intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cải thiện an toàn tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu là trả lời cho các câu hỏi này để thấy được những hạn chế và bất cập trong hoạt động tín dụng chỉ định, ảnh hưởng đến tình trạng giảm sút chất lượng tín dụng tại VDB. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp VDB có những điều chỉnh kịp thời và ngày càng hoàn thiện cơ chế chính sách, góp phần cải thiện an toàn trong hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn vốn tại VDB.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cải thiện an toàn tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------------- NGUYỄN LÊ HỒNG VỸ CẢI THIỆN AN TOÀN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------------- CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN LÊ HỒNG VỸ CẢI THIỆN AN TOÀN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành : Chính Sách Công Mã số : 603114 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ QUẾ GIANG Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2011
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc trích dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay của Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 6 năm 2011 Nguyễn Lê Hồng Vỹ
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và tất cả quý thầy cô giáo đã giảng dạy, động viên, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi theo học tại chƣơng trình này. Xin chân thành cám ơn cô TS. Trần Thị Quế Giang, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, góp ý và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn này. Xin chân thành cám ơn thầy Huỳnh Thế Du và thầy Nguyễn Xuân Thành đã tận tình giúp đỡ và góp ý cho tôi trong quá trình thực hiện đề cƣơng luận văn này. Chân thành cám ơn các đồng nghiệp đã giúp đỡ, tìm kiếm tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận văn này. Cuối cùng, cám ơn gia đình và các bạn học cùng khóa MPP2 đã nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, động viên và giúp đỡ mọi mặt trong suốt khóa học. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 6 năm 2011 Nguyễn Lê Hồng Vỹ
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ...............................................................................................................ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ ........................................... v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT ..................................................... vi TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................vii PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn thông tin, số liệu ............ 3 4. Kết cấu của luận văn ................................................................................................ 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ NHẬN DIỆN THỰC TRẠNG AN TOÀN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .............................................. 6 1.1 Tổng quan hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam..................................... 6 1.1.1 Thực hiện chính sách tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu ......................... 7 1.1.2 Các hoạt động khác ......................................................................................... 9 1.2 Thực trạng an toàn tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam hiện nay ........... 10 1.2.1 Khả năng cân đối nguồn vốn ........................................................................ 10 1.2.1.1 Huy động vốn .................................................................................... 10 1.2.1.2 Lãi suất huy động và cho vay ............................................................ 12 1.2.2 Thực trạng nợ xấu, nợ quá hạn tại VDB ....................................................... 15
  6. iv CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN ẢNH HƢỞNG ĐẾN AN TOÀN TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.......................................... 19 2.1 Rủi ro tín dụng do thể chế, chính sách .................................................................. 19 2.1.1 Sở hữu nhà nƣớc ........................................................................................... 20 2.1.2 Tín dụng chỉ định và kiểm soát lãi suất ........................................................ 21 2.1.3 Thiếu kiểm tra, giám sát chặt chẽ ................................................................. 25 2.2 Rủi ro tín dụng do cơ chế, quy trình hoạt động .................................................... 28 2.2.1 Mô tả quy trình tín dụng tại VDB ................................................................ 28 2.2.2 Những hạn chế, rủi ro trong quy trình tín dụng tại VDB ............................. 30 CHƢƠNG 3: THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................ 33 3.1 Thảo luận .............................................................................................................. 33 3.1.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Phát triển Nhật Bản ........................................ 33 3.1.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc .................................... 35 3.2 Kiến nghị chính sách............................................................................................. 37 3.2.1 Kiến nghị đối với chính phủ ......................................................................... 37 3.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam ...................................... 38 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 42 PHẦN PHỤ LỤC (Phụ lục 1 đến 6) .......................................................................... 45
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.2 Tổng quan một số chỉ tiêu hoạt động của VDB đến 31/12/2010 ................ 8 Bảng 1.3 Tổng hợp nguồn vốn và sử dụng vốn nội tệ tại VDB ............................... 11 Bảng 1.4 Lãi suất huy động và cho vay tại VDB qua các năm ................................ 13 Bảng 1.5 Cân đối thu chi tại VDB qua các năm....................................................... 14 Bảng 1.6 Tổng hợp nợ xấu, nợ quá hạn tại VDB ..................................................... 16 Bảng 1.7 So sánh tỷ lệ nợ xấu của VDB với các NHTM khác ................................ 17 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ tổng quát khung lý thuyết phân tích ............................................................ 5 Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy Ngân hàng Phát triển Việt Nam ...................................... 7 Sơ đồ 2.1 Hệ thống tài chính bị áp chế ..................................................................... 19 Hình 2.2 Bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng tại VDB ....................... 23 Hình 2.3 Sơ đồ kiểm tra, giám soát hoạt động VDB ............................................... 26 Sơ đồ 2.4 Tổ chức hoạt động cho vay đầu tƣ tại các Chi nhánh VDB ..................... 28 Sơ đồ 2.5 Tổ chức hoạt động cho vay đầu tƣ tại Hội sở chính VDB ....................... 29 Hình 3.1 Kiến nghị sơ đồ tổ chức, kiểm tra, giám soát hoạt động VDB ................. 39
  8. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT ACB: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu Agribank: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam BIDV: Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam BCXTT: Bất cân xứng thông tin CDB: Ngân hàng Phát triển Trung Quốc CLLS: Chênh lệch lãi suất DBJ: Ngân hàng Phát triển Nhật Bản Eximbank: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam HĐQL: Hội đồng quảnn lý KH&ĐT: Kế hoạch và Đầu tƣ MHB: Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long NHNN: Ngân hàng nhà nƣớc NHPT: Ngân hàng phát triển NHTM: Ngân hàng thƣơng mại NHTMCP: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần NSNN: Ngân sách nhà nƣớc NQH: Nợ quá hạn ODA: Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistant) Sacombank: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín TDĐT: Tín dụng đầu tƣ TDXK: Tín dụng xuất khẩu TPCP: Trái phiếu chính phủ VDB: Ngân hàng Phát triển Việt Nam Vietcombank: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam Vietinbank: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam
  9. vii TÓM TẮT LUẬN VĂN Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới, hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, trong đó có Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) phải có những bƣớc chuẩn bị chu đáo để hội nhập với hệ thống tài chính toàn cầu và sẵn sàng cho môi trƣờng cạnh tranh, phù hợp với các thông lệ tài chính quốc tế. Mục tiêu của nghiên cứu là nhận diện, đánh giá và phân tích những nguyên nhân đã làm cho chất lƣợng an toàn tín dụng tại VDB yếu kém, khả năng mất an toàn vốn do các khoản nợ xấu gia tăng, từ đó đƣa ra những khuyến nghị chính sách nhằm thực hiện quản trị ngân hàng hiện đại và quản lý rủi ro có hiệu quả, qua đó góp phần cải thiện an toàn trong hoạt động tín dụng tại VDB. Đầu tiên là các rủi ro tín dụng xuất phát từ thể chế, chính sách của nhà nƣớc, cơ chế quản lý, giám sát VDB chƣa chặt chẽ, thiếu sự giám sát từ phía Ngân hàng nhà nƣớc (NHNN). Vấn đề 100% vốn thuộc sở hữu nhà nƣớc, cùng với việc hoạt động theo định hƣớng của chính phủ đã dẫn đến hiện tƣợng tín dụng chỉ định, làm xuất hiện nhiều khách hàng vay có thế lực chính trị lớn và có khả năng vận động hậu trƣờng tốt mới đƣợc vay vốn tại VDB. Tín dụng chỉ định đã làm cho ngân hàng có tâm lý ỷ lại, không có động cơ tốt trong việc quản lý các hoạt động tín dụng, từ đó cho vay các dự án và khách hàng có rủi ro cao. Thứ hai là các rủi ro tín dụng đến từ cơ chế hoạt động kém hiệu quả của VDB. Mặc dù VDB cũng có những quy chế, quy trình hoạt động nghiệp vụ cụ thể, nhƣng với cơ chế là ngân hàng thực hiện theo định hƣớng của chính phủ cũng làm cho ngân hàng nảy sinh tâm lý ỷ lại, phụ thuộc vào sự chỉ đạo từ cấp trên. Cơ chế tín dụng chỉ định làm cho VDB không có đủ động cơ và hành vi quản lý tốt, quản lý điều hành không chuyên nghiệp và thụ động, không có phƣơng pháp quản lý rủi ro tín dụng một cách hiệu quả, từ đó xuất hiện tình trạng nợ xấu gia tăng. Về tổ chức bộ máy hoạt động, các bộ phận t
  10. viii tham mƣu, giúp việc trong nghiệp vụ tín dụng của VDB tuy thừa mà thiếu, hoạt động chồng chéo lẫn nhau, thiếu tính độc lập và tinh thần trách nhiệm chƣa cao, nhƣng lại không có bộ phận quản lý tín dụng riêng biệt chuyên làm nhiệm vụ quản lý rủi ro. Từ kết quả của quá trình phân tích, đánh giá trên, cùng với bài học kinh nghiệm quốc tế của các ngân hàng phát triển (NHPT) tƣơng tự nhƣ Việt Nam, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện an toàn tín dụng tại VDB. Kiến nghị gồm hai nhóm chính, nhóm kiến nghị đối với chính phủ bao gồm những đề xuất nhằm minh bạch hóa thể chế, giảm diện hƣởng lãi suất ƣu đãi tín dụng nhà nƣớc và mở rộng đối tƣợng đƣợc vay vốn theo lãi suất thỏa thuận cao hơn lãi suất ƣu đãi và gần sát với lãi suất thị trƣờng. Gia tăng sự quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng nhà nƣớc (cụ thể là Bộ Tài chính và NHNN) để đƣa VDB vào khuôn khổ hoạt động nhƣ các ngân hàng khác, đồng thời nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của VDB. Nhóm kiến nghị đối với VDB đề xuất việc nâng cao chất lƣợng thẩm định và quản lý chặt chẽ khoản vay, đồng thời phân cấp mạnh mẽ quyền hạn và trách nhiệm cho cấp dƣới và các chi nhánh trực thuộc, công khai, minh bạch hóa thông tin các hoạt động của VDB cho các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đồng thời thành lập thêm bộ phận quản lý tín dụng trên toàn hệ thống nhằm cảnh báo, ngăn ngừa và quản lý, kiểm soát các rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản và phổ biến nhất của các ngân hàng. Đó chính là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận, cũng nhƣ nhiều rủi ro nhất. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng, phát sinh trong quá trình cho vay, cấp tín dụng của ngân hàng. Nó đƣợc biểu hiện thông qua việc khách hàng vay không trả đƣợc nợ gốc hoặc lãi vay hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng có thể đến từ nguyên nhân khách quan do môi trƣờng kinh tế mang lại, hoặc xuất hiện do nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng cho vay và cả khách hàng vay. Rủi ro tín dụng là nguyên nhân chính gây nên sự mất khả năng thanh toán và kém an toàn tín dụng tại các ngân hàng. An toàn tín dụng là một hệ thống các biện pháp nhằm bảo đảm cho hoạt động cho vay của một tổ chức tín dụng đƣợc bình thƣờng, ổn định nhằm bảo toàn vốn, tránh xảy ra những rủi ro, mất mát trong quá trình cho vay. Những chỉ báo về mức độ an toàn tín dụng là những rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro không thu đƣợc nợ vay, hoặc những rủi ro liên quan đến lãi suất, tính thanh khoản và cân đối nguồn vốn hoặc tỷ giá hối đoái… Hiện nay, tình hình kinh tế, tài chính thế giới luôn có nhiều biến động và bất ổn khó lƣờng. Những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính, ngân hàng hoặc khủng hoảng nợ ngày càng xảy ra thƣờng xuyên và phức tạp hơn, khó có thể dự báo chính xác đƣợc. Cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997-1998 đã làm ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tiếp đến là những cuộc khủng hoảng tại Argentina, khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2008, và gần đây nhất là những cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp, Ireland và đang lan rộng ra toàn châu Âu. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ Hoa Kỳ trong năm 2007-2008 vừa qua có nguyên nhân chủ yếu từ rủi ro tín dụng đã làm mất khả năng thanh toán, dẫn đến sự sụp đổ hàng
  12. 2 loạt các ngân hàng lớn trên thế giới nhƣ Lehman Brothers, Bank of Wyoming, Nevada's Silver State Bank, Franklin Bank, Ocala National Bank, Suburban Federal, MagnetBank tại Mỹ; Bradford & Bingley (B&B) tại Anh, tập đoàn tài chính Fortis tại Bỉ, Hà Lan, ABN Amro (Hà Lan) thì sáp nhập vào Barclays PLC của Anh... Điều này đặt ra thách thức, đòi hỏi các ngân hàng tại Việt Nam nói chung và VDB nói riêng cần phải có những hƣớng đi thích hợp và chuẩn bị chu đáo, thực hiện quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả nhằm nâng cao năng lực tài chính và năng lực hoạt động, để luôn thích ứng với tình hình kinh tế thế giới mới ngày một thay đổi. Do là ngân hàng đặc thù, thuộc 100% sở hữu nhà nƣớc nên việc lựa chọn VDB để nghiên cứu, phân tích sẽ phản ánh rõ nét về hoạt động tín dụng chỉ định, đặc biệt là tại các ngân hàng có sở hữu vốn nhà nƣớc ở Việt Nam. VDB là ngân hàng chính sách thuộc sở hữu 100% của chính phủ nên đƣợc bảo hộ cũng nhƣ chịu nhiều sự can thiệp của chính phủ. Sự phụ thuộc quá lớn vào chính phủ sẽ làm cho ngân hàng nảy sinh tâm lý ỷ lại, không có động cơ phát triển tốt, từ đó giảm tính cạnh tranh và khả năng thích ứng của ngân hàng đối với tình hình kinh tế, tài chính thế giới luôn biến động và thay đổi liên tục. Xuất phát từ bối cảnh đó, VDB cần phải nhận thấy đƣợc các điểm hạn chế của mình, đặc biệt là các rủi ro trong hoạt động tín dụng để từ đó tìm kiếm các giải pháp nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng một cách hiệu quả. Điều này giúp cho VDB đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của mình và cho cả hệ thống. Những vấn đề trên chính là lý do hình thành đề tài “Cải thiện an toàn tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam”. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu VDB đƣợc thành lập ngày 19/5/2006 và chính thức đi vào hoạt động từ 01/7/2006 trên cơ sở kế thừa, tổ chức, sắp xếp lại Quỹ Hỗ trợ Phát triển 1. Ra đời chậm hơn so với các ngân hàng trong nƣớc, nhƣng với cơ chế là ngân hàng của chính phủ, VDB thực sự có 1 Quyết định thành lập VDB số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng chính phủ (xin xem thêm Phụ lục 1).
  13. 3 ảnh hƣởng nhiều đến cơ cấu cho vay nợ và các hoạt động tài chính trong hệ thống tài chính, ngân hàng nƣớc ta. Trong giai đoạn từ 2006-2008 tín dụng đầu tƣ (TDĐT) qua VDB tăng bình quân 78%/ năm, dƣ nợ tín dụng chiếm trung bình 12% toàn thị trƣờng2. Các công trình, dự án vay vốn TDĐT hoàn thành đã đóng góp 7% tổng giá trị tài sản cố định tăng thêm của cả nƣớc. Đến tháng 12/2009, VDB đang quản lý cho vay trên 3.260 dự án với tổng mức đầu tƣ khoảng 430.000 tỷ đồng, dƣ nợ cho vay khoảng 160.000 tỷ đồng3, chiếm khoảng 9,4% so với tổng dƣ nợ tín dụng Việt Nam ở cùng thời điểm4 và bằng 9,65% so với GDP năm 2009 của Việt Nam 5. VDB hoạt động theo định hƣớng của chính phủ, thực hiện cho vay các dự án đầu tƣ trọng điểm quốc gia, cho vay phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Với thực trạng nêu trên, nghiên cứu sẽ đánh giá, phân tích mức độ rủi ro tín dụng của VDB trong việc thực hiện nhiệm vụ tín dụng chỉ định, đồng thời, trong điều kiện thực hiện nhiệm vụ tín dụng chỉ định, chính phủ và VDB cần làm gì để cải thiện an toàn tín dụng tại VDB? Mục tiêu của nghiên cứu là trả lời cho các câu hỏi này để thấy đƣợc những hạn chế và bất cập trong hoạt động tín dụng chỉ định, ảnh hƣởng đến tình trạng giảm sút chất lƣợng tín dụng tại VDB. Từ đó đƣa ra một số khuyến nghị nhằm giúp VDB có những điều chỉnh kịp thời và ngày càng hoàn thiện cơ chế chính sách, góp phần cải thiện an toàn trong hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn vốn tại VDB. 3. Đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn thông tin, số liệu Đối tƣợng của nghiên cứu là các tác động của cơ chế và các chính sách của nhà nƣớc đến hoạt động tín dụng của VDB. Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung phân tích các vấn 2 Thông cáo báo chí (tháng 8/2009)- http://www.vdb.gov.vn/Trangchu.aspx?ID=DETAIL&INFOID=532, 07/9/2010 3 Thông cáo báo chí (tháng 12/2009)- http://www.vdb.gov.vn/Trangchu.aspx?ID=DETAIL&INFOID=619, truy cập 07/09/2010. 4 Dư nợ tín dụng Việt Nam 2009 khoảng 1.700.000 tỷ đồng dựa trên thông tin của ông Võ Trí Thành, Viện Quản lý kinh tế Trung ương về dư nợ vay bất động sản truy cập 18/01/2011 tại Website http://phapluattp.vn/20100609021821445p1014c1071/giam- sat-cho-vay-bat-dong-san-co-bot-bong-bong.htm 5 Nguồn: Tổng cục thống kê (GDP 2009 của Việt Nam là: 1.658.389 tỷ đồng)
  14. 4 đề an toàn tín dụng tại VDB thông qua việc đánh giá ảnh hƣởng từ các công cụ áp chế tài chính của chính phủ nhƣ sở hữu nhà nƣớc, tín dụng chỉ định và kiểm soát lãi suất. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích định tính kết hợp thống kê mô tả dựa trên cơ sở phân tích số liệu từ các tài liệu, báo cáo của VDB, đồng thời sử dụng thông tin từ phƣơng tiện truyền thông, mạng Internet để nắm đƣợc một số hoạt động có liên quan của hệ thống ngân hàng. Từ đó so sánh, phân tích các mặt tồn tại và hạn chế trong hoạt động tín dụng của VDB nhằm đƣa ra các kiến nghị chính sách thích hợp. Thƣớc đo đƣợc sử dụng chủ yếu để phân tích, đánh giá tính an toàn trong hoạt động tín dụng của VDB là các chỉ số về tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn (NQH), rủi ro về lãi suất do huy động cao hơn lãi suất cho vay và chênh lệch kỳ hạn cho vay dài hơn kỳ hạn huy động vốn. Bên cạnh đó là một số dẫn chứng về các trƣờng hợp cho vay theo chỉ định mà hậu quả của nó có thể sẽ làm cho ngân hàng khó có khả năng thu hồi đƣợc nợ vay hoặc có khả năng mất vốn. Nghiên cứu sử dụng lý thuyết tài chính phát triển và bất cân xứng thông tin (BCXTT) trong kinh tế học vi mô kết hợp với việc mô tả sự thiếu hiệu quả trong kiểm tra giám sát và quy trình hoạt động để phân tích, đánh giá vấn đề rủi ro tín dụng của VDB. Xuất phát từ thực trạng 100% vốn thuộc sở hữu nhà nƣớc cho thấy VDB phụ thuộc quá lớn vào chính phủ, dẫn đến việc cho vay chỉ định và kiểm soát lãi suất từ chính phủ. Tín dụng chỉ định làm gia tăng tình trạng BCXTT, thực hiện cho vay bất cẩn các dự án đƣợc chính phủ ngầm bảo lãnh có rủi ro cao, đồng thời nảy sinh tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự bảo hộ của chính phủ, ngân hàng không có động cơ và hành vi tốt trong việc quản lý tín dụng, từ đó đã làm cho chất lƣợng tín dụng suy giảm. Bên cạnh đó, cho vay với lãi suất ƣu đãi sẽ làm xuất hiện vấn đề lựa chọn ngƣợc, cho vay các khách hàng không tốt nhƣng giỏi trong quan hệ, chạy chọt. Những khách hàng này sẽ tìm mọi cách lập dự án thuộc danh mục ƣu đãi, thậm chí là những dự án không phải sở trƣờng của họ để đƣợc vay vốn đầu tƣ với lãi suất ƣu đãi, dẫn đến hiện tƣợng chạy bán dự án hoặc sử dụng vốn vay không đúng mục đích, từ đó ảnh hƣởng đến an toàn tín dụng tại VDB.
  15. 5 Cùng với đó, việc thiếu kiểm tra, giám sát chặt chẽ và những bất cập trong quy trình hoạt động cũng làm cho an toàn tín dụng tại VDB suy giảm. Khung phân tích đƣợc tóm tắt theo sơ đồ dƣới đây. Sơ đồ tổng quát khung lý thuyết phân tích Sở hữu nhà nước Một số Thiếu kiểm Quy trình tổ chức kinh Tín dụng chỉ định và tra giám sát hoạt động tín dụng nghiệm kiểm soát lãi suất chặt chẽ chưa hiệu quả quốc tế Gia tăng tình Cho vay khách trạng BCXTT: hàng không tốt do Giải pháp - Tâm lý ỷ lại sàng lọc chưa khắc phục - Lựa chọn ngược hiệu quả Cho vay bất cẩn các dự án Cải thiện được chính Tính an toàn an toàn phủ ngầm bảo tín dụng suy giảm tín dụng lãnh rủi ro cao Nguồn: Tác giả tự vẽ. 4. Kết cấu của luận văn Luận văn đƣợc trình bày với kết cấu gồm phần mở đầu, chƣơng 1, 2, 3 và kết luận. Phần mở đầu giới thiệu đề tài nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 1 trình bày tổng quan về VDB và thực trạng an toàn tín dụng tại VDB. Chƣơng 2 đi vào phân tích những nguyên nhân ảnh hƣởng đến an toàn tín dụng tại VDB. Chƣơng 3 thảo luận các kinh nghiệm quốc tế và đƣa ra những khuyến nghị chính sách. Phần cuối cùng là kết luận cho toàn bộ nội dung luận văn.
  16. 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ NHẬN DIỆN THỰC TRẠNG AN TOÀN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Ngân hàng chính sách phát triển là loại hình ngân hàng của chính phủ và có ở nhiều nơi trên thế giới với nhiệm vụ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trọng tâm của nhà nƣớc. VDB là ngân hàng chính sách của chính phủ Việt Nam nên thực hiện các nhiệm vụ theo định hƣớng của chính phủ. Chƣơng này sẽ cho thấy bức tranh tổng thể về VDB và thực trạng an toàn tín dụng tại VDB hiện nay. 1.1. Tổng quan hoạt động của VDB VDB là ngân hàng chính sách của chính phủ đƣợc thành lập dựa trên Luật ngân sách nhà nƣớc (NSNN) và Luật các tổ chức tín dụng với số vốn điều lệ năm 2006 là 5.000 tỷ đồng, và tăng lên 10.000 tỷ đồng6 vào tháng 3/2007. VDB hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không tham gia bảo hiểm tiền gửi, đƣợc chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, đƣợc miễn nộp thuế và các khoản nộp NSNN theo quy định của pháp luật. VDB ra đời nhằm phục vụ các mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc theo định hƣớng của chính phủ. Với quy mô hoạt động hiện nay, VDB có vai trò tƣơng đối lớn trong hệ thống tài chính, ngân hàng nƣớc ta. Hình thành từ Tổng cục Đầu tƣ Phát triển, kế đến là Quỹ Hỗ trợ phát triển, và sau đó đƣợc thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ 01/7/2006, đến tháng 7/2009, tổng tài sản VDB đạt trên 170.000 tỷ đồng, tăng hơn 63% so với thời điểm mới thành lập. VDB hiện là nhà phát hành công cụ nợ lớn thứ 2 nền kinh tế sau Kho bạc Nhà nƣớc, vốn huy động mới gần 120.000 tỷ đồng, bằng 7% vốn đầu tƣ toàn xã hội cùng kỳ, gấp 1,84 lần so với thời kỳ Quỹ Hỗ trợ Phát triển7. 6 Quy chế quản lý tài chính VDB ban hành kèm theo Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg ngày 30/3/2007 của Thủ tướng chính phủ 7 Thông cáo báo chí tháng 8/2009, truy cập ngày 07/9/2010 tại http://www.vdb.gov.vn/Trangchu.aspx?ID=DETAIL&INFOID=532
  17. 7 Sơ đồ 1.1. Tổ chức bộ máy Ngân hàng Phát triển Việt Nam Nguồn: Tác giả tự vẽ. VDB trực thuộc chính phủ và có bộ máy tổ chức theo sơ đồ trên 8. Hội đồng quản lý (HĐQL) là cơ quan cấp cao nhất của VDB, ban kiểm soát giúp HĐQL thực hiện giám sát các hoạt động của bộ máy điều hành. Bộ máy điều hành, đứng đầu là Tổng Giám đốc, là nơi trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ của chính phủ, thực hiện chính sách TDĐT và tín dụng xuất khẩu (TDXK) của nhà nƣớc, cũng nhƣ các chính sách tài chính, ngân hàng theo các mục tiêu của chính phủ. 1.1.1. Thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của nhà nƣớc Chính sách TDĐT của nhà nƣớc là trọng tâm để VDB thực hiện các nhiệm vụ tín dụng theo định hƣớng của chính phủ. Theo đó VDB thực hiện cho vay theo cơ chế tín dụng chỉ định, cho vay đầu tƣ phát triển các dự án trọng điểm quốc gia và cho vay9 phát triển tại các vùng miền có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 và Nghị định 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 (sửa đổi, bổ sung NĐ 8 Xin xem thêm Phụ lục 1 và 2 9 Danh mục cho vay TDĐT xin xem thêm Phụ lục 5
  18. 8 151). Trong chính sách TDĐT, VDB còn thực hiện Hỗ trợ sau đầu tƣ và Bảo lãnh TDĐT đối với các dự án thuộc danh mục đầu tƣ theo Nghị định 106 nhƣng không trực tiếp vay vốn từ VDB. Ngoài ra, VDB còn thực hiện cho vay các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ. Bên cạnh chính sách TDĐT, VDB còn thực hiện chính sách TDXK nhằm thúc đẩy phát triển các mặt hàng xuất khẩu theo định hƣớng của nhà nƣớc. VDB trực tiếp cho vay hỗ trợ xuất khẩu10 với lãi suất ƣu đãi nhƣ lãi suất cho vay tín dụng đầu tƣ đối với các mặt hàng đƣợc nhà nƣớc khuyến khích xuất khẩu theo Nghị định 151 và 106. Ngoài ra, những nhà xuất khẩu các hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng vay vốn TDXK, nhƣng không vay vốn thì đƣợc VDB bảo lãnh TDXK. Cùng với đó, VDB còn thực hiện bảo lãnh dự thầu xuất khẩu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu cho các doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục mặt hàng vay vốn TDXK. Bảng 1.2. Tổng quan một số chỉ tiêu hoạt động của VDB đến 31/12/2010 (Đơn vị: tỷ đồng) 2009 2010 STT Chỉ tiêu Thực hiện Số dƣ Thực hiện Số dƣ I Tổng dƣ nợ hoạt động tín dụng 168.908 190.700 1 Cho vay tín dụng đầu tƣ 21.686 72.686 24.500 86.186 2 Cho vay tín dụng xuất khẩu 32.446 17.355 18.500 16.000 3 Cho vay lại vốn ODA (quy ra VND) 8.069 72.951 8.000 83.835 4 Cho vay xúc tiến (thí điểm) 5.933 2.732 877 1.385 5 Cho vay vốn nhận ủy thác 3.184 145 3.294 II Các hoạt động khác 1 Cấp phát vốn dự án thủy điện Sơn La 3.813 13.111 2.397 15.392 2 Hỗ trợ sau đầu tƣ 255 235 3 Bảo lãnh doanh nghiệp vay vốn NHTM Số thông báo chấp thuận bảo lãnh 11.500 3.402 Trong đó phát hành chứng thƣ 7.223 7.223 2.711 4.300 10 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của VDB năm 2009 và 2010. Danh mục cho vay TDXK xin xem thêm Phụ lục 4
  19. 9 Theo bảng 1.2, dƣ nợ TDĐT chiếm tỷ trọng lớn, trên 43% tổng dƣ nợ, dƣ nợ TDXK chiếm khoảng 10% nhƣng doanh số cho vay và thu nợ hằng năm rất cao. Năm 2009, TDXK giải ngân 32.446 tỷ đồng, thu nợ gốc 28.507 tỷ đồng, cao hơn cả TDĐT giải ngân 21.686 tỷ đồng, thu nợ gốc 10.425 tỷ đồng. Nhƣ vậy, cơ cấu dƣ nợ chính là TDĐT, ODA và TDXK, nhƣng doanh số cho vay và thu nợ hằng năm có ảnh hƣởng lớn đến an toàn tín dụng tại VDB chủ yếu vẫn là TDĐT và TDXK. Theo quy chế quản lý tài chính, VDB đƣợc cấp bù chênh lệch lãi suất (CLLS) khi thực hiện nhiệm vụ TDĐT và TDXK. Mức cấp bù đƣợc xác định trên cơ sở CLLS giữa lãi suất hòa đồng các nguồn vốn với lãi suất cho vay và dƣ nợ cho vay. VDB cũng đƣợc NSNN cấp phí quản lý hàng năm đối với hoạt động TDĐT và TDXK, mức cấp đƣợc xác định bằng 25% trên số thu nợ lãi cho vay TDĐT và TDXK11. 1.1.2. Các hoạt động khác Đến tháng 12/2010, VDB đƣợc chính phủ ủy thác cho vay lại vốn ODA với 420 dự án, đạt khoảng 9,57 tỷ USD, chiếm 60% tổng nguồn vốn ODA của cả nền kinh tế12. Dƣ nợ vốn ODA có tỷ trọng lớn, chiếm khoảng 43% tổng dƣ nợ nhƣng giải ngân và thu nợ thì lại thấp hơn TDĐT và TDXK. Năm 2009, vốn ODA giải ngân 8.069 tỷ đồng, thu nợ gốc 3.918 tỷ đồng. Mặt khác, vốn ODA đƣợc chính phủ ủy thác giao cho VDB quản lý cho vay lại cho nên ít ảnh hƣởng đến an toàn tín dụng tại VDB nhƣ TDĐT và TDXK. Nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ổn định sản xuất ban đầu, VDB thực hiện cho vay thí điểm theo lãi suất thỏa thuận trong toàn hệ thống kề từ cuối năm 2007. Tuy nhiên loại hình này đang trong thời kỳ thí điểm nên còn chờ kết quả đánh giá, tổng kết của VDB (dự kiến 2011) để trình chính phủ xem xét và quyết định chính thức. Thực hiện chính sách kích cầu của chính phủ, kể từ năm 2009, VDB thực hiện bảo lãnh cho tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ để đƣợc vay vốn đầu tƣ và sản xuất kinh doanh 11 Xin xem thêm Quy chế quản lý tài chính VDB tại Phụ lục 3 12 Nguyễn Chí Trang- Phó TGĐ VDB, truy cập ngày 19/5/2011 tại http://www.vdb.gov.vn/Trangchu.aspx?ID=DETAIL&INFOID=1535
  20. 10 tại các NHTM. Năm 2009, VDB chấp thuận bảo lãnh 11.500 tỷ đồng, trong đó phát hành chứng thƣ 7.223 tỷ đồng, số dƣ bảo lãnh đến 31/12/2010 là 4.300 tỷ đồng. VDB thực hiện huy động vốn chủ yếu từ phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) và chứng chỉ tiền gửi, các nguồn vốn từ Tiết kiệm bƣu điện, Quỹ Bảo hiểm xã hội và các tổ chức kinh tế, tài chính, tín dụng trong và ngoài nƣớc. VDB không thực hiện huy động vốn từ dân cƣ nên không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. VDB còn nhận cấp phát và cho vay vốn ủy thác từ các tổ chức nhƣ Tập đoàn Điện lực, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các tổ chức khác từ chính nguồn vốn của các đơn vị này. VDB đƣợc hƣởng phí từ hoạt động cấp phát và cho vay vốn ủy thác. Ngoài ra, VDB còn thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TDĐT và TDXK của nhà nƣớc và một số nhiệm vụ khác do Thủ tƣớng chính phủ giao. 1.2. Thực trạng an toàn tín dụng tại VDB hiện nay Với đặc thù là một ngân hàng chính sách thuộc sở hữu nhà nƣớc, VDB chịu nhiều sự can thiệp trong điều hành hoạt động, đặc biệt là chỉ định tín dụng từ chính phủ. Tín dụng chỉ định sẽ làm cho ngân hàng nảy sinh tâm lý ỷ lại, trông chờ vào ý kiến chỉ đạo của chính phủ, thiếu tự chủ trong việc quyết định cấp tín dụng, đồng thời ngân hàng cũng không có động cơ quản lý tín dụng một cách tốt nhất. Việc chỉ định cho vay sẽ làm cho ngân hàng không có đủ thông tin cần thiết về khách hàng, về dự án vay vốn nên không thể thẩm định chính xác đƣợc các khoản cấp tín dụng của mình. Chất lƣợng tín dụng từ đó cũng kém an toàn và rủi ro tín dụng sẽ có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn. Thực trạng an toàn tín dụng tại VDB đƣợc thể hiện qua các số liệu về khả năng cân đối nguồn vốn và tỷ lệ nợ xấu, NQH tại VDB. 1.2.1. Khả năng cân đối nguồn vốn 1.2.1.1. Huy động vốn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2