Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Thương mại Minh Cường
lượt xem 16
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Thương mại Minh Cường" là hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Thương mại Minh Cường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Thương mại Minh Cường
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ---------------------------- HOÀNG PHƢƠNG THÚY CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY LẮP THƢƠNG MẠI MINH CƢỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ---------------------------- HOÀNG PHƢƠNG THÚY CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY LẮP THƢƠNG MẠI MINH CƢỜNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THANH NHÀN (C) HÀ NỘI, NĂM 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Chiến lƣợc kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Thƣơng mại Minh Cƣờng” là công trình nghiên cứu độc lập, các dữ liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu trong công trình đƣợc sử dụng đúng quy định, không vi phạm quy chế bảo mật của Nhà nƣớc. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả Hoàng Phƣơng Thúy
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài những nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Quý Thầy cô giáo và bạn bè, Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Thƣơng Mại Minh Cƣờng. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu, Phòng Quản lý Sau đại học và các Thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp CH25BQTKD.T1, Trƣờng Đại học Thƣơng Mại. Các thầy cô đã hết sức tạo điều kiện cho tác giả cũng nhƣ các anh chị học viên khác có một môi trƣờng học tập tốt, truyền đạt các kiến thức bổ ích, cập nhật các kiến thức mới trong quá trình học tập tại trƣờng. Đặc biệt tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo – TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn (C), là ngƣời đã giúp tôi định hƣớng đề tài, hƣớng dẫn cụ thể và hƣớng dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình. Cảm ơn Công ty Cổ phần Cơ khí – Xây lắp – Thƣơng Mại Minh Cƣờng đã tạo điều kiện tốt nhất, cung cấp các tài liệu, số liệu của công ty giúp tôi có thể hoàn thành luận văn của mình. Do thời gian có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận đƣợc sự góp ý của các Thầy cô giáo cũng nhƣ bạn bè, độc giả để kiến thức của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả Hoàng Phƣơng Thúy
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ ............................................................................ vii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu .................................................................2 3. Mục tiêu nhi m vụ nghiên cứu ............................................................................4 4. Đ i tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................4 6. Kết cấu luận văn ...................................................................................................6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ L LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .....................................................................................................7 1.1. Khái ni m về chiến lƣợc và chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghi p .........7 1.1.1. Khái niệm về Chiến lược..................................................................................7 1.1.2. Chiến lược kinh doanh ....................................................................................8 1.2. Phân loại các loại hình chiến lƣợc của doanh nghi p .....................................9 1.2.1. Chiến lược chi phí thấp....................................................................................9 1.2.2. Chiến lược khác biệt hóa ...............................................................................11 1.2.3 Chiến lược tập trung .......................................................................................12 1.3. N i dung chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghi p ......................................13 1.3.1. Phân tích tình thế chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp .....................13 1.3.2. Xác định tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh, mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp........................................................................................................................20 1.3.3. Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh .............................................22 1.3.4. Thực hiện, kiểm tra, đánh giá chiến lược kinh doanh .................................27
- iv 1.4. Kinh nghi m thực hi n chiến lƣợc kinh doanh của m t s công ty tại Vi t Nam và bài học rút ra .............................................................................................30 1.4.1. Chiến lược kinh doanh của Công ty Cơ khí Đông Anh Licogi và Công ty Kết cấu thép Đông Anh ............................................................................................30 1.4.2. Bài học rút ra..................................................................................................32 CHƢƠNG 2: TH C TRẠNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ - XÂY LẮP - THƢƠNG MẠI MINH CƢỜNG ................34 2.1 Giới thi u về Công ty cổ phần Cơ khí Xây lắp Thƣơng mại Minh Cƣờng .34 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................34 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ .................................................................................35 2.1.3 Cơ cấu tổ chức vận hành bộ máy ...................................................................36 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây .......38 2.2. Phân tích thực trạng chiến lƣợc kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí – Xây lắp – Thƣơng mại Minh Cƣờng .....................................................................39 2.2.1. Tình thế chiến lược kinh doanh của Cổ phần Cơ khí – Xây lắp – Thương mại Minh Cường ......................................................................................................39 2.2.2 Thực trạng tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu kinh doanh hiện tại của Công ty Cổ phần Cơ khí – Xây lắp – Thương mại Minh Cường giai đoạn 2 16-2020 ......41 2.2.3. Thực trạng lựa chọn chiến lược kinh doanh của công ty ............................45 2.2.4. Thực hiện, kiểm tra, đánh giá chiến lược của Minh Cường .......................47 2.3. Đánh giá về thực trạng chiến lƣợc kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí – Xây lắp – Thƣơng mại Minh Cƣờng ..................................................................50 2.3.1. Thành công đạt được .....................................................................................50 2.3.2 Những tồn tại, nguyên nhân của tồn tại ........................................................51 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY LẮP THƢƠNG MẠI MINH CƢỜNG TRONG THỜI GIAN TỚI .....................................................................................53 3.1 Dự báo sự phát tri n của thị trƣờng và phƣơng hƣớng mục tiêu của công ty tới năm 2025 .............................................................................................................53
- v 3.1.1. Tình thế chiến lược kinh doanh ....................................................................53 3.1.2. Dự báo sự phát triển thị trường ....................................................................62 3.1.3 Định hướng mục tiêu của công ty trong tới năm 2 25 .................................64 3.2 Đề xuất hoàn thi n chiến lƣợc kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp thƣơng mại Minh Cƣờng tới năm 2025 ..........................................................65 3.2.1. Đề xuất mô hình phân tích tình thế ..............................................................65 3.2.2. Đề xuất xác lập mục tiêu chiến lược kinh doanh .........................................67 3.2.3. Đề xuất lựa chọn chiến lược kinh doanh của công ty Minh Cường ...........68 3.2.4. Đề xuất thực hiện, kiểm tra, đánh giá chiến lược kinh doanh ....................71 3.3. Các kiến nghị ....................................................................................................73 KẾT LUẬN ..............................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Giải nghĩa Tiếng Vi t FDI Foreign Direct Investment Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài European Union–Vietnam Free Hiệp định thƣơng mại tự do EVFTA Trade Agreement giữa châu Âu và Việt Nam Comprehensive and Progressive Hiệp định đối tác toàn diện CPTPP Agreement for Trans-Pacific và tiến bộ xuyên Thái Bình Partnership Dƣơng PPP Point-to-point Protocol Quan hệ đối tác công - tƣ Ma trận đánh giá các yếu tố EFE External Factor Evaluation Matrix bên ngoài Ma trận đánh giá các yếu tố IFE Internal Factor Evaluation Matrix bên trong Strengths - Weaknesses - Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ SWOT Opportunities - Threats hội - Thách thức S/O Strengths/Opportunities Điểm mạnh/ Cơ hội W/O Weaknesses/Opportunities Điểm yếu/ Cơ hội S/T Strengths/Threats Điểm mạnh/ Thách thức W/T Weaknesses/Threats Điểm yếu/ Thách thức GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội TMCP Thƣơng mại cổ phần AS Điểm hấp dẫn TAS Tổng điểm hấp dẫn
- vii DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ Bảng Bảng 1.2: Mẫu ma trận IFE .......................................................................................23 Bảng 1.3: Mẫu ma trận TOWS .................................................................................23 Bảng 1.4: Mẫu ma trận QSPM ..................................................................................26 Bảng 3.1: Thông tin đối thủ cạnh tranh trong ngành ................................................59 Bảng 3.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE của Minh Cƣờng .................66 Bảng 3.3: Ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài (EFE) của Minh Cƣờng ....................67 Hình Hình 1.1 Các yếu tố vĩ mô ảnh hƣởng đến sự phát triển của doanh nghiệp .............14 Hình 1.2: Các áp lực cạnh tranh trong ngành............................................................16 Hình 1.3: Quy trình kiểm tra, đánh giá chiến lƣợc doanh nghiệp .............................30 Hình 2.1: Mô hình tổ chức của công ty.....................................................................36 Hình 3.1 : Tốc độ tăng trƣởng GDP giai đoạn 2015-2020........................................53 Hình 3.2: Mô hình quản trị chiến lƣợc toàn diện của F. David ................................73
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá, cùng với sự hợp tác, đa dạng hoá của các tổ chức kinh tế trên thế giới, kinh tế Việt Nam cũng ngày càng mở rộng và phát triển. Môi trƣờng kinh tế mở, điều kiện kinh tế thuận lợi và nhiều cơ hội mới là động lực cho sự phát triển của tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính sự phát triển đó là nguyên nhân của cạnh tranh, dẫn đến sự thành công cũng nhƣ đào thải của các doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp năng nhƣ cơ khí, luyện kim, khai khoáng, … ở Việt Nam đƣợc sự quan tâm cũng nhƣ ủng hộ rất lớn từ phía nhà nƣớc, ngân hàng cũng nhƣ các tổ chức xí nghiệp lớn. Trong môi trƣờng cạnh tranh không lớn vì sự gia nhập mới chƣa cao, là cơ hội tốt cho các công ty kiểu cũ chuyển mình, áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển mạnh mẽ hơn. Sự phát triển này là tất yếu để ủng hộ công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; đƣa nƣớc ta từ nƣớc thuần nông từng bƣớc tiến về phía trƣớc thành một nƣớc có nền công nghiệp lớn mạnh Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Cơ khí - Xây lắp - Thƣơng mại Minh Cƣờng đã đƣợc khẳng định là doanh nghiệp uy tín, trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp nhà tiền chế, kinh doanh khách sạn, … Tuy nhiên, để đƣa thƣơng hiệu, các sản phẩm của Công ty đến gần hơn với các khách hàng lớn thì Công ty cũng cần nghiên cứu để đƣa ra hƣớng đi đúng đắn, bài bản, rõ ràng hơn. Chiến lƣợc kinh doanh của công ty vẫn còn chung chung, chƣa rõ ràng; chiến lƣợc đƣa ra theo cảm tính, kinh nghiệm của ban lãnh đạo; chƣa quan tâm nhiều đến vấn đề marketing, nghiên cứu thị trƣờng. Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh là bài học mà các công ty lớn, các công ty đã đi trƣớc đó đã áp dụng để đƣa ra phƣơng hƣớng, mục đích hoạt động trong tƣơng lai. Do đó tôi chọn đề tài “Chiến lƣợc kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí - Xây lắp – Thƣơng mại Minh Cƣờng” làm đề tài nghiên cứu của mình, với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh, giúp cho lãnh đạo của công ty có thể tìm ra một chiến lƣợc kinh
- 2 doanh tốt hơn, đƣa Minh Cƣờng thành một trong những công ty đi đầu trong ngành sản xuất, thiết kế thi công, lắp ráp nhà tiền chế. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu 2.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Nền kinh tế thị trƣờng phát triển mạnh mẽ từ khi chủ nghĩa tƣ bản ra đời, nó đánh dấu một bƣớc ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của loài ngƣời. Từ đó, những cơ sở lý thuyết về thị trƣờng, chiến lƣợc, mở rộng thị trƣờng … của các công ty kinh doanh nói chung đã đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu, xây dựng thành hệ thống các giáo trình, tài liệu nhƣ: - Philip Kotler, (2001), Kotler on Marketing: How to Create, Win and Dominate Markets - Kotler bàn về tiếp thị: Làm thế nào để tạo lập, giành đƣợc và thống lĩnh thị trƣờng; cập nhật kiến thức về những thách thức và cơ hội mới do siêu cạnh tranh, toàn cầu hóa và Internet gây ra, cách chọn đúng phân khúc thị trƣờng hoặc cách cạnh tranh với các đối thủ giá thấp – NXB Trẻ. - G.John, K.sholes, (2008), Exploring corporate strategy, NXB Pearson Education. Tác giả nghiên cứu và cung cấp mô hình chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp, các công cụ phân tích chiến lƣợc và xác lập mục tiêu chiến lƣợc kinh doanh của tổ chức. - Gary D.Smith, (2003), Chiến lƣợc và sách lƣợc kinh doanh, NXB Thống Kê. Cuốn sách trình bày: khái niệm, chiến lƣợc kinh doanh, phân tích môi trƣờng kinh doanh và hoạch định chiến lƣợc sách lƣợc ở những công ty lớn hơn. Từ những công trình nghiên cứu đã nêu trên đã cung cấp cho bài luận văn của em một nền kiến thức phong phú về quản trị chiến lƣợc kinh doanh, các vấn đề then chốt về chiến lƣợc kinh doanh. Khi nghiên cứu các công trình trên giúp em có cái nhìn rõ hơn về nội dung bài khóa luận, có thể bao quát và lựa chọn giải pháp triển khai chiến lƣợc cho công ty lựa chọn nghiên cứu. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu đƣợc xuất bản có liên quan đến chiến chiến lƣợc kinh doanh nhƣ:
- 3 - Nguyễn Hoàng Long & Nguyễn Hoàng Việt (2015), Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Thống kê. Giáo trình cung cấp các kiến thức cơ sở về quản trị chiến lƣợc nói về môi trƣờng kinh doanh và đặc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, nhóm tác giả còn hƣớng dẫn phân tích tình huống chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều tình huống cụ thể. - Mai Thanh Lan (2015), Chiến lược doanh nghiệp, NXB Thống kê. Tác giả tiếp cận về quản trị chiến lƣợc doanh nghiệp thông qua các chức năng chính nhƣ: Phân tích và hoạch định chiến lƣợc; Thực thi chiến lƣợc và các đòn bẩy chiến lƣợc; Kiểm tra, đánh giá và hiệu chỉnh chiến lƣợc. Ngoài ra, tác giả còn cung cấp những thông tin về lịch sử phát triển ngành chiến lƣợc doanh nghiệp và xu thế phát triển của ngành quản trị chiến lƣợc. - Vũ Đức Thƣ (2016), Chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Nhựa Bình Minh Miền Bắc, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh – Trƣờng đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. tác giả nghiên cứu, phân tích các môi trƣờng tác động đến công ty, tình hình phát triển của công ty, điểm mạnh/yếu, thời cơ/ thách thức của công ty, từ đó đƣa ra những đề nghị hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh của công ty. - Nguyễn Thành Quang (2013), Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cho Công ty cổ phần sản xuất và thƣơng mại Việt Thành, Luận văn Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội. Luận văn đƣa ra cơ sở lý thuyết, căn cứ xây dựng chiến lƣợc kinh doanh và từ đó đề xuất chiến lƣợc kinh doanh cho công ty. - Nguyễn Gia Lợi (2014), Hoạch định chiến lƣợc kinh doanh của Công ty Cp viễn thông FPT đến năm 2020”, Luận văn thạc sĩ Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội, đã đƣa ra cơ sở lý thuyết và thực trạng hoạch định chiến lƣợc kinh doanh tại công ty CP Viễn Thông FPT. Ngoài ra, còn rất nhiều những công trình, tài liệu nghiên cứu khác về đề tài chiến lƣợc kinh doanh. Tuy nhiên, trong phạm vi tìm hiểu của tác giả thì hiện chƣa có bất cứ đề tài nào nghiên cứu về nội dung này tại Công ty Cổ phần Cơ khí - Xây lắp – Thƣơng mại Minh Cƣờng. Vì vậy, có thể khẳng định đề tài “Chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí - Xây lắp – Thƣơng mại Minh Cƣờng” có kế thừa nhƣng không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trƣớc đó.
- 4 3. Mục tiêu nhi m vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứ của luận văn là hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Thƣơng mại Minh Cƣờng 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, hệ thống hoá lý luận về chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai, phân tích chiến lƣợc kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí – Xây lắp – Thƣơng mại Minh Cƣờng. Từ đó rút ra những tồn tại và nguyên nhân tồn tại làm cơ sở cho việc để xuất các giải pháp có cơ sở khoa học. Thứ ba: đề xuất các giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí – Xây lắp – Thƣơng mại Minh Cƣờng. 4. Đ i tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đ i tượng nghiên cứu Đối tƣợng mà tác giả nghiên cứu là Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Thƣơng mại Minh Cƣờng 4.2. Phạm vi nghiên cứu − Phạm vi về nội dung: Luận văn tiếp cận và nghiên cứu chiến lƣợc kinh doanh của Công ty Cơ khí xây lắp Thƣơng mại Minh Cƣờng theo hƣớng Quản trị chiến lƣợc. Để đƣa ra các đánh giá vè đề xuất về chiến lƣợc kinh doanh của công ty. − Về thời gian: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng từ năm 2016 – 2020; mục tiêu, phƣơng hƣớng và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn 2021 – 2025. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu Đề tài tiếp cận các vấn đề nghiên cứu từ các góc độ sau: tiếp cận thực tiễn, có hệ thống, toàn diện và tổng hợp và cơ sở dữ liệu đã có một cách có chọn lọc. Đối tƣợng đƣợc nghiên cứu ở đây là việc ứng dụng lý thuyết và thực tiễn vào hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh ở Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Thƣơng mại
- 5 Minh Cƣờng. Có thể nói đây là một lĩnh vực không quá rộng nhƣng phải có phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu có hệ thống và toàn diện để giải quyết đƣợc các nội dung và toàn diện để giải quyết đƣợc các nội dung của đề tài đặt ra. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể 5.2.1 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: * Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Phương pháp phỏng vấn trực tiếp chuyên gia Bƣớc 1: Xác định đối tƣợng phát phỏng vấn là nhà quản trị của từ Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Thƣơng Mại Minh Cƣờng. Bƣớc 2: Câu hỏi phỏng vấn Câu hỏi phỏng vấn dành cho các nhà quản trị của từ Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Thƣơng Mại Minh Cƣờng đƣợc lập dƣới dạng câu hỏi. Câu hỏi đƣợc xây dựng trên nguyên tắc chung, bao gồm các câu hỏi ở phụ lục 01 để tìm hiểu những thông tin thực tế về chiến lƣợc kinh doanh của từ Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Thƣơng Mại Minh Cƣờng và định hƣớng phát triển kinh doanh của công ty thời gian 2021-2026. Cấu trúc của phiếu điều tra khảo sát đƣợc chia làm 2 phần: ✔ Phần 1: bao gồm những câu hỏi về thông tin cá nhân của nhà quản trị nhƣ: tên, tuổi, chức vụ, bộ phận công tác. ✔ Phần 2: bao gồm những câu hỏi về thực tế vai trò chiến lƣợc kinh doanh của Công ty; các chiến lƣợc dịch vụ, giá, phân phối, xúc tiến thƣơng mại; tình hình nhân sự, hoạt động kinh doanh và kế hoạch trong tƣơng lai. Bƣớc 3: Phỏng vấn Tác giả đã tiến hành phỏng vấn đội ngũ nhà quản trị của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Thƣơng Mại Minh Cƣờng để làm rõ hơn những kết quả thu từ các báo cáo. Cụ thể, Tác giả đã phỏng vấn 04 ngƣời gồm: ông Dƣơng Văn Yên – Tổng giám đốc; ông Dƣơng Minh Cƣờng – Phó tổng giám đốc – phụ trách mảng kinh doanh, bà Phạm Thị Hà – Phó tổng giám đốc – phụ trách mảng tài chính kế toán, bà Dƣơng Thu Phƣơng – Trƣởng phòng nhân sự.
- 6 * Phương pháp thu nhập dữ liệu thứ cấp Thu thập dữ liệu từ website, tài liệu văn bản, báo cáo tổng kết của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Thƣơng Mại Minh Cƣờng và số liệu kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh củng lĩnh vực trên các Website. Ngoài việc thu thập số liệu trực tiếp tại các Phòng kinh doanh, phòng kế toán, còn tham gia số liệu trên trang web chính thức của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Thƣơng Mại Minh Cƣờng: minhcuongsteel.com nhƣ báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2016 đến năm 2020, báo cáo về nhân sự, cổ đông trong những năm gần đây. 5.2.2 Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu: Có rất nhiều phƣơng pháp khác nhau cho việc nghiên cứu, để luận văn có tính thực tiễn và ứng dụng cao, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: định tính, tổng hợp, xử lý số liệu so sánh, phân tích, thống kê, … đồng thời dựa trên cơ sở lý thuyết, cùng kết hợp với tình hình hoạt động thực tế tại Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Thƣơng Mại Minh Cƣờng để nêu ra các vấn đề cũng nhƣ giải pháp cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng kết hợp sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ phƣơng pháp nghiên cứu qua tài liệu, nghiên cứu có tính kế thừa, và tập hợp các ý kiến trả lời câu hỏi bằng hình thức thu thập, điều tra để có thông tin, xử lý, phân tích đánh giá các thông tin bằng các ứng dụng hay phần mềm hỗ trợ để cho kết quả chính xác. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: − Chƣơng 1 : Lý luận về chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. − Chƣơng 2 : Thực tiễn chiến lƣợc kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Thƣơng mại Minh Cƣờng − Chƣơng 3 : Đề xuất hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp thƣơng mại Minh Cƣờng trong thời gian tới
- 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ L LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái ni m về chiến lƣợc và chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghi p 1.1.1. Khái niệm về Chiến lược Khái niệm “Chiến lƣợc” (strategy) bắt nguồn từ khái niệm “strategos” trong tiếng Hy Lạp cổ, có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự, là vai trò của vị tƣớng trong quân đội. Đến thời Alexander Đại đế, khái niệm chiến lƣợc đƣợc dùng để chỉ kỹ năng chỉ đạo để khai thác các lực lƣợng, đánh bại đối phƣơng và tạo dựng hệ thống thống trị toàn cục. Quan điểm này đƣợc xây dựng dựa trên luận điểm cơ bản cho rằng có thể chiến thắng đối thủ - thậm chí là đối thủ mạnh hơn, đông hơn – nếu có thể dẫn dắt thế trận và đƣa đối thủ vào trận địa thuận lợi cho việc triển khai các khả năng của mình. Chiến lƣợc quân sự là một trong những “nghệ thuật” hay “khoa học” liên quan đến ba vấn đề chủ chốt: kế hoạch cho cuộc chiến, chiến thuật thể hiện và nguồn lực. Để phù hợp với hiện tại về chiến lƣợc trong kinh doanh, thì hiện nay có nhiều định nghĩa về chiến lƣợc nhƣ: Theo Alfred Chandler (1962) định nghĩa: “Chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của tổ chức, lựa chọn các cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bố các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó Còn theo Kenneth R.Andrew (1971) cho rằng: “Một chiến lƣợc là định nghĩa công ty đang hoặc sẽ thực hiện điều gì, đang hoặc sẽ trở thành như thế nào, bằng mô hình mục tiêu chính (Objectives), mục đích (Purposes) hay đích đến (Goals) và những chính sách và kế hoạch (Plan) chính yếu để đạt được mục tiêu đó”. Định nghĩa của Jame B. Quinn (1980): Chiến lược là một dạng thức hay một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và một chuỗi hành động được kết dính với nhau vào thành một tổng thể”. Xuyên suốt những cách hiểu khác nhau về chiến lƣợc có thể thấy rằng: “Chiến lƣợc là khái niệm thuộc khoa học quản lý, chỉ toàn bộ quá trình hình thành tƣ tƣởng, quan điểm, định hƣớng; xây dựng kế hoạch, biện pháp; kết hợp các nguồn lực cần
- 8 thiết và thực hiện chúng một cách thích hợp, nhất quán trong một thời hạn tƣơng đối dài để thay đổi cục diện công việc hoặc chủ thể từ trạng thái hiện tại đến trạng thái mong muốn”. Theo tác giả, Chiến lƣợc là việc đƣa ra mục tiêu dài hạn, lên kế hoạch phối hợp các chính sách, các hoạt động với nhau tạo thành một tổng thể để thực hiện các mục tiêu đó. 1.1.2. Chiến lược kinh doanh Chiến lƣợc linh doanh đã đƣợc rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu và định nghĩa. Trong số những khái niệm đó thì luận văn lựa chọn tiếp cận về chiến lƣợc kinh doanh của Nguyễn Thành Độ (2002) trong Giáo trình Chiến lƣợc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, “Chiến lược kinh doanh là tổng hợp các mục tiêu dài hạn, các chính sách và giải pháp lớn về sản xuất kinh doanh, về tài chính và con người nhằm đưa ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lên một trạng thái cao hơn về chất. Có thể hiểu chiến lược kinh doanh là một chương trình hành động tổng quát mà doanh nghiệp vạch ra nhằm đạt được các mục tiêu trong một thời kỳ nhất định”. Chiến lƣợc kinh doanh luôn mang tính định hƣớng: Vì chiến lƣợc kinh doanh bao gồm các mục tiêu dài hạn mà môi trƣờng kinh doanh hiện đại luôn biến đổi không thể lƣờng trƣớc đƣợc nên chiến lƣợc kinh doanh chỉ có tính định hƣớng chứ không thể cứng nhắc. Vì vậy, bên cạnh các chỉ tiêu định lƣợng, chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp còn chú trọng nhiều hơn đến các chỉ tiêu định tính. Điều cần thiết là phải luôn theo dõi, dự báo những thay đổi của môi trƣờng kinh doanh để kịp thời điều chỉnh các hoạt động thực hiện chiến lƣợc, thậm chí là điều chỉnh các mục tiêu chiến lƣợc cho phù hợp. Chiến lƣợc kinh doanh luôn tập trung về ban lãnh đạo doanh nghiệp hoặc ngƣời đứng đầu doanh nghiệp để quyết định những vấn đề lớn, quan trọng nhất đối với doanh nghiệp: Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp đề cập đến những vấn đề bao trùm, tổng quan nhất tới mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ các mục tiêu cơ bản; lĩnh vực kinh doanh, … và chiến lƣợc kinh doanh phải đƣợc ban lãnh đạo cấp cao nhất của doanh nghiệp thông qua.
- 9 Chiến lƣợc kinh doanh luôn đƣợc xây dựng trên cơ sở lợi thế so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng. Do đó kế hoạch hóa chiến lƣợc kinh doanh mang bản chất chủ động và tấn công, chủ động tận dụng thời cơ, điểm mạnh để hạn chế các rủi ro và điểm yếu của mình nên phải xác định điểm mạnh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh và tận dụng triệt để điểm mạnh đó. Bên cạnh đó, cần “biết mình, biết ngƣời” và luôn để sự đánh giá doanh nghiệp trong mối liên hệ với đối thủ cạnh tranh để có cái nhìn khách quan nhất. Chiến lƣợc kinh doanh luôn đƣợc xây dựng cho những ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh chuyên môn hóa truyền thống và thế mạnh của doanh nghiệp. Phƣơng án kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc kết hợp thực hiện trên cơ sở kết hợp chuyên môn hóa đa dạng sản xuất và kinh doanh tổng hợp. Vậy, Chiến lƣợc kinh doanh theo tác giả là tổng hợp các mục tiêu dài hạn, các chính sách và giải pháp về sản xuất kinh doanh, tài chính và ngƣời; kết hợp chúng với nhau để thực hiện đƣợc các mục tiêu trong khoảng thời gian nhất định. 1.2. Phân loại các loại hình chiến lƣợc của doanh nghi p Chiến lƣợc kinh doanh thƣờng đƣợc hình thành ở một trong ba cấp độ: bộ phận chức năng, đơn vị kinh doanh và doanh nghiệp. Trong đó đơn vị kinh doanh là phân đoạn chủ yếu diễn ra sự cạnh tranh trong ngành. Các loại hình chiến lƣợc kinh doanh thƣờng đƣợc xây dựng gồm: 1.2.1. Chiến lược chi phí thấp Chiến lƣợc chi phí thấp là chiến lƣợc tạo lợi thế cạnh tranh bằng sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp để có thể định giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm thu hút sự quan tâm chú ý của khách hàng mục tiêu nhạy cảm với giá thấp và chiếm đƣợc thị phần lớn trong ngành. Chiến lƣợc chi phí thấp thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn với khả năng tiết giảm chi phí trong quá trình hoạt động. Chiến lƣợc này cho phép doanh nghiệp vƣợt qua các đối thủ cạnh tranh bằng cách sản xuất và cung ứng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ với giá thành thấp.
- 10 Lợi thế của chiến lƣợc chi phí thấp: − Do có chi phí thấp nên doanh nghiệp có thể đặt giá bán thấp hơn đối thủ nhƣng mức lợi nhuận vẫn bằng họ. Nếu các doanh nghiệp trong ngành đặt giá nhƣ nhau cho sản phẩm của họ thì doanh nghiệp có chi phí thấp sẽ thu đƣợc lợi nhuận cao hơn. − Khi cạnh tranh trong ngành tăng và các doanh nghiệp bắt đầu cạnh tranh về giá, doanh nghiệp có chi phí thấp sẽ có khả năng chịu đựng sự cạnh tranh trong ngành tốt hơn các doanh nghiệp khác, − Chi phí thấp giúp doanh nghiệp có thể kiếm đƣợc lợi nhuận cao hơn mức trung bình. Bằng cách lựa chọn hợp lý về sản phẩm dịch vụ, năng lực khác biệt, thị trƣờng khai thác,… doanh nghiệp có thể đạt đƣợc mục tiêu chi phí thấp. Chiến lƣợc chi phí thấp có nội dung cơ bản nhƣ sau: Chiến lƣợc chi phí thấp thƣờng có sự khác biệt hóa sản phẩm ở mức thấp vì việc tạo ra khác biệt hóa đòi hỏi hỏi chi phí sản xuất cao vậy nếu tập trung nguồn lực vào việc tạo sự khác biệt hóa cho sản phẩm thì sẽ tăng chi phí sản xuất. Chiến lƣợc chi phí thấp thƣờng xác định mức khác biệt hóa trong mỗi sản phẩm thấp hơn chiến lƣợc khác biệt hóa và đòi hỏi mức chi phí sản xuất thấp, sự khác biệt hóa chỉ áp dụng theo yêu cầu của khách hàng đƣa ra. Với chiến lƣợc chi phí thấp, các doanh nghiệp thƣờng ít chú ý đến phân đoạn thị trƣờng mà chỉ chủ yếu cung cấp sản phẩm dịch vụ cho phân khúc khách hàng trung bình. Nguyên nhân là vì đáp ứng các nhu cầu khác nhau trong từng phân đoạn thị trƣờng khác nhau đòi hỏi chi phí rất cao. Thông thƣờng các khách hàng sẽ không hoàn toàn hài lòng với sản phẩm, nhƣng trên thực tế doanh nghiệp vẫn thu hút đƣợc khách hàng bởi giá bán thƣờng thấp hơn giá bán trên thị trƣờng. Vấn đề của chiến lƣợc chi phí thấp là đòi hỏi doanh nghiệp phát triển những nguồn lực cho phép gia tăng hiệu quả, tiết giảm chi phí sản xuất so với các đối thủ. Việc nâng cao năng lực tạo sự khác biệt trong sản xuất so với các đối thủ. Việc nâng cao năng lực tạo sự khác biệt trong sản xuất kinh doanh là yếu tố then chốt để đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc này.
- 11 Doanh nghiệp theo chiến lƣợc chi phí thấp luôn có xu hƣớng chuyển dịch xuống bên dƣới của đƣờng cong kinh nghiệm với mục tiêu tiết giảm chi phí sản xuất. Đồng thời doanh nghiệp phải liên tục phát triển, nâng cao các kỹ năng, kinh nghiệm, tối ƣu hóa nguồn lực, giảm các chi phí sản xuất kinh doanh so với các đối thủ trên thị trƣờng. Cùng với đó, doanh nghiệp còn phải hƣớng đến việc phát triển năng lực khác biệt để đáp ứng các yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2.2. Chiến lược khác biệt hóa Chiến lƣợc khác biệt hóa là chiến lƣợc tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ có sự khác biệt rõ ràng so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Chiến lƣợc khác biệt hóa sản phẩm hƣớng tới mục tiêu là đạt lợi thế cạnh tranh bằng sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn các nhu cầu mang tính khác biệt hay các yêu cầu cụ thể của một nhóm, một phân khúc khách hàng khác nhau của doanh nghiệp. Chiến lƣợc khác biệt hóa có bản chất là tạo ra các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ có tính năng, đặc tính, ƣu điểm vƣợt trội hơn so với hàng hóa dịch vụ sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Khác biệt hóa của sản phẩm đƣợc thể hiện ở các mặt nhƣ: tính năng, chất lƣợng, độ tin cậy của sản phẩm, đặc điểm kỹ thuật, chất liệu, công năng, dịch vụ đi kèm và nhiều yếu tố khác của sản phẩm. Với chiến lƣợc khác biệt hóa doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách mà đối thủ cạnh tranh không thực hiện đƣợc. Từ đó doanh nghiệp có thể đƣa ra giá bán cao hơn so với mức trung bình của thị trƣờng. Việc tăng doanh thu bằng giá bán cao cho phép doanh nghiệp theo chiến lƣợc khác biệt hóa vƣợt qua các đối thủ cạnh tranh và có lợi nhuận cao hơn bình quân ngành. Giá bán các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp theo chiến lƣợc khác biệt hóa cao hơn so với giá của doanh nghiệp theo chiến lƣợc chi phí thấp rất nhiều nhƣng vẫn thu hút đƣợc lƣợng khách hàng lớn, vì chính đặc tính khác biệt của sản phẩm, dịch vụ đƣợc đánh giá tƣơng xứng với giá bán ra đó. Nội dung cơ bản của chiến lƣợc khác biệt hóa: - Chiến lƣợc khác biệt hóa theo đuổi mức khác biệt hóa cao để đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh trong ngành.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 605 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 625 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 409 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 355 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 260 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 16 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn