Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu giống lúa trên đất lúa tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An
lượt xem 5
download
Mục tiêu của nghiên cứu là: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu giống lúa và đề xuất giải pháp đến chính quyền tại địa phương để đưa ra định hướng hoặc chính sách khuyến khích người nông dân chuyển đổi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu giống lúa trên đất lúa tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ---------------------------------------- NGUYỄN THỊ THÙY TRANG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU GIỐNG LÚA TRÊN ĐẤT LÚA TẠI HUYỆN TÂN HƯNG, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã ngành: 8.34.01.01 Long An, năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ---------------------------------------- NGUYỄN THỊ THÙY TRANG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU GIỐNG LÚA TRÊN ĐẤT LÚA TẠI HUYỆN TÂN HƯNG, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã ngành: 8.34.01.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Nguyên Long An, năm 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Tác giả Nguyễn Thị Thùy Trang
- ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tác giả xin gửi lời trân trọng cảm ơn đến Thầy TS. Nguyễn Thanh Nguyên - Người hướng dẫn khoa học của tác giả. Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn và định hướng về mặt khoa học cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn. Đồng thời, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An cùng các Quý Thầy, Cô của Khoa Đào tạo Sau Đại học đã truyền đạt những kiến thức, phương pháp và kinh nghiệm nghiên cứu quý báu cho tác giả trong suốt quá trình học tập tại trường. Xin gửi lời cảm ơn đến các cơ quan Sở, ngành cấp tỉnh, huyện Tân Hưng, đặc biệt là Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Hưng và các xã của huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, Cục Thống kê tỉnh Long An đã hợp tác, chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tài liệu quan trọng và giúp tôi hoàn thành tốt luận văn, đồng thời tác giả cũng xin chân thành cảm ơn đến các hộ nông dân đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả thu thập dữ liệu. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu của mình. Tác giả Nguyễn Thị Thùy Trang
- iii NỘI DUNG TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu giống lúa trên đất lúa tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An” được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu giống lúa của các hộ trồng lúa ở huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. Qua đó, đề xuất những giải pháp nhằm góp phần tăng cường hoặc hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố đến sự chuyển đổi cơ cấu giống lúa trên đất lúa tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, góp phần thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua bảng câu hỏi phác thảo, hỏi ý kiến chuyên gia tiến hành phỏng vấn thử 5 nông hộ ở huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, từ đó hoàn chỉnh bảng câu hỏi điều tra chính thức và đưa ra mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định tính kết hợp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát chính thức, với kích thước mẫu hợp lệ thu về có giá trị sử dụng là 198/200 mẫu ở 05 xã thuộc huyện Tân Hưng, tỉnh Long An làm đại diện cho tổng thể nghiên cứu, cuộc khảo sát được thực hiện từ tháng 2-4 năm 2019. Dữ liệu sau khi thu thập được phân tích thống kê mô tả và phân tích hồi quy Binary Logistic. Kết quả hồi quy Binary Logistic và thực hiện một số kiểm định của mô hình, cho thấy có 05 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi giống lúa của nông hộ trên địa bàn huyện Tân Hưng, tỉnh Long An theo thứ tự tác động của các nhân tố gồm: Hỗ trợ đầu tư sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm, Tiếp cận tín dụng, Tham gia tổ chức chính trị xã hội, Học vấn, Đất đai khí hậu thời tiết với mức ý nghĩa thống kê từ 1%, 5%. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với chính quyền địa phương cũng như đối với nông hộ dựa trên các biến có ý nghĩa thống kê của mô hình nghiên cứu để góp phần tăng cường hoặc hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố đến sự chuyển đổi cơ cấu giống lúa trên đất lúa tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.
- iv THE CONTENT IN SUMMARY The research topic is in the terms of "Factors affecting the transformation of rice seed structure on land in Tan Hung district, Long An province" carried out to determine the factors affecting to making the decisions to change the structure of rice seeds grown by households in Tan Hung district, Long An province. Thereby, to propose solutions that help to strengthening or limiting the influence of factors on the transformation of rice seed structure on land in Tan Hung district, Long An province contributing to the implementation of Vietnam's Rice Restructuring Scheme to 2020 and vision to 2030. The study has been carried out in two stages, preliminary research and official one. Preliminary research was carried out through sketch questionnaires, consulted experts to conduct interviews with 5 farmers in Tan Hung district, Long An province, thereby completing the official survey questionnaire and creating a research model. While official research was performed by a qualitative method combining quantitative research through formal surveys, with valid sample sizes collected that have valuable use of 198/200 samples in 05 communes of Tan Hung district, Long An province as a representative of the overall study, the survey was conducted from the 2nd to 4th of April in 2019. The data after collecting were analyzed, statistically described and analyzed Binary Logistic regression. The results of Binary Logistic regression and implementation of some model tests expose 05 factors affecting to decisions made by farmers to convert their rice seeds in Tan Hung district, Long An province. The impact of these factors in order as including: Supporting investment in production or product consumption, accessing to credit, participating in socio-political organization, education, land and climate with significance statistics from 1%, 5%. According to the achieved results, the author would like to propose some recommendations for local authorities as well as farmers based on the statistically significant outcome of the research model contributed to strengthen or limit the influence of factors on the transformation of rice seed structure on land in Tan Hung district, Long An province.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii NỘI DUNG TÓM TẮT ............................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................x DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ ....................................................................... xii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ............................................................ xiii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ............................................................. xiv Ký hiệu .................................................................................................................... xiv Nội dung diễn giải ................................................................................................... xiv NỘI DUNG LUẬN VĂN ............................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ...................................................... 1 1.1. Sự cần thiết của đề tài .......................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể……………………………………………………………….2 1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………..3 1.4. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3 1.4.1. Phạm vi về không gian địa điểm .......................................................................3 Đề tài nghiên cứu tại địa bàn huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. .................................. 3 1.4.2. Phạm vi về thời gian..........................................................................................3 Dữ liệu thứ cấp: Từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2018. .............................. 3 1.5. Câu hỏi nghiên cứu……………………………………………………………..3 1.6. Những đóng góp mới của luận văn ......................................................................3 1.6.1. Đóng góp về phương diện khoa học .................................................................3 1.6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn ..................................................................3 1.7. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………..4
- vi 1.8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước ........................................................4 1.8.1. Các nghiên cứu trong nước ...............................................................................4 1.8.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................7 1.9. Kết cấu của luận văn……………………………………………………………8 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................... 10 2.1. Khái niệm cơ cấu giống lúa…………………………………………………...10 2.2. Chuyển đổi cơ cấu giống………………………………………………………11 2.3. Vai trò của chuyển đổi cơ cấu giống lúa………………………………………12 2.4. Các lý thuyết liên quan đề tài nghiên cứu ..........................................................14 2.4.1. Bản chất của thị trường lúa gạo ......................................................................14 2.4.2. Thay đổi công nghệ .........................................................................................16 2.4.3. Sự cải tiến ........................................................................................................16 2.4.4. Sự liên kết và sản xuất ....................................................................................17 2.4.5. Yếu tố quyết định mức độ hành vi chấp nhận của nông hộ ............................20 2.4.6. Sử dụng đầu vào tối ưu và lợi nhuận thu được từ đầu vào .............................21 2.4.7. Lý thuyết về đầu vào và đầu ra .......................................................................22 2.4.8. Lý thuyết về hiệu quả kinh tế ..........................................................................23 2.4.9. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế............................................................24 2.4.10. Lợi nhuận kỳ vọng ........................................................................................24 2.5. Các nghiên cứu trước liên quan……………………………………………….25 2.6. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 28 2.6.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................28 2.6.2. Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ......................................................29 2.6.3. Điểm mới của mô hình nghiên cứu .................................................................34 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 35 3.1. Tổng quan về huyện Tân Hưng, tỉnh Long An………………………………..35
- vii 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực ...............................................................36 3.1.2. Hệ thống giao thông thủy lợi ..........................................................................38 3.2. Tình hình sản xuất vùng nghiên cứu .................................................................. 38 3.2.1. Các loại giống lúa chủ yếu .............................................................................38 3.2.2. Các loại giống lúa khác...................................................................................40 3.3. Quy trình nghiên cứu………………………………………………………….41 3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................42 3.4.1. Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................................42 3.4.2. Nghiên cứu chính thức ....................................................................................42 3.5. Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................42 3.5.1. Cách tiếp cận dữ liệu nghiên cứu ....................................................................42 3.5.2. Cách thức thu thập dữ liệu sơ cấp ...................................................................44 3.5.3. Mẫu nghiên cứu ...............................................................................................44 3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................45 3.6. Phân tích dữ liệu và các kiểm định……………………………………………45 3.6.1. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu .....................................................................45 3.6.2. Các kiểm định trong mô hình nghiên cứu .......................................................46 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 48 4.1. Mô tả nghiên cứu……………………………………………………………...48 4.2. Thực trạng chuyển đổi cơ cấu giống lúa của huyện Tân Hưng .........................49 4.2.1. Thống kê số hộ chuyển đổi giống lúa .............................................................49 4.2.2. Lý do hộ chuyển đổi giống lúa.......................................................................49 4.2.3. Thời gian hộ chuyển đổi giống lúa .................................................................50 4.2.4. Lý do hộ không chuyển đổi giống lúa............................................................50 4.2.5. Thực trạng chuyển đổi giống lúa của hộ trồng lúa .........................................51 4.3. Thống kê mô tả các biến trong mô hình.............................................................52
- viii 4.3.1. Quyết định chuyển đổi giống lúa và nhóm yếu tố thuộc điều kiện của hộ .....52 4.3.2. Quyết định chuyển đổi giống lúa và nhóm yếu tố thuộc nhóm hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển và chuyển đổi .........................................................................57 4.3.3. Quyết định chuyển đổi giống lúa và nhóm yếu tố thị trường .........................58 4.3.4. Quyết định chuyển đổi giống lúa và nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên ............59 4.4. Kiểm định sự tương quan……………………………………………………...60 4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi giống lúa của hộ trồng lúa..60 4.5.1. Kiểm định ý nghĩa các hệ số hồi qui ...............................................................60 4.5.2. Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát của mô hình ........................................61 4.5.3. Kiểm định khả năng giải thích của mô hình ...................................................62 4.5.4. Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình .........................................62 4.5.5. Phân tích kết quả hồi quy Binary Logistic ......................................................63 4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................63 4.6.1. Trình độ học vấn chủ hộ..................................................................................63 4.6.2. Tham gia tổ chức chính trị xã hội ở địa phương .............................................64 4.6.3. Hỗ trợ đầu tư SXTT ........................................................................................64 4.6.4. Đất đai, khí hậu, thời tiết .................................................................................64 4.6.5. Tiếp cận tín dụng .............................................................................................65 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .............................................. 70 5.1. Kết luận .............................................................................................................. 70 5.2. Hàm ý quản trị về các yếu tố ảnh hưởng chuyển đổi cơ cấu giống lúa ............. 72 5.2.1. Đối với yếu tố hỗ trợ đầu tư sản xuất và tiêu thụ……………………………72 5.2.2. Đối với yếu tố tín dụng ngân hàng…………………………………………..73 5.2.3. Đối với yếu tố tham gia tổ chức chính trị xã hội…………………………….73 5.2.4. Đối với yếu tố trình độ học vấn……………………………………………..73 5.2.5. Đối với yếu tố Đất đai, khí hậu, thời tiết……………………………………74
- ix 5.3. Hạn chế của đề tài……………………………………………………………..74 5.4. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................. 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................76 PHỤ LỤC I: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ...........................................................80 PHỤ LỤC II: KHẢO SÁT CHUYÊN GIA ..............................................................85 PHỤ LỤC III: SỐ LIỆU CƠ CẤU GIỐNG HUYỆN TÂN HƯNG TỪ NĂM 2014 ĐẾN NĂM 2018 VÀ CHỦNG LOẠI XUẤT KHẨU GẠO GIAI ĐOẠN 2016-2018 ...................................................................................................................................88 PHỤ LỤC IV: KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ HỒI QUY .............................92
- x DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG BIỂU TÊN BẢNG BIỂU TRANG Bảng 2.1 Diện tích lúa 5 năm từ năm 2014 đến năm 2018 13 Sản lượng lúa 5 năm từ năm 2014 đến năm Bảng 2.2 14 2018 Năng suất lúa 5 năm từ năm 2014 đến năm Bảng 2.3 14 2018 Cơ cấu các loại giống lúa gieo cấy từ năm 2014 Bảng 3.1 39 đến năm 2018 của huyện Tân Hưng Bảng 4.1 Hiện trạng trồng giống lúa của vùng điều tra 51 Hiện trạng trồng giống lúa trước đó của vùng Bảng 4.2 51 điều tra Thời gian đồng ý chuyển đổi giống lúa trong Bảng 4.3 52 vùng khảo sát Tuổi của chủ hộ theo quyết định chuyển đổi Bảng 4.4 53 giống Đặc điểm giới tính của chủ hộ theo quyết định Bảng 4.5 54 chuyển đổi giống Quy mô hộ theo quyết định chuyển đổi giống Bảng 4.6 54 lúa Quy mô đất canh tác của hộ theo quyết định Bảng 4.7 55 chuyển đổi cây trồng Quy mô vốn sở hữu của hộ trong tổng vốn đầu Bảng 4.8 56 tư
- xi Chủ hộ hoặc thành viên trong gia đình tham gia Bảng 4.9 56 tổ chức CTXH Dịch vụ hỗ trợ công nghệ từ Trung tâm Khuyến Bảng 4.10 57 nông, công ty Bảng 4.11 Tiếp cận tín dụng với quyết định chuyển đổi 57 Bảng 4.12 Hỗ trợ đầu tư sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm 58 Bảng 4.13 Lợi nhuận kỳ vọng với quyết định chuyển đổi 58 Bảng 4.14 Mức tiêu thụ giống lúa chuyển đổi 59 Bảng 4.15 Mùa vụ sản xuất theo quyết định chuyển đổi 59 Đất đai, khí hậu, thời tiết theo quyết định Bảng 4.16 60 chuyển đổi Bảng 4.17 Bảng mức độ phù hợp tổng quát của mô hình 61 Bảng 4.18 Bảng mức độ giải thích của mô hình 62 Bảng 4.19 Bảng mức độ dự báo chính xác của mô hình 62 Ước lượng xác suất hộ tham gia chuyển đổi cây Bảng 4.20 63 trồng theo tác động biên của từng nhân tố
- xii DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ ĐỒ THỊ VÀ TÊN ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ TRANG HÌNH VẼ Hình 2.1 Sơ đồ chuỗi giá trị lúa gạo ở ĐBSCL, 2010 15 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển Hình 2.2 33 đổi giống Biểu đồ Đánh giá về điều kiện đất đai, khí hậu Hình 3.1 36 thời tiết Hình 3.2 Biểu đồ Đánh giá về nguồn nước 37 Biểu đồ Cơ cấu các loại giống lúa của huyện Hình 3.3 39 Tân Hưng từ năm 2014 đến năm 2018 Hình 3.4 Quy trình nghiên cứu 41 Hình 4.1 Biểu đồ Thể hiện địa bàn khảo sát 48 Biểu đồ Quyết định chuyển đổi giống lúa nông Hình 4.2 49 hộ
- xiii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Ký hiệu Nội dung diễn giải ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh SXTT Sản xuất tiêu thụ TCCTXH Tổ chức chính trị xã hội HN Hà Nội
- xiv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Ký hiệu Nội dung diễn giải SPSS Statistical Package for the Social Sciences Chương trình được sử dụng để phân tích thống kê trong khoa học xã hội. OECD Organization for Economic Co-operation and Development: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
- 1 NỘI DUNG LUẬN VĂN CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Sự cần thiết của đề tài Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của cả nước. Trong đó, Long An là tỉnh có diện tích sản xuất vựa lúa gạo lớn trong vùng ĐBSCL. Diện tích đất của toàn tỉnh Long An là 449.494 ha. Đất nông nghiệp là 360.251 ha, trong đó đất trồng lúa là 266.528 ha, chiếm 74% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh, là cây trồng chủ lực của tỉnh. (theo niên giám thống kê 2017). Những năm qua, sản xuất lúa đã đóng góp quan trọng vào xuất khẩu gạo của tỉnh, cơ cấu giống lúa có nhiều thay đổi, ngày càng tăng cơ cấu giống lúa chất lượng cao. Hiện nay tỉnh Long An đang triển khai xây dựng vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao 20.000 ha trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2020. Việc chuyển đổi giống là một điều tất yếu trong sự phát triển sản xuất lúa. Trong đó huyện Tân Hưng là huyện chiếm diện tích trồng lúa lớn nhất trong 15 đơn vị hành chính của tỉnh Long An, trong đó đến năm 2018 huyện Tân Hưng đã gieo trồng thêm 06 loại giống lúa chất lượng cao mà năm 2014 không có như giống lúa RVT, Đài thơm 8, Nhật, OM 5451, OM 7347, Lộc trời 5 đây là các loại giống lúa đang được thị trường chấp nhận và mang lại hiệu quả cho người nông dân; đến nay giống lúa chất lượng cao, thơm, đặc sản chiếm 86,5%, tăng 18,5% so với năm 2014. Tuy nhiên các giống lúa phải phù hợp mùa vụ, thị trường và phù hợp với diễn biến nguồn nước, tình hình xâm nhập mặn. Việc phát triển cơ cấu giống lúa cũng chưa hoàn toàn gắn kết với nhu cầu thị trường tiêu thụ; bên cạnh đó, việc nông dân chọn giống bị thoái hóa, giống kém chất lượng cũng ảnh hưởng tới năng suất và khả năng kháng bệnh của cây lúa. Trước yêu cầu từ thực tế sản xuất, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã đưa các giống lúa mới vào khảo nghiệm, nhân rộng trên địa bàn huyện Tân
- 2 Hưng, giúp cho việc thay đổi cơ cấu giống ở các vùng trồng lúa có nhiều chuyển biến tích cực, đem lại những kết quả khả quan và đem lại lợi ích kinh tế cao; đặc biệt thay đổi cơ cấu giống lúa theo thị trường tiêu thụ thông qua thực hiện mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi khép kín là hết sức cần thiết và đây cũng là chủ trương của Chính phủ hiện nay và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Hiện nay, Chính phủ ban hành Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (thay thế Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 trước đây). Đây cũng là chủ trương lớn để nông dân cần thay đổi cơ cấu giống phù hợp với đặt hàng của doanh nghiệp để có đầu ra ổn định, có hiệu quả kinh tế. Vì vậy, việc đánh giá, nhìn nhận lại hiệu quả, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi giống của các hộ sản xuất lúa trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết. Do vậy tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu giống lúa trên đất lúa tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An” làm nghiên cứu luận văn thạc sỹ. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích cho những người làm công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp, về nông hộ trong việc đầu tư, quy hoạch và phát triển cây lúa của huyện cho năng suất, sản lượng cao, ổn định và hiệu quả hơn trong thời gian tới gắn với nhu cầu thị trường, trên cơ sở đó, tác giả đề xuất, gợi ý một số biện pháp và chính sách nhằm tăng cường hoặc hạn chế các yếu tố. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu giống lúa và đề xuất giải pháp đến chính quyền tại địa phương để đưa ra định hướng hoặc chính sách khuyến khích người nông dân chuyển đổi. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến quyết định chuyển đổi giống lúa của hộ nông dân.
- 3 Đề xuất những khuyến nghị, giải pháp nhằm góp phần tăng cường hoặc hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố đến sự chuyển đổi cơ cấu giống lúa. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu giống lúa. Đối tượng khảo sát là các hộ nông dân trồng lúa. 1.4. Phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Phạm vi về không gian địa điểm Đề tài nghiên cứu tại địa bàn huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. 1.4.2. Phạm vi về thời gian Dữ liệu sơ cấp (thực hiện điều tra): từ tháng 02 đến tháng 4 năm 2019. Dữ liệu thứ cấp: Từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2018. 1.5. Câu hỏi nghiên cứu Những câu hỏi đặt ra cần phải trả lời khi nghiên cứu: Câu hỏi 1: Thực trạng cơ cấu giống lúa sản xuất tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An? Câu hỏi 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chuyển đổi giống lúa của hộ nông dân trồng lúa tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An? Câu hỏi 3: Những giải pháp nào nhằm góp phần tăng cường hoặc hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố đến sự chuyển đổi cơ cấu giống lúa tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An? 1.6. Những đóng góp mới của luận văn 1.6.1. Đóng góp về phương diện khoa học - Hệ thống hóa cơ sở lý luận những yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu giống lúa. - Để cho các nghiên cứu sau này trong cùng chung lĩnh vực nghiên cứu tham khảo. 1.6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn Đề tài nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo, cho chính quyền địa phương hiểu sâu hơn vấn đề và đưa ra các chính sách, biện pháp phù hợp, thúc đẩy phát triển kinh tế hộ nông dân và kinh tế địa phương.
- 4 1.7. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này tác giả vận dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính được được thực hiện qua: thu thập dữ liệu, báo cáo, tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm đánh giá thực trạng tình hình sản xuất các giống lúa, các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi giống lúa. Việc nghiên cứu định tính giúp nhận diện các vấn đề liên quan đến đề tài, làm cơ sở để kiểm tra các yếu tố tác động được đề ra trong mô hình lý thuyết, thiết kế câu hỏi nghiên cứu, đưa ra mô hình nghiên cứu thực tế và là cơ sở để đo lường các biến trong nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng được thực hiện với bảng khảo sát theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, cỡ mẫu cho nghiên cứu chính thức được thu thập trực tiếp (dự kiến n= 200) người nông dân tại các xã của huyện Tân Hưng. Dữ liệu được thu thập sau khi loại bỏ những phiếu khảo sát không hợp lý (nếu có) tác giả đưa dữ liệu vào phần mềm SPSS 20.0 để xử lý và phân tích. Xử lý dữ liệu loại biến không hợp lệ, dữ liệu sau khi thu thập được phân tích thống kê mô tả và phân tích hồi quy Binary Logistic, kiểm định ý nghĩa hệ số hồi quy. 1.8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước 1.8.1. Các nghiên cứu trong nước (1) Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Sáng (2009), Luận văn thạc sỹ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội về “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Đông Sơn – tỉnh Thanh Hóa”. Tác giả đã đưa ra các yếu tố liên quan đến đề tài nghiên cứu gồm: các yếu tố tự nhiên (đất, nước, khí hậu), các yếu tố sinh vật (cây trồng, vật nuôi), các yếu tố về kinh tế xã hội (cơ chế chính sách, thị trường, dịch vụ, điều kiện cơ sở hạ tầng và nông hộ) có ảnh hưởng trực tiếp đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. (2) Nghiên cứu của tác giả Đinh Ngọc Lan (2013), Tạp chí Khoa học & Công nghệ, số 62, trang 129–133 về “Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất ruộng theo hướng sản xuất hàng hóa tại thành phố Lạng Sơn”. Kết quả nghiên cứu cho thấy trở ngại chính đối với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gồm: Điều
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn