intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

25
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua đề tài nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa và trình bày các nghiên cứu trước trên thế giới và tại Việt Nam về các nhân nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận văn cung cấp bằng chứng thực nghiệm chỉ ra sự tồn tại của từng nhân tố đồng thời đề xuất những kiến nghị thiết thực nhằm thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _______________________ TRẦN ĐẶNG KIM ÂN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN KẾ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÁC ĐƠN VỊ KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _______________________ TRẦN ĐẶNG KIM ÂN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN KẾ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÁC ĐƠN VỊ KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUANG HUY TP.Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An” do chính tác giả thực hiện, các kết quả nghiên cứutrong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trìnhnghiên cứu nào khác. Tất cả những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếuđều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Tên tác giả Trần Đặng Kim Ân
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục tiêu vả câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 3 2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3 2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3 2.3 Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................................... 4 6. Kết cấu của đề tài ................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC.................................... 6 1.1Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................................. 6 1.1.1Nghiên cứu về xu hướng cải cách kế toán ngân sách và việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tếtại các nước…………… ........................................ ……..6 1.1.2Nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến cải cách kế toán ngân sách tại các quốc gia trên thế giới và những lợi ích khi vận dụng IPSAS ............................................. 8 1.2Các nghiên cứu tại Việt Nam .............................................................................. 14 1.2.1Nghiên cứu về thực trạng kế toán ngân sách ................................................... 14 1.2.2Nghiên cứu về sự cần thiết và những lợi ích mang lại khi vận dụng IPSAS .. 16 1.2.3Nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng và giải pháp thực hiện kế toán ngân sách……………………………………………………………….......................... .16
  5. 1.3 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu ..............20 1.3.1 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu trước........................................................20 1.3.1.1 Đối với các nghiên cứu nước ngoài ..............................................................20 1.3.1.2 Đối với các nghiên cứu trong nước ...............................................................21 1.3.2 Khe hổng nghiên cứu .......................................................................................21 Kết luận chương 1 .....................................................................................................22 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................23 2.1 Cơ sở lý thuyết về kế toán ngân sách ..................................................................23 2.1.1 Khái niệm và đặc điểm NSNN .........................................................................23 2.1.2 Khái niệm kế toán ngân sách ...........................................................................24 2.1.3 Đối tượng của kế toán ngân sách .....................................................................25 2.1.4 Nội dung của kế toán ngân sách và hoạt động KBNN.....................................26 2.1.4 Nhiệm vụ của kế toán ngân sách và hoạt động KBNN....................................26 2.1.5 Phương pháp ghi chép và kỳ kế toán ...............................................................26 2.1.6 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán ngân sách...............................................27 2.1.6.1 Trong nước ....................................................................................................27 2.1.6.2 Ngoài nước ....................................................................................................27 2.1.7 Ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán ngân sách..................................27 2.2 Một số vấn đề lý luận chung về KBNN và kế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN………………………………………………………………… ..............….28 2.2.1 Nhiệm vụ của KBNN về thực hiện kế toán ngân sách.....................................28 2.2.2 Nội dung và yêu cầu chứng từ kế toán ngân sách ............................................28 2.2.3 Hệ thống tài khoản ...........................................................................................29 2.2.4 Mở sổ, ghi sổ khóa sổ kế toán ..........................................................................30 2.2.5 Nguyên tắc hạch toán theo kỳ ..........................................................................30 2.2.6 BCTC và báo cáo quản trị ................................................................................30 2.2.6.1 BCTC…………………………………………………………… .........…...30 2.2.6.2 Báo cáo quản trị ............................................................................................31 2.2.7 Quyết toán hoạt động nghiệp vụ KBNN ..........................................................31
  6. 2.3 Tổng quan về các mô hình kế toán ngân sách tại các KBNN trên thế giới – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam................................................................................ 31 2.3.1 Tổng quan về các mô hình kế toán ngân sách tại các KBNN trên thế giới……………………………………………………………………… ........ …...32 2.3.1.1 Hoa Kỳ ......................................................................................................... 32 2.3.1.2 Canada .......................................................................................................... 32 2.3.1.3 Pháp.………………………………………………………………………..33 2.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................ 33 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách………………………………………………………………………........ …...44 2.4.1 Cơ sở kế toán dồn tích……………………………………...................... …...44 2.4.2 Hệ thống pháp lý ............................................................................................. 45 2.4.3 Trình độ của kế toán viên ................................................................................ 45 2.4.4 Hệ thống thông tin ........................................................................................... 46 2.4.5 Hoạt động thanh tra, giám sát.......................................................................... 46 2.6 Các lý thuyết nền có liên quan ........................................................................... 47 2.6.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory) ................................................................ 47 2.6.2 Kinh tế học thể chế (Institutional economics)................................................. 48 Kết luận chương 2 .................................................................................................... 38 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 39 3.1 Quy trình nghiên cứu.......................................................................................... 39 3.2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................... 40 3.2.1 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 40 3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 41 3.3 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 42 3.3.1 Xây dựng thang đo .......................................................................................... 42 3.3.2 Xây dựng bảng câu hỏi.................................................................................... 45 3.3.3 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu ......................................................................... 47 3.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 48
  7. 3.4.1 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể ................................................................48 3.4.1.1 Phân tích độ tin cậy (hệ số Cronbach alpha).................................................48 3.4.1.2 Phân tích nhân tố khám phá ..........................................................................49 3.4.1.3 Phân tích tương quan (Phân tích hệ số Pearson) ...........................................50 3.4.1.4 Phân tích hồi quy tuyến tính bội ...................................................................50 Kết luận chương 3 .....................................................................................................52 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................53 4.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát .............................................................................53 4.2 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha .......................................................................54 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA........................................................................55 4.3.1 Biến độc lập......................................................................................................55 4.3.2 Biến phụ thuộc .................................................................................................58 4.4 Phân tích tương quan...........................................................................................60 4.5 Phân tích hồi quy tuyến tính ...............................................................................61 4.6 Bàn luận kết quả nghiên cứu ...............................................................................63 Kết luận chương 4 .....................................................................................................66 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................67 5.1 Kết luận kết quả nghiên cứu................................................................................67 5.2 Một số kiến nghị..................................................................................................67 5.2.1 Đối với nhân tố cơ sở kế toán dồn tích ............................................................67 5.2.2 Đối với nhân tố hệ thống pháp lý .....................................................................68 5.2.3 Đối với nhân tố hoạt động thanh tra, giám sát .................................................69 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................71 5.3.1 Hạn chế……………………………………………………………………… 71 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................71 Kết luận chương 5…………………………………………………..……………... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt Danh mục tài liệu tiếng Anh
  8. PHỤ LỤC 1: HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA ĐƯỢC PHỎNG VẤN PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC KHẢO SÁT PHỤ LỤC 5: THỐNG KÊ MÔ TẢ PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Từ viết tắt Ý nghĩa Từ gốc bằng tiếng Anh (nếu có) 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 BTC Bộ Tài Chính 3 NSNN Ngân sách Nhà nước 4 KBNN Kho bạc Nhà nước Chuẩn mực kế toán công International Public Sector 5 IPSAS quốc tế Accounting Standard Hội đồng chuẩn mực kế toán International Public 6 IPSASB côngquốc tế SectorAccounting Standard Board Hệ thống Thông tin Quản lý Treasury And Budget Management 7 TABMIS Ngân Sách và Kho bạc Information System
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Trang Bảng 1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới…………………………………11 Bảng 1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước……………………….………….19 Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu ..…………………………………………………37 Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu đề nghị…………………………………………....Error! Bookmark not defined. Bảng 3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An ............................................................................ 42 Bảng 4.1: Hệ số Cronbach’s alpha của các thang đo còn lại ................................... 54 Bảng 4.3 Kiểm định KMO và Barlett’s ................................................................... 55 Bảng 4.4 Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) .................................. 55 Bảng 4.5 Ma trận nhân tố sau khi xoay (Rotated Component Matrix) .................... 56 Bảng 4.6 Kiểm định KMO và Barlett’s ................................................................... 57 Bảng 4.7 Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) .................................. 57 Bảng 4.8 Ma trận nhân tố sau khi xoay (Rotated Component Matrix) .................... 58 Bảng 4.9 Kiểm định KMO và Bartlett của biến phụ thuộc ...................................... 59 Bảng 4.10 Tổng phương sai trích của biến phụ thuộc ............................................. 59 Bảng 4.11 Ma trận nhân tố trước khi xoay của biến phụ thuộc ............................... 59 Bảng 4.12. Hệ số tương quan Pearson ..................................................................... 60 Bảng 4.13 Bảng tổng hợp mô hình (Model Summaryb) .......................................... 61 Bảng 4.14 ANOVAb ................................................................................................ 62 Bảng 4.15 Kết quả hệ số hồi quy ............................................................................. 62 Bảng 5.1 Bảng sắp xếp thứ tự quan trọng theo hệ số Beta của các nhân tố............. 67
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống kho bạc nhà nước (KBNN) trực thuộc Bộ Tài chính (BTC) được thành lập từ ngày 01/04/1990 với nhiệm vụ cơ bản là kế toán thu – chi Quỹ ngân sách nhà nước (NSNN), quản lý chặt chẽ nguồn thu và cấp phát nhu cầu chi tiêu kịp thời. Trong 27 năm kể từ ngày thành lập, hệ thống KBNN ngày càng phát triển nhanh và toàn diện, cùng với ngành Tài chính, KBNN đã có những đóng góp lớn trong việc hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN, kiểm soát chi tiêu NSNN chặt chẽ. Thế nhưng, bên cạnh những thuận lợi và các kết quả đạt được thì vấn đề nan giải cho những người làm lãnh đạo, những người làm công tác tài chính hiện nay đó là bội chi ngân sách, nợ công còn cao, nhu cầu chi tiêu cho xây dựng cơ sở hạ tầng vượt so với nguồn lực NSNN. Theo TS. Vũ Đình Ánh, trong đóng góp và phân chia NSNN giữa các địa phương đang có sự mất cân đối1. Cụ thể, theo dự toán NSNN năm 2016, trong 63 tỉnh thành chỉ có 13 tỉnh thành có tỷ lệ điều tiết không nhận bổ sung cân đối từ NS trung ương. Gánh nặng thu NSNN đang dồn lên 6 tỉnh thành Đông Nam Bộ có tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hoá cao2, thu hút được phần lớn nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, trong khi đại đa số tỉnh còn lại vẫn dậm chân tại chỗ ở trình trạng kém phát triển, chưa khai thác được tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long, có đến 12/13 tỉnh thành thường xuyên nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương3. 1 Ngọc Khanh, 2016. Thu, chi ngân sách có cần cào bằng. Tạp chí tài chính số 500, trang 30-32 2 6 tỉnh thành Đông Nam Bộ gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh chiếm 42% tổng thu NSNN 3 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ (Cần Thơ không nhận bổ sung cân đối ngân sách).
  12. 2 Long An là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam4. Long An có lợi thế rất lớn trong việc thu hút, tiếp cận vốn đầu tư trong và ngoài nước. Nơi đây được xác định có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.5 Dù có được vị trí địa lý thuận lợi nhưng Long An vẫn chưa khai thác hết tiềm năng phát triển. Vai trò của Long An trong việc phát triển kinh tế vùng còn nhiều hạn chế, đặc biệt công tác quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Long An còn nhiều thách thức và khó khăn. Tỉnh Long An là tỉnh thường xuyên nhận bổ sung ngân sách từ trung ương, đỉnh điểm năm 2013 là 2.486 tỷ đồng sau đó năm 2015 giảm còn 1.765 tỷ đồng6. Chỉ duy nhất năm 2004 lần đầu tiên Long An lọt vào danh sách 15 địa phương tự cân đối được thu chi7. Trong quá trình thực hiện thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Long An còn đối mặt với nhiều vấn đề như việc lập, chấp hành, quyết toán thực hiện còn chậm; tình trạng thất thoát thu, chi ngân sách do chưa bao quát hết các nguồn thu và khoản chi vẫn còn xảy ra, số liệu thu, chi ngân sách ở các cơ quan có sự khác biệt, dẫn đến khó khăn cho việc phân tích, quản lý, việc ghi nhận thu, chi ngân sách được thực hiện bởi nhiều đơn vị nhưng nội dung, chỉ tiêu báo cáo lại khác nhau,… Trong mục tiêu, nhiệm vụ đề ra vào năm 2020 theo Quyết định số 1439/QĐ- TTg ngày 03/10/2012, cùng với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, tỉnh Long An phấn đấu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế của khu vực. Để từ một tỉnh thường xuyên nhận hỗ trợ ngân sách từ trung ương, trở thành một tỉnh tự cân đối được thu, chi ngân sách vào năm 2018. 4 Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 8 tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang. 5 Báo cáo số 4170/BC-UBND tỉnh Long An ngày 05/12/2011. 6 Tổng hợp thu, chi ngân sách giai đoạn 2011-2015 và dự báo giai đoạn 2016-2020, Sở Tài Chính Long An. 7 15 địa phương tự cân đối được thu chi năm 2004 gồm Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ.
  13. 3 Câu hỏi đặt ra là làm cách nào có thể cải thiện tình trạng trên đồng thời phát huy vai trò vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Long An. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán ngân sách là hoàn toàn cần thiết đối với tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những nguyên nhân trên tác giả lựa chọn đề tài“Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của bài luận văn là nghiên cứu và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiệnkế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiệnkế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An. - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thực hiệnkế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An. 2.3 Câu hỏi nghiên cứu  Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An?  Những nhân tố có mức độ ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An. Qua đó, luận văn xác định được sự tồn tại cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thực hiệnkế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An. Với đề tài này, đối tượng khảo sát gồm:
  14. 4 - Nhóm các chuyên gia: Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp có kinh nghiệm lâu năm, giảng viên bộ môn kế toán công tại một số trường Đại học, Cao đẳng. - Nhóm Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, kế toán viên công tác tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thực hiện khảo sát tại tất cả các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An gồm 13 huyện: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Hưng, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Vĩnh Hưng, 1 Thành phố Tân An, 1 thị xã Kiến Tường. Thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện từ tháng 11/2016-9/2017. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng chủ yếu là phương pháp định lượng. Trong đó, dựa trên cơ sở của các nghiên cứu có liên quan trước để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiệnkế toán ngân sách, thiết kế khảo sát. Sau đó sử dụng công cụ khảo sát là bảng câu hỏi được gửi trực tiếp, qua email và công cụ khảo sát trực tuyến là Google Docs đến các đối tượng khảo sát. Các kỹ thuật phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 sau khi được sàng lọc và làm sạch thì dữ liệu được sử dụng để thực hiện phân tích thống kê mô tả, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), phương pháp phân tích tương quan, phương pháp hồi quy tuyến tính được sử dụng để xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Thông qua đề tài nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa và trình bày các nghiên cứu trước trên thế giới và tại Việt Nam về các nhân nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiệnkế toán ngân sách. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận văn cung cấp bằng chứng thực nghiệm chỉ ra sự tồn tại của từng nhân tố đồng thời đề xuất những kiến nghị thiết thực nhằm thực hiệnkế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An.
  15. 5 Đề tài kỳ vọng mang lại những ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau: - Là cơ sở cho những hướng nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này tại Việt Nam. - Bổ sung cho các kết quả nghiên cứu hiện có, cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại của các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiệnkế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An. 6. Kết cấu của đề tài Kết cấu của đề tài gồm các phần như sau: Phần mở đầu: Giới thiệu những ý tưởng chính của tác giả, sơ lược về nội dung, ý nghĩa, phương pháp thực hiện đề tài. Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về kế toán ngân sách nhà nước. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
  16. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 1.1.1 Nghiên cứu về xu hướng cải cách kế toán ngân sách và việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế tại các nước Các nước đang phát triển luôn phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn điển hình như là tình trạng tham nhũng, nguồn lực tài chính không đủ để chi trả cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hàng hóa và dịch vụ công cộng, rủi ro trong đầu tư tài chính công,..Để hỗ trợ cho việc quản lý hiệu quả chi tiêu công, cung cấp thông tin minh bạch, đóng góp tích cực vào các mục tiêu phát triển đặc biệt là giảm nghèo, theo Chan (2006) việc các nước phát triển thực hiện kế toán dồn tích và vận dụng IPSAScho việc cải cách hệ thống kế toán nhà nước là cần thiết. Chan cũng cho rằng, sự thành công của quá trình cải cách phụ thuộc vào cơ sở kế toán, hệ thống pháp luật, các nguồn lực ngân sách và nhân lực, công nghệ thông tin, ngoài ra việc chuyển đổi sang cơ sở kế toán dồn tích là phương pháp mới và đòi hỏi kế toán có nhiều kỹ năng như kiến thức tốt, cần phải đào tạo cao trình độ và kế toán viên chuyên nghiệp. Việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) tại các quốc gia phụ thuộc vào thành tựu của cuộc cải cách hệ thống kế toán ngân sách. Roje và cộng sự (2010) khi thực hiện nghiên cứu về việc chế độ kế toán ngân sách của các nước và việc chuyển đổi sang thực hiện IPSAS nhận thấy: quá trình thực hiện cải cách cần phải được tiến hành từng bước, có kế hoạch rõ ràng cụ thể, việc chuyển đổi từ kế toán tiền mặt sang kế toán dồn tích sẽ đối mặt với những khó khăn như: các quy định pháp luật, hạn chế về ngôn ngữ, nguồn tài trợ, hệ thống công nghệ thông tin, sự hỗ trợ từ các cấp quản lý. Nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân cản trở quá trình hài hòa, thống nhất của hệ thống kế toán công tại 2 quốc gia Bosnia và Herzegovia đó là việc phân cấp, phân quyền ở mức độ cao (Bosnia và Herzegovia gồm có 10 bang, 140 thành phố và 1 huyện, mỗi bang lại có hệ thống pháp lý cho kế toán ngân sách khác nhau dẫn đến khó kiểm soát quản lý thu, chi ngân sách). 6
  17. 7 Cũng trong thời gian này, Adhkari & Mellemvik (2010) tiến hành nghiên cứu về xu hướng vận dụng IPSAS ở các quốc gia Nam Á bao gồm 7 quốc gia, cụ thể là các nước: Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Maldives, Nepal, Pakistan, Sri Lanka. Về mặt địa lý, Nam Á là một vùng đất rộng lớn, chiếm 1/5 dân số thế giới. Đây cũng là nơi tập trung nhiều người nghèo nhất thế giới, chỉ sau các nước khu vực châu Phi. Một điểm chung của các nước Nam Á đó là phụ thuộc vào nguồn viện trợ quốc tế và các khoản vay để phát triển hoạt động kinh tế. Sự phụ thuộc này làm tăng mối lo ngại về trách nhiệm và quản lý ngân sách của các quốc gia Nam Á. Nghiên cứu cho rằng phần lớn các nước Nam Á trong những năm gần đây bắt đầu cải cách quản lý khu vực công nhằm giảm thiểu tình trạng quan liêu, tăng cường quản lý chi tiêu ngân sách hiệu quả mà trọng tâm là việc cải thiện hệ thống kế toán ngân sách hiện hành theo hướng áp dụng IPSAS. Việc áp dụng IPSAS là phương tiện cho các nước Nam Á sử dụng hiệu quả các nguồn lực của các tổ chức và các nhà tài trợ, điều kiện tiên quyết cho việc phê duyệt các khoản viện trợ và các khoản vay. Nghiên cứu cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc cải cách hệ thống kế toán theo các yêu cầu của IPSAS đó là: giáo dục và đào tạo kế toán khu vực công, hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Cải cách hệ thống kế toán công và việc vận dụng IPSAS tại các quốc gia được thực hiện với nhiều mức độ khác nhau (Christiaens và cộng sự, 2013). Để giải thích các đặc điểm khác nhau của cải cách khu vực công tại các nước, các tác giả tiến hành khảo sát trên 81 quốc gia và chia thành 6 nhóm theo phong cách quản lý tài chính công khác nhau. Nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến cải cách hệ thống kế toán khu vực công đó là: sự khác biệt về văn hóa, bối cảnh lịch sử hoặc đặc điểm hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Kết quả khảo sát cho thấy việc áp dụng kế toán dồn tích trong khu vực công tại các quốc gia theo 3 cấp độ khác nhau đó là: nội dung, thời điểm áp dụng, cách thức thực hiện nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do nhiều quốc gia chỉ thực hiện theo nhu cầu riêng của mình và không đáp ứng tất cả các yêu cầu do IPSAS quy định, do đó việc cải cách kế toán dồn tích thực hiện không đồng nhất. 7
  18. 8 1.1.2 Nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến cải cách kế toán ngân sách tại các quốc gia trên thế giới và những lợi ích khi vận dụng IPSAS Lợi ích của việc vận dụng IPSAS tại các nước đang phát triển đó là tăng trách nhiệm giải trình của chính phủ, hạn chế thất thoát tài sản công, hạn chế tham nhũng, nâng cao dân chủ đồng thời thu hút vốn tài trợ quốc tế. Tuy nhiên, việc thực hiện kế toán trên cơ sở dồn tích cho khu vực công tại các nước đang phát triểnsẽ khó thực hiện hơn tại các nước phát triển bởi những hạn chế mà các nước đang phát triển phải đối mặt đó là thâm hụt ngân sách, gánh nặng nợ công, lạm phát cao, yếu kém trong quản lý tài chính công, nguồn nhân lực thiếu trình độ chuyên môn,…(Ouda, 2004). Tác giả đã đề xuất mô hình các nhân tố giúp các nước đang phát triển thực hiện cải cách kế toán trên cơ sở dồn tích cụ thể như sau: AC (ps) = f (MC + PBS + PAS + CS + WC + CC + BAC + SAI + + ITC + IFS)8. Nghiên cứu của Sour (2012) cho thấy hơn một nửa dân số Mexico sống trong nghèo đói và phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các dịch vụ công cộng. Hệ thống kế toán tài chính “mong manh” đã gây ra sự thiếu hụt các nguồn tài nguyên phục vụ cho khu vực công, trong quá khứ nguồn thu NSNN không đủ cho việc chi tiêu, cũng như giảm bớt sự bất bình đẳng ở Mexico. Số liệu ngân sách chỉ được ghi nhận qua một tài khoản duy nhất và những thông tin này không thể hiện được chi phí hoạt động của đơn vị công. Mexico không có số liệu rõ ràng để xác định việc phân bổ các nguồn lực cho các chính sách tập trung vào việc xóa đói giảm nghèo, cũng như không có dữ liệu dành cho những ai quan tâm để đánh giá hoạt động đầu tư công và chất lượng chi tiêu công. Vì những lý do trên năm 2012, Mexico tiến hành cải cách Luật ngân sách thông qua ứng dụng các mô hình IPSAS nhằm nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tất cả các cấp chính quyền, đồng thời khắc phục sự thiếu hài hòa trong các thông tin kế toán ngân sách tại Mexico. Việc đánh giá tài chính các tài khoản công của liên bang và tiểu bang ở 8 Trong đó: Quản lý thay đổi văn hóa (MC); hỗ trợ chính trị (PBS);hỗtrợ học thuật (PAS); chiến lược truyền thông (CS); động lực sẵn sàng thay đổi (WC); tư vấnvà điều phối (CC); NS và các chi phí cập nhật kế toán (BAC); các vấn đề kế toán cụthể (SAI); nhất quán giữa NS và kế toán (ABC);năng lực công nghệ thông tin(ITC); hỗ trợ tài chính của quốc tế (IFS) 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0