Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên sàn HOSE
lượt xem 2
download
Kết cấu của đề tài nghiên cứu gồm có 5 chương như sau: Chương 1 - Giới thiệu bối cảnh vấn đề nghiên cứu, lý do chọn đề tài, vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu; Chương 2 - Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm liên quan; Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu; Chương 4 - Nội dung, kết quả của nghiên cứu; Chương 5 - Kết luận của luận văn và gợi ý hướng nghiên cứu xa hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên sàn HOSE
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ******* TRƢƠNG HUỆ NAM CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN HOSE TÓM TẮT (ABSTRACT) Ngoài các lý thuyết cấu trúc vốn kinh điển, gần đây một lý thuyết mới thuyết định thời điểm thịLUẬN VĂN THẠC trƣờng (Market Timing) vềSĨ cấuKINH trúc vốn,TẾ một quan điểm khác về cấu trúc vốn, đƣợc đƣa ra đầu tiên bởi Baker và Wurgler (2002) sau đó nhiều nhà nghiên cứu đã kiểm định mối liên quan giữa lý thuyết này và cấu trúc vốn của các công ty tại các quốc gia khác nhau. Tác giả nghiên cứu lý thuyết định thời điểm thị trƣờng tác động cấu trúc vốn các công ty niêm yết trên sàn HOSE, số liệu từ năm 2002 đến 2011. Tên đề tài : “ Nghiên cứu lý thuyết định thời điểm thị trƣờng tác động cấu trúc vốn công ty niêm yết trên sàn HOSE” TP HỒ CHÍ MINH - 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ******* TRƢƠNG HUỆ NAM CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN HOSE Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN THỊ THÙY LINH TP HỒ CHÍ MINH - 2012
- i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: Quý Thầy, Cô Trƣờng Đại Học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh, Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp đã hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tại trƣờng, đặc biệt là PGS.TS Trần Thị Thùy Linh – Giảng viên Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp đã hƣớng dẫn tận tình phƣơng pháp khoa học và nội dung đề tài. ThS Trần Thị Tuấn Anh, giảng viên khoa Toán-Thống Kê đã cung cấp một số tài liệu và giúp tôi hoàn thiện hơn luận văn của mình. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè các lớp cao học khóa 16 và 19 của Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh đã hỗ trợ, động viên khích lệ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn, trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu, song cũng không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận đƣợc những thông tin đóng góp, phản hồi quý báu từ Quý Thầy cô và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012 Ngƣời viết Trƣơng Huệ Nam
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Cô hƣớng dẫn là PGS.TS Trần Thị Thùy Linh. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng nhƣ số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác và đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu và kiểm chứng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng về sự cam đoan này. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012 Ngƣời viết Trƣơng Huệ Nam
- iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt BW Baker and Wurgler Baker và Wurgler CP Cổ phiếu CTV Cấu trúc vốn DN Doanh nghiệp DUMMY Biến giả EBITDA Earnings before interest, taxes, depreciation Lợi nhuận trƣớc lãi, thuế và khấu hao. EFWAMB External Finance Weighted Average Market to book Tỷ lệ giá trị thị trƣờng trên giá trị sổ sách bình quân tài trợ bên ngoài. FD Financial Deficit Thâm hụt tài chính FEM Fixed Effect Model Mô hình ảnh hƣởng cố định GDCK Giao dịch chứng khoán HOSE HoChiMinh Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán TP HCM HOT Hot Thị trƣờng phát hành nóng IPO Initial public offering Chào bán CP lần đầu ra công chúng LEV Leverage Đòn bẩy LOGSALES Logarithm of Sales Quy mô bằng log của doanh thu thuần. LSDV Least Squares Dummy Variable Hồi quy biến giả bình phƣơng nhỏ nhất. LT Long-term Timing Định thời điểm dài hạn LTD Longterm debt to total assets Nợ dài hạn trên tổng tài sản
- iv M/B Market to book Giá trị thị trƣờng trên giá trị sổ sách MLEV Market Leverage Đòn bẩy thị trƣờng MM Miller and Modigliani Miller và Modigliani MT Market Timing Định thời điểm thị trƣờng P/B Price to book Giá trị thị trƣờng trên giá trị sổ sách REM Random Effect Model Mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên STD Shortterm debt to total assets Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản TANG Tangible Assets Tài sản cố định hữu hình TCDN Tài chính doanh nghiệp TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TSCĐ Tài sản cố định hữu hình TTCK Thị trƣờng chứng khoán YT Yearly Timing Định thời điểm hằng năm
- v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kỳ vọng dấu tác động đòn bẩy của các nghiên cứu thực nghiệm ....................................................................................................................... 22 Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các biến phụ thuộc và ký hiệu các biến ............................ 30 Bảng 3.2 Bảng tổng hợp các biến độc lập trong mô hình hồi quy ........................... 31 Bảng 4.1 Bảng tổng hợp các biến của mô hình hồi quy qua phân tích CTV của các công ty niêm yết sàn HOSE ....................................................................................... 43 Bảng 4.2 Bảng tóm tắt mô tả thống kê các biến tác động cấu trúc vốn ................... 47 Bảng 4.3 Bảng kết quả hồi quy đánh giá sự có mặt các biến không cần thiết ................................................................................................................................... 50 Bảng 4.4 Bảng kết quả kiểm định Wald Test sự có mặt các biến không cần thiết ... 50 Bảng 4.5 Bảng kết quả kiểm định Redundant Variables-Likelihood Ratio sự có mặt các biến không cần thiết ............................................................................................ 51 Bảng 4.6 Bảng ma trận tương quan các biến giải thích ........................................... 53 Bảng 4.7 Bảng kết quả kiểm định tự tương quan của nhiễu Durbin-Watson........... 54 Bảng 4.8 Bảng kết quả kiểm định phù hợp của mô hình nghiên cứu ....................... 54 Bảng 4.9 Bảng kết quả kiểm định hổi quy dữ liệu bảng theo phương pháp mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed Effect Model, FEM) ........................................................ 55 Bảng 4.10 Bảng kết quả hồi quy: đòn bẩy LEV (mô hình 1) .................................... 57 Bảng 4.11 Bảng kết quả hồi quy: đòn bẩy thị trường MLEV (mô hình 2) ............... 59 Bảng 4.12 Bảng kết quả hồi quy: sự thay đổi trong đòn bẩy ΔLEV (mô hình 3) ..... 60 Bảng 4.13 Bảng kết quả hồi quy: phát hành cổ phần thuần Δe (mô hình 3.1)......... 60 Bảng 4.14 Bảng kết quả hồi quy: phát hành nợ thuần Δd (mô hình 3.2) ................. 61 Bảng 4.15 Bảng kết quả hồi quy: sự thay đổi lợi nhuận giữ lại ΔRE (mô hình 3.3) 62
- vi Bảng 4.16 Mức ý nghĩa của ma trận M/B ................................................................ 63 Bảng 4.17 Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm ..................................... 63
- vii DANH MỤC HÌNH-ĐỒ THỊ Hình 2.1 Tóm tắt lý thuyết định thời điểm thị trường (Market Timing) ..................... 7 Hình 2.2 Chia sự thay đổi đòn bẩy (ΔLEV) thành ba thành phần: Δe, Δd, ΔRE........ 8 Hình 2.3 Các nhân tố tác động cấu trúc vốn và mục tiêu nghiên cứu ..................... 25 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 27 Hình 3.2 Giả thiết nghiên cứu và kỳ vọng dấu ......................................................... 33 Hình 3.3 Các mô hình hồi quy thực hiện theo thứ tự sau: ....................................... 35 Hình 3.4 Các nhân tố trong mô hình hồi quy ........................................................... 35 Hình 4.1 Tỷ trọng các nhóm ngành trong mẫu nghiên cứu ..................................... 42 Đồ thị 4.1 Đòn bẩy sổ sách (LEV) và đòn bẩy thị trường (MLEV ........................... 44 Đồ thị 4.2: Tỷ trọng tổng nợ, nợ dài hạn và nợ ngắn hạn ........................................ 45 Đồ thị 4.3 Đồ thị phân phối của LEV, LTD, STD ..................................................... 46 Đồ thị 4.4 Đồ thị phân phối của M/B ....................................................................... 46 Đồ thị 4.5 Quy mô các công ty trong mẫu nghiên cứu ............................................. 47 Đồ thị 4.6: Tỷ lệ tổng nợ LEV và các biến giải thích M/B, Logsales ....................... 47 Đồ thị 4.7 Kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi ...................................... 51 Đồ thị 4.8 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan của nhiễu ........................................ 53
- viii TÓM TẮT (ABSTRACT) Các nghiên cứu thực nghiệm thế giới đã nghiên cứu nhiều yếu tố tác động cấu trúc vốn (CTV) để giúp doanh nghiệp (DN) thực hiện các quyết định tài chính nhằm tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, tối đa hóa lợi ích cổ đông và tăng khả năng cạnh tranh cụ thể nhƣ các nghiên cứu thực nghiệm: “Chúng ta biết gì về cấu trúc vốn” của Rajan và Zingales (1995); “Định thời điểm thị trường và cấu trúc vốn nghiên cứu thị trường Bắc Âu và Bắc Đại Tây Dương” Elise và Jonas (2010). Nội dung lý thuyết định thời điểm thị trƣờng (Market Timing Theory) các công ty phát hành cổ phần khi chứng khoán định giá cao và mua lại cổ phần hoặc phát hành nợ khi chứng khoán định giá thấp, đo lƣờng qua hai biến M/B và EFWAMB. Qua đó tác giả cũng mong muốn ứng dụng lý thuyết định thời điểm thị trƣờng này để đi vào những nhân tố ảnh hƣởng CTV cụ thể là: giá trị thị trƣờng trên giá trị sổ sách (M/B), tài sản cố định hữu hình (TANG), quy mô (LOGSALES), lợi nhuận (EBITDA). Tác giả sử dụng mô hình tác động cố định FEM trên dữ liệu bảng từ 01/2007 đến 12/2011 của 93 công ty Việt Nam niêm yết trên sàn HOSE để xem xét tác động của định thời điểm thị trƣờng (Market Timing: gọi tắt là MT) lên CTV nhƣ thế nào? Kết quả nghiên cứu: M/B tƣơng quan dƣơng với đòn bẩy (LEV), kết quả nghiên cứu không ủng hộ quan điểm lý thuyết MT (tƣơng quan âm). Ngoài ra, các nhân tố khác nhƣ: TANG, LOGSALES tƣơng quan mạnh và dƣơng với đòn bẩy, EBITDA tƣơng quan âm với đòn bẩy những kết quả này phù hợp với hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới. Mô hình hồi quy tổng quát theo lý thuyết MT tác động CTV tác giả xây dựng dựa trên mẫu nghiên cứu nhƣ sau: LEV 0.3367 0.0250M / B 0.0792TANG 0.1376LOGSALES 0.5889EBITDA (1)
- ix MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... v DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ ................................................................................vii TÓM TẮT (ABSTRACT)..................................................................................... viii CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ............................................. 1 1.1 Giới thiệu ..........................................................................................................1 1.2 Vấn đề thảo luận ..............................................................................................2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3 1.4 Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu .......................................................................4 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................4 1.6 Điểm mới của đề tài nghiên cứu .....................................................................4 1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu: .......................................................................5 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM (LITERATURE REVIEW) .......................................... 6 2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm ..........................................................................6 2.1.1 Các nghiên cứu thực nghiệm thế giới ............................................................6 2.1.1.1 Quan điểm 1: Định thời điểm thị trường có tác động lâu dài lên cấu trúc vốn. ............................................................................................................................. 6 2.1.1.2 Quan điểm 2: Định thời điểm thị trường tác động không lâu dài lên cấu trúc vốn. ........................................................................................................................... 10 2.1.1.3 Quan điểm 3: Định thời điểm thị trường tác động không rõ ràng lên cấu trúc vốn. ................................................................................................................... 13 2.1.1.4 Các nghiên cứu thực nghiệm ở Châu Á: ...................................................... 14 2.1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm Việt Nam .......................................................16
- x 2.1.3 Các khung lý thuyết về cấu trúc vốn trước đây (background) ....................19 2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng cấu trúc vốn ...........................................................24 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 27 3.1 Các biến, giả thiết, mô hình nghiên cứu. .....................................................27 3.1.1 Các biến phụ thuộc và độc lập trong mô hình nghiên cứu: ........................28 3.1.1.1 Các biến phụ thuộc của các mô hình hồi quy .............................................. 28 3.1.1.2 Các biến độc lập sử dụng trong mô hình ..................................................... 30 3.1.2 Các giả thiết nghiên cứu:.............................................................................31 3.1.3 Lựa chọn mô hình nghiên cứu: ....................................................................33 3.2 Dữ liệu và phƣơng pháp thu thập ................................................................36 3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu: .....................................................................................36 3.2.2 Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ........................................37 3.3 Phƣơng pháp kiểm định mô hình: ...............................................................37 CHƢƠNG 4: NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 41 4.1 Phân tích CTV của các công ty niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM (HOSE). .................................................................................................................41 4.2 Mô tả thống kê các biến giải thích và đòn bẩy tài chính ............................47 4.3 Kết quả phƣơng pháp kiểm định mô hình ..................................................48 4.3.1 Kiểm định sự có mặt của “biến không cần thiết” (Wald Test): ..................48 4.3.2 Kiểm định phương sai của nhiễu thay đổi: ..................................................51 4.3.3 Kiểm định đa cộng tuyến (Correlations): ....................................................51 4.3.4 Kiểm định tự tương quan của nhiễu (Durbin-Watson): ..............................52 4.3.5 Chọn lựa mô hình: .......................................................................................53 4.4 Phân tích kết quả kiểm định mô hình hồi quy ............................................55 4.4. 1 Mô hình hồi quy ..........................................................................................56 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................. 65 5.1 Kết luận ...........................................................................................................65
- xi 5.2 Những hạn chế của luận văn.........................................................................66 5.3 Những gợi ý và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ...............................................67 KẾT LUẬN CHUNG: ............................................................................................. 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC: Phụ lục 1: Công thức tính toán các biến Phụ lục 2: Bảng biểu hồi quy Phụ lục 3: Danh sách mẫu nghiên cứu Phụ lục 4: Kết quả hồi quy tỷ lệ nợ ngắn hạn STD và nợ dài hạn LTD
- 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1 Giới thiệu Có nhiều lý thuyết nghiên cứu cấu trúc vốn (CTV). Cấu trúc vốn là sự kết hợp các nguồn tài trợ, làm thế nào để tối thiểu hóa các chi phí sử dụng vốn và tối đa hóa lợi ích của cổ đông, tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Lý thuyết MM (Modigliani và Miller, 1958) cho rằng CTV độc lập giá trị (DN) với giả định thị trƣờng hoàn hảo. Tuy nhiên, trên thực tế giá trị công ty liên quan đến chi phí phá sản, chi phí đại diện, thuế, bất cân xứng thông tin. Các nhà nghiên cứu sau loại bỏ dần các giả định của MM. Lý thuyết đánh đổi Myers (1977) so sánh chi phí kiệt quệ tài chính và lợi ích tấm chắn thuế khi xác định CTV tối ƣu. Lý thuyết trật tự phân hạng (Myers và Majluf, 1984; Myers, 1984) dựa trên thông tin bất cân xứng các công ty theo một thứ bậc tài trợ từ nguồn vốn bên trong, nợ và phát hành cổ phần nhƣ phƣơng án cuối cùng. Lý thuyết tài chính hành vi Stein (1996) cũng đã chứng minh thị trƣờng vốn là không hiệu quả điều này có nghĩa là một vài chứng khoán dƣờng nhƣ đi chệch giá trị nội tại của nó qua một thời gian dài, các công ty có cơ hội tạo ra giá trị bằng việc mua và bán chứng khoán của họ. Stein (1996) gợi ý một lý thuyết mới lý thuyết định thời điểm thị trƣờng của CTV “Market Timing theory of capital structure”. Lý thuyết định thời điểm thị trƣờng (Market Timing Theory) một lý thuyết hiện đại về CTV đƣợc tìm thấy trong các nghiên cứu thực nghiệm. Lý thuyết này phát biểu rằng các công ty có khả năng phát hành cổ phần khi chứng khoán định giá cao và mua lại cổ phần hoặc phát hành nợ khi chứng khoán định giá thấp, đƣợc đo lƣờng qua hai biến M/B và EFWAMB. CTV là kết quả tích lũy của các nỗ lực trong quá khứ định thời gian thị trƣờng vốn cổ phần “Capital structure is a cumulative outcome of past attempts to time the equity market” Baker và Wurgler (BW, 2002, p1) đã xây dựng và đặt tên lý thuyết định thời điểm thị trƣờng “Market 1 Timing Theory” trong nghiên cứu “Market Timing and Capital Structure” đƣợc 1 Malcolm Baker and Jeffrey Wurgler, The Journal of Finance, Vol.57, No.1 (Feb.,2002), pp 1-32
- 2 xuất bản năm 2002, và gần đây là nghiên cứu “Định thời điểm thị trường và cấu trúc vốn nghiên cứu thị trường Bắc Âu và Bắc Đại Tây Dương” của Elise và Jonas (2010) tỷ lệ giá trị thị trƣờng trên giá trị sổ sách M/B là chỉ số quan trọng sẽ đƣợc trình bày trong đề tài này. 1.2 Vấn đề thảo luận Việc lựa chọn CTV hợp lý nhằm tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn, đủ nguồn vốn hoạt động an toàn và hiệu quả là mục tiêu của tất cả các DN. Các nhà nghiên cứu tranh luận gay gắt về CTV qua nhiều thập kỷ và nghiên cứu nhiều nƣớc trên thế giới. Tác giả nghiên cứu các lý thuyết CTV trong giáo trình “Tài chính doanh nghiệp hiện đại”, GS.TS Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2007) về nguyên tắc định thời điểm và phân tích EBIT-EPS giải thích tại sao các công ty niêm yết chọn thời điểm nào nên phát hành vốn cổ phần, thời điểm nào phát hành nợ sẽ làm tối đa giá trị thị trƣờng của DN. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động CTV theo lý thuyết kinh điển nhƣ: “Các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam” Trần Hùng Sơn (2008); “Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP Hồ Chí Minh” Nguyễn Thị Thanh Nga (2010); “Capital Structure and Firm Performance Listed Company in HoChiMinh Stock Exchange” (Cấu trúc vốn và hiệu quả công ty niêm yết trên sàn HOSE), Huỳnh Anh Kiệt (2010); “Evidence on Market-To-Book Value and Firm Performance A Study of Listed Firms in Viet Nam” (Bằng chứng giá trị thị trường trên giá trị sổ sách và hiệu quả công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam), Nguyễn Tƣờng Phƣơng (2011). Một lý thuyết mới lý thuyết định thời điểm thị trƣờng tác động lên CTV, một quan điểm khác về CTV đƣợc nghiên cứu đầu tiên bởi Baker và Wurgler (2002) sau đó, nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều nƣớc trên thế giới: Mỹ, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Phillipin, Indonesia…gần đây là nghiên cứu: “Định thời điểm thị trường và cấu trúc vốn nghiên cứu thị trường Bắc Âu và Bắc Đại Tây Dương”
- 3 của Elise và Jonas (2010). Tuy nhiên, tại Việt Nam lý thuyết này khá mới và ít các nghiên cứu liên quan. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên sàn HOSE” theo quan điểm lý thuyết định thời điểm thị trƣờng. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu các lý thuyết kinh điển CTV , các nghiên cứu thực nghiệm và các nhân tố ảnh hƣởng CTV của các lý thuyết kinh điển nhƣ: lý thuyết MM; thuyết trật tự phân hạng; lý thuyết đánh đổi…. các nhân tố ảnh hƣởng CTV trong các mô hình truyền thống nhƣ: lợi nhuận (profitability); tài sản cố định hữu hình (tangibility); thuế (tax); quy mô công ty (size); cơ hội tăng trƣởng (growth opportunities); đặc điểm riêng của tài sản công ty (uniqueness); tính thanh khoản (liquidity)…là những nhân tố chính ảnh hƣởng CTV DN. Tác giả nghiên cứu lý thuyết MT về CTV đƣợc Baker và Wurgler (2002) nghiên cứu đầu tiên và các tác giả khác nghiên cứu tại một số quốc gia, gần đây nghiên cứu của Elise và Jonas (2010). Đây là một lý thuyết mới về CTV, với nhân tố ảnh hƣởng là định thời điểm thị trƣờng (Market Timing) tác giả nghiên cứu các công ty niêm yết trên sàn HOSE. Nhằm tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Các bằng chứng thực nghiệm chứng minh có hỗ trợ lý thuyết MT tác động CTV các công ty niêm yết trên sàn HOSE hay không? (2) Nếu các bằng chứng tồn tại thì tác động MT này qua biến M/B có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến CTV lâu dài hay chỉ có ảnh hƣởng ngắn hạn? (3) Ngoài ra, những nhân tố khác trong lý thuyết kinh điển: tài sản cố định, quy mô, lợi nhuận tác động CTV các công ty niêm yết trên HOSE nhƣ thế nào?
- 4 1.4 Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu các nhân tố tác động đến CTV của 93 công ty niêm yết trên HOSE theo quan điểm lý thuyết định thời điểm thị trƣờng. Dữ liệu nghiên cứu từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2011, nguồn dữ liệu thu thập từ các website các công ty chứng khoán Việt Nam nhƣ www.cophieu68.com, www.stox.vn, và www.hsx.vn. 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu Để ứng dụng lý thuyết MT trong nghiên cứu tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng dựa trên mô hình tác động cố định FEM (Fixed Effect Model) còn gọi là hồi quy biến giả bình phƣơng nhỏ nhất LSDV (Least Squares Dummy Variable) trên dữ liệu bảng (Panel data) để xem xét tác động của MT qua biến M/B lên CTV nhƣ thế nào, ngoài ra tác giả còn xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập khác: tài sản cố định hữu hình, quy mô, lợi nhuận. Mô hình nghiên cứu đƣợc sử dụng trong những nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây nhƣ: Baker và Wurgler (2002), Elise và Jonas (2010). Tác giả sử dụng công cụ phân tích dữ liệu để thực hiện các nghiên cứu nhƣ: mô tả thống kê, mô hình hồi quy đa biến với Eviews 6 trên Windows. 1.6 Điểm mới của đề tài nghiên cứu Những nghiên cứu trƣớc đây thƣờng tập trung vào các nhân tố ảnh hƣởng CTV công ty nhƣ tài sản cố định hữu hình (tangibility); quy mô công ty (size); lợi nhuận (profitability); thuế (tax); cơ hội tăng trƣởng (growth opportunities); đặc điểm riêng của tài sản công ty (uniqueness); tính thanh khoản (liquidity) trong các nghiên cứu: “What do we know about capital structure? some evidence from international data” (Chúng ta biết gì về cấu trúc vốn) Rajan và Zingales (1995); “Capital Structure and financing decision-Evidence form the four Asian Tigers and Japan” (Cấu trúc vốn và quyết định tài trợ bốn con hổ Châu Á và Nhật Bản) Kuang Hua Hsu và Ching Yu Hsu (2011).
- 5 Tác giả nghiên cứu lý thuyết mới: thuyết định thời điểm thị trƣờng tác động CTV “Market Timing and Capital Structure” Baker và Wurgler (2002) nghiên cứu đầu tiên và một số tác giả khác nghiên cứu bổ sung ở một số nƣớc, gần đây là nghiên cứu:“Market Timing and Capital Structure evidence from the Nordic Market, Elise và Jonas (2010), với nhân tố ảnh hƣởng mới là định thời điểm thị trƣờng (MT) nhằm xem xét những nhân tố nào ảnh hƣởng đến các quyết định tài chính cũng nhƣ quyết định về CTV các công ty niêm yết trên HOSE nói riêng và gợi ý hƣớng nghiên cứu xa hơn. 1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu: Chƣơng 1: Giới thiệu bối cảnh vấn đề nghiên cứu, lý do chọn đề tài, vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu. Chƣơng 2: Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm liên quan. Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 4: Nội dung, kết quả của nghiên cứu Chƣơng 5: Kết luận của luận văn và gợi ý hƣớng nghiên cứu xa hơn. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1: Trong chƣơng này, tác giả nếu ra lý do chọn đề tài, xác định mục tiêu, đối tƣợng và phƣơng pháp, câu hỏi nghiên cứu là cơ sở cho quá trình nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, tác giả nêu lên những điểm mới của đề tài và kết cấu của đề tài nghiên cứu.
- 6 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM (LITERATURE REVIEW) Trong phần này tác giả sẽ trình bày các nghiên cứu thực nghiệm về lý thuyết MT tác động CTV, Baker và Wurgler (2002) nghiên cứu đầu tiên và xây dựng lý thuyết MT tác động CTV. Đây là khung lý thuyết xuyên suốt các nghiên cứu sau này về MT theo ba quan điểm chính: Một là, lý thuyết MT có tác động CTV và tác động này lâu dài, nghiên cứu điển hình cho quan điểm này chính là hai tác giả Baker và Wurgler (2002) xây dựng lý thuyết MT tác động CTV tại các công ty Mỹ giai đoạn 1968-1999. Hai là, lý thuyết MT có tác động CTV nhƣng tác động này không lâu dài, các nghiên cứu: Bie và Haan (2007), Kayhan và Titman (2007), Mahajan và Tartaroglu (2007), Tian, Shao và Luo (2008)… Ba là, lý thuyết MT tác động không rõ ràng và không phải là sự giải thích hợp lý, ƣu tiên khi quyết định CTV, nhƣ là lý thuyết trật tự phân hạng, nghiên cứu điển hình của Hogfeldt và Oborenko (2004) nghiên cứu các công ty Thụy Điển, Elise và Jonas (2010) nghiên cứu các nƣớc Bắc Âu và Bắc Đại Tây Dƣơng. 2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm 2.1.1 Các nghiên cứu thực nghiệm thế giới 2.1.1.1 Quan điểm 1: Định thời điểm thị trƣờng có tác động lâu dài lên cấu trúc vốn. Paper: “Market Timing and Capital Structure” định thời điểm thị trƣờng và cấu trúc vốn Baker và Wurgler (2002) i. Nội dung: Lý thuyết MT đƣợc nghiên cứu đầu tiên bởi Baker và Wurgler (2002) nội dung các công ty có khả năng phát hành cổ phần khi chứng khoán định giá cao và
- 7 mua lại cổ phần hoặc phát hành nợ khi chứng khoán định giá thấp, CTV là kết quả tích lũy của những nổ lực quá khứ định thời điểm thị trƣờng. Do đó, CTV hiện tại có liên quan mạnh mẽ với giá trị thị trƣờng quá khứ. Hình 2.1 Tóm tắt lý thuyết định thời điểm thị trƣờng (Market Timing) Mục tiêu nghiên cứu xem tác động tác động của MT cổ phần lên CTV nhƣ thế nào và liệu tác động này có ảnh hƣởng dài hạn hay ngắn hạn? Một mong đợi ít nhất có tác động trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu công ty tái cân bằng ngay sau đó để tránh các ảnh hƣởng của các quyết định tài trợ qua MT nhƣ những lý thuyết CTV kinh điển trình bày, khi đó MT sẽ không có tác động lâu dài lên CTV. Baker và Wurgler sử dụng phƣơng pháp hồi quy bình phƣơng bé nhất OLS cho các mô hình chung; Fama và MacBeth (1973) của đòn bẩy và sự thay đổi tích lũy quá khứ trên đòn bẩy từ trƣớc IPO lên M/B, tài sản cố định hữu hình, lợi nhuận, quy mô. Giả thuyết MT có tác động mạnh và lâu dài lên CTV. ii. Mô hình nghiên cứu Những nghiên cứu trƣớc đây, tác động của M/B lên đòn bẩy không rõ ràng: các công ty có tỷ lệ M/B cao thƣờng tăng trƣởng nhanh và cũng có thể phát hành nhiều nợ, cũng nhƣ phát hành cổ phần. Baker và Wurgler phân tích biến phụ thuộc là sự thay đổi trong đòn bẩy do những nhân tố nào tác động: các biến độc lập tài sản cố định hữu hình, quy mô, lợi nhuận Rajan và Zingales (1995), đòn bẩy và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 23 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn