intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chính sách tiền tệ ở một nền kinh tế mở, nhỏ với tỷ giá cố định - Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

36
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả của nghiên cứu về hành vi thực tế của chính sách tiền tệ ở Việt Nam có thể phục vụ như là một bằng chứng hữu ích trong cuộc tranh luận này – việc tìm thấy chính sách tiền tệ có phản ứng với các biến động của lạm phát hoặc hoạt động kinh tế sẽ hàm ý rằng chính sách tiền tệ được tập trung cho các mục tiêu trong nước, tức là chính sách tiền tệ có thể được độc lập, mặc dù theo đuổi tỷ giá cố định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chính sách tiền tệ ở một nền kinh tế mở, nhỏ với tỷ giá cố định - Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN QUANG BÌNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở MỘT NỀN KINH TẾ MỞ, NHỎ VỚI TỶ GIÁ CỐ ĐỊNH. BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------------------------- NGUYỄN QUANG BÌNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở MỘT NỀN KINH TẾ MỞ, NHỎ VỚI TỶ GIÁ CỐ ĐỊNH. BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2015 Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  3. 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài luận văn thạc sĩ với đề tài “Chính sách tiền tệ ở một nền kinh tế mở, nhỏ với tỷ giá cố định. Bằng chứng thực nghiệm ở việt nam giai đoạn 2000 – 2015” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi theo sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang. Các thông tin, số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nguyễn Quang Bình
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC BẢNG DANH MỤC ĐỒ THỊ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC .................................................................................................................................. i DANH MỤC BẢNG................................................................................................................. iii DANH MỤC ĐỒ THỊ .............................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... v TÓM TẮT .................................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................................... 2 1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 3 1.3 Đối tƣợng, phạm vi và Phƣơng Pháp Nghiên Cứu ..................................................... 5 1.4 Những đóng góp mới của bài nghiên cứu .................................................................... 5 1.5 Kết cấu bài nghiên cứu .................................................................................................. 6 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC BÀI NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ....................................................................................................................... 8 2.1 Mô hình New Keynesian trong phân tích chính sách tiền tệ .................................. 8 2.2 Chính sách tiền tệ của một nền kinh tế mở, nhỏ với tỷ giá cố định ..................... 10 2.3 Ứng dụng mô hình New Keynesian trong phân tích chính sách tiền tệ .............. 13 2.4 Mô phỏng mô hình New Keynesian cho nền kinh tế mở, nhỏ với tỷ giá cố định 18 2.5 Đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam những năm 2000 – 2015 .............................. 21 2.6 Phân tích việc thực thi chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Nhà Nƣớc Việt Nam 23 2.6.1 Độ mở của nền kinh tế Việt Nam..................................................................... 23 2.6.2 Chính sách tỷ giá của Việt Nam ...................................................................... 24 2.6.3 Vai trò của dự trữ ngoại hối............................................................................. 27 2.6.4 Chính sách lãi suất ở Việt Nam ....................................................................... 29 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 33 3.1 Dữ liệu ....................................................................................................................... 33 3.2 Mô hình GMM.......................................................................................................... 34
  5. 3.3 Ứng dụng GMM và hệ phƣơng trình New Keynesian .......................................... 36 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................ 39 4.1 Thống kê mô tả ......................................................................................................... 39 4.2 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị .......................................................................... 41 4.3 Kết quả hồi quy GMM ............................................................................................. 42 4.4 Kiểm định tính vững của kết quả nghiên cứu ....................................................... 57 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ........................................................................... 61 5.1 Kết luận ......................................................................................................................... 61 5.2 Hạn chế của nghiên cứu và hàm ý chính sách ........................................................... 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. i PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC BIẾN SỐ VÀ NGUỒN DỮ LIỆU ............................... viii PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH NGHIỆM ĐƠN VỊ ................................................. ix PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ HỒI QUY BẰNG PHƢƠNG PHÁP GMM TRÊN EVIEW .... xii
  6. DANH MỤC BẢNG. Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong bài nghiên cứu ............................................... 39 Bảng 4.2 Ma trân hệ số tương quan giữa các biến ......................................................... 40 Bảng 4.3 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị: ................................................................. 41 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy bằng phương pháp GMM cho hệ phương trình về chính sách tiền tệ của Việt Nam ....................................................................................................... 42 Bảng 4.5 Kết quả kiểm tra Robustness về tính mạnh của kết quả (Chỉ có ước tính cho các quy tắc lãi suất được trình bày) ................................................................................ 58 DANH MỤC ĐỒ THỊ Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa các biến trong đường cong IS với giá trị gốc .................................................................................................................................. 44 Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa các biến trong đường cong I-S sau khi lọc bằng bộ lọc H-P .............................................................................................................. 45 Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa các biến trong đường cong Phillip với giá trị gốc.............................................................................................................................. 49 Hình 4. 4 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa các biến trong đường cong Phillip sau khi lọc bằng bộ lọc H-P. ....................................................................................................... 50 Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa các biến đại diện cho mục tiêu trong nước và quy tắc lãi suất với giá trị gốc ................................................................................... 52 Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa các biến đại diện cho mục tiêu trong nước và quy tắc lãi suất với giá trị sau khi lọc bằng bộ lọc H-P ............................................. 53 Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa các biến đại diện cho việc chịu ảnh hưởng của các tác động bên ngoài và mục tiêu lãi suất với giá trị gốc ..................................... 55 Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa các biến đại diện cho việc chịu ảnh hưởng của các tác động bên ngoài và mục tiêu lãi suất với giá trị sau khi lọc bằng bộ lọc HP 56
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT IP Chỉ số sản xuất công nghiệp CPI Chỉ số giá hàng hóa TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương WTO Tổ chức thương mại thế giới WB World Bank Reserve Dữ trự ngoại hối Việt Nam GMM Phương pháp Generalized Method of Moments IMF Tổ chức tiền tệ thế giới NHNN Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ADF Kiểm định Augmented Dickey Fuller GSO Tổng cục thống kê Việt Nam
  8. 1 TÓM TẮT Bài nghiên cứu áp dụng thực nghiệm mô hình New Keynesian trong việc phân tích chính sách tiền tệ ở Việt Nam một quốc gia có nền kinh tế mở, nhỏ với tỉ giá cố định. Mô hình được áp dụng cho dữ liệu theo tháng của Việt Nam từ tháng 01 năm 2000 đến tháng 06 năm 2015. Phát hiện chính từ bài nghiên cứu là mặc dù theo đuổi chế độ tỷ giá cố định, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn có thể tiến hành một chính sách tiền tệ độc lập chủ yếu là do các biện pháp kiểm soát vốn. Bên cạnh đó, lạm phát kỳ vọng có ý nghĩa thống kê cao, cung cấp một số bằng chứng cho thấy chính sách tiền tệ vừa nhắm mục tiêu lạm phát vừa nhắm đến mục tiêu sản lượng. Thêm nữa, không có bằng chứng rõ ràng cho thấy chính sách tiền tệ Việt Nam chịu sự tác động từ bên ngoài như chính sách tiền tệ của Mỹ - quốc gia mà tỷ giá hối đoái được neo vào, thông qua việc không tìm thấy ý nghĩa thống kê ở biến lãi suất Mỹ. Từ khóa: chính sách tiền tệ, lạm phát, lỗ hổng sản lượng, lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực.
  9. 2 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Nền kinh tế thế giới suốt 20 năm qua chứng kiến rất nhiều cuộc khủng hoảng như Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 khởi nguồn từ Thái Lan, khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007 – 2009 và dai dẳng nhất chính là tình trạng Khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp chưa kể đến tình trạng lao dốc của nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2015. Những dư âm từ những cuộc khủng hoảng này vẫn còn là nỗi ám ảnh đến cả những nhà nghiên cứu cũng như những nhà điều hành nền kinh tế ngày nay. Rất nhiều các tài liệu nghiên cứu cho thấy, diễn biến nền kinh tế thế giới trong năm 2016 rất phức tạp. Hàng loạt các vấn đề như sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ, châu Âu, cuộc xung đột quân sự tại Iraq và sự xuống dốc của các thị trường mới nổi, đặc biệt là việc Trung Quốc phá giá đồng nội tệ cũng như việc thị trường chứng khoán nước này tiếp tục lao dốc khiến các nhà kinh tế lo lắng về viễn cảnh thế giới phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới. Tình hình tài chính của Hy Lạp, Trung Quốc và nhiều nước châu Âu khác sẽ lan rộng ra nền kinh tế toàn cầu cùng với vấn đề trần nợ công của Mỹ, căng thẳng về nguồn cung năng lượng toàn cầu làm cho tình hình càng thêm tồi tệ. Cụ thể, vào tháng 10 năm 2015, World Bank đã tính toán tăng trưởng trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương là 6,5% trong năm 2015 và dự báo 6,4% trong năm 2016, giảm so với dự báo trước đó là 6,7%. Thêm vào đó, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu (GEP), World Bank kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng với tốc độ 2,8% trong năm 2015, thấp hơn so với mức dự báo 3% đưa ra hồi tháng 1. Cuối cùng, World Bank đã hạ triển vọng tăng trưởng năm 2015 và 2016 của các nền kinh tế đang phát triển xuống lần lần lượt 4.4% và 5.2%, từ mức dự báo đầu năm nay là 4.8% và 5.3%. Hơn lúc nào hết, việc điều hành chính sách tiền tệ được quan tâm đặc biệt để lèo lái đất nước thoát khỏi cơn bão suy thoái.
  10. 3 Việt Nam bắt đầu tham gia vào Asean năm 1995 khởi đẩu cho quá trình tham gia vào nền kinh tế của khu vực và từng bước tiến đến quá trình toàn cầu hóa hội nhập vào kinh tế thế giới. Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới WTO và mới đây nhất trong những ngày cuối năm 2015, Việt Nam chính thức được tham gia vào Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương – TPP. Điều đó cho thấy một tiến trình hội nhập toàn diện và tích cực của nền kinh tế Việt Nam. Thế nhưng trong suốt 20 năm qua, Việt Nam cũng gặp phải vô vàn những ảnh hưởng từng các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính lớn trên thế giới Ở Việt Nam, tình hình lạm phát, nợ công luôn ở mức báo động. Bên cạnh đó, Việt Nam còn là một quốc gia có tỷ trọng xuất nhập khẩu rất cao trong nền kinh tế rất dễ dành gánh chịu những cú sốc giá hàng hóa. Điều đó dẫn đến thực tế rằng việc thực thi chính sách tiền tệ là vô cùng phức tạp để có thể đứng vững trước những biến động của nền kinh tế thế giới. Việt Nam với những đặc điểm một nền kinh tế mở, nhỏ với tỉ giá hối đoái cố định có quản lý của nhà nước trong quá trình hội nhập đã có được những quyết định đúng đắn về chính sách tiền tệ hay chưa? Những mục tiêu mà chính phủ theo đuổi thật sự hợp lý? Đối mặt với vấn đề bộ ba bất khả thi trong tài chính quốc tế, các chính sách Việt Nam có hướng đến nền kinh tế trong nước hay bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài để duy trì chế độ neo tỷ giá. Đây chính là bối cảnh của đề tài: “Chính sách tiền tệ ở một nền kinh tế mở, nhỏ với tỷ giá cố định. Bằng chứng thực nghiệm ở việt nam giai đoạn 2000 – 2015” để giải đáp những câu hỏi trên. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Về lý thuyết, nhờ vào việc duy trì sự kiểm soát vốn hoặc do tình hình kém phát triển của thị trường tài chính, một nền kinh tế với tỷ giá hối đoái cố định vẫn có thể có thực thi chính sách tiền tệ độc lập miễn là có sự hạn chế trong chu chuyển dòng vốn. Tuy nhiên tỉ giá hối đoái cố định phần lớn làm hạn chế việc thực thi chính sách tiền tệ nếu mức dự trữ ngoại tệ quá thấp, khi đó các nhà điều hành chính sách tiền tệ không
  11. 4 thể can thiệp vào lạm phát mục tiêu hoặc đầu ra, vì điều này làm ảnh hưởng đến mức giá đang được duy trì. Hơn nữa, sự khác biệt đáng kể trong lãi suất giữa một quốc gia nội địa và quốc gia khác nơi mà đồng nội địa của quốc gia kia đang neo vào có thể gây ra cơ hội kinh doanh chênh lệch giá, điều này gây ảnh hưởng đến mức ngang giá chung. Để giải thích cho hai vấn đề này, mô hình New Keynesian được điều chỉnh bằng cách xem xét thêm dự trữ quốc gia trong các quy tắc lãi suất, vì dự trữ tác động đến chính sách tiền tệ khi tỷ giá hối đoái cố định và xem xét cả lãi suất nước ngoài để nắm bắt sự lệ thuộc của chính sách tiền tệ khi tỷ giá hối đoái cố định. Tiếp theo, bằng việc sử dụng dữ liệu hằng tháng giai đoạn 2000 – 2015, mô hình được áp dụng cho trường hợp của Việt Nam để ước lượng, dự đoán về tầm quan trọng của dự trữ quốc gia đối với chính sách tiền tệ và liệu chính sách tiền tệ có dành riêng cho các mục tiêu trong nước hay không. Những tác động của chính sách tiền tệ xuất hiện trong đề tài này có liên quan đến việc lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái tối ưu đối với các nền kinh tế mở, nhỏ và thực thi chính sách tiền tệ ở các nước theo chế độ cố định. Cụ thể, bằng việc cố định tỷ giá hối đoái, các nước có thể đánh mất chính sách tiền tệ của mình. Chính điều này là một trong những yếu tố dẫn đến nhiều nền kinh tế mở, nhỏ lựa chọn cơ chế tỷ giá thả nổi. Do đó, các kết quả của nghiên cứu về hành vi thực tế của chính sách tiền tệ ở Việt Nam có thể phục vụ như là một bằng chứng hữu ích trong cuộc tranh luận này – việc tìm thấy chính sách tiền tệ có phản ứng với các biến động của lạm phát hoặc hoạt động kinh tế sẽ hàm ý rằng chính sách tiền tệ được tập trung cho các mục tiêu trong nước, tức là chính sách tiền tệ có thể được độc lập, mặc dù theo đuổi tỷ giá cố định. Mặt khác, việc tìm kiếm các hệ số có ý nghĩa ở phía trước các biến lãi suất nước ngoài và dự trữ quốc tế có ngụ ý rằng chính sách tiền tệ, mặc dù độc lập, vẫn bị hạn chế, nghĩa là chính sách tiền tệ tối ưu nên tuân theo sự biến động của dự trữ quốc tế.
  12. 5 Do đó, bài nghiên cứu hướng đến mục tiêu trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Chính sách tiền tệ của Việt Nam tác động đến lạm phát và sản lượng như thế nào khi vẫn duy trì chế độ tỷ giá cố định ? Chính sách tiền tệ của Việt Nam chịu tác động của chính sách tiền tệ quốc tế như thế nào, vai trò của dự trữ ngoại hối cũng như mức độ hợp lý của các quyết định trong chính sách tiền tệ ? 1.3 Đối tƣợng, phạm vi và Phƣơng Pháp Nghiên Cứu Đối tượng nghiên cứu của bài viết này là tìm hiểu chính sách tiền tệ của Việt Nam khi duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định và dưới tác dộng trước chính sách tiền tệ quốc tế. Phạm vi nghiên cứu của bài bao gồm các biến số lỗ hổng sản lượng được đại diện bởi chỉ số sản xuất công nghiệp, lạm phát trong nước được đại diện bởi chỉ số CPI, lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực, lãi suất của Mỹ, dự trữ quốc tế và biến chính sách tiền tệ. Dữ liệu được từ IMF, WorldBank, Tổng cục thống kê Việt Nam,… đây là dữ liệu theo tháng từ 01/2000 đến tháng 06/2015. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài là nghiên cứu định lượng, tham khảo kết quả của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới về vấn đề chính sách tiền tệ của một nền kinh tế mở, nhỏ với tỷ giá cố định. Sử dụng phương pháp hồi quy GMM cho một hệ phương trình được xây dựng trên mô hình New Keynesian để kiểm tra mối quan hệ, liên quan của các biến. 1.4 Những đóng góp mới của bài nghiên cứu Thứ nhất, trả lời cho câu hỏi Chính sách tiền tệ của Việt Nam tác động đến lạm phát và sản lượng như thế nào khi vẫn duy trì chính sách tỷ giá cố định? Vì khi cố định tỷ giá phần lớn sẽ làm hạn chế chính sách tiền tệ - nếu mức dự trữ quốc tế quá thấp, tác
  13. 6 động của chính sách tiền tệ có thể bị cản trở bởi mục tiêu về lạm phát hoặc sản lượng, điều này có thể tác động tiêu cực đến việc duy trì tỷ giá cố định. Thứ hai, chính sách tiền tệ của Việt Nam chịu tác động của chính sách tiền tệ của Mỹ như thế nào, vai trò của dự trữ ngoại hối cũng như mức độ hợp lý của các quyết định trong chính sách tiền tệ ? Vì sự khác biệt đáng kể trong các mức lãi suất ở trong nước và quốc gia mà tỷ giá hối đoái đã được cố định theo có thể dẫn đến cơ hội kinh doanh chênh lệch giá, đe dọa đến mức tỷ giá hối đoái được chọn 1.5 Kết cấu bài nghiên cứu Ngoài phần danh mục các hình và bảng biểu, tài liệu tham khảo,… nội dung chính của luận văn bao gồm 05 chương: Chương 1: Giới thiệu bối cảnh nghiên cứu. Chương 2: Giới thiệu tổng quát về lý thuyết mô hình New Keynesian, tình hình thực thi chính sách tiền tệ Việt Nam trong mối liên hệ với mô hình New Keynesian. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Phần Kết luận và hàm ý. TÓM TẮT CHƢƠNG 1: Trong chương 1, bài viết đã trình bày bối cảnh nghiên cứu, tình hình nền kinh tế Việt Nam trong một nền kinh tế quốc tế đầy biến động và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như tỉ giá, chính trị, nợ công và sự tương tác của các yếu tố này. Bằng việc sử dụng dữ liệu theo tháng từ 01/2000 đến tháng 06/2015 của các biến như chỉ số giá sản xuất, lạm phát, chỉ số sản xuất công nghiệp, lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực và lãi suất của quốc gia có tỷ giá mà Việt Nam neo vào, sử dụng các biến số này vào mô này New Keynesian hiệu chỉnh rồi hồi quy bằng phương pháp GMM. Kết quả kì vọng đạt được sẽ trả lời cho câu hỏi chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ tác động đến lạm phát và sản lượng như thế nào khi vẫn duy trì tỷ giá cố định. Mặt
  14. 7 khác bài nghiên cứu cũng kỳ vọng trả lời cho câu hỏi chính sách tiền tệ của Việt Nam chịu tác động của chính sách tiền tệ của Mỹ, vai trò của dự trữ ngoại hối cũng như mức độ hợp lý của các quyết định trong chính sách tiền tệ.
  15. 8 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC BÀI NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1 Mô hình New Keynesian trong phân tích chính sách tiền tệ Trong những năm gần đây, khuôn khổ lý thuyết New Keynesian đã trở thành khuôn khổ chi phối việc phân tích chính sách tiền tệ. Khuôn khổ này kết hợp đồng thời những tiến bộ của mô hình kinh tế vĩ mô từ lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tế – kỹ thuật cân bằng động tổng quát vào một mô hình rõ ràng và công nhận sự tồn tại tính cứng nhắc của mức giá danh nghĩa, dẫn đến hiệu ứng phi trung lập của chính sách tiền tệ. Mô hình đơn giản nhất phát sinh từ khuôn khổ này chính là mô hình New Keynesian. Mô hình New Keynesian bao gồm ba phương trình - đường cong IS xác định sản lượng; đường cong Phillips xác định lạm phát; và quy tắc lãi suất xác định hành vi của chính sách tiền tệ. Mô hình New Keynesian có lý thuyết dễ dàng ứng dụng trong công việc nghiên cứu, tương tự cấu trúc trong mô hình truyền thống IS/LM nhưng được bắt đầu xác định từ kinh tế vi mô với các yếu tố đại diện được tối ưu hóa. Do đó, mô hình này tạo điều kiện thuận lợi kết nối các nhà hoạch định chính sách với các nhà nghiên cứu về mặt lý thuyết theo cùng một định hướng (Soderstrom và đồng sự, 2002). Còn theo Olivier Blanchard và Jordi Gali (2010) thì cho rằng mô hình New Keynesian đã nổi lên như là một công cụ mạnh để phân tích chính sách tiền tệ trong sự hiện diện của tính cứng của giá cả danh nghĩa. Một số lượng lớn các bài nghiên cứu đã áp dụng mô hình New Keynesian để phân tích chính sách tiền tệ: Clarida và các đồng sự (1998) công bố bài nghiên cứu “Chính sách tiền tệ trong thực tế – Một vài bằng chứng quốc tế”, nghiên cứu phản ứng của chính sách tiền tệ cho hai nhóm nước: G3 (Đức, Nhật, Mỹ) và E3 (Anh, Pháp và Ý). Kết quả cho thấy từ năm
  16. 9 1979, ngân hàng trung ương của các quốc gia nhóm G3 đã theo đuổi chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu ngầm, chính sách này đã đem lại thành công cho họ trong khoảng thời gian đó. Đối với các nước trong nhóm E3, ngân hàng trung ương đã sử dụng lãi suất cao hơn mức có thể làm ổn định nền kinh tế vĩ mô. Kết quả hỗ trợ cho giả thuyết rằng các ngân hàng trung ương nhắm đến mục tiêu lạm phát song song với tỷ giá cố định để cách đạt được mốc neo danh nghĩa trong chính sách tiền tệ. Soderstrom và các đồng sự (2002) trong bài nghiên cứu của mình cho rằng các nhà nghiên cứu thường sử dụng mô hình hiệu chỉnh bởi vì các giải pháp phân tích thường không có sẵn mô hình, nên cho dù số liệu là phù hợp thì cũng chưa chắc mô hình đó phù hợp để phân tích chính sách. Do đó, mục đích của bài viết là để kiểm tra liệu mô hình New Keynesian có thể được hiệu chỉnh để phù hợp với đặc điểm lớn của dữ liệu Mỹ. Tác giả xem xét các quyết định của ngân hàng trung ương ảnh hưởng đến các đặc tính thời gian của lạm phát, lãi suất danh nghĩa và lỗ hổng sản lượng như thế nào và tác giả cũng hiệu chỉnh mô hình để phù hợp với một số sự kiện biến động lớn trong nền kinh tế Mỹ. Tác giả kết luận rằng quy tắc Taylor thật sự có một số lỗi trong ước tính và mô hình hiệu chỉnh theo Keynes cho ra kết quả hợp lý hơn với hành vi vi mô của các công ty thật sự có tác động đến chính sách tiền tệ hướng tới mục tiêu tương lai. Gerberding và các đồng sự (2008) nghiên cứu phản ứng chính sách tiền tệ thông qua lạm phát mục tiêu. Bài viết xem xét phản ứng lãi suất đối với các thay đổi trong lạm phát, sự thay đổi trong khoảng cách đầu ra, với những cú sốc về cầu và độ trễ của lãi suất. Kết quả cho thấy rằng ngoài việc neo vào các kỳ vọng lạm phát dài hạn, chính sách tiền tệ còn nhắm tới những mục tiêu kỳ vọng khác trong tương lai dựa vào lỗ hổng sản lượng. Leith và các đồng sự (2009) cho rằng mô hình New Keynesian đã sử dụng thói quan tiêu dùng để suy ra sản lượng phản ứng với những cú sốc trong chính sách tiền tệ
  17. 10 theo quy tắc giá dính (không thể thay đổi lập tức). Tác giả nghiên cứu tác động của những thói quen tiêu dùng thường thấy và thói quen sâu hơn ở cấp độ cá nhân đã tạo ra những biến dạng trong nền kinh tế, làm cho chính sách tiền tệ không còn phát huy được tác dụng tối ưu, qua đó đề xuất những quy tắc tiêu chuẩn đơn giản của hành vi tiêu dùng. Blanchard và Gali (2010) xây dựng một mô hình hữu ích dựa trên biến động giá dính danh nghĩa và thất nghiệp với những rào cản thị trường lao động, tiền lương thực tế cứng nhắc để giải thích biến động tỷ lệ thất nghiệp, những tác động của các cú sốc năng suất đến nền kinh tế, và vai trò của chính sách tiền tệ trong việc hình thành những hiệu ứng. Kết quả cho thấy rằng một thị trường lao động chặt chẽ hơn làm tăng chi phí cận biên và ảnh hưởng đến lạm phát. Lạm phát và thất nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm của thị trường lao động. Những sự khác biệt này dẫn đến sự khác biệt quan trọng trong phản ứng của nền kinh tế trước những cú sốc. Điều này cho thấy rằng, tùy theo đặc điểm thị trường, ổn định làm phát có thể không phải là chính sách tiền tệ tốt nhất. Ổn định lạm phát nghiêm ngặt có thể dẫn đến biến động không thuận lợi, lớn, và liên tục của tỷ lệ thất nghiệp trong phản ứng với những cú sốc năng suất. 2.2 Chính sách tiền tệ của một nền kinh tế mở, nhỏ với tỷ giá cố định Đặc điểm phân biệt hầu hết các nước đang phát triển so các nước công nghiệp lớn là sự biến động lớn trong cán cân thương mại khi chịu tác động của các cú sốc cung, đặc biệt ở thị trường tài chính quốc tế. Các quốc gia này khó có khả năng ổn định giá cả cũng như điều chỉnh các rủi ro mặc định trong cuộc khủng hoảng. Bị tác động mạnh với kết cấu một nền kinh tế mở, nhỏ, các quốc gia vẫn theo đuổi chính sách tỷ giá cố định liệu có thể có được một chính sách tiền tệ độc lập, tối ưu, hướng đến các mục tiêu trong nước hay không, đã có nhiều bài nghiên cứu đã được tiến hành để trả lời cho câu hỏi này.
  18. 11 Dennis (2001) cho rằng tỷ giá hối đoái là một biến số quan trọng trong nền kinh tế mở, nhỏ. Biến động tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của các hàng hóa được giao dịch trên thị trường thế giới. Hàng hóa nhập khẩu đều được mua bởi người tiêu dùng và được sử dụng như là đầu vào cho quá trình sản xuất. Khi tỷ giá hối đoái của nền kinh tế giảm, hàng nhập khẩu tăng giá, làm tăng giá hàng tiêu dùng, trực tiếp nâng cao chỉ số giá của người tiêu dùng. Giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu trung gian cũng tăng lên, làm tăng chi phí sản xuất của các công ty. Chi phí sản xuất cao hơn cũng có xu hướng dẫn đến một giá tiêu dùng cao hơn. Về phía nền kinh tế thực, mức độ của tỷ giá hối đoái thực ảnh hưởng đến nhu cầu thế giới đối với hàng hoá sản xuất trong nước. Một sự giảm trong tỷ giá thực tế dẫn đến nhu cầu ít hơn đối với hàng hoá sản xuất trong nước, cả người tiêu dùng trong và ngoài nước đều thấy rằng hàng hóa nước ngoài rẻ hơn sơ với hàng hoá trong nước. Do đó, một chiến lược nhắm mục tiêu lạm phát giá tiêu dùng có thể dẫn đến biến động lãi suất đáng kể, khi các nhà hoạch định chính sách cố gắng trung hòa tác động của tỷ giá hối đoái trên giá tiêu dùng. Lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái có thể dẫn đến biến động của sản lượng thực tế. Do đó, nền kinh tế mở, nhỏ nên nhắm mục tiêu một thước đo lạm phát không bao gồm giá cả của hàng hóa có thể giao dịch, hoặc ít nhất, các nhà hoạch định chính sách nên loại ra ngoài biến động tỷ giá khi thiết lập chính sách. Tất nhiên điều này không dễ dàng thực hiện vì giá nhiều mặt hàng chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái, chứ không phải chỉ những hàng háo có thể giao dịch trên thị trường thế giới. Nếu các nhà hoạch định chính sách đang lo ngại về những tác động thực sự của chính sách, họ có thể chuẩn bị sẵn sàng cho phép lạm phát quay trở lại với tỷ lệ mục tiêu của nó chậm hơn, sau khi biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái được ổn định. Stiglitz (2001) thảo luận về chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái, rủi ro tài chính có liên quan đến các nền kinh tế mở, nhỏ cùng với phân tích các chính sách can thiệp để giảm thiểu và quản lý những rủi ro này cho trường hợp cụ thể của Iceland. Các nền kinh tế mở, nhỏ rất dễ bị khủng hoảng tiền tệ và tài chính. Các nước cần phải quản lý
  19. 12 các rủi ro, quản lý rủi ro đòi hỏi phải hành động làm giảm khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng và làm giảm các chi phí phát sinh nếu khủng hoảng đã xảy ra. Kết quả ở Iceland chỉ ra rằng, chính sách tiền tệ của nước này phản ứng chậm chạp và không có tác động tích cực với những biến động của nền kinh tế cũng như không thể ngăn chặn hiệu quả các rủi ro. Vladimir (2006) cho rằng lạm phát trong nền kinh tế mở, nhỏ thường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chính sách tiền tệ. Những yếu tố này bao gồm giá lương thực và năng lượng, dòng vốn và có thể có tác động lớn lên tỷ giá hối đoái. Những dòng vốn tự do đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Một mặt, nó cho phép nền kinh tế phát triển nhanh hơn. Mặt khác, điều này dẫn đến áp lực tăng giá mạnh, có thể dẫn đến mất khả năng cạnh tranh, lạm phát cao hơn. Với ảnh hưởng lớn của biến động tỷ giá trong nền kinh tế mở, nhỏ, chế độ tỷ giá hối đoái cố định truyền thống đã được cho phù hợp. Tuy nhiên, tự do hóa và toàn cầu hóa có chế độ tỷ giá hối đoái cố định dễ bị áp lực đầu cơ, có thể làm cho quốc gia rất tốn kém để duy trì. Vì lý do này, nhiều quốc gia sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. Trong trường hợp dòng vốn chủ yếu là vốn chủ sở hữu chứ không phải là nợ, tỷ giá thay đổi khá nhạy cảm với biến động lãi suất. Do đó, các ngân hàng trung ương thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoại hối để tác động đến biến động tỷ giá. Tác giả đã nghiên cứu những vấn đề này trong trường hợp của Czech và kết quả cho thấy sự thất bại trong một thời gian khi các dòng vốn nhiều hơn và tự do hơn ra vào thị trường tài chính. Một chính sách tiền tệ cố gắng để nhắm mục tiêu ổn định cả tỷ giá và lạm phát bằng một công cụ duy nhất (lãi suất) đi vào một vòng tròn luẩn quẩn và không hiệu quả trong việc quản lý nhu cầu trong nước. Bjornland (2011) phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở, nhỏ như Na Uy thông qua mô hình VAR. Tác giả cho rằng một sự hiểu biết về cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ là bắt buộc để thực hiện một chiến lược chính sách
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2