intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

29
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở tìm ra được những nguyên nhân căn bản làm giảm năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam để từ đó khuyến nghị một số giải pháp khắc phục những yếu kém ấy. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ***************** NGUYỄN MẠNH TUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60.31.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. MAI THỊ THANH XUÂN Hà Nội – 2009
  2. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 ch-¬ng 1: Nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn vµ kinh nghiÖm quèc tÕ vÒ c¹nh tranh vµ n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh s¶n phÈm 5 1.1. C¹nh tranh, n¨ng lùc c¹nh tranh vµ c¸c nh©n tè ¶nh h-ëng ®Õn 5 n¨ng lùc c¹nh tranh 1.1.1. Khái niệm c¹nh tranh, c¸c cÊp ®é c¹nh tranh vµ n¨ng lùc c¹nh tranh 5 1.1.2 C¸c nh©n tè ¶nh h-ëng ®Õn n¨ng lùc c¹nh tranh 11 1.2 Vai trò của viÖc n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh s¶n phÈm ®èi víi doanh nghiÖp 16 17 1.2.1. T¨ng doanh thu, thÞ phÇn vµ lîi nhuËn cho doanh nghiÖp 1.2.2. T¹o dùng th-¬ng hiÖu vµ n©ng cao vÞ thÕ cña doanh nghiÖp 17 1.3. Tiªu chÝ ®¸nh gi¸ n¨ng lùc c¹nh tranh cña s¶n phÈm 17 18 1.3.1. ThÞ tr-êng vµ thÞ phÇn 18 1.3.2. Chi phÝ s¶n xuÊt 19 1.3.3. Lîi nhuËn 19 1.3.4. Gi¸ trÞ kim ng¹ch xuÊt khÈu 19 1.4. Kinh nghiệm cña mét sè n-íc trong viÖc n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña ngµnh cµ phª 20 20 1.4.1. Kinh nghiệm cña Braxin 22 1.4.2. Kinh nghiệm cña Colombia 23 1.4.3. Bµi häc rót ra cho ViÖt Nam CHƢƠNG 2: Thùc tr¹ng n¨ng lùc c¹nh tranh cña cµ phª ViÖt Nam tõ n¨m 2000 ®Õn nay 24 87
  3. 2.1. Kh¸i qu¸t vÒ s¶n xuÊt vµ xuÊt khÈu cµ phª ë ViÖt Nam tõ n¨m 2000 ®Õn n¨m 2008 24 27 2.1.1. T×nh h×nh s¶n xuÊt 30 2.1.2. VÒ xuÊt khÈu 2.2. Ph©n tÝch thùc tr¹ng n¨ng lùc c¹nh tranh cña cµ phª ViÖt Nam 32 32 2.2.1. C¹nh tranh vÒ chÊt l-îng vµ chñng lo¹i 39 2.2.2. C¹nh tranh vÒ chi phÝ vµ gi¸ c¶ 42 2.2.3. C¹nh tranh thÞ tr-êng 2.3. Đánh giá chung vÒ n¨ng lùc c¹nh tranh cña cµ phª ViÖt Nam 43 2.3.1. Nh÷ng ®iÓm m¹nh 43 2.3.2. Nh÷ng h¹n chÕ vµ th¸ch thøc ®Æt ra cho ngµnh cµ phª ViÖt Nam 45 CHƢƠNG 3: Gi¶i ph¸p n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña cµ phª ViÖt Nam 55 3.1. Dù b¸o thÞ tr-êng cµ phª trong nh÷ng n¨m tíi 55 3.1.1. Bèi c¶nh míi t¸c ®éng ®Õn ho¹t ®éng s¶n xuÊt vµ xuÊt khÈu cµ phª 55 57 3.1.2. Dù b¸o thÞ tr-êng cµ phª thÕ giíi ®Õn n¨m 2015 3.2. Mét sè gi¶i ph¸p chñ yÕu n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña cµ phª ViÖt Nam 59 3.2.1. T¨ng c-êng ®Çu t- cho nghiªn cøu khoa häc, ®æi míi c«ng nghÖ 59 chÕ biÕn 3.2.2. Ph¸t triÓn vïng nguyªn liÖu tËp trung, chuyªn canh, c«ng nghÖ cao 65 3.2.3. §a d¹ng ho¸ c¸c chñng lo¹i s¶n phÈm cµ phª 67 3.2.4. X©y dùng th-¬ng hiÖu m¹nh cho cµ phª ViÖt Nam 69 3.2.5. N©ng cao hiÓu biÕt cña ng-êi d©n vÒ kinh tÕ thÞ tr-êng vµ héi nhËp 74 kinh tÕ quèc tÕ 3.2.6. N©ng cao vai trß cña HiÖp héi cµ phª ca cao ViÖt Nam( Vicofa) 75 KẾT LUẬN 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC 85 88
  4. Danh môc c¸c tõ viÕt t¾t ASEAN: (The Association Of South East Asian Nations): HiÖp héi c¸c quèc Gia §«ng Nam ¸. ICO : (The International Coffee Organization): Tæ chøc Cµ phª thÕ giíi. OECD : (The Organization for Economic Cooperation And Deverlopment): Tæ chøc hîp t¸c vµ ph¸t triÓn kinh tÕ. VICOFA: (The Vietnam Cocoa – Coffee Asociation): HiÖp héi Cµ phª Ca Cao ViÖt Nam Wto : (The world Trade Organization): Tæ chøc Th-¬ng m¹i ThÕ giíi. Wef: (The world Economic Forum): DiÔn ®µn Kinh tÕ ThÕ giíi. ISO: (The International Organization for Standardiration): HiÖp héi Tiªu chuÈn quèc tÕ. CECAFE: (The Council of Brazilian Green Coffee Exporters): Hội đồng Các Nhµ xuÊt khÈu cµ phª Braxin. FNC: (The Colombian Coffee Federation): Liªn ®oµn cµ phª quèc gia Colombia. GCI : (The Growth Competitiveness Index) n¨ng lùc c¹nh tranh t¨ng tr-ëng. WIPO : (The World Intellectual Property Organization): Tæ chøc së h÷u trÝ tuÖ thÕ giíi. 89
  5. Danh môc b¶ng biÓu B¶ng 2.1: Thèng kª s¶n l-îng cµ phª c¸c n-íc trªn thÕ giíi tõ 2002 - 2007 B¶ng 2.2: Sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam (2000 - 2008). B¶ng 2.3: Khèi l-îng nhËp khÈu cµ phª ViÖt Nam cña 10 n-íc hµng ®Çu trong c¸c vô cµ phª tõ 2000/01 ®Õn 2006/07 B¶ng 2.4: C¬ cÊu chi phÝ s¶n xuÊt trung b×nh cho 1 tÊn cµ phª. B¶ng 2.5: Diện tích và đơn giá xuất khẩu của cà phê Việt Nam từ 2000 - 2008 B¶ng 2.6: ThÞ phÇn cµ phª ViÖt Nam trªn thÕ giíi. 90
  6. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Quá trình toàn cầu hóa mang đến nhiều cơ hội phát triển cũng đặt ra không ít những thách thức cho nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp, trong đó có cả các doanh nghiệp kinh doanh cà phê Việt Nam. Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở thị trường nước ngoài mà ở ngay cả thị trường trong nước. Sau mấy chục năm phát triển ngành cà phê nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng tự hào. Từ một nước không có trên bản đồ cà phê thế giới, nay đã vươn lên đứng thứ hai trên thế giới, thậm chí năng suất thuộc hàng cao nhất thế giới. Nếu như những năm 80 của thế kỷ trước cả nước chỉ có khoảng hơn 22 ngàn ha cà phê, xuất khẩu hàng năm không quá 10.000 tấn thì đến hiện nay cả nước đã có trên 500 ngàn ha cà phê, với sản lượng hàng năm đạt khoảng 800 ngàn tấn và trở thành nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Trong lĩnh vực nông sản thì cà phê đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chỉ sau lúa gạo. Tuy nhiên, khi nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì những yếu kém của ngành cà phê Việt Nam ngày càng bộc lộ rõ ràng hơn. Dù là một nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, nhưng cà phê Việt Nam không những không chi phối được giá cả, mà ngược lại, tình trạng đó là do năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam quá yếu kém, chất lượng cà phê quá thấp, dẫn đến các nhà nhập khẩu có cớ ép giá. Vấn đề làm thế nào để nâng vị thế ngành cà phê Việt Nam lên ngang tầm trên thị trường quốc tế đang là câu hỏi đặt ra cho nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều giới. Để góp phần nhỏ bé và trả lời câu hỏi trên tôi chọn đề tài “Nâng 1
  7. cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu. Vấn đề cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là vấn đề nóng đối với mọi quốc gia và mọi doanh nghiệp. Đã có các cơ quan, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách đề cập đến vấn đề này, trong đó nổi bật là: - “Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010”– Bộ Thương mại, 2005. Đề án này đã tìm ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nói chung của Việt Nam giai đoạn 2006-2010. - “Tiêu thụ nông sản Việt Nam: thực trạng và những vấn đề đặt ra trong hội nhập kinh tế quốc tế”. Đề tài NCKH, ĐHQG Hà Nội Của Phan Huy Đường. Đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp cho tiêu thụ nông sản ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập. - “Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam” - NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội, 2006 Của Mai Thị Thanh Xuân, Ngô Đăng Thành .Đánh giá thực trạng công nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam, định hướng mục tiêu phát triển công nghiệp chế biến nông sản đến năm 2010 và đưa ra một số giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam. - “Một số nguyên nhân làm suy yếu năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam”, (2002), tạp chí phát triển kinh tế tháng 9/2002 Của Trần Ngọc Hưng . Đánh giá những nguyên nhân quan trọng nhất làm suy yếu năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam. - “Cà phê Việt Nam- những vấn đề cần cải thiện”(2006), Tạp chí thương mại số 32/2006 Của Hoàng Lan . (Tác giả đưa ra những phân tích sâu sắc nhất về thực trạng của cà phê Việt Nam và một số gợi ý về những giải pháp nên được áp dụng. 2
  8. - “Cà phê Việt đối mặt với thách thức mới”,(2008), Vneconomy số ngày 13/08/2008 Của Hồ Khánh Thiện. (Thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế đã có rất nhiều thay đổi và tác giả tập trung nghiên cứu và đưa ra những thách thức mới đối với cà phê Việt Nam. Và còn rất nhiều nghiên cứu của các cơ quan, các tác giả khác. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung mà chưa nghiên cứu chuyên sâu vào hoạt động xuất khẩu cà phê, nhất là trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Vì vậy, vấn đề làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê vẫn luôn cần phải được tiếp tục nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích - Trên cơ sở tìm ra được những nguyên nhân căn bản làm giảm năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam để từ đó khuyến nghị một số giải pháp khắc phục những yếu kém ấy. Nhiệm vụ - Xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm cà phê. - Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của cà phê xuất khẩu ở Việt Nam thời gian qua. - Tìm ra nguyên nhân của tình trạng năng lực cạnh tranh thấp kém của cà phê ở Việt Nam và tìm giải pháp khắc phục. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh sản phẩm. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Sản phẩm cà phê của Việt Nam. 3
  9. + Về thời giam: Từ năm 2000 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. - Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử đặc biệt là phương pháp của kinh tế chính trị. - Ngoài ra đề tài này cũng sử dụng thêm phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, dự báo và một số mô hình minh họa các số liệu về tình hình sản xuất, xuất khẩu cà phê thời gian qua. 6. Đóng góp của luận văn. - Đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh và các nhân tố tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững của cà phê Việt Nam. - Khuyến nghị các giải pháp thích hợp giúp ngành cà phê Việt Nam đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững trong quấ trình hội nhập kinh tế quốc tế. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được chia làm 3 chương : Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm. Chƣơng 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam từ năm 2000 đến nay. Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam. 4
  10. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM 1.1. Cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh, các cấp độ cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1.1. Cạnh tranh Cạnh tranh là khái niệm được dùng phổ biến trong các nghiên cứu gần đây, nhưng thế nào là cạnh tranh thì vẫn còn những cách hiểu khác nhau. Các học giả thuộc trường phái tư sản cổ điển cho rằng "Cạnh tranh là cuộc đấu tranh đối kháng giữa các nhà sản xuất hàng hoá nhằm giành điều kiện thuận lợi nhất về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nhằm thu lợi nhuận tối đa". Theo cách hiểu này thì cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa nhiều người sản xuất và kinh doanh trong nền kinh tế thị trường bị chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất. Theo từ điển Encarta thì, cạnh tranh là hành động ganh đua nhằm chiến thắng hoặc thực hiện một việc tốt hơn những người khác [34]. Theo cách hiểu này thì cạnh tranh đơn giản là hoạt động ganh đua của các cá nhân nhằm giành lợi thế hơn những cá nhân khác. Trong Đại từ điển tiếng Việt, "cạnh tranh được hiểu là việc tranh đua giữa những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình”và "năng lực cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại trên cùng một thị trường mục tiêu"[6]. Quan điểm này nói rõ hơn về cạnh tranh bình đẳng giữa những cá nhân hoặc tập thể có cùng điều kiện ganh đua nhằm giành phần lợi nhất về mình. 5
  11. Cũng đề cập đến “cạnh tranh”một số nhà khoa học Việt Nam cho rằng, cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hoá - dịch vụ (mua và bán) và đó là phương thức để giành lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế. Nói khác đi, mục đích trực tiếp của cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể kinh tế là giành lợi thế để hạ thấp giá các yếu tố “đầu vào”của chu trình sản xuất kinh doanh sao cho mức chi phí thấp nhất. Như vậy, trên quy mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và do đó nó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặt khác, đi cùng với tối đa hoá lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình tĩch luỹ và tập trung tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp. Như vậy, cạnh tranh cũng là môi trường phát triển mạnh mẽ cho các chủ thể kinh doanh thích nghi được với các điều kiện thị trường, đào thải các doanh nghiệp ít khả năng thích ứng với thị trường, dẫn đến quá trình tập trung hoá kinh tế trong từng ngành, vùng, quốc gia... Các khái niệm cạnh tranh kể trên đều đề cập đến nội dung chủ yếu của cạnh tranh ở các góc độ khác nhau song vẫn chưa thực sự đầy đủ, bởi vì có nhiều hình thức cạnh tranh không chỉ bằng giá. Ngoài ra, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì quan niệm và nhận thức về cạnh tranh là khác nhau và phạm vi cũng như cấp độ cũng khác nhau. Xét theo hướng tiếp cận của nội dung đề tài, chúng tôi trình bày khái niệm cạnh tranh như sau: Cạnh tranh là một quá trình tranh đấu mà trong đó, các chủ thể kinh tế chủ động ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp (kể cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn kinh doanh) để đạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như: hướng đến vị thế thống lĩnh thị trường, tạo dựng lòng trung thành của khách hàng, cũng như đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất, tối đa hóa lợi nhuận. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích: đối với người kinh doanh là lợi nhuận, còn đối với người tiêu thụ là tối đa hóa độ thỏa dụng, đối với các quốc 6
  12. gia là người dân được hưởng cuộc sống hạnh phúc, ấm no, an toàn, lâu dài và khỏe mạnh so với người dân của quốc gia khác. 1.1.1.2. Năng lực cạnh tranh Theo diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp (HLFIC) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), năng lực cạnh tranh là "khả năng của các doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia hoặc khu vực tạo ra thu nhập tương đối cao hơn và mức độ sử dụng lao động cao hơn, trong khi vẫn đối mặt với cạnh tranh quốc tế"{20}. Khái niệm này đã phản ánh đầy đủ nội hàm của năng lực cạnh tranh ở cả cấp độ doanh nghiệp, ngành và cấp độ quốc gia. Trong phạm trù quản trị chiến lược, năng lực cạnh tranh hay lợi thế cạnh tranh của một ngành được hiểu là khả năng của một ngành đạt được tỉ suất lợi nhuận cao hơn tỉ suất lợi nhuận bình quân của ngành. Khái niệm này chỉ rõ bản chất của lợi thế cạnh tranh là hướng tới mục tiêu lợi nhuận nhưng lại không giúp nhiều cho việc phân tích các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng của một ngành đạt được tỉ suất lợi nhuận cao hơn tỉ suất lợi nhuận bình quân của ngành. Có thể thấy, năng lực cạnh tranh là một trong những khái niệm khó có sự thống nhất vì nó được áp dụng với cả hai cấp độ: cấp vi mô bao gồm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các ngành kinh doanh và cấp vĩ mô bao gồm năng lực cạnh tranh của quốc gia và thậm chí là của một khu vực hoặc đôi lúc chúng ta lại thấy nó được sử dụng theo nghĩa hẹp như quan hệ giữa tỉ giá với xuất nhập khẩu. Đối với một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh doanh, năng lực cạnh tranh gắn với mục tiêu duy trì sự tồn tại và thu được lợi nhuận trên thị trường nội địa hoặc thị trường quốc tế trong khi đối với một quốc gia, năng lực cạnh tranh lại gắn với mục tiêu cải thiện mức sống và phúc lợi cho người dân. Hai cấp độ này không tách rời mà thực tế chúng bổ sung cho nhau. 7
  13. Năng lực cạnh tranh thường được sử dụng đồng nghĩa với sức cạnh tranh. Sức cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp . Một ngành được coi là có sức cạnh tranh và được đánh giá là có thể đứng vững cùng các nhà sản xuất khác, khi các sản phẩm thay thế hoặc các sản phẩm tương tự được đưa ra với mức giá thấp hơn các sản phẩm cùng loại; hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng và dịch vụ ngang bằng hay cao hơn. Nhìn chung, khi xác định sức cạnh tranh của một doanh nghiệp hay một ngành cần xem xét đến tiềm năng sản xuất kinh doanh một hàng hoá hay một dịch vụ ở mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không phải trợ cấp. Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra một khái niệm vừa phản ánh được cho cả doanh nghiệp, ngành và quốc gia là “Sức cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”[20]. Như vậy, có thể thấy các thuật ngữ năng lực cạnh tranh, sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và tính cạnh tranh đều có cùng nội hàm và có thể thay thế lẫn nhau. Từ khái niệm năng lực cạnh tranh có thể đưa ra khái niệm về năng lực cạnh tranh của ngành cà phê như sau: năng lực cạnh tranh của cà phê là khả năng cung ứng các sản phẩm hoặc dịch vụ với giá trị gia tăng cao hơn, hoặc khác biệt hóa so với đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường mục tiêu trên cơ sở tạo dựng và khai thác một cách hiệu quả các nguồn lực của ngành và thực hiện các tiên đoán tương lai về cơ hội thị trường. Để đạt được giá trị gia tăng cao hơn, một ngành, một doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có giá thành thấp hơn giá thành của các đối thủ cạnh tranh, hoặc có sự khác biệt sản phẩm trên một phương diện nào đó để có thể định giá bán của mình cao hơn so với giá của đối thủ cạnh tranh, hoặc là phải có được cả hai yếu tố này. Trong trường 8
  14. hợp thứ nhất, chúng ta nói doanh nghiệp đó có lợi thế cạnh tranh bằng chi phí thấp và có thể thực hiện các chiến lược hạ chi phí; còn trong trường hợp thứ hai, doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bằng sự khác biệt (về chất lượng, dịch vụ, giao hàng,...) để có thể sử dụng các chiến lược khác biệt hóa. Như vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh là kết quả của sự nỗ lực có chủ định của doanh nghiệp hoặc ngành kinh doanh nhằm tạo dựng và khai thác một cách hiệu quả và hiệu suất các nguồn lực mà doanh nghiệp sở hữu hoặc có khả năng tiếp cận. Doanh nghiệp kinh doanh có thể tạo dựng được năng lực cạnh tranh trên cơ sở tiếp cận và khai thác tốt các yếu tố môi trường kinh doanh thuận lợi của quốc gia khi phải đối mặt với cạnh tranh quốc tế. Cần lưu ý rằng, năng lực cạnh tranh cũng bao hàm cả các yếu tố tạo dựng nên nó như sự khác biệt hóa với đối thủ trên thị trường mục tiêu. Năng lực cạnh tranh không chỉ đánh giá dựa trên những nguồn lực hiện tại mà nó đánh giá dựa trên việc tiên đoán đúng về các cơ hội thị trường trong tương lai. 1.1.1.3. Các cấp độ cạnh tranh Tùy theo các tiêu chí khác nhau người ta phân chia năng lực cạnh tranh ra thành các cấp độ khác nhau. Dưới đây là các cách phân loại cạnh tranh phổ biến. (*). Cạnh tranh cấp độ quốc gia Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 1997, “Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là năng lực của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác”. Như vậy, năng lực cạnh tranh cấp quốc gia có thể được hiểu là việc xây dựng một môi trường cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo phân bổ có hiệu quả các nguồn lực, để đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững. Môi trường cạnh tranh kinh tế chung có ý nghĩa rất lớn đối với việc thúc đẩy quá trình đầu tư, tự điều chỉnh, lựa chọn của các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp theo các tín hiệu thị trường được thông tin đầy đủ. Mặt khác, 9
  15. môi trường cạnh tranh thuận lợi sẽ tạo khả năng cho chính phủ hoạch định chính sách phát triển, cải thiện đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế và hội nhập ngày càng có hiệu quả, đồng thời có ảnh hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Cạnh tranh cấp độ quốc gia thể hiện ở các khía cạnh về độ mở cửa nền kinh tế, vai trò của chính phủ, các yếu tố về tài chính, công nghệ, cơ sở hạ tầng, lao động, thể chế pháp luật và năng lực quản trị. Từ năm 2000, WEF điều chỉnh lại các nhóm tiêu chí, gộp thành ba nhóm lớn để đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia là: Sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ, tài chính, quốc tế hoá. Trong đó, trọng số của sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ đã tăng mạnh từ 1/9 lên 1/3. Năm 2004 hệ thống tiêu chí được điều chỉnh và duy trì đến năm 2005 và phân thành nhóm chỉ tiêu cạnh tranh doanh nghiệp và nhóm chỉ tiêu cạnh tranh tăng trưởng. (*). Cạnh tranh ngành. Là khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằng thị phần của sản phẩm, dịch vụ do ngành đó cung cấp cho thị trường. Cạnh tranh ngành thể hiện ở việc thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất đầu vào nhằm giảm thiểu chi phí và đạt lợi ích kinh tế cao, bền vững. (*). Cạnh tranh sản phẩm Năng lực cạnh tranh sản phẩm là khả năng đáp ứng, thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng, của nhà sản xuát về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, tốt hơn các sản phẩm khác cùng loại. Bất kỳ một sản phẩm nào đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng và được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì được coi là sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá được hình thành bởi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hai phạm trù khác nhau nhưng 10
  16. có quan hệ hữu cơ với nhau. Năng lực cạnh tranh của hàng hoá có được do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra; nhưng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ do năng lực cạnh tranh của hàng hoá mà có, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như đã đề cập (nguồn lực và năng lực bản thân doanh nghiệp). Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá có ảnh hưởng lớn và thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong phân tích có thể thông qua năng lực cạnh tranh của sản phẩm để đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bởi đây là các yếu tố dễ định lượng và nhận biết được. Tuy nhiên để phân tích sâu hơn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, xét về mặt dài hạn và các nhân tố bền vững thì phải phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. 1.1.2.1. Các yếu tố đầu vào. Yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của các ngành cụ thể là các nhân tố liên quan đến sản xuất cần thiết cho cạnh tranh trong một ngành nhất định. Các nhân tố này có thể chia thành: nhân tố vốn, nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu. - Yếu tố vốn: Là lượng tiền cần có của bất kỳ một doanh nghiệp hay một ngành nào để tạo dựng những yếu tố cơ bản ban đầu và duy trì hoạt động, phát triển mở rộng cho các ngành, các doanh nghiệp ấy. Tuỳ vào từng loại hình doanh nghiệp mà nguồn vốn lớn hay nhỏ. Vốn nhiều hay ít quyết định chất lượng trang thiết bị, nguyên liệu đầu vào, do đó quyết định chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Yếu tố vốn được đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng nhất có tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, mọi doanh nghiệp đều không thể phát triển mạnh nếu không huy động được lượng vốn đủ cho mục tiêu của mình. 11
  17. - Nguồn nhân lực: Là lực lượng lao động cần phải có của mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, gồm cả các nhà quản trị doanh nghiệp và người lao động, trong đó trình độ các nhà quản trị có tác động lớn đến toàn bộ các chỉ số khác nhau của quá trình sản xuất; từ năng suất lao động đến chiến lược kinh doanh, tổ chức lao động và tiêu thụ sản phẩm. Đây là nhân tố quan trọng thứ hai quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm. Chất lượng nguồn nhân lực ngày càng quan trọng, do đó, việc nâng cao trình độ lao động ở các doanh nghiệp cũng ngày càng được quan tâm hơn. Chất lượng nguồn nhân lực thường tạo ra những lợi thế ban đầu cho doanh nghiệp và cần phải được nâng cao thường xuyên. - Nguồn nguyên liệu: Là những vật liệu thô ban đầu làm đầu vào cho quá trình sản xuất của các doanh nghiệp. Chất lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào có tác động rất lớn đến chất lượng của sản phẩm đầu ra. Với những nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng tốt, ít tạp chất sẽ làm giảm thời gian và chi phí sơ chế cho doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra. - Công nghệ: Là những tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào quá trình sản xuất. Yếu tố công nghệ cũng ngày càng trở lên quan trọng trong cạnh tranh. Bất cứ một doanh nghiệp nào áp dụng được khoa học công nghệ cao vào sản xuất đều có lợi thế cạnh tranh rất lớn. Công nghệ giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã, giảm thời gian sản xuất, giảm chi phí...giành nhiều lợi nhuận. 1.1.2.2. Chiến lược kinh doanh Là cách thức hoạt động của mỗi doanh nghiệp trong việc đưa sản phẩm ra thị trường nhằm giành được thị phần cao nhất. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một chiến lược kinh doanh khác nhau dựa trên cơ sở phân tích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ khác(kể cả những doanh nghiệp trong cùng 12
  18. hệ thống ngành nghề), các chiến lược phân tích thị trường tập trung vào sản phẩm, dịch vụ, hoặc những mảng thị trường nhất định. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi bắt đầu hoạt động cũng phải có chiến lược kinh doanh của mình, và chiến lược kinh doanh có thể thay đổi trong quá trình hoạt động tuỳ vào tình hình của mỗi doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tới sự thành bại của một doanh nghiệp. Bởi lẽ, chiến lược kinh doanh là hướng đi của doanh nghiệp và khi đã đánh giá sai thị trường, đi sai hướng phát triển thì doanh nghiệp sẽ phải chịu rất nhiều rủi ro. 1.1.2.3. Chất lượng và giá cả hàng hoá Sản phẩm có chất lượng là những hàng hóa và dịch vụ đáng tin cậy, thực hiện tốt các chức năng đã được thiết kế. Sản phẩm chất lượng cao sẽ mang lại uy tín cho doanh nghiệp, do đó tạo ra khả năng cạnh tranh bền vững. Hơn thế nữa, sản phẩm có chất lượng cũng có tác động nâng cao hiệu suất chi phí, nhờ vậy giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm. Chất lượng sản phẩm cao hơn có nghĩa là công nhân sẽ không lãng phí thời gian làm ra các phế phẩm hay đưa ra những dịch vụ kém chất lượng, thời gian để sửa lỗi sẽ ít hơn. Điều này sẽ mang lại năng suất lao động cao hơn và giảm chi phí sản xuất. Nói tóm lại, chất lượng sản phẩm cao không những giúp doanh nghiệp bán sản phẩm với giá cao hơn mà còn giúp họ giảm chi phí sản xuất. Như vậy, chất lượng sản phẩm có tác động kép đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với nhiều ngành, chất lượng sản phẩm đang dần thay thế về mặt chi phí và việc nâng cao chất lượng đã trở thành yếu tố bắt buộc cho sự sống còn của doanh nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay đối với mặt hàng cà phê nói riêng thì việc nâng cao chất lượng là việc làm mang tính bắt buộc nếu muốn nâng cao hình ảnh của một nước sản xuất cà phê lớn nhất nhì thế giới, đồng thời đem lại nguồn lợi lớn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê, người trồng cà phê và cả nền kinh tế. 13
  19. Khi sản phẩm được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả thời gian, thiết kế, dịch vụ hậu mãi, chất lượng sản phẩm cũng được hiểu theo nghĩa rộng hơn bao hàm cả chất lượng của thiết kế, các quá trình, dịch vụ hậu mãi là những yếu tố quan trọng tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Giá cả hàng hoá cũng là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Và tiêu chí quan trọng nhất quyết định đến yếu tố giá cả đó là hiệu suất sử dụng chi phí đầu vào của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp là nơi biến đổi các đầu vào sản xuất thành đầu ra sản phẩm. Đầu vào bao gồm các yếu tố sản xuất cơ bản như lao động, vốn, đất đai, quản lý, bí quyết công nghệ,... Sản phẩm đầu ra bao gồm hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. Tính hiệu suất được đo lường bằng quan hệ giữa giá trị đầu ra (số lượng sản phẩm được sản xuất) và chi phí cần thiết (đầu vào). Hiệu suất càng cao thì chi phí sản xuất càng thấp. Chính vì vậy, tính hiệu suất giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh về mặt chi phí. Yếu tố quyết định đến hiệu suất của doanh nghiệp là năng suất, trong đó có năng suất lao động. Năng suất lao động được đo lường bằng giá trị tăng thêm tính trên mỗi đơn vị nguồn lực. Như vậy, doanh nghiệp nào có năng suất cao nhất chắc chắn sẽ có chi phí sản xuất thấp nhất. Nói cách khác, doanh nghiệp đó có lợi thế cạnh tranh về mặt chi phí. 1.1.2.4. Uy tín của doanh nghiệp Uy tín của doanh nghiệp là hình ảnh, là tên tuổi của một doanh nghiệp đã được khẳng định bằng chất lượng, bằng thời gian kiểm định thực tế. Tất cả các doanh nghiệp khi làm tốt chiến lược sản phẩm sẽ tạo ra được uy tín nhất định. Trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như hiện nay cũng như trong bất cứ hoàn cảnh nào của nền kinh tế thì uy tín của doanh nghiệp luôn là yếu tố sống còn đối với bất cứ doanh nghiệp nào.Uy tín của doanh nghiệp có được 14
  20. sau khi sản phẩm của doanh nghiệp đã ra thị trường, chính vì vậy uy tín của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng sản phẩm cũng như chiến lược quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp. Và khi đã làm tốt những yếu tố trên đây thì uy tín doanh nghiệp chính là thước đo sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào, nếu giữ được uy tín thì doanh nghiệp sẽ liên tục phát triển và ngược lại. Chính vì vậy, có thể nói rằng, tất cả những yếu tố trên đây là một chuỗi mắt xích quan trọng tạo nên sức mạnh nội tại cho mỗi sản phẩm. Uy tín sẽ tôn vinh giá trị của doanh nghiệp lên những tầm cao mới kéo theo các lợi ích kinh tế to lớn, do đó, khi một doanh nghiệp bị mất uy tín hay đơn thuần chỉ là những dấu hiệu làm méo mó hình ảnh, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề không thể đo đếm được. Chúng ta có những ví dụ hết sức điển hình như: Thị trường máy văn phòng trên thế giới đã chứng minh sự sụp đổ của thương hiệu Xerox Hoa Kỳ, khi tập đoàn này bị phanh phui ra trước công luận những hành động gian lận tài chính của mình. Từ một tập đoàn với thương hiệu nổi tiếng thế giới, là nơi đã phát minh ra các loại máy in, máy photocopy công nghệ cao, đã xây dựng nên thương hiệu Xerox nổi tiếng, đã bị đưa đến bên bờ vực phá sản. Ví dụ trên đây phần nào cho thấy uy tín có giá trị như thế nào đối với doanh nghiệp, và những hệ luỵ khôn lường khi doanh nghiệp bị sụt giảm hoặc đánh mất uy tín của mình. 1.1.2.5. Các đối thủ cạnh tranh Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp trong cùng một ngành, một quốc gia hoặc ở các quốc gia khác sản xuất các sản phẩm cùng loại, cùng bán ra thị trường. Các đối thủ cạnh tranh là một nhân tố quan trọng tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp. Trong chiến tranh ta có câu “biết mình biết người thì 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2