intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng tới QLRR đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là tìm ra các nhân tố chính ảnh hưởng tới công tác QLRR, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới công tác QLRR đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015. Đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả QLRR đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về Hải quan trong giai đoạn hội nhập và phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng tới QLRR đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- ĐỒNG THỊ TÍNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh- Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------- ĐỒNG THỊ TÍNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.NGUYỄN HỒNG THẮNG TP.Hồ Chí Minh- Năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu mang tính độc lập của cánhânqua quá trình nghiên cứu học tập chuyên ngành Quản lý công, thực tế công việc tại đơn vị và dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy PGS.TS. Nguyễn Hồng Thắng. Luận văn này chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Luận văn có sử dụng một số đánh giá, nhận xét, cơ sở lý thuyết về quản lý rủi ro của một số nghiên cứu khoa học, tài liệu, trang website… đều được tác giả ghi chú thích nguồn gốc trích dẫn. Tác giả Đồng Thị Tính
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...........................................1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...............................................................................2 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................3 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................3 1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN .......................3 1.7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN...............................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN ...................................................................................................... 5 2.1. Rủi ro và quản lý rủi ro .....................................................................................5 2.1.1 Các khái niệm về rủi ro ..................................................................................5 2.1.2 Rủi ro và sự không chắc chắn ........................................................................6 2.1.3. Quản lý rủi ro (risk management) .................................................................7 2.2. QLRR đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan và các yếu tố ảnh hưởng .......................................................................................................8 2.2.1. Rủi ro về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu .....................................................8 2.2.3.QLRR trong lĩnh vực Hải quan....................................................................12 2.2.4. Nguyên tắc về QLRR trong hoạt động của hải quan ..................................13 2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến QLRR hàng hóa xuất nhập khẩu tại cơ quan Hải quan ................................................................................................................14
  5. 2.2.5.4. Các yếu tố thuộc về cơ quan Hải quan .....................................................15 2.3. Lược khảo những công trình nghiên cứu có liên quan .................................17 2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................17 2.3.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài ...............................................................18 2.4. Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến QLRR trong lĩnh vực hải quan ..........................................................................................................................24 2.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................28 2.5.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................28 2.5.2. Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu.....................................................29 2.5.3. Thiết kế thang đo nghiên cứu .....................................................................29 2.5.4. Phương pháp xử lý số liệu ..........................................................................32 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNGQUẢN LÝ RỦI ROĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH ĐỊNH ....... 34 3.1. Quá trình cải cách, phát triển, hiện đại hóa và thực hiện QLRRcủa Cục Hải quan tỉnh Bình Định từ năm 2011 đến năm 2015 .........................................34 3.2.1 Bối cảnh thị trường trong nước và quốc tế tác động đến QLRR .................36 3.2.2. Đặc điểm các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc địa bàn Cục Hải quan tỉnh Bình Định quản lý..........................................................................................36 3.2.3. Tình hình nhân sự tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định ..................................40 3.2.4. Quy trình QLRR .........................................................................................42 3.2.5. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật ..................................................................43 3.2.6. Thể chế ........................................................................................................44 3.3. Thực trạng QLRR hàng hóa xuất nhập khẩu ...............................................46 3.3.1. Những kết quả đạt đượccủa Cục Hải quan tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 đến 2015 ................................................................................................................46 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................................49 CHƯƠNG4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 53 4.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát điều tra trong nghiên cứu ............................53 4.2. Phân tích độ tin cậy thang đo ..........................................................................54 4.3. Phân tích nhân tố khám phá và điều chỉnh mô hình nghiên cứu ................56 4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết ..................................57 4.4.1. Phân tích tương quan ..................................................................................57
  6. 4.4.2. Phân tích hồi quy .......................................................................................60 4.6. Kết quả nghiên cứu ..........................................................................................65 4.6.1. Phát hiện nghiên cứu...................................................................................65 4.6.2. Kết quả nghiên cứu .....................................................................................66 CHƯƠNG 5: KẾ LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ......................... 70 5.1. Kết luận .............................................................................................................70 5.2. Khuyến nghị chính sách ..................................................................................71 5.2.1. Khuyến nghị đối với nhân tố Chất lượng nguồn nhân lực .........................71 5.2.2. Khuyến nghị đối với nhân tố Quy trình QLRR ..........................................72 5.2.3. Khuyến nghị đối với nhân tố Mức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp ...73 5.2.4. Khuyến nghị đối với nhân tố Thị trường trong nước và thế giới ...............75 5.2.6. Khuyến nghị đối với nhân tố Thể chế.........................................................76 5.3. Hạn chế nghiên cứu ..........................................................................................77 PHỤ LỤC 1: KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH .................................................................. 6 PHỤ LỤC 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU .................................................. 8 PHỤ LỤC 3 : THỐNG KÊ MÔ TẢ ...................................................................... 12 PHỤ LỤC 4: PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO ..................................... 13 PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ .......................................... 14 PHỤ LỤC 6: PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN ........................................................ 18 PHỤ LỤC 7: PHÂN TÍCH HỒI QUY .................................................................. 19 PHỤ LỤC 8: PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT ....................................................... 23
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT QLRR Quản lý rủi ro (Risk management) WCO Tổ chức Hải quan thế giới (World Customs Organization) WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) XNK Xuất nhập khẩu VNACCS/VCIS Hệ thống thông quan tự động và cơ chế một cửa quốc gia DN Doanh nghiệp EFA Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) CNTT Công nghệ thông tin ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN GDP Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product) KMO Hệ số Kaiser – Mayer- Olkin SIG Mức ý nghĩa quan sát (Observed significance level) SPSS Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội OLS Phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least Squares)
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thang đo nghiên cứu ...................................................................... 29 Bảng 3.1. Xếp loại DN tuân thủ QLRR tại cục Hải quan Bình Định ............. 38 Bảng 3.2 Trình độ công chức của đơn vị qua các năm ................................... 41 Bảng 3.3. Kim ngạch hàng hóa XNK từ năm 2011 đến 2015 ........................ 46 Bảng 3.4. Áp dụng QLRR phân luồng hàng hóa XNK .................................. 47 Bảng 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................... 53 Bảng 4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ................................................. 54 Bảng 4.4. Phân tích nhân tố khám phá biến độc lập của mô hình .................. 56 Bảng 4.5. Đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro hàng hóa xuất nhập khẩu ........... 58 Bảng 4.6: Phân tích tương quan ..................................................................... 59 Bảng 4.7. Kiểm tra đa cộng tuyến ................................................................... 60 Bảng 4.8 Hệ số của mô hình hồi quy .............................................................. 62 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định cặp giả thiết ...................................................... 64 Bảng 4.10. Kiểm định One Way Anova ......................................................... 64
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Chu trình QLRR ................................................................................ 8 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................ 24 Hình 3.1 Danh sách DN làm thủ tục xuất nhập khẩu trên địa bàn Cục Hải quan tỉnh Bình Định quản lý từ năm 2011 đến 2015 ...................................... 37 Hình 3.2. Tình hình vi phạm pháp luật về Hải quan ....................................... 39 Hình 3.3 Phân loại DN theo mức độ rủi ro năm 2015 .................................... 39 Hình 3.4 Nhân sự Cục Hải quan tỉnh Bình Định từ năm 2011 đến 2015 ....... 40 Hình 3.5. Số lượng công chức làm chuyên trách QLRR ................................ 41 Hình 3.6 Quy trình QLRR hàng hóa xuất nhập khẩu ..................................... 42 Hình 3.7. Số lượng tờ khai XNK từ năm 2011 đến 2015 ............................... 47 Hình 3.8. Số thu thuế của Cục Hải quan tỉnh Bình Định ................................ 48 Hình 4.1. Biểu đồ phân tán phần dư ............................................................... 61 Hình 4.2. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ............................................ 62
  10. TÓM TẮT LUẬN VĂN Nhằm nghiên cứu sâu hơn về thực trạngnhữngkhó khăn, vướng mắc của công tác quản lý rủi ro (QLRR) từ cấp cơ sở, tìm ra các nhân tố thực sự ảnh hưởng đến công tác QLRR làm tiền đề xây dựng các giải pháp hoàn thiện công tác QLRR đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Bình Định nói riêng và Ngành Hải quannói chung trong thời gian tới. Nội dung nghiên cứu trình bày thực trạng công tác QLRR và các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác QLRR hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định. Kết quả nghiên cứu phân tích thực trạng có mối liên hệ trực tiếp đến kết quả phân tích định lượng dữ liệu nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy Linear Regression/ Enter Remove ta thấy khi áp dụng mô hình cho nghiên cứu các thang đo (bảng phỏng vấn) 130 chuyên gia đến từ Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Bình Định cho thấy không hình thành những khái niệm khác so với mô hình gốc lý thuyết được tác giả xây dựng. Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là Chất lượng nguồn nhân lực, tiếp theo là yếu tố Quy trình QLRR, còn yếu tố tuân thủ của DN tác động mạnh thứ ba và cuối cùng là hai yếu tố cơ sở vật chất và yếu tố thể chế ảnh hưởng đến QLRR hàng hóa XNK tại Cục hải quan tỉnh Bình Định.Qua kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất các giải pháp tương ứng với từng nhân tố. Nhân tố chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng nhiều nhất nên trong thời gian tới Cục Hải quan tỉnh Bình Định cần đầu tư nhiều hơn cho lực lượng chuyên trách làm QLRR đảm bảo đủ về lượng và đảm bảo về chất, chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên sâuvề QLRR và nâng cao nhận thức của tất cả công chức về QLRR để nhận thấy được tầm quan trọng của QLRR trong hiện đại hóa Hải quan. Kết quả cho thấy sự phù hợp với các công trình nghiên cứu trước đây và thực tiễn tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định.
  11. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu hướng toàn cầu hóa, cùng với việc hội nhập sâu giữa các quốc gia, các Hiệp định thương mại, các Công ước quốc tế được ký kết ngày càng nhiều tạo sự gia tăng mạnh mẽ việc lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn …giữa các quốc gia. Yêu cầu đặt ra cho mỗi quốc gia là làm sao vừa kiểm soát tốt việc tuân thủ luật pháp vừa đảm bảo tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại. Yêu cầu đặt ra đối với cơ quan Hải quan là phải thường xuyên cải tiến các phương pháp quản lý để duy trì tính hiệu quả và tính phù hợp của các phương pháp quản lý. Cơ quan Hải quan không thể tương tác một cách thủ công với dòng chảy của hàng hóa mà cần phải chuyển từ cách kiểm soát của “người lính gác cửa truyền thống” sang một mô hình điều hành dựa trên quản lý rủi ro (QLRR).Quản lý nhà nước về Hải quan là hoạt động quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quả cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ Hải quan.1 Quản lý nhà nước về Hải quan là cần thiết nhằm bảo đảm tuân thủ chính sách pháp luật của nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học công nghệ. Từ 01/1/2006, Cục Hải quan tỉnh Bình Định đã áp dụng phương pháp QLRR để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Hải quan. Việc áp dụng QLRR vào hoạt động quản lý bước đầu đã đạt được một số kết quả, cân bằng giữa kiểm soát và tạo thuận lợi giúp giảm áp lực công việc, thủ tục Hải quan được thực hiện nhanh chóng thông qua phân tích đối tượng trọng điểm, mặt hàng trọng điểm có mức rủi ro cao và có phương pháp quản lý phù hợp. Tuy nhiên, việc thực hiện QLRR trong thực tế còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc, lực lượng chuyên trách QLRR còn nhiều hạn chế, việc nhận diện các yếu tố để thu thập, phân tích, đánh giá tiêu chí QLRR còn nhiều khó khăn dẫn đến hiệu quả quản lý chưa cao. Chính vì việc kiểm soát các yếu tố rủi ro, phân tích, nhận dạng rủi ro ở khâu thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu còn nhiều hạn chế dẫn đến 1 Quốc hội (2001) Luật Hải quan
  12. 2 một số doanh nghiệp (DN) lợi dụng sự thông thoáng trong thủ tục mà có những hành vi gian lận thương mại. Theo số liệu báo cáo của Cục Kiểm tra Sau thông quan- Tổng cục Hải quan, năm 2014 số thuế truy thu được của các DN xuất nhập khẩu có hành vi gian lận thuế là 1.104 tỷ đồng và trong năm 2015 lực lượng Kiểm tra Sau thông quan truy thu được 1.361 tỷ đồng. Tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định, năm 2014 truy thu được 1.819 triệu đồng, năm 2015 là 3.290 triệu đồng. Đối với các hành vi vi phạm pháp luật hải quan tại Cục Hải quan Bình Định năm 2014 đã xử lý 52 vụ, năm 2015 là 89 vụ vi phạm. Theo kết quả điều tra và thống kê của Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan, hơn 75% các vụ vi phạm pháp luật Hải quan liên quan đến vận tải đường biển, đây cũng là đối tượng quản lý chủ yếu của Cục Hải quan tỉnh Bình Định. Nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng QLRR trong hoạt động quản lý nhà nước về Hải quan, tôi chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng tới QLRR đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định” làm đề tài nghiên cứu nhằm nghiên cứu sâu hơn về thực trạng những khó khăn, vướng mắc của công tác QLRR từ cấp cơ sở, tìm ra các nhân tố thực sự ảnh hưởng đến công tác QLRR làm tiền đề xây dựng các giải pháp hoàn thiện công tác QLRR đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Bình Định nói riêng và Ngành Hải quannói chung trong thời gian tới. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu hướng đến các mục tiêu sau: - Thứ nhất là tìm ra các nhân tố chính ảnh hưởng tới công tác QLRR, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới công tác QLRR đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015. - Thứ hai là đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả QLRR đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về Hải quan trong giai đoạn hội nhập và phát triển. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận văn cần trả lời được các câu hỏi sau:
  13. 3 Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng tới công tác QLRR và mức độ tác động của các nhân tố đó đến công tác QLRR đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định? Câu hỏi 2: Cần có những khuyến nghị chính sách gì để nâng cao hiệu quả QLRR đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn: là các nhân tố có thể ảnh hưởng đến công tác QLRR đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu công tác QLRR đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định từ năm 2011 đến năm 2015. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp định tính: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật phỏng vấn và thảo luận sâu với các chuyên gia để xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quảQLRR đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định, đồng thời để bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát dùng đo lường mức độ hảnh hưởng đến QLRR. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: Bảng phỏng vấn chuyên gia là công cụ để thu thập dữ liệu định lượng. Dữ liệu sẽ được phân tích thông qua Phân tích nhân tố khám phá (EFA) tìm ra các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả QLRR. Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định sự tương quan giữa các biến và loại bỏ các biến có độ tin cậy không phù hợp. Đề tài sử dụng các dữ liệu thứ cấp từ nguồn báo cáo năm của Cục Hải quan tỉnh Bình Định làm cơ sở phân tích. 1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN Để nâng cao hiệu quả QLRR, bên cạnh sự nỗ lực của các cán bộ công chức Ngành Hải quan còn phụ thuộc vào tính tuân thủ pháp luật, tinh thần tự giác của
  14. 4 Doanh nghiệp (DN) và các yếu tố khác tác động đến QLRR. Luận văn tìm ra những nhân tố thực sự tác động đến công tác QLRR tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó và đề xuất một số giải pháp để QLRR đạt được hiệu quả cao hơn trong thời gian tới. 1.7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Luận văn được kết cấu gồm các chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về QLRR trong lĩnh vực hải quan. Chương 3: Thực trạng công tác QLRRđối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và khuyến nghị chính sách
  15. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN 2.1. Rủi ro và quản lý rủi ro 2.1.1 Các khái niệm về rủi ro Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro, ở những trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa khác nhau về rủi ro. Những định nghĩa có thể chia làm 2 trường phái lớn, trường phái truyền thống (còn gọi là trường phái tiêu cực) và trường phái trung hòa. Theo trường phái tiêu cực hay cách nghĩ truyền thống thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Theo cách nghĩ của trường phái này thì rủi ro được định nghĩa như sau: “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy ra” (Từ điển tiếng Việt, 1995);“Rủi ro là sự không may”GS. Nguyễn Lân (1998) Từ và ngữ Việt Nam. Tuy nhiên, theo trường phái trung hòa được đại diện bởi Frank Knight (2012)cho rằng: “rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” hoặc “Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không mong đợi “ Willett, A. H. (1901). Theo tài liệu của “ISO/IEC 73 (2002) QLRR - các khái niệm và hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn” của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO thì rủi ro là sự kết hợp giữa xác suất xảy ra của một sự kiện và hậu quả của sự kiện đó. Rủi ro xảy ra có thể mang lại lợi ích nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng, đem lại các kết quả xấu, không mong đợi. Vậy theo trường phái trung hòa thì rủi ro là những bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang tính tiêu cực vừa mang tính tích cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất, mất mát, nguy hiểm... cho con người, nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, nhận dạng, đo lường rủi ro người ta có thể tìm ra biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.
  16. 6 2.1.2 Rủi ro và sự không chắc chắn Rủi ro và sự không chắc chắn là hai khái niệm thường được sử dụng trong các tài liệu thuộc lĩnh vực QLRR. Một số tác giả đã có sự phân biệt giữa chúng. Thường thì định nghĩa về rủi ro hay không chắc chắn được thiết kế cho một nghiệp vụ hay dự án cụ thể. Để làm cho nó có hệ thống hơn, một nghiên cứu đã được thực hiện để định nghĩa về rủi ro và không chắc chắn. Những điều này đã được biên soạn và được thể hiện trong Bảng 2.1. Bảng 2.1. Một số khái niệm về rủi ro Tác giả Định nghĩa rủi ro Định nghĩa sự không chắc chắn Winch Thiếu thông tin, nhưng bằng Là một phần của thông tin cần thiết (2002) cách nhìn vào kinh nghiệm quá để đưa ra quyết định. Các thông tin khứ, đó là cách dễ dàng để dự cần thiết bao gồm số lượng thông đoán tương lai. Sự kiện và kết tin sẵn có và sự không chắc chắn. quả đã được biết đến và mong Mức độ không chắc chắn sẽ giảm đợi. một phần của dự án đang được tiến hành trong suốt vòng đời. Cleden Rủi ro là những gì có thể phát Là các biện pháp đo lường phi vật (2009) sinh từ sự thiếu hiểu biết. Rủi thể của những gì chúng ta không ro là những khoảng trống trong biết. Sự không chắc chắn là những kiến thức mà chúng ta nghĩ là gì còn lại sau khi tất cả những rủi mối đe dọa đối với dự án. ro đã được xác định. Sự không chắc chắn là lỗ hổng kiến thức của chúng ta,thậm chí không nhận thức được. Smith et al. Rủi ro xảy ra khi có một số Có thể có không đủ thông tin về sự (2006) kiến thức về sự kiện này. xuất hiện của một sự kiện, nhưng biết rằng nó có thể xảy ra. Webb Rủi ro là một tình huống mà Sự không chắc chắn là một tình (2003) trong đó chúng ta sở hữu một huống với kết quả về những người
  17. 7 số thông tin mục tiêu về những không có kiến thức. kết quả có thể có được. Nguy cơ rủi ro có thể được đánh giá một cách tích cực hay tiêu cực. Darnall and Rủi ro là xác suất tổn thất hoặc Preston thất bại (2010) Thiếu thông tin và kiến thức là những yếu tố thường được nhắc đến nhiều nhất bởi tất cả các tác giả là nguyên nhân hàng đầu cho một sự thất bại. Mô tả được cung cấp bởi Cleden (2009) sẽ phù hợp nhất với mục đích của bài viết này; rủi ro được định nghĩa là một khoảng trống trong kiến thức mà nếu không được xử lý đúng cách, sẽ tạo thành một mối đe dọa. Sự không chắc chắn được xác định theo một cách trừu tượng hơn. Các mô tả cung cấp trong bảng 2.1 là tương tự như nhau và yếu tố phổ biến là thiếu thông tin và kiến thức. Sự khác biệt lớn nhất theo định nghĩa là ý thức. Darnall và Preston (2010) tìm thấy một số rủi ro để có thể dự đoán được và dễ dàng để xác định trước khi chúng xảy ra, trong khi những người khác là không thể lường trước và có thể dẫn đến sự chậm trễ thời gian bất ngờ hoặc các chi phí bổ sung. Tuyên bố này tìm thấy xác trong định nghĩa được cung cấp bởi Cleden (2009), người sử dụng cùng một đối số xác định chắc chắn là khá khó lường, các sự kiện không lường trước được, trong khi rủi ro có thể thấy trước. Tổng quan về định nghĩa này có thể được tìm thấy trong hai thuật ngữ ngụ ý rằng không chắc chắn là một khái niệm rộng và nguy cơ là một phần của nó. Điều này khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa hai khái niệm nhưng đồng thời phân biệt chúng 2.1.3. Quản lý rủi ro (risk management) Smith et al (2006) đã cung cấp mô tả toàn diện về khái niệm của QLRR và làm thế nào quản lý rủi ro có thể được sử dụng trong thực tế. Theo các tác giả, QLRR không thể được coi là một công cụ để dự đoán tương lai vì điều đó là không thể. Thay vào đó, mô tả QLRR như là một công cụ tạo điều kiện để đưa ra quyết định tốt hơn dựa trên những thông tin. Bằng cách này, các quyết định dựa trên
  18. 8 thông tin không đầy đủ có thể tránh được và điều này sẽ đem đến hiệu suất tổng thể tốt hơn. Trong các nghiên cứu trước đây, QLRR được mô tả như là một quá trình với một số thủ tục được xác định trước. Phạm vi định nghĩa về QLRR có sự khác nhau giữa các tác giả, tuy nhiên những thông tin cốt lõi là như nhau. Cooper et al. (2005) giải thích bản chất của khái niệm nàynhư sau: Quá trình QLRR liên quan đến việc ứng dụng hệ thống các chính sách quản lý, quy trình và thủ tục với nhiệm vụ thiết lập bối cảnh, xác định, phân tích, đánh giá, xử lý, giám sát và giải quyết rủi ro (Cooper et al, 2005). Quá trình QLRR (Risk Management Process) là nguyên tắc cơ bản của sự hiểu biết và QLRR trong một nghiệp vụ, dự án. Nó bao gồm các giai đoạn chính như: xác định, đánh giá và phân tích, và phản ứng (Smith et al 2006) được thể hiện như trong hình 2.1. Tất cả các bước trong quá trình QLRR bao gồm khi đối phó với những rủi ro, để thực hiện hiệu quả các quá trình trong các nghiệp vụ, dự án. Có rất nhiều biến thể của quá trình QLRR có sẵn trong các nghiên cứu trên thế giới, nhưng khung mô tả phổ biến nhất bao gồm những bước được đề cập. Trong một số mô hình có thêm một bước gia tăng, và phần lớn các nguồn xác định nó như là giám sát rủi ro hoặc đánh giá. Hình 2.1. Chu trình QLRR Nguồn : Smith et al. (2006) 2.2. QLRR đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan và các yếu tố ảnh hưởng 2.2.1. Rủi ro về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Theo quan điểm của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO): rủi rolà những tác động không mong muốn, không đoán trước được đối với một đối tượng và rủi ro trong lĩnh vực hải quan là sự không tuân thủ pháp luật về hải quan.Theo Công ước KYOTO sửa đổi(1999) định nghĩa rủi ro là nguy cơ tiềm ẩn của việc không tuân thủ
  19. 9 pháp luật hải quan.Rủi ro về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có thể phát sinh từ các hạn chế, sơ hở trong chính sách quản lý hải quan, chính sách thuế, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩuhoặc trong tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hải quan có thể bị lợi dụng vi phạm pháp luật hải quan. Cụ thể, có thể khái quát các loại rủi ro về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau: Một là rủi ro trong tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu: Một số phương thức, thủ đoạn vi phạm như: khai báo hàng hóa thuộc diện ưu tiên miễn kiểm tra nhưng thực tế nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chính sách quản lý, hoặc cất giấu hàng cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu trong hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra, xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa vi phạm về môi trường như nhập khẩu phế liệu không đáp ứng tiêu chuẩn quy định, nhập khẩu rác thải công nghiệp, các chất làm suy giảm ôzôn, động thực vật quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng hoặc làm giả, tẩy sửa giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu... Hai là rủi ro về phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu. Phương thức, thủ đoạn chủ yếu là khai báo sai mã hàng hóa hoặc khai mã hàng dễ nhầm lẫn hoặc mã hàng khác nhằm hưởng ưu đãi về thuế suất thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu hoặc để né tránh việc áp dụng biện pháp kiểm tra giám sát của cơ quan Hải quan (đối với trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành...). Để hợp thức hóa việc khai mã số hàng hóa, các đối tượng thường khai sai về chủng loại, tính chất, thành phần, công dụng của hàng hóa... Ba là rủi ro về trị giá hải quan. Phương thức, thủ đoạn vi phạm được thể hiện chủ yếu dưới hai dạng: khai thấp hơn so với trị giá giao dịch thực tế hàng xuất khẩu, nhập khẩu nhằm giảm số thuế phải nộp; hoặc khai cao hơn so với trị giá giao dịch thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu để hưởng thuế hoàn cao hơn số thuế thực được hoàn hoặc khai cao hơn để hợp thức hóa việc khai gian lận nguồn vốn đóng góp của các công ty liên doanh, đầu tư nước ngoài, trốn tránh việc rửa tiền... Bốn là rủi ro về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Đối với hàng hóa nhập khẩu, các đối tượng thường sử dụng các hình thức khai báo sai hoặc giả mạo chứng nhận xuất xứ hàng hóa để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Rủi ro này thường xảy ra với các loại hàng hóa có thuế suất thuế nhập khẩu cao.
  20. 10 Năm là rủi ro về lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm các nguy cơ vi phạm như khai khống hoặc khai sai về số lượng hàng xuất nhập khẩu nhằm mục đích gian lận số tiền thuế phải nộp, gian lận hàng hóa phải có giấy phép, hàng cấm hoặc khai sai, khai khống hàng hóa thực xuất khẩu để hợp thức hóa nguyên liệu đầu vào của hàng hóa nhập khẩu nhằm tiêu thụ sản phẩm, nguyên liệu trong nước. Sáu là rủi ro trong nhập khẩu nguyên liệu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu. Rủi ro này có thể là việc hạch toán sai định mức nguyên liệu, vật tư thực tế sử dụng để sản xuất hàng hóa trong sổ sách kế toán; tráo đổi nguyên liệu nhập khẩu với nguyên liệu trong nước; lợi dụng việc gia công để thẩm lậu nguyên liệu, hàng hóa vào trong nước, gian lận trong hoàn thuế, không thu thuế và báo cáo quyết toán tài chính... Bảy là rủi ro trong kinh doanh tạm nhập – tái xuất: đó là việc lợi dụng hoạt động này để vận chuyển, buôn bán hàng hóa thuộc diện cấm sản xuất, kinh doanh hoặc thông qua hoạt động này để thẩm lậu hàng hóa cấm nhập khẩu, hàng nhập khẩu có điều kiện, hàng hóa có thuế suất cao vào nội địa Việt Nam. Tám là rủi ro về hàng giả, sở hữu trí tuệ. Ở nước ta hiện nay, các nguy cơ vi phạm về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra khá phổ biến. Tuy vậy, hành lang pháp lý và các biện pháp quản lý chưa rõ ràng nên số lượng các vụ vi phạm bị phát hiện trong thời gian qua chưa phản ánh đúng tình hình thực tế. Những nguy cơ vi phạm chủ yếu như: nhập khẩu hàng nhái, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được đăng ký tại Việt Nam. Chín là rủi ro về ma túy, tiền chất: Việt Nam được đánh giá vừa là thị trường trung chuyển vừa là thị trường tiêu thụ chất ma túy. Các đối tượng thường sử dụng thủ đoạn cất giấu ma túy trong hàng hóa hoặc khai báo sai chủng loại hàng hóa. Mười là rủi ro trong việc làm giả hồ sơ, chứng từ, quay vòng hồ sơ, chứng từ để hợp thức các lô hàng buôn lậu, gian lận thương mại. Các phương thức chủ yếu như: làm giả giấy phép, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành, làm giả hợp đồng, hóa đơn thương mại để hợp thức cho việc gian lận về trị giá hải quan; làm giả vận đơn, Packinglist, giấy chứng nhận xuất xứ để hợp thức nguồn gốc và luồng vận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2