Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Chính sách phân phối vì người nghèo ở Việt Nam
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích, chỉ ra những ưu nhƣợc điểm của chính sách phân phối vì người nghèo ở Việt Nam những năm qua; đƣa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách này trong thời gian tới để chính sách phân phối vì người nghèo thực sự là chính sách có vai trò lớn trong việc giảm nghèo bền vững ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Chính sách phân phối vì người nghèo ở Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HOÀNG TRIỀU HOA CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI VÌ NGƢỜI NGHÈO Ở VIỆT NAM Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mã số: 62 31 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HOÀNG TRIỀU HOA CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI VÌ NGƢỜI NGHÈO Ở VIỆT NAM Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mã số: 62 31 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS PHẠM VĂN DŨNG Hà Nội - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận án “Chính sách phân phối vì ngƣời nghèo ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập do chính tác giả thực hiện. Các số liệu, trích dẫn đƣợc sử dụng trong luận án là trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Luận án
- MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HỘP, SƠ ĐỒ ii MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI VÌ 8 NGƢỜI NGHÈO 1.1 Nghiên cứu về chính sách phân phối 8 1.2 Nghiên cứu về giảm nghèo 12 1.3 Nghiên cứu kết hợp chính sách phân phối và giảm nghèo 21 1.4 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 23 CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI VÌ NGƢỜI NGHÈO: CƠ SỞ 26 LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 2.1 Khái luận về nghèo 26 2.1.1 Các quan niệm về nghèo 26 2.1.2 Các chỉ số đo lƣờng mức độ nghèo 28 2.1.3 Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo 33 2.1.4 Vai trò của nhà nƣớc trong việc giải quyết tình trạng nghèo 38 2.2 Chính sách phân phối vì ngƣời nghèo 39 2.2.1 Khái niệm ngƣời nghèo 39 2.2.2 Bản chất, vai trò của chính sách phân phối vì ngƣời nghèo 40 2.2.3 Nội dung chính sách phân phối vì ngƣời nghèo 43 2.2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách phân phối vì ngƣời nghèo 45 2.2.5 Các chính sách bộ phận 48 2.3 Các chỉ tiêu đánh giá chính sách phân phối vì ngƣời nghèo 58 2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ giảm nghèo 58 2.3.2 Nhóm chỉ tiêu về nâng cao năng lực cá nhân của ngƣời nghèo 59
- qua tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản 2.3.3 Nhóm chỉ tiêu về tiếp cận các nguồn lực của ngƣời nghèo 60 2.3.4 Nhóm chỉ tiêu về mức độ công bằng trong phân phối thu nhập 62 2.4 Kinh nghiệm quốc tế về thực hiện và hoàn thiện chính sách 64 phân phối vì ngƣời nghèo ở một số nƣớc 2.4.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản 64 2.4.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 69 2.4.3 Kinh nghiệm của Mỹ 74 2.4.4 Kinh nghiệm của Ấn Độ 84 2.4.5 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 86 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI VÌ NGƢỜI 91 NGHÈO Ở VIỆT NAM 3.1 Tổng quan tình hình nghèo ở Việt Nam 91 3.1.1. Nghèo do học vấn thấp, thiếu kiến thức và kỹ năng lao động 93 3.1.2 Nghèo do thiếu đất sản xuất 95 3.1.3 Nghèo do sức khỏe kém 96 3.1.4 Nghèo do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu 98 3.2 Thực trạng chính sách phân phối vì ngƣời nghèo ở Việt Nam 99 3.2.1 Nhóm các chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo nâng cao năng lực cá 99 nhân qua tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản 3.2.2 Nhóm chính sách tạo cơ hội cho ngƣời nghèo tiếp cận các nguồn lực 107 3.2.3 Nhóm các chính sách phân phối kết quả của các hoạt động kinh tế vì 114 ngƣời nghèo 3.3 Đánh giá chính sách phân phối vì ngƣời nghèo ở Việt Nam 122 3.3.1 Theo nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ giảm nghèo 122 3.3.2 Theo nhóm chỉ tiêu về nâng cao năng lực cá nhân qua tiếp cận 125 các dịch vụ xã hội cơ bản 3.3.3 Theo nhóm chỉ tiêu tiếp cận các nguồn lực của ngƣời nghèo 135 3.3.4 Theo nhóm chỉ tiêu về phân phối thu nhập công bằng 140
- CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI VÌ NGƢỜI NGHÈO Ở VIỆT NAM 147 4.1 Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến chính sách phân phối vì ngƣời 147 nghèo của Việt Nam 4.1.1 Xu hƣớng nghèo và bất bình đẳng thu nhập dƣới tác động của 147 toàn cầu hóa. 4.1.2 Xu hƣớng nghèo ở Việt Nam 149 4.1.3 Mục tiêu và mô hình tăng trƣởng của Việt Nam 151 4.1.4 Kết quả tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam 152 4.2 Quan điểm hoàn thiện chính sách phân phối vì ngƣời nghèo 153 4.2.1 Đảm bảo sự công bằng cho ngƣời nghèo trong việc tiếp cận các nguồn 153 lực và trong phân phối thu nhập 4.2.2 Chính sách phân phối vì ngƣời nghèo là công cụ khắc phục khuyết tật 154 của cơ chế thị trƣờng và thực hiện định hƣớng XHCN 4.2.3 Chính sách phân phối là chính sách hỗ trợ cho ngƣời nghèo tự 156 vƣơn lên thoát nghèo 4.2.4 Chính sách phân phối vì ngƣời nghèo phải tƣơng hợp với các 156 chính sách kinh tế - xã hội khác 4.3 Các nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách phân phối vì ngƣời 157 nghèo của Việt Nam trong thời gian tới 4.3.1 Nhóm giải pháp đảm bảo cho ngƣời nghèo nâng cao năng lực cá nhân 157 qua tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản 4.3.2 Nhóm giải pháp tăng cƣờng cơ hội tiếp cận các nguồn lực của 164 ngƣời nghèo 4.3.3 Nhóm giải pháp đảm bảo tính công bằng trong phân phối kết quả 171 của các hoạt động kinh tế - xã hội cho ngƣời nghèo 4.3.4 Nhóm giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của cơ chế thị trƣờng 175 và hội nhập đến ngƣời nghèo.
- 4.3.5 Nhóm giải pháp nâng cao vai trò hỗ trợ giảm nghèo của cộng đồng 177 4.3.6 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cơ quan chức năng của nhà nƣớc 179 trong hoạch định và thực thi chính sách phân phối vì ngƣời nghèo. KẾT LUẬN 184 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN 186 ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO 187
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ESCAP Ủy ban Kinh tế xã hội Châu Á – Thái Bình Dƣơng GDP Tổng sản phẩm quốc nội IMF Quỹ tiền tệ quốc tế OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế UNDP Chƣơng trình phát triển Liên Hợp Quốc WHO Tổ chức Y tế Thế giới WTO Tổ chức Thƣơng mại thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HỘP, SƠ ĐỒ Trang Các bảng Bảng 3.1: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, nông thôn và phân 92 theo vùng Bảng 3.2: Tỷ lệ ngƣời nghèo theo trình độ học vấn của chủ hộ năm 93 2012 Bảng 3.3: Tỷ lệ dân số chia theo trình độ giáo dục, theo các nhóm 94 thu nhập, theo thành thị và nông thôn năm 2012 Bảng 3.4: Tỷ lệ hộ gia đình nghèo hóa do chi phí chăm sóc sức khỏe 97 Bảng 3.5: Tỷ lệ ngƣời đi học đƣợc miễn giảm học phí hoặc các 100 khoản đóng góp chia theo lý do miễn giảm, thành thị và nông thôn, 5 nhóm thu nhập Bảng 3.6: Dƣ nợ của Ngân hàng chính sách xã hội đối với một số 109 hình thức cho vay tính đến thời điểm cuối năm Bảng 3.7: Điều chỉnh lƣơng tối thiểu qua các năm (Áp dụng cho các 116 đối tƣợng hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc) Bảng 3.8: Mức lƣơng tối thiểu quy định theo vùng năm 2014 117 Bảng 3.9: Tỷ lệ tăng thu nhập của hộ gia đình phân theo 5 nhóm thu 124 nhập (kỳ thống kê sau so với kỳ trƣớc) Bảng 3.10 Hệ số co dãn của giảm nghèo so với thu nhập 125 Bảng 3.11 : Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục đào tạo bình quân cho 1 126 ngƣời đi học/năm (% tổng thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm) Bảng 3.12 : Tỷ lệ ngƣời đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi về giáo 127 dục chia theo 5 nhóm thu nhập năm 2012 Bảng 3.13 : Tỷ trọng chi tiêu y tế bình quân cho một ngƣời/năm 129 (chiếm tỷ lệ % tổng thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm)
- Bảng 3.14 : Độ bao phủ của chính sách trợ cấp y tế phân theo các 131 nhóm ngũ vị phân mở rộng năm 2010 Bảng 3.15: Tỷ lệ hộ gia đình có các điều kiện sinh hoạt chia theo 133 5 nhóm thu nhập Bảng 3.16: Độ bao phủ của vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội 136 phân theo các nhóm ngũ vị phân mở rộng năm 2010 Bảng 3.17 : Độ bao phủ của Chính sách về đất canh tác cho dân tộc 138 thiểu số phân theo các nhóm ngũ vị phân mở rộng năm 2010 Các biểu đồ Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ hộ gia đình không có đất hoặc không đƣợc giao đất 96 ở nông thôn Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi khu vực nông thôn 102 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế giai đoạn 2000 - 2012 104 Biểu đồ 3.4: Đóng góp của thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập 120 cao vào ngân sách nhà nƣớc Biểu đồ 3.5: Thu nhập trung bình hàng năm chia theo nhóm thu nhập 144 giai đoạn 2002 – 2012 Các hộp Hộp 3.1: 4 đối tƣợng ngƣời nghèo đƣợc hỗ trợ khám, chữa bệnh 103 Hộp 4.1: Kỹ năng nghề nghiệp trong bối cảnh mới của nền kinh tế 148 Hộp 4.2: Hệ thống bảo hiểm y tế của Việt Nam 162 Hộp 4.3: Các chƣơng trình tín dụng chính sách 166 Hộp 4.4: Một số dự án điển hình hỗ trợ ứng dung chuyển giao khoa 170 học – công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi Hộp 4.5 Thái độ đối với việc trốn thuế 174 Sơ đồ Sơ đồ 2.1 Khung phân tích chính sách phân phối vì ngƣời nghèo 44
- MỞ ĐẦU 1. Thuyết minh sự cần thiết của đề tài Nghèo đói là vấn đề luôn tồn tại trong bất kỳ xã hội nào, từ những nƣớc nghèo, có nền kinh tế lạc hậu cho đến những nƣớc có nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới. Từ khi đổi mới và tiến hành cải cách kinh tế vào năm 1986, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu phát triển về kinh tế - xã hội đầy ấn tƣợng. Sau gần 30 năm đổi mới, tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam đƣợc đánh giá là nhanh với tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt mức cao. Trung bình giai đoạn từ 1990 đến 2007, GDP của Việt Nam đạt 7,5%, giảm xuống 6,1% giai đoạn 2008 – 2011 và hơn 5% trong các năm 2012, 2013 do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Tăng trƣởng kinh tế ổn định đã thực sự trở thành một yếu tố quan trọng để đạt đƣợc một số mục tiêu xã hội nhƣ nâng cao mức sống của ngƣời dân, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo… Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo của Việt Nam hiện nay vẫn còn ở mức cao. Năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam là 9,8% % theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015 (chuẩn nghèo tính theo thu nhập bình quân 1 ngƣời/1 tháng của các hộ gia đình). Số lƣợng ngƣời nghèo tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn, chiếm 12,7%, trong đó vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi có tỷ lệ ngƣời nghèo cao nhất trong cả nƣớc (chiếm 21,9%). Thêm vào đó, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, miền, giữa các nhóm dân cƣ ngày càng tăng. Theo điều tra mới nhất của Tổng cục thống kê về mức sống dân cƣ năm 2012, trong khi thu nhập bình quân của ngƣời Việt Nam đạt 1.999.800 đồng/ngƣời/tháng thì nhóm nghèo nhất mỗi tháng một ngƣời chỉ thu nhập 511.600 đồng, còn thu nhập trung bình của nhóm giàu nhất lên tới trên 4.784.500 triệu đồng (Tổng cục Thống kê, 2014a, tr.201). Khoảng cách này 1
- đang giãn ra ngày càng rộng và không chỉ giữa đô thị và nông thôn, mà ngay trong các vùng quê, chênh lệch giàu nghèo cũng ngày càng lớn. Quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam một mặt đã đem lại nhiều cơ hội thay đổi chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời nghèo, song bên cạnh đó cũng đã gây ra những ảnh hƣởng không nhỏ đến ngƣời nghèo nhƣ tình trạng bị mất việc làm của một số lao động có trình độ thấp tại các vùng miền. Và tăng trƣởng kinh tế đi đôi với công bằng trong phân phối thu nhập nhằm đạt đƣợc các mục tiêu xã hội đã và đang là vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế của Việt Nam hiện nay. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục xác định mô hình phát triển của Việt Nam là phát triển kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, phân phối thu nhập ở nƣớc ta vừa phải tuân thủ các nguyên tắc của kinh tế thị trƣờng, vừa phải góp phần thực hiện định hƣớng XHCN; tăng trƣởng kinh tế phải kết hợp với thực hiện công bằng và giảm nghèo. Từ trƣớc cho tới nay, khi đề cập đến chính sách phân phối vì ngƣời nghèo và giảm bất bình đẳng giữa các tầng lớp dân cƣ, ngƣời ta thƣờng nhắc đến các chính sách phân phối lại nhƣ chính sách thuế, chính sách an sinh, phúc lợi xã hội… Những chính sách này rất quan trọng nhƣng chỉ có tác dụng giải quyết “phần ngọn” của vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng. Đây cũng là lý do làm cho tỷ lệ tái nghèo ở nƣớc ta còn cao. Nguyên nhân sâu xa hơn của vấn đề nghèo đói chính là sự phân phối không công bằng các nguồn lực đầu vào cho ngƣời nghèo nhƣ ngƣời nghèo không thể tiếp cận đƣợc các nguồn vốn, không có đất đai để canh tác, để phát triển sản xuất hay ngƣời nghèo hầu nhƣ không đƣợc đầu tƣ về giáo dục để cải thiện trí lực, không đƣợc đầu tƣ về y tế để cải thiện thể lực, không thể tiếp cận đƣợc với hệ thống thông tin hiện đại. Và ngƣời nghèo ngày càng nghèo hơn do ngày càng lạc hậu so với sự phát triển không ngừng của xã hội. Chính vì vậy, ngƣời nghèo là những đối 2
- tƣợng có năng lực thị trƣờng thấp. Chính sách phân phối vì ngƣời nghèo có vai trò hỗ trợ để chuyển hóa năng lực cho ngƣời nghèo, giúp họ có khả năng tham gia vào thị trƣờng lao động, là nơi mang lại thu nhập cho họ. Vì thế, việc nghiên cứu để hoàn thiện chính sách phân phối vì ngƣời nghèo ở Việt Nam vẫn mang tính cấp thiết, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: 2.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích, chỉ ra những ƣu nhƣợc điểm của chính sách phân phối vì ngƣời nghèo ở Việt Nam những năm qua; đƣa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách này trong thời gian tới để chính sách phân phối vì ngƣời nghèo thực sự là chính sách có vai trò lớn trong việc giảm nghèo bền vững ở Việt Nam. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: - Giải quyết vấn đề khoa học: Xây dựng khung khổ lý thuyết về chính sách phân phối vì ngƣời nghèo trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đại; làm rõ cơ chế tác động của chính sách phân phối tới thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực, cơ hội tham gia thị trƣờng lao động và phân phối công bằng kết quả của các hoạt động kinh tế cho ngƣời nghèo, vì lợi ích của ngƣời nghèo. - Giải quyết vấn đề thực tiễn: Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách phân phối vì ngƣời nghèo từ năm 2000 đến nay, trên cơ sở đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phân phối vì ngƣời nghèo trong bối cảnh mới ở Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài: Chính sách phân phối ở Việt Nam đã vì ngƣời nghèo hay chƣa? Việt Nam cần phải làm gì và làm nhƣ thế nào để chính sách phân phối thật sự là công cụ góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững ở Việt Nam hiện nay? 3
- 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu chính sách phân phối vì ngƣời nghèo ở Việt Nam với vai trò vừa là công cụ thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, vừa là phƣơng thức thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu chính sách phân phối vì ngƣời nghèo trên hai góc độ: nghiên cứu chính sách phân phối các cơ hội tiếp cận nguồn lực để phát triển và phân phối kết quả của các hoạt động kinh tế vì ngƣời nghèo nhằm giảm nghèo bền vững. Điều đó có nghĩa luận án giới hạn nghiên cứu chính sách phân phối lại các nguồn lực và không nghiên cứu phân phối nguồn lực lần đầu ở cấp vĩ mô. Trƣớc năm 2000, tỷ lệ ngƣời nghèo ở Việt Nam luôn ở mức cao, trên 30% song từ sau năm 2000 trở lại đây, tỷ lệ này đã giảm xuống nhanh chóng. Việc tỷ lệ ngƣời nghèo giảm xuống có phải là do tác động tích cực của các chính sách phân phối vì ngƣời nghèo hay không? Tác giả đã lựa chọn phạm vi nghiên cứu của luận án là từ năm 2000 trở lại đây để nhằm làm rõ điều này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Cách tiếp cận nghiên cứu đề tài Đề tài đƣợc tiếp cận dƣới góc độ kinh tế chính trị. Do tác động của các quy luật thị trƣờng, phân hóa giàu nghèo là tất yếu. Tình trạng nghèo đói gia tăng vừa ảnh hƣởng xấu đến đời sống của một bộ phận dân cƣ, vừa ảnh hƣởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy xóa đói giảm nghèo đƣợc đặt ra với mọi quốc gia. Nhà nƣớc sử dụng các công cụ, trong đó có chính sách phân phối để xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách phân phối vì ngƣời 4
- nghèo còn đƣợc nghiên cứu theo cách tiếp cận hệ thống, đặt trong mối quan hệ tổng thể với các chính sách khác. 4.2 Phương pháp sử dụng nghiên cứu Luận án sử dụng phƣơng pháp luận nghiên cứu truyền thống của kinh tế chính trị là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trên cơ sở đó, luận án sử dụng các phƣơng pháp cụ thể sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để nghiên cứu chƣơng 1, chƣơng 2, chƣơng 3 và chƣơng 4 của luận án. Ở chƣơng 1, tác giả dùng phƣơng pháp phân tích để làm rõ những nghiên cứu về vấn đề phân phối và giảm nghèo của các tác giả trong và ngoài nƣớc, những vấn đề mà các tác giả đã đƣa ra và dùng phƣơng pháp tổng hợp để khái quát lại những kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc của họ và tìm ra những điểm cần phải tiếp tục nghiên cứu. Ở chƣơng 2, tác giả dùng phƣơng pháp phân tích để nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách phân phối vì ngƣời nghèo, phân tích việc thực hiện chính sách này ở một số nƣớc và tổng hợp để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Chƣơng 3 đƣợc tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích để đánh giá những thành công và hạn chế của các chính sách phân phối vì ngƣời nghèo ở Việt Nam, tổng hợp rút ra nhận xét cho việc hoàn thiện chính sách ở chƣơng 4. Chƣơng 4 đƣợc bắt đầu bằng việc phân tích bối cảnh mới tác động nhƣ thế nào đến chính sách phân phối vì ngƣời nghèo của Việt Nam sau đó đƣợc tổng hợp lại cùng cơ sở lý luận ở chƣơng 2 và những vấn đề của chƣơng 3 để đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách phân phối vì ngƣời nghèo. Phương pháp logic – lịch sử 5
- Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để xây dựng khung khổ lý thuyết về chính sách phân phối vì ngƣời nghèo ở chƣơng 2, phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng để làm rõ những mối quan hệ bên trong của các khái niệm, phạm trù liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp này còn dùng để kết nối chƣơng 2 với các chƣơng còn lại. Những phân tích thực trạng chính sách ở chƣơng 3 và đề xuất các quan điểm định hƣớng và giải pháp ở chƣơng 4 đƣợc dựa trên khung khổ lý thuyết ở chƣơng 2. Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng phổ biến ở chƣơng 3. Tình hình số liệu thực tế ở chƣơng 3 vừa là căn cứ để đánh giá chính sách phân phối vì ngƣời nghèo ở Việt Nam những năm qua, vừa để kiểm chứng cơ sở lý luận ở chƣơng 2 và những công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài ở chƣơng 1. Phƣơng pháp lịch sử luôn đƣợc kết hợp với phƣơng pháp lôgic bằng việc sử dụng khung lý luận ở chƣơng 2 để phân tích thực trạng. Phương pháp thống kê – so sánh Là phƣơng pháp đƣợc sử dụng ở chƣơng 3. Bằng việc thống kê các số liệu nghiên cứu, tác giả tiến hành so sánh để đánh giá mức độ tăng, giảm của các yếu tố nhƣ tỷ lệ nghèo, thu nhập bình quân đầu ngƣời, tỷ lệ tiếp cận vốn và tín dụng, đất đai của ngƣời nghèo. Trên cơ sở đó đánh giá mức độ ảnh hƣởng của chính sách phân phối đến ngƣời nghèo ở Việt Nam. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học đƣợc tác giả sử dụng để loại bỏ những yếu tố, những quan hệ không bản chất để tập trung vào những yếu tố và quan hệ bản chất liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong toàn bộ luận án. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các số liệu thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê, các số liệu đã công bố của Ngân hàng thế giới để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài luận án. 6
- 5. Những điểm phát triển mới của đề tài: - Về lý luận: Luận án bổ sung và hoàn thiện khung lý thuyết về chính sách phân phối vì ngƣời nghèo. Chính sách phân phối vì ngƣời nghèo còn đƣợc nghiên cứu dƣới một góc nhìn mới, không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu phân phối kết quả đầu ra của các hoạt động kinh tế mà còn nghiên cứu mức độ công bằng và bình đẳng của việc phân phối các nguồn lực đầu vào nhằm tăng năng lực và cơ hội tiếp cận thị trƣờng cho ngƣời nghèo. Đây chính là nguyên nhân cơ bản, tác động gián tiếp đến công bằng trong phân phối đầu ra. - Về thực tiễn: + Phân tích thực trạng của chính sách phân phối vì ngƣời nghèo theo hai hƣớng: phân bổ các nguồn lực, các cơ hội tiếp cận các nguồn lực đối với ngƣời nghèo và phân phối kết quả đầu ra của các hoạt động kinh tế, đồng thời làm rõ tác động của chính sách này đến việc giảm tình trạng nghèo ở Việt Nam. + Đánh giá những thành công và hạn chế của chính sách phân phối vì ngƣời nghèo ở Việt Nam. + Đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách phân phối vì ngƣời nghèo trong bối cảnh mới của Việt Nam. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu về chính sách phân phối và giảm nghèo. Chƣơng 2: Chính sách phân phối vì ngƣời nghèo: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế. Chƣơng 3: Thực trạng chính sách phân phối vì ngƣời nghèo ở Việt Nam. Chƣơng 4: Quan điểm định hƣớng và giải pháp hoàn thiện chính sách phân phối vì ngƣời nghèo ở Việt Nam. 7
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI VÌ NGƢỜI NGHÈO 1.1 Nghiên cứu về chính sách phân phối Những nghiên cứu lý thuyết của các tác giả nƣớc ngoài cho thấy, chính sách phân phối đƣợc nghiên cứu tập trung chủ yếu ở phân phối thu nhập đầu ra của các hoạt động kinh tế. Các lý thuyết này đã đƣợc nhiều nhà kinh tế học trên thế giới nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện trong hơn 250 năm qua, từ Francois Quesnay (1694 - 1774), Adam Smith (1723-1790) tới Karl Marx (1818-1883), John Maynard Keynes (1883-1946) và Pual Antony Samuelson… Khái niệm phân phối lần đầu tiên có mặt trong lý thuyết kinh tế của Francois Quesnay và một số nhà kinh tế trọng nông Pháp từ những năm 1750 nhƣng những vấn đề lý luận về phân phối thu nhập chỉ thực sự xuất hiện sau công trình Wealth of Nations (1776) của Adam Smith và đƣợc hệ thống thành một lý thuyết phân phối thu nhập với David Ricardo (1817). Từ đó đến nay, lý thuyết phân phối thu nhập đã không ngừng phát triển với sự đóng góp, bổ sung, hoàn thiện của các học giả, các nhà kinh tế trên thế giới. Nhìn chung, lý thuyết phân phối thu nhập bao gồm: giải thích bản chất của phân phối thu nhập, các yếu tố tác động đến quá trình phân phối thu nhập, phân tích các vấn đề nảy sinh từ kết quả của phân phối thu nhập nhƣ bất bình đẳng kinh tế, nghèo đói, sự can thiệp của nhà nƣớc… Lý luận về phân phối thu nhập có liên quan đến cơ chế vận động của các chủ thể tham gia thị trƣờng, đồng thời nó gắn chặt với quan điểm giải quyết vấn đề công bằng xã hội. Về nghiên cứu thực tiễn, phân phối thu nhập đƣợc các tác giả nƣớc ngoài nghiên cứu gắn liền với một số vấn đề nhƣ tăng trƣởng kinh tế, bất bình 8
- đẳng thu thập, trong mối quan hệ với các chính sách kinh tế khác hay liên quan đến giảm nghèo. Có thể nói đến một số công trình sau: Phân phối thu nhập trong mối quan hệ với tăng trƣởng kinh tế đã đƣợc đƣa ra qua cuốn sách“Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập”. Đây là cuốn sách tập hợp các bài viết trao đổi kinh nghiệm của các quốc gia tại hội nghị quốc tế diễn ra tại Philipin vào tháng 11/1989 trong việc tìm những biện pháp thích hợp giải quyết mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và phân phối thu nhập. Cuốn sách này đã đƣợc Viện Châu Á và Thái Bình Dƣơng biên dịch vào năm 1993 do NXB Khoa học xã hội ấn hành. Các bài viết trong cuốn sách đã đề cập đến các vấn đề ở các nƣớc trong khu vực nhƣ các quan niệm khác nhau về tăng trƣởng kinh tế và phân phối thu nhập, vai trò của chính phủ và của các tổ chức phi chính phủ trong việc khắc phục tình trạng nghèo khổ và tạo công ăn việc làm, các biện pháp tăng trƣởng kinh tế và phân phối thu nhập công bằng. Phân phối thu nhập liên quan đến bất bình đẳng thu nhập đã đƣợc đề cập qua một số công trình nghiên cứu nhƣ: “Chính sách thuế và bất bình đẳng thu nhập ở Mỹ giai đoạn 1979 – 2009: Một cách tiếp cận phân tích”. Đây là công trình nghiên cứu của các tác giả Olivier Bargain (UC Dublin), Mathias Dolls (University of Cologne), Herwig Immervoll (OECD), Dirk Neumann (University of Cologne), Andreas Peichl (University of Cologne), Nico Pestel (University of Cologne), Sebastian Siegloch (University of Cologne) đƣợc ban hành năm 2011, trong đó đề cập đến việc cải cách hệ thống thuế thu nhập của Mỹ để giải quyết vấn đề bất bình đẳng thông qua việc cung cấp phƣơng pháp phân tích mới và qua đó các tác giả tìm ra đƣợc cơ chế giải quyết hiệu quả làm thay đổi thu nhập trƣớc thuế từ những ảnh hƣởng trực tiếp của việc cải cách chính sách. “Phân phối thu nhập của Nhật Bản: Viễn cảnh lịch sử và một số gợi ý” của Giáo sƣ Royshin Minami (trƣờng Đại học Hitotstubashi) đăng trên 9
- Japanese Labor Review số 5 năm 2008. Bài viết phân tích mức độ bất bình đẳng thu nhập trong các thời kỳ khác nhau ở Nhật Bản, trƣớc chiến tranh và sau chiến tranh. Bài viết cũng cho thấy bất bình đẳng phân phối thu nhập ở Nhật Bản tăng nhanh từ những năm 1980 với một nền kinh tế tăng trƣởng ổn định ở mức thấp, những tác động về mặt kinh tế, những yếu tố về chính trị xã hội có ảnh hƣởng lớn đến phân phối thu nhập ở Nhật Bản. Chính sách phân phối thu nhập trong mối quan hệ với các chính sách kinh tế đƣợc đề cập qua bài nghiên cứu: “Chính sách phân phối thu nhập ở Hà Lan: một sự dịch chuyển dạng thức” của các tác giả Van de Hork, M.Peter của Trƣờng Đại học Rotterdam, Hà Lan năm 1999. Bài viết nghiên cứu những vấn đề chính trong chính sách thu nhập của Hà Lan và đƣa ra những gợi ý từ việc phân tích ảnh hƣởng của chính sách này. Bài viết cho thấy chính sách phân phối thu nhập chịu ảnh hƣởng rất lớn từ các chính sách kinh tế. Các tác giả cũng đã chỉ ra rằng, sự thay đổi khung lý thuyết tạo nên chính sách đã ảnh hƣởng sâu sắc đến chính sách của chính phủ. Chính phủ đã thay đổi từ việc can thiệp trực tiếp đến việc định hƣớng để các công cụ chính sách tác động đến việc phân phối thu nhập. Bài viết này cũng cho thấy, các công cụ của chính sách thuế đƣợc chấp nhận vào những năm 1990 nhƣng ảnh hƣởng của nó đến phân phối thu nhập là không rõ nét. Những nghiên cứu trong nƣớc về phân phối nói chung có thể kể đến các công trình sau: “Phân phố i thu nhập trong nề n kinh tế thi ̣ trường : Lý luận, thực tiễn , vận dụng ở Viê ̣t Nam” của TS. Mai Ngo ̣c Cƣờng và Đỗ Đƣ́c Bình (Trung tâm Kinh tế Châu Á - Thái bình Dƣơng ) đã nghiên cƣ́u nhƣ̃ng vấ n đề chung về phân phố i thu nhâ ̣p trong nề n kinh tế thi ̣trƣờng và phân phố i thu nhâ ̣p ở Viê ̣t Nam. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ dƣ̀ng la ̣i ở viê ̣c nghiên cƣ́u nhƣ̃ng vấ n đề về tiề n lƣơng, lơ ̣i nhuâ ̣n và điạ tô ở Viê ̣t Nam nhƣ̃ng năm đầ u đổ i mới (1989 - 1993). 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 185 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn