intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Mô hình cánh đồng mẫu lớn ở nước ta hiện nay

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

50
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng quá trình triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn ở An Giang và Thái Bình, khái quát những đặc điểm chủ yếu của mô hình trong đó coi mối liên kết bốn nhà (nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà nông, nhà khoa học) bền vững là chìa khóa thành công, khái quát những khó khăn và điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Mô hình cánh đồng mẫu lớn ở nước ta hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHẠM THỊ THỦY MÔ HÌNH "CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN" Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số : 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐỖ THẾ TÙNG Hà Nội – 2014 1
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của GS, TS. Đỗ Thế Tùng. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng với bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Phạm Thị Thủy 2
  3. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 AGPPS Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang 2 BVTV Bảo vệ thực vật 3 CĐML Cánh đồng mẫu lớn 4 CP Cổ phần 5 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 6 ĐX Đông Xuân 7 FF Famers Friend 8 GAP Vietnamese Good Agricultural Practices (Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) 9 HT Hè Thu 10 KHCN Khoa học công nghệ 11 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 12 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 13 UBND Ủy ban nhân dân 3
  4. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Số hiệu Tên bảng Trang 1 2.1 Diện tích cánh đồng mẫu lớn vụ Đông 29 Xuân 2010 – 2011 ở An Giang 2 2.2 Diện tích cánh đồng mẫu lớn vụ Hè Thu 32 2011 ở An Giang 3 2.3 Diện tích cánh đồng mẫu lớn vụ Thu 75 Đông 2011 ở An Giang 4 2.4 Diện tích cánh đồng mẫu lớn vụ Đông Xuân 2011 -2012 ở An Giang 5 2.5 Diện tích cánh đồng mẫu lớn vụ Hè Thu 76 2012 ở An Giang 6 2.6 Diện tích cánh đồng mẫu lớn vụ Đông 76 Xuân 2012 – 2013 ở An Giang 7 2.7 Số hộ và diện tích tham gia CĐML do 76 AGPPS tổ chức 8 2.8 Hiệu quả kinh tế của nông dân trong mô 77 hình cánh đồng mẫu lớn ở An Giang 9 2.9 Kết quả đạt được trên cánh đồng mẫu 78 lớn ở Vũ Hòa 10 2.10 Kết quả đầu tư kinh tế cho dự án “Cánh 79 đồng mẫu lớn” ở Vũ Hòa – Kiến Xương – Thái Bình 4
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1: KINH TẾ NÔNG HỘ VÀ “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” – MỘT MÔ HÌNH THÍCH HỢP ĐỂ CHUYỂN KINH TẾ NÔNG HỘ LÊN SẢN XUẤT HÀNG HÓA LỚN....................................................................... 8 1.1. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA KINH TẾ NÔNG HỘ8 1.1.1. Định nghĩa kinh tế hộ........................................................................ 8 1.1.2. Những ưu điểm của kinh tế hộ ....................................................... 10 1.1.3.Những nhược điểm của kinh tế hộ trong kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta ....... 14 1.2 YÊU CẦU TẤT YẾU CHUYỂN KINH TẾ NÔNG HỘ LÊN SẢN XUẤT LỚN.................................................................................................. 15 1.2.1 Hình thức hợp tác xã ....................................................................... 16 1.2.2. Mô hình kinh tế trang trại .............................................................. 18 1.2.3 Tính ưu việt của mô hình cánh đồng mẫu lớn ................................ 20 Chương 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Ở VIỆT NAM ........................................................................................ 25 2.1 CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN ................................... 25 2.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” Ở AN GIANG .................................................................................................. 29 2.3 MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” ĐƯỢC THÍ ĐIỂM TẠI THÁI BÌNH ............................................................................................................ 35 2.3.1 Một số nét khái quát về chủ trương thí điểm cánh đồng mẫu lớn tại Thái Bình .................................................................................................. 35 2.3.2 Những thành tựu và hạn chế của cánh đồng mẫu lớn thí điểm ở Nguyên Xá và Vũ Hòa ............................................................................. 38 5
  6. Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN”........................................................................................ 47 3.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI NHÂN RỘNG MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” ............................................................ 47 3.1.1 Những thuận lợi .............................................................................. 47 3.1.2 Những khó khăn khi nhân rộng cánh đồng mẫu lớn ....................... 48 3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN”.................................................................................................. 50 3.2.1 Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi các công ty chế biến và tiêu thụ nông sản để họ tích cực và trực tiếp chủ trì việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn ............................................................................................ 50 3.2.2 Có chính sách phù hợp giải quyết việc làm cho lao động dôi dư của các hộ........................................................................................................ 55 3.2.3 Có chính sách thu hút nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nông nghiệp, đào tạo cán bộ kỹ thuật từ nhân lực của hộ ................................. 58 3.2.4 Các cánh đồng mẫu lớn cần tăng cường mối liên kết với các nhà khoa học để có những loại giống lúa tốt cho sản xuất ............................. 60 3.2.5 Tổ chức cánh đồng mẫu phù hợp với khả năng tiêu thụ, lựa chọn hợp tác xã liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo khi chưa có sự liên kết với công ty lớn ......................................................................................... 64 3.2.6 Có cơ chế phân phối lợi ích hài hòa, tăng thu nhập cho người nông dân và công nhân ...................................................................................... 65 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 71 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 75 6
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế nông hộ ở nước ta từ khi thực hiện khoán 10 có nhiều ưu điểm, nhưng những năm qua đã bộc lộ nhiều nhược điểm của sản xuất nhỏ, manh mún, đòi hỏi phải chuyển lên những hình thức sản xuất hàng hóa lớn. Xu hướng chung là kinh tế nông hộ sẽ liên kết với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, hoặc gia nhập hợp tác xã, hay chuyển thành trang trại… Nhưng trong điều kiện nước ta hiện nay các hình thức liên kết (3 nhà, 4 nhà) trong đó có hình thức xây dựng cánh đồng mẫu lớn là thích hợp hơn cả. “Cánh đồng mẫu lớn” là một trong những hướng đi phù hợp với quá trính chuyển kinh tế nông hộ lên sản xuất hàng hóa lớn nhằm giải quyết tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất, xây dựng thành những vùng sản xuất chuyên canh đáp ứng nhu cầu thị trường gắn với điều kiện sinh thái, tập quán canh tác của từng vùng. Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” tỏ rõ tính ưu việt của nông nghiệp hàng hóa lớn, một mặt tạo cơ hội khai thác thế mạnh của từng vùng, tạo quy mô sản xuất lớn, nâng cao năng suất và ý thức kỷ luật của nông dân, mặt khác giúp họ tăng thu nhập, cải thiện đời sống ngay trên mảnh ruộng của chính mình. Việc tập trung ruộng đất thành cánh đồng mẫu lớn tạo điều kiện cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, hình thành vùng hàng hóa xuất khẩu lớn, đảm bảo chất lượng và nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Song có nơi xây dựng thành công, có nơi chưa. Vì vậy, cần tìm hiểu thực tiễn để làm rõ mô hình “cánh đồng mẫu lớn” như thế nào mới có hiệu quả. Do đó, “ Mô hình cánh đồng mẫu lớn ở nước ta hiện nay” được chọn làm đề tài luận văn này. 2. Tình hình nghiên cứu “Cánh đồng mẫu lớn” là hình thức tổ chức sản xuất trên cơ sở liên kết bốn nhà, là hướng đi phù hợp với quá trình chuyển nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lên sản xuất hàng hóa lớn. Từ khi có chủ trương đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát 1
  8. triển nông thôn đã tiến hành xây dựng và phát triển mô hình này không chỉ ở các tỉnh Nam Bộ mà còn làm thí điểm ở một số tỉnh Bắc Bộ. Cho đến nay, có rất ít công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận cho phát triển “cánh đồng mẫu lớn” ở Việt Nam. Quyết định số 80/2002/QsĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 và Chỉ thị số 24/2003/CT-TTg về xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến, tiêu thụ. Coi việc xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” là một giải pháp quan trọng lâu dài góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được nêu trong Nghị quyết số 21/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trương mở rộng phong trào xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” trên cả nước, không chỉ trên cây lúa mà cả các cây trồng khác, từ đó hình thành một số chính sách nhằm khuyến khích sự phát triển của mô hình này. Tác giả Tăng Minh Lộc – Cục trưởng cục kinh tế hợp tác và phát triển nông nghiệp (2012) với đề tài: “Phát triển cánh đồng mẫu lớn trong xây dựng nông thôn mới” đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và sự ra đời cánh đồng mẫu lớn trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Quan điểm và giải pháp bước đầu để phát triển cánh đồng mẫu lớn. Bài báo nêu rõ, “Cánh đồng mẫu lớn” là hình thức tổ chức lại sản xuất trên cơ sở liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, tập hợp những nông dân nhỏ lẻ tạo điều kiện áp dụng những kỹ thuật mới và giải quyết đầu ra ổn định và có lợi cho nông dân. Mô hình cánh đồng mẫu lớn giải đáp được bài toán về mô hình liên kết “4 nhà” là: Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông, các bên tham gia mô hình có vị trí, vai trò khác nhau nhưng đều được hưởng lợi ích cao. Về vai trò của doanh nghiệp: doanh nghiệp ứng trước giống, thuốc bảo vệ thực vật và hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Khi thu hoạch lúa, doanh nghiệp cho phương tiện vận chuyển thóc đến nhà máy, đưa vào sấy đạt tiêu chuẩn, không 2
  9. tính chi phí. Nếu thời điểm thu hoạch giá lúa chưa tốt, doanh nghiệp cho nông dân đưa lúa vào kho tạm trữ trong một tháng, không tính phí, chỉ thu tiền vận chuyển ban đầu. Như vậy, doanh nghiệp là người đứng ra cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Đối với nông dân, tham gia mô hình tạo môi trường nâng cao nhanh trình độ sản xuất, người nông dân hợp lực với nhau cùng học tập để áp dụng một quy trình sản xuất. Nhà nước hỗ trợ các bên tham gia với một số chính sách khuyến khích các doanh nghiệp dầu tư vào sản xuất nông nghiệp; khuyến khích nhà khoa học nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến nông sản; đào tạo và nâng cao trình độ sản xuất, ý thức kỷ luật, kiến thức thị trường cùng với chính sách hỗ trợ phát triển các hợp tác xã… Trên “Tạp chí cộng sản” số 73 (1-2013) đã đăng bài của Lê Văn Tam “Cánh đồng mẫu lớn – hướng đi bền vững cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên vùng mía đường Lam Sơn”, tác giả đã khái quát quá trình hình thành và phát triển, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công ty cổ phần Lam Sơn (LASUCO) - doanh nghiệp sản xuất mía đường hàng đầu trong ngành mía đường Việt Nam. Doanh nghiệp là cầu nối đưa sản phẩm của nông dân ra thị trường, tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng của nông sản. Công ty đã học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu để tổ chức lại sản xuất cho nông dân theo hướng bền vững trên cơ sở liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp theo chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị, tập hợp nông dân nhỏ lẻ tạo điều kiện áp dụng kỹ thuật mới, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, giải quyết đầu ra ổn định có lợi cho sản xuất nông nghiệp và nâng cao lợi ích của nông dân, thành lập các xí nghiệp công - nông nghiệp - dịch vụ thương mại để cùng với người nông dân tổ chức sản xuất hàng hóa quy mô lớn tập trung. Từ những mảnh ruộng manh mún đã phá bờ san thửa để tạo thành “cánh đồng mẫu lớn”, làm thay đổi cách làm ăn của nông dân theo hướng công nghiệp , nông dân đươ ̣c hướng dẫn áp du ̣ng khoa ho ̣c – kỹ thuật và được đào tạo bà i bản. Bài viết 3
  10. tuy chưa đưa ra nhiề u giải pháp nhằ m nhân rộng “cánh đồ ng mẫu lớn” trồng cây mía, nhưng từ thực tiễn sản xuấ t và triể n khai mô hiǹ h trên vùng miá đường Lam Sơn, mô ̣t trong những giải pháp quan trọng nhất là các chính sách của Nhà nước về xây dựng thương hiê ̣u cho sản phẩ m , chính sách cho thuê quyền sử dụng đất , chính sách về thị trường nông nghiệp , thu hút các doanh nghiê ̣p tham gia đầ u tư vào nông sản. Qua bài viế t tác giả đã khái quát những thành công nhấ t đinh ̣ khi tham gia mô hin ̀ h “cánh đồ ng mẫu lớn” của nông dân mô ̣t số xã trồ ng miá trên điạ bàn tin ̉ h Thanh Hóa.. Bài “ Cánh đồng mẫu lớn – bước ngoặt mới” của tác giả Nguyễn Đình Bách – Thời báo kinh tế Sài Gòn 15/3/2012, đã phản ánh những tính chất ưu việt của mô hình này như một bước ngoặt mới cho nền nông nghiệp hàng hóa nước ta trong những năm tới. Báo Đồng Tháp số ra ngày 25/9/2013 đã đăng bài: “ Mô hình Cánh đồng mẫu lúa chất lượng cao góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp” đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình cánh đồng mẫu lớn ở một số địa phương, cho thấy lợi nhuận thu được từ mô hình này cao hơn so với sản xuất thông thường, góp phần phát triển kinh tế xã hội bằng chính nội lực của địa phương trong sản xuất nông nghiệp. VOV Báo điện tử ngày 24/2/2013 - Đài Tiếng nói Việt Nam có bài “ Hiệu quả từ cánh đồng mẫu lớn”. Khảo sát tại Long An, nông dân khẳng định mô hình này cho năng suất, chất lượng lúa cao hơn hẳn so với cánh đồng khác trong khi chi phí sản xuất lại thấp hơn. Báo Tiền phong ngày 6/11/2013 có bài “Nỗi lo tư duy tiểu nông sau cánh đồng mẫu lớn: Có bị bệnh thành tích?” Bài viết nêu lên thực trạng của một số mô hình cánh đồng mẫu lớn khi được Công ty bảo vệ thực vật An Giang triển khai tại miền Bắc, nguyên nhân gây ra thất bại của mô hình là do tính chất manh mún của ruộng đất, nông dân mang nặng tính bao cấp, nhiều tỉnh đang chạy theo phong trào, lấy thành tích mà chưa thực sự quan tâm lãnh đạo để tạo mối liên kết 4
  11. vững chắc trong mô hình. Bài viết còn nêu lên nỗi lo đầu ra cho nông sản, chưa có cơ chế để doanh nghiệp đầu vào và đầu ra gặp nhau. Mối liên kết 4 nhà chưa được phát huy hiệu quả. Về cơ sở thực tiễn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện một số đề án trên một số địa bàn. Tại Kiên Giang, đề án “ Ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật xây dựng cánh đồng mẫu lớn gắn với tiêu thụ sản phẩm” do ông Trần Đức Thiện – Giám đốc công ty TNHH MTV làm chủ nhiệm. Tháng 3/2011, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ phát động xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Tại An Giang, Bộ cũng đã tổ chức Hội nghị sơ kết xây dựng, phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa ở Nam Bộ (2012). Đề án “xây dựng thí điểm mô hình cánh đồng mẫu lớn” ở Thái Bình từ vụ xuân 2012. Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu trong tháng 8/2012 tổ chức khai giảng 4 lớn tập huấn xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Các công trình, đề án trên tiếp cận mô hình “cánh đồng mẫu lớn” dưới những góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn song chưa thấy công trình nào nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị về xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn với tư cách là mô hình ưu việt để đưa kinh tế nông hộ nước ta lên sản xuất lớn. Chính vì vậy nghiên cứu đề tài này sẽ có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích, đánh giá về mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” từ đó đề xuất giải pháp để xây dựng, nhân rộng mô hình này. 5
  12. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là: làm rõ yêu cầu chuyển kinh tế nông hộ lên sản xuất hàng hóa lớn trong đó có mô hình liên kết 3 nhà, 4 nhà mà mô hình cánh đồng mẫu lớn vừa hình thành ở một số nơi, rất thích hợp với điều kiện nông nghiệp Việt Nam hiện nay. Hai là: phân tích mô hình cánh đồng mẫu lớn, những điều kiện, đặc điểm, vai trò của mỗi chủ thể liên kết như: doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản; hộ nông dân; nhà khoa học; nhà nước. Ba là: đề xuất giải pháp để nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Lựa chọn mô hình cánh đồng mẫu lớn đã được xây dựng thành công ở An Giang và mô hình đang được thì nghiệm ở tỉnh Thái Bình để nghiên cứu và khái quát những đặc điểm chính của mô hình. 5. Đóng góp mới của luận văn Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn ở An Giang và Thái Bình, khái quát những đặc điểm chủ yếu của mô hình trong đó coi mối liên kết bốn nhà (nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà nông, nhà khoa học) bền vững là chìa khóa thành công, khái quát những khó khăn và điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai. Đề xuất những giải pháp khả thi để nhân rộng mô hình. 6. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế, đặc biệt coi trọng phương pháp khái quát lý luận từ tư liệu thực tiễn, phân tích tổng hợp và sử dụng số liệu thống kê. 7. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành ba chương, 7 tiết. 6
  13. Chương 1: Kinh tế nông hộ và “cánh đồng mẫu lớn” – một mô hình thích hợp để chuyển kinh tế nông hộ lên sản xuất hàng hóa lớn. Chương 2: Những đặc điểm chủ yếu của mô hình “CĐML” qua khảo sát một số mô hình “cánh đồng mẫu lớn” ở Việt Nam. Chương 3:Những giải pháp nhằm xây dựng và nhân rộng mô hình “cánh đồng mẫu lớn”. 7
  14. Chương 1 KINH TẾ NÔNG HỘ VÀ “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” – MỘT MÔ HÌNH THÍCH HỢP ĐỂ CHUYỂN KINH TẾ NÔNG HỘ LÊN SẢN XUẤT HÀNG HÓA LỚN 1.1 . NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA KINH TẾ NÔNG HỘ 1.1.1 Định nghĩa kinh tế hộ Có nhiều quan niệm về hộ. Raul Iturna, giáo sư trường đại học Tổng hợp Lisbon cho rằng: “ Hộ là một tập hợp những người cùng chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng”[37, tr114]. Về phương diện thống kê, Liên hợp quốc cho rằng: “ Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung ngân quỹ”[36, tr38]. Khi khảo sát “kinh tế hộ trong quá trình phát triển” Giáo sư T.G.Mc Gee, Giám đốc viện nghiên cứu Châu Á nhận xét: “ Ở các nước Châu Á hầu hết người ta quan niệm hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay không cùng chung huyết tộc ở chung trong một mái nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung ngân quỹ”[38]. Trên quan điểm kinh tế thị trường có thể định nghĩa khái quát về kinh tế nông hộ như sau: Kinh tế nông hộ là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào lao động trong gia đình kết hợp với tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu (hay quyền chiếm hữu) của hộ trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân hộ, chỉ có sản phẩm thừa ra mới đem bán. Đó là bản chất của kinh tế hộ, trong thực tiễn có những biểu hiện cụ thể khác biệt nên hiện nay ở nước ta có những loại hộ sau đây: Một là, những hộ nông dân không có vốn, không có nông cụ cần thiết và thường thiếu tri thức về nông học, quy mô kinh doanh quá nhỏ, sản lượng thu được không đủ nuôi sống gia đình, nên cho thuê hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được chia của mình rồi đi làm thuê, chỉ trồng ít rau trong vườn và nuôi 8
  15. gia cầm để tự tiêu dùng cải thiện đời sống của hộ. Chính điều này tạo điều kiện hình thành và phát triển thị trường lao động. Hai là, những hộ nông dân có gieo trồng một ít, thường phải canh tác ruộng đất của mình bằng cách thuê sức kéo. Những hộ này rất khó vay vốn, lao động chính của hộ thường đi làm thuê ngay tại chỗ hoặc đi tìm việc ở nơi khác, việc canh tác giao cho phụ nữ, người già và trẻ em, do đó thu nhập của hộ là rất ít, dễ bị suy sụp, chỉ cần bị thiên tai, mất mùa là rơi vào tình trạng phá sản. Đây là những hộ nửa nông dân, nửa công nhân, nhưng có thể gộp loại nông hộ này với loại nông hộ hoàn toàn không gieo trồng gì vào tầng lớp vô sản ở nông thôn. Ba là, các hộ nông dân bậc trung. Những hộ này có diện tích gieo trồng phù hợp với số lao động trong hộ. Ngoài canh tác trên phần diện tích được chia, hộ loại này thường thuê thêm hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thêm một diện tích nữa, do đó khi thời vụ khẩn cấp họ thường thuê thêm lao động. Một bộ phận hộ loại này còn mang nặng tính chất tự cung tự cấp, diện tích thương phẩm rất hẹp. Mục đích chính của hộ là tự lo đủ số lương thực, thực phẩm cần thiết cho gia đình mình, chỉ có sản phẩm dư thừa mới được đưa ra thị trường nên việc canh tác của họ rất bấp bênh. Sản xuất với mục đích tự cấp, tự túc nên sức mua của hộ thấp, chính điều này đã gây trở ngại cho sự phát triển của nông nghiệp và kinh tế thị trường. Một bộ phận khác của số hộ thuộc loại này đã chuyên môn hóa sản xuất, cả đầu vào và đầu ra đều thông qua thị trường, hoàn toàn là sản xuất hàng hóa. Cạnh tranh gay gắt thúc đẩy sự phân hóa các hộ nông dân bậc trung thành những người bị phá sản phải đi làm thuê và một số ít trở thành chủ trang trại kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, mua sức lạo động trên thị trường. Bốn là, những hộ chủ trang trại thuê được diện tích canh tác quy mô lớn, mục đích kinh doanh nhằm thu lợi nhuận, chủ yếu dựa vào việc sử dụng công nhân làm thuê. Trong nông nghiệp cũng có những lĩnh vực sản xuất nhỏ chiếm 9
  16. ưu thế, nhưng với những điều kiện như nhau thì doanh nghiệp lớn vẫn ưu việt hơn doanh nghiệp nhỏ. Chủ trang trại là lực lượng tiêu biểu cho kinh tế thì trường. Nhưng hiện nay ở nước ta phần lớn trang trại vẫn là gia trại quy mô nhỏ, số trang trại thực sự sản xuất hàng hóa lớn chưa nhiều. 1.1.2. Những ưu điểm của kinh tế hộ Kinh tế hô ̣ phù hơ ̣p với nề n nông nghiê ̣p la ̣c hâ ̣u , mang nă ̣ng tiń h chấ t tự cung, tự cấ p chủ yế u dự a vào lao đô ̣ng thủ công , phân tán , manh mún . Nghị quyết 10 về Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, trong đó xác định rõ vai trò của kinh tế hộ, coi hộ gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị kinh tế tự chủ được giao quyền sử dụng đất. Thực hiện tư tưởng đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần VI, ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 10 về “ Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” (thường gọi là khoán 10). Nghị quyết 10 chỉ rõ: “Giao khoán ruộng đất ổn định dài hạn cho nông dân từ 10 đến 15 năm; Hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến hộ xã viên; Xoá bỏ chế độ phân phối công điểm, xã viên chỉ có một nghĩa vụ nộp thuế; Hộ xã viên được quyền tự chủ về ruộng đất, hưởng trên 40% sản lượng khoán”. Như vậy với Nghị quyết này, lực lượng sản xuất được giải phóng mạnh hơn khỏi sự trói buộc của cơ chế cũ. Hộ nông dân đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ. So với giai đoạn thực hiện khoán 100, thì ở giai đoạn này vai trò tự chủ của hộ nông dân được khẳng định và xác lập trên thực tế. Hộ nông dân tự chủ không phải chỉ trong 3 khâu như giai đoạn trước mà trong toàn bộ quá trình sản xuất. Mức độ tự chủ cũng cao hơn, trên cả 3 phương diện: sở hữu, quản lý và phân phối. Do đó, động lực mới được phát huy trong thời gian dài. Ở nhiều địa phương, hộ nông dân đã bỏ công sức để khai phá diện tích đất hoang hoá đưa vào sản xuất, chủ động mua sắm máy móc, công cụ để sản xuất. Về số lượng, cho tới năm 1993, nông thôn nước ta có khoảng 11 triệu hộ nông dân được phân bố trong 7 vùng nông nghiệp. Bình quân mỗi xã có 1000 hộ và mỗi thôn ấp có khoảng 200 hộ [13]. Khác với các 10
  17. nông hộ thời kỳ tiền hợp tác, các hộ nông dân thời kỳ này có sự phong phú về loại hình, về cơ cấu ngành nghề. Sự phân hóa về sản xuất và mức thu nhập cũng bộc lộ rõ. Việc xác định vai trò kinh tế tự chủ của hộ nông dân và thực hiện vai trò đó trong thực tế đã dẫn đến kết quả: hộ nông dân là đợn vị kinh tế chủ yếu ở nông thôn thay thế cho vai trò độc tôn của các hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ trước đây. Vai trò, địa vị kinh tế chủ yếu thể hiện ở chỗ hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, cung cấp đại bộ phận nông phẩm cho xã hội. Về nông sản thực phẩm, kinh tế hộ đã cung cấp 95%-98% sản phẩm chăn nuôi và gần 100% rau quả. Về sản phẩm lương thực, kinh tế hộ đã tạo ra một khối lượng hàng hoá chiếm tỷ trọng khoảng trên dưới 90%, trong đó xuất khẩu là 1,5-2 triệu tấn/ năm [13]. Sau một thời gian “khoán 10” đi vào thực tiễn, có thể dễ dàng thấy rằng kinh tế nông nghiệp ở nước ta phát triển mạnh phần lớn là nhờ vào sự năng động của kinh tế hộ. Tác dụng của cơ chế Khoán 10 cùng với những thành tựu về thủy lợi, cải tạo giống, thâm canh tăng năng suất ở đồng bằng Bắc Bộ và mở rộng diện tích đất canh tác ở đồng bằng sông Cửu Long đã đưa nền nông nghiệp Việt Nam sang trang sử mới. Từ chỗ thiếu ăn triền miên, đến năm 1988 vẫn còn phải nhập khẩu hơn 450.000 tấn gạo, nhưng từ năm 1989, Việt Nam vừa bảo đảm nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ, vừa xuất khẩu gạo mỗi năm từ 1 đến 1,5 triệu tấn, tiến dần lên 4 đến 4,5 triệu tấn rồi trên 6 triệu tấn như hiện nay. Kinh tế nông hộ có những ưu điểm sau: Một là, toàn bộ kết quả sản xuất sau khi trừ khoản nộp thuế và những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, thuộc quyền định đoạt của hộ, được tự do mua bán trên thị trường nên thu nhập và mức sống của hộ tăng lên. Kể từ năm 1988, việc chuyển sang phát triển kinh tế hộ, lấy hộ làm đơn vị kinh tế cơ bản trong nông thôn thì thu nhập và mức sống của nông dân càng được nâng lên. Hạt lúa đã gắn với công sức và quyền lợi của người nông dân, đây là động lực quan 11
  18. trọng để người nông dân chăm lo đến nông nghiệp. Những hộ nông dân có nhiều đất đai, nhiều vốn đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, hoặc chuyển sang ngành nghề khác, tiến hành sản xuất hàng hoá. Những mặt tích cực và hiệu quả kinh tế của mô hình này đã được chứng minh trong thực tế. Sự xác lập và phát triển vai trò tự chủ của nông hộ đã có tác động to lớn tới sự phát triển của kinh tế nông nghiệp và nông thôn nước ta trong những năm đổi mới. Hai là, lợi ích kinh tế nói trên đã kích thích tinh thần tự giác, tự nguyện lao động tích cực của những người trong hộ và khơi dậy các tiềm năng của hộ. Hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, những thay đổi lớn về vị trí, vai trò của kinh tế hộ đã khơi dậy tiềm năng to lớn ẩn dấu trong từng hộ gia đình, từ chỗ không thiết tha đến ruộng đất, nông dân đã có ý thức chăm sóc, cải tạo và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn, kích thích những người trong hộ tự nguyện lao động. Khác với trong công nghiệp, đơn vị sản xuất cơ bản có tính phổ biến trong nông nghiệp là từng hộ nông dân chứ không phải là xí nghiệp quy mô lớn với đông đảo công nhân. Lao động cụ thể của từng hộ gia đình có điều kiện gắn bó mật thiết với đất đai, cây trồng và vật nuôi để kịp thời ứng phó với những thay đổi bất ngờ của ngoại cảnh và đòi hỏi của đối tượng lao động. Điều đó càng trở nên thuận lợi và có hiệu quả hơn nếu người lao động đồng thời cũng là người chủ đất đai, cây trồng, vật nuôi, người chủ trong tổ chức sản xuất và kinh doanh. Ở nước ta, kinh tế nông hộ đã trải qua nhiều bước thăng trầm mới được xác lập là một đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp và nông thôn. Những chủ trương và quyết sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới đã giải phóng hộ nông dân khỏi sự trói buộc của cơ chế cũ, để họ làm chủ quá trình sản xuất kinh doanh của mình, trực tiếp đối mặt với cơ chế thị trường… Điều này đã trở thành động lực để khơi dậy những tiềm năng trong mỗi hộ nông dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp làm cho bộ mặt nông thôn Việt Nam trong những năm đổi mới có nhiều khởi sắc. Kinh tế hộ là đơn vị kinh tế thích ứng với 12
  19. những biến động của nền kinh tế đang phát triển, tự khai thác nguồn lao động gia đình, linh hoạt trước sự thay đổi môi trường sản xuất, là hình thức tổ chức đem lại hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện sản xuất nông nghiệp thủ công. Là đơn vị kinh tế cơ bản của xã hội, hộ là chủ sở hữu hoặc chủ thể sử dụng đất đai và những tư liệu sản xuất chủ yếu khác; là đơn vị độc lập tham gia vào phân công lao động chung của toàn xã hội; hộ gia đình là hình thức tổ chức sản xuất thích nghi với các ngành sản xuất nông nghiệp. Hộ với tư cách là tế bào của xã hội, là cơ sở để hình thành những mối quan hệ xã hội trong cộng đồng, nơi giáo dục, gìn giữ, bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa truyền thống. Lao động gia đình của nông hộ được xác định là tất cả những người trong gia đình có khả năng lao động và sẵn sàng tham gia lao động sản xuất sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ để cung cấp cho gia đình và xã hội. Lao động gia đình của nông hộ gồm những người trong độ tuổi lao động và cả những người ngoài độ tuổi lao động có thể tham gia lao động khi cần thiết. Lao động của gia đình không loại trừ lao động đổi công, lao động thuê mướn hoặc đi làm thuê vào thời vụ lao động như thời điểm làm đất, thu hoạch... Xác định lao động gia đình của hộ nông dân cần chú ý đến trình độ lao động, tay nghề lao động, đặc biệt là lao động tiềm năng, tức những người đang học nghề, hoặc chưa đến tuổi lao động còn đi học... Ba là, kinh tế hộ có thể kết hợp với nghề thủ công gia đình để tận dụng thời gian nông nhàn, tăng thu nhập và phát triển hàng hóa. Trong điều kiện quy mô đất đai quá nhỏ, nhân khẩu tiếp tục tăng, khả năng tìm kiếm việc làm mới trong và ngoài nông nghiệp khó khăn, lại hoạt động theo mùa vụ nên có khoảng thời gian nông nhàn. Ban đầu người nông dân sử dụng thời gian nông nhàn của mình để làm ra các sản phẩm thủ công nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của chính bản thân họ. Sau đó, chúng được đem đi bán để kiếm thêm thu nhập. 13
  20. Chính những nghề phụ ấy đã phá vỡ các quan hệ kinh tế khép kín, thúc đấy phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hóa phát triển. 1.1.3.Những nhược điểm của kinh tế hộ trong kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Khi phát triển tới một trình độ nhất định, kinh tế nông hộ phát huy hết tiềm năng và ưu điểm của nó, bắt đầu bộc lộ những nhược điểm của sản xuất nhỏ, manh mún, lạc hậu. Nổi bật là: Thứ nhất, kinh tế hộ khó tiếp cận với các dịch vụ đầu vào của sản xuất. Là nước có diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người thuộc tốp thấp nhất thế giới, trung bình 0,3ha/người trong bối cảnh 70% dân số sống ở nông thôn, đa số làm nghề nông, nền nông nghiệp của nước ta nhỏ lẻ, manh mún. Việc đưa máy móc vào đồng ruộng rất khó khăn, việc tiếp cận các nguồn lực cần thiết cho trồng trọt và chăn nuôi như giống cây trồng vật nuôi, bảo hiểm nông nghiệp, vốn và kỹ thuật sản xuất của các nông hộ còn hạn chế. Trong kinh tế thị trường, việc tìm ra cây gì, con gì để sản xuất hàng hóa lớn đã khó, việc tiếp cận đầu vào cho sản xuất nông nghiệp càng khó khăn không kém, giá cả thị trường biến động thường bất lợi cho các hộ nông dân, giao thông khó khăn, vốn ít nên không thể mua giá thấp với khối lượng lớn (mua buôn), mua lẻ thì giá lại rất cao, thiếu những nhà cung cấp tin cậy và ổn định, và còn thiếu cả thông tin để có cơ hội lựa chọn phương án tối ưu. Thứ hai, kinh tế hộ thiếu thông tin về thị trường, thiếu phương tiện vận chuyển nông sản, khó tiêu thụ sản phẩm đầu ra, thường bị ép cấp, ép giá, được mùa mất giá được giá mất mùa. Phẩm chất nông sản của các hộ khác nhau, khó tập trung khối lượng lớn để xuất khẩu. Thứ ba, trình độ lành nghề của lao động nói chung là thấp, quy mô diện tích nhỏ, khó ứng dụng kỹ thuật tiên tiến nên năng suất lao động thấp, sức cạnh tranh kém nên chịu nhiều rủi ro. Các Mác từng nhận xét: được mùa lại là sự rủi ro với 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2