intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Hoạt động của các công ty xuyên quốc gia ở Việt Nam

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:140

28
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích chính của luận văn nhằm làm rõ thực trạng hoạt động của các TNCs ở Việt Nam hiện nay. Qua đó đề xuất một số giải pháp thu hút và sử dụng các TNCs một cách hiệu quả góp phần đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Hoạt động của các công ty xuyên quốc gia ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ ----------***---------- NGUYỄN MẠNH CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ ĐỨC THANH HÀ NỘI - 2006
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC THU HÚT VÀ SỬ DỤNG CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA ........................................... 5 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA ..................... 5 1.1.1 KHÁI NIỆM ............................................................................................5 1.1.2 NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA ....................................................................................................................9 1.1.3 ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA ......... 16 1.1.4 CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA...................... 19 1.2 VAI TRÒ CỦA CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN .......................................................................24 1.2.1 THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ............................................. 24 1.2.2 NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ............................................................................................................. 27 1.2.3 THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ......................................... 29 1.2.4 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TẠO VIỆC LÀM ........ 31 1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC QUỐC GIA CHÂU Á TRONG VIỆC THU HÚT, SỬ DỤNG CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA ......33 1.3.1 VỀ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NHẰM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG TNCS........................................................................................... 33 1.3.2 VỀ XÂY DỰNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ ................ 37 1.3.3 VỀ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG ................................................. 39 1.3.4 XÂY DỰNG KHUNG PHÁP LÝ ...................................................... 40 1.3.5 VỀ CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ ............................................. 41 138
  3. 1.3.6 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THU HÚT VÀ SỬ DỤNG TNCS .................................... 42 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM ................................................................45 2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TNCS HOẠT ĐỘNG Ở VIỆT NAM.............45 2.1.1 CÁC TNCS CHỦ YẾU ĐẦU TƯ TỪ CHÂU Á .............................. 45 2.1.2 CÁC TNCS CHỦ YẾU CÓ QUY MÔ VỪA VÀ NHỎ ................. 47 2.1.3 CÁC TNCS ĐANG CÓ SỰ CHUYỂN ĐỔI RÕ RỆT VỀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ ............................................................................................ 48 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TNCS Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ..........................................................................49 2.2.1 TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP - XÂY DỰNG ................... 53 2.2.2 TRONG LĨNH VỰC NÔNG-LÂM-NGƯ NGHIỆP....................... 58 2.2.3 TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ ........................................................ 61 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TNCS Ở VIỆT NAM ..........................................................................................................................65 2.3.1 CÁC TNCS VỚI CÁC MỤC TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ .................. 65 2.3.1.1 CÁC TNCS THAM GIA TÍCH CỰC VÀO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ...................................................................................................65 2.3.1.2 CÁC TNCS ĐÓNG GÓP TÍCH CỰC TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ ...................................................................................68 2.3.1.3 TNCS GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ ...........................71 2.3.2 NHỮNG MẶT HẠN CHẾ TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TNCS ............................................................. 76 2.3.3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THU HÚT, SỬ DỤNG TNCS Ở VIỆT NAM ................................................................ 81 139
  4. 2.3.3.1 ĐIỀU KIỆN THU HÚT VÀ SỬ DỤNG TNCS CHƯA THỰC SỰ HẤP DẪN ĐƯỢC CÁC TNCS.................................................................81 2.3.3.2 NHÀ NƯỚC CHƯA LÀM TỐT VAI TRÒ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG TNCS ....................................86 CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT SỬ DỤNG CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM ......................88 3.1 BỐI CẢNH CHUNG CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY .88 3.1.1 BỐI CẢNH QUỐC TẾ ....................................................................... 88 3.1.2 BỐI CẢNH TRONG NƯỚC .............................................................. 95 3.2 CÁC QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT CÁC TNCS ...........105 3.2.1 CHỦ ĐỘNG THU HÚT CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA 106 3.2.2 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC LỰA CHỌN LĨNH VỰC VÀ ĐỊA BÀN ĐẦU TƯ.............................................................................................. 107 3.2.3 THÚC ĐẨY HỢP TÁC VỚI CÁC TNCS TRÊN NGUYÊN TẮC GIỮ VỮNG ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ, CÙNG CÓ LỢI .............................. 108 3.2.4 SỬ DỤNG TỐI ĐA SỨC MẠNH NGOẠI LỰC ĐỂ HIỆN ĐẠI HOÁ NỘI LỰC ........................................................................................... 109 3.2.5 TIẾP TỤC DUY TRÌ SỰ ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI ..... 110 3.3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG TNCS TRONG THỜI GIAN TỚI .........................................................................................112 3.3.1 TẠO LẬP CÁC ĐIỀU KIỆN THU HÚT TNCS ........................... 113 3.3.1.1 HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ .................................113 3.3.1.2 TẠO DỰNG NHỮNG ĐỐI TÁC VIỆT NAM CÓ TIỀM LỰC MẠNH .....................................................................................................120 3.3.2 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG CÁC TNCS. ................................................... 124 3.3.3 ĐẨY MẠNH VẬN ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ.......................... 125 140
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hoá là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, vừa thúc đẩy vừa hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Trong tiến trình đó, các Hiệp định song phương, đa phương về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia không ngừng và ngày càng trở nên phổ biến và chính các TNCs là lực lượng chủ yếu đưa các Hiệp định đó vào thực tế. Hơn nữa, để né tránh các rào cản thương mại do nước khác lập ra nhằm bảo vệ các ngành trong nước họ, các công ty xuyên quốc gia đã tìm cách thay đổi chiến lược, chuyển từ xuất khẩu hàng hoá sang đầu tư trực tiếp, lập ra các công ty con ở các nước khác, hình thành mạng lưới sản xuất toàn cầu. Đến nay, sự hiện diện của các TNCs chẳng khác gì những “con sóng thần” vừa bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế thế giới vừa tạo ra những tia nước nhỏ-là các chi nhánh - xuyên thủng những rào cản thương mại chiếm lĩnh mọi thứ mà chúng vấp phải. Theo báo cáo của UNCTAD, các hoạt động kinh tế quốc tế đương đại về cơ bản là do các TNCs tiến hành. Mậu dịch bên trong công ty xuyên quốc gia và mậu dịch giữa chúng với nhau chiếm khoảng 2/3 mậu dịch thế giới, mậu dịch lao động trên thế giới gần như hoàn toàn do TNCs khống chế; trên 4/5 đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới là do các TNCs tiến hành; trên 9/10 thành quả nghiên cứu triển khai kỹ thuật và chuyển nhượng kỹ thuật trên thế giới nằm trong tay các TNCs. Với sức mạnh như vậy, các TNCs có thể khiến cho một quốc gia đang phát triển biến mất trên bản đồ kinh tế thế giới, hoặc cũng có thể giúp cho quốc gia đó thoát khỏi sự nghèo nàn, lạc hậu để trở thành một nước phát triển. Rõ ràng trong xu thế đó, các nước đang phát triển đang trở thành đối tượng thâm nhập của các TNCs và điều này đẩy các nước đang phát triển vào hai tình huống, một là tìm cách cản trở làn sóng cắm nhánh từ TNCs (rộng hơn là làn sóng toàn cầu hoá vốn không thể lẩn tránh được), hai là quay trở lại chấp nhận rủi ro lợi dụng làn sóng đó vào mục đích có lợi nhất cho quốc gia mình. Thực tế hầu hết các nước đều chọn cho mình phương án thứ hai và lúc này chính các TNCs lại trở thành đối tượng thu hút của các nước đang phát triển. Ngày nay, cuộc cạnh tranh giữa các nước phát triển và đang phát triển nhằm thu hút đầu tư của các TNCs đang diễn ra vô cùng khốc liệt và 1
  6. nó trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các chương trình nghị sự. Nhận thức rõ điều này, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách thông thoáng nhằm thu hút đầu tư của các TNCs phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực tế, rất nhiều công ty nước ngoài đã chọn Việt Nam để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mặc dù vậy, việc thu hút và sử dụng các TNCs ở Việt Nam được các chuyên gia kinh tế đánh giá là chưa thực sự hiệu quả và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của đất nước. Chính vì lẽ đó việc nghiên cứu “Hoạt động của các công ty xuyên quốc gia ở Việt Nam” là nhu cầu cấp thiết. Qua đó, chúng ta có thể định vị Việt Nam một cách rõ nét hơn trong việc thu hút và sử dụng các TNCs. Từ đây, chúng ta sẽ có câu trả lời cho việc phải thu hút và sử dụng các TNCs như thế nào để hiệu quả, tránh để tuột mất cơ hội nhằm sớm đưa đất nước trở thành nước công nghiệp, nhất là trong bối cảnh nước ta đã trở thành thành viên chính thức của WTO. 2. Tình hình nghiên cứu Việc nghiên cứu các TNCs không còn là vấn đề mới mẻ, nhưng chính những biểu hiện mới có tính chất phức tạp của chúng trong nền kinh tế thế giới khiến cho các nhà nghiên cứu vẫn phải mất nhiều công sức tìm hiểu về chúng. Ngày nay khi mà xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, chính các công ty xuyên quốc gia trở thành hiện tượng mang tính phổ biến và có ý nghĩa quyết định cho sự vận động của nền kinh tế thế giới. Chúng đang ngày càng thâm nhập sâu vào đời sống kinh tế của tất cả các quốc gia dân tộc, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến từng cá nhân trong xã hội. Chính vì lẽ đó việc nghiên cứu về các TNCs luôn là đề tài mang tính thời sự. Các nhà nghiên cứu luôn dõi theo tiến trình phát triển của các TNCs để giúp Chính phủ các nước có những chiến lược đối phó và hợp tác có lợi nhất cho quốc gia mình. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về các TNCs, có thể kể đến một số tác giả như: Axele Giroud với “Transnational Corporations, Technology and Economic Development”; Robert B.Stauffer với “Transnational corporations and host nations: Attitude, idealogies and behaviours”, “Transnational corporationss and the political economy of development the 2
  7. continuing Philippine debate”; Jonh Cantwell, G.D.Satangelo với “M&A and the global strategies of TNCs”.v.v.. Ở Việt Nam, ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90, đã có khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm về vấn đề này. Đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây, thuật ngữ “công ty xuyên quốc gia” đã xuất hiện rất nhiều trên các diễn đàn, hội thảo và sách báo. Mặc dù vậy, số đầu sách và những đề tài mang tầm cỡ thì không nhiều: - Đỗ Đức Bình, (2005) “Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội. - Hoàng Thị Bích Loan, (2001) “Các công ty xuyên quốc gia của một số nước kinh tế công nghiệp mới châu Á”, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Lê Văn Sang, Trần Quang Lâm (1996) “Các công ty xuyên quốc gia trước ngưỡng cửa của htế kỷ XXI”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. - Nguyễn Thiết Sơn (2003) “Các công ty xuyên quốc gia – Khái niệm, đặc trưng và những biểu hiện mới”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. - Nguyễn Khắc Thân, (1995) “Các công ty xuyên quốc gia hiện đại”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Ngoài ra còn có một số bài viết trên các tạp chí của những tác giả khác. Trong những sách báo trên thì một số tác phẩm được dịch từ sách của nước ngoài, số còn lại chủ yếu phân tích nội dung bên trong cũng như bản chất của các TNCs, từ đó có những liên hệ nhất định đến Việt Nam, chứ chưa có sự phân tích một cách hệ thống với những số liệu đầy đủ về hoạt động của các TNCs ở Việt Nam hiện nay. Thường thì các tác giả vẫn bám theo số liệu từ FDI và một số TNCs có tiếng trên thế giới đang hoạt động ở Việt Nam để đưa ra những phân tích, đánh giá. Từ những công trình trong và ngoài nước nói trên, tác giả kế thừa có chọn lọc về một số luận điểm, đánh giá và số liệu thống kê có liên quan trực tiếp đến chủ đề thực hiện luận văn của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của luận văn nhằm làm rõ thực trạng hoạt động của các TNCs ở Việt Nam hiện nay. Qua đó đề xuất một số giải pháp thu hút và sử dụng các TNCs một cách hiệu quả góp phần đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH đất nước. 3
  8. * Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên tác giả đề ra 3 nhiệm vụ sau: - Trên cơ sở thực tiễn của một số nước châu Á phải rút ra được bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc thu hút và sử dụng các TNCs. - Phân tích được tình hình hoạt động của các TNCs ở Việt Nam, đánh giá những tác động từ hoạt động đó đến kinh tế Việt Nam. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thu hút và sử dụng các TNCs. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu quá trình hoạt động của các TNCs ở Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích trong bài viết được tập hợp từ năm 1988 đến nay – thời điểm Việt Nam ban hành Luật đầu tư nước ngoài và bắt đầu tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Về không gian và nội dung: Một là, xuyên suốt luận văn, tác giả bám theo 2 yếu tố cốt lõi là điều kiện và vai trò quản lý của Nhà nước trong việc thu hút và sử dụng các TNCs. Hai là, luận văn giới hạn trong việc khảo sát hoạt động đầu tư trực tiếp của các TNCs ở Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, tác giả đã vận dụng nguyên lý của kinh tế chính trị, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lê Nin. Đồng thời tác giả cũng sử dụng phương pháp lôgích kết hợp lịch sử, trừu tượng hoá khoa học, phân tích, so sánh, bảng biểu, tổng hợp số liệu, tư liệu nhằm làm rõ những luận điểm được nêu ra trong luận văn. 6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn - Nghiên cứu và rút ra một số bài học kinh nghiệm từ các nước châu Á trong việc thu hút và sử dụng các công ty xuyên quốc gia. - Phân tích thực trạng hoạt động của các TNCs ở Việt Nam. - Đề xuất, luận giải một số giải pháp thu hút và sử dụng các công ty xuyên quốc gia. 7. Bố cục của luận văn. Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương: 4
  9. - Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung về công ty xuyên quốc gia và kinh nghiệm quốc tế trong việc thu hút và sử dụng công ty xuyên quốc gia. - Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động của các công ty xuyên quốc gia ở Việt Nam. - Chƣơng 3: Quan điểm định hướng và giải pháp thu hút, sử dụng các công ty xuyên quốc gia ở Việt Nam. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC THU HÚT VÀ SỬ DỤNG CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA 1.1 Lý luận chung về công ty xuyên quốc gia 1.1.1 Khái niệm Khi một công ty thực hiện việc sản xuất kinh doanh ở ngoài quốc gia của mình thông qua việc thiết lập các chi nhánh ở nhiều nước khác nhau thì công ty đó được gọi là công ty xuyên quốc gia (viết tắt là TNCs). Để có thể hiểu hơn về các TNCs, trước hết chúng ta cần nghiên cứu những quan niệm và một số định nghĩa xung quanh thuật ngữ công ty xuyên quốc gia. Sự phát triển liên tục của TNCs về quy mô, cơ cấu tổ chức, phương thức sở hữu từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay đã làm nảy sinh rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về TNCs. Mặc dù đều thừa nhận rằng, các TNCs phải là những công ty độc quyền lớn, hoạt động trên phạm vi quốc tế và có thể gọi là công ty đa quốc gia hay công ty xuyên quốc gia, tuỳ theo tiến trình phát triển nhận thức chung về loại hình công ty này, nhưng chúng ta có thể nhận thấy về cơ bản có hai loại quan niệm chính như sau: Thứ nhất: Quan niệm về công ty quốc tế (International Corporation), trong đó bao gồm cả công ty toàn cầu, công ty xuyên quốc gia, công ty đa quốc gia, công ty siêu quốc gia. Những người theo quan niệm này không quan tâm đến nguồn gốc tư bản sở hữu, cũng như tính quốc tịch của công ty, không chú ý đến bản chất quan hệ sản xuất của quốc gia có công ty đó hay các chi nhánh của nó. Nói chung, họ chỉ quan tâm đến mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương 5
  10. mại-đầu tư quốc tế của các TNCs. Nghĩa là họ chỉ chú ý đến mặt quốc tế hoá hoạt động kinh doanh của các công ty mà thôi. Thứ hai: Quan niệm về công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporations), là công ty tư bản độc quyền, có tư bản thuộc về chủ tư bản của một nước nhất định nào đó. Ở đây, người ta chú ý đến tính chất sở hữu và tính quốc tịch của tư bản: vốn đầu tư kinh doanh là của ai, ở đâu. Chủ tư bản ở một nước cụ thể nào đó có công ty mẹ đóng tại nước đó và thực hiện kinh doanh trong và ngoài nước, bằng cách lập các công ty con ở nước ngoài là hình thức điển hình của loại hình này. Ví dụ, công ty Sony của Nhật Bản, công ty Ford của Mỹ trong quá trình sản xuất, kinh doanh đã dần dần trở thành những công ty khổng lồ của thế giới (tài sản tương ứng của 2 công ty này là: Sony 85 tỷ USD và Ford 304 tỷ USD, chúng đã thiết lập các chi nhánh ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả ở Việt Nam và đều là những công ty xuyên quốc gia theo loại hình này (Xem phụ lục 1). Từ điển Bách khoa viết về công ty xuyên quốc gia: Thuật ngữ “công ty xuyên quốc gia” được sử dụng để chỉ “Một tổ chức kinh doanh gồm nhiều thực thể nằm ở hai hay nhiều nước, không xét đến hình thức pháp lý và lĩnh vực hoạt động, miễn là các thực thể này vận động theo một hệ thống ra quyết định, một chế độ chính sách và một chiến lược chung. Qua đó, các thực thể này là những mắt xích của một chế độ sở hữu, chúng ảnh hưởng đến hoạt động của nhau. Đặc biệt chúng có chung một nguồn tri thức, nguồn vốn và trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu cuối cùng”. Điều gây tranh cãi nhiều nhất trong định nghĩa này là cụm từ “không xét đến hình thức pháp lý và lĩnh vực hoạt động”. Ở đây Liên Hiệp Quốc muốn áp dụng định nghĩa này cho các tổ chức kinh doanh Nhà nước thuộc các nước XHCN trước đây, cũng như các doanh nghiệp nhà nước của các nước TBCN tham gia vào nền thương mại quốc tế. (Định nghĩa này được đưa ra trong những năm 80).[31] Một số học giả hiểu rằng: các công ty xuyên quốc gia là các công ty liên kết chặt chẽ hoặc không chặt chẽ, bao gồm các công ty mẹ và các công ty con ở nước ngoài. Một công ty mẹ là một công ty quản lý tài sản được sử dụng để sản xuất tại nước ngoài. Một công ty con (công ty có sở hữu phần lớn hoặc nhỏ) là một doanh nghiệp liên kết chặt chẽ hoặc không chặt chẽ tại một nước (tiếp nhận 6
  11. đầu tư), trong đó một doanh nghiệp đặt tại nước khác (nước đi đầu tư) có cổ phần cho phép quản lý doanh nghiệp đó. Gần đây nhất, năm 1998, trong Báo cáo Đầu tư thế giới, các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc đã nêu định nghĩa về công ty xuyên quốc gia cụ thể hơn như sau: Các công ty xuyên quốc gia là những công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn bao gồm các công ty mẹ và các chi nhánh nước ngoài của chúng. Các công ty mẹ được định nghĩa như là các công ty mà việc kiểm soát tài sản của các thực thể kinh tế khác ở nước ngoài, thường được thực hiện thông qua việc góp vốn tư bản cổ phần của chúng. Mức góp vốn cổ phần với 10% hoặc cao hơn, các loại cổ phiếu thường hoặc cổ phiếu có quyền biểu quyết đối với loại công ty TNHH, hoặc tương đương với công ty trách nhiệm vô hạn, thường được xem như là ngưỡng đối với quyền kiểm soát tài sản của các công ty khác. Các chi nhánh nước ngoài (cũng được gọi là công ty con) là các công ty TNHH hoặc vô hạn, trong đó chủ đầu tư là người sống ở nước khác, có mức góp vốn cho phép có được lợi ích lâu dài trong việc quản lý công ty đó (mức góp vốn cổ phần 10% đối với công ty TNHH hoặc tương đương đối với công ty trách nhệm vô hạn). Trong “Báo cáo Đầu tư Thế giới” của Liên Hiệp Quốc, công ty con (Subsidiary Enterprise), công ty liên kết (Associate Enterprise), công ty nhánh (Branches) đều được gọi chung là chi nhánh nước ngoài (Foreign Affiliates), hay các chi nhánh (Afiliates). Mặc dù được gọi chung như nhau, đều là chi nhánh nước ngoài, nhưng mỗi loại trên đây được “Báo cáo Đầu tư Thế giới” định nghĩa cụ thể như sau: - Công ty con (Subsidiary Enterprise) là công ty TNHH ở nước chủ nhà (Host Country), (là nước có công ty con của TNCs hoạt động), trong đó các thực thể kinh tế khác trực tiếp có quyền sở hữu trên một nửa quyền biểu quyết của các cổ đông và có quyền đình chỉ hay bãi miễn phần lớn thành viên của ban giám đốc, ban quản lý hay thanh tra. - Các công ty liên kết (Associate Enterprise) là công ty TNHH ở nước chủ nhà, trong đó nhà đầu tư có sở hữu ít nhất là 10%, nhưng không lớn hơn một nửa quyền biểu quyết của các cổ đông. - Công ty nhánh (Branch Enterprise) là công ty trách nhiệm vô hạn có toàn bộ vốn hoặc góp vốn ở nước chủ nhà với một trong những hình thức sau: 7
  12. + Được thành lập một cách lâu dài, hoặc là văn phòng của nhà đầu tư nước ngoài. Công ty trách nhiệm vô hạn hay công ty liên doanh giữa nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài với một hoặc nhiều thành viên. + Đất, các kết cấu kiến trúc (trừ các kết cấu kiến trúc thuộc sở hữu của các thực thể kinh tế của Nhà nước), hoặc thiết bị bất động sản và các đối tượng sở hữu trực tiếp của nước ngoài. + Thiết bị có động cơ (như: tàu biển, máy bay, thiết bị khoan dầu khí) được vận hành với nước khác nước chủ đầu tư nước ngoài ít nhất là một năm. Trong số các khái niệm về công ty, còn có một khái niệm cần chú ý, đó là “Holding Company”. Thường đó là công ty mẹ của một nhóm (tập đoàn) các công ty, có quyền sở hữu trực tiếp, hoặc gián tiếp các công ty trong nhóm. Trong cơ cấu nhóm như vậy, các công ty con trong đó có thể trở thành Holding Company đối với các công ty con khác. Holding Company trong tập đoàn có thể tự thực hiện các hoạt động, hoặc thông thường hơn, nó chỉ hoạt động như là phương tiện sở hữu cổ phần trong tập đoàn các công ty, trong đó tập đoàn cũng như toàn bộ hoạt động đều có tính “quốc tịch” (Nationali) vì nhiều mục đích khác nhau (như kiểm tra giám sát của Chính phủ) và để đánh thuế theo những hoạt động mà chúng chịu trách nhiệm. Những định nghĩa trên cho thấy, công ty xuyên quốc gia – Công ty mẹ, phải là công ty cư trú ở một nước nhất định, với các chủ sở hữu của một quốc gia nhất định được gọi là Parent Company. Công ty đó tiến hành đầu tư, hoạt động thương mại ở nước ngoài, có thể là trực tiếp hoặc thông qua hệ thống chi nhánh được gọi là Foreign Affiliate. Các chi nhánh – Công ty con có thể là công ty 100% vốn của công ty mẹ chuyển đến hoặc có tỷ lệ vốn do công ty mẹ góp vào ít hơn nếu là liên doanh với các đối tác của nước sở tại. Nếu thực hiện liên doanh, khả năng bành trướng, khả năng chi phối thị trường của công ty mẹ sẽ rất lớn hơn. Giữa công ty mẹ và công ty con có rất nhiều mối quan hệ, trước tiên là về tài chính, công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhãn hiệu,… Theo nhiều chuyên gia thì dùng thuật ngữ TNCs để chỉ tất cả các công ty hoạt động trên phạm vi quốc tế là hợp lý vì nó không chỉ nêu được đặc trưng kinh tế nổi bật của công ty trong thời đại quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, và phản ánh đúng tính chất hoạt động của công ty trong 8
  13. thực tế, mà còn thể hiện rõ bản chất cốt lõi của nền sản xuất xã hội. Đó là quyền sở hữu thuộc về ai và ai là người quyết định, chi phối toàn bộ giá trị tư bản được sở hữu đó, được tập trung lại đó (cũng như số lợi nhuận được sinh ra từ nguồn tư bản đó). Chỉ có công ty mẹ có “quốc tịch” rõ ràng chi phối tổng số tư bản khổng lồ được tập trung trong công ty, còn các công ty con, các cổ đông đông đảo ở khắp nơi trên thế giới chỉ là những người góp vốn kinh doanh kiếm lời, không có tiếng nói quyết định về phương hướng hoạt động chiến lược của công ty. Tính xuyên suốt của việc chi phối quyền sở hữu công ty, thể hiện hợp lý bản chất nội dung phạm trù xuyên quốc gia trong định nghĩa về công ty xuyên quốc gia. Tuy nhiên, để nêu được một khái niệm bao quát cả về nguồn gốc và bản chất của TNCs, phải xuất phát từ sự vận động lịch sử của hình thái tế bào của quan hệ sản xuất TBCN trong giai đoạn hiện nay được thể hiện ở TNCs. Do đó, công ty xuyên quốc gia được hiểu là một cơ cấu tổ chức kinh doanh quốc tế, dựa trên cơ sở kết hợp giữa quá trình sản xuất quy mô lớn của nhiều thực thể kinh doanh quốc tế, với quá trình phân phối và khai thác thị trường quốc tế đạt hiệu quả tối ưu nhằm thu được lợi nhuận độc quyền cao. 1.1.2 Nguồn gốc hình thành các công ty xuyên quốc gia Có người coi lịch sử của TNCs cũng lâu đời như lịch sử quốc tế hoá sản xuất, nhưng TNCs hiện nay chỉ được phát triển nhanh chóng cùng với quá trình toàn cầu hoá kinh tế sau thế chiến II. Cuối những năm 50, các công ty lớn của Mỹ đi đầu trong việc vượt ra ngoài biên giới quốc gia, thực hiện kinh doanh xuyên quốc gia, trở thành công ty xuyên quốc gia. Sau đó các công ty lớn của Tây Âu cũng bắt đầu trở thành công ty xuyên quốc gia. Cuối những năm 70, các “thương xã tổng hợp” của Nhật Bản cũng “đi” ra thế giới. Những năm 80 một số công ty lớn của các nước và khu vực mới công nghiệp hoá và một số nước đang phát triển có công nghiệp tương đối phát triển như Ấn Độ, Brazin,... cũng bắt đầu chen vào hàng ngũ các công ty xuyên quốc gia. Vậy thực chất sự hình thành TNCs diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ xem xét dưới đây. Các công ty xuyên quốc gia là hình thức phát triển cao của chế độ xí nghiệp tư bản chủ nghĩa, và là kết quả trực tiếp của quá trình tích tụ và tập trung sản xuất qua các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ hợp tác giản đơn, công trường thủ công, xí nghiệp đại công nghiệp cơ khí đến xí nghiệp công 9
  14. thương hiện đại, dưới tác động của các quy luật thị trường; là sự vận động mở rộng của quan hệ sản xuất TBCN thông qua các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh từ hình thức giản đơn đến kết cấu tổ chức sản xuất kinh doanh quốc tế, một kiểu quan hệ kinh tế quốc tế mới. Tây Âu - nơi sớm ra đời phương thức sản xuất TBCN và cũng là nơi mà CNTB đã phát triển sớm với đầy đủ bản chất của nó. Ở đó, chế độ xí nghiệp TBCN đã chứa đựng hình thức phôi thai của các công ty xuyên quốc gia hiện nay, một mầm mống vật chất của một kiểu quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Các TNCs ra đời và phát triển đã đem lại cho CNTB một hình thức tổ chức sản xuất mới, nhưng về bản chất nó chỉ là sự thích ứng giữa trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất TBCN ở tầm vĩ mô trong điều kiện tính chất xã hội hoá của sản xuất mở rộng trên quy mô quốc tế. Chúng là kết qủa của quá trình cạnh tranh và tập trung tư bản và sản xuất không ngừng trong suốt quá trình tồn tại của CNTB. Tích tụ và tập trung sản xuất tất yếu đưa đến sự hình thành các TNCs. Xét cả về lôgíc và lịch sử, sự ra đời của TNCs trên thế giới gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất lớn TBCN. Về thực chất, chúng là sự phát triển cao của chế độ xí nghiệp TBCN, là sự vận động mở rộng và sâu sắc hơn của các quan hệ kinh tế vượt dần ra khỏi phạm vi quốc gia và gia nhập vào guồng máy sản xuất kinh doanh quốc tế ngày càng được phát triển. Khi nghiên cứu về CNTB tự do cạnh tranh Các Mác và Ph.Angghen đã dự đoán rằng, tích tụ và tập trung tư bản tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của các xí nghiệp TBCN có quy mô lớn. Sự cạnh tranh và tín dụng là 2 đòn bẩy mạnh nhất của tập trung tư bản. Sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp tất yếu sẽ dẫn đến 2 xu hướng: Một là, các nhà tư bản có lực lượng kinh tế mạnh, trình độ kỹ thuật quản lý cao sẽ giành phần thắng, ngược lại, các nhà tư bản nhỏ bị thua lỗ phá sản, bị “thôn tính” vào các xí nghiệp lớn làm cho quy mô sản xuất và quy mô tư bản ngày càng mở rộng nhanh chóng; Hai là, trong cuộc cạnh tranh gay gắt, khó phân thắng bại, sẽ nảy sinh xu hướng các đối thủ cạnh tranh phải bắt tay, liên hiệp với nhau, góp vốn để sản xuất kinh doanh chung. Các nhà tư bản liên kết với nhau thông qua việc ký kết hợp đồng để hình thành các xí nghiệp liên hiệp-hình thức đầu tiên của công ty cổ phần, làm cho quy mô sản xuất và quy mô tư bản ngày càng mở rộng. 10
  15. Sự phát triển của hệ thống tín dụng và nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất đã tạo ra cơ sở cho sự chuyển hoá dần dần những xí nghiệp TBCN thành những công ty cổ phần TBCN, một hình thức tập trung tư bản dưới CNTB. Tín dụng trở thành công cụ tích tụ, tập trung vốn của nhà tư bản thông qua phát hành cổ phiếu để thực hiện đổi mới tài sản cố định, ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Như vậy, chế độ tín dụng đẩy nhanh tốc độ phát triển các lực lượng sản xuất vật chất và sự hình thành thị trường thế giới. Kế thừa và phát triển học thuyết của Các Mác và Ph.Ăngghen, Lênin cho rằng, việc CNTB mới – chủ nghĩa đế quốc, trong đó độc quyền giữ vị trí thống trị thay thế CNTB cũ, chế độ tự do cạnh tranh thống trị, là đặc trưng cơ bản nhất của giai đoạn phát triển hiện đại của CNTB. Nó nói lên bản chất kinh tế của CNTB trong giai đoạn phát triển mới, trong đó quan hệ sản xuất TBCN vận động dưới hình thức mới, trong cái vỏ vật chất của nó là tổ chức độc quyền. Một đặc trưng nổi bật trong giai đoạn độc quyền là sự cùng tồn tại đan xen nhau giữa độc quyền quốc gia và độc quyền quốc tế. Về mặt lịch sử, các tổ chức độc quyền quốc tế đã tồn tại ngay trong thời kỳ tư bản tự do cạnh tranh thống trị, tức là trước chủ nghĩa đế quốc, có thể nói cách đây trên 200 năm và xuất phát từ các nước châu Âu, trong đó Anh, Hà Lan, Pháp là chủ yếu. Các tổ chức độc quyền này ra đời là do sự phát triển của quan hệ buôn bán thế giới. Các nước tư bản phát triển như Anh, Hà Lan, Pháp, … đã có những công ty hàng hải và buôn bán quốc tế. Ví dụ, công ty Đông Ấn từng có mặt ở một số nước châu Á như: Indonesia, Malaysia, Philipin, Ấn Độ vào những năm đầu của thế kỷ XIX. Việc mở rộng quan hệ buôn bán, chiếm lĩnh thị trường quốc tế là yêu cầu tất yếu và khách quan của chính phương thức sản xuất TBCN. Đặc biệt trong thời đại sản xuất bằng máy móc hiện đại chiếm ưu thế thì xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, trước hết là quốc tế hoá việc trao đổi hàng hoá trở thành một xu thế không thể cưỡng nổi. Cùng với phát triển quan hệ buôn bán quốc tế làm cho cạnh tranh tư bản liên minh với nhau sản xuất và phân phối hàng hoá trên thị trường thế giới, hình thành nên các công ty độc quyền quốc tế. Ph.Ăngghen đã từng nhận xét: trong các nước, những nhà đại công nghiệp trong một ngành nhất định nào đó đã họp lại để thành lập những Cartel nhằm mục đích điều tiết việc sản xuất. Một Uỷ ban được đặt ra để ấn định cho mỗi xí nghiệp số lượng hàng 11
  16. được sản xuất, và để phân phối với quyền tối hậu quyết định những đơn đặt hàng đã nhận được. Trong một vài trường hợp có khi, thậm chí còn có cả những Cartel quốc tế như Cartel Anh - Đức về sản xuất gang thép. Song sự khác nhau căn bản giữa các tổ chức độc quyền quốc tế trong thời đại đế quốc chủ nghĩa là ở việc đấu tranh để phân chia thế giới về mặt kinh tế. V.I.Lênin đã khẳng định bất cứ một công ty cổ phần nào có các nhà tư bản nhiều nước khác nhau tham gia cũng đều là “một liên minh tư bản được tổ chức trên phạm vi quốc tế”. Đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc, mà từ thế kỷ XIX trở về trước chưa từng có, là ở chỗ các Trust quốc tế phân chia thế giới với nhau về mặt kinh tế, ký hiệp ước với nhau để phân chia các nước được coi là khu vực tiêu thụ hàng hoá. Vì vậy khi nghiên cứu sự hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế nói chung và các tổ chức độc quyền quốc tế xuyên quốc gia nói riêng phải xuất phát từ sự tích tụ và tập trung sản xuất. Tích tụ và tập trung sản xuất đạt đến một mức độ nhất định làm cho các nhà độc quyền quốc gia vươn ra khỏi biên giới quốc gia, hoạt động trên phạm vi quốc tế, thực hiện phân chia thế giới về mặt kinh tế (thị trường). Ngày nay quá trình tích tụ và tập trung sản xuất với nhiều biểu hiện mới, điểm nổi bật là từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay đã xuất hiện quá trình tích tụ và tập trung sản xuất cao độ, hình thành các công ty cực lớn thống trị trong các ngành, đồng thời, xuất hiện quá trình liên hợp hoá và sự hình thành các concern đa ngành. Cùng với quá trình đó là quá trình chuyên môn hoá với tính cách là kết quả của sự phát triển phân công lao động xã hội, quá trình này diễn ra thông qua toàn bộ lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nhưng chỉ đến giai đoạn độc quyền, sự chuyên môn hoá mới có vai trò mới, tạo ra những điều kiện cho sự phát triển của các công ty độc quyền chủ chốt. Chúng thâu tóm hàng ngàn, hàng vạn xí nghiệp vừa và nhỏ bao quanh chúng, về hình thức vẫn giữ tính độc lập về mặt pháp lý nhưng đã trở thành một khâu chức năng trong kinh doanh của công ty độc quyền. Các đơn vị nhỏ này trước hết phải chịu hậu quả của những biến động kinh tế và những rủi ro của việc phân công chuyên môn hoá. Sau nữa, sự tồn tại của chúng cho phép giới độc quyền nhà nước huy động được toàn bộ lực lượng lao động và mọi tiềm năng của xã hội vào quá trình sản xuất, tạo ra sự hỗ trợ trong việc cải tổ cơ cấu sản xuất, kỹ thuật trong nước. Cuối cùng, sự khác biệt về chế độ tiền lương và bảo hiểm của chúng tạo điều kiện cho các 12
  17. công ty chủ đạo kiếm thêm giá trị thặng dư. Cùng với quá trình tích tụ và hình thức mới trong xuất khẩu tư bản, có thể cho rằng: tập trung sản xuất có bước phát triển mới, thì xuất khẩu tư bản cũng được đẩy mạnh và trở thành cơ sở kinh tế quan trọng của sự mở rộng phạm vi hoạt động quốc tế của TNCs được hình thành nên từ các tổ chức độc quyền sau chiến tranh thế giới II. Một điểm chú ý trong tiến trình phát triển của TNCs là sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ từ nửa cuối thế kỷ XIX và ngày càng trở thành một trung tâm sức mạnh kinh tế thế giới. Các ngành công nghiệp thực phẩm, thuốc lá, luyện kim, dầu mỏ, chế tạo máy và thiết bị vận tải,… của Mỹ khi đó được sử dụng kỹ thuật sản xuất hàng loạt. Chúng bắt đầu hướng vào việc kết hợp phân phối sản phẩm và tổ chức tiêu thụ. Để đảm bảo chắc chắn cho sự cung ứng ổn định nguyên vật liệu và nguồn vốn bỏ vào, họ đã tiến hành liên kết các khâu tiền sản xuất nguyên liệu. Sau khi hoàn thành quá trình này, chế độ xí nghiệp thực hiện sự chuyển biến từ chế độ xí nghiệp truyền thống sang chế độ xí nghiệp hiện đại. Các xí nghiệp hiện đại được hình thành bởi sự kết hợp giữa quá trình sản xuất quy mô quốc tế vào trong một công ty đơn nhất, nghĩa là trong xí nghiệp bao gồm cả các hoạt động sản xuất công nghiệp, lẫn thương mại, dịch vụ, tài chính,… và chúng được gọi là xí nghiệp công thương hiện đại. Xí nghiệp công thương hiện đại trưởng thành và phát triển qua sự liên kết theo chiều dọc, thường là những xí nghiệp sử dụng kỹ thuật sản xuất hàng loạt và cả những xí nghiệp dịch vụ phân phối, tiêu thụ sản phẩm đặc thù theo ngành dọc của mình. Xí nghiệp tiến hành theo chiều ngang phần lớn thuộc các ngành khác nhau, trong đó có cả những xí nghiệp quy mô tương đối nhỏ, của gia tộc hoặc cá nhân. Để khống chế sản lượng, nâng cao giá cả, các xí nghiệp này tiến hành hợp nhất hoặc liên kết với nhau. Người ta nhanh chóng phát hiện ra rằng: để xí nghiệp sau khi hợp nhất vẫn có thể phát triển quy mô, cần phải tiếp tục liên kết theo chiều dọc cả hướng lên trên và xuống dưới. Do đó, sự liên kết theo chiều dọc mới là con đường cơ bản hình thành nên xí nghiệp hiện đại. Sự liên kết này không chỉ đơn thuần là hành vi sách lược cạnh tranh của xí nghiệp, mà còn là một loạt hành vi sáng tạo ra cái mới về chế độ hoạt động của xí nghiệp. Xí nghiệp công thương hiện đại có khả năng chuyển một bộ phận phân công xã hội do thị trường tổ 13
  18. chức, thành phân công trong nội bộ xí nghiệp, để khắc phục sự mất hiệu quả thị trường do dùng kỹ thuật mới, hoặc sản xuất sản phẩm mới gây nên. Từ đó cuộc cách mạng quản lý trong các xí nghiệp Mỹ đã diễn ra. Do liên kết theo chiều dọc nên phạm vi phân công trong nội bộ xí nghiệp công thương hiện đại đã bao gồm cả việc sản xuất và thu mua nguyên liệu, sản xuất gia công các bộ phận rời, sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh và cả phân phối, tiêu thụ. Để đảm bảo cho xí nghiệp phát triển lâu dài, chúng còn phải quy hoạch dài hạn và bố trí nguồn vốn trong nội bộ xí nghiệp, phải đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ mới (R&D). Do đó, các xí nghiệp công thương hiện đại cần phải tiến hành cải cách thể chế và phương pháp quản lý xí nghiệp. Chính điều này đã dẫn tới việc hình thành, phát triển và chín muồi chế độ quản lý theo cấp bậc. Chế độ quản lý theo cấp bậc đã phân định rõ việc hoạch định chính sách và quản lý trong nội bộ xí nghiệp, làm cho xí nghiệp có thể quản lý, điều tiết nhịp nhàng quá trình phân công, trao đổi theo hướng ngày càng phức tạp, làm cho quy mô, năng lực và hiệu suất của nội bộ xí nghiệp cao hơn. Do đó, chế độ quản lý theo cấp bậc đã làm hoàn thiện chế độ xí nghiệp hiện đại và cuối cùng “bàn tay hữu hình” từng bước được thay thế bởi “bàn tay vô hình” của thị trường. Cùng với sự phát triển của các xí nghiệp công thương hiện đại, chế độ xí nghiệp của Mỹ cũng đã được mở rộng sang Tây Âu và Nhật Bản. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong các xí nghiệp của Tây Âu và Nhật Bản cũng xuất hiện cao trào hợp nhất, nhưng do quy mô và cơ cấu thị trường, cũng như bối cảnh chính trị, văn hoá và chế độ xã hội không giống nhau, nên xí nghiệp chưa diễn ra sự thay đổi về bản chất. Sau chiến tranh thế giới thứ II, dưới sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự thách thức của xí nghiệp Mỹ, buộc các xí nghiệp của Tây Âu và Nhật Bản phải có những cải thiện mạnh mẽ để phát triển. Từ thập kỷ 1960 lại đây, dưới tác động của sự bùng nổ cách mạng khoa học và công nghệ, TNCs đã phát triển nhanh chóng. Hơn nữa, đầu tư to lớn của TNCs vào nghiên cứu và phát triển đòi hỏi phải mở rộng sang những ngành nghề và khu vực lớn hơn. Để tổ chức hệ thống công nghệ mới và điều tiết được lợi ích trong trao đổi, phân phối những sản phẩm mới giữa những nhà sản xuất độc lập, phải dùng biện pháp của thị trường. Từ đó buộc các xí nghiệp phải phải chiếm 14
  19. lĩnh các ngành và khu vực kinh tế mới, và điều này dẫn tới sự trưởng thành nhanh chóng của TNCs ở các nước phát triển. Cùng với sự trưởng thành của TNCs, sự cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu của chúng khốc liệt hơn. TNCs của các nước bắt đầu điều chỉnh lại hoạt động kinh doanh quốc tế, kết hợp liên kết theo chiều ngang và dọc trong nội bộ công ty. Cơ cấu tổ chức toàn cầu của TNCs tương ứng cũng ra đời. TNCs trở thành hình thức hoàn thiện điển hình của chế độ xí nghiệp thích ứng với sự phân công và trao đổi quốc tế hiện đại. Từ những phân tích trên có thể đưa ra một số nhận xét về nguồn gốc và quá trình phát triển của các TNCs, đi từ tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các công ty cổ phần, các công ty kinh doanh lớn trong ngành công thương, sau này cả dịch vụ đa ngành như sau: + Một là, quá trình tích tụ và tập trung sản xuất diễn ra song song với quá trình tích tụ quyền lực kinh tế. Tích tụ và tập trung sản xuất tạo ra những công ty mẹ đứng đầu và các công ty con, chúng phụ thuộc về tài chính, kỹ thuật vào công ty mẹ. Bên cạnh đó còn có nhiều công ty nhỏ và vừa hoạt động độc lập hoặc phụ thuộc với các công ty lớn. Thực tế ở các nước TBCN phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Cộng hoà Liên bang Đức, Pháp, Italia, Canađa, số xí nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 70 – 80% tổng số các xí nghiệp. Sự thâu tóm các xí nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí kể cả những hộ gia đình nằm trong guồng máy sản xuất, thực hiện sự kiểm soát tài chính, kỹ thuật, và nằm trong hệ thống phân công lao động theo kiểu công trường thủ công, đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho tư bản sinh lợi. Đồng thời, về mặt tổ chức sản xuất, đây cũng là hình thức tỏ ra có tính hiệu quả cao, vì giảm được chi phí sản xuất, tận dụng được mọi khả năng, nguyên liệu, phát huy tính năng động sáng tạo, ..., do đó làm tăng quy mô và tỷ suất lợi nhuận. + Hai là, quá trình tích tụ sản xuất cũng dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền. Độc quyền hiện đại mang nhiều dấu ấn của thời đại cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Trước hết là sự liên hiệp hoá mà V.I.Lênin đã phân tích đến nay có những biểu hiện sinh động. Sự liên kết theo chiều ngang và dọc được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, dẫn đến quá trình liên kết đa ngành, trong đó lĩnh vực dịch vụ, ngân hàng được các tổ chức độc quyền quan tâm và bành trướng quyền lực. Tình hình đó dẫn đến sự tập trung tư bản, tập trung sản xuất kinh doanh hết sức to lớn. 15
  20. + Ba là, quá trình tích tụ sản xuất trong nông nghiệp ngày càng đẩy mạnh, dẫn đến việc xuất hiện các hình thức công ty liên hợp nông–công nghiệp, nông– thương nghiệp ở Mỹ, những năm 1980, liên hiệp nông–công nghiệp chiếm trên 30% sản lượng nông sản. Ở Nhật Bản, các liên hợp nông–thương nghiệp kiểm soát 80–95% sản lượng ngũ cốc. Quá trình tích tụ sản xuất trong nông nghiệp, cùng với sự tác động của cách mạng khoa học & công nghệ hiện đại đã dẫn đến hiện tượng cấu tạo hữu cơ tăng lên và giảm ý nghĩa của địa tô tuyệt đối, tạo ra mối liên hệ ngày càng tăng giữa công–nông nghiệp; đẩy mạnh xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu lao động cũng như trong tổng sản phẩm quốc dân (hiện nay chỉ còn khoảng 2–10% ở các nước tư bản phát triển cao). Điều này cho thấy, sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp đã tác động trở lại, thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh trong cạnh tranh, nền nông nghiệp cũng phải có khả năng cạnh tranh cao. Tóm lại, tích tụ tư bản và tập trung sản xuất lâu dài đã dẫn đến hình thành các TNCs. Bởi đó chính là quá trình tạo ra cơ sở vật chất cho sự bành trướng, giúp cho các tập đoàn tư bản có khả năng vượt ra khỏi biên giới quốc gia, thực hiện việc đầu tư vào các nước dưới nhiều hình thức, thoả mãn được mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cao. 1.1.3 Đặc trƣng của các công ty xuyên quốc gia - Về quy mô: Các TNCs có quy mô về tài chính rất lớn. Trong số 500 công ty lớn nhất thế giới, thì Mỹ có 162 công ty, Nhật Bản 126 công ty, các nước như Đức có 41 công ty, Pháp 42, Anh 34, Hà Lan 8, Thuỵ Sỹ 14, Italia 13, Nga 1. Công ty đứng số 1 thế giới về tài sản ở nước ngoài trong bảng danh sách của UNCTAD năm 2003 là General Electric (Mỹ) với tổng số tài sản nước ngoài là 258.900 triệu USD, tổng doanh thu là 134.187 triệu USD, số lượng công nhân là 305.000 ngàn người. Công ty đứng thứ 2 là Vodafone Group Plc (Anh), tiếp theo sau là 3 công ty Ford Motor, General Motors (Mỹ) British Petroleum Company của Anh. Đứng thứ 7 mới là công ty Royal Dutch – Shell Group (Anh-Hà Lan) có tổng tài sản nước ngoài là 112.587 triệu USD (tổng tài sản là 168.091 triệu USD), lợi nhuận 8.887,1 triệu USD, tổng doanh thu 201.728 triệu USD và có số công nhân là 119.000 người. Các TNCs có phạm vi hoạt động rộng, không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, mà mở rộng ra phạm vi toàn cầu thông qua 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2