intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

38
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau: Xác định, đánh giá các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Bến Tre; dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT trong việc chọn trường đại học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Bến Tre

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN HIẾU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 12 THPT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN HIẾU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 12 THPT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Thống kê kinh tế Mã số: 8310107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ VĂN SƠN Tp. Hồ Chí Minh - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Bến Tre” là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Ngoài các kết quả tham khảo từ các tài liệu khác đã ghi trích dẫn trong luận văn, các nội dung được trình bày trong luận văn này là do bản thân tôi thực hiện. Các số liệu được trình bày trong luận văn này được thu thập từ thực tế và có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và được xử lý một cách trung thực, khách quan. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. Bến Tre, ngày 12 tháng 11 năm 2018 Tác giả NGUYỄN VĂN HIẾU
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3 1.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3 1.6 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu.........................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ............................................................................................................5 2.1. Các lý thuyết có liên quan.................................................................................5 2.1.1. Các khái niệm công cụ ...............................................................................5 2.1.1.1 Sự lựa chọn ...............................................................................................5 2.1.1.2 Hướng nghiệp ...........................................................................................5 2.1.1.3 Tư vấn hướng nghiệp ...............................................................................5 2.1.1.4 Chọn trường đại học .................................................................................5 2.1.2. Những yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh .......................6 2.1.2.1 Yếu tố gia đình và các cá nhân có ảnh hưởng ..........................................6 2.1.2.2 Yếu tố về năng lực và sở thích của bản thân ............................................6 2.1.2.3 Yếu tố thông tin đại chúng và danh tiếng của trường đại học..................6 2.1.3 Thuyết lựa chọn duy lý (Rational Choice Theory) (Homans,1961) ...........7 2.2. Kết quả một số nghiên cứu trước đây và mô hình nghiên cứu đề xuất ............8
  5. 2.2.1. Kết quả một số nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh .....................................................................................8 2.2.1.1 Trên thế giới ..........................................................................................8 2.2.1.2 Tại Việt Nam.......................................................................................10 2.2.1.3 Tổng hợp các nghiên cứu ....................................................................11 2.2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết .........................................13 2.2.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ...............................................................13 2.2.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu..................................................................15 a Sự định hướng của những người có ảnh hưởng........................................15 b Đặc điểm cá nhân của học sinh ................................................................15 c Danh tiếng trường đại học ........................................................................15 d Đặc điểm cố định của trường đại học .......................................................16 e Cơ hội trúng tuyển ....................................................................................16 f Nỗ lực giao tiếp của trường đại học đối với học sinh ...............................16 g Các cơ hội trong tương lai ........................................................................17 2.2.2.3 Tổng hợp nguồn của các thang đo ......................................................17 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ..............................................21 3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................21 3.1.1 Nghiên cứu định tính .................................................................................22 3.1.2. Nghiên cứu định lượng .............................................................................23 3.1.2.1 Đối tượng khảo sát .................................................................................23 3.1.2.2 Kích cỡ mẫu ........................................................................................23 3.1.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................24 3.2 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .......................................................................24 3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................24 3.4 Mô hình hồi quy đa biến và kiểm định mô hình ..............................................25 3.5 Xây dựng thang đo ...........................................................................................26 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................31 4.1. Mô tả mẫu khảo sát và thống kê mô tả các biến .............................................31
  6. 4.1.1 Mô tả mẫu khảo sát ...................................................................................31 4.1.2 Thống kê mô tả các biến............................................................................36 4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ....................................................................39 4.2.1 Kết quả đánh giá thang đo qua phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha....39 4.2.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................41 4.3 Phân tích mô hình hồi quy đa biến ..................................................................48 4.4 Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong phân tích hồi quy ..................55 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.............................................................58 5.1 Kết luận ............................................................................................................58 5.2 Đề xuất, khuyến nghị .......................................................................................59 5.3 Những hạn chế của nghiên cứu ........................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT THPT Trung học phổ thông TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TC Trung cấp CĐ Cao đẳng ĐH Đại học
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Cơ cấu học sinh chia theo huyện ............................................................31 Bảng 4.2: Cơ cấu học sinh chia theo độ tuổi...........................................................32 Bảng 4.3: Cơ cấu học sinh chia theo giới tính ........................................................32 Bảng 4.4: Thời gian học sinh có quyết định chọn trường đại học ..........................33 Bảng 4.5: Cơ cấu học sinh chia theo nơi cư trú ......................................................33 Bảng 4.6: Cơ sở sản xuất kinh doanh của gia đình học sinh ..................................34 Bảng 4.7: Tổng thu nhập hộ gia đình học sinh .......................................................34 Bảng 4.8: Nghề nghiệp chính của gia đình học sinh ...............................................35 Bảng 4.9: Trình độ học vấn cao nhất của cha hoặc mẹ học sinh ............................35 Bảng 4.10: Giá trị trung bình của các biến .............................................................36 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định thang đo ..................................................................39 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định KMO & Bartlett’s Test ..........................................42 Bảng 4.13: Kết quả phân tích nhân tố EFA ............................................................43 Bảng 4.14: Phân nhóm các nhân tố tác động đến việc lựa chọn trường đại học ....45 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định thang đo sự hài lòng của học sinh ..........................47 Bảng 4.16: Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo sự hài lòng của học sinh......48 Bảng 4.17: Kết quả đánh giá độ phù hợp của mô hình ...........................................49 Bảng 4.18: Phân tích phương sai ............................................................................50 Bảng 4.19: Kết quả chạy phân tích hồi quy lần 1 ...................................................50 Bảng 4.20 : Kết quả chạy phân tích hồi quy lần 2 ..................................................52
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất về các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Bến Tre .................................14 Hình 4.1: Đồ thị phân tán Scatterplot .....................................................................55 Hình 4.2: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa ..........................................................56 Hình 4.3: Đồ thị tần số P-P plot ..............................................................................56
  10. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Lý do chọn đề tài Hàng năm vào kỳ thi THPT Quốc gia, các thí sinh trong khắp cả nước lại phải vất vã ôn luyện, chuẩn bị cho kỳ thi vô cùng quan trọng để bắt đầu một sự lựa chọn mới trong cuộc đời mình và các thí sinh của tỉnh Bến Tre cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Sau kỳ thi này, các em sẽ có những định hướng cho tương lai, có em sẽ đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cũng có em sẽ đi học nghề hoặc là sẽ đi làm phụ giúp gia đình,…Riêng đối với những em quyết định đăng ký xét tuyển vào các trường đại học thì thoạt nghe có vẻ khá dễ dàng nhưng thực tế việc chọn trường nào, chọn ngành nào là không hề đơn giản. Bởi vì, hiện nay có rất nhiều trường đại học với rất nhiều ngành cho các em lựa chọn nhưng chất lượng đào tạo như thế nào và khi ra trường sẽ dễ dàng tìm được việc làm hay không vẫn còn bỏ ngõ. Vậy nên, câu hỏi “nên lựa chọn xét tuyển vào trường đại học nào sau khi tốt nghiệp THPT?” làm cho các em lúng túng, thậm chí cho đến sát ngày cuối thời hạn nộp hồ sơ các em vẫn chưa có sự lựa chọn cho riêng mình. Số liệu từ Bộ Giáo dục & Đào tạo công bố, kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 thì có 688.641 thí sinh và đã đăng ký 2.750.444 nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong khi tổng số chỉ tiêu các trường đại học, cao đẳng là 455.174 chỉ tiêu. Riêng tại tỉnh Bến Tre, số lượng nguyện vọng các em đăng ký là 33.004 nguyện vọng, trung bình mỗi em 3,35 nguyện vọng. Tuy nhiên có những trường số lượng nguyện vọng 1 các em đăng ký rất nhiều với trên 2.000 nguyện vọng như: Đại học Công nghiệp TPHCM, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Cần Thơ,…Bên cạnh đó cũng có một số trường chỉ có một vài nguyện vọng như: Đại học Tài nguyên Môi trường, Đại học Văn hóa Thể thao, Học viện Ngoại giao,…Qua đó, chúng ta thấy đa phần các em đều muốn vào các trường đại học có danh tiếng, ra trường có cơ hội việc làm cao. Điều này vô tình tạo sức ép lên các em và các em có nguy cơ trượt vào các trường này là khá cao nếu như không có sự quyết định đúng đắn. Bên cạnh đó, một số em khi đã vào học tại các trường đã đăng ký lại cảm thấy chán nãn, thấy không phù hợp với bản thân. Vì thế chọn trường mà
  11. 2 thiếu hiểu biết hoặc thiếu thông tin về ngành nghề mà mình đã chọn rất dễ tạo ra sự hụt hẫng, bi quan chán nãn,…Thực tế cho thấy không ít trường hợp đã cảm thấy thất vọng với sự lựa chọn của bản thân. Trong thời gian qua Lãnh đạo địa phương cũng đã nêu vấn đề sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng không tìm được việc làm đúng ngành được đào tạo, đặc biệt là ngành sư phạm và nguyên nhân do đâu và giải pháp để cải thiện trong thời gian tới là gì? Trong thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu về việc chọn trường của học sinh nhưng quyết định chọn trường đại học chưa được giải thích trọn vẹn bởi các yếu tố tác động và đặc biệt là chưa có nghiên cứu nào thực hiện tại tỉnh Bến Tre. Với những lý do trên, việc lựa chọn ngành, trường đối với học sinh là hết sức quan trọng, cần phải có sự hướng dẫn và định hướng đúng đắn cho các em khi chọn trường, chọn ngành trên nguyên tắc kết hợp giữa các yếu tố: nguyện vọng bản thân, điều kiện gia đình, năng lực bản thân, đòi hỏi của công việc và nhu cầu của xã hội. Vì những lý do nêu trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Bến Tre” nhằm tìm ra những xu hướng, những yếu tố tác động đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh, từ đó có những giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, giúp các em có những sự lựa chọn phù hợp khi quyết định đăng ký vào trường đại học nào đó. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Luận văn được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau: (1) Xác định, đánh giá các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Bến Tre. (2) Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT trong việc chọn trường đại học. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu (1) Các nhân tố nào quyết định đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Bến Tre?
  12. 3 (2) Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Bến Tre như thế nào? (3) Những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả của công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT của tỉnh Bến Tre trong thời gian tới? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Đối tượng khảo sát là những học học sinh vừa hoàn thành kỳ thi THPT Quốc gia năm học 2017 - 2018 và đang chuẩn bị bước vào năm thứ nhất của một số trường đại học. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu này được thực hiện tại một số trường đại học có số lượng sinh viên năm nhất là người Bến Tre đang theo học với số lượng nhiều. Theo đó, tác giả sẽ thực hiện nghiên cứu tại các trường đại học như: Đại học Cần Thơ, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Nông lâm TPHCM, Đại học Trà Vinh, Đại học Cửu Long, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Tây Đô. Thời gian nghiên cứu: thời gian thu thập thông tin trong từ ngày 16/9/2018 đến 6/10/2018. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu này sẽ sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. - Nghiên cứu định tính: thảo luận nhóm và quan trọng hơn cả là việc thảo luận với chuyên gia và học sinh nhằm xác định các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học và hoàn chỉnh bản hỏi. - Nghiên cứu định lượng: là nghiên cứu kết quả thực nghiệm phỏng vấn 300 học sinh vừa tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 và hiện tại đang theo học năm thứ nhất tại một số trường đại học thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Dùng kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha để loại biến đo lường không đạt và dùng phân tích nhân tố khám phá EFA để tổng hợp những biến đã đạt yêu cầu thành nhân tố đo lường cho các biến trong mô hình đại diện. Tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS
  13. 4 phiên bản 20.0 làm công cụ để tiến hành phân tích trong toàn bộ quá trình nghiên cứu. 1.6 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu Đề tài nghiên cứu này sẽ xác định các yếu tố tác động đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Từ đó, tác giả sẽ nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác tư vấn hướng nghiệp trong thời gian tới, góp phần giúp các em có những quyết định đúng đắn, làm tiền đề cho các em có thể xây dựng cuộc sống trong tương lai như ý các em mong muốn.
  14. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Các lý thuyết có liên quan 2.1.1. Các khái niệm công cụ 2.1.1.1 Sự lựa chọn Lựa chọn là thuật ngữ dùng để nói đến việc phải xem xét, cân nhắc và tính toán để quyết định sử dụng loại phương thức hay cách thức tối ưu trong điều kiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu với hiệu quả và sự hài lòng cao nhất. 2.1.1.2 Hướng nghiệp Hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục toàn diện. Thông qua việc hướng nghiệp, các đối tượng được hướng nghiệp sẽ có thêm sự hiểu biết và những yêu cầu của ngành nghề hoặc công việc mà bản thân đang hướng đến. 2.1.1.3 Tư vấn hướng nghiệp Tư vấn hướng nghiệp là một hoạt động hỗ trợ khách quan lẫn chủ quan trong quá trình hướng nghiệp. Nó có lợi cho người được tư vấn hướng nghiệp, đồng thời nó cũng mang lại lợi ích cho người tư vấn hướng nghiệp trong một số trường hợp người tư vấn hướng nghiệp mong muốn một lợi ích chủ quan nào đó. Tư vấn hướng nghiệp là một quá trình hoạt động tích cực nhằm giúp đối tượng được tư vấn hướng nghiệp hiểu sâu hơn về các công việc mà bản thân có thể lựa chọn theo đuổi trong tương lai. 2.1.1.4 Chọn trường đại học Các em học sinh cuối cấp 3 thường nhận được sự định hướng của người thân, bạn bè, thầy cô và các chuyên gia tư vấn trong việc lựa chọn trường đại học. Việc chọn trường đại học của các em có thể trước hoặc sau khi có kết quả thi THPT Quốc gia. Bên cạnh đó, các em cũng dựa vào các yếu tố như: đặc điểm cá nhân, cơ hội trúng tuyển, nhu cầu xã hội, danh tiếng trường đại học,…để làm cơ sở xem xét lựa chọn trường đại học phù hợp với bản thân các em. Trong nghiên cứu này, khái niệm chọn trường đại học được hiểu là quyết định lựa chọn của các em về trường đại học để đăng ký theo học sau khi tốt nghiệp THPT Quốc gia.
  15. 6 2.1.2. Những yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh 2.1.2.1 Yếu tố gia đình và các cá nhân có ảnh hưởng Gia đình là yếu tố hết sức quan trọng đối với sự phát triển tâm sinh lý cũng như tác động mạnh đến sự lựa chọn con đường tương lai của mỗi học sinh. Trong gia đình, cha mẹ hoặc người thân luôn là những người gần gũi và nắm bắt được nhiều tâm tư, tình cảm của các em. Gia đình luôn mong muốn những gì tốt nhất cho con em của mình nên vì thế họ thường đưa ra những lời khuyên, thậm chí là ép buộc đối với con em mình trong việc lựa chọn cho tương lai, trong đó có cả việc chọn trường đại học. Bên cạnh đó, thầy cô bạn bè và một số cá nhân khác cũng có ảnh hưởng đến một số quyết định của các em. Có thể vì tin tưởng vào sự chỉ dẫn của thầy cô mà các em quyết định lựa chọn trường đại học mà không xem xét đến các yếu tố khác. Bạn bè thân thiết với nhau cũng là một kênh thông tin quan trọng mà các em dựa vào để quyết định chọn trường đại học để theo học. 2.1.2.2 Yếu tố về năng lực và sở thích của bản thân Hầu hết các em khi quyết định lựa chọn vào một trường đại học nào đó thì các em cũng đã xem xét rất kỹ liệu xem năng lực bản thân có đáp ứng được yêu cầu của trường đại học mà bản thân dự định theo học hay không. Ngoài ra, các em cũng có xu hướng lựa chọn trường đại học phù hợp với sở thích của bản thân, nếu không có sự đam mê, sự yêu thích thì liệu các em có muốn theo học hay không. Do đó, năng lực của bản thân và sở thích của bản thân cũng là tiêu chí quan trọng để các em có sự đánh giá và lựa chọn phù hợp với bản thân. 2.1.2.3 Yếu tố thông tin đại chúng và danh tiếng của trường đại học Trong thời đại bùng nổ về công nghệ thông tin như hiện nay, các thông tin được cập nhật hằng ngày, hằng giờ nên việc truy xuất và tìm hiểu thông tin về một trường đại học nào đó là điều hết sức dễ dàng. Cũng nhờ công nghệ thông tin mà danh tiếng của trường đại học sẽ dễ dàng đưa đến từng học sinh. Từ đó, các thông tin đó sẽ tác động không nhỏ đến việc lựa chọn trường đại học của các em. Mặc dù vậy, thông tin thì có xu hướng một chiều, các em không có nhiều cơ hội kiểm chứng
  16. 7 cũng như sự tư vấn từ những người có chuyên môn và sự am hiểu. Nhưng dẫu sao thì sự bùng nổ thông tin như hiện nay cũng góp phần không nhỏ cho các em có cái nhìn tổng thể, từ đó có thể đưa ra quyết định lựa chọn của bản thân mình. 2.1.3 Thuyết lựa chọn duy lý (Rational Choice Theory) (Homans,1961) Thuyết lựa chọn duy lý dựa vào tiên đề cho rằng con người luôn hành động có chủ đích để lựa chọn và sử dụng nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Thuyết lựa chọn duy lý đòi hỏi phải phân tích hành động lựa chọn của cá nhân trong mối quan hệ với toàn xã hội bao gồm các cá nhân khác với những nhu cầu và sự mong đợi của họ; Các khả năng lựa chọn và các sản phẩm đầu ra của từng lựa chọn cùng với các đặc điểm khác. Kotler và Fox (1995) đã đề xuất mô hình tổng quát thể hiện các bước tiến hành để ra một quyết định phức tạp, mô hình được cụ thể qua sơ đồ sau: Nảy Thu Đánh Thực sinh thập giá các hiện nhu thông Quyết quyết Đánh lựa chọn cầu tin định định giá lại thay thế Thiết Động Những lập cơ và yếu tố thông Những giá trị ảnh tình tin đánh huống hưởng giá khác Xây dựng tiêu chí đánh giá
  17. 8 2.2. Kết quả một số nghiên cứu trước đây và mô hình nghiên cứu đề xuất 2.2.1. Kết quả một số nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh 2.2.1.1 Trên thế giới Trong nghiên cứu của D.W.Chapman, 1981, tác giả đã đề xuất mô hình tổng quát về việc lựa chọn trường đại học của học sinh. Theo như kết quả nghiên cứu thì có hai nhóm yếu tố có nhiều tác động đến việc chọn trường của học sinh. Nhóm thứ nhất là đặc điểm của gia đình và cá nhân của học sinh đó. Nhóm thứ hai là các yếu tố từ bên ngoài ảnh hưởng đến học sinh đó như: danh tiếng của trường đại học, nỗ lực giao tiếp của trường đối với học sinh,… ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH VÀ GIA ĐÌNH Đặc điểm cá nhân Đặc điểm gia đình Ấn Quyết CÁC ẢNH HƯỞNG BÊN NGOÀI tượng định Các cá nhân có ảnh hưởng về trường chọn ĐH trường Đặc điểm cố định của trường ĐH ĐH Nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với học sinh Mô hình D.W Chapman
  18. 9 Bên cạnh đó, có rất nhiều nghiên cứu khác sử dụng kết quả nghiên cứu của D.W. Chapman và phát triển trên những mô hình khác để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh. Theo đó, các tác giả là Cabera và La Nasa, (2000) (được trích bởi M. J. Burn) đã nghiên cứu mô hình 3 giai đoạn lựa chọn trường đại học của học sinh dựa trên nền tảng của mô hình chọn trường của D.W.Chapman và K.Freeman (được trích bởi M. J. Burn) và từ kết quả nghiên cứu, Cabera và La Nasa nhấn mạnh rằng những mong đợi về công việc trong tương lai của học sinh cũng là một nhóm yếu tố quan trong tác động đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh. Ngoài ra, trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông và cũng dựa trên cơ sở lý thuyết của D.W. Chapman, qua đó có một số nghiên cứu nổi bật như: * Karl Wagner and Yousefi Fard (2009) đề cập đến 3 mô hình lựa chọn trường đại học, cao đẳng gồm: mô hình kinh tế, mô hình xã hội và mô hình kết hợp. Theo đó, các yếu tố quan trọng tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh tại Malaysia đó là: chi phí học tập, giá trị bằng cấp, các yếu tố từ những người có ảnh hưởng xung quanh và một số đặc điểm của trường đại học. * Borchert M (2002) cho rằng ba nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn trường đại học của học sinh đó là: môi trường, cơ hội việc làm và đặc điểm cá nhân là các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh. * Marvin J. Burns (2006), cho rằng tỷ lệ chọi khi tuyển đầu vào là một trong những yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh. Ngoài ra còn các yếu tố khác như: học bổng của trường, danh tiếng của trường, sự hấp dẫn của các ngành học,…cũng là những yếu tố quan trọng tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh. * Joseph Sia Kee Ming (2010) đã chỉ ra rằng các đặc điểm cố định của trường đại học như: cơ sở vật chất, danh tiếng, học phí,…và các yếu tố về các nỗ lực giao tiếp của nhà trường với học sinh là những yếu tố quan trọng tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh.
  19. 10 * Ruth E. Kallio (1995) đề cập các yếu tố như: đặc điểm cố định của trường đại học, danh tiếng của trường, cơ hội việc làm sau đại học, điều kiện sẵn có của ký túc xá, học bổng,…là các yếu tố tác động đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh phổ thông. 2.2.1.2 Tại Việt Nam * Theo Nguyễn Phương Toàn (2011) đã chỉ ra 5 nhóm yếu tố tác động quan trọng đến việc chọn trường đại học bao gồm: mức độ đa dạng và hấp dẫn của ngành đào tạo, đặc điểm của trường đào tạo, đáp ứng sự mong đợi sau khi ra trường, nỗ lực giao tiếp của trường đại học đối với học sinh và yếu tố dang tiếng của trường đại học. * Theo Nguyễn Minh Hà, Huỳnh Gia Xuyên và Huỳnh Thị Kim Tuyết (2011) có đến 7 yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh bao gồm: yếu tố người thân trong gia đình, yếu tố người thân ngoài gia đình, yếu tố chất lượng dạy và học, yếu tố đặc điểm của bản thân sinh viên, yếu tố công việc trong tương lai, yếu tố về khả năng được vào trường và yếu tố nỗ lực giao tiếp của nhà trường để đưa thông tin tới học sinh sắp tốt nghiệp THPT. Đây là các yếu tố quan trọng tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 khi chọn vào trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. * Theo Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009) cho thấy có 5 yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học. Theo đó các yếu tố: cơ hội việc làm trong tương lai, đặc điểm của trường đại học, đặc điểm của bản thân học sinh, người có ảnh hưởng đến bản thân học sinh và yếu tố thông tin có sẵn sẽ là những yếu tố tác động đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh. Đa dạng ngành đào tạo, đặc điểm cố định trường đại học, đáp ứng sự mong đợi sao khi ra trường, nỗ lực giao tiếp của trường đại học đối với học sinh và yếu tố danh tiếng trường đại học. * Theo Đoàn Cao Thành Long (2015) chỉ ra 6 yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: suy nghĩ của bản thân học sinh, cơ hội việc làm trong tương lai, nỗ
  20. 11 lực giao tiếp với học sinh, chất lượng đào tạo của trường đại học, cơ hội trúng tuyển và yếu tố người thân có ảnh hưởng. 2.2.1.3 Tổng hợp các nghiên cứu Tên tác giả Đề tài Các yếu tố ảnh hưởng D.W.Chapman Mô hình về sự lựa chọn trường -Đặc điểm của gia đình và đại học của sinh viên. cá nhân của học sinh -Các cá nhân có ảnh hưởng -Đặc điểm cố định của trường đại học -Nỗ lực giao tiếp của trường đại học với học sinh Karl Wagner anf Các yếu tố tác động đến dự định -Chi phí học tập Yousefi Fard theo học tại một trường đại học -Giá trị bằng cấp của học sinh Malaysia. -Những người có ảnh hưởng xung quanh Michael Borchert Các yếu tố tác động việc lựa -Đặc điểm cố định của chọn nghề nghiệp của học sinh trường đại học trung học. -Cơ hội việc làm -Đặc điểm cá nhân Marvin J.Burns Các yếu tố ảnh hưởng đến việc -Học bổng của trường lựa chọn trường đại học của -Danh tiếng của trường những học sinh người Mỹ gốc -Điều kiện an toàn của ký Phi được nhận vào các ngành túc xá như nông nghiệp, thực phẩm và -Sự hấp dẫn của các ngành tài nguyên môi trường. học -Tỷ lệ chọi đầu vào -Điểm chuẩn của trường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2