Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện gia viễn tỉnh Ninh Bình
lượt xem 6
download
Luận văn nhằm làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của công cuộc giảm xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững; đánh giá thực trạng nghèo đói và xoá đói giảm nghèo ở nước ta, từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần giảm nghèo theo hướng bền vững ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện gia viễn tỉnh Ninh Bình
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ____________________________ LƢU THỊ HUYỀN GIẢM NGHÈO THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI – 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ____________________________ LƢU THỊ HUYỀN GIẢM NGHÈO THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH Chuyên ngành : KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số : 60.31.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. PHAN HUY ĐƢỜNG HÀ NỘI – 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, tài liệu tham khảo được trích dẫn đảm bảo tính chính xác, tin vậy và trung thực. NGƢỜI CAM ĐOAN LƢU THỊ HUYỀN
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .........................................................4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................9 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .........................................................9 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.........................................................10 7. Kết cấu của luận văn .........................................................................................11 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ................................................................................12 1.1. Quan niệm về nghèo và giảm nghèo theo hướng bền vững ..........................12 1.1.1. Quan niệm về nghèo ...............................................................................12 1.1.2. Nguyên nhân nghèo ................................................................................16 1.2. Giảm nghèo theo hướng bền vững .................................................................20 1.2.1.Quan niệm, nội dung giảm nghèo theo hướng bền vững ........................20 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững trong giảm nghèo ....................25 1.3. Kinh nghiệm giảm nghèo theo hướng bền vững tại một số địa phương và bài học cho huyện Gia Viễn .............................................................................26 1.3.1. Kinh nghiệm giảm nghèo theo hướng bền vững tại một số địa phương trong nước ...........................................................................................26 1.3.2. Một số bài học rút ra cho huyện Gia Viễn .............................................34 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH ................................36 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới giảm nghèo theo hướng bền vững ở huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình ......................................36 2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình ..............................36 2.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội ........................................................41 2.1.3. Thực tiễn xóa đói, giảm nghèo tại tỉnh Ninh Bình thời gian qua ...........46 2.2. Đánh giá thực trạng giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn từ năm 2007 đến nay ..................................................................52 2.2.1. Những thành tựu đạt được ......................................................................52
- 2.2.2. Những hạn chế trong việc thực hiện giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn ....................................................................68 2.2.3. Những vấn đề đặt ra trong công tác giảm nghèo theo hướng bền vững ..................................................................................................................69 Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH ....................................................74 3.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước, tỉnh Ninh Bình ảnh hưởng đến giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình .........74 3.1.1. Bối cảnh Quốc tế ....................................................................................74 3.1.2. Bối cảnh trong nước ...............................................................................76 3.1.3. Bối cảnh tỉnh Ninh Bình .........................................................................82 3.2. Quan điểm cơ bản về giảm nghèo theo hướng bền vững ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình .............................................................................................89 3.2.1 Những quan điểm chung..........................................................................89 3.2.2. Định hướng cụ thể ..................................................................................92 3.3. Một số giải pháp đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình .......................................................93 3.3.1. Những giải pháp kinh tế .........................................................................93 3.3.2. Những giải pháp về xã hội ......................................................................98 3.3.3. Giải pháp về thể chế .............................................................................103 3.3.4. Các giải pháp cụ thể giảm nghèo trên địa bàn huyện ...........................106 KẾT LUẬN ............................................................................................................114 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................115
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu Ý nghĩa ASEAN Tổ chức các nước khu vực Đông Nam á BHYT Bảo hiểm y tế CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa ĐBKK Đặc biệt khó khăn UBND Ủy ban nhân dân MTTQ Mặt trận tổ quốc NTM Nông thôn mới NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội NQ Nghị quyết HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã HU Huyện ủy KHKT Khoa học kỹ thuật FAO Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc TU Tỉnh ủy TNHH Trách nhiệm hữu hạn TWMTTQ Trung ương Mặt trận Tổ quốc TTCN Tiểu thủ công nghiệp TBXH Thương binh xã hội XKLĐ Xuất khẩu lao động XHCN Xã hội chủ nghĩa XĐGN Xóa đói giảm nghèo
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu. Nó không chỉ là một thực tế đang diễn ra ở nước ta mà còn là một tồn tại phổ biến trên toàn thế giới và khu vực. Ngay cả những nước phát triển cao, vẫn còn một bộ phận dân cư sống dưới mức nghèo khổ. So với năm 2008, số người nghèo năm 2009 đã tăng lên trên 100 triệu người nghèo khổ. Thủ phạm chính của tình trạng này là cuộc khủng hoảng lương thực kết hợp với suy thoái kinh tế toàn cầu. Các nước thành viên của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) đã cam kết đến năm 2015, giảm một nửa số người bị đói trên thế giới. Nhưng từ đó đến nay, số người bị đói trên Thế giới đã tăng từ 850 triệu người lên gần một tỷ người và cứ 6 giây có một đứa trẻ bị chết đói. Theo bản báo cáo của FAO, từ nay đến năm 2050, sản xuất nông nghiệp phải tăng 70% mới có đủ lương thực để nuôi 9 tỷ người trên thế giới. Theo Ngân hàng Thế giới, giá lương thực lên cao làm tăng ngay số người nghèo đói lên và sự giảm sút về thu nhập trên toàn cầu cũng là một nguyên nhân làm cho tình trạng nghèo đói tồi tệ hơn. Điều trớ trêu là hầu hết những người nghèo đói trên Thế giới lại là nông dân, những người sản xuất ra lương thực. Thực tế hơn 60% người dân Châu Phi làm việc ở nông thôn, trồng trọt và chăn nuôi súc vật, chỉ kiếm được chưa đầy 1 USD/ngày. Năng suất các vụ mùa của họ chỉ bằng 20% năng suất các vụ mùa ở Châu Âu và Mỹ, bởi vì họ không tiếp cận được với tất cả những điều kiện cần thiết để tăng sản lượng như giống, phân bón, nước, điện, kỹ thuật và khả năng tiếp cận thị trường. Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường trong sản xuất nông nghiệp thực hiện giao khoán đến hộ đã nhảy vọt từ nước đang thiếu lương thực vươn lên thành nước xuất khẩu gạo, và giữ vị trí trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất Thế giới từ đó đến nay, an ninh lương thực đã vững vàng. Tuy nhiên, đến 1
- nay vẫn còn tỷ lệ đói nghèo (bao gồm cả thiếu lương thực) mà đa số phân bố ở các xã thuộc chương trình 135 (xã nghèo). Đầu thập niên 1990, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ đói nghèo đã được nhận rõ, mà trước hết là số liệu trẻ em suy dinh dưỡng đã ở mức báo động (gần 50%). Ngay từ đầu năm 1991, vấn đề xóa đói giảm nghèo đã đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu và triển khai thành phong trào xóa đói giảm nghèo. Hiện nay, theo chuẩn nghèo quốc gia thì tỷ lệ hộ nghèo toàn quốc đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 14,8% năm 2007; theo chuẩn quốc tế thì từ 58% năm 1993 xuống còn 24% vào năm 2004, năm 2008 là 13,4% và còn 12,3% vào năm 2009. Việt Nam đã sớm đạt mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, nước ta cũng còn rất nhiều huyện, xã chưa được giải quyết tận gốc vấn đề nghèo đói. Những kết quả đạt được chưa mang tính bền vững bởi vì thu nhập của người dân hầu hết đều xoay quanh ở mức cận nghèo. Do vậy rất dễ rơi vào tình trạng tái nghèo khi gặp những tác động không thuận lợi đến sản xuất và đời sống của họ. Đặc biệt đối với hộ nông dân miền núi, nơi có những khó khăn về mặt địa hình, kinh tế xã hội, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, trình độ sản xuất hàng hóa và tiếp cận thị trường còn hạn chế. Để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nước ta từ nay đến năm 2020 cơ bản thành một nước công nghiệp thì vấn đề xóa đói giảm nghèo cần được ưu tiên thực hiện hàng đầu. Huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và có nhiều giải pháp tích cực nhằm xoá đói, giảm nghèo; đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và mọi nguồn lực cho công tác xoá đói, giảm nghèo đã đạt được kết quả quan trọng. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân ở các xã nghèo, được đầu tư 2
- xây dựng. Việc thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi, hỗ trợ hộ nghèo, vùng nghèo; chính sách hỗ trợ xây dựng, sửa chữa và xoá nhà tranh tre, vách đất cho các hộ nghèo, hộ chính sách…đã tạo điều kiện và góp phần để các hộ dân của các xã vùng khó khăn vươn lên giảm nghèo. Đến nay, toàn huyện không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Nhiều hộ gia đình, nhiều thôn, xóm, xã, thị trấn đã vươn lên thoát nghèo thành những điển hình về xóa đói, giảm nghèo ngày càng được nhân rộng. Tuy nhiên, công tác xoá đói giảm nghèo vẫn còn những tồn tại, hạn chế: Tỷ lệ hộ nghèo còn cao và không đồng đều giữa các địa phương. Một số hộ thoát nghèo chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn tiềm ẩn. Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của các xã nghèo còn thiếu và khó khăn. Nguồn lực huy động cho công tác xoá đói giảm nghèo chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với chương trình giảm nghèo còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân đối với công tác XĐGN chưa được quan tâm đúng mức, một bộ phận người dân chưa ý thức rõ trách nhiệm của mình để phấn đấu vươn lên tự thoát nghèo, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Nhiều mô hình, cách làm hay về giảm nghèo có hiệu quả chưa được kịp thời tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm. Xóa đói giảm nghèo cũng như chữa bệnh, điều cốt lõi là phải tìm ra được đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo? Trong đó nguyên nhân nào là nguyên nhân chính? Từ đó đề ra được những giải pháp đúng đắn nhất, hiệu quả nhất nhằm giúp người dân xóa nghèo bền vững. Do vậy giảm nghèo bền vững của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình là một yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi địa phương cũng như tỉnh, Trung ương phải sớm tìm ra những giải pháp hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập tiến tới “thoát nghèo” bền vững. Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết trên, đề tài: “Giảm nghèo theo hƣớng bền vững trên địa bàn huyện Gia 3
- Viễn, tỉnh Ninh Bình” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế Chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam là vấn đề được Đảng và nhà nước các cấp các ngành cũng như nhiều cơ quan nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình khoa học đề tài nghiên cứu các bài viết liên quan về xóa đói giảm nghèo được công bố như Từ khi chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo được Chính phủ phê duyệt, công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã trải qua ba giai đoạn: 1993 – 1997, 1998 - 2000, 2001- 2005 và 2006- 2010, 2011 - 2015 với những thành công nhất định, tỷ lệ hộ đói nghèo của cả nước giảm xuống còn 13% năm 2000, 7% năm 2005 với chuẩn nghèo tương ứng. Từ 2006 đến nay với việc thực hiện nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo như chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006 - 2010, Chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính phủ…đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ trong công tác xóa đói giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao; đã nâng cao đáng kể đời sống nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác xóa đói giảm nghèo nói chung, đề ra các cơ chế, chính sách cũng như tổ chức thực hiện các chương trình giảm nghèo. Công trình nghiên cứu của Lê Thị Nghệ năm 1995 với đề tài “Những giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của hộ nông dân nghèo vùng bằng Sông Hồng” đã đưa ra những giải pháp giảm nghèo ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Đến năm 1996, công trình nghiên cứu của Vũ Thị Biểu với đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động để góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam” đã đưa ra những đề xuất giảm nghèo thông qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. 4
- Trần Thị Hằng (2001), vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, nhà xuất bản thống kê Hà Nội. Thế giới bước sang thế kỷ XXI với một nền văn minh rực rỡ nhưng cũng ngổn ngang những vấn đề gay gắt mang tính toàn cầu, nó chứa đựng trong mình cả niềm vui và nỗi bất hạnh, cả nụ cười và nước mắt, nỗi đau nhân loại là nghèo đói vẫn còn trầm trọng trên một phạm vi vô cùng rộng lớn, nghèo đói vẫn luôn là nỗi bất hạnh của loài người diễn ra trên các châu lục với những mức độ khác nhau, đặc biệt là ở các nước lạc hậu, chậm phát triển, nghèo đói đang là một vấn đề nhức nhối, một thách thức đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Vậy giải quyết vấn đề giảm nghèo như thế nào ở Việt Nam hiện nay? Liệu có phải là cách chia đều “Cái bánh của xã hội” để rốt cuộc làm cho cái bánh đó được tái sản xuất nhỏ hơn? Tác giả cuốn sách này làm rõ thêm vấn đề giảm nghèo đang là vấn đề cấp bách ở Việt Nam hiện nay. Hà Quế Lâm (2002), xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. Qua hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đời sống vật chất tinh thần của đại bộ phận nhân dân được cải thiện tăng lên rõ rệt. Tuy vậy còn những nơi vùng sâu vùng xa còn khó khăn. Vì vậy đối với Đảng và nhà nước ta xóa đói giảm nghèo là một trong những chủ trương quyết sách lớn và quan trọng. Cuốn sách là một tài liệu bổ ích cho các cơ quan và các nhà hoạch định chính sách, cán bộ công chức đang thực thi chính sách kinh tế xã hội. Đức Quyết (2002), “Một số chính sách quốc gia về việc làm và xóa đói giảm nghèo”, Nxb Lao động, Hà Nội. Trong cuốn sách này tác giả đã hệ thống hóa giúp người đọc, nghiên cứu các chính sách về việc làm và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. 5
- Năm 2002, Nguyễn Trung Tăng đã nghiên cứu với đề tài “Tín dụng cho người nghèo các quỹ xóa đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay”, tác giả đã đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng cho nông dân nghèo. Shanks, Edwin, và Carrie Turk vào năm 2002 đã nghiên cứu với đề tài "Policy Recommendations from the Poor", tổng hợp các kết quả điều tra, báo cáo khoa học chuẩn bị cho nhóm hành động chống nghèo đói, đưa ra các khuyến nghị chính sách ban đầu cho việc xây dựng chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (CPRGS) của Việt Nam. Vũ Minh Cường (2003), “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Giang” luận văn tốt nghiệp cử nhân chính trị học, học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Vũ Cương (2005), “Chính sách đất đai cho tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo”, Nxb, Văn hóa thông tin Hà Nội. Trong cuốn sách này tác giả đã khẳng định chính sách đất đai có tầm quan trọng thiết yếu đối với tăng trưởng bền vững, giá trị qua hiệu quả phúc lợi và mở ra các cơ hội kinh tế cho người dân ở nông thôn và thành thị đặc biệt là cho người nghèo. Ngày nay rất nhiều nước trên thế giới ngày càng quan tâm đến chính sách đất đai và những kinh nghiệm của các nước thành công trong lĩnh vực này. Ngân hàng thế gới đã cho xuất bản cuốn sách “Chính sách đất đai cho tăng trưởng và xóa đối giảm nghèo”. Cuốn sách này nhằm giúp cho các cấp các ngành cũng như những người quan tâm nghiên cứu. Đây là tài liệu bổ ích cho việc vận dụng vào giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách đất đai nông nghiệp nông thôn và giảm nghèo ở nước ta hiện nay. Hoàng Thị Hiền (2005), “Xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc ít người ở tỉnh Hòa Bình - Thực trạng và giải pháp” Luận văn thạc sỹ kinh tế, học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 6
- Năm 2006, Ngô Xuân Quyết nghiên cứu với đề tài “Một số giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo ở vùng Tây bắc giai đoạn 2006 - 2010” đã đưa ra những giải pháp XĐGN ở khu vực vùng núi Tây Bắc. Phạm Gia Khiêm (2006), “Nhận diện đói nghèo theo tiêu chí mới ở Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và phát triển, số 111, trang 8 - 12. Năm 2007, Trung tâm thông tin và dự báo quốc gia - Bộ kế hoạch và đầu tư đã xuất bản cuốn sách: “Tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam- Thành tựu thách thức và giải pháp”, đói nghèo, thành tựu công cuộc xóa đói giảm nghèo và đưa ra những giải pháp cụ thể để đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Thái Văn Hoạt (2007), “Giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn hiện nay” Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Thủ tướng Chính Phủ (2008), Chỉ thị số 04/2008/Ct-TTg ngày 25/01/2008 về tăng cường chỉ đạo các chương trình giảm nghèo, Hà Nội . Nguyễn Thị Hoa (2011), “Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam đến năm 2015”, Nxb Thông tin và truyền thông Hà Nội giúp người đọc hệ thống những chính sách giảm nghèo hiện đang áp dụng ở Việt Nam trong đó tập trung vào 4 chính sách chủ yếu, chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo; Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng xã nghèo; Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo; và chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo. Ngoài việc phân tích, đánh giá và phản ánh thực trạng thực hiện các chính sách, các tác giả còn đưa ra những phương hướng nhằm hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu, bài báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu khác liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của XĐGN. Cho đến nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề xóa đói, giảm nghèo. Các công trình này đều nghiên cứu hoặc một phạm vi 7
- rất rộng hoặc đi vào nghiên cứu một lĩnh vực rất cụ thể của đói nghèo hay nghiên cứu đưa ra giải pháp mang tính đặc thù ở một vùng kinh tế hoặc tại một địa phương. Bên cạnh những thành tựu đạt được, các nghiên cứu về giảm nghèo đã phân tích sâu về những tồn tại hạn chế trong lĩnh vực giảm nghèo ở Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay các nghiên cứu có xu hướng nhấn mạnh tới tính bền vững của kết quả giảm nghèo trước các thách thức mới của nền kinh tế. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể về công cuộc giảm nghèo trên cơ sở đề xuất những giải pháp mang tính bền vững cao và định hướng chúng phục vụ những định hướng xuyên suốt, lâu dài phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từ nay đến năm 2020. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của công cuộc giảm xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững; đánh giá thực trạng nghèo đói và xoá đói giảm nghèo ở nước ta, từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần giảm nghèo theo hướng bền vững ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghèo đói và xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình; - Nghiên cứu về thực trạng nghèo đói và thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình từ năm 2007 đến nay, từ đó đánh giá những thành công và những mặt còn tồn tại trong quá trình thực hiện các chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. - Nghiên cứu những quan điểm cơ bản của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình về công tác giảm nghèo và đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả 8
- công tác xoá đói giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về việc giảm nghèo theo hướng bền vững ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. * Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Luận văn nghiên cứu về vấn đề xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững từ năm 2007 đến nay. Về không gian: Luận văn đi sâu nghiên cứu về vấn đề XĐGN theo hướng bền vững tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình và của đất nước. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp của kinh tế học hiện đại để nghiên cứu. Phương pháp luận này đòi hỏi phải xem xét vấn đề XĐGN một cách khách quan, theo các quy luật; chịu sự tác động của nhiều nhân tố: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... không ngừng vận động, biến đổi. Đồng thời luận văn được nghiên cứu trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước ta qua các thời kỳ có liên quan đến vấn đề XĐGN, trọng tâm là XĐGN theo hướng bền vững trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN trong đó tập trung vào vấn đề giảm nghèo theo hướng bền vững tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình; chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Gia Viễn về XĐGN. * Phương pháp nghiên cứu Tác giả kế thừa các công trình đã nghiên cứu để hệ thống hóa lý luận về 9
- xóa đói giảm nghèo khái quát thực tiễn xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được cụ thể bằng một loạt các phương pháp nghiên cứu sau đây: trừu tượng hoá khoa học; phân tích và tổng hợp; logic và lịch sử; thống kê… Phương pháp lô gích được sử dụng để xây dựng khuôn khổ lý thuyết về xoá đói giảm nghèo theo hướng bền vững. Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về xoá đói giảm nghèo theo hướng bền vững. Sử dụng kết hợp phương pháp logic và phương pháp lịch sử được thể hiện tập trung nhất ở chương 1. Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ đề tài. Ở chương 2, để làm rõ thực trạng xoá đói giảm nghèo tại huyện Gia Viễn- tỉnh Ninh Bình trong những năm qua, một số phương pháp nghiên cứu khác được sử dụng: thống kê, phân tích định lượng... Ở chương 3, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu. Đồng thời một số phương pháp khác được sử dụng: lôgic, so sánh, khái quát hóa… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về giảm nghèo, giảm nghèo theo hướng bền vững. - Phân tích, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện công tác giảm nghèo theo hướng bền vững của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình từ năm 2007 đến nay và tầm nhìn đến năm 2020 rút ra những thành tựu đạt được, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp để công tác giảm nghèo trong thời gian tới ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình đạt hiệu quả cao và đảm bảo mục tiêu giảm nghèo theo hướng bền vững. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững của Việt Nam và sử dụng làm tài liệu tham khảo cho một số cơ quan, ban, 10
- ngành của huyện để tăng cường hiệu quả công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Các giải pháp đề xuất sẽ có giá trị tham khảo cho công tác lãnh đạo của huyện trong việc chỉ đạo triển khai công tác XĐGN theo hướng bền vững tại huyện Gia Viễn, góp phần thực hiện thành công chủ trương xây dựng nông thôn mới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo theo hướng bền vững. Chƣơng 2: Thực trạng giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Chƣơng 3: Quan điểm định hướng và giải pháp đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. 11
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO THEO HƢỚNG BỀN VỮNG 1.1. Quan niệm về nghèo và giảm nghèo theo hƣớng bền vững 1.1.1. Quan niệm về nghèo Hộ nghèo là những hộ có thu nhập bình quân đầu người trong hộ dưới ngưỡng đói nghèo. Chuẩn nghèo ở Việt nam từ trước tới nay, dù là chuẩn chính thức hay chuẩn nghèo dùng để theo dõi, đánh giá cũng đều thuộc nhóm chuẩn nghèo dựa trên các yếu tố về kinh tế. Chuẩn nghèo ở Việt Nam hiện tại được coi là thấp, đặc biệt là chuẩn nghèo chính thức cho dù chuẩn nghèo đã được thay đổi qua các thời kỳ. Chuẩn nghèo không có khả năng phân loại các nhóm nghèo. Những người được xác định dưới ngưỡng nghèo đều được coi là nghèo, tuy nhiên tình trạng nghèo rất khác nhau, có những nhóm rất sát ngưỡng nghèo nhưng cũng có nhóm lại ở rất xa ngưỡng nghèo. Chuẩn nghèo thấp khiến cho việc rà soát đánh giá các hộ nghèo hàng năm gặp nhiều khó khăn khi giảm nghèo có hạn và người nghèo lại càng nhận được hỗ trợ hơn từ chính sách. Việc bình xét qua các nghiên cứu thường nảy sinh từ một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới sai lệch kết quả rà soát như tính cào bằng trong cộng đồng, yếu tố dòng họ người quen yếu tố quan hệ xã hội người được bình xét. Theo Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005 được quy định cho mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho từng vùng như sau: + Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/ tháng. + Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng. + Vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng. 12
- Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới mức quy định nêu trên được xác nhận là hộ nghèo. Chuẩn nghèo thay đổi theo thời gian chứ không cố định. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế- xã hội, địa phương nào có đủ điều kiện sau đây có thể nâng chuẩn nghèo lên để phù hợp với thực tế của địa phương đó: + Thu nhập bình quân đầu người cao hơn thu nhập bình quân của cả nước. + Có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo trung bình của cả nước. + Tự cân đối được ngân sách và tự giải quyết được các chính sách đói nghèo theo chuẩn nâng lên. - Xã nghèo: Theo Quyết định số 587/2002/QĐ-LĐTBXH ngày 22/05/2002 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tiêu chí xã nghèo giai đoạn 2001-2005, quy định: + Tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên. + Chưa đủ 3 trong 6 hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu (bao gồm đường giao thông, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, nước sạch, chợ). Cụ thể là: Dưới 30% số hộ sử dụng nước sạch. Dưới 50% số hộ sử dụng điện sinh hoạt. Chưa có đường ô tô đến trung tâm xã hoặc ô tô không đi lại được cả năm. Số phòng học (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) chỉ đáp ứng được dưới 70% nhu cầu của học sinh hoặc phòng học tạm bợ bằng tranh tre, nứa, lá. Chưa có trạm y tế xã hoặc có nhưng là nhà tạm. Chưa có chợ hoặc chợ tạm bợ. - Hộ vượt nghèo hay hộ thoát nghèo: Là những hộ mà sau một quá trình thực hiện chương trình XĐGN cuộc sống đã khá lên và mức thu nhập đã ở trên chuẩn mực nghèo đói. Hiện nay, ở một số địa phương có sử dụng 13
- khái niệm hộ thoát (hoặc vượt) đói và hộ thoát nghèo. Hộ thoát nghèo đương nhiên không còn là hộ đói nghèo nữa. Trong khi đó, hộ thoát nghèo đói có thể đồng thời thoát hẳn nghèo (ở trên chuẩn nghèo), nhưng đa số trường hợp thoát đói (rất nghèo) nhưng vẫn ở trong tình trạng nghèo. - Số hộ nghèo giảm hay tăng trong một khoảng thời gian: Là hiệu số giữa tổng số hộ nghèo ở thời điểm đầu và cuối. Như vậy, giảm số hộ đói nghèo khác với khái niệm số hộ vượt nghèo và thoát nghèo. Số hộ thoát nghèo là số hộ ở đầu kỳ nhưng đến cuối kỳ vượt ra khỏi ngưỡng nghèo. Trong khi đó, số hộ nghèo giảm đi trong kỳ chỉ phản ánh đơn thuần chênh lệch về mặt số lượng hộ nghèo, chưa phản ánh thật chính xác kết quả của việc thực hiện chương trình. - Hộ tái nghèo: Là hộ vốn dĩ trước đây thuộc hộ nghèo và đã vượt nghèo nhưng do nguyên nhân nào đó lại rơi vào cảnh đói nghèo. Ý nghĩa của khái niệm này là phản ánh tính vững chắc hay tính bền vững của các giải pháp xoá đói giảm nghèo. Thực tế cho thấy, hầu hết các hộ tái nghèo chính là do gặp thiên tai bất khả kháng. - Hộ nghèo mới hay là hộ mới vào danh sách nghèo: Là những hộ ở đầu kì không thuộc danh sách đói nghèo nhưng đến cuối kỳ lại là hộ nghèo. Như vậy, hộ mới bước vào danh sách nghèo bao gồm những hộ như sau: Hộ nghèo chuyển tiếp từ nơi khác đến; hộ nghèo tách hộ; hộ trung bình khá vì một lý do nào đó lại trở thành hộ nghèo hoặc hộ tái nghèo. * Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói và chuẩn mực nghèo đói giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010 [55]. * Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói: Có 3 căn cứ quan trọng để xác định chuẩn nghèo đói: - Căn cứ vào nhu cầu tối thiểu, nhu cầu này được lượng hoá bằng mức chi tiêu về lương thực, thực phẩm thiết yếu để duy trì cuộc sống với nhiệt lượng tiêu dùng từ 2.100-2.300 Kcal/người/ngày. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 185 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 242 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 16 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn