Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ pháp luật thuế của Người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Long An
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ pháp luật thuế của Người nộp thuế và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT trên địa bàn tỉnh Long An.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ pháp luật thuế của Người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Long An
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN NGUYỄN THÀNH TÂM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Long An, Năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN NGUYỄN THÀNH TÂM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. LÊ ĐÌNH VIÊN Long An, Năm 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Thành Tâm
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy GS. TS. Lê Đình Viên, từ lúc gặp Thầy và được Thầy tận tình hướng dẫn, tôi đã học được rất nhiều từ Thầy, không chỉ là kiến thức mà còn là những kỹ năng cần thiết trong công việc cũng như trong cuộc sống. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, Thầy luôn theo dõi, nhắc nhở tôi nhằm hoàn thành đúng tiến độ. Thêm vào đó, Thầy còn là một người rất tỉ mỉ, cẩn thận trong từng câu, từng chữ, tôi đã học được từ Thầy kĩ năng viết văn mạch lạc và hệ thống. Chính những điều đó đã giúp tôi hoàn thành luận văn này một cách chất lượng và đúng thời hạn do trường quy định. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các anh/chị tại Cục Thuế Tỉnh Long An đã tích cực hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành đề tài này. Sau cùng, tôi cảm ơn tất cả các giảng viên của Khoa Sau Đại Học đã tận tình truyền đạt những kiến thức cần thiết, cảm ơn tất cả các bạn lớp cao học Tài chính - Ngân Hàng, khoá 3 đã đồng hành cùng tôi trong suốt 2 năm học tập. Mặc dù có nhiều cố gắng trong tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu nhưng với khả năng còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong nhận được sự thông cảm sâu sắc và đóng góp ý kiến từ Quý Thầy (Cô) cũng như từ các độc giả quan tâm để tôi có thể nâng cao hơn nữa kiến thức của mình. Xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Thành Tâm
- iii NỘI DUNG TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nâng cao tuân thủ thuế của người nộp thuế tại Cục Thuế Tỉnh Long An. Với mẫu dữ liệu là 204 khách hàng nộp thuế tại Cục Thuế Tỉnh Long An được chọn theo nguyên tắc ngẫu nhiên có giao dịch tại Cục Thuế Tỉnh Long An năm 2018 và cùng với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0. Phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy bội được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã giải quyết được vấn đề đặt ra: Một là, xác định các yếu tố tác động đến công tác quản lý thuế và tính tuân thủ thuế của NNT trên địa bàn tỉnh Long An; Hai là, trình bày thực trạng quản lý thuế tại Cục Thuế Tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018. Đồng thời, phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy bội với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0, tác giả đã trình bày được 7 nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế của NNT trên địa bàn tỉnh Long An; Ba là, với kết quả đạt được, luận văn đưa ra một số giải pháp và các KIẾN NGHỊ cụ thể nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT trên địa bàn tỉnh Long An trong thời gian tới. Bên cạnh đó, nghiên cứu cần được xem như là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu này, một lĩnh vực nghiên cứu có tính chất mới trong hệ thống ngân hàng hiện nay./.
- iv ABSTRACT The study was conducted with the goal of improving tax compliance of taxpayers at the Tax Department of Long An Province. With the data sample of 204 taxpayers at Long An Tax Department, they were selected on the principle of random transactions at the Tax Department of Long An Province in 2018 and with the support of software SPSS 20.0. EFA factor analysis and multiple regression analysis were used in the study. The research results have solved the issues: Firstly, identify the factors affecting the tax administration and tax compliance of taxpayers in Long An province; Secondly, presenting the situation of tax administration at Long An Tax Department in the period of 2016 - 2018. At the same time, factor analysis EFA and multiple regression analysis with the support of software SPSS 20.0, the author has presented 7 factors affecting tax compliance of taxpayers in Long An province; Thirdly, with the achieved results, the thesis offers some specific solutions and recommendations to improve tax compliance of taxpayers in Long An province in the near future. In addition, the research should be considered as a useful reference for researchers interested in this field of research, a new research field in the current banking system./.
- v MỤC LỤC Trang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... .viii DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ............................................................................... .....ix DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................. .xi CHƯƠNG 1 .................................................................................................................. .1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................................................... .1 1.1. Tính cần thiết của đề tài ....................................................................................... .1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. .2 1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................... .2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... .2 1.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... .2 1.4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. .3 1.4.1. Phạm vi về thời gian ...................................................................................... .3 1.4.2. Phạm vi về không gian ................................................................................... .3 1.5. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... .3 1.6. Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... .3 1.7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... .3 1.8. Kết cấu luận văn ................................................................................................... .4 CHƯƠNG 2 .................................................................................................................. .5 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ........................ .5 2.1. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................... .5 2.1.1. Lý thuyết về tuân thủ thuế ............................................................................. .5 2.1.2. Quản lý và nâng cao tuân thủ thuế của các doanh nghiệp ........................... ..9 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý thuế nhằm nâng cao tuân thủ thuế của người nộp thuế ....................................................................................................... 10 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế ......... 13
- vi 2.1.5. Mối quan hệ giữa quản lý và mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế ..... 20 2.2. Các nghiên cứu trước có liên quan ................................................................... 22 2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài .......................................................................... 22 2.2.2. Các nghiên cứu trước ................................................................................... 23 2.2.3. Đánh giá các nghiên cứu .............................................................................. 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 27 CHƯƠNG 3 ................................................................................................................ 28 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 28 3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 28 3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ ......................................................................................... 29 3.1.2. Nghiên cứu định lượng ................................................................................ 32 3.2. Mô hình đề xuất và giả thuyết nghiên cứu ....................................................... 33 3.2.1. Mô hình đề xuất ........................................................................................... 33 3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 33 3.2.3. Xây dựng thang đo và mã hóa dữ liệu ......................................................... 36 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................................... 39 3.3.1. Phân tích thống kê mô tả .............................................................................. 39 3.3.2. Phân tích hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha)................................................. 39 3.3.3. Phân tích nhân tố (EFA) .............................................................................. 40 3.3.4. Phân tích hồi quy bội (đa biến) .................................................................... 41 3.3.5. Kiểm định độ phù hợp của mô hình ............................................................. 41 3.4. Xây dựng phương trình hồi quy cho mô hình ................................................. 42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 44 CHƯƠNG 4 ................................................................................................................ 45 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 45 4.1. Giới thiệu về cục thuế tỉnh Long An ................................................................. 45 4.1.1. Giới thiệu chung về Cục thuế Tỉnh Long An .............................................. 45 4.1.2. Thực trạng công tác quản lý thuế của Cục Thuế Tỉnh Long An ................. 46 4.2. Kết quả nghiên cứu............................................................................................. 54
- vii 4.2.1. Thống kê đặc tính mẫu ................................................................................. 54 4.2.2. Phân tích Cronbach’s Alpha chính thức ...................................................... 55 4.2.3. Phân tích EFA .............................................................................................. 60 4.3. Phân tích hồi quy bội và rà soát các giả định .................................................. 64 4.3.1. Phân tích hồi quy bội ................................................................................... 64 4.3.2. Rà soát các giả định ..................................................................................... 65 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................... 67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 69 CHƯƠNG 5 ................................................................................................................ 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 70 5.1. Kết luận ............................................................................................................... 70 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 70 5.2.1. Dựa vào mô hình nghiên cứu ....................................................................... 70 5.2.2. Một số giải pháp khác .................................................................................. 73 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................... 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ............................................................................................ 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. DÀN BÀI PHỎNG VẤN ĐỊNH TÍNH PHỤ LỤC 2. DÀN BÀI PHỎNG VẤN ĐỊNH LƯỢNG PHỤ LỤC 3. PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA PHỤ LỤC 4. PHÂN TÍCH EFA PHỤ LỤC 5. PHÂN TÍCH HỒI QUY
- viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Tiếng Việt Tiếng Anh 1 ANOVA Phân tích phương sai Analysis of Variance 2 CQT Cơ quan thuế 3 CST Chính sách thuế 4 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 5 ĐKKKNT Đăng ký, kê khai, nộp thuế 6 ĐT Đầu tư 7 ĐTNT Đối tượng nộp thuế Exploratory factor 8 EFA Phân tích nhân tố khám phá analysis 9 GTGT Giá trị gia tăng 10 KMO Hệ số KMO Kaiser Manger Olkin 11 LPTB Lệ phí trước bạ 12 NNT Người nộp thuế 13 NSNN Ngân sách nhà nước 14 OECD Tổ chức các nước phát triển 15 QLT Quản lý thuế 16 SDĐ Sử dụng đất 17 Sig Ý nghĩa Significance Statistical Package for the 18 SPSS Phần mềm SPSS Social Sciences 19 SSKT Sổ sách kế toán 20 SXKD Sản xuất kinh doanh 21 SXTM Sản xuất thương mại 22 TKNT Tự khai tự nộp 23 TNCN Thu nhập cá nhân 24 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 25 TTHT Tuyên tuyền hỗ trợ 26 VIF Hệ số phương sai Variance Inflation Factor
- ix DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Thứ tự Tên bảng Trang Các chỉ số đặc trưng cho các cấp độ tuân thủ thuế của người Bảng 2.1 8 nộp thuế Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu 26 Bảng 3.1 Quy trình nghiên cứu 28 Bảng 3.2 Kết quả thảo luận nhóm 30 Bảng 3.3 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu và dấu kỳ vọng 36 Bảng 3.4 Tóm tắt và mã hoá thang đo trong nghiên cứu 37 Kết quả thu ngân sách và hoàn thành dự toán của Cục thuế Bảng 4.1 47 tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018 Bảng 4.2 Thống kê giới tính người nộp thuế 54 Thống kê kinh nghiệm làm và ngành nghề kinh doanh của Bảng 4.3 55 người nộp thuế Bảng 4.4 Bảng thống kê độ tin cậy biến KINHTE 55 Bảng 4.5 Bảng tương quan biến tổng biến KINHTE 55 Bảng 4.6 Bảng thống kê độ tin cậy biến QLTHUE 56 Bảng 4.7 Bảng tương quan biến tổng biến QLTHUE 56 Bảng 4.8 Bảng thống kê độ tin cậy biến PHAPLUAT 57 Bảng 4.9 Bảng tương quan biến tổng biến PHAPLUAT 57 Bảng 4.10 Bảng thống kê độ tin cậy biến NNTHUE 57 Bảng 4.11 Bảng tương quan biến tổng biến NNTHUE 57 Bảng 4.12 Bảng thống kê độ tin cậy biến NKDOANH 58
- x Bảng 4.13 Bảng tương quan biến tổng biến NKDOANH 58 Bảng 4.14 Bảng thống kê độ tin cậy biến XAHOI 58 Bảng 4.15 Bảng tương quan biến tổng biến XAHOI 59 Bảng 4.16 Bảng thống kê độ tin cậy biến TAMLY 59 Bảng 4.17 Bảng tương quan biến tổng biến TAMLY 59 Bảng 4.18 Bảng thống kê độ tin cậy biến TTTHUE 60 Bảng 4.19 Bảng tương quan biến tổng biến TTTHUE 60 Bảng 4.20 Bảng kết quả KMO và Barlett’s Test EFA của biến độc lập 61 Bảng kết quả phân tích EFA biến độc lập ma trận thành phần Bảng 4.21 61 xoay Bảng 4.22 Tổng phương sai trích 62 Bảng 4.23 Kết quả KMO và Bartlett’s (PT) 63 Bảng 4.24 Bảng ma trận nhân tố (PT) 63 Bảng 4.25 Bảng tổng phương sai trích (PT) 63 Bảng 4.26 Hệ số hồi quy (1) 64 Bảng 4.27 Hệ số hồi quy (2) 64 Bảng 4.28 Kết quả sau phân tích ANOVA các biến độc lập 65 Bảng 4.29 Bảng Durbin-Watson 65
- xi DANH MỤC HÌNH VẼ Thứ tự Tên hình vẽ Trang Hình 2.1 Mô hình các cấp độ tuân thủ thuế 7 Hình 2.2 Mô hình quản lý tuân thủ thuế điều chỉnh 21 Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 33 Hình 4.1 Hình đồ thị phân tán 66 Hình 4.2 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa 66
- 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cần thiết của đề tài Tại Việt Nam, Luật quản lý thuế được ban hành và triển khai thực hiện là bước tiến quan trọng, tạo sự đồng bộ, rõ ràng, minh bạch; tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của Nhà nước và xã hội trong công tác quản lý thuế; tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế, thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế vào ngân sách nhà nước (NSNN), hướng tới cơ chế quản lý thuế hiện đại. Đảm bảo được sự tuân thủ tự nguyện của Người nộp thuế (NNT) luôn được coi là nội dung trọng yếu, yêu cầu cơ bản và là mục tiêu hàng đầu của công tác (QLT). Khi NNT đã tự nguyện tuân thủ các quy định của pháp luật thuế thì chắc chắn chính sách pháp luật thuế sẽ được thực thi nghiêm túc. Qua đó, huy động được nguồn thu quan trọng cho NSNN, điều tiết vĩ mô nền kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Tính tuân thủ thuế của NNT thể hiện ở việc NNT hiểu biết và tuân thủ đầy đủ, đúng đắn, kịp thời các quy định của pháp luật thuế, thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ thuế của mình. Tuy nhiên, trong thực tế, do việc thực hiện nghĩa vụ thuế ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến những lợi ích vật chất của NNT nên họ không hoàn toàn tự nguyện trong tuân thủ thuế. Bên cạnh đó, nếu chính sách thuế quá phức tạp, khó hiểu, khó thực thi hoặc quá lỏng lẻo, tạo nhiều kẽ hở thì cũng tạo ra cơ hội cho các hành vi không tuân thủ thuế diễn ra. Tại tỉnh Long An, bên cạnh những kết quả đã đạt được về công tác QLT, quản lý nguồn thu như: đưa ngành thuế tỉnh Long An lần đầu tiên vào nhóm câu lạc bộ thu NSNN trên 10.000 tỷ đồng năm 2017 (cùng với Tp. Cần Thơ) và là lá cờ đầu của Khu vực đồng bằng sông Cửu Long với ước tính số thu NSNN năm 2018 trên 13.800 tỷ đồng (Tổng cuc Thuế, năm 2018). Tuy nhiên, theo số liệu tổng kết năm của Cục Thuế tỉnh Long An, năm 2018 toàn ngành thuế Long An đã tiến hành trên 1.300 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong đó ban hành trên 1.050 Quyết định xử lý với số thuế phát sinh phải nộp thêm sau thanh tra, kiểm tra là trên 77 tỷ đồng, giảm lỗ trên 530 tỷ đồng, giảm
- 2 khấu trừ thuế Giá trị gia tăng (GTGT) trên 13 tỷ đồng. Hành vi liên quan đến tuân thủ thuế của NNT trên địa bàn tỉnh chịu sự ảnh hưởng của nhiều biến số khác nhau luôn là bài toán nan giải đối với cơ quan thuế (CQT) trong việc đảm bảo tuân thủ thuế của NNT. Trích dẫn các số liệu nêu trên để nhìn nhận vấn đề thực tế rằng, trong điều kiện phát triển của nền kinh tế Việt Nam, các đối tượng nộp thuế (ĐTNT) ngày càng nhiều về số lượng cũng như lớn về quy mô, hoạt động kinh doanh của NNT ngày càng phức tạp, khó quản lý đặc biệt là đối với các hoạt động thương mại điện tử, chuyển giá,... Công tác QLT cần phải đạt được mục tiêu tuân thủ cao nhất đặc biệt là sự tuân thủ tự nguyện từ phía NNT. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các nội dung về tuân thủ pháp luật nói chung, tuân thủ thuế nói riêng như khái niệm, nội dung, yêu cầu, tiêu thức đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng, các điều kiện đảm bảo… trên góc độ lý thuyết cũng như vận dụng vào thực tiễn điều hành QLT là nhiệm vụ cốt lỗi của CQT cả nước nói chung và ngành thuế tỉnh Long An nói riêng. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ pháp luật thuế của Người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Long An” để làm luận văn thạc sỹ kinh tế. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu tổng quát đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ pháp luật thuế của Người nộp thuế và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT trên địa bàn tỉnh Long An. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố tác động đến công tác quản lý thuế và tính tuân thủ thuế của NNT trên địa bàn tỉnh Long An. Mục tiêu 2: Đo lường mức độ tác động công tác quản lý và tính tuân thủ thuế của NNT trên địa bàn tỉnh Long An; Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp, gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và tính tuân thủ thuế của NNT trên địa bàn tỉnh Long An. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của NNT trên địa bàn tỉnh Long An.
- 3 1.4. Phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Phạm vi về thời gian Các số liệu về thực trạng tuân thủ thuế của NNT và công tác QLT tác động đến hành vi tuân thủ thuế của NNT tại tỉnh Long An trong giai đoạn 2016 – 2018. 1.4.2. Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện với không gian nghiên cứu tại tỉnh Long An. 1.5. Câu hỏi nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, câu hỏi nghiên cứu cơ bản, chủ yếu của luận văn là cần phải có những giải pháp nào để nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT ở Long An trong thời gian tới. Trong đó, các câu hỏi cụ thể mà luận văn cần tìm câu trả lời là: Thực trạng tuân thủ thuế của NNT trên địa bàn tỉnh Long An hiện nay như thế nào? Đo lường mức độ tuân thủ thuế của NNT bằng tiêu chí nào? Mức độ tác động công tác quản lý và tính tuân thủ thuế của NNT trên địa bàn tỉnh Long An? Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT trên địa bàn tỉnh Long An? 1.6. Những đóng góp mới của luận văn Đóng góp về phương diện khoa học: Luận văn nghiên cứu, phân tích và trình bày một cách đầy đủ và có hệ thống các vấn đề lý luận về tính tuân thủ thuế của NNT: các nội dung tuân thủ thuế của NNT, các tiêu thức đánh giá tính tuân thủ thuế, các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của NNT. Đóng góp về phương diện thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học góp phần giúp CQT cải thiện chính sách, pháp luật về QLT; cải cách thủ tục hành chính về thuế theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho NNT trong việc thực hiện tuân thủ pháp luật thuế, đáp ứng yêu cầu về nguồn thu ngân sách, yêu cầu quản lý kinh tế của Nhà nước, phù hợp với khả năng đóng góp của NNT trong nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 1.7. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu là phương pháp kết hợp định tính và phương pháp định lượng.
- 4 Phương pháp định tính: đánh giá thông qua các số liệu quản lý thuế để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thang đo nhằm tạo ra một bảng câu hỏi phù hợp dùng cho nghiên cứu chính thức, sử dụng kỹ thuật trao đổi, thảo luận trực tiếp. Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý và nâng cao tuân thủ thuế của NNT tại tỉnh Long An, điều chỉnh, bổ sung, hoặc lược bỏ các biến quan sát dùng để đo lường các yếu tố ảnh hưởng. Phương pháp định lượng: để kiểm tra thang đo và mô hình lý thuyết, được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp một số NNT tại tỉnh thông qua bảng hỏi. Có 2 nhóm nội dung câu hỏi cơ bản là: (i) Nhóm câu hỏi về thông tin của NNT; (ii) Nhóm câu hỏi nhằm đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế. Mục đích của nghiên cứu định lượng là đánh giá các thang đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. 1.8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các sơ đồ, hình vẽ thì nội chung chính của nghiên cứu được chia thành 5 chương. Nội dung các chương được tóm tắt như sau: Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm. Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và Kiến nghị.
- 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Lý thuyết về tuân thủ thuế 2.1.1.1. Khái niệm về tuân thủ thuế Theo CQT Australia (ATO), “tuân thủ thuế là việc DN đáp ứng các nghĩa vụ thuế theo quy định của luật thuế và theo các quyết định của toà án” (Cash Economy Task Force, 1998); Do vậy, tuân thủ thuế nghĩa là tuân thủ mục đích của luật trong khi đảm bảo tăng cường tính chắc chắn mà mục đích đó có thể được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, khái niệm tuân thủ thuế vẫn được các nhà nghiên cứu tiếp tục tranh luận theo hướng nghiên cứu tính tự nguyện hay không tự nguyện chấp hành nghĩa vụ thuế. Quan điểm truyền thống của QLT chủ yếu dựa trên giả thiết rằng hầu hết DN về bản chất là không tự nguyện tuân thủ, và chỉ chấp hành nghĩa vụ khi có sự cưỡng chế của các CQT hay khi bị tác động bởi lợi ích kinh tế. Cách tiếp cận cưỡng chế tuân thủ luật và cách tiếp cận kinh tế tập trung làm giảm mức độ trốn thuế chứ không hướng vào việc tăng cường tuân thủ thuế. Nghiên cứu khái niệm tuân thủ thuế thông qua việc tập trung vào sự không tuân thủ, và tính cưỡng chế tuân thủ là quá đơn giản hoá. Có thể định nghĩa tuân thủ thuế của người nộp thuế là hành vi chấp hành nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích của luật một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian. Như vậy khái niệm tuân thủ trên được đo bằng 3 yếu tố (1) tính đầy đủ, (2) tính tự nguyện và (3) yếu tố thời gian. Hành vi tuân thủ thuế không dự tính bao gồm trốn thuế và tránh thuế: 1) Xét theo quan điểm kinh tế vĩ mô: tránh thuế và trốn thuế có những ảnh hưởng tiêu cực như nhau đối với NSNN. Vì vậy các nhà kinh tế học thường phân tích những ảnh hưởng này một cách đồng thời, không phân biệt giữa chúng; 2) Từ cơ sở pháp lý: trốn thuế và tránh thuế là hai phạm trù không tuân thủ mục đích của luật nhưng hoàn toàn khác nhau. Trốn thuế là hình thức không tuân thủ mục
- 6 đích của luật, đó là việc giảm gánh nặng thuế, vi phạm cơ sở pháp lý. Ví dụ, khi DN cố gắng kê khai thấp thu nhập chịu thuế, kê khai chi phí kinh doanh lớn hơn thực tế hay tránh việc kê khai thu nhập chịu thuế từ vốn, lao động và các yếu tố khác theo nguyên tắc kế toán thuế thì DN đó đã vi phạm luật. Các chỉ số ngân sách thất thoát do trốn thuế là khoảng 3,5 đến 13,4 % GDP ở các nước phát triển và khoảng 50% ở các nước đang phát triển... Tránh thuế là hình thức không tuân thủ mục đích của luật nhưng hình thức này không vi phạm luật. Tránh thuế là nỗ lực giảm gánh nặng thuế dựa trên cơ sở pháp lý liên quan đến: (1) khai thác những kẽ hở của luật hay các thủ thuật trì hoãn, kéo dài thời gian quá mức để giảm gánh nặng thuế; (2) phân bố lại hoạt động kinh doanh để “tiết kiệm thuế”, chuyển thu nhập từ lao động sang thu nhập từ vốn để được chịu tỷ lệ thuế thấp hơn hay khai thác thiên đường thuế của các quốc gia khác. 3) Xét theo quan điểm đạo đức: sự phân biệt giữa hai khái niệm này đối với nhiều người là không có sự khác nhau. “Không có sự khác nhau giữa một nhà kinh doanh nhỏ hoạt động trong một nền kinh tế ngầm (vi phạm luật) với một nhà đầu tư lớn sử dụng những luật sư giỏi để tìm kiếm “thiên đường thuế”. 4) Nghiên cứu theo góc độ tâm lý hành vi của người nộp thuế: do sự khác nhau về cơ sở pháp lý, vì vậy đối với người nộp thuế thì trốn thuế và tránh thuế là hoàn toàn khác nhau và tác động đến việc lựa chọn hành vi tuân thủ thuế của họ. Tránh thuế được đánh giá là tích cực hơn trốn thuế. Kiến thức về thuế của ĐTNT càng tốt thì tránh thuế được nhận thức là công bằng hơn và được lựa chọn nhiều hơn. Ngược lại, kiến thức về thuế càng hẹp thì ĐTNT có xu hướng lựa chọn hình thức trốn thuế nhiều hơn. 2.1.1.2. Các cấp độ tuân thủ thuế của người nộp thuế Mô hình các cấp độ tuân thủ thuế Theo mô hình này, tác giả Braithwaite (2001) đã tiến hành phân đoạn cấp độ hay mức độ tuân thủ của người nộp thuế dựa trên mức độ sẵn sàng và khả năng thực hiện những nghĩa vụ thuế đúng hạn của người nộp thuế. Đây cũng chính là các cấp độ bày tỏ mối quan hệ và thái độ của người nộp thuế với CQT, hay thể hiện mức độ chấp nhận hoặc từ chối các quy định của luật thuế, các kế hoạch và công cụ QLT. Để đánh giá tuân thủ thuế của người nộp thuế thì biến số về cấp độ (mức độ) tuân thủ là biến số
- 7 đầy đủ phản ánh rõ tuân thủ cả về tính tự nguyện, tính đầy đủ, tính kịp thời. Tuân thủ thuế của người nộp thuế được phân đoạn theo 4 cấp độ tuân thủ như sau (hình 2.1) Hình 2.1. Mô hình các cấp độ tuân thủ thuế Nguồn: Braithwaite, 2001 - Cam kết: NNT cảm thấy thoải mái với hoạt động QLT, hợp tác với CQT theo các kế hoạch QLT và tuân thủ một cách tích cực, thậm chí có thể thay mặt CQT khuyến khích đối tượng khác tuân thủ. - Chấp nhận hay hoà hợp: NNT chấp nhận những yêu cầu QLT và tin tưởng vào CQT. - Miễn cưỡng hay kháng cự: đó là cách tiếp cận chống đối, NNT có sự đối đầu, đối nghịch với CQT. - Từ chối: NNT hoàn toàn tách ra khỏi sự quản lý của của CQT. ĐTNT ở cấp độ thứ nhất hay thứ hai nói chung là tuân thủ trong khi ở nhóm đối tượng thứ ba và thứ tư thể hiện sự kháng cự và thù địch đối với nghĩa vụ thuế. Mô hình các cấp độ tuân thủ thuế điều chỉnh Theo mô hình gốc, đa số NNT là ở cấp độ cam kết, tiếp theo là cấp độ chấp nhận, rất ít NNT ở cấp độ miễn cưỡng hay từ chối. Tuy nhiên, mô hình các cấp độ tuân thủ trên chỉ đúng đối với các nước phát triển, nơi mà NNT có tinh thần và đạo đức thuế cao và ít bị cản trở bởi các tác động kinh tế đến sự tuân thủ. Mô hình này sẽ không phù hợp với các nước đang phát triển như Việt Nam, nơi có tinh thần thuế thấp và gánh nặng về chi phí tuân thủ quá lớn. Vì vậy, mô hình trên cần được điều chỉnh cho phù hợp với ĐTNT ở các nước đang phát triển. Với mô hình điều chỉnh, tỷ lệ NNT ở cấp độ cam kết và sẵn sàng tuân thủ khá nhỏ, trong khi tỷ lệ miễn cưỡng tuân thủ khá lớn, tuy nhiên tỷ lệ NNT từ chối tuân thủ không lớn (hình 2.2).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 27 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn