intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến quyết định chọn cơ sở y tế sinh đẻ tại thành phố Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:65

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích tác động của các yếu tố về giáo dục, tuổi, khoảng cách, thu nhập , khu vực sinh sống, BHYT và mức giá dịch vụ y tế có ảnh hưởng đến việc ra quyết định lựa chọn nơi sinh đẻ tại thành phố Cần Thơ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến quyết định chọn cơ sở y tế sinh đẻ tại thành phố Cần Thơ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH    NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG ANH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN CƠ SỞ Y TẾ SINH ĐẺ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN PHÚ TỤ TP.HỒ CHÍ MINH-NĂM 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Nguyễn Ngọc Phương Anh Là học viên cao học lớp Thạc sĩ Kinh tế và Quản trị Sức khỏe, khóa 2013-2015 của Khoa Kinh tế Phát triển, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Ngọc Phương Anh
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỤC LỤC CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ...............................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề: .........................................................................................................1 1.2 Muc tiêu nghiên cứu: .........................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát: ............................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: ..................................................................................................2 1.2.3 Phạm vi nghiên cứu:...........................................................................................2 1.3 Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................3 1.4 Cấu trúc đề tài:...................................................................................................3 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................5 2.1 Sức khỏe sinh sản: ............................................................................................5 2.1.1 Khái niệm: ..........................................................................................................4 2.1.2 Nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản: ..............................................................5 2.1.3 Nội dung sức khỏe sinh sản: ..............................................................................6 2.1.4 Nội dung làm mẹ an toàn gồm: ..........................................................................7 2.1.5 Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản:.................................................................7 2.1.6 Chất lượng dịch vụ sức khỏe sinh sản: ..............................................................8 2.1.7 Những biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản: ...........9 2.1.8 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản:.................11 2.2 Mô hình lý thuyết: ...........................................................................................12 2.3 Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu: ...........................................................16 2.3.1 Kết quả các nghiên cứu trước: .........................................................................16 2.3.2 Mô hình đề xuất: ..............................................................................................21
  4. 2.4 Tổng quan về tình hình y tế Việt Nam: ...........................................................22 2.5 Tổng quan về tình hình y tế Cần Thơ: .............................................................23 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................25 3.1 Mô tả dữ liệu: ..................................................................................................25 3.1.1 Đối tượng khảo sát: ..........................................................................................25 3.1.2 Địa điểm và thời gian khảo sát : .......................................................................25 3.2 Phương pháp thu thập: .....................................................................................25 3.3 Qui trình nghiên cứu:.......................................................................................26 3.4 Bảng câu hỏi điều tra: ......................................................................................27 3.4.1 Bảng hỏi điều tra: .............................................................................................27 3.4.2 Xây dựng thang đo: ..........................................................................................27 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................29 4.1 Mô tả mẫu: .......................................................................................................29 4.2 Kết quả mô hình hồi qui RUM/MNL: .............................................................34 4.3 Tác động biên của các yếu tố tác động:...........................................................43 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................45 5.1 Kết luận: ..........................................................................................................45 5.2 Gợi ý chính sách: .............................................................................................46 5.3 Hạn chế: ...........................................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG BMTE Bà mẹ trẻ em BHYT Bảo hiểm y tế CSSK Chăm sóc sức khỏe CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản KHHGD Kế hoạch hóa gia đình THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông CĐ-ĐH Cao đẳng- Đại học SKSS Sức khỏe sinh sản WHO Tổ chức y tế thế giới
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Thống kê các chỉ số chăm sóc sức khỏe BMTE tháng 3 năm 2015……24 Bảng 4.1: Thống kê lựa chọn cơ sở y tế ................................................................... 29 Bảng 4.2: Lựa chọn cơ sở sinh đẻ theo mức giá ...................................................... 30 Bảng 4.3: Lựa chọn cơ sở sinh đẻ theo trình độ học vấn ......................................... 31 Bảng 4.4: Lựa chọn cơ sở sinh đẻ theo BHYT ........................................................ 32 Bảng 4.5: Lựa chọn cơ sở sinh đẻ theo khu vực ...................................................... 32 Bảng 4.6: Lựa chọn cơ sở sinh đẻ theo khoảng cách ............................................... 33 Bảng 4.7: Mô hình hồi qui RUM/MNL .................................................................. 34 Bảng 4.8: Kiểm định wald hệ số biến thu nhập ....................................................... 35 Bảng 4.9: Kiểm định wald hệ số biến tuổi ............................................................... 35 Bảng 4.10: Kiểm định wald hệ số biến mức giá đẻ 1 .............................................. 36 Bảng 4.11: Kiểm định wald hệ số biến mức giá đẻ 2 .............................................. 36 Bảng 4.12: Kiểm định wald hệ số biến giáo dục 2 .................................................. 37 Bảng 4.13: Kiểm định wald hệ số biến giáo dục 3 .................................................. 37 Bảng 4.14: Mối liên quan giữa thu nhập và trinh độ học vấn .................................. 38 Bảng 4.15: Kiểm định wald hệ số biến bảo hiểm y tế ............................................. 38 Bảng 4.16: Mức độ đồng ý sự quan trọng của bảo hiễm ......................................... 39 Bảng 4.17: Điểm trung bình BHYT ......................................................................... 39 Bảng 4.18: Kiểm định wald hệ số biến khu vực ...................................................... 40 Bảng 4.19: Mức độ đồng ý sự quan trọng của khu vực sinh sống ........................... 40 Bảng 4.20: Điểm trung bình khu vực sinh sống ...................................................... 41 Bảng 4.21: Kiểm định wald hệ số biến khoảng cách 1 ............................................ 41 Bảng 4.22: Kiểm định wald hệ ................................................................................. 41 Bảng 4.23: Mức độ đồng ý sự quan trọng khoảng cách .......................................... 42 Bảng 4.24: Điểm trung bình khoảng cách................................................................ 42 Bảng 4.25: Tác động biên ........................................................................................ 43
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1 : Mô hình các yếu tố tác động đến việc chọn nơi chăm sóc sức khỏe ....... 18 Hình 2.2: Mô hình các yếu tố tác động đến việc chọn nơi chăm sóc sức khỏe ........ 19 Hình 2.3: Mô hình các yếu tố tác động đến việc chọn nơi chăm sóc sức khỏe ........ 20 Hình 2.4: Mô hình đề xuất ........................................................................................ 22 Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu ................................................................................. 26
  8. 1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề: An toàn sức khỏe ngày càng được công nhận là không thể thiếu cho sự thành công của bất kỳ nền kinh tế nào. Rủi ro về sức khỏe có thể gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với cuộc sống và sinh kế của các hộ gia đình. Thông thường, khi một hộ gia đình trải qua một cú sốc sức khỏe, và phát sinh chi phí y tế thì thu nhập hộ của họ và gia đình giảm đáng kể. Từ 1986 ở Việt Nam phong trào hướng tới một nền kinh tế mở đã có tác động lớn đến hệ thống y tế của quốc gia. Chính phủ loại bỏ một lệnh cấm lâu năm về dịch vụ chăm sóc y tế tư nhân, cho phép kết hợp công-tư. Kết quả là, số lượng các nhà cung cấp y tế tư nhân ngày càng phát triển và cạnh tranh với hệ thống y tế công. Song song với sự ra đời của hệ thống y tế tư nhân, các cơ sở y tế công được thu phí dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người. Với sự phát triển kinh tế và đặc biệt sau sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), Việt Nam đã và đang từng bước xây dựng một nền kinh tế ngày càng ổn định và phát triển bền vững. Kinh tế phát triển đã giải quyết được các vấn đề về việc làm đồng thời đời sống của người dân cũng được cải thiện rõ rệt về mọi mặt. Cụ thể, thu nhập trung bình năm 2010 là 1200$/năm, đối với dân cư ở các thành phố lớn thu nhập vào khoảng 2800$/năm. Vì thế đã có nhiều bệnh nhân đi khám vượt tuyến tại các bệnh viện lớn thay vì khám ở các bệnh viện tuyến cơ sở. Tại các trung tâm thành phố lớn, khu vực y tế tư nhân đã phát triển nhanh chóng và ngày càng là cạnh tranh với khu vực nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ y tế. Kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc trước khi sinh, và lúc sinh đẻ tại các cơ sở y tế có kỹ năng và cấp cứu sản khoa đã được xác định là bốn biện pháp can thiệp quan trọng nhất trong nỗ lực giảm tỷ lệ tử vong mẹ ở các nước đang phát triển (Bộ Y tế, 2013). Trong thời gian gần đây, những nội dung của sức khỏe sinh sản đã được nhiều cấp, nhiều ngành quan tâm. Cụ thể vấn đề sức khỏe sinh sản đã từng bước trở thành nội dung quan trọng của hầu hết các hoạt động dân số, các mục tiêu của sức khỏe sinh sản cũng là những mục tiêu cần đạt được của kế hoạch hóa gia đình.
  9. 2 Vậy yếu tố nào dẫn đến quyết định lựa chọn nơi sinh đẻ? Một số nghiên cứu trên thế giới liên quan đến vấn đề này như nghiên cứu của Irma T. Elo tại Population Studies Center, University of Pennsylvania của Mỹ năm 1992 thì vai trò trình độ giáo dục người mẹ rất quan trọng và có tác động mạnh mẽ đến việc ra quyết định nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước và sau khi sinh cũng như nơi để thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Yếu tố thu nhập và chi phí đã được nghiên cứu định lượng ở Canada chứng minh là có tác động đến sự lựa chọn nơi chăm sóc trước và sau khi sinh (Harminder Kaur Guliani, 2012. Trong một nghiên cứu ở Rural Kogi State, Nigeria, T. T. Awoyemi và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng khoảng cách địa lý là một trong những yếu tố quyết định quan trọng của việc sử dụng và lựa chọn nơi chăm sóc sức khỏe ở các khu vực nông thôn (T. T. Awoyemi et al, 2011). Vậy ở Việt Nam các yếu trên có tác động đến việc ra quyết định lựa chọn nơi sinh đẻ hay không? Bài nghiên cứu này sẽ phân tích tác động của các yếu tố về giáo dục, tuổi, khoảng cách, thu nhập , khu vực sinh sống, BHYT và mức giá dịch vụ y tế có ảnh hưởng đến việc ra quyết định lựa chọn nơi sinh đẻ tại thành phố Cần Thơ. 1.2 Muc tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu tổng quát: Xác định và phân tích các yếu tố tác động đến quyết định của phụ nữ về việc lựa chọn cơ sở y tế sinh đẻ 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Xác định các yếu tố quyết định đến việc lựa chọn nơi sinh đẻ - Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định của phụ nữ về việc lựa chọn cơ sở y tế sinh đẻ - Tổng quan lý thuyết về chăm sóc sức khỏe sinh sản. 1.2.3 Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài nghiên cứu này chỉ tập trung vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ sở y tế sinh đẻ đối với những phụ nữ đã sinh con. Nghiên cứu này được thực hiện tại Thành phố Cần Thơ bằng phương pháp định lượng và định
  10. 3 tính nguồn số liệu sơ cấp trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp những phụ nữ đã sinh con với các câu hỏi chi tiết (phần phụ lục). 1.3 Phương pháp nghiên cứu: định lượng kết hợp với định tính - Định lượng: xây dựng hàm hồi quy cho quyết định lựa chọn nơi sinh đẻ. Mô hình Multinomial logit với biến phụ thuộc Y là biến nhị phân có giá trị 0, 1,2 , 3, 4 (0: trạm y tế; 1: bệnh viện công; 2 : bệnh viện tư,3 : nhà bảo sanh ). - Định tính:sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phỏng vấn sâu một số chuyên gia để hỗ trợ cho kết quả định lượng Mô hình Multinomial logit Pr(Y=1,2,3,4) = β0 + β1.thu nhập+ β2.tuổi + β3.mức giá+ β4.giáo dục+ β5.BHYT+ β6.khu vực + β7.khoảng cách + εi  Với Y: đa thức về quyết định lựa chọ cơ sở y tế  Thu nhập: ngàn đồng  Tuổi  Mức giá: ngàn đồng  Trình độ giáo dục: mù chữ= 0, cấp 1= 1, cấp 2= 2, cấp 3= 3, đại học= 5, sau đại học=6  BHYT: 1= có, 0= không có  Khu vực: 1= thành thị, 0= nông thôn  Khoảng cách: 0-3 (km) = 0 6- 9(km) = 2 3-6 (km) = 1 >9(km) =3 1.4 Cấu trúc đề tài Đề tài nghiên cứu gồm có 5 chương: - Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu. - Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết trình bày lý thuyết mô hình kinh tế và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Chương 3: Trình bày tổng quan hệ thống y tế ở Cần Thơ, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu.
  11. 4 - Chương 4: Trình bày thống kê mô tả các biến, kết quả mô hình hồi quy, và kiếm định - Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách
  12. 5 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Sức khỏe sinh sản: 2.1.1 Khái niệm: Sức khoẻ sinh sản là một phần rất quan trọng của sức khỏe. Sức khỏe sinh sản gắn với toàn bộ cuộc đời của con người, từ lúc bào thai đến khi tuổi già. Sức khoẻ sinh sản quan tâm đến các vấn đề của bộ máy sinh sản nam nữ ở mọi lứa tuổi, đặc biệt chú trọng đến tuổi vị thành niên và độ tuổi sinh sản (15-49). Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển họp tại Cai rô - Ai Cập năm 1994 đã đưa ra định nghĩa về sức khỏe sinh sản: “Sức khoẻ sinh sản là một trạng thái khỏe mạnh, hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả khía cạnh liên quan đến hệ thống, chức năng và quá trình sinh sản chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản”. Dịch vụ sinh đẻ: là một tập hợp các phương pháp, kỹ thuật và dịch vụ nhằm giúp cho con người có tình trạng SKSS khỏe mạnh thông qua việc phòng chống và giải quyết những vấn đề liên quan đến việc sinh đẻ của phụ nữ. 2.1.2 Nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản: Ở Việt Nam, sức khỏe sinh sản được chi tiết thành 10 nội dung như sau: - Làm mẹ an toàn, bao gồm việc chăm sóc khi mang thai, khi đẻ và sau khi đẻ, cả mẹ và con đều an toàn. - Thực hiện tốt KHHGĐ: Thông tin, tư vấn, giáo dục và cung cấp dịch vụ KHHGĐ hiệu quả và an toàn; tạo điều kiện cho khách hàng tự do lựa chọn; giúp các cặp vợ chồng tự quyết định và có trách nhiệm về số con và khoảng cách giữa các lần sinh - Giảm nạo, phá thai và phá thai an toàn - Giáo dục SKSS vị thành niên - Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản - Phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục - Phòng chống ung thư vú và các loại ung thư ở bộ phận sinh dục
  13. 6 - Phòng chống nguyên nhân gây vô sinh - Giáo dục tình dục, sức khỏe người cao tuổi và bình đẳng giới - Thông tin giáo dục truyền thông. 2.1.3 Nội dung sức khỏe sinh sản: - Sức khỏe sinh sản là sự thể hiện các trạng thái về thể chất, tinh thần và xã hội liên quan đến hoạt động và chức năng sinh sản của mỗi người. Theo quan niệm này, sức khỏe sinh sản có nội dung rộng lớn. Sau Hội nghị Dân số và phát triển tại Cairo –Ai Cập (1994), trong chương trình hành động sau hội nghị Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) đã mô tả sức khỏe sinh sản gồm các nội dung sau: - Kế hoạch hóa gia đình: Tư vấn, giáo dục, truyền thông và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả và chấp nhận tự do lựa chọn của khách hàng, kể cả nam giới. - Sức khỏe phụ nữ và làm mẹ an toàn: Giáo dục sức khỏe và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh bao gồm cả chăm sóc trong lúc có thai, khi đẻ và sau khi đẻ. - Phòng tránh phá thai và phá thai an toàn thông qua các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình mở rộng và có chất lượng. Chú trọng sức khỏe sinh sản vị thành niên ngay từ lúc bước vào tuổi hoạt động tình dục và sinh sản. - Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm nhiễm đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS. - Tình dục: thông tin, giáo dục và tư vấn về tình dục, sức khỏe sinh sản, huy động nam giới có trách nhiệm trong mỗi hành vi tình dục và sinh sản.. - Tư vấn và điều trị vô sinh. Đến tháng 5 năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông qua Chiến lược toàn cầu về sức khỏe sinh sản để đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đó xác định 5 khía cạnh ưu tiên của sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, gồm: - Cải thiện việc chăm sóc tiền sản, chăm sóc sinh nở, chăm sóc hậu sản và chăm sóc trẻ sơ sinh; - Cung cấp các dịch vụ KHHGĐ chất lượng cao bao gồm cả dịch vụ triệt sản;
  14. 7 - Loại bỏ việc phá thai không an toàn; - Chống lại các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, trong đó có HIV, các bệnh nhiễm trùng đường sinh sản, ung thư cổ tử cung và các bệnh phụ khoa khác; - Thúc đẩy sức khoẻ tình dục ngày một tốt hơn. 2.1.4 Nội dung làm mẹ an toàn gồm: - Cung cấp các thông tin, tư vấn về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản để mọi người biết và lựa chọn. - Giáo dục về quan hệ tình dục và giới, đặc biệt là cho đối tượng trẻ. - Phòng và điều trị nhiễm khuẩn đường sinh dục, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS. - Phòng và điều trị các bệnh phụ khoa: ung thư vú, cổ tử cung và vô sinh. - Cung cấp đầy đủ, đa dạng các dịch vụ tránh thai và những thông tin về lợi, hại của các biện pháp tránh thai. - Cung cấp dịch vụ nạo phá thai an toàn và tư vấn sau khi nạo thai. - Chăm sóc trước, trong và sau khi sinh. - Chăm sóc sức khỏe trẻ em (tiêm chủng, dinh dưỡng, chống mù loà, chống thiếu iốt...). - Tuyên truyền để nâng cao trách nhiệm của nam giới về ý thức và trách nhiệm trong hành vi tình dục và sinh sản, cũng như trong chăm sóc lúc thai nghén, sức khỏe bà mẹ, trẻ em, nuôi dạy con cái, phòng chống những bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và bạo lực. Việc chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để thực hiện các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và tiếp tục khám và điều trị các biến chứng về thai sản, các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, và HIV/AIDS, luôn phải sẵn sàng khi được yêu cầu. 2.1.5 Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản: Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản được xem như là tập hợp các phương pháp tư vấn, kỹ thuật, dịch vụ tham gia vào bảo đảm sức khỏe sinh sản thông qua phương pháp dự phòng và giải quyết các vấn đề sức khỏe sinh sản. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản còn bao hàm cả những vấn đề đảm bảo cuộc sống tình dục
  15. 8 lành mạnh, an toàn và hòa hợp. Hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản được thực hiện ở các tuyến bao gồm 7 nội dung sau: - Về kế hoạch hóa gia đình: thực hiện đa dạng hóa các biện pháp tránh thai, cung cấp rộng rãi các biện pháp tránh thai mới, đồng thời cung cấp đầy đủ bao cao su để kết hợp phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS. - Đảm bảo cung cấp các dịch vụ chăm sóc các bà mẹ trước, trong và sau khi sinh, chăm sóc sơ sinh trẻ em. Chú trọng chăm sóc sau sinh để giúp bà mẹ phòng chống các bệnh tật sau sinh, hướng dẫn cách nuôi con, đồng thời tư vấn về KHHGĐ. - Thực hành nạo phá thai an toàn, chăm sóc tư vấn sau phá thai xử lý tốt các biến chứng nếu có. - Dự phòng và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản thông thường, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS. Tổ chức các đội lưu động để phát hiện và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, lây truyền qua đường tình dục tại vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng khó khăn. - Phát hiện và điều trị sớm các ung thư đường sinh sản. Đảm bảo chăm sóc SKSS người cao tuổi. - Dự phòng và điều trị vô sinh thông qua việc phát hiện và điều trị sớm các bệnh liên quan đến vô sinh như các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và lây truyền qua đường tình dục. - Chăm sóc SKSS vị thành niên: Tổ chức các điểm hoặc trung tâm tư vấn gắn với cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS vị thành niên phù hợp với đặc điểm tâm lý và gần gũi, đáng tin cậy để hướng dẫn cũng như giải quyết các vấn đề về chuyên môn như cung cấp các phương tiện tránh thai thích hợp, bao cao su phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nạo phá thai an toàn.. 2.1.6 Chất lượng dịch vụ sức khỏe sinh sản: Chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản gồm nhiều nội dung, do vậy chất lượng dịch vụ sức khỏe sinh sản sẽ được thiết kế theo hướng thoả mãn nhu cầu của
  16. 9 káach hàng; nhu cầu đó ngày một tăng thêm cho nên chất lượng dịch vụ cũng phải không ngừng tăng lên và phải xuất phát từ mong muốn của người sử dụng dịch vụ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, có khoảng cách giữa người cung cấp và người sử dụng. Do vậy, chất lượng dịch vụ sức khỏe sinh sản phải quan tâm nhiều hơn đến triển vọng của người sử dụng dịch vụ trong khuôn khổ toàn diện của hệ thống dịch vụ sức khoẻ sinh sản. Dịch vụ sức khỏe sinh sản được cung cấp cần phải đặc biệt quan tâm đến phụ nữ, và họ là đối tượng có số lượng lớn nhất của chương trình và cũng là nhóm có những vấn đề lớn nhất về sức khoẻ cả về dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ sức khỏe sinh sản nói riêng. Cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản sẽ mang đến sự an toàn và hiệu quả cao làm khách hàng hài lòng và sử dụng lâu dài dịch vụ. Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với chất lượng cao luôn phải là mục tiêu hàng đầu của các đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc, có như vậy thì chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản sẽ hoàn thành được những mục tiêu cơ bản, không những chỉ làm giảm tỷ lệ sinh, giảm tỷ lệ gia tăng dân số mà còn làm giảm được cả tỷ lệ tử vong và bệnh tật do sinh sản gây ra, góp phần nâng cao sức khỏe phụ nữ. Động viên vai trò của nam giới, tăng cường trao đổi ý kiến giữa nam và nữ tạo ra bình đẳng về giới trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội cũng như của gia đình và cuộc sống cá nhân. 2.1.7 Những biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản: - Tăng cường và đẩy mạnh các hoạt động về cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về sức khoẻ sinh sản và sức khỏe tình dục trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Huy động sự tham gia và đồng tình của cả xã hội, khắc phục những trở ngại về thói quen và những quan điểm không còn phù hợp với xã hội ngày càng phát triển. - Thực hiện bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản: Tăng cường sự ưu tiên chăm sóc đối với trẻ em gái ngay từ khi lọt lòng về tất cả các mặt như ăn mặc, học tập, vui chơi giải trí, vệ sinh thân thể… để các em gái có đủ điều kiện phát
  17. 10 triển về thể chất, trí tuệ, tham gia các hoạt động xã hội, sinh con khỏe mạnh, làm mẹ an toàn. - Hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cần được xã hội hóa và cạnh tranh lành mạnh. Các biện pháp tránh thai phải đa dạng, nhiều chủng loại, dễ kiếm, dễ dùng và sẵn có. - Quản lý sức khỏe sinh sản theo quan niệm mở rộng, lấy nhu cầu của khách hàng làm mục tiêu và kết quả thực tế là thước đo sự thành công của dịch vụ chăm sóc. - Đào tạo đủ cán bộ có kỹ năng và kiến thức chuyên sâu đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ đảm bảo chất lượng chuẩn quốc gia về sức khỏe sinh sản và công tác quản lý, điều hành. - Tăng cường đầu tư ngân sách (bao gồm cả ngân sách trung ương, địa phương và các nguồn vốn vay, viện trợ) để mua các trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, cải tạo các cơ sở cung cấp dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản dựa theo nhu cầu và khả năng thực hiện của hệ thống cung cấp. - Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đây là một vấn đề cấp bách và nhiều khó khăn đòi hỏi phải giải quyết sớm và rộng rãi vì họ thường nhận được rất ít thông tin hữu ích, đúng đắn về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kể cả các biện pháp tránh thai và cách sử dụng chúng. Mặt khác, những người cung cấp dịch vụ như bác sỹ, y tá, giáo viên trong các trường học… không được hoặc được đào tạo rất ít về vấn đề tình dục, kể cả kỹ năng truyền thông một cách có hiệu quả cho những người ở độ tuổi vị thành niên. - Cần xây dựng các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản phục vụ nhu cầu của phụ nữ và vị thành niên, phải lôi cuốn phụ nữ tham gia vào công tác lãnh đạo, lập kế hoạch, ra quyết định, quản lý, thực hiện, tổ chức và đánh giá các dịch vụ. Bên cạnh đó cần phải đổi mới các chương trình để thông tin, tư vấn và dịch vụ sức khỏe sinh sản tiếp cận được đến vị thành niên và nam giới. Những chương trình như vậy sẽ giáo dục và đào tạo điều kiện cho nam giới chia sẻ những trách nhiệm trong kế hoạch hóa gia đình, công việc nhà và chăm sóc con cái một cách bình đẳng
  18. 11 hơn và sẵn sàng chịu trách nhiệm lớn trong việc phòng ngừa các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục. 2.1.8 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản:  Trình độ học vấn: Trình độ học vấn của người mẹ đóng vai trò quan trọng vì trong gia đình phụ nữ là những người chăm sóc sức khỏe ban đầu một cách tự nguyện và khoa học cho tất cả mọi người từ việc ăn, uống, ở, mặc, sinh hoạt và những vấn đề cơ bản khác. Kiến thức của người mẹ, người vợ tạo ra điều kiện thuận lợi cho sức khỏe của gia đình tốt hơn, gồm cả sức khỏe sinh sản.  Sự phát triển kinh tế gia đình và xã hội: Mức độ thu nhập của gia đình rất có tác động đến sức khỏe. Chất lượng sinh hoạt văn hóa, tinh thần và phương tiện sống, sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của mỗi người lệ thuộc vào mức thu nhập của họ. Gia đình thu nhập cao thường có sức khỏe tốt hơn gia đình có thu nhập thấp  Môi trường – xã hội : - Môi trường xanh, sạch, đẹp, không khí trong lành, nhà ở rộng rãi, thoáng mát, có nhiều địa điểm và phương tiện vui chơi giải trí đặc biệt quan trọng cho sự phát triển thể lực và trí tuệ trẻ em và sức khỏe sinh sản của mọi người. - Xã hội an ninh tốt là môi trường tốt cho sự sống và sức khỏe.  Chính sách và dịch vụ hỗ trợ : - Các chính sách hỗ trợ sức khỏe: Nhà nước và Chính phủ đã ban hành rất nhiều các chính sách bảo vệ và hỗ trợ sức khỏe cho người dân như: Luật chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; Luật chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em; Pháp lệnh dân số; các chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, chiến lược dân số Việt Nam; các chuẩn mực về các kỹ thuật y tế…. - Các dịch vụ y tế như: Kế hoạch hoá gia đình; chăm sóc sức khỏe sinh sản; tiêm chủng mở rộng; phòng chống sốt rét, bướu cổ…đã có những thành tựu to lớn - Thành tựu y tế đã được ghi nhận cả trong việc áp dụng các kỹ thuật y học hiện đại của thế giới vào khám chữa bệnh tại Việt Nam như: Phẫu thuật nội soi; sử dụng tia laser trong điều trị sỏi mật, thận; Hỗ trợ sinh sản (thụ tinh trong ống
  19. 12 nghiệm, thụ tinh nhân tạo, giữ tinh trùng...) đã giúp nhiều cặp vợ chồng vô sinh chữa trị thành công. - Việc kết hợp giữa đông y và tây y trong phòng và chữa bệnh cũng đã ngày càng phát triển và được nhân dân đồng tình ủng hộ như: thể dục dưỡng sinh, luyện khí công…  Các phong tục tập quán: Phong tục, tập quán là những thói quen lưu truyền lâu đời. - Có rất nhiều phong tục tốt đẹp có lợi cho sức khỏe về thể chất và tinh thần như: hội đua thuyền ngày tết của nhân dân vùng miền Trung nam bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hội vui xuân Đu quay (đánh đu), kéo co của nhân dân khu vực Đồng bằng bắc bộ. Hội thi ném còn, múa sạp… của nhân dân các dân tộc vùng miền núi phía bắc. Hội thi nấu ăn giữa các dòng họ trong thôn, bản… - Nhiều phong tục, tập quán không có lợi cho sức khỏe vẫn còn tồn tại cần loại bỏ và giảm bớt như: các tập tục sinh đẻ tại nhà do các bà mụ không có nghiệp vụ y tế thực hiện (mụ vườn); không đi khám thai; phá thai (bằng các bài thuốc dân gian); cho con ăn cơm nhai từ lúc còn ít tháng tuổi. Ngoài ra còn tồn tại nhiều quan điểm hủ tục như: trời sinh voi trời sinh cỏ, nhiều con là nhà có phúc, nhất nam viết hữu, thập nữ viết vụ (quý con trai coi thường con gái). Các tục lệ này đã góp phần làm cho tỷ lệ ốm đau, tử vong của bà mẹ, trẻ em tăng cao. Sức khoẻ và sức khỏe sinh sản bị nhiều yếu tố chi phối, trong thực tế những yếu tố này cũng chi phối và chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Bảo vệ và nâng cao sức khỏe không phải chỉ là việc của ngành y tế mà là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành và của cả toàn xã hội; muốn làm tốt việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe sinh sản thì các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản phải chú trọng và thực hiện tốt 10 nội dung về sức khỏe sinh sản nêu trên. 2.2 Mô hình lý thuyết: Khái niệm: hữu dụng được ký hiệu là U, hữu dụng được định nghĩa là mức thỏa mãn hoặc hài lòng đi cùng với những sự lựa chọn thay thế. Các nhà kinh tế cho là khi các cá nhân đối mặt với một sự lựa chọn những hàng hoá thay thế khả
  20. 13 dĩ, họ luôn lựa chọn hàng hoá thay thế mang lại mức hữu dụng (utility) lớn nhất, hữu dụng mang tính chủ quan. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe là một hàm bắt nguồn từ nhu cầu về sức khỏe và mô hình hóa như một quyết định để được chăm sóc và quyết định nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Lợi ích có được từ chăm sóc y tế là sức khỏe nhận được từ hiệu quả của việc chăm sóc y tế Cá nhân có thể phát huy tối đa tiện ích của mình bằng cách tạo ra nhiều sức khỏe và sức khỏe tốt hơn tăng cường tiện ích hay hạnh phúc. trong các mô hình kinh tế lượng hàm cầu, biến phụ thuộc thường phản ánh việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Mức độ sử dụng quan sát phản ánh quan điểm của giao điểm của cung và cầu chức năng (cân bằng thị trường) và việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phản ánh nhu cầu thỏa mãn nhu cầu Hữu dụng tiêu dùng dịch vụ y tế là hàm số phụ thuộc vào sức khỏe sau khi nhận dịch vụ y tế và chi tiêu các hàng hóa khác Uij = U ( Hij, Cj) (2.1) Cá nhân i phải đối mặt với lựa chọn thay thế j, trong đó j ∈ n, n = {1,2, ..., N} Với Uij : hữu dụng của cá nhân với lựa chọn cơ sở y tế j Hij: Những cải thiện của sức khỏe cá nhân nhận được sau khi lựa chọn cơ sở y tế j Cij: Chi phí tiêu dùng về hàng hóa khác so với chăm sóc sức khỏe sau khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe j Tình trạng sức khỏe sau khi đến cơ sở y tế sẽ phụ thuộc vào chất lượng điều trị của cơ sở j với cá nhân i: Hij = h0 + Qij (2.2) h0: Sức khỏe của cá nhân khi chưa được điều trị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0