khẩu) ....44 Bảng 4.6: Phân tích Crosstabs Thương mại quốc tế (tỷ lệ giao dịch xuất khẩu) ......45 Bảng 4.7: Phân tích Chi-square Thương mại quốc tế (tỷ lệ giao dịch nhập khẩu) ...46 Bảng 4.8: Phân tích Crosstabs Ảnh huởng của nhu cầu thông tin đối tác quốc tế....47 Bảng 4.9: Phân tích Chi-square ảnh huởng của nhu cầu thông tin của đối tác quốc tế ...................................................................................................................................47 Bảng 4.10: Phân tích logistic thương mại quốc tế ....................................................49 Bảng 4.11: Phân tích Crosstabs Thương mại quốc tế (tỷ lệ giao dịch xuất khẩu) ....50 Bảng 4.12: Phân tích Chi-square Thương mại quốc tế (tỷ lệ giao dịch xuất khẩu) ..51 Bảng 4.13: Phân tích Crosstabs Thương mại quốc tế (tỷ lệ giao dịch xuất khẩu) ....52 Bảng 4.14: Phân tích Chi-square Thương mại quốc tế (tỷ lệ giao dịch nhập khẩu) .53 Bảng 4.15: Phân tích Crosstabs Ảnh huởng của nhu cầu thông tin đối tác quốc tế..54 Bảng 4.16: Phân tích Chi-square ảnh huởng của nhu cầu thông tin của đối tác quốc tế ................................................................................................................................55 Bảng 4.17: Phân tích logistic thương mại quốc tế ....................................................56 Bảng 4.18: Phân tích Crosstabs chủ sở hữu đa số.....................................................57 Bảng 4.19: Phân tích Chi-square chủ sở hữu đa số...................................................57 Bảng 4.20: Phân tích Crosstabs quyền biểu quyết thuộc về cổ đông nước ngoài. ...58 Bảng 4.21: Phân tích Chi-square quyền biểu quyết thuộc về cổ đông nước ngoài. .59 Bảng 4.22: Phân tích Crosstabs nhu cầu thông tin chủ sở hữu .................................60 Bảng 4.23: Phân tích Crosstabs nhu cầu thông tin chủ sở hữu .................................61 Bảng 4.24: Phân tích Logistic nhị phân chủ sở hữu .................................................62
  9. Bảng 4.25: Phân tích Crosstabs chủ sở hữu đa số.....................................................62 Bảng 4.26: Phân tích Chi-square chủ sở hữu đa số...................................................63 Bảng 4.27: Phân tích Crosstabs quyền biểu quyết thuộc về cổ đông nước ngoài. ...63 Bảng 4.28: Phân tích Chi-square quyền biểu quyết thuộc về cổ đông nước ngoài. .64 Bảng 4.29: Phân tích Crosstabs nhu cầu thông tin chủ sở hữu .................................65 Bảng 4.30: Phân tích Crosstabs nhu cầu thông tin chủ sở hữu .................................66 Bảng 4.31: Phân tích Logistic nhị phân chủ sở hữu .................................................67 Bảng 4.32: Phân tích Crosstabs nguồn tài chính .......................................................69 Bảng 4.33: Phân tích Chi-square nguồn tài chính .....................................................69 Bảng 4.34: Phân tích Crosstabs tài chính quốc tế .....................................................70 Bảng 4.35: Phân tích Chi-square tài chính quốc tế ...................................................71 Bảng 4.36: Phân tích Crosstabs nhu cầu thông tin của nhà tài chính .......................71 Bảng 4.37: Phân tích Chi-square nhu cầu thông tin của nhà tài chính .....................72 Bảng 4.38: Phân tích Logistic nhị phân nguồn tài chính ..........................................73 Bảng 4.39: Phân tích Crosstabs nguồn tài chính .......................................................74 Bảng 4.40: Phân tích Chi-square nguồn tài chính .....................................................74 Bảng 4.41: Phân tích Crosstabs tài chính quốc tế .....................................................75 Bảng 4.42: Phân tích Chi-square tài chính quốc tế ...................................................75 Bảng 4.43: Phân tích Crosstabs nhu cầu thông tin của nhà tài chính .......................76 Bảng 4.44: Phân tích Chi-square nhu cầu thông tin của nhà tài chính .....................78 Bảng 4.45: Phân tích Logistic nhị phân nguồn tài chính ..........................................79 Bảng 4.46: Phân tích Crosstabs ngành nghề lĩnh vực kinh doanh ............................81 Bảng 4.47: Phân tích Chi –square ngành nghề lĩnh vực kinh doanh ........................81 Bảng 4.48: Phân tích Crosstabs ngành nghề lĩnh vực kinh doanh ............................82 Bảng 4.49: Phân tích Chi –square ngành nghề lĩnh vực kinh doanh ........................83 Bảng 4.50: Phân tích crosstabs số lượng nhân viên. .................................................84 Bảng 4.51: Phân tích chi-square số lượng nhân viên. ...............................................85 Bảng 4.52: Phân tích crosstabs tổng tài sản. .............................................................86 Bảng 4.53: Phân tích chi-square tổng tài sản. ...........................................................86
  10. Bảng 4.54: Phân tích crosstabs doanh thu. ................................................................87 Bảng 4.55: Phân tích chi-square doanh thu...............................................................88 Bảng 4.56: Phân tích Logistic quy mô doanh nghiệp. ..............................................88 Bảng 4.57: Bảng tổng hợp giả thuyết sau kiểm định. ...............................................90 Bảng 4.58: Bảng tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ...............................92 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1: Khung hình nghiên cứu .............................................................................30 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................33 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Thuyết hành động hợp lý TRA ................................................................18 Sơ đồ 2.2: Thuyết hành vi dự định TPB ...................................................................19
  11. DANH MỤC PHỤ LỤC STT Tên hình vẽ Phụ lục 1 Bảng tóm lược các nghiên cứu liên quan Phụ lục 2 IAS và IFRS Phụ lục 3 Bảng câu hỏi khảo sát
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (gọi tắt là IFRS) được Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) soạn thảo và ban hành để hướng dẫn việc lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) có tính thống nhất cao, có thể so sánh và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc lập và sử dụng BCTC theo IFRS đang được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia trên thế giới và vùng lãnh thổ nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch thông tin trong BCTC của các Doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp niêm yết đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Do đó, việc áp dụng IFRS không chỉ gói gọn ở những công ty con của các tập đoàn đa quốc gia mà đã bắt đầu ảnh hưởng đến những công ty ở Việt Nam. Thông qua áp dụng IFRS nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng có thể hưởng lợi từ hội nhập kinh tế, qua đó tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn, duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển một cách bền vững hơn. Tuy nhiên, hiện nay chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) vẫn chưa hoàn toàn hòa hợp với chuẩn mực kế toán Quốc tế. Những khác biệt này ảnh hưởng đến sự hội nhập quốc tế về kế toán. Để áp dụng IFRS tại Việt Nam là một sự lâu dài, phức tạp, đòi hỏi nhiều chi phí và trình độ về nguồn nhân lực và cần có lộ trình cụ thể. Do vậy, Bộ Tài chính đang xây dựng đề án đưa IFRS vào Việt Nam và cập nhật, ban hành mới VAS/VFRS với lộ trình đến năm 2025 tuyên bố tuân thủ hoàn toàn IFRS đối với một số doanh nghiệp tại Việt Nam. Với lộ trình như trên thì hiện nay Bộ Tài chính đang trong giai đoạn hoạt động nghiên cứu, lấy ý kiến từ các chuyên gia cũng như thực hiện các khảo sát về sự sẵn sàng áp dụng IFRS của các đơn vị có lợi ích công chúng. Trong bối cảnh giao thời hiện tại giữa áp dụng chuẩn mực kế toán quốc gia và IFRS thì tự nguyện áp dụng IFRS tại các Doanh nghiệp Việt Nam rất đáng được quan tâm. Các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận và phát triển
  13. 2 bền vững, vì thế quyết định có áp dụng IFRS trước thời điểm bắt buộc hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự cân đối lợi ích mà IFRS mang lại và chi phí phải bỏ ra. Đồng thời, tự nguyện áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Do vậy, nghiên cứu này sẽ tập trung nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tự nguyện áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung: Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tự nguyện áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tự nguyện áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam. Đo lường mức độ tác động của từng nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự tự nguyện áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự tự nguyện áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam? Mức độ tác động của từng nhóm nhân tố đến sự tự nguyện áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tự nguyện áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam . 4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam (bao gồm doanh nghiệp niêm yết, chưa niêm yết; doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tự nguyện hoặc chưa áp dụng IFRS trong xử lý giao dịch, lập trình bày BCTC riêng). - Thời gian: Quý 2 năm 2018 5. Phương pháp nghiên cứu
  14. 3 Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, kiểm định giả thuyết thông qua bảng câu hỏi khảo sát để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất. Sau đó, sử dụng phần mềm thống kê SPSS để phân tích Crosstabs, Chi-squares và Fisher exact test để đánh giá mối liên hệ giữa các nhân tố với biến phụ thuộc, phân tích logictis nhị phân để kiểm định giả thuyết mô hình và đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố đối với biến phụ thuộc để xác định câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai. 6. Những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn Đóng góp về mặt khoa học: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tự nguyện áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó làm cơ sở nền tảng cho nghiên cứu sâu hơn về tự nguyện áp dụng IFRS tại Việt Nam với các đơn vị khác. Về mặt thực tiễn: Bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm. Từ đó, đề xuất các biện pháp thúc đẩy nhanh hơn sự tự nguyện áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, đề tài bao gồm 05 chương: - Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước - Chương 2: Cơ sở lý thuyết - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận - Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  15. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Trong chương này sẽ giới thiệu tổng quan về các nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài qua đó tác giả sẽ tổng hợp đưa ra nhận định nhằm xác định khe hổng nghiên cứu để tiến hành thực hiện đề tài. 1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến việc tự nguyện áp dụng IFRS. Tiêu biểu tác giả đề cập tới những nghiên cứu sau để phân tích các nhân tố đã được xác định ảnh hưởng đến sự tự nguyện áp dụng IFRS từ nghiên cứu truớc. Nghiên cứu của Gassen và cộng sự, (2006): “Applying IFRS in Germany: Determinants and consequences, working paper, Humboldt University of Berlin, WHU Otto Beisheim School of Management” về việc tự nguyện áp dụng IFRS tại Đức dựa trên số liệu của các công ty niêm yết tại Đức trong giai đoạn 1998-2004 đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tự nguyện bao gồm: quy mô công ty, mức độ quốc tế hóa, thành phần sở hữu, và mới phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Từ kết quả của nghiên cứu này có thể thấy những nhân tố ảnh hưởng đến sự tự nguyện áp dụng IFRS là những nhân tố nội tại doanh nghiệp. Nghiên cứu của André và cộng sự (2012): “Voluntary Adoption of IFRS: A Study of Determinants for UK Unlisted Firms” về tình hình áp dụng IFRS tự nguyện tại các doanh nghiệp niêm yết ở Vương quốc Anh. Nghiên cứu này đã thu thập số liệu thứ cấp của 8.397 công ty, trong đó có 267 công ty áp dụng IFRS (tỷ lệ 3%) và 8.130 công ty không áp dụng IFRS (97%) tại Vương quốc Anh và sử dụng mô hình hồi quy bội để phân tích. Tỷ lệ áp dụng cho thấy việc áp dụng IFRS một cách tự nguyện là rất ít. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 4 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tự nguyện áp dụng IFRS bao gồm: mức độ quốc tế hóa, đòn bẩy tài chính, quy mô, danh tiếng của kiểm toán viên và 6 nhân tố không đóng vai trò quyết định. Trong đó đặc biệt là các công ty mới vừa sáp nhập lại càng có xu hướng áp dụng IFRS.
  16. 5 Nghiên cứu của Bassemir (2012): “Voluntary adoption of IFRS in German” về những nhân tố ảnh hưởng đến sự tự nguyện áp dụng IFRS tại Đức. Tác giả nghiên cứu 3365 doanh nghiệp từ năm 1998 đến 2009 để xác định những nhân tố ảnh hưởng đến sự tự nguyện áp dụng IFRS. Kết quả nghiên cứu xác định những nhân tố có ảnh hưởng bao gồm: đòn bẩy tài chính, cơ hội tăng trưởng, nguồn tài chính bên ngoài, quy mô doanh nghiệp và công ty kiểm toán. Nghiên cứu của Matonti and Iuliano (2012): “Voluntary adoption of IFRS in Italian”. Tác giả tiến hành nghiên cứu 206 doanh nghiệp năm 2009 nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến sự tự nguyện áp dụng IFRS tại Ý. Kết quả nghiên cứu khẳng định những nhân tố tác động đến sự tự nguyện áp dụng IFRS tại Ý bao gồm: quyền sở hữu phân tán, cổ đông nước ngoài, đòn bẩy tài chính, công ty với cơ cấu mẹ-con. Nghiên cứu của Johansson & Karlsson (2013): “Choice between RR 1-29 and K4 in Swedish”. Tác giả đã nghiên cứu 214 doanh nghiệp tại Thuỵ Điển năm 2011 để xác định nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn RR1-29 và chuẩn mực kế toán quốc tế K4. Kết quả của nghiên cứu xác định 4 nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn gồm: tiền thưởng CEO liên kết với lợi nhuận, sở hữu nước ngoài, doanh thu và kiểm toán danh tiếng. Nghiên cứu của Şenyiğit (2014): “Determinants of voluntary IFRS adoption in an emerging market: Evidence from Turkey” về các nhân tố ảnh hưởng đến việc tự nguyện áp dụng IFRS tại Thổ Nhĩ Kỳ trên cơ sở khảo sát số liệu của giai đoạn 2003-2004 trên tổng số 206 doanh nghiệp. Nghiên cứu này đã xác định 3 nhân tố ảnh hưởng đến tính sự tự nguyện trong việc áp dụng IFRS tại Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm quy mô, nhu cầu mở rộng quan hệ quốc tế, và chất lượng công ty kiểm toán. Qua các nghiên cứu trên có thể thấy nghiên cứu sự tự nguyện áp dụng IFRS được tiến hành ở từng quốc gia cụ thể và khá ít ỏi những nghiên cứu được tiến hành tại Việt Nam. Thông qua phân tích tổng hợp thì những nhân tố tác động đến sự tự nguyện áp dụng IFRS đã được xác định từ nghiên cứu trước bao gồm: nguồn tài
  17. 6 chính, hình thức sở hữu, quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính và chất lượng công ty kiểm toán. 1.2 Các nghiên cứu trong nước Trong nước hiện nay có các dòng nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS và nghiên cứu về nhận thức trong việc áp dụng IFRS tại Việt Nam. Về dòng nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng IFRS tại Việt Nam có các nghiên cứu sau: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Phương (2014): “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS tại Việt Nam”. Đây là nghiên cứu định lượng tác giả dựa trên những nghiên cứu trước suy diễn mô hình nghiên cứu và kiểm định bằng cách tiến hành khảo sát thu thập ý kiến từ các chuyên gia trong ngành tại Việt Nam. Dữ liệu của nghiên cứu này được khảo sát từ quý 2 năm 2014 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với tổng số 150 đối tượng được khảo sát. Tác giả lấy thông tin về các nhân tố: văn hóa, tăng trưởng kinh tế, thị trường vốn, trình độ học vấn, hội nhập kinh tế thế giới, hệ thống pháp luật, chính trị. Nghiên cứu đã sử dụng phân tích tương quan để kiểm định mức độ liên hệ của các nhân tố và phân tích hồi quy đa biến để xác định quan hệ giữa những nhân tố bị tác động. Kết quả phân tích cho thấy những nhân tố tác động đến áp dụng IFRS tại Việt Nam bao gồm: tăng trưởng kinh tế, thị trường vốn, trình độ học vấn và hệ thống pháp luật. Những phát hiện của nghiên cứu này có thể bổ sung thêm cơ sở cho các cuộc tranh luận về lý do các nước đang phát triển nên áp dụng IFRS một cách có chọn lọc, phù hợp với từng quốc gia. Nghiên cứu của Nguyễn Trà Giang (2017): “Các nhân tố thể chế tác động đến áp dụng IFRS tại Việt Nam”. Đây là nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng, dữ liệu thu thập từ tháng 5/2017 đến tháng 7/2017 với 170 bảng câu hỏi được gởi đi và thu về 158 bảng câu hỏi hợp lệ. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, hệ số Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và phân tích hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy ba thành phần chính của
  18. 7 thể chế là: Cưỡng chế (sức ép của các tổ chức cho vay và tín dụng quốc tế, sức ép của chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước), mô phỏng (áp lực từ các đối tác thương mại, các tập đoàn đa quốc gia), và quy phạm (áp lực từ các cơ quan chuyên môn, hội nghề nghiệp) có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam và tính chính thống không có tác động đáng kể đến quyết định áp dụng IFRS tại Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu này có thể cung cấp thêm một số thông tin có giá trị cho lộ trình áp dụng IFRS của Việt Nam sắp tới. Nghiên cứu về nhận thức trong việc áp dụng IFRS tại Việt Nam , tiêu biểu có nghiên cứu sau: Nghiên cứu của Duc Hong Thi Phan, Bruno Mascitelli và Meropy Barut (2014): “Perceptions towards international financial reporting standards (IFRS): The case of VietNam”. Nghiên cứu này xem xét nhận thức của kế toán Việt Nam về những thuận lợi, bất lợi, chi phí và thách thức của việc thực hiện IFRS tại Việt Nam. Nghiên cứu thực hiện khảo sát trên ba nhóm là kế toán viên, kiểm toán viên và giới học thuật. Kết quả của nghiên cứu cho thấy: áp dụng IFRS sẽ làm tăng tính minh bạch của các công ty tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Khía cạnh chi phí; hội tụ IFRS tránh được chi phí báo cáo kép được coi là lợi thế tiết kiệm chi phí lớn nhất, đa số người được hỏi cho thấy họ sẵn lòng áp dụng IFRS để đạt được những kết quả tích cực từ báo cáo IFRS. 1.3 Nhận xét và xác định vấn đề nghiên cứu 1.3.1 Nhận xét các nghiên cứu Theo quy luật phát triển thì nền kinh tế vận động không ngừng và đưa đến vấn đề BCTC ở các quốc gia khác nhau trên thế giới cần đảm bảo tính so sánh và nhất quán theo một chuẩn mực chung nhất. Qua đó, thu hút được nguồn vốn từ nước ngoài, và mở rộng kinh doanh toàn cầu hóa cho các Doanh nghiệp. Để giải quyết được vấn đề đó cần có sự hội tụ chuẩn mực kế toán Quốc gia và chuẩn mực kế toán Quốc tế .
  19. 8 Tự nguyện áp dụng IFRS nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học với các nước phát triển như: Đức, Thuỵ Điển, Ý… Các công trình nghiên cứu tiêu biểu của Gassen và cộng sự, (2006); André và cộng sự (2012); Bassemir (2012); Matonti and Iuliano (2012); Johansson & Karlsson (2013); Şenyiğit (2014). Từ những nghiên cứu này có thể nhận thấy các nhân tố quan trọng thúc đẩy việc tự nguyện áp dụng IFRS gồm: quy mô doanh nghiệp; mức độ quốc tế hóa của doanh nghiệp; danh tiếng của công ty kiểm toán; nguồn tài chính; hình thức sở hữu; đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên trên thế giới lại chưa có công trình nghiên cứu về sự tự nguyện áp dụng IFRS tại quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Hơn nữa trong nước hiện nay các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào lợi ích, thách thức cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng IFRS mà chưa đào sâu nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến sự tự nguyện áp dụng IFRS. 1.3.2 Xác định khoảng trống nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu đề tài Với các nghiên cứu nước ngoài tuy đầy đủ, tuy nhiên nền kinh tế thị trường ở nước ngoài có sự khác biệt so với nền kinh tế Việt Nam, hiện tại Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn yêu cầu áp dụng IFRS một cách bắt buộc cũng như mức độ nhận thức của các chuyên gia kế toán và kiểm toán tại Việt Nam cũng khác biệt so với thế giới. Trong nước có rất ít nghiên cứu về áp dụng IFRS, tuy nhiên các nghiên cứu trong nước chỉ tập trung nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS trên tầm vĩ mô, nghiên cứu của Duc Hong Thi Phan, Bruno Mascitelli và Meropy Barut (2014) nghiên cứu về thuận lợi, bất lợi, chi phí và thách thức khi thực hiện IFRS tại Việt Nam. Một khe hổng nghiên cứu đặc biệt là trong nước hiện nay chưa có nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tự nguyện áp dụng IFRS dưới góc nhìn Doanh nghiệp. Cụ thể, nghiên cứu này sẽ tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự tự nguyện áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam.
  20. 9 Điểm mới của nghiên cứu này là có sự liên kết và đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự tự nguyện áp dụng IFRS tại doanh nghiệp Việt Nam. Kết luận chương 1: chương 1 tác giả giới thiệu tổng quan về các nghiên cứu trên thế giới và trong nước có liên quan đến đề tài. Từ đó làm cơ sở cho sự nghiên cứu định lượng tiếp theo. Tổng hợp kết quả của những nghiên cứu trước tác giả tiến hành đánh giá nghiên cứu và xây dựng hướng nghiên cứu cho luận văn. Đồng thời, kết quả của những nghiên cứu trước đó cũng hỗ trợ cho tác giả trong sự xây dựng giả thuyết nghiên cứu của đề tài. 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2