intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng TMCP Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

42
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây dựng và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng TMCP Việt Nam. Thông qua đó, các ngân hàng có thể nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng các chiến lược hợp lý để có thể duy trì và thu hút thêm các khách hàng mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng TMCP Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------- NGUYỄN HOÀNG KIỆT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNGCỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ CHí Minh – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------- NGUYỄN HOÀNG KIỆT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNGCỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng. Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng TMCP Việt Nam” là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Trương Quang Thông. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2015 Nguyễn Hoàng Kiệt
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ........................................................................ 1 1.1 Lý do thực hiện đề tài: ....................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: ......................................................................................... 1 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2 1.5 Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................. 3 1.6 Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 3 1.7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu............................................................. 4 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM .............................................................................. 5 2.1 Tổng quan về thẻ tín dụng ................................................................................. 5 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ tín dụng trên thế giới .................. 5 2.1.2 Khái niệm thẻ tín dụng ................................................................................ 6 2.1.3 Đặc điểm thẻ tín dụng: ................................................................................ 6 2.1.4 Phân loại thẻ tín dụng:................................................................................. 7 2.1.5 Phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng ................................................. 9 2.1.6 Các chủ thể tham gia thị trường thẻ tín dụng: ........................................... 11 2.1.7 Tiện ích và rủi ro của thẻ tín dụng ............................................................ 15 2.2 Cơ sở lý thuyết về hành vi lựa chọn của người tiêu dùng: .............................. 17 2.2.1 Xu hướng tiêu dùng:.................................................................................. 17
  5. 2.2.2 Thuyết hành động hợp lí (TRA-Theory of Reasoned Action) .................. 19 2.2.3 Thuyết hành vi hoạch định (TPB -Theory of Planned Behavior) ............. 20 2.2.4 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM-Technology Acceptance Model) .. 20 2.3 Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ngân hàng của khách hàng cá nhân: .................................................................................................. 21 2.3.1 Hình ảnh thương hiệu của ngân hàng........................................................ 21 2.3.2 Chất lượng dịch vụ .................................................................................... 22 2.3.3 Chi phí sử dụng thẻ: .................................................................................. 24 2.3.4 An toàn bảo mật: ....................................................................................... 25 2.4 Các nghiên cứu liên quan đến sự lựa chọn ngân hàng khi sử dụng thẻ tín dụng của các khách hàng cá nhân: ..................................................................................... 25 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết kiểm định: .............................. 26 2.5.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất: .................................................................... 26 2.5.2 Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến: ......................................................... 28 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH VÀ SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM .......................................................... 29 3.1 Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng ở các Ngân hàng TMCP Việt Nam thời gian qua ..................................................................................................... 29 3.1.1 Các ngân hàng cung cấp hoạt động thẻ tín dụng tại Việt Nam ................. 29 3.1.2 Về phát hành thẻ ........................................................................................ 32 3.1.3 Sự cạnh tranh trên thị trường .................................................................... 33 3.1.4 Doanh số thanh toán thẻ ............................................................................ 33 3.1.5 Hệ thống ATM và POS ............................................................................. 35 3.1.6 Hạ tầng Internet ......................................................................................... 36 3.2 Các hoạt động thu hút khách hàng cá nhân của ngân hàng nước ngoài .......... 37 3.3 Các hoạt động thu hút khách hàng cá nhân của ngân hàng trong nước ........... 39 3.4 Một số ưu nhược điểm của hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng ở Việt Nam hiện nay...................................................................................................................... 40 3.4.1 Ưu nhược điểm:......................................................................................... 40
  6. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NH TMCP VIỆT NAM ...................................................................................................... 46 4.1 Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................... 46 4.1.1 Mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 46 4.1.2 Nghiên cứu sơ bộ ...................................................................................... 46 4.1.3 Xây dựng thang đo nghiên cứu ................................................................. 48 4.1.4 Phương pháp phân tích dữ liệu: ................................................................ 49 4.2 Phân tích kết quả nghiên cứu: .......................................................................... 50 4.2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu: ............................................................................. 50 4.2.2 Kiểm định thang đo ................................................................................... 54 4.2.3 Kiểm định các giả thuyết, mô hình nghiên cứu thông qua phân tích hồi quy ................................................................................................................... 60 CHƯƠNG 5 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ TÍN DỤNG TẠI CÁC NH TMCP VIỆT NAM ............................................................................. 67 5.1 Định hướng phát triển thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam trong thời gian tới . .......................................................................................................................... 67 5.1.1 Định hướng trong nghiệp vụ phát hành thẻ: ............................................. 67 5.1.2 Định hướng trong nghiệp vụ thanh toán: .................................................. 67 5.1.3 Nhóm giải pháp về điều kiện triển khai và phát triển thẻ tín dụng ........... 68 5.1.4 Nhóm giải pháp nâng cao uy tín, thương hiệu của ngân hàng: ................. 68 5.1.5 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng : .................... 69 5.1.6 Nhóm giải pháp về Marketing-Quan hệ khách hàng ................................ 71 5.1.7 Nhóm giải pháp đa dạng hóa chi phí sử dụng thẻ: .................................... 72 5.2 Giải pháp gia tăng các yếu tố tác động tích cực đến quyết định sử dụng ngân hàng khi sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Việt Nam: ..................... 73 5.2.1 Phát triển số lượng khách hàng sử dụng thẻ tín dụng: .............................. 73 5.2.2 Phát triển mạng lưới thanh toán thẻ: ......................................................... 73 5.2.3 Giải pháp đầu tư công nghệ và con người : .............................................. 74
  7. 5.2.4 Phát triển các dịch vụ gắn với thanh toán thẻ : ......................................... 75 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATM : Automated Teller Machine (Máy rút tiền tựđộng) CMND : Chứng minh nhân dân EDCT : Electronic Data Capture Terminal (Máy đọc thẻ) EFA : Exploratory Factor Analysis (Phân tích yếu tốkhám phá) KMO : Kaiser-Meyer-Olkin(PhỉsốKMO) NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng nhà nước NHPH : Ngân hàng phát hành NHTM : Ngân hàng thương mại NH TMCP : Ngân hàng thương mại cổphần POS : Pointof sale (Điểm chấp nhận thẻ) TNH : Thẻngân hàng TTD : Thẻtín dụng PIN : Personal Identification Number (Mã sốđịnh vịcá nhân) POS : Point of sale terminal (Điểm chấp nhận thẻ) SERQUAL : Service quality (Chất lượng dịch vụ) Sig : Observed significant level (Mức ý nghĩa quan sát) SPSS : Phầnmềmthống kê cho khoa học xã hội TAM : Mô hình tiếp nhận công nghệ TPB : Mô hình hành vi dựđịnh TRA : Mô hình hành động hợp lý TP. HCM : Thành phốHồChí Minh TCPHT : Tổchức phát hành thẻ
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 4.1 : Các đặc điểm thống kê mô tả khác Bảng 4.2 : Kết quả kiểm định Cronbach’s Anpha các thang đo Bảng 4.3 : Kiểm định KMO biến độc lập Bảng 4.4 : Kết quả phân tích yếu tố EFA Bảng 4.5 : Kết quả kiểm định Cronbach’s Anpha Bảng 4.6 : Kết quả phân tích tương quan Bảng 4.7 : Các chỉ số của mô hình hồi quy Bảng 4.8 : Bảng kết quả kiểm định ANOVA Bảng 4.9 : Tóm tắt các hệ số hồi quy chính của mô hình Bảng 4.10 : Kết quả kiểm định giả thuyết
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Hình 2.1 : Sơ đồ thanh toán bằng TTD Hình 2.2 : Mô hình tiến trình ra quyết định sử dụng Hình 2.3 : Mô hình TRA Hình 2.4 : Mô hình TPB Hình 2.5 : Mô hình TAM Hình 2.6 : Mô hình nghiên cứu đề nghị Hình 3.1 : Thị phần thẻ tín dụng tại Việt Nam năm 2013 Hình 3.2 : Thị phần thẻ tín dụngtheo loại hình ngân hàngnăm 2013 Hình 3.3 : Số lượng thẻ phát hành qua các năm (đơn vị tính: Triệu thẻ) Hình 3.4 : So sánh cơ cấu thẻ năm 2007 và 2014 (đơn vị tính: Triệu thẻ) Hình 3.5 : Tỷ lệ thanh toán tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán Hình 3.6 : Số lượng POS và máy ATM qua các năm (đơn vị tính:cái) Hình 4.1 : Cơ cấu giới tính trong mẫu nghiên cứu (Đơn vị tính: %) Hình 4.2 : Cơ cấu độ tuổi trong mẫu nghiên cứu (Đơn vị tính: %) Hình 4.3 : Cơ cấu thu nhập trong mẫu nghiên cứu (Đơn vị tính: %)
  11. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do thực hiện đề tài: Hoạt động ngân hàng hiện nay là một hoạt động không thể thiếu trong việc thúc đẩy và phát triển nền kinh tế-xã hội.Cùng với sự phát triển bùng nổ của công nghệ hiện đại và chất lượng dịch vụ thì nhu cầu thanh toán cũng phát triển theo nhiều hướng khác nhau thay cho việc thanh toán bằng tiền mặt thông thường để đem lại lợi ích cao nhất cho người tiêu dùng. Trong đó, thẻ tín dụng không còn xa lạ với cuộc sống của chúng ta và dần trở thành một phương tiện chi trả nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản hay các nước Châu Âu, sự phát triển của thẻ tín dụng được xem như là một tín hiệu cho thấy sự đi lên của cơ sở hạ tầng công nghệ cao. Ở Việt Nam,do nhiều tính năng tiện lợi hấp dẫn, thẻ tín dụng cũng ngày càng được quan tâm và sử dụng nhiều hơn, rất nhiều địa điểm giao dịch được phát triển trên khắp cả nước. Theo Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, đến cuối năm 2010 đã có 50 tổ chức phát hành thẻ với hơn 200 thương hiệu thẻ khác nhau với số lượng trên 77,3 triệu thẻ, trong đó thẻ tín dụng chiếm 3,6% với hơn 2,8 triệu thẻ. Trong bối cảnh thị trường thẻ tín dụng đang phát triển khá sôi động ở các ngân hàng TMCP Việt Nam với đa dạng các loại sản phẩm và mạng lưới rộng khắp thì khách hàng cá nhân sẽ quan tâm tới rất nhiều yếu tố. Trong đó phải kể đến như sự tiện lợi,nhanh chóng, uy tín của ngân hàng hay lãi suất,…Mặt khác, vẫn có nhiều rào cản như thủ tục phiền hà, đòi hỏi thông tin thu nhập cũng khiến các khách hàng cảm thấy không thoải mái.Vậy làm thế nào để thúc đẩy nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng?Khách hàng quan tâm đến yếu tố nào nhất khi sử dụng thẻ tín dụng? Sự khác biệt nào khiến khách hàng chuyển sang thanh toán bằng thẻ thay vì tiền mặt thông thường. Trên đây là lý do tác giả quyết định chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng TMCP Việt Nam”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây dựng và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng
  12. 2 TMCP Việt Nam. Thông qua đó, các ngân hàng có thể nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng các chiến lược hợp lý để có thể duy trì và thu hút thêm các khách hàng mới. Kiểm định và chứng minh sự phù hợp của mô hình cũng như đánh giá tầm quan trọng của từng yếu tố tác động. Mục tiêu này được thể hiện cụ thể như sau: − Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các NH TMCP Việt Nam. − Đo lường mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các NH TMCP Việt Nam. − Đề xuất một số hàm ý chính sách và giải pháp nhằm giúp các ngân hàng nâng cao chất lượng thẻ tín dụng trên nhiều mặt và các yếu tố quan trọng giúp các khách hàng cá nhân quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại các NH TMCP Việt Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Từ mục tiêu nghiên cứu, đề tài luận văn sẽ tập trung giải quyết những câu hỏi nghiên cứu sau: − Câu hỏi 1: Các yếu tố nào tác động đến quyết định sử dụng ngân hàng của khách hàng cá nhân để sử dụng thẻ tìn dụng tại các NH TMCP Việt Nam? − Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các yếu tố đó đến quyết định sử dụng ngân hàng của khách hàng cá nhân như thế nào? Yếu tố nào tác động mạnh nhất đến quyết định sử dụng ngân hàng để sử dụng thẻ tín dụng? − Câu hỏi 3: Làm thế nào để các ngân hàng TMCP Việt Nam nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng cá nhân? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của các khách hàng cá nhân tại các ngân hàng TMCP Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: các dữ liệu nghiên cứu là các số liệu liên quan đến thẻ tín dụng của các ngân hàng TMCP được thu thập từ năm 2009 đến năm 2014
  13. 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu: Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu như trên, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng qua các bước: Xây dựng thang đo dựa trên việc tham khảo các nghiên cứu có liên quan và thảo luận lấy ý kiến của những người đã và đang sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng của ngân hàng. Số mẫu dự kiến: 400 người, đã, đang và sẽ sử dụng thẻ tín dụng của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Thu thập dữ liệu sơ cấp: phỏng vấn điều tra khách hàng bằng bảng câu hỏi khảo sát. Sau đó dữ liệu sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS. Thu thập dữ liệu thứ cấp: thu thập từ các báo cáo, tài liệu, các niên giám thống kê, thông tin trên báo chí, truyền thông, internet và các nghiên cứu trước đây. Sau khi thu thập, thống kê và nghiên cứu, sẽ đưa ra kết luận yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân, cũng như đưa ra hướng giải quyết thích hợp. 1.6 Kết cấu của luận văn Bài nghiên cứu được chia làm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu về đề tài luận văn nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan về các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng TMCP Việt Nam. Chương 3: Thực trạng phát hành và sử dụng thẻ tín dụng tại các ngân hàng TMCP Việt Nam. Chương 4: Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng ngân hàng khi sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng TMCP Việt Nam. Chương 5: Định hướng và giải pháp phát triển thẻ tín dụng tại các ngân hàng TMCP Việt Nam.
  14. 4 1.7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Trong tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng TMCP Việt Nam, đề tài nghiên cứu thực nghiệm và chọn ra các yếu tố quan trọng nhất cũng như mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố. Nhờ đó, bài nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các ngân hàng để nắm bắt những mong muốn của khách hàng đối với thẻ tín dụng mà ngân hàng đang cung cấp để đưa ra các giải pháp thích hợp và các chiến lược hiệu quả nhằm duy trì các khách hàng cũ đồng thời thu hút những khách hàng sử dụng thẻ tín dụng mới đến với ngân hàng.
  15. 5 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về thẻ tín dụng 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ tín dụng trên thế giới Con người đã trải qua nhiều thời kì phát triển và mỗi một giai đoạn lịch sử lại có một hình thái tiền tệ tương ứng.Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của các hình thái tiền tệ, đặc biệt là tiền điện tử (electronic money) làm thay đổi bộ mặt của sản xuất và lưu thông hàng hóa, trong đó có thẻ tín dụng.Từ điểm xuất phát là nước Mỹ, đến nay thẻ tín dụng có mặt hầu như khắp thế giới.Hình thức sơ khai của thẻ là Charg-it, một hệ thống mua bán chịu do John Biggins sáng lập ra năm 1946. Hệ thống này cho phép khách hàng trả tiền cho các giao dịch mua bán lẻ tại địa phương. Các cơ sở chấp nhận thẻ nộp biên lai bán hàng vào nhà băng của Biggins, nhà băng sẽ trả tiền cho họ và thu lại từ khách hàng đã sử dụng Charge-it. Hệ thống mua bán chịu này cũng mở đường cho thẻ tín dụng ra đời do Ngân hàng Franklin National Bank ở Long Island NewYork phát hành lần đầu tiên năm 1951. Tại đây các khách hàng đệ đơn xin vay và được thẩm định khả năng thanh toán. Các khách hàng có đủ tiêu chuẩn sẽ được duyệt cấp thẻ.Trong những năm sau đó ngày càng có nhiều các tổ chức tham gia vào thị trường thẻ ngân hàng.Vào năm 1960, Bank of America giới thiệu sản phẩm thẻ đầu tiên của mình – BANKAMERICARD. Thẻ BANKAMERICARD phát triển rộng khắp vào những năm tiếp theo và đạt được rất nhiều thành công. Những thành công của BANKAMERCARD đã thúc đẩy các nhà phát hành thẻ khác trên khắp nước Mỹ bắt đầu tìm kiếm phương thức cạnh tranh với loại thẻ này. Năm 1966, 14 ngân hàng hàng đầu của Mỹ liên kết với nhau thành tổ chức Interbank- một tổ chức mới với chức năng là đầu mối trao đổi các thông tin về giao dịch thẻ.Năm 1967, 4 ngân hàng bang California đổi tên của họ từ California Bankcard Association thành Western State Bankcard Association (WSBA). WSBA mở rộng mạng lưới thành viên với các tổ chức tài chính khác ở phía tây nước Mỹ. Sản phẩm thẻ
  16. 6 của tổ chức WSBA là MASTERCHARGE.Tổ chức WSBA cũng cấp phép cho tổ chức Interbank sử dụng tên và thương hiệu của MASTERCHARGE. Ngoài các sản phẩm thẻ ở trên ra còn một số các sản phẩm thẻ khác được hình thành như American Express (1958), Dinner Club (1950), JCB (1961). 2.1.2 Khái niệm thẻ tín dụng Thẻ tín dụng là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, cho phép người sử dụng khả năng chi tiêu trước trả tiền sau.Khoảng thời gian từ khi thẻ được dùng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tới lúc chủ thẻ trả tiền cho ngân hàng phụ thuộc vào từng loại thẻ tín dụng của các tổ chức khác nhau. Nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dư nợ vào ngày đến hạn, thời gian này sẽ trở thành thời gian ân hạn và chủ thẻ hoàn toàn được miễn lãi đối với số dư nợ cuối kỳ. Tuy vậy, nếu hết thời gian này mà toàn bộ số dư nợ cuối kỳ chưa được thanh toán cho ngân hàng thì chủ thẻ sẽ chịu những khoản phí và lãi trả chậm.Khi toàn bộ số tiền phát sinh được hoàn trả cho ngân hàng, hạn mức tín dụng của chủ thẻ được khôi phục như ban đầu.Đây là tính chất “tuần hoàn” (revolving) của thẻ tín dụng. Khi sử dụng thẻ, thay bằng tiền mặt, chủ thẻ xuất trình thẻ tín dụng của mình tại cácđiểm cung ứng hàng hóa, dịch vụ có chấp nhận thẻ (gọi là đơn vị chấp nhận thẻ) đểthanh toán. 2.1.3 Đặc điểm thẻ tín dụng: Tínhlinhhoạt:Vớinhiềuloạiđadạng,phongphú,thẻthíchhợp với mọi đối tượng khách hàng, từ những khách hàng có thu nhập thấp(thẻthường)chotới những kháchhàngcóthu nhậpcao(thẻ vàng), kháchhàng có nhu cầu rút tiền mặt (thẻ rút tiền mặt), cho tới nhu cầu du lịch giảitrí…, thẻcungcấpcho khách hàngđộthoảdụngtốiđa, thoảmãnnhucầucủa mọi đối tượng khách hàng. Tính tiện lợi: Là một phương tiện thanh toán không dùng tiềnmặt,thẻcungcấpchokháchhàngsựtiệnlợimàkhôngmộtphươngtiệnthanh toán nào có thể mang lại được. Đặc biệt đối với những người phải đi ranước ngoài đi công tác hay là đi du lịch, thẻ có thể giúp họ thanh toán ở bất cứnơi nào mà không cần phải mang theo tiền mặt hay séc du lịch, không phụ thuộc vào khối lượng tiền họ cần thanh toán.
  17. 7 Thẻ được coi là phương tiện thanh toánưu việt nhất trong số các phương tiện thanh toán phục vụ tiêu dung. Tính an toàn và nhanh chóng:Chủ thẻ có thể hoàn toàn yên tâm về số tiền của mình trước nguy cơ bịmất cắp. Thậm chí, dù thẻ có thể bị lấy cắp, Ngân hàng cũng bảo vệ tiền chochủ thẻ bằng số PIN, ảnh và chữ ký trên thẻ… nhằm tránh khả năng rút tiềncủa kẻ ăn trộm. Hơn thế nữa, hầu hết các giao dịch thẻ đều được thực hiện qua mạngkếtnốitrựctuyếntừcơsởchấpnhậnthẻhayđiểmrúttiềnmặttớiNgânhàng thanh toán, Ngân hàng phát hành và các Tổ chức thẻ Quốc tế. Việc ghinợ,cóchocácchủthểthamgiaquytrìnhthanhtoánđượcthựchiệnmộtcách tự động do đó quá trình thanh toán dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng. 2.1.4 Phân loại thẻ tín dụng: 2.1.4.1 Phân loại thẻ tín dụng theo phạm vi lãnh thổ − Phân theo phạm vi lãnh thổ bao gồm: Thẻ nội địa: là thẻ được giới hạn sử dụng trong phạm vi một quốc gia. Do đó, đồng tiền giao dịch chính là đồng bản tệ của nước đó Thẻ quốc tế: là loại thẻ được chấp nhận trên toàn cầu, sử dụng ngoại tệ mạnh để thanh toán 2.1.4.2 Phân loại thẻ tín dụng theo công nghệ sản xuất − Phân theo công nghệ sản xuất gồm : Thẻ khắc chữ nổi (Embossing Card): là loại thẻ được làm dựa trờn kỹ thuật khắc nổi các thông tin cần thiết trên bề mặt thẻ. Hiện nay, người ta không còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật sản xuất quá thô sơ, dễ bị lợi dụng làm giả Thẻ băng từ (Magnetic Stripe): là loại thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa thông tin ở mặt sau của thẻ. Tuy nhiên, thẻ từ chỉ mang thông tin cố định, khu vực chứa tin hẹp, không áp dụng được các kỹ thuật mã đảm bảo an toàn nên những năm gần đây, thẻ từ đã bị lợi dụng lấy cắp tiền
  18. 8 Thẻ vi mạch (Smart Card): là thế hệ thẻ mới nhất, được sản xuất dựa trờn kỹ thuật vi xử lý tin học nhờ gắn vào thẻ một “chip” điện tử có cấu trúc giống như một máy tính hoàn hảo 2.1.4.3 Phân loại thẻ tín dụng theo đối tượng sử dụng thẻ − Phân loại theo đối tượng sử dụng thẻ bao gồm: Thẻ công ty: được phát hành cho các tổ chức, công ty có nhu cầu sử dụng thẻ và chịu trách nhiệm thanh toán bằng nguồn tiền của tổ chức, công ty đó. Tổ chức, công ty xin phát hành thẻ uỷ quyền cho cá nhân thuộc tổ chức, công ty sử dụng thẻ và chỉ định rõ việc uỷ quyền trong đơn xin phát hành Thẻ cá nhân: là loại thẻ được phát hành cho các cá nhân có nhu cầu sử dụng thẻ và chịu trách nhiệm thanh toán bằng nguồn tiền của mình. − Thẻ cá nhân gồm hai loại: Thẻ chính: do cá nhân đứng tên xin phát hành cho chính mình sử dụng và cá nhân đó là chủ thẻ chính. Thẻ phụ: do chủ thẻ chính đứng tên xin phát hành cho một người khác sử dụng và chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ các khoản chi tiêu Ngoài ra, thẻ tín dụng còn được phân làm hai hạng: thẻ vàng và thẻ chuẩn. Thẻ vàng là loại thẻ phục vụ cho thị trường “cao cấp”, được xem như là loại thẻ ưu hạng, phù hợp với mức sống và nhu cầu tài chính của khách hàng có thu nhập cao nên được phát hành với hạn mức tín dụng cao. Thẻ chuẩn là loại thẻ phục vụ cho thị trường bình dân hơn, hạn mức tín dụng thấp hơn thẻ vàng. 2.1.4.4 Phân loại theohạnmức tín dụng Thôngthường,hạnmứccủaTTDđượcphânrathànhnhiềucấpkhácnhautùytừngNH. VídụtạiNgânhàngTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank),TTDquốc tế Visa/MasterCardđược chia thành 3 cấp Thẻ chuẩn:hạn mức tín dụng tối đa là 50.000.000 VND Thẻ vàng: hạnmức tín dụng từ trên 50.000.000 VND đến 300.000.000 VND Thẻbạchkim:hạnmứctíndụngtừtrên300.000.000VNDđến500.000.000VND.
  19. 9 2.1.5 Phương thức thanh toán bằngthẻtín dụng Việc thanh toán bằngTTDliên quan đến 5 đối tượng bao gồm: người mua, ngườibán,NHcủangườimua,NHcủangườibánvàcáctổchứcthanhtoánthẻnhưVisa, MasterCard,AMEX(AmericanExpress),JCB,DinersClub....Trongđócáctổchứcthanh toán đóng vai trò trung gian chuyển tải thông tin và giúp việc thanh toán giữa cácNH. CácNHlà thành viên của tổ chức thanh toán nào thì có thể nhận thanh toán bằngcácloạithẻcóbiểutượngcủatổchứcđóvàthườngđặtbiểnhiệurõràngthểhiện những loại thẻhọ có thể nhận thanh toán. CácNHnày cũng có thể phát hành thẻ theođiều kiện của tổ chức thanh toán mà họ là thành viên, thẻ đó được chấp nhận để thanhtoánở các ngân hàng thành viên khác trong cùng tổ chức.Quy trình thanh toán bằngTTDđược tóm tắt theo sơ đồnhư sau: (Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ NHTM) Hình 2.1:Sơ đồ thanh toán bằng TTD Giảsửcóngườiăncắpthẻ,giảmạochữkýcủakháchhàngthìtrongthờihạnnhất định (thường là 2 tuần) khách hàng đócó thểliên hệvớiNH của họđể đòi lại tiền.Visađảm bảo rằng nếu NH của khách hàngchứng minh được chữ ký không phải là chữký của khách hàngthì họ sẽ trả lại tiền cho khách hàngngay. NH của cửa hàngsẽ lấylại tiềntừ tài khoản của cửa hàngcòn việc tranh chấp là gánh nặng của cửa hàng nếumuốnđi theo khách hàngđểđòi tiền. Trường hợp này gọi là Chargeback(hoàn tiền).
  20. 10 Trường hợp khách hàngthanh toán online, cửa hàngkhông có điều kiện quẹtthẻ,cũng không nhìn thấy khách hàng.Nhưng khách hàngcung cấp tên, ngày hết hạn và sốthẻ(16sốintrênmặttrướcthẻ)thìhọcũngkiểmtrađượctươngtựnhưlàmquaEDCT.Để bảo vệ thêm chocửa hàng, phía sau thẻ có một dãy số dài in trên cùng dải band nơi có chữ ký của khách hàng.Đa số các cửa hàngyêu cầu khách hàngcung cấp3-4 số cuối trong dãysố này, gọi làmã bảo mật (security code)trước khi nhận thanhtoán.Tuyvậygiaodịchnàykhônghoàntoànantoàn100%,mộtngườicóbản photocopy cả 2 mặt thẻ của khách hànglà có thểthanh toán online rồi.Tuy nhiênkhiđórủi ro làở phía Merchant, nếu khách hàngphát hiện giao dịch không đúng trên saokêcủamình,hãyđếnngayNHyêucầuhoàntiềnlại.Nếukháchhàngchứngminhđược giao dịch không phải do bạn thực hiện (ví dụ:khách hàng đóở Việt Nammà giaodịch lại do ai đó thực hiện từmáy tínhở Mỹ) hoặc khách hàngthông báolà chẳng nhậnđược hàng gì cả, thìNHcócơ sở để đòi lại số tiền cho khách hàngngay. Cuối cùng, rủiro là docửa hànggánh chịuvìcó thểđã gửi hàngđimà chẳng được trả tiền, nếu họmuốn kiện thì khách hàngở quá xa xôi,chi phí pháp lý thì cao,nên hầu hết đều chấpnhận chịuthiệt. Không ít người đã sử dụng kẻhở này để thực hiện các giao dịch khôngtrung thực trên Internet. Để chống lại hiện tượng này các tổ chức thanh toán quốc tế có vài giải pháp.Cácthẻ xảy ra rắc rối sẽ được ghi lại trên cơ sở dữ liệu, lần sau sẽ khó có thểgiao dịch hơn.Thẻ gây ra quá nhiều giao dịchrắc rốithì cảnh sát có thể bí mật điều tra về người sửdụng thẻ, và người đó có thể bị bắt, bị tù vì tội lừa đảo. Về phía các cửa hàng, họ tự vệbằng cách từ chối nhận thanh toán bằng các loại thẻ phát hành từ các quốc gia màNHcủa họ không với tới được, các quốc gia mà hệ thống bảo vệ pháp luật, cưỡng chế thihànhkém,thậmchíthẻdocácNHnhỏvàlạpháthành.Mộtsốcửahànglớn,họcóbiện pháp antoàn gần như 100% là yêu cầu khách hàngđiền thông tin vào một tờ khai,in ra, ký tên và gửi lại cho họ qua fax. Như đã nóiở trên, một khi giao dịch đã có chữký của bạn, thì khó lòng có thể hoàn tiền lạiđược, và nếu chữ ký giả mạo, thì từ chữ kýđóvàsốfax,thờigian,ngườitacóthểlầntìmrađượckẻlừađảo.Ngườithiệtthòitrong trường hợp này, có thể nói chính là người sử dụng thẻ vìsử dụng thẻ do
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2