Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
lượt xem 5
download
Luận văn làm rõ vị trí, vai trò của KTTN nói chung và đối với sự phát triển của Tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, rút ra những nhận định tổng quan về tình hình phát triển KTTN, đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cho những năm sau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÙI THỊ NHUNG KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2012
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÙI THỊ NHUNG KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Khắc Thanh HÀ NỘI - 2012
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nào. Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2012 TÁC GIẢ Bùi Thị Nhung
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 7 1.1. Lý luận chung về kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 7 1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 7 1.1.2. Các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về thành phần kinh tế tư nhân 10 1.2. Các hình thức tổ chức sản xuất và vai trò của kinh tế tư nhân ở Việt Nam 16 1.2.1. Các hình thức tổ chức sản xuất của kinh tế tư nhân ở Việt Nam 16 1.2.2. Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 19 1.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân ở một số địa phương 28 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh Vĩnh Phúc 28 1.3.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh Bình Dương 32 1.3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bắc Ninh 35 Chương 2: THỰC TRẠNG KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH 37 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế tư nhân 37 2.2. Chính sách của địa phương về phát triển kinh tế tư nhân 41 2.2.1. Nhóm các chính sách khuyến khích đầu tư cho kinh tế tư nhân 42 2.2.2. Nhóm các chính sách trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế tư nhân 48
- 2.2.3. Nhóm các chính sách về đất đai 48 2.2.4. Nhóm các chính sách hỗ trợ tín dụng cho thành phần kinh tế tư nhân 49 2.2.5. Nhóm các chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 50 2.2.6. Các chính sách liên quan đến cải cách hành chính 51 2.2.7. Các chính sách khác 51 2.3. Tình hình phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bắc Ninh 52 2.3.1. Về số lượng và quy mô các doanh nghiệp tư nhân 52 2.3.2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trong các ngành ở Bắc Ninh 58 2.4. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bắc Ninh 64 2.4.1. Những kết quả đạt được 64 2.4.2. Những hạn chế của kinh tế tư nhân Bắc Ninh 68 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển KTTN ở Bắc Ninh 73 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH BẮC NINH TRONG THỜI GIAN TỚI 80 3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân ở Bắc Ninh 80 3.1.1. Cơ hội, thách thức đối với kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 80 3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bắc Ninh 83 3.2. Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới 85 3.2.1. Nhóm giải pháp đối với chính quyền và các cơ quan ban ngành của tỉnh Bắc Ninh 85 3.2.2. Nhóm các giải pháp trực tiếp đối với khu vực kinh tế tư nhân của tỉnh Bắc Ninh 91 KẾT LUẬN 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CN - TTCN : Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTB : Chủ nghĩa tư bản CTCP : Công ty cổ phần DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNTN : Doanh nghiệp tư nhân DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ ĐTNN : Đầu tư nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm trong nước KCN, CCN : Khu công nghiệp, cụm công nghiệp KCX : Khu chế xuất KH & ĐT : Kế hoạch và đầu tư KTQT : Kinh tế quốc tế KTTN : Kinh tế tư nhân KTTT : Kinh tế trang trại MMTB : Máy móc thiết bị NQD : Ngoài quốc doanh SXKDCT : Sản xuất kinh doanh cá thể TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Trang Bảng 1.1: Số lượng doanh nghiệp thực tế đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên cả nước tính đến 31/12 hàng năm 20 Bảng 1.2: Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước phân theo quy mô nguồn vốn 21 Bảng 1.3: GDP theo giá so sánh 1994 chia theo thành phần kinh tế 23 Bảng 1.4: GDP theo giá so sánh 1994 chia theo khu vực kinh tế 25 Bảng 2.1: Tổng sản phẩm nội địa tỉnh Bắc Ninh theo giá thực tế 39 Bảng 2.2: Tổng sản phẩm GDP bình quân đầu người 39 Bảng 2.3: Số lượng di tích lịch sử văn hoá tỉnh Bắc Ninh 40 Bảng 2.4: Số lượng doanh nghiệp tư nhân đăng ký mới của Bắc Ninh và toàn quốc 53 Bảng 2.5: Số lượng các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân 54 Bảng 2.6: Số lao động sử dụng trong các doanh nghiệp phân theo thành phần kinh tế tại Bắc Ninh 56 Bảng 2.7: Số lượng các DNTN ở Bắc Ninh theo quy mô lao động 56 Bảng 2.8: Số lao động bình quân của doanh nghiệp các thành phần kinh tế ở Bắc Ninh năm 2000 và 2010 57 Bảng 2.9: Số cơ sở sản xuất kinh tế cá thể, tiểu chủ phi nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh 58 Bảng 2.10: Phân bố số hộ SXKDCT phi nông nghiệp theo huyện thị 59 Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu về hộ SXKDCT phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000-2010 60 Bảng 2.12: Tăng trưởng số lượng trang trại giai đoạn 2005-2010 61 Bảng 2.13: Cơ cấu trang trại theo loại hình năm 2006 và 2010 63 Bảng 2.14: Vốn đầu tư toàn xã hội theo khu vực tại tỉnh Bắc Ninh 65 Bảng 2.15: Tỷ trọng đóng góp GDP của tỉnh Bắc Ninh theo thành phần kinh tế 66
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở nước ta kinh tế tư nhân đã có một lịch sử phát triển thăng trầm. Trước đổi mới, do quan niệm sai lầm đồng nhất kinh tế quốc doanh với CNXH, nên chúng ta đã nóng vội xoá bỏ kinh tế tư nhân. Sai lầm cực đoan đó đã dẫn tới lãng phí các nguồn lực, làm chậm tiến trình phát triển kinh tế của đất nước. Kể từ Đại hội VI của Đảng, nhất là từ khi có Nghị quyết 16 NQ/TW của Bộ Chính trị BCH-TW khoá VI về đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế tư nhân ở nước ta mới được phục hồi phát triển. Nằm trong bối cảnh chung của cả nước, trong những năm đổi mới vừa qua kinh tế tư nhân ở Bắc Ninh đã có những bước phát triển đáng kể. Khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng vào việc huy động các nguồn lực giải quyết việc làm tăng thu nhập và làm năng động nền kinh tế của địa phương, tạo áp lực cạnh tranh thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế trên địa bàn. Bên cạnh những thành quả trên cũng như tình trạng chung của cả nước, khu vực kinh tế tư nhân ở Bắc Ninh vẫn bộc lộ không ít hạn chế tiêu cực. Tuy số lượng cơ sở và doanh nghiệp tư nhân tăng lên rất nhanh, nhất là từ khi có luật doanh nghiệp (năm 2000), nhưng chất lượng hoạt động chưa tương xứng với sự gia tăng đó. Hầu hết cơ sở doanh nghiệp tư nhân quy mô còn nhỏ, công nghệ lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, còn mang nặng tính tự phát, chủ thể sản xuất - kinh doanh chưa yên tâm về lâu dài… Tình trạng này gây tác động hạn chế không nhỏ đến yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH và quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Tỉnh. Bắc Ninh đang thiếu các giải pháp và cơ chế để phát huy những yếu tố tích cực của thành phần kinh tế này và hạn chế những tiêu cực của nó trong quá trình phát triển. Trước những vấn đề cấp bách nêu trên tôi chọn đề tài “Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. 1
- 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề kinh tế tư nhân ở nước ta nói chung và ở các tỉnh nói riêng đã được quan tâm nghiên cứu, phân tích và đã trở thành chủ trương của Đảng trong đường lối chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong công cuộc đổi mới. - Nhóm tác giả cuốn sách: “Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân - Lý luận và chính sách” (2002, NXB CTQG) do PGS, TS Hà Huy Thành chủ biên đã đi sâu phân tích thực trạng phát triển khu vực KTTN ở nước ta trong thời kỳ đổi mới (theo ngành nghề và theo vùng lãnh thổ) nêu lên những kết quả đạt được, những tồn tại, yếu kém, nguyên nhân chủ yếu và khuyến nghị những chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển khu vực KTTN. - Trong cuốn: “KTTN và quản lý nhà nước đối với KTTN ở nước ta hiện nay” (2003, NXB CTQG) do GS,TS Hồ Văn Vĩnh chủ biên, không chỉ phân tích thực trạng hoạt hoạt động của khu vực KTTN, mà còn phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với khu vực KTTN. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra khuyến nghị phương hướng và tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước đối với KTTN ở nước ta. - Cuốn sách: “KTTN Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới thực trạng và những vấn đề đặt ra” (2005, NXB Khoa học xã hội) của tác giả Đinh Thị Thơm. Đây là tác phẩm thu thập và hệ thống các bài viết phân tích, đánh giá, kiến giải và những giải pháp đúc kết trong những công trình, bài viết của 9 nhà nghiên cứu về những vấn đề lý luận, thực tiễn phát triển và hạn chế cũng như triển vọng phát triển của khu vực KTTN. - Trong cuốn: “Phát triển KTTN ở Việt Nam hiện nay” (2006, NXB CTQG) của tác giả Vũ Quốc Tuấn đã đi sâu phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn trình bày quá trình tìm tòi, thử nghiệm, đột phá, đấu tranh tư tưởng và tổng kết sự phát triển của kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, trong đó KTTN là bộ phận quan trọng. Đồng thời phân tích, nhận dạng và dự báo xu 2
- hướng phát triển KTTN, đề xuất một số chính sách, giải pháp phát triển KTTN trong giai đoạn tới. - Đến nay đã có các công trình được công bố như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Một số vấn đề cơ bản về phát triển khu vực tư nhân với tư cách là động lực cơ bản của mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011- 2020” của TS. Vũ Hùng Cường, Viện kinh tế Việt Nam, được thực hiện năm 2009-2010. Nội dung nghiên cứu của đề tài nhấn mạnh vị trí vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001-2010; thực trạng phát triển khu vực KTTN ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và quan điểm, định hướng, đề xuất giải pháp phát triển khu vực KTTN trở thành động lực cơ bản của mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020. - Đề tài “Phát triển kinh tế tư nhân và vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của PGS.TS Vũ Văn Gàu, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, được thực hiện năm 2010. Nội dung đề tài phân tích quá trình hình thành và phát triển quan điểm của Đảng ta về phát triển KTTN và vấn đề đảng viên làm KTTN theo tiến trình của công cuộc đổi mới đất nước. - Tài liệu “Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, được Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2010. Cuốn sách được hình thành trên cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước mã số KX.04.09/06-10 trong chương trình khoa học cấp nhà nước KX.04 “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2006-2010”. Nội dung cuốn sách nêu những vấn đề cơ bản về sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có vấn đề sở hữu tư nhân; thực trạng vấn đề sở hữu, các thành phần kinh tế, nhấn mạnh đến thành phần KTTN trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam; và quan điểm, xu hướng, giải pháp đối với vấn đề sở hữu, các thành phần kinh tế trong thời gian tới. 3
- Riêng đối với tỉnh Bắc Ninh, liên quan đến khu vực KTTN cũng có một số công trình: - Luận án tiến sĩ: “Quá trình phát triển DN vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997-2003 - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp” năm 2008 của tác giả Mẫn Bá Đạt - Đại học KTQD. Tác giả đã nghiên cứu sự phát triển của các DNVVN ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh để thấy được thực trạng của khu vực này và những chính sách của nhà nước và địa phương tác động đến sự phát triển của DNVVN ngoài quốc doanh, hoạt động của DNVVN ngoài quốc doanh và những đóng góp của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. - Luận án Tiến sĩ: “Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 đến 2003 - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp”, năm 2008 của tác giả Nguyễn Như Chung - ĐHKTQD. Luận án này làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của các chính sách đối với sự phát triển các làng nghề trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và phát triển kinh tế thị trường; đồng thời phân tích tác động của chính sách (của Nhà nước và địa phương) đến sự phát triển các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất các quan điểm, các giải pháp chủ yếu và các kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh. Như vậy, nghiên cứu KTTN ở Bắc Ninh đã được một số tác giả chú ý nhưng chỉ đề cập ở một vài khía cạnh. Việc nghiên cứu KTTN với tư cách là một khu vực kinh tế năng động với những đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Bắc Ninh với những thành tựu đạt được và những khó khăn gây cản trở sự phát triển của nó để đưa ra các giải pháp phát triển KTTN ở tỉnh Bắc Ninh trong điều kiện hội nhập KTQT thì chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách thấu đáo. 4
- 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Làm rõ vị trí, vai trò của KTTN nói chung và đối với sự phát triển của Tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, rút ra những nhận định tổng quan về tình hình phát triển KTTN, đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cho những năm sau. 3.2. Nhiệm vụ Hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến KTTN, làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng, đánh giá quá trình phát triển kinh tế tư nhân tại Bắc Ninh trong thời gian qua. Đưa ra dự báo để định hướng phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. Đề xuất và kiến nghị các giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những nội dung chủ yếu liên quan tới quá trình phát triển KTTN ở Bắc Ninh, bao gồm: quy mô, chất lượng phát triển của khu vực KTTN; mối tương quan giữa khu vực KTTN với các khu vực kinh tế khác đặc biệt giữa KTTN với chính quyền địa phương... 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Vấn đề phát triển KTTN rất rộng lớn, trong phạm vi luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vào quá trình phát triển của các cơ sở và doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. - Về thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình phát triển KTTN ở Bắc Ninh từ năm 2000 trở lại đây, bởi vì đây cũng là thời 5
- điểm Luât Doanh nghiệp có hiệu lực và Bắc Ninh cũng mới được tái lập từ năm 1997 nên số liệu thống kê thời điểm này mới đầy đủ và đồng bộ. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam để áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể tại tỉnh Bắc Ninh. Các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị được coi trọng sử dụng trong luận văn là phương pháp khảo sát thực tiễn, phân tích và tổng hợp, phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp thống kê, phân tích kinh tế… 6. Đóng góp chủ yếu về khoa học của luận văn Trên cơ sở phân tích đúng tình hình kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, luận văn làm rõ những thành công, hạn chế trong lĩnh vực này, đề xuất những giải pháp khả thi cho việc phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn Tỉnh, phát huy động lực mạnh mẽ của khu vực kinh tế năng động này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết. 6
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Xuất phát từ thế giới quan duy vật về lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, sự biến đổi của các chế độ xã hội là quá trình phát triển lịch sử tự nhiên. Đó là do yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và người sử dụng tư liệu sản xuất đó với kinh nghiệm sản xuất, kỹ năng và thói quen lao động của họ. Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn luôn tác động lẫn nhau. Sự thống nhất và tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất tạo thành phương thức sản xuất. Từ phân tích đó, C.Mác đã rút ra các quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản và kết luận phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa sẽ thay thế phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa là tất yếu khách quan. Phương thức mới sẽ trải qua hai giai đoạn: Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản Mở đầu giai đoạn chủ nghĩa xã hội là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản có những đặc trưng chủ yếu: một là, kế thừa và phát triển lực lượng sản xuất mà chủ nghĩa tư bản đã tạo ra trên cơ sở nâng cao trình độ xã hội hóa sản xuất và lao động; hai là, quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất tồn tại dưới nhiều hình thức sở hữu; ba là, còn sản xuất hàng hóa; bốn là, lao động vừa là quyền 7
- lợi, vừa là nghĩa vụ và còn có sự khác nhau về lao động, do đó kết quả lao động cũng khác nhau; năm là, thực hiện phân phối theo lao động. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, V.I. Lênin đã vận dụng và phát triển học thuyết của Mác để xác định đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga sau năm 1917. Theo ông, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất; còn quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nên chủ nghĩa xã hội không thể ra đời trong lòng xã hội tư bản. Hơn nữa, để xây dựng chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, xây dựng xã hội mới, cần phải có thời gian, nghĩa là tất yếu phải có thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ sự phân tích như vậy, Lê nin cho rằng cách mạng vô sản giành được chính quyền mới chỉ là sự khởi đầu cho thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ quá độ như vậy, nền kinh tế có tính chất quá độ: nó không còn là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng cũng chưa hoàn toàn là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Phân tích thực trạng nền kinh tế của nước Nga lúc đó, ông cho rằng ở nước Nga có 5 thành phần kinh tế: Một là, kinh tế nông dân gia trưởng; Hai là, kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ của nông dân, tiểu thủ công cá thể và tiểu thương; Ba là, kinh tế tư bản tư nhân; Bốn là, kinh tế tư bản nhà nước; Năm là, kinh tế xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, không bao lâu sau cách mạng tháng Mười năm 1917, nước Nga lâm vào nội chiến 1918-1920. Trong thời kỳ này, Lênin đã áp dụng chính sách Cộng sản Thời chiến. Đó là chính sách trưng thu lương thực thừa của nông dân sau khi dành lại cho họ mức ăn tối thiểu, đồng thời xóa bỏ quan hệ hàng hóa - tiền tệ, thực hiện chế độ cung cấp hiện vật cho quân đội và bộ máy nhà nước. Chính sách cộng sản thời chiến đã chiến thắng được kẻ thù, bảo vệ nhà nước Xô Viết non trẻ. 8
- Nhưng khi hòa bình lập lại, chính sách này lại không còn thích hợp, nó kìm hãm sự phát triển sản xuất. Trong bối cảnh đó, chính sách Kinh tế mới ra đời (NEP). Nội dung và biện pháp chủ yếu của NEP là thay thế chính sách trưng thu lương thực, theo chính sách này, người nông dân chỉ nộp thuế lương thực cho nhà nước, số lương thực còn lại, người nông dân được tự do trao đổi, mua bán trên thị trường; tổ chức thị trường, thương nghiệp, thiết lập quan hệ hàng hóa - tiền tệ giữa nhà nước và nông dân, giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp; sử dụng sức mạnh của nền kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nhỏ của nông dân, thợ thủ công; khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, củng cố lại các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và quan hệ hợp tác kinh tế với các nước tư bản phương Tây. Nội dung và giải pháp của NEP đã đánh dấu một bước phát triển mới về lý luận kinh tế xã hội chủ nghĩa. Theo NEP, kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ, việc duy trì và phát triển quan hệ hàng hóa - tiền tệ, sự quan tâm tới lợi ích kinh tế cá nhân trước hết là của nông dân, là những vấn đề có tính chất nguyên tắc trong việc xây dựng mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa. Chính sách kinh tế mới có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có nước ta. Những quan điểm kinh tế của Đảng ta, nhất là từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đến nay, đã thể hiện sự nhận thức và vận dụng quan điểm trong chính sách kinh tế mới của Lênin. Tất nhiên do thời gian và không gian xa cách nhau, trải qua những biến động khác nhau, nên nhận thức và vận dụng có thể có sự khác nhau, kể cả bước đi, nội dung và biện pháp cụ thể trong khi tiến hành ở nước ta. 9
- 1.1.2. Các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về thành phần kinh tế tư nhân * Trước năm 1986 Cuối những năm 1970, trước tình hình khủng hoảng kinh tế - xã hội của đất nước, hội nghị lần thứ 6 của BCH Trung ương Khóa IV (tháng 9/1979) chủ trương “làm cho sản xuất bung ra” và sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế, Hội nghị khẳng định sự cần thiết kết hợp kế hoạch với thị trường, kết hợp thị trường có kế hoạch với thị trường tự do...Tiếp đến Ban Bí thư ra chỉ thị 100 về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp, Chính phủ ra Nghị định 25/CP, 26/CP xác định việc sử dụng các quan hệ thị trường,...Chính trên cơ sở những quyết sách đúng đắn đó, mà nhiều địa phương đã có những tìm tòi sáng tạo về phát triển kinh tế hộ tiểu chủ công nghiệp, sửa đổi giá, lương, tiền. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (1982) khẳng định chủ trương đó và thừa nhận ở miền nam vẫn còn năm thành phần kinh tế. Tuy vậy đến năm 1986, KTTN vẫn được coi là tồn tại tạm thời và giữ vai trò thứ yếu, bổ trợ cho kinh tế quốc doanh. * Từ năm 1986 đến nay. Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) - thời điểm được đánh dấu là cột mốc quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước, trước hết là đổi mới kinh tế. Thông qua các chính sách kinh tế mới của Đảng và nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân được hồi sinh và phát triển trong một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Các Đại hội của Đảng sau đó đã khẳng định lại đường lối khởi xướng tại Đại hội VI và đưa ra các định hướng lớn trong chính sách phát triển kinh tế Việt Nam. Theo đó sự phát triển kinh tế tư nhân được khẳng định như sau: Kinh tế cá thể tiểu chủ ở cả nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài. Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển; khuyến khích các hình thức tổ 10
- chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn. Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài. Đảng ta đã cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân trong các ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng mà pháp luật không cấm, đã có tác dụng khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa việc phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân được phát huy đầy đủ tiềm năng thế mạnh, tạo sức bật lớn cho nền kinh tế. Đây được coi là bước đột phá mới về nhận thức phát triển kinh tế tư nhân. Đường lối đổi mới cơ bản đó của Đảng đã được thể chế hóa trong các văn bản pháp lý. Trước hết là Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có 15 điều quy định về chế độ kinh tế, theo đó nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp năm 1992 còn quy định kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, được thành lập không bị hạn chế về quy mô, hoạt động trong nhiều ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh. Tháng 1/1991, chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã ký sắc lệnh ban hành luật doanh nghiệp tư nhân và luật công ty, tiếp theo là các nghị định của hội đồng bộ trưởng ban hành cụ thể hóa các điều luật của luật doanh nghiệp tư nhân và luật công ty cho phép công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty. Ngoài ra đối với các cá nhân, nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định theo quy định đối với các doanh nghiệp, công ty tư nhân thì được thành lập hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tiểu chủ hoặc nhóm hộ kinh doanh được đăng ký theo nghị định số 66/HĐBT ban hành tháng 2 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). 11
- Trở lại giai đoạn lịch sử về phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta để thấy rằng quan điểm của Đảng ta đối với thành phần kinh tế này đã dần có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, nghĩa là, có tư duy đúng, có quan điểm đổi mới đối với thành phần kinh tế tư nhân, tạo nhiều thuận lợi để khuyến khích thành phần kinh tế này phát triển đúng định hướng. Mặt mạnh của khu vực kinh tế tư nhân là có động lực cá nhân mạnh mẽ, nó sẽ giúp hoạt động kinh doanh diễn ra năng động, nhanh chóng đổi mới, hệ thống điều hành và quan lý gọn nhẹ, có hiệu quả và chi phí thấp. Lợi ích cá nhân là một động lực mạnh mẽ của con người, tồn tại lâu dài. Việc sử dụng động lực đó phục vụ cho lợi ích chung của xã hội là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Do vậy, trong nội dung này, có 02 vấn đề cần thiết phải làm rõ: Thứ nhất, kinh tế tư nhân và vấn đề bóc lột giá trị thặng dư. Xuất phát từ quan niệm cho rằng kinh tế tư nhân gắn liền với bóc lột, quy mô kinh tế nhỏ thì bóc lột ít, quy mô kinh tế lớn thì bóc lột nhiều nên một thời kinh tế tư nhân không được khuyến khích phát triển, là đối tượng cải tạo xã hội chủ nghĩa để từng bước thu hẹp và xóa bỏ khu vực kinh tế này. Cùng với quá trình đổi mới các chính sách đối với kinh tế tư nhân đã thay đổi khá căn bản: Kinh tế hộ gia đình và kinh tế cá thể được khuyến khích phát triển; kinh tế tư bản tư nhân mặc dù đã tuyên bố được phát triển bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, song trong nhận thức lý luận của các cấp hoạch định chính sách trên thực tế còn nhiều quan điểm chưa nhất quán. Ít nhất có 4 quan điểm khác nhau về vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế và thái độ ứng xử với kinh tế tư nhân như sau: Một là, coi kinh tế tư nhân gắn liền với bóc lột, vì vậy phải cải tạo, thu hẹp và từng bước xóa bỏ. Đây là quan điểm đã từng chiếm địa vị thống trị trong nhiều năm trước đây. Hai là, coi kinh tế cá thể và tiểu chủ là không có bóc lột 12
- nên có thể khuyến khích phát triển, còn kinh tế tư bản tư nhân là có bóc lột nên có thể tạm thời chấp nhận trong một giai đoạn nào đó, song về lâu dài phải giới hạn sự phát triển. Ba là, coi kinh tế tư nhân là bộ phận cần thiết có vai trò và vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế và có mối liên kết bổ sung hài hòa với kinh tế nhà nước trong quá trình phát triển lâu dài của nền kinh tế. Bốn là, coi kinh tế tư nhân là bộ phận chính, là động lực chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, quyết định rất lớn đến hiệu quả cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế, trong khi đó kinh tế nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, chỉ làm những gì mà kinh tế tư nhân không muốn làm hoặc làm không hiệu quả. Điểm mấu chốt quyết định thái độ ứng xử với khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là kinh tế tư bản tư nhân là quan điểm về bóc lột và bản chất của hiện tượng này trong nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội và cách thức của nhà nước xã hội chủ nghĩa xử lý hiện tượng bóc lột này. Bản chất của tình trạng bóc lột trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác phân tích trên cơ sở vận dụng tư tưởng cơ bản về học thuyết giá trị thặng dư. Sự bóc lột diễn ra khi giá trị của lao động mới sáng tạo ra vượt quá giá cả sức lao động và người chủ thuê mướn lao động chiếm đoạt phần thặng dư đó làm sở hữu của mình. Với sự lý giải này về sự bóc lột thì không phải cứ có thuê mướn lao động là có bóc lột và cũng không phải cứ thuê nhiều nhân công là có mức bóc lột cao. Bởi vì với một năng suất lao động trong một nền kinh tế kém phát triển thì phần giá trị thặng dư mà người lao động mới sáng tạo ra rất thấp và do đó phần giá trị thặng dư mà người chủ thuê mướn lao động thu được cũng rất thấp mặc dù số người làm công có thể rất đông. Đó là chưa kể đến các yếu tố khách quan khác ảnh hưởng đến sự lỗ, lãi trong kinh doanh như ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên (đối với sản xuất nông, ngư nghiệp), của cung cầu và giá cả trong từng thời điểm cụ thể, của 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 27 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn